Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Pháp luật về quản lý bán đấu giá tài sản từ thực tiễn tỉnh Gia Lai (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN CAO TRÍ

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ BÁN ĐẤU GIÁ
TÀ I SẢN TỪ THỰC TIỄN TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀ NH CHÍ NH

ĐĂK LĂK - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN CAO TRÍ

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ BÁN ĐẤU GIÁ
TÀ I SẢN TỪ THỰC TIỄN TỈNH GIA LAI



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀ NH CHÍ NH

Chuyên ngành: Luâ ̣t Hiế n pháp và Luâ ̣t Hành chính
Mã số

: 60 38 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THI ̣ CÚC

ĐĂK LĂK - NĂM 2016

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................4
2. Tình hình nghiên cứu ..........................................................................................5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..........................................................................8
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................................8
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn ..............................................9
7. Kết cấu của luận văn .........................................................................................10
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI
SẢN ...........................................................................................................................11
1.1. Cơ sở lý luận về bán đấu giá tài sản ..............................................................11
1.2. Pháp luật về bán đấu giá và quản lý bán đấu giá tại Việt Nam ....................26
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT QUẢN LÝ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN Ở TỈNH GIA LAI ...........................48

2.1. Khái quát chung về tin̉ h Gia Lai và hoạt động bán đấu giá tài ......................48
2.2. Thực tra ̣ng pháp luâ ̣t bán đấ u giá tài sản và quản lý bán đấ u giá ..................49
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
QUẢN LÝ BÁN ĐẤU GIÁ ......................................................................................88
3.1. Phương hướng hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t về quản lý bán đấ u giá ........................88
3.2. Giải pháp hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t về quản lý bán đấ u giá ................................90
3. 3. Kiến nghị hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t về quản lý bán đấ u giá ...............................98
KẾT LUẬN .............................................................................................................101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................103

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi nề n kinh tế thị trường phát triển, hàng hóa trở nên đa dạng và phong
phú, phần lớn sản phẩm của lao động là hàng hóa, là tài sản. Tài sản vừa có giá trị
sử dụng vừa có giá trị kinh tế, trong điều kiện kinh tế thị trường nó trở thành yếu tố
quan trọng trong giao lưu dân sự. Hoạt động mua bán và tiêu thụ hàng hóa nói
chung và bán đấ u giá tài sản nói riêng cũng trở nên đa dạng và sôi động. Nhiều hình
thức bán đấ u giá tài sản ra đời và phát triển. Đấu giá tài sản với tư cách là hoạt động
dich
̣ vu ̣ đặc thù ra đời, đã giải quyết được nhu cầu lợi ích kinh tế từ các bên tham
gia. Thông qua đấu giá tài sản, các bên tham gia đều thể hiện, hướng đến lợi nhuận
mong muốn đạt được kế t quả giá bán tài sản cao nhấ t.
Đấu giá tài sản là một hoa ̣t đô ̣ng dich
̣ vu ̣ trong nền kinh tế thị trường hiện
nay. Đấu giá tài sản có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển thông qua việc đa
dạng hóa các hình thức trao đổi, mua bán lưu thông hàng hóa. Mặt khác, thông qua
bán đấu giá tài sản, hoạt động mua bán nói chung và bán đấ u giá tài sản nói riêng

được công khai, minh bạch hơn.
Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của hoạt động bán đấu giá như trên, các
quốc gia đều ban hành các đạo luật điều chỉnh hoạt động này phù hợp. Ở Việt Nam,
các quy định pháp luật về bán đấu giá tài sản được ban hành ở mức độ sơ khởi từ
những năm đầu của thế kỷ XX. Hoạt động bán đấu giá tài sản chỉ được pháp luật
quy định điều chỉnh sau khi nước ta đổi mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch, bao
cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa từ sau Đa ̣i hô ̣i VI
(năm 1986).
Bên cạnh viê ̣c xây dựng và ban hành các bô ̣ luâ ̣t, luâ ̣t và các văn bản quy
pha ̣m pháp luâ ̣t phù hơ ̣p với nề n kinh tế thi ̣ trường đinh
̣ hướng xã hô ̣i chủ nghiã thì
các quy định về bán đấu giá tài sản cũng được ban hành và nhiều lần sửa đổi, bổ
sung tại các văn bản pháp luật như: Bộ Luật Dân sự năm 2005 thay thế Bộ luật Dân
sự năm 1995, Luật Thương mại năm 2005 thay thế Luật Thương mại năm 1997,
Luật Thi hành án dân sự năm 2008 thay thế Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm

4


2004, Luâ ̣t Xử lý vi pha ̣m hành chin
́ h năm 2012 thay thế Pháp lê ̣nh Xử lý vi pha ̣m
hành chính năm 2008, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của
Chính phủ về bán đấu giá tài sản thay thế Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày
18/01/2005 về đấu giá tài sản; các Thông tư hướng dẫn thi hành chi tiết các quy
định pháp luật về đấu giá tài sản.
Sau thời gian áp dụng pháp luật điều chỉnh hoạt động bán đấu giá, các văn
bản quy phạm này đã xuất hiện một số điểm mâu thuẫn, chồng chéo, chưa thống
nhất, đặc biệt là các quy định trực tiếp đến hoạt động bán đấu giá tài sản. Quy định
pháp luật về đấu giá tài sản đang bộc lộ nhiều bất cập, không còn phù hợp với thực
tế nền kinh tế thi ̣ trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, chưa thực sự tạo ra

hành lang pháp lý cần thiết thúc đẩy hoạt động bán đấu giá tài sản phát triển. Các
quy định pháp luật này đang rất cần sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện. Việc tiếp tục
nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề lý luận và thực tiễn về bán đấu giá tài
sản, sự thể hiện chúng trong các quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời đánh
giá việc áp dụng những quy định của pháp luật trong thực tiễn để đưa ra đề xuấ t,
kiến nghi ̣ trong quá trình lập pháp, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy phạm pháp
luâ ̣t về lĩnh vực này trong giai đoạn hiện nay, không những có ý nghĩa lý luận - thực
tiễn và pháp lý quan trọng, mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luâ ̣t về quản lý
bán đấ u giá tài sản từ thực tiễn tỉnh Gia Lai” làm Luận văn Thạc si ̃ Luật học,
chuyên ngành Luâ ̣t Hiế n pháp và Luâ ̣t Hành chin
́ h.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, Bộ Tư pháp đã tổ chức nhiều Hô ̣i nghi,̣ Hội thảo, phát
hành tài liệu về pháp luật bán đấu giá tài sản. Học viện Tư pháp (Bộ Tư pháp) đã
biên soạn Tập bài giảng về pháp luật đấu giá. Nhiều học giả thực hiện đề tài có nội
dung về bán đấu giá ở dạng công trình Luận văn. Nhiều nhà nghiên cứu viết bài ở
góc độ đăng bài tạp chí hoặc trao đổi trên các diễn đàn khoa học pháp lý. Nhiều học
viên Cao học đã thực hiện đề tài có nội dung tương tự hoặc có liên quan để làm đề

5


tài Luận văn thạc si.̃ Tác giả xin liệt kê một số công trình đã nghiên cứu, tham khảo
có nội dung liên quan đến đề tài này như:
Bộ Tư pháp (2010), Đặc san tuyên truyền pháp luật. Chủ đề đấu giá tài sản
và pháp luật về đấu giá tài sản.
Bộ Tư pháp (2010), Tài liệu Hội nghị tập huấn triển khai thi hành Nghị định
số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài
sản.

Học viện Tư pháp (2011), Tập bài giảng pháp luật đấu giá.
Luận văn Thạc si ̃ Quản lý công “Quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử
dụng đất ở trên địa bàn huyện Bố trạch, tỉnh Quảng Bình” (2014) của tác giả Trầ n
Lích - Học viện Hành chính Quốc gia.
Luận văn Thạc si ̃ Hành chính công “Quản lý nhà nước về hoạt động bán đấu
giá tài sản” (2006) của tác giả Phạm Văn Sỹ - Học viện Hành chính Quốc gia.
Tài liê ̣u Hô ̣i Nghi ̣ trực tuyế n sơ kế t 04 năm thi hành Nghị định số
17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.
Tài liê ̣u tâ ̣p huấ n về kỹ năng quản lý nhà nước về bán đấ u giá tài sản của Bô ̣
Tư pháp tháng 10/2015.
Bài “Một số vấ n đề về xử phạt vi phạm hành chính trong liñ h vực bán đấ u
giá tài sản” (2014), của tác giả Đoàn Văn Hường đăng trên Tạp chí Dân chủ và
pháp luật số tháng 9 năm 2014.
Bài “Cơ chế bảo vê ̣ quyề n sở hữu đố i với người thứ ba ngay tình trong mua
tài sản bán đấ u giá” (2014) của tác giả Võ Hải Phương đăng trên Tạp chí Dân chủ
và pháp luật số tháng 12/2014.
Bài “Nâng cao hiê ̣u quả bán đấ u giá tài sản trong thi hành án dân sự"
(2015) của tác giả Bùi Thi ̣ Thu Hiề n đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật số
chuyên đề tháng 7 năm 2015.
Tác giả thấy rằng, ở mỗi công trình, tác phẩm nêu trên đều có cách tiếp cận,
với phạm vi nghiên cứu chung hay riêng khác nhau. Các tác giả đã tập trung nghiên
cứu, có đề xuất, kiến nghị trong lĩnh vực đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật

6


dân sự. Nhìn chung các công trình trên đã đóng góp cho công tác nghiên cứu lý
luận, có những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về đấu giá tài sản, với
mong muốn làm cho các quy định pháp luật phát huy tính khả thi trong thực tiễn
hơn nữa, một số kiến nghị đã được đưa vào văn bản quy phạm pháp luật về đấu giá

tài sản. Các tác giả nghiên cứu pháp luâ ̣t về quản lý bán đấ u giá tài sản là rất ít, nếu
có cũng chỉ dừng lại ở việc nêu và phân tích các quy định của pháp luật về đấu giá
tài sản trên phương diện lý luận. Tổng hợp một số kiến nghị cụ thể, đáng chú ý ở
các công trình trên gồm: tăng cường tính xã hội hóa của hoạt động bán đấu giá tài
sản, tạo môi trường bình đẳng tự do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bán đấu giá
tài sản với các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản; đề xuất ban hành Luật về bán
đấu giá tài sản trên cơ sở những quy định về đấu giá tài sản; quy định cụ thể về tiêu
chuẩn, trình độ của người điều hành đấu giá; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
biến sâu rộng đến đông đảo tầng lớp nhân dân pháp luật về đấu giá tài sản; bổ sung
quy định về từ chối mua tài sản trúng đấu giá và quyền ưu tiên thuộc về người trả
giá liền kề. Ngoài ra, còn nhiều kiến nghị mang tính định hướng chung, góp phần
hoàn thiện pháp luật về đấu giá tài sản.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu và có
kiến nghị cụ thể, nhằm góp phần hoàn thiện pháp luâ ̣t về quản lý bán đấu giá tài sản
- với tư cách là một hoạt động dich
̣ vu ̣ đặc thù chịu sự điều chỉnh của pháp luâ ̣t về
bán đấ u giá tài sản. Vì vậy, tác giả chọn đề tài“Pháp luật về quản lý bán đấ u giá tài
sản từ thực tiễn tỉnh Gia Lai” làm luận văn tha ̣c si ̃ chuyên ngành Luâ ̣t hiế n pháp và
Luâ ̣t hành chiń h là không trùng lắ p với bất kỳ công trình nào trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích các hạn chế, bất cập thực hiện pháp luật trong hoạt động bán đấu
giá, bất cập trong quản lý về bán đấu giá, tìm nguyên nhân của các hạn chế, bất cập
qua thực tiễn tại tỉnh Gia Lai.
- Đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về bán đấu
giá và quản lý bán đấu giá tài sản.

7



3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục tiêu trên, nghiên cứu đặt ra các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Trình bày và làm sáng rõ những cơ sở lý luận về bán đấu giá; pháp luật về
quản lý bán đấ u giá tài sản.
- Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý bán đấ u giá tài sản trên
địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá; đề xuất
biện pháp quản lý bán đấ u giá tài sản trên điạ bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật về hoạt động
bán đấu giá tài sản bao gồm các văn bản sau: Các quy định về đấu giá tài sản trong
Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Thương mại 2005, Luật Thi hành án dân sự năm
2008, Luâ ̣t Xử lý vi pha ̣m hành chin
́ h năm 2012, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP
ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản…, các văn bản quy
định về đấu giá hàng hóa đặc thù như đấu giá hàng dự trữ quốc gia, đấu giá hàng
hóa lưu giữ bằng đường biển . . .
Thực tiễn hoạt động bán đấu giá tài sản theo quy định pháp luật tại các tổ
chức bán đấu giá chuyên nghiê ̣p tại tỉnh Gia Lai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luâ ̣t về quản lý
bán đấ u giá tài sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2010 đến 31.12.2015
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử.

8



Cơ sở lý luận của nghiên cứu là Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản
lý bán đấ u giá tài sản.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cụ thể sau đây:
Phương pháp phân tích: Tác giả phân tích những quy định tại Bộ Luật Dân
sự năm 2005, Luật Thương mại năm 2005, Luật Thi hành án dân sự năm 2008, Luâ ̣t
Xử lý vi pha ̣m hành chiń h 2012, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3
năm 2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản và ở các văn bản pháp luật khác có
quy định về bán đấu giá tài sản...
Phương pháp so sánh: Qua phân tích các quy định của pháp luật về bán đấu
giá tài sản, đưa ra so sánh, đối chiếu ở các văn bản khác nhau để tìm ra những bất
cập, mâu thuẫn, chồng chéo khi quy định về cùng một vấn đề bán đấu giá để có kiến
nghị, đề xuất phù hợp.
Phương pháp khảo sát thực tiễn: Không chỉ nghiên cứu vấn đề ở lý luận, tác
giả còn đến các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để khảo sát thực tiễn, thu thập số
liệu, tổng hợp các vướng mắc nảy sinh trong quá trình áp dụng pháp luật về bán đấu
giá tài sản theo quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t.
Phương pháp thống kê, tổng hợp: Khi đã tiến hành bằng nhiều phương pháp
khác nhau, tác giả thống kê, tổng hợp lại cả quá trình nghiên cứu và quá trình thực
tiễn áp dụng pháp luật để đưa ra kết luận chung, có cách nhìn nhận đánh giá vấn đề
một cách toàn diện, khách quan giữa quy định của pháp luật với thực tiễn áp dụng.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật về bán đấu giá tài
sản, Luận văn đã phân tích cơ sở lý thuyết để hình thành các quy định pháp luật trực

tiếp điều chỉnh các hoạt động đấu giá tài sản, đặc điểm, bản chất của bán đấu giá
trên thế giới và tại Việt Nam. Đề tài góp phần hệ thống hóa các quy đinh
̣ của pháp

9


luâ ̣t về quản lý bán đấ u giá tài sản.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Phân tích, đánh giá được thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý bán đấ u
giá tài sản ở tỉnh Gia Lai qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
bán đấ u giá tài sản theo quy định pháp luật ở tỉnh Gia Lai trong thời gian tới.
- Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người
hoạt động trong lĩnh vực bán đấu giá và quản lý bán đấ u giá tài sản .
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận pháp luật về quản lý bán đấu giá.
- Chương 2: Thực tra ̣ng pháp luật và tổ chức thực hiê ̣n pháp luâ ̣t quản lý bán
đấu giá tài sản ở tỉnh Gia Lai.
- Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý bán
đấu giá.

10


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ
BÁN ĐẤU GIÁ TÀ I SẢN
1. 1. Cơ sở lý luận về bán đấu giá tài sản

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắ c và hình thức bán đấu giá tài sản
1.1.1.1. Khái niệm
- Đấ u giá: Ở góc độ khái quát nhất, đấu giá là một hình thức mua bán hàng
hóa công khai mà người trả giá cao nhất là người trúng đấu giá.
Theo từ điển kinh tế học hiện đại: “Đấu giá (auctions) là một kiểu thị trường
trong đó người mua tiềm tàng đặt giá cho hàng hóa chứ không phải đơn thuần trả
giá theo giá công bố của người bán”[16, tr.62].
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt: “Bán đấu giá là bán theo phương thức để cho
những người mua công khai trả giá, ai trả giá cao nhất thì bán:”[1, tr.95], hoặc
“Bán đấu giá là bán bằng hình thức để cho những người mua lần lượt trả giá, ai trả
giá cao nhất thì được mua”[47, tr.46].
Theo Từ điển Luật học: “Bán đấu giá tài sản là hình thức bán công khai một
tài sản, một khối tài sản; theo đó có nhiều người muốn mua tham gia trả giá, người
trả giá cao nhất nhưng không thấp hơn giá khởi điểm là người mua được tài
sản”[46, tr.240].
Ở góc độ pháp lý, định nghĩa về bán đấu giá được quy định trong các điều
luật cụ thể của pháp luật mỗi quốc gia: Điều 3 Luật Bán đấu giá tài sản nước Cộng
hoà nhân dân Trung Hoa năm 1996 quy định “Bán đấu giá là hình thức bán và mua
tài sản công khai, theo đó các tài sản và quyền tài sản được bán cho người trả giá
cao nhất”[49].
Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam quy định “Tài sản có thể được đem bán
đấu giá theo ý muốn của chủ sở hữu hoặc pháp luật có quy định”[25, tr.156].
Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về
bán đấu giá tài sản quy định “Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai

11


theo phương thức trả giá lên, có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên
tắc và trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định này”[11, tr.2].

“Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó, người bán hàng tự
mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để
chọn người mua trả giá cao nhất”[28, tr.48].
Ở Việt Nam, pháp luâ ̣t quy định về hoạt động bán đấu giá ở nhiều văn bản
pháp luật khác nhau tùy thuộc vào đối tượng của hoạt động này. Tuy vậy, về bản
chất, bán đấu giá là hình thức mua bán công khai, có nhiều người cùng tham gia trả
giá, theo trình tự thủ tục nhất định, đối tượng đưa ra đấu giá được bán cho người
chấp nhận mua ở mức giá cao nhất.
- Tài sản (asset) theo định nghĩa của Từ điển kinh tế, tài chính ngân hàng
của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Văn Tề (NXB Thanh niên-1999) là một vật thuộc
quyền sở hữu cá nhân biểu hiện dưới hình thức giá trị hoặc theo David W.Pearce
thì: “Tài sản là một thực thể có giá trị thị trường hoặc giá trị trao đổi và là bộ phận
cấu thành của cải hay tài sản của chủ sở hữu”. Theo quy định của Bô ̣ Luật dân sự
Việt Nam thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Pháp luật Việt
Nam chia tài sản thành hai loại bất động sản và động sàn. “Bất động sản bao gồm
đất đai, nhà, các tài sản khác gắn liền với đất đai và những loại tài sản theo quy định
của pháp luật. Động sản không phải là bất động sản”[25, tr.66-67]. Nghị định
17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản
cũng xác định các loại tài sản bán đấu giá chỉ bao gồm:
Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà
nước theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
Tài sản bảo đảm trong trường hợp pháp luật về giao dịch bảo đảm quy định
phải xử lý bằng bán đấu giá;
Tài sản nhà nước được xử lý bằng bán đấu giá theo quy định của pháp luật
về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; tài sản là quyền sử dụng đất trong trường hợp
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất được bán đấu giá theo
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

12



Các tài sản khác phải bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
- Bán đấ u giá tài sản: Theo quan niệm truyền thống, đấu giá là việc mua
bán hàng, tài sản công khai mà những người mua sẽ trả giá từ giá thấp cho tới khi
trả giá cao nhất và người bán đấu giá đồng ý bán bằng cách gõ búa. Dưới góc độ
pháp lý, theo quy định của pháp luật của hầu hết các nước, định nghĩa về bán đấu
giá tài sản thường được quy định trong những điều luật cụ thể. Chẳng hạn Điều 3
Luật về bán đấu giá tài sản nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa năm 1996
quy định “Bán đấu giá là hình thức bán và mua tài sản công khai, theo đó các tài
sản và quyền tài sản được bán cho người trả giá cao nhất”[49, tr.38-39]. Đạo luật
của Floriada năm 2003 đưa ra khái niệm “Bán đấu giá tuyệt đối” là cuộc bán đấu
giá không yêu cầu giá khởi điểm tối thiểu mà hàng hoá sẽ được bán cho người trả
giá cao nhất. Còn Quy chế của Ủy ban đấu giá bang Alabama (Hoa kỳ) đưa ra khái
niệm: “Bán đấu giá là việc bán công khai một tài sản cho người trả giá cao nhất”. Ở
Viê ̣t Nam, ta ̣i Khoản 1, Điề u 2, Nghi ̣ đinh
̣ 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm
2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản quy định: “Bán đấ u giá tài sản là hình
thức bán tài sản công khai theo phương thức trả giá lên, có từ hai người trở lên
tham gia đấu giá theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định
này. Phương thức trả giá lên là phương thức trả giá từ thấp lên cao cho đến khi có
người trả giá cao nhất”[11, tr.2].
1.1.1.2. Đặc điểm
Bán đấu giá tài sản là một hình thức bán tài sản công khai nhằm bán được tài
sản với giá cao nhất. Theo quy định của pháp luật thì việc chia các loại hình đấu giá
được xem xét trong từng lĩnh vực cụ thể: Chẳng hạn trong lĩnh vực thương mại,
đấu giá là một trong những hoạt động thương mại cụ thể, do thương nhân tiến hành
bằng hành vi thương mại của mình, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê
người tổ chức bán đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai để chọn người
mua trả giá cao nhất. Trong lĩnh vực dân sự thì bản chất đấu giá là các giao dịch
mua bán tài sản thông qua trung gian, theo trình tự thủ tục luật định. Còn trong các

hình thức đấu giá cho các đối tượng cụ thể khác như đấu giá quyền sử dụng đất,

13


đấu giá hàng hóa dự trữ quốc gia, đấu giá quyền khai thác khoáng sản, . . . thì đấu
giá nhằm lựa chọn người mua hàng hóa, dịch vụ trả giá cao nhất và khả thi nhất.
Đấu giá là một hành vi pháp lý, có thể là một hành vi dân sự hoặc một hoạt
động thương mại độc lập của thương nhân. Đối tượng của bán đấu giá là tài sản
hoặc hàng hóa thương mại được phép lưu thông, quan hệ đấu giá được xác lập dưới
những hình thức nhất định. Là một trong các hình thức mua bán, bán đấu giá mang
những đặc điểm chung của hoạt động mua bán. Tuy nhiên, đấu giá cũng có những
đặc điểm riêng khác biệt so với các hoạt động mua bán thông thường khác, cụ thể:
Thứ nhất, đấu giá là hình thức mua bán công khai nhất. Đặc điểm nổi bật
này của đấu giá cũng là một trong những nguyên tắc của hoạt động mua bán thông
qua đấu giá. Tại Điều 188 Luật Thương mại năm 2005 quy định “Việc đấu giá
hàng hoá trong thương mại phải được thực hiện theo nguyên tắc công khai, trung
thực, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia”[28, tr.48]. Khoản 1
Điều 3 Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về
bán đấu giá tài sản cũng quy định đặc điểm công khai của hoạt động mua bán tài
sản bằng việc quy định nguyên tắc sau: “Việc bán đấu giá tài sản được thực hiện
theo nguyên tắc công khai, liên tục, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia”[11, tr.2].
Như vậy, tính công khai của hình thức bán đấu giá được quy định trong Luật
Thương mại năm 2005, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm
2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản và các văn bản quy định đấu giá các đối
tượng cụ thể khác, thể hiện ở việc công khai các thông tin liên quan đến tài sản,
người đăng ký tham gia đấu giá có thể trực tiếp xem tài sản đưa ra đấu giá; công
khai thông báo và niêm yết thông báo bán đấu giá tài sản với đầy đủ các thông tin
cần công khai như về thời gian, địa điểm đấu giá; tên, địa chỉ của người tổ chức đấu

giá; tên, địa chỉ của người có tài sản; danh mục tài sản, số lượng, chất lượng tài sản;
giá khởi điểm; thông tin cần thiết liên quan đến tài sản; địa điểm, thời gian trưng
bày tài sản; địa điểm, thời gian tham khảo hồ sơ về tài sản; địa điểm, thời gian đăng
ký mua tài sản.

14


Tại cuộc đấu giá, mọi hoạt động cũng phải công khai như về giá khởi điểm,
về người mua trúng đấu giá, . . . Về yêu cầu công khai tại cuộc bán đấu giá, Điều
201 Luật Thương mại năm 2005 quy định cụ thể như sau: Đối với phương thức trả
giá lên, người điều hành đấu giá phải nhắc lại một cách rõ ràng, chính xác giá đã trả
sau cùng cao hơn giá người trước đã trả ít nhất là ba lần, mỗi lần cách nhau ít nhất
ba mươi giây. Người điều hành đấu giá chỉ được công bố người mua tài sản bán
đấu giá, nếu sau ba lần nhắc lại giá người đó đã trả mà không có người nào trả giá
cao hơn. Đối với phương thức đặt giá xuống, người điều hành đấu giá phải nhắc lại
một cách rõ ràng, chính xác từng mức giá được hạ xuống thấp hơn giá khởi điểm ít
nhất là ba lần, mỗi lần cách nhau ít nhất ba mươi giây. Người điều hành đấu giá
phải công bố ngay người đầu tiên chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc mức giá hạ
thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua tài sản đấu giá.
Đối với hình thức mua bán thông thường thì yêu cầu về tính công khai là
không bắt buộc, chỉ khi nào người bán cần nhiều người trả giá hoặc chủ ý công
khai bán tài sản thì việc mua bán được công khai rộng rãi. Nhiều trường hợp, một
trong các bên hoặc cả người bán và người mua không muốn công khai thì việc mua
bán cũng được giữ bí mật, việc không công khai này cũng không vi phạm pháp luật
mà vẫn có hiệu lực đối với các bên. Trong hình thức đấu thầu thì yêu cầu công khai
là không tuyệt đối với tất cả các trình tự thủ tục và các giai đoạn, nhưng giá cả
trong đấu thầu lại luôn là yết tố bí mật. Khác với các hình thức mua bán trên, đặc
tính cơ bản của đấu giá là công khai toàn bộ trình tự, thủ tục, các thông tin liên
quan đến cuộc đấu giá.

Thứ hai, đấu giá là hình thức mua bán thông qua trung gian. Đây không
phải là đặc tính tuyệt đối của bán đấu giá, nhưng việc bán đấu giá thường được
thực hiện thông qua một bên trung gian.
Tính trung gian trong hoạt động bán đấu giá được hình thành từ rất lâu đời.
Có thể nói đặc tính này gắn với sự ra đời của hoạt động bán đấu giá. Từ thế kỷ
XVIII, tại Anh đã có hai nhà đấu giá chuyên nghiệp ra đời và duy trì hoạt động cho
tới ngày nay là Sotherby năm 1744 và Christie năm 1766. Tại Pháp từ thế kỷ XV

15


hoạt động đấu giá đã phát triển thông qua các tổ chức chuyên đóng vai trò làm
trung gian tổ chức các cuộc bán đấu giá. Tại Trung Quốc, doanh nghiệp bán đấu giá
chuyên nghiệp China Guardian Auction mới thành lập năm 1993 nhưng đã thể hiện
được vị thế với vai trò làm trung gian trong hoạt động đấu giá, đủ sức cạnh tranh
với các tổ chức đấu giá có lịch sử vài trăm năm như ở các nước đã phát triển. Các
tổ chức hoạt động trong lĩnh vực đấu giá đều thực hiện vai trò chính là làm trung
gian cho các giao dịch mua bán thông qua đấu giá.
Tại Việt Nam, theo pháp luật hiện hành thì vai trò trung gian này được xác
định thông qua các tổ chức thực hiện việc bán đấu giá có tên gọi là Trung tâm dịch
vụ bán đấu giá tài sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc các doanh
nghiệp có chức năng thực hiện nghiệp vụ bán đấu giá hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp. Ở các tổ chức bán đấu giá này phải có đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu
giá. Các tổ chức trung gian này thường được thành lập, tồn tại dưới các hình thức
sau:
+ Các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
thành lập theo quy định của Chiń h phủ.
+ Doanh nghiệp chuyên thực hiện chức năng kinh doanh dịch vụ bán đấu giá
tài sản. Đây là tổ chức được thành lập với chức năng duy nhất đó là kinh doanh
dịch vụ đấu giá, mà không có chức năng kinh doanh nào khác. Có nghĩa là doanh

nghiệp chuyên thực hiện hoạt động đấu giá trên cơ sở ký kết hợp đồng cung ứng
dịch vụ bán đấu giá với các tổ chức, cá nhân có tài sản muốn bán thông qua hình
thức bán đấu giá. Để tổ chức bán đấu giá, doanh nghiệp này ký hợp đồng nhận ủy
quyền bán đấu giá tài sản, tài sản từ các tổ chức cá nhân có nhu cầu.
+ Một bộ phận của doanh nghiệp, tập đoàn có chức năng bán đấu giá tài sản,
hàng hóa của doanh nghiệp, tập đoàn mình làm ra hoặc nhận được ủy quyền từ các
cá nhân, tổ chức khác.
+ Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt: Pháp luật Việt
Nam có quy định ngoài các Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp các Trung tâm dịch
vụ bán đấu giá và các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ bán đấu giá.

16


Trong trường hợp cần thiết, hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt
cũng được thành lập để bán đấu giá tài sản nhà nước, tài sản là quyền sử dụng đất
có giá trị lớn, phức tạp hoặc trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá
chuyên nghiệp thực hiện việc bán đấu giá. Vì là hội đồng đặc biệt để bán đấu giá
nên thành phần của hội đồng bán đấu giá tài sản cũng rất đặc biệt, bao gồm đại diện
của cơ quan có thẩm quyền quyết định bán đấu giá tài sản, cơ quan tài chính, cơ
quan tư pháp cùng cấp và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Thứ ba, trong hoạt động đấu giá, giá bán thành công chính thức do bên
mua xác định. Trong hình thức bán đấu giá, bên có tài sản muốn bán xác định giá
khởi điểm. Bên mua chấp nhận trả giá cao nhất so với giá khởi điểm theo phương
thức trả giá lên hoặc là người đầu tiên chấp nhận giá theo phương thức đặt giá
xuống là người mua trúng đấu giá. Đối tượng đưa ra bán đấu giá sẽ được bán theo
giá cao nhất do người mua xác định.
Gián tiếp nêu lên đặc điểm này của đấu giá, Điều 185 Luật Thương mại năm
2005 quy định đối với phương thức trả giá lên thì người trả giá cao nhất so với giá
khởi điểm là người có quyền mua tài sản, còn đối với phương thức đặt giá xuống

thì người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ là
người có quyền mua tài sản.
Khoản 3 Điều 2 Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của
Chính phủ về bán đấu giá tài sản quy định: “Người mua được tài sản bán đấu giá là
người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm; trong trường hợp không có người trả
giá cao hơn giá khởi điểm thì tài sản được bán bằng giá khởi điểm””[11, tr.2].
Đây cũng là một đặc điểm khác biệt hoàn toàn với hình thức mua bán thông
thường hoặc với cả hình thức đấu thầu. Trong hình thức mua bán thông thường,
bên bán và bên mua có thể thỏa thuận về giá cả thông qua trao đổi trực tiếp, cả hai
bên đều có quyền thay đổi mức giá trong quá trình thương lượng, đến khi hai bên
thống nhất mức giá cuối cùng thì việc mua bán hoàn thành. Trong hình thức đấu
thầu thì ngược lại hoàn toàn, bên mua lại không phải là người quyết định về giá

17


trúng thầu, giá trúng thầu sẽ do nhà cung cấp là người bán xác định, khi người bán
đưa ra một mức giá phù hợp nhất thì bên mua sẽ chấp nhận.
Thứ tư, hoạt động bán đấu giá được thực hiện theo một trình tự thủ tục
chặt chẽ. Trình tự thủ tục này do luật hoặc các văn bản dưới luật hướng dẫn quy
định. Khi các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc đấu giá phải tuân thủ, như về cách
thức xác định giá khởi điểm, về thông báo bán đấu giá, về số tiền đặt trước, về
nguyên tắc, về không gian, thời gian, cách trả giá, nội quy phiên đấu giá,. . . Đặc
điểm này rất khác so với cách mua bán thông thường, việc mua bán thông thường
đôi khi chỉ cần hai bên thỏa thuận miệng với nhau một lần, thỏa thuận qua thư, qua
điện thoại, ở bất kỳ không gian thời gian nào cũng được, các bên không bị bắt buộc
phải theo một trình tự thủ tục nhất định nào. Khi các bên thống nhất cụ thể với
nhau về đối tượng, giá cả, phương thức thanh toán và các nội dung thỏa thuận khác
của việc mua bán thông thường là giao dịch hoàn tất.
Thứ năm, kết quả của việc mua bán thông qua đấu giá được pháp luật

thừa nhận và bảo hộ. Trong khi việc mua bán thông thường trong một số trường
hợp dù đã hoàn thành rồi vẫn chứa đựng nhiều rủi ro về pháp lý mà bên bán hoặc
bên mua không thể lường trước được. Đôi khi người bán thực hiện việc bán tài sản,
hàng hóa nhằm để che dấu một giao dịch khác, hoặc việc bán nhằm tẩu tán tài sản,
nếu bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì giao dịch đó bị vô hiệu và người mua
luôn là người phải gánh chịu rủi ro, thiệt hại trước tiên. Chứng minh cho việc có sự
không an toàn trong hoạt động mua bán thông thường (mặc dù người mua không có
lỗi).
Khác với việc mua bán thông thường, đối tượng được đưa ra đấu giá thường
được thẩm định kỹ về thủ tục pháp lý như về nguốc gốc, chủ sở hữu, khả năng
chuyển quyền sở hữu cho người mua trúng đấu giá, các biện pháp bảo đảm quyền
lợi ích hợp pháp của người tham gia đấu giá. . . . Khẳng định giá trị pháp lý của các
giao dịch thông qua đấu giá được pháp luật bảo hộ tuyệt đối cho người mua, Bộ
luật Dân sự năm 2005 quy định: “Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động
sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một

18


giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu,
trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá
hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài
sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa"[25, tr.52]. Như vậy, pháp luật bảo hộ tuyệt
đối giá trị pháp lý đối với giao dịch mua tài sản khi người mua được tài sản thông
qua hình thức đấu giá.
1.1.1.3. Các nguyên tắc bán đấu giá
Nhằm bảo đảm cho hoạt động đấu giá tài sản diễn ra trong khuôn khổ pháp
luật, bảo đảm sự thống nhất quản lý của nhà nước, bảo đảm quyền nghĩa vụ các bên
tham gia, pháp luâ ̣t về bán đấ u giá tài sản quy đinh

̣ mô ̣t số nguyên tắ c cu ̣ thể sau:
- Nguyên tắc công khai
Nguyên tắc này yêu cầu trong hoạt động bán đấu giá tài sản phải công khai
tất cả các thông tin liên quan đến tài sản bán đấu giá, công khai ngay từ giai đoạn ra
thông báo bán đấu giá về các thông tin như: chủ sở hữu tài sản, người có tài sản bán
đấ u giá, tổ chức bán đấ u giá tài sản; công khai về giá khởi điểm, thời gian, địa điểm
bán đấu giá; công khai về các đặc tính kỹ thuật, tình trạng tài sản, số lượng, chất
lượng tài sản. Tại cuộc bán đấu giá, người điều hành bán đấ u giá phải công khai tất
cả các thông tin liên quan như: giới thiệu từng tài sản bán đấu giá, nhắc lại giá khởi
điểm, trả lời các câu hỏi của người tham gia đấu giá và yêu cầu người tham gia đấu
giá trả giá. . .
- Nguyên tắc trung thực
Nguyên tắc này yêu cầu tất cả thông tin liên quan đến cuộc bán đấu giá đều
phải trung thực, khách quan, không sai lệch. Các thông tin về tài sản, người có tài
sản bán đấ u giá, người tổ chức bán đấu giá, nguồn gốc xuất sứ tài sản, chất lượng
tài sản. . . đều chính xác, các bên không được gian dối, không được đăng thông tin
sai lệch về việc đấu giá. Nếu việc bán đấu giá thông qua ủy quyền thì người tổ chức
bán đấu giá có quyền yêu cầu người có tài sản bán đấ u giá cung cấp đầy đủ, chính
xác, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến tài sản bán đấu giá, tạo điều kiện

19


cho người tổ chức bán đấu giá hoặc người tham gia đấu giá kiểm tra tài sản bán đấu
giá. Người đăng ký tham gia đấu giá cũng phải trung thực về các thông tin từ khi
đăng ký tham gia đấu giá.
- Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên
Nguyên tắc này thể hiện ở yêu cầu bảo đảm cho các bên tham gia hoạt động
bán đấu giá tài sản được tự thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình, được yêu
cầu các bên liên quan phải thực hiện đúng nội dung công việc như đã công khai

thông báo.
1.1.1.4. Hình thức bán đấu giá
Theo Điề u 33 Nghi ̣ đinh
̣ 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của
Chính phủ về bán đấu giá tài sản quy đinh
̣ hình thức đấ u giá: “Tổ chức bán đấu giá
tài sản có thể lựa chọn một trong các hình thức đấu giá sau đây để tiến hành cuộc
bán đấu giá tài sản: Đấu giá trực tiếp bằng lời nói; Đấu giá bằng bỏ phiếu. Các hình
thức khác do người có tài sản bán đấu giá và tổ chức bán đấu giá tài sản thỏa
thuận”[11, tr.12].
Đấu giá trực tiếp bằng lời nói: Bắt đầu phiên đấu giá, Đấ u giá viên điều
hành phiên đấu giá dùng lời nói của mình để đưa ra giá khởi điểm, bước giá. Những
người tham gia đấ u giá sẽ đặt giá cũng bằng lời nói để người điều hành đấu giá biết.
Đố i với hiǹ h thức đấ u giá trực tiế p bằ ng lời nói có ưu điểm là sự trả giá của mọi
người mua đều công khai, người trả giá cao nhất được xác định ngay mà không phải
mất nhiều thời giờ để so sánh, vì thế mà cuộc đấu giá nhanh chóng kết thúc.
Đấu giá bằng bỏ phiếu: Đấ u giá viên điều hành đấ u giá sẽ công bố “…số
vòng bỏ phiếu, cách thức tiến hành bỏ phiếu phải được tổ chức bán đấu giá tài sản
hoặc đấu giá viên thỏa thuận với người có tài sản bán đấu giá. Trong trường hợp
thực hiện cách thức bỏ phiếu nhiều vòng thì mỗi người tham gia đấu giá được phát
một tờ phiếu trả giá, ghi giá muốn trả vào phiếu của mình và bỏ phiếu vào hòm
phiếu. Sau khi thu hết các phiếu đã phát, đấu giá viên công bố mức giá trả cao nhất
của vòng bỏ phiếu mà không công bố tên của người đã trả giá cao nhất, tiếp tục phát
phiếu cho những người tham gia đấu giá để bắt đầu trả giá cho vòng tiếp theo. Cuộc

20


bán đấu giá kết thúc khi không còn ai yêu cầu trả giá tiếp”[6, tr.7-8]. Với hin
̀ h thức

đấ u giá này tuy thủ tục có phức tạp và làm mất nhiều thời gian hơn nhưng hình thức
này hạn chế được tình trạng chạy đua của những người mua nâng giá lên một cách
quá cao so với giá trị thực của tài sản.
Các hình thức đấ u giá khác: Có nhiề u hiǹ h thức đấ u giá khác đã đươ ̣c các tổ
chức bán đấ u giá chuyên nghiê ̣p áp du ̣ng như: Đấ u giá bằ ng bỏ phiế u kiń ngay sau
khi đăng ký tham gia đấ u giá, nghiã là người tham gia đấ u giá đế n đăng ký đấ u giá
thực hiê ̣n xong các thủ tu ̣c cầ n thiế t theo quy đinh
̣ thì đồ ng thời đươ ̣c phát cho mô ̣t
phiế u trả giá mua tài sản và người tham gia đấ u giá viế t phiế u trả giá và niêm phong
la ̣i gửi cho tổ chức bán đấ u giá giữ, đế n khi phiên bán đấ u giá diễn ra thì đấ u giá
viên sẽ bóc lầ n lươ ̣t từng phiế u trả giá và công bố giá đã trả của từng người tham
gia và người trả giá cao nhấ t là người trúng đấ u giá. Hình thức đấ u giá này có ưu
điể m là ha ̣n chế bớt tình tra ̣ng thông đồ ng giữa những người tham gia đấ u giá với
nhau nhưng có nhươ ̣c điể m là không trao cơ hô ̣i cho những người có nhu cầ u trả giá
cao hơn để mua tài sản. Ngoài ra, còn các hình thức đấ u giá khác như đấu giá thông
qua mạng Internet, …
1.1.1.5. Vai trò của hình thức bán đấu giá trong hoạt động mua bán
- Đối với nền kinh tế
Bán đấu giá là hình thức mua bán công khai, thông qua hoa ̣t đô ̣ng bán đấu
giá quyền, lợi ích của các bên được công khai thừa nhận và được pháp luật bảo hộ,
hoạt động mua bán thông qua đấu giá được minh bạch hơn, các giao dịch được an
toàn, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, ít tiềm ẩn rủi ro. Thông qua
hoạt động bán đấu giá, sẽ hạn chế các tranh chấp thường nảy sinh trong các giao
dịch mua bán thông thường, các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho các bên tham gia đấu
giá cũng được bảo đảm.
Đối với các bên tham gia đấu giá
Ngoài vai trò chung tác đô ̣ng trực tiế p đối với nền kinh tế, hoạt động bán đấu
giá cũng có vai trò tích cực đối với các bên tham gia đấu giá, đươ ̣c thể hiê ̣n dưới
những khiá ca ̣nh sau:


21


Đối với bên có tài sản:
Bên có tài sản luôn đạt được giá trị bán tài sản với giá cao nhất: Thông qua
bán đấu giá, bên có tài sản sẽ chọn được bên mua trả giá cao nhất cho tài sản của
mình. Khi thực hiện việc bán đấu giá, bên có tài sản hoặc tổ chức bán đấu giá thông
báo, niêm yế t công khai thông báo bán đấ u giá, đồ ng thời đăng thông báo trên các
phương tiện thông tin đại chúng theo quy đinh
̣ để người có nhu cầ u mua tài sản biế t,
đăng ký tham gia đấu giá. Chính vì vậy, tài sản khi bán thông qua hình thức bán đấu
giá có nhiều người tranh nhau trả giá cao để mua đươ ̣c tài sản và từ đó tài sản sẽ
được bán với giá cao nhất. Bên có tài sản sẽ bán được tài sản với giá cao nhất, mang
lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với mua bán tài sản thông thường.
Bên có tài sản có thể thu hồi tiền bán tài sản nhanh chóng: Thông qua hoạt
động bán đấu giá, với nội quy, quy chế cụ thể từng phiên đấu giá, chủ sở hữu tài sản
(bên có tài sản) ký hợp đồng ủy quyền cho tổ chức bán đấu giá tài sản chuyên
nghiê ̣p, tổ chức này chịu trách nhiệm thu tiền bán tài sản khi cuô ̣c bán đấu giá
thành. Người mua tài sản bán đấu giá phải thanh toán toàn bộ số tiền mua tài sản
trong một thời hạn nhất định đã quy đinh
̣ trong quy chế bán đấ u giá hoă ̣c hơ ̣p đồ ng
mua bán tài sản mà không đươ ̣c dây dưa kéo dài. Người tham gia đấu giá phải nộp
một khoản tiền đặt trước nhằ m bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình, nếu
người mua trúng đấu giá tài sản không nô ̣p tiề n mua tài sản đúng hạn, vi pha ̣m quy
chế bán đấ u giá thì sẽ bị mất toàn bộ số tiền đặt trước.
Bên có tài sản tiết kiệm được các chi phí liên quan đến việc bán tài sản: Các
tổ chức bán đấu giá chuyên nghiê ̣p luôn có chức năng, có chuyên môn và trình độ
nhất định trong lĩnh vực tổ chức bán đấu giá. Bên có tài sản thông qua hình thức
bán đấu giá sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí do không phải thực hiện các hoạt động
không chuyên nghiệp. Hoạt động bán đấu giá tài sản được thực hiê ̣n chuyên nghiệp

nên trình tự thủ tục luôn được bảo đảm đúng quy định của pháp luâ ̣t, với các chi phí
quản lý, chi phí thuê dịch vụ liên quan đến hoạt động bán đấu giá được các bên tính
toán sao cho tiết kiệm nhất và mang lại hiê ̣u quả kinh tế tối ưu nhất.
Đối với bên mua tài sản:

22


Bên mua giảm thiểu được các rủi ro liên quan đến nguồn gốc và chất lượng
của tài sản: Tài sản đươ ̣c đưa ra đấu giá thông thường được bên có tài sản và bên tổ
chức bán đấu giá kiểm tra về nguồn gốc xuất sứ, tiń h hơ ̣p pháp của tài sản, bảo đảm
tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thông báo bán đấu giá. Bên mua tài sản không
phải mất nhiều thời gian, chi phí để thương lượng mua bán, cũng không phải mất
thời gian thẩm định về nguồn gốc chất lượng của tài sản đươ ̣c đưa ra đấu giá, các tổ
chức bán đấu giá chuyên nghiê ̣p sẽ thay khách hàng làm việc này. Các thủ tục của
người bán, người mua hàng, cũng như quy trình tổ chức bán đấu giá được thực hiện
công khai, minh bạch theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, các bên tham gia
hoàn toàn yên tâm, các thông tin về tài sản đấu giá luôn được công khai xuyên suốt
quá trình đấu giá. Tổ chức bán đấu giá chịu trách nhiệm bồi thường nếu tài sản
không đúng với thông báo trước đó.
Bên mua sẽ được mua tài sản với giá của chính mình: Với nguyên tắc cơ bản
là công khai trong hoạt động bán đấu giá, người mua tài sản được thông báo kỹ về
chất lượng chủng loại, toàn bộ các thông tin liên quan đến tài sản. Người tham gia
đấu giá được trực tiếp xem, giám định tài sản và tự mình quyết định đưa ra mức trả
giá mua tài sản phù hợp với giá trị sử dụng mong muốn. Người mua tự định giá tài
sản cho riêng mình trước khi quyết định mua. Cùng một mức giá, với người này là
rất cao, nhưng với người mong muốn mua được tài sản lại là phù hợp ở mức giá đó.
Đối với các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiê ̣p:
Thông qua vai trò làm trung gian, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiê ̣p được
bên có tài sản trả các chi phí phù hợp trực tiếp phát sinh từ hoạt động bán đấu giá

và khoản phí phần trăm (%) trên tổng giá trị tài sản bán đấu giá thành. Bên mua khi
tham gia đấu giá phải nộp một khoản tiền đặt trước để bảo đảm cho việc tham gia
phiên đấu giá, bảo đảm cho việc đấu giá thành sẽ mua tài sản. Vì bất kỳ lý do gì bên
mua không tham gia đấu giá hoặc từ chối mua tài sản trúng đấu giá thì số tiền đặt
trước thuộc về tổ chức bán đấu giá.
Bán đấu giá là hình thức bán hàng thường được thực hiện thông qua trung
gian, do các tổ chức kinh doanh dịch vụ bán đấu giá thực hiện. Khi hoạt động mua

23


bán thông qua đấu giá phát triển, tạo điều kiện thu hút nhiều nhân lực cho ngành
này, giải quyết nhiều việc làm hơn cho xã hội. Hoạt động bán đấu giá phát triển sẽ
đem lại nguồn thu tài chính nhiều hơn cho chính các tổ chức kinh doanh dịch vụ
bán đấu giá, làm giàu cho cho các tổ chức này. Thông qua đó, việc thu ngân sách từ
các loại thuế mà tổ chức bán đấu giá phải nộp cũng tăng lên, tăng thu cho ngân
sách, tăng nguồn bảo đảm cho các khoản chi an sinh xã hội của Nhà nước.
1.1.2. Lịch sử ra đời, phát triển và một số hình thức đấu giá tiêu biểu trên
thế giới
1.1.2.1. Lịch sử ra đời
Mua bán là hoạt động chỉ có do con người thực hiện, nhưng hoạt động mua
bán không ra đời cùng sự xuất hiện của loài người. Thời kỳ Công xã nguyên thủy,
cuộc sống loài người còn mông muội, các nhu cầu tồn tại sự sống dựa vào săn bắn,
hái lượm là chính. Công cụ sản xuất do con người tạo ra kết hợp với các yếu tố tự
nhiên làm cho của cải trong xã hội ngày càng dư thừa so với nhu cầu tiêu dùng. Từ
đó xuất hiện hoạt động trao đổi, mua bán, các bên đều tự do thỏa thuận xác lập giao
dịch nhằm đạt mục đích của mình. Sau thời gian hoạt động mua bán xuất hiện, đấu
giá với vai trò là một hình thức của hoạt động mua bán cũng ra đời. Từ những năm
500 trước Công nguyên, hình thức đấu giá đã được hình thành. Giai đoạn đầu mới
hình thành, các bên tham gia tự nguyện tuân theo nguyên tắc bất thành văn là hàng

hóa có giá khởi điểm, ai trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người trúng đấu
giá. Đối tượng được đưa ra bán đấu giá thời kỳ này cũng rất đặc biệt, là những phụ
nữ trẻ đẹp, người tham gia đấu giá chỉ là đàn ông. Người phụ nữ bị coi như một thứ
hàng hóa đem ra đấu giá công khai, người đàn ông trả giá cao nhất sẽ là người được
sở hữu người vợ do đấu giá thành. Sau đó, trong các cuộc chiến tranh xâm lược, các
chiến binh chiếm giữ được tài sản hay vũ khí mà không có nhu cầu sử dụng thì cũng
được đem ra đấu giá, những chiến binh La Mã dùng đấu giá để bán những tài sản
mà họ có được sau những cuộc chinh phục. Đến thời kỳ xã hội chiếm hữu nô lệ, nô
lệ bị xã hội coi là một thứ tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ nô, nô lệ là mặt hàng
rất thông dụng được các chủ nô mua và bán thông qua hình thức đấu giá.

24


Đến thế kỷ XV hoạt động bán đấu giá và nghề đấu giá tại Pháp đã rất phát
triển, nhiều tổ chức đấu giá chuyên nghiệp được thành lập. Cùng với đó, đấu giá đã
trở nên rất phổ biến tại Anh, nơi những quán rượu tổ chức đấu giá cho những tác
phẩm nghệ thuật hay các đồ dùng nội thất. Đến thế kỷ XVIII, cũng tại Anh, hai nhà
đấu giá được ra đời là Sotherby năm 1744 và Christie năm 1766, đến nay hai hãng
đấu giá này vẫn là những hãng tổ chức đấu giá nổi tiếng…
Từ khi hình thành cho đến nay có rất nhiều hình thức đấu giá đã được sử
dụng, điều đó cho thấy sự phát triển của loại hình kinh doanh này như một phần
không thể thiếu của sự phát triển kinh tế thế giới.
1.1.2.2. Một số hình thức đấu giá tiêu biểu trên thế giới
Với vai trò là một hình thức của hoạt động mua bán, trên thế giới đã và đang
tồn tại nhiều loại hình đấu giá. Tuy nhiên, khi xem xét tiếp cận dưới các góc độ, tiêu
chí và cách nhìn khác nhau, mỗi loại hình đấu giá đều có những ưu điểm và nhược
điểm của mình. Trong giới hạn phạm vi của đề tài này thì tác giả đã tổng hợp một
số hình thức đấu giá điể n hình trên thế giới nhằm mục đích tham khảo đó là:
- Căn cứ vào phương thức trả giá, có thể chia đấu giá ra thành:

+ Đấu giá theo kiểu Anh: Đây là hình thức được nhiều người biết đến nhất,
tiêu biểu cho phương thức trả giá lên. Mọi người tham gia trả giá công khai với
nhau, giá đưa ra sau bao giờ cũng cao hơn giá đưa ra trước đó. Cuộc đấu giá kết
thúc khi người ra giá cao nhất so với giá khởi điểm sẽ được mua đươ ̣c tài sản với
giá mà mình đã trả.
+ Đấu giá theo kiểu Hà Lan: Đây là hình thức đấu giá tiêu biểu cho phương
thức đặt giá xuống, trong một sàn đấu giá kiểu Hà Lan truyền thống, giá khởi điểm
để mọi người tham gia trả được coi là giá cao nhất. Nếu người tham gia phiên đấu
giá không chấp nhận mua ngay mức giá khởi điểm, thì mức giá được hạ thấp dần
cho tới khi có người mua chấp nhận mức giá đó hoặc chạm đến mức giá sàn dự
định bán ra mà vẫn không có người mua thì thôi không bán nữa.
- Căn cứ vào cách thức biểu đạt lời nói được dùng trong phiên đấu giá,
có thể chia làm các hình thức:

25


×