Khái quát tình hình kinh tế - chính trị chung của các nước Tây Âu từ sau Thế chiến thứ hai
(1945) đến năm 2000 ? Hãy cho biết, vì sao lại nói Hiệp ước Ma-a-xtơ-rích được kí kết vào ngày
07/12/1991 đánh dấu một mốc đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu ?
A/ Khái quát tình hình kinh tế - chính trị chung của các nước Tây Âu từ sau Thế chiến thứ
hai (1945) đến năm 2000 ?
1) Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1950
a. Về kinh tế: Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá nặng nề. Với sự cố gắng của từng nước và viện trợ
của Mỹ trong “Kế hoạch Marshall”. Đến 1950, hầu hết các nước Tây Âu đã phục hồi kinh tế.
b. Về chính trị:
- Ưu tiên hàng đầu là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị – xã hội, hàn
gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế, liên minh chặt chẽ với Mỹ đồng thời tìm cách trở lại
thuộc địa của mình.
- Từ 1945 – 1950, cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng của khối chủ nghĩa xã hội
Đông Âu mới hình thành.
2) Giai đoạn từ 1950 đến năm 1973
a. Về đối nội
+/ Kinh tế.
- Từ 1950 – 1970, kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng. Đến đầu thập niên 70, trở thành một trong
ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới với trình độ khoa học – kĩ thuật cao.
- Nguyên nhân:
+ Sự nỗ lực của nhân dân lao động
+ Áp dụng thành công những thành tựu khoa học – kĩ thuật để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản
phẩm.
+ Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước có hiệu quả.
+ Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như: viện trợ Mỹ; nguồn nguyên liệu rẻ của các nước thế giới thứ
ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EC…
+/ Chính trị:
- 1950 – 1973: là giai đoạn phát triển của nền dân chủ tư sản ở Tây Âu, đồng thời có nhiều biến động
chính trị (Pháp: từ 1946 – 1958 có 25 lần thay đổi nội các)
b. Về đối ngoại: một mặt liên minh chặt chẽ với Mỹ, mặt khác cố gắng đa phương hóa quan hệ đối
ngoại.
- Chính phủ Anh: ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, ủng hộ Israel chống Ả-rập,
CHLB Đức gia nhập NATO (5/1955)…
- Pháp: phản đối trang bị vũ khí hạt nhân cho CHLB Đức, phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước chủ
nghĩa xã hội khác, rút khỏi Bộ chỉ huy NATO và buộc Mỹ rút các căn cứ quân sự… ra khỏi đất Pháp.
- Thụy Điển, Phần Lan đều phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.
- 1950 – 1973: Chủ nghĩa thực dân cũ của Anh, Pháp, Hà Lan, BĐN … cũng sụp đổ trên phạm vi toàn
thế giới.
3) Giai đoạn từ năm 1973 đến năm 1991
a. Kinh tế: từ 1973 đến đầu thập niên 90: khủng hoảng, suy thoái và không ổn định (tăng trưởng kinh
tế giảm, lạm phát thất nghiệp tăng), chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ Mỹ, Nhật, các nước NIC. Quá trình
nhất thể hóa Tây Âu gặp nhiều khó khăn.
b. Về chính trị – xã hội: Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, tệ nạn xã hội thường xuyên
xảy ra.
c. Đối ngoại:
- 12/1972: ký Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa hai nước Đức làm quan hệ hai nước hòa dịu;
1989, “Bức tường Berlin” bị xóa bỏ và nước Đức thống nhất (3.10.1990)
- Ký Định ước Helsinki về an ninh và hợp tác châu Âu (1975);
4) Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2000
a. Về kinh tế: Từ 1994, phục hồi và phát triển trở lại, Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài
chính lớn nhất thế giới (GNP chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới tư bản)
b. Về chính trị:
- Cơ bản là ổn định. Nếu như Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mỹ thì Pháp và Đức đã trở thành
những đối trọng đáng chú ý với Mỹ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.
- Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mỹ La-tinh, các nước thuộc Đông Âu và Liên Xô
cũ.
B/ Vì sao lại nói Hội nghị cấp cao tại Ma-a-xtơ-rích (Hà Lan) được kí kết vào tháng 12/1991
đánh dấu một mốc đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu ?
* Sau 10 năm chuẩn bị, tháng 12/1991 các nước EC tiến hành họp Hội nghị cấp cao tại Ma-a-xtơ-rích
(Hà Lan).
+/ Hội nghị đã có hai quyết định quan trọng :
1. Xây dựng một thị trường tiền nội địa châu Âu với một liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu, có
một đồng tiền chung duy nhất. Từ ngày 1/1/1999 đã phát hành đồng tiền chung châu Âu với tên gọi
là đồng tiền EURO.
2. Xây dựng một liên minh chính trị, mở rộng sang liên kết về chính sách đối ngoại và anh ninh,
tiến tới một nhà nước chung châu Âu
+/ Với những bước tiến của quá trình liên kết, Hội nghị cấp cao tại Ma-a-xtơ-rích quyết định Cộng đồng
châu Âu mang tên gọi mới là Liên minh châu Âu (EU).
+/ Vào ngày 07/12/1991, Hiệp ước Ma-a-xtơ-rích được kí kết. Những quyết định của hội nghị cấp cao
tại Ma-a-xtơ-rích đã tạo tiền tiền đề cho sự phát triển của Liên minh châu Âu về sau, đã đánh dấu một
mốc đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu. Cho đến nay, Liên minh châu Âu là một liên minh
kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế
giới. Đến năm 2005 số thành viên của Eu nâng lên là 25.