Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 224 trang )

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
Trờng đại học kinh tế quốc dân

đặng thị thúy hà

Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở việt nam
Chuyên ngành: kế toán (kế toán, kiểm toán và phân tích)

Mã số: 62 34 03 01

Ngời hớng dẫn khoa học:

GS. TS. đặng thị loan

Hà Nội - 2016


i
LỜI CAM ĐOAN VỀ SỰ TRÙNG LẮP
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này, này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. (Báo cáo kết quả kiểm tra trùng lắp từ Turnitin
đính kèm trang cuối của luận án).
Người hướng dẫn khoa học

GS.TS. Đặng Thị Loan

Nghiên cứu sinh

Đặng Thị Thúy Hà




ii
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận án cam đoan đây là một công trình nghiên cứu khoa học được
thực hiện độc lập và khách quan. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tác giả tự
thực hiện điều tra, tìm hiểu và phân tích một cách trung thực, phù hợp với đề tài
nghiên cứu và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác
Tác giả luận án

Đặng Thị Thúy Hà


iii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và hỗ trợ của các Thầy/Cô giáo
Viện Kế toán - Kiểm toán và Viện Đào tạo Sau đại học của Trường Đại học Kinh tế quốc
dân trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tác giả cũng đặc biệt gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc tới người hướng dẫn và
gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả cũng xin được gửi lời cám ơn đến bạn bè, đồng nghiệp, các cán bộ và lãnh
đạo các DN đã nhiệt tình trả lời các phiếu điều tra và cung cấp thông tin bổ ích giúp tác giả
hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án

Đặng Thị Thúy Hà



iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN VỀ SỰ TRÙNG LẮP ............................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... iii
MỤC LỤC............................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. vii
CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT .......................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ ......................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ............................................. 7
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu............................................................ 7
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài ................................... 7
1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước .................................. 14
1.1.3. Khoảng trống cho nghiên cứu của luận án ............................................. 20
1.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án ......................................................... 21
1.2.1. Tiếp cận vấn đề nghiên cứu ................................................................... 21
1.2.2. Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 21
1.2.3. Hệ thống dữ liệu ................................................................................... 22
1.2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu................................................................ 22
1.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ................................................ 25
Kết luận chương 1 ............................................................................................... 28
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
TẠI CÁC DN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS ..................................... 29
2.1. Khái quát về DN kinh doanh dịch vụ logistics ............................................ 29
2.1.1. Khái niệm về DN kinh doanh dịch vụ logistics...................................... 29
2.1.2. Đặc điểm của DN kinh doanh dịch vụ logistics ..................................... 33
2.1.3. Phân loại DN kinh doanh dịch vụ logistics ............................................ 35

2.2 Khái quát về HTTTKT tại các DN kinh doanh dịch vụ logistics ................ 37
2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của HTTTKT ................................................... 37
2.2.2. Vai trò và chức năng của HTTTKT tại các DN kinh doanh dịch vụ logistics .. 47


v
2.3. Các yếu tố cấu thành HTTTKT trong các DN kinh doanh dịch vụ logistics.. 49
2.3.1. Con người ............................................................................................. 50
2.3.2. Hệ thống chứng từ - Tài khoản - Sổ và Báo cáo kế toán ....................... 52
2.3.3. Các chu trình kế toán ............................................................................ 55
2.3.4. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ........................................................ 64
2.3.5. Kiểm soát nội bộ ................................................................................... 66
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến HTTTKT trong các DN kinh doanh dịch vụ
logistics ................................................................................................................. 70
2.4.1. Nhóm các nhân tố bên trong DN ........................................................... 71
2.4.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ..................................................... 73
Kết luận chương 2 ............................................................................................... 76
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM .... 77
3.1. Thực trạng chung của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics của
Việt Nam trong những năm gần đây .................................................................. 77
3.1.1. Thực trạng về hoạt động kinh doanh ..................................................... 79
3.1.2. Thực trạng về công tác tổ chức quản lý ................................................. 84
3.1.3. Thực trạng về tổ chức bộ máy kế toán ................................................... 86
3.2. Thực trạng HTTTKT trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics
ở Việt Nam ........................................................................................................... 88
3.2.1. Con người ............................................................................................. 89
3.2.2. Hệ thống chứng từ - tài khoản - sổ và báo cáo kế toán........................... 94
3.2.3. Các chu trình kế toán .......................................................................... 111
3.2.4. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ...................................................... 122

3.2.5. Kiểm soát nội bộ ................................................................................. 125
3.3. Đánh giá chung về thực trạng HTTTKT tại các DN kinh doanh dịch vụ
logistics ở Việt Nam ........................................................................................... 127
3.3.1. Những kết quả đạt được về HTTTKT tại các DN kinh doanh dịch vụ logistics.. 127
3.3.2. Những hạn chế về HTTTKT tại các DN kinh doanh dịch vụ logistics ở
Việt Nam ...................................................................................................... 132
3.3.3. Về nguyên nhân của các hạn chế ......................................................... 136
Kết luận chương 3 ............................................................................................. 138


vi
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HỆ
THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH
DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM ............................................. 139
4.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển các DN kinh doanh dịch vụ logistics
ở nước ta đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ....................................... 139
4.1.1. Mục tiêu phát triển các DN logistics ................................................... 139
4.1.2. Phương hướng phát triển DN logistics ................................................ 140
4.2. Quan điểm hoàn thiện HTTTKT trong các DN kinh doanh dịch vụ
logistics ở Việt Nam ........................................................................................... 141
4.3. Yêu cầu hoàn thiện HTTTKT trong các DN kinh doanh dịch vụ logistics ở
Việt Nam ............................................................................................................ 143
4.4. Phương hướng hoàn thiện HTTTKT trong các DN kinh doanh dịch vụ
logistics trong thời gian tới ................................................................................ 146
4.5. Các khuyến nghị về hoàn thiện HTTTKT trong các DN kinh doanh dịch
vụ logistics ở Việt Nam ...................................................................................... 147
4.5.1. Con người ........................................................................................... 147
4.5.2. Hoàn thiện hệ thống chứng từ - tài khoản - sổ và báo cáo kế toán ....... 150
4.5.3. Hoàn thiện các chu trình kế toán ......................................................... 155
4.5.4. Đẩy mạnh áp dụng phần mềm kế toán và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin 159

4.5.5. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................. 162
4.6. Điều kiện cần thiết để thực hiện các khuyến nghị hoàn thiện HTTTKT
trong các DN kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam ................................... 163
4.6.1. Về phía Nhà nước và các Bộ, ban ngành ............................................. 165
4.6.2. Về phía các DN logistics ..................................................................... 167
Kết luận chương 4 ............................................................................................. 171
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 172
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CÓ LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TRÙNG LẮP TỪ TURNITIN


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
BB
BCTC
BGD & ĐT
BHXH
BTC
CP
CP
CNTT
CT
DN
DV
ĐTĐL

ĐH KTQD
GTGT
HC
HĐKT
HH
HTK
HTTT
HTTTKT
KHCN
KD
NCKH
NCKT & PT
NCS
PKT

QH
TGNH
TNCN
TK
TS
VT

: Biên bản
: Báo cáo tài chính
: Bộ Giáo dục và Đào tạo
: Bảo hiểm xã hội
: Bộ Tài chính
: Cổ phần
: Chính phủ
: Công nghệ thông tin

: Công ty
: Doanh nghiệp
: Dịch vụ
: Đề tài độc lập
: Đại học Kinh tế quốc dân
: Giá trị gia tăng
: Hành chính
: Hợp đồng kinh tế
: Hàng hóa
: Hàng tồn kho
: Hệ thống thông tin
: Hệ thống thông tin kế toán
: Khoa học công nghệ
: Kinh doanh
: Nghiên cứu khoa học
: Nghiên cứu kinh tế và Phát triển
: Nghiên cứu sinh
: Phòng Kế toán
: Quyết định
: Quốc hội
: Tiền gửi ngân hàng
: Thu nhập cá nhân
: Tài khoản
: Tài sản
: Vật tư


viii
CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
1PL


: The First Party Logistics

: Logistics bên thứ nhất

2PL

: The Second Party Logistics

: Logistics bên thứ hai

3PL

: The Third Party Logistics

: Logistics bên thứ ba

4PL

: Fourth Party Logistics

: Logistics bên thứ tư

EU

: European Union

: Liên minh Châu Âu

FDI


: Foreign Direct Investment

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

: Gross Domestic Product

: Tổng sản phẩm quốc nội

GSO

: General Statistics Office

: Tổng cục thống kê

IMF

: International Monetary Fund

: Quỹ tiền tệ quốc tế

MIS

: Management Information Systems

: HTTT quản lý

L/C


: Letter of Credit

: Thư tín dụng

LPI

: Logistics Performance Index

: Chỉ số hoạt động logistics

LSP

: Logistics Service Provider

: Các nhà cung cấp dịch vụ logistics

R&D

: Research and Development

: Nghiên cứu và phát triển

USD

: United States Dollar

: Đô La Mỹ

VLA


: Viet Nam Logistics Business

: Hiệp hội doanh nghiệp logistics

Association

Việt Nam

WB

: World Bank

: Ngân hàng thế giới

WTO

: World Trade Organization

: Tổ chức thương mại thế giới


ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 1.1.
Bảng 1.2.

Tổng hợp tình hình mẫu điều tra các đối tượng ................................ 23

Cơ cấu quy mô của doanh nghiệp dựa trên số lượng nhân viên......... 24

Bảng 2.1.

Các hoạt động kiểm soát trong chu trình doanh thu .......................... 57

Bảng 2.2.

Các hoạt động kiểm soát trong chu trình chi phí ............................... 59

Bảng 2.3.

Các hoạt động kiểm soát trong chu trình nhân sự ............................. 61

Bảng 2.4.

Các hoạt động kiểm soát trong chu trình tài chính ............................ 64

Bảng 3.1.

Doanh thu của các DN vận tải, kho bãi ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 ....79

Bảng 3.2.

Số lượng DN, lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, kho bãi ở
Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 ...................................................... 80

Bảng 3.3.

Tài sản cố định, tài sản lưu động tại các DN hoạt động trong lĩnh vực

vận tải, kho bãi ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014 ........................... 81

Bảng 3.4.

Một số chỉ tiêu bình quân của các DN hoạt động trong lĩnh vực vận
tải, kho bãi ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 ................................. 83

Bảng 3.5.

Trình độ học vấn của cán bộ kế toán tại một số DN kinh doanh dịch
vụ logistics tính đến thời điểm 31/12/2014 ....................................... 90

Bảng 3.6.

Số lao động bình quân của các DN hoạt động trong lĩnh vực vận tải,
kho bãi ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014....................................... 92

Bảng 3.7.

Hệ thống lưu trữ hồ sơ chứng từ kế toán tại các DN logistics ........... 98

Bảng 3.8.

Các biểu tượng sử dụng trong lưu đồ/sơ đồ .................................... 112

Bảng 4.1.

Ý kiến của các DN về yêu cầu quan trọng đối với HTTTKT cần có
nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị DN ................................................ 145


Bảng 4.2.

Các khuyến nghị về hoàn thiện HTTTKT tại các DN kinh doanh dịch
vụ logistics ..................................................................................... 147

Bảng 4.3.

Ý kiến của các DN về điều kiện quan trọng để thực hiện các khuyến
nghị hoàn thiện HTTTKT từ phía các DN ...................................... 164

Bảng 4.4.

Ý kiến của các DN về điều kiện quan trọng để thực hiện các khuyến
nghị hoàn thiện HTTTKT từ phía các Bộ/ngành ............................. 164


x
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Cơ cấu loại hình doanh nghiệp ......................................................... 24
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu theo quy mô của DN kinh doanh dịch vụ logistics dựa trên số
lượng nhân viên ............................................................................... 83
Biểu đồ 3.2. Ý kiến của các DN về hình thức tổ chức bộ máy kế toán trong DN
kinh doanh dịch vụ logistics ............................................................. 87
Biểu đồ 3.3. Ý kiến DN về sự phù hợp giữa trình độ chuyên môn và công việc kế
toán được phân công trong DN kinh doanh dịch vụ logistics ............ 91
Biểu đồ 3.4. Ý kiến DN về mức độ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân
viên kế toán trong DN kinh doanh dịch vụ logistics ......................... 92
Biểu đồ 3.5. Ý kiến DN về hình thức ghi sổ kế toán trong các DN kinh doanh dịch
vụ logistics ..................................................................................... 106
Biểu đồ 3.6. Ý kiến DN về các sổ kế toán chi tiết được sử dụng trong các DN kinh

doanh dịch vụ logistics ................................................................... 107
Biểu đồ 3.7. Ý kiến DN về kỳ lập báo cáo tài chính trong các DN kinh doanh dịch
vụ logistics ..................................................................................... 109
Biểu đồ 3.8. Ý kiến DN về tình hình sử dụng hệ thống báo cáo quản trị ............. 111
Biểu đồ 3.9. Ý kiến của các DN về mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh
doanh tại các DN kinh doanh dịch vụ logistics ............................... 122
Biểu đồ 3.10. Ý kiến DN về mức độ hiểu biết về các phần mềm quản trị hoạt động
logistics trong DN kinh doanh dịch vụ logistics.............................. 123
Biểu đồ 3.11. Ý kiến DN về mức độ hài lòng đối với hệ thống máy tính trong DN
kinh doanh dịch vụ logistics ........................................................... 124
Biểu đồ 3.12. Ý kiến DN về mức độ hiểu biết về HTTTKT trong các DN kinh
doanh dịch vụ logistics ................................................................... 133
HÌNH
Hình 1.1.
Hình 2.1.

Quy trình nghiên cứu của luận án .................................................... 21
Đối tượng sử dụng thông tin kế toán ................................................ 43

Hình 2.2.
Hình 2.3.

Các giai đoạn của quá trình luân chuyển chứng từ ............................ 52
Mối quan hệ giữa các chu trình kế toán ............................................ 55


xi
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1.
Sơ đồ 3.2.

Sơ đồ 3.3.
Sơ đồ 3.4.
Sơ đồ 3.5.
Sơ đồ 3.6.
Sơ đồ 3.7.
Sơ đồ 3.8.
Sơ đồ 3.9.
Sơ đồ 4.1.
Sơ đồ 4.2.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty CP Logistics Vinalink 86
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán theo từng phần hành tại CTCP Vận tải
Biển Bắc .......................................................................................... 87
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP Logistics Vinalink ..... 88
Quy trình luân chuyển chứng từ tại Công ty CP Vinalines Logistics
Việt Nam.......................................................................................... 97
Quy trình xử lý nghiệp vụ thủ công (truyền thống) ......................... 113
Quy trình xử lý nghiệp vụ bằng máy .............................................. 113
Quá trình bán hàng với quy trình xử lý nghiệp vụ bằng máy tại Công
ty CP KLM Logistics ..................................................................... 115
Quy trình quản lý mua hàng tại Công ty CP vận tải Biển Bắc......... 117
Quy trình nhận hóa đơn/ ghi nhận công nợ phải trả tại Công ty CP
Logistics Vinalink .......................................................................... 118
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình hỗn hợp ..................... 149
Mô hình quản lý cơ sở dữ liệu tập trung ......................................... 160


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) kể từ năm 2007 đã đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình hội nhập vào
nền kinh tế thế giới của nước ta. Việc gia nhập và ký kết các thỏa thuận hợp tác song
phương cũng như đa phương giữa Việt Nam với nhiều quốc gia trên thế giới đã làm
cho hoạt động của các DN trong nền kinh tế ngày càng năng động, phát triển mạnh mẽ.
Để bắt kịp với các xu thế phát triển của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, một trong
những yêu cầu thiết yếu đặt ra cho các DN Việt Nam là phải hoàn thiện hệ thống kế
toán của DN để phù hợp hơn và hiệu quả hơn với tình hình thực tiễn.
HTTT có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mọi
tổ chức và DN trong nền kinh tế thị trường. Kể từ những năm 60 của thế kỷ 20, khi sự
cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt và quyết liệt thì hầu như tất cả các DN đều
ứng dụng CNTT và truyền thông để quản lý hiệu quả hoạt động của mình cũng như
giúp đưa ra các quyết định chính xác hơn và đạt được lợi thế cao hơn trong cạnh tranh.
HTTTKT, với tư cách là một thành phần thiết yếu và không thể thiếu của HTTT quản
lý trong DN và thông qua sự ứng dụng rộng rãi các thành tựu của CNTT và truyền
thông hiện đại, ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng cũng như góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN. Rõ ràng sự phát triển nhanh chóng của CNTT
và truyền thông đã tác động sâu sắc đến mọi ngành nghề và lĩnh vực trong nền kinh tế.
Dịch vụ logistics, nổi lên như là một lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới của thế kỷ 20,
cũng không nằm ngoài xu hướng ảnh hưởng đó.
Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của quá
trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của các ngành công
nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm
bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời
gian và chất lượng. Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng cắt giảm chi phí,
nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Tại Việt Nam, cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện vào nền
kinh tế thế giới, nhu cầu logistics vì thế cũng ngày càng gia tăng. Trong tương lai



2
không xa, dịch vụ logistics sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng của Việt
Nam, đóng góp tới 15% GDP cả nước [50]. Đặc biệt, trong 10 năm tới, khi kim
ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể đạt mức 200 tỉ USD/năm thì nhu cầu sử
dụng dịch vụ logistics lại càng lớn. Trong xu hướng đó, hơn một thập niên vừa qua,
các DN logistics xuất hiện ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu phân phối và lưu
thông hàng hóa ngày càng tăng ở trong nước và ngoài nước. Các DN cung cấp dịch
vụ logistics cũng đã lớn mạnh cả về lượng và chất. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ
còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà sử dụng dịch vụ trong và
ngoài nước, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO gần 10 năm nay. Cụ
thể, các DN logistics nước ngoài chỉ chiếm 1/10 tổng số các DN logistics nhưng
chiếm thị phần 80% so với các DN logistics trong nước [64]. Trên thực tế, có nhiều
nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của các DN hoạt động trong lĩnh vực này,
trong đó sự yếu kém về dòng thông tin, đặc biệt là HTTTKT tại chính các DN kinh
doanh dịch vụ logistics là một trong những rào cản cho sự phát triển trong hoạt
động kinh doanh của các DN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Vì vậy, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển thương mại, dịch vụ
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, HTTTKT tại các DN kinh doanh dịch vụ
logistics cần phải được tiếp tục hoàn thiện đồng bộ trên các yếu tố như con người,
hệ thống chứng từ - tài khoản - sổ kế toán, các chu trình kế toán, cơ sở hạ tầng
CNTT và cả hệ thống kiểm soát nội bộ… Một nghiên cứu cơ bản, đồng bộ về
HTTTKT tại các DN kinh doanh dịch vụ logistics từ đó đề xuất các khuyến nghị
nhằm hoàn thiện HTTTKT là rất cần thiết.
Vì vậy, đề tài “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các DN kinh
doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu có ý nghĩa to lớn cả
về lý luận và thực tiễn để thúc đẩy sự phát triển HTTTKT tại các DN kinh doanh
dịch vụ logistics trong điều kiện hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở đánh giá thực trạng HTTTKT, đề tài
hướng đến giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện HTTTKT
tại các DN kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam.


3
2.2. Mục tiêu cụ thể: Để thực hiện được mục tiêu tổng quát nêu trên, mục tiêu
cụ thể của đề tài nghiên cứu được đặt ra là:
i. Nghiên cứu tìm hiểu các đề tài trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu để tìm ra những khoảng trống còn bỏ ngỏ.
ii. Nghiên cứu cơ sở lý luận về HTTTKT tại các DN kinh doanh dịch vụ logistics.
iii. Phân tích các nhân tố nội sinh và ngoại sinh ảnh hưởng đến HTTTKT tại
các DN kinh doanh dịch vụ logistics
iv. Phân tích thực trạng, qua đó rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế
và nguyên nhân của HTTTKT tại các DN kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam
trong thời gian vừa qua.
v. Nghiên cứu đề xuất phương hướng và hệ thống các giải pháp/khuyến nghị
hoàn thiện HTTTKT tại các DN kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam đến năm
2020, định hướng đến năm 2030.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, luận
án cần nghiên cứu và giải đáp các câu hỏi sau:
i. DN kinh doanh dịch vụ logistics và những đặc điểm cơ bản của loại hình
DN này có ảnh hưởng như thế nào đến HTTTKT?
ii. Cơ sở lý luận về HTTTKT tại các DN KD dịch vụ logistics bao gồm những
nội dung gì?
iii. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến HTTTKT tại các DN KD dịch vụ logistics?
iv. Thực trạng HTTTKT trong các DN KD dịch vụ logistics hiện nay như thế nào?
v. Triển vọng, xu hướng phát triển của HTTTKT trong các DN KD dịch vụ
logistics trong thời gian tới?
vi. Cần những khuyến nghị gì để hoàn thiện HTTTKT tại các DN KD dịch vụ

logistics?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn về HTTTKT trong các DN kinh doanh dịch vụ logistics
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Tác giả luận án nghiên cứu HTTTKT tại các DN kinh
doanh dịch vụ logistics của Việt Nam mà không phải là các tập đoàn logistics đa


4
quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam. Và khi hoạt động thuê các dịch vụ bên ngoài
đã và đang được xem là một xu hướng hiện đại vì dựa trên sự phân công lao động
trong một xã hội tiên tiến, giúp đạt được hiệu quả cao nhất, thì việc các DN kinh
doanh dịch vụ logistics Việt Nam lựa chọn phát triển hoạt động kinh doanh theo
chiến lược 3PL là giải pháp tối ưu và phù hợp với thực tế phát triển để nâng cao khả
năng cạnh tranh và đưa DN lên tầm cao mới. Từ những phân tích đó mà luận án tập
trung vào nhóm các DN kinh doanh dịch vụ logistics 3PL. Ngoài ra, khái niệm
logistics mà tác giả lựa chọn tiếp cận khi nghiên cứu HTTTKT của các DN này là
theo nghĩa rộng, điều này có nghĩa logistics được xem là một chuỗi các hoạt động
có liên quan đến quá trình lập kế hoạch và quản lý dòng chảy của hàng hóa, dịch vụ
và thông tin liên quan giữa các điểm xuất phát và điểm sử dụng như kho bãi, vận
chuyển, hàng tồn kho, xử lý vật liệu, đóng gói, phân phối và bảo mật…
- Phạm vi về thời gian: Tác giả nghiên cứu thực trạng HTTTKT trong các DN
kinh doanh dịch vụ logistics chủ yếu tập trung từ năm 2010 đến năm 2015 và đề
xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện HTTTKT trong các DN kinh doanh dịch vụ
logistics đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Các nghiên cứu và kết quả công
bố được tiến hành từ năm 2013 đến 2015.

4. Đóng góp mới của luận án

Trên cơ sở kế thừa các nền tảng lý luận và thực tiễn của nhiều công trình khoa
học trước đó về HTTTKT, luận án có một số đóng góp mới như sau:
Thứ nhất, tác giả đã tiếp cận nghiên cứu HTTTKT theo các yếu tố cấu thành
nên hệ thống – một cách tiếp cận hoàn chỉnh và đồng bộ.
Thứ hai, luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống,
HTTT và HTTTKT từ khái niệm, vai trò, chức năng đến các yếu tố cấu thành.
Thứ ba, luận án đã khái quát những vấn đề cơ bản về DN kinh doanh dịch vụ
logistics như khái niệm, đặc điểm và sử dụng cách tiếp cận mới về DN kinh doanh
dịch vụ logistics trong mối quan hệ liên kết, hợp tác giữa các DN trong chuỗi cung
ứng dịch vụ.
Thứ tư, luận án đã nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến HTTTKT tại
các DN kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam trong hội nhập và phát triển để có
cách tiếp cận phù hợp


5
Thứ năm, luận án phân tích và đánh giá đầy đủ, toàn diện thực trạng HTTTKT
tại các DN kinh doanh dịch vụ logistics hiện nay dựa trên những dữ liệu đã được
công bố và kết quả khảo sát của tác giả.
Thứ sáu, luận án đề xuất các mục tiêu, quan điểm, các khuyến nghị hoàn thiện
HTTTKT tại các DN logistics ở Việt Nam. Các khuyến nghị được đề xuất dựa trên
nội dung hoàn thiện HTTTKT bao gồm: hoàn thiện yếu tố con người; hoàn thiện hệ
thống chứng từ - tài khoản - sổ và báo cáo kế toán; hoàn thiện các chu trình kế toán;
áp dụng phần mềm kế toán và cơ sở hạ tầng CNTT; hoàn thiện hệ thống kiểm soát
nội bộ....

5. Cấu trúc của luận án
Ngoài Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục sơ đồ, bảng biểu, Danh
mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án có cấu trúc gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

của luận án
Chương 2. Cơ sở lý luận về HTTTKT tại các DN kinh doanh dịch vụ logistics
Chương 3. Thực trạng HTTTKT tại các DN kinh doanh dịch vụ logistics ở
Việt Nam
Chương 4. Quan điểm và các khuyến nghị hoàn thiện HTTTKT tại các DN
kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam.


6
Tóm tắt Phần mở đầu
Phần mở đầu của luận án đề cập đến tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
“Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
logistics ở Việt Nam”. Theo tác giả, để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển
thương mại, dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ,
HTTTKT tại các DN kinh doanh dịch vụ logistics cần phải được tiếp tục hoàn thiện
đồng bộ trên các yếu tố. Vì vậy, đề tài nghiên cứu được lựa chọn có ý nghĩa to lớn
cả về lý luận và thực tiễn để thúc đẩy sự phát triển HTTTKT tại các DN kinh doanh
dịch vụ logistics trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Ngoài ra, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, đóng góp mới và cấu trúc của luận án cũng được tác giả trình bày trong
phần mở đầu.


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài

Bắt đầu những năm đầu của thập kỷ 50, phân công lao động và chuyên môn
hóa trong sản xuất ngày càng sâu sắc đã làm cho cạnh tranh trên thị trường trở nên
sôi động hơn. Sự phát triển nhanh chóng của CNTT và truyền thông đã ảnh hưởng
sâu sắc đến các ngành kinh tế. Các DN cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL),
được xem như một ngành kinh tế mới nổi và đầy hấp dẫn của nền kinh tế, cũng
không nằm ngoài xu hướng đó. Kế toán - với vai trò là một HTTT của DN, thông
qua việc sử dụng CNTT và truyền thông, đã không chỉ mở rộng phạm vi hoạt động
của mình mà còn thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, HTTTKT của
các DN nói chung và các DN 3PL nói riêng còn tồn tại rất nhiều bất cập, gây cản trở
đến sự phát triển chung của các DN. Trong bối cảnh đó, tác giả Su Yan (2008),
Trường Đại học Shlhezi, Trung Quốc, trong nghiên cứu “The Analyze on
Accounting Information System of Third - Party Logistics Enterprise” đã phân tích
sự lạm dụng hệ thống kế toán thông thường và sử dụng những ý tưởng tiến bộ về
CNTT, truyền thông và các lý thuyết hợp tác mới để thiết kế lại cấu trúc của
HTTTK cho các DN kinh doanh dịch vụ logistics 3PL và đồng thời, chỉ ra các ưu
điểm của hệ thống mới. Vì thế, hệ thống này chủ yếu phản ánh, ghi nhận các hoạt
động kinh doanh diễn ra tại DN cũng như là kết quả được tạo ra bởi những thay đổi
của các khoản nợ, tài sản và vốn chủ sở hữu của DN thông qua các chứng từ kế toán
[46]. Tuy nhiên, sự bùng nổ của CNTT, phạm vi ứng dụng CNTT của con người
ngày càng trở nên phổ biến đã biến thông tin trở thành một nguồn lực vô giá đối với
các hoạt động cũng như là quá trình ra quyết định của các DN, nhất là khi mà mức
độ cạnh tranh của thị trường dịch vụ logistics 3PL lại rất khốc liệt. Vì thế để đạt
được một vị trí vững chắc trên thị trường, các DN 3PL buộc phải ứng dụng CNTT
để thiết kế quy trình kinh doanh cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của DN.
Bên canh đó, theo lý thuyết “chuỗi giá trị” của Michael Porter thì các DN 3PL đóng


8
một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra các giá trị về mặt thời gian và không
gian cho toàn bộ chuỗi giá trị. Ngoài ra, bản chất của kế toán là bằng việc sử dụng

các phương tiện có giá trị để phản ánh hoạt động kinh tế của DN. Vì thế, để đáp ứng
nhu cầu thông tin kế toán, trong khuôn khổ của phạm vi nghiên cứu, tác giả thiết kế
lại cấu trúc của HTTTKT cho các DN 3PL theo khuynh hướng sửa đổi cho phù hợp
với mục đích xây dựng HTTTKT như là một hệ thống mở, theo định hướng ra quyết
định với một cơ chế kiểm soát nội bộ hiệu quả. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả
chưa thực sự mang tính khả thi, mới chỉ dừng lại ở các đề xuất mang tính khái quát,
chung chung mà chưa được tiến hành khảo sát thực tế cũng như chưa đưa ra được
các khuyến nghị mang giá trị thực tiễn.
Trong nền kinh tế ngày nay, các DN phải dựa vào nhiều nguồn thông tin khác
nhau để ra quyết định quản trị nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình sản
xuất kinh doanh của mình. Để ra quyết định quản lý trong mọi lĩnh lực hoạt động
sản xuất kinh doanh như: sản xuất, tiêu thụ, tài chính, đầu tư… lãnh đạo DN phải
thường xuyên nắm bắt những thông tin liên quan đến các lĩnh vực đó. Có nhiều
phương pháp thu thập thông tin khác nhau hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của
lãnh đạo. Trong đó, ra quyết định quản trị dựa trên nguồn thông tin từ hệ thống kế
toán thực sự mang lại hiệu quả và ngày càng thu hút sự quan tâm của lãnh đạo thuộc
nhiều cấp khác nhau. Với tầm quan trọng đó, trong nhiều thập kỷ qua, HTTTKT đã
được nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Tiêu biểu cho các
công trình nghiên cứu này có thể kể đến các công trình nghiên cứu về “Accounting
Information Systems: Transactions Processing and Control” của Jame L
Boockholdt (1990, 1991, 1993, 1996, 1999). Đây là những công trình được khá
nhiều học viên biết đến bởi lượng kiến thức khá toàn diện và đầy đủ về hệ thống và
HTTTKT từ khái niệm, mô hình xử lý đến các vấn đề khác của hệ thống như phân
tích, thiết kế, vận hành hệ thống và thậm chí là cả các vấn đề về CNTT sử dụng cho
hệ thống như phần cứng, phần mềm máy tính, các phương pháp xử lý và lưu trữ dữ
liệu, các phương pháp quản lý cơ sở dữ liệu... [38]. Bên cạnh đó, các nội dung về
kiểm soát, kiểm toán hệ thống và bảo mật dữ liệu; quy trình xử lý các giao dịch kế
toán có liên quan đến các ứng dụng về chu trình doanh thu, chu trình chi phí, chu
trình tài chính… cũng được trình bày khá cân bằng và hợp lý nhằm cung cấp cho



9
người học những kiến thức toàn diện và đầy đủ để có thể tự tin bắt đầu với công
việc kế toán.
Trong nhiều thập niên vừa qua, việc ứng dụng HTTTKT đã phát triển mạnh
mẽ và góp phần không nhỏ vào việc nâng cao sự tiến bộ của CNTT trên thế giới.
Với vị thế là một trong những quốc gia đi đầu trong việc ứng dụng những thành tựu
của khoa học và công nghệ, các ngân hàng ở Jordan đã đẩy nhanh tốc độ ứng dụng
các công nghệ hiện đại trong việc hỗ trợ quá trình xử lý dữ liệu và thông tin nhằm
thích ứng nhanh với những biến động thường xuyên trên thị trường tài chính - kinh
tế thế giới với mục đích cung cấp thông tin tài chính - kế toán của các ngân hàng
phù hợp với quá trình lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định. Vì thế, các tác giả
Lu’ay Mohammad Abdel - Rahman Wedyan, Adnan Turki Said Gharaibeh, Ahmad
Ibrahim Mohammad Abu - dawleh và Hatem S. Abu Hamatta, Jordan, đã thực hiện
nghiên cứu “The Affect of Applying Accounting Information System on the
Profitability of Commercial Banks in Jordan” (2012), với mục đích nhận dạng ảnh
hưởng của việc ứng dụng HTTTKT trong việc tăng lợi nhuận và giảm chi phí của
các ngân hàng ở Jordan. Nghiên cứu cho thấy hoạt động của các ngân hàng ở Jordan
phụ thuộc khá chặt chẽ vào hệ thống kế toán, bằng việc liên kết tất cả các dịch vụ
trong từng bộ phận riêng biệt và liên kết các phòng ban khác nhau trong cùng một
thời điểm, HTTTKT của các ngân hàng có thể thỏa mãn các yêu cầu của khách
hàng một cách nhanh nhất và với nỗ lực tối thiểu nhất. Theo đó, các ngân hàng có
thể cung cấp các thông tin một cách chính xác bằng cách hiển thị các tình hình tài
chính cho các khách hàng cũng như cung cấp quyền truy cập điện tử vào tài khoản
cá nhân cho khách hàng và thực hiện bất kỳ giao dịch gửi tiển, rút tiền hoặc chuyển
tiền nào thông qua việc sử dụng đầy đủ các kết nối giữa các hệ thống kế toán điện
tử. Điều này đã giúp các ngân hàng ở Jordan đạt được lợi thế cạnh trạnh trên thị
trường [41]. Tuy nghiên cứu chỉ được giới hạn ở phạm vi ở các ngân hàng ở
Jordan, nhưng từ những kết quả quan trọng được rút ra từ nghiên cứu, các tác giả
cũng đưa ra những khuyến nghị quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ nhân viên và

nâng cao nhận thức một cách đầy đủ về vai trò của các HTTTKT và từ đó, trên cơ
sở đặc trưng văn hóa riêng của từng ngân hàng để đẩy mạnh việc thực hiện các dịch
vụ ngân hàng nhằm giảm thời gian thực hiện và cuối cùng là giảm chi phí cho DN.


10
Ngày nay, các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán được kỳ vọng có thể giúp cho
các tổ chức xác định được các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động và cung
cấp sự đảm bảo cho HTTT. Với ấn phẩm cùng tên “Accounting Information
Systems”, các tác giả Ulric Gelinas và Richard Dull (2009) đã giúp cho người đọc
tích lũy một nền tảng kiến thức vững chắc trong quản lý rủi ro DN, đặc biệt là các
rủi ro thuộc về các quy trình kinh doanh và HTTT giữa chúng. Có thể nói, thông
qua sáu thành phần cơ bản: (1) HTTT, (2) Tổ chức và quản lý thông tin, (3) Quản lý
rủi ro trong DN, (4) Quy trình kinh doanh, (5) Báo cáo, (6) Yêu cầu của HTTTKT
[48], công trình nghiên cứu đã chuyển tải một cách cơ bản và cập nhật nhất về
những vấn đề hiện tại liên quan đến HTTTKT trong DN. Bên cạnh những chủ đề
truyền thống như kiểm soát nội bộ, các chu trình kế toán và phát triển hệ thống,
công trình nghiên cứu còn đề cập đến một số nội dung mới mà các công trình trước
đó chưa có như các vấn đề về đạo đức, sự ảnh hưởng của CNTT đối với hoạt động
kinh doanh quốc tế, vấn đề về không gian mạng… Dễ nhận thấy rằng, với cách viết
rõ ràng, các tác giả đã giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt ngay cả với những chủ
đề khó nhất, đồng thời, có thể khám phá các chủ đề nổi bật hiện nay có liên quan
đến HTTTKT như quá trình kinh doanh, CNTT, quản trị chiến lược, an ninh và
kiểm soát nội bộ…
Với mục đích phân tích tác động của các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
(IFRS), công trình nghiên cứu “The impact of law on Accounting Information
System: An Analysis of IFRS adoption in Italian Companies” của các tác giả Katia
Corsi và Daniela Mancini (2010) đã cơ bản phản ánh được mối quan hệ cũng như
ảnh hưởng của IFRS tới HTTTKT của các DN Ý. Các phân tích cho thấy tất cả
những biện pháp can thiệp của các nhà lập pháp đã tạo ra những ảnh hưởng khác

nhau vào hệ thống kiểm soát nội bộ và các thành phần của nó, bao gồm cả
HTTTKT. Cụ thể, các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế có tác động tương đối
lớn tới HTTTKT của các DN. Vì vậy, sau khi triển khai tích hợp IFRS vào
HTTTKT, các DN có thể đánh giá các hoạt động và tình hình tài chính của họ một
cách chính xác hơn, tạo điều kiện cho việc thiết lập các bước nhằm nâng cao hiệu
suất cho DN. Các lợi ích cụ thể của việc tích hợp IFRS vào HTTTKT mang lại bao
gồm: (1) cải thiện báo cáo tài chính và kế hoạch thuế, (2) truy cập thông tin nhanh


11
hơn và đưa ra quyết định tốt hơn, (3) quản lý tài nguyên tốt hơn, (4) cải thiện việc
quản lý tài chính, (5) giám sát mọi hoạt động của DN. Đồng thời, nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng phần lớn các DN sử dụng các cách thức tiếp cận khác nhau để đáp ứng
các yêu cầu của pháp luật. Bên cạnh đó, để làm rõ sự tác động của từng yếu tố, các
tác giả cũng đã phát triển mô hình nghiên cứu với mục đích xác định được yếu tố
mang tính quyết định [39]. Tuy nhiên, do quy mô mẫu của nghiên cứu quá nhỏ (chỉ
có bốn công ty có quy mô lớn và đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán,
hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau được lựa chọn tham gia khảo sát và điều tra
nghiên cứu) nên mức độ tin cậy và ảnh hưởng của nghiên cứu còn bị hạn chế.
CNTT tác động đến mọi khía cạnh của kế toán, bao gồm báo cáo tài chính, kế
toán quản trị, kiểm toán và thuế. Vài thập kỷ trước đây, công tác ghi sổ và tính toán
số liệu kế toán chiếm tương đối nhiều thời gian và công sức của người kế toán viên.
Ngày nay, CNTT phát triển đã làm thay đổi cách thức làm việc của người làm kế
toán. Hầu hết các hệ thống kế toán của các tổ chức và DN hiện nay đều được vi tính
hóa. Sự thay đổi này tất yếu đòi hỏi người làm công việc kế toán không những nắm
vững nghiệp vụ chuyên môn mà còn phải hiểu các phần mềm kế toán chuyên dụng
cũng như là hệ thống các quy trình để thực hiện và đánh giá hệ thống kiểm soát nội
bộ. Vấn đề này được đề cập khá rõ ràng trong nghiên cứu “Core Concepts of
Accounting Information Systems - Eleventh Edition” của Nancy A. Bagranoff, Mark
G.Simkin và Carolyn S. Norman (2009). Công trình nghiên cứu này đã nhận được

không ít sự chú ý trong nhiều năm vừa qua vì nó cung cấp những kiến thức nền
tảng, chuyên sâu về HTTTKT. Theo các tác giả, HTTTKT là sự giao thoa của hai
phạm trù (1) Kế toán và (2) HTTT, vì vậy, những nội dung này được các tác giả
trình bày rất cụ thể trong các chương của công trình nghiên cứu nhằm giúp cung cấp
cho người đọc những kiến thức vừa mang tính khái quát nhưng lại không kém phần
chi tiết và cụ thể [45]. Nếu như phần I trình bày những nội dung mang tính lý luận
như khái niệm, vai trò, đặc điểm và các thành phần cấu thành HTTT nói chung và
HTTTKT nói riêng và phần II thảo luận các nội dung liên quan đến cơ sở dữ liệu
như khái niệm, các bước cần thiết để tạo ra các bảng cơ sở dữ liệu, cách sử dụng
Microsoft Access để phát triển các biểu mẫu, báo cáo cơ sở dữ liệu cũng như nhấn
mạnh các mối quan tâm liên quan đến cơ sở dữ liệu như an ninh, bảo mật… thì


12
phần III lại thảo luận về chu trình kinh doanh và tầm quan trọng của các khuyến
nghị phần mềm nhằm cải thiện hoạt động của một số chu trình kinh doanh cốt lõi
trong DN hiện nay để từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các ý kiến tư vấn cho việc
lựa chọn HTTTKT và phần IV của công trình lại bàn luận về sự cần thiết và vai trò
của kiểm soát nội bộ ở mỗi cấp của tổ chức… Đồng thời, trong mỗi chủ đề, để giúp
làm rõ những nội dung mang tính lý luận, nhiều ví dụ thực tế cũng đã được các tác
giả đề cập đến một cách khá cụ thể và chi tiết. Ngoài ra, cuối mỗi chương đều có
một bản tóm tắt cùng với một loạt các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận để giúp người
đọc có thể tự kiểm tra sự hiểu biết của mình về những nội dung trước đó trước khi
đi vào tìm hiểu những phần tiếp theo. Do đó, công trình là một tài liệu có giá trị rất
to lớn cho các học viên, nghiên cứu viên và thậm chí là cả các nhà quản lý DN tham
khảo, nghiên cứu để học hỏi và vận dụng.
HTTTKT là một HTTT khá phổ biến nhất được sử dụng trong hoạt động kinh
doanh. Trước đây, HTTTKT chủ yếu được thực hiện bằng thủ công, giấy tờ, tuy
nhiên, hiện nay với việc ứng dụng các phần mềm kế toán, HTTTKT đã thay đổi lớn
về mặt phạm vi cũng như là tầm ảnh hưởng. HTTTKT ngày càng đóng vai trò then

chốt trong kinh doanh, trở thành công cụ hoàn hảo trong việc cung cấp thông tin hỗ
trợ quá trình ra quyết định của DN. Và công trình nghiên cứu “Accounting
information system - A conceptual study” của các tác giả G. Srinivas và Rambabu
Gopisetti (2012) đã phần nào chứng minh được điều đó. Thông qua nguồn dữ liệu
thu thập được từ các tạp chí, sách và các website chuyên ngành… nghiên cứu đã chỉ
ra rằng HTTTKT xử lý các dữ liệu đầu vào (hay là các giao dịch kinh tế phát sinh)
thành các sản phẩm thông tin đầu ra và sử dụng các quy trình kiểm soát nội bộ để
hạn chế ảnh hưởng của môi trường tới tổ chức. HTTTKT ghi chép lại, phân loại,
tổng hợp các giao dịch kinh tế phát sinh và đầu ra của HTTTKT là các báo cáo tài
chính và báo cáo kế toán quản trị. Đồng thời cũng theo nghiên cứu, bằng việc sử
dụng HTTTKT, các đối tượng sử dụng thông tin như nhà cung cấp, các khách hàng,
người lao động, các cổ đông… có thể nhận được những thông tin trung thực về tình
hình tài chính DN [37]. Tuy nhiên, điểm hạn chế của nghiên cứu là các tác giả chỉ
sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp để phân tích, đưa ra các luận điểm mà không sử dụng
nguồn dữ liệu sơ cấp thông qua các cuộc điều tra, khảo sát.


13
Tiếp đến là các công trình "Accounting Information Systems" của Marshall B
Romney và Paul John Steinbart (2012). Đây là công trình được đánh giá rất cao
trong giới học thuật bởi nó chuyển tải đến cho người đọc một lượng kiến thức toàn
diện và linh hoạt được thể hiện trong những nội dung mà các tác giả đã tiếp cận
nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để theo đuổi sự
nghiệp thành công trong kế toán. Theo những nội dung cơ bản về HTTTKT và cách
thức tổ chức HTTTKT, các tác giả cho rằng HTTTKT được cấu thành bởi sáu yếu
tốnhư sau: (1) con người, (2) các thủ tục và quy trình xử lý thông tin, (3) cơ sở dữ
liệu, (4) phần mềm ứng dụng, (5) cơ sở hạ tầng CNTT và (6) các biện pháp bảo mật
và kiểm soát nội bộ. Các yếu tố này giúp cho HTTTKT thực hiện được ba chức
năng kinh tế cơ bản: (1) Thu thập và lưu trữ cơ sở dữ liệu về con người, các nguồn
lực và các hoạt động của DN, (2) Chuyển đổi cơ sở dữ liệu thành những thông tin

quan trọng, thiết yếu phục vụ cho các nhà quản lý DN trong việc lập kế hoạch, điều
hành, kiểm soát và đánh giá con người, các nguồn lực cũng như các hoạt động diễn
ra ở DN, (3) Cung cấp vừa đủ các giải pháp kiểm soát để giúp bảo vệ tài sản và dữ
liệu của DN [42]. Song song với những nội dung nêu trên, công trình nghiên cứu
còn cho thấy cách thức mà CNTT đã và đang làm thay đổi bản chất của kế toán
cũng như là sự phát triển của Internet, thương mại điện tử, cơ sở dữ liệu và trí tuệ
nhân tạo đang thay đổi một cách căn bản phương thức điều hành hoạt động kinh
doanh của các tổ chức và DN ngày nay như thế nào. Ngoài ra, công trình cũng đề
cập đến những phát triển mới nhất của HTTTKT và cho thấy được sứ mệnh quan
trọng của HTTTKT trong việc thay đổi vai trò của một kế toán, phương thức mà kế
toán sử dụng để cải thiện thiết kế và chức năng của HTTTKT với mục đích tăng
thêm giá trị cho các tổ chức và DN. Chính vì vậy, người làm công tác kế toán ngày
nay được yêu cầu phải có đủ kiến thức và kỹ năng để không những làm được tất cả
các báo cáo kế toán truyền thống mà họ còn phải có một vai trò tích cực hơn trong
việc cung cấp và giải thích các thông tin tài chính và phi tài chính có liên quan tất cả
các hoạt động của tổ chức, DN. Cuối cùng, công trình nghiên cứu còn đi vào tìm
hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến HTTTKT trong DN, theo các tác giả có ba yếu tố
chính: (1) văn hoá tổ chức, (2) chiến lược phát triển công ty, (3) hệ thống hạ tầng
CNTT. Tuy nhiên, nghiên cứu không xem xét tới các yếu tố mang tính khách quan


×