MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC GẮN VỚI CHỦ TRƯƠNG ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU XÃ HỘI
Ở TRUNG TÂM HỖ TRỢ ĐÀO TẠO VÀ CUNG ỨNG NHÂN LỰC
TS. Lê Ngọc Sơn
Phòng Nghiên cứu và Dự báo nhu cầu nhân lực
Từ những năm 90 trở lại đây, nhiều nước đã và đang thực hiện cải cách
giáo dục để đối mặt với sự phát triển nhanh chóng của thế giới, nhằm đào tạo
đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Nghiên cứu khoa học (NCKH) góp phần đáp
ứng yêu cầu trên. NCKH giúp cho việc nhận dạng và tìm hiểu nguyên nhân
của các vấn đề và hệ quả trong giáo dục, từ đó, có thể áp dụng tức thời kết quả
nghiên cứu và giải quyết vấn đề nhanh chóng hơn.
1. Bối cảnh
1.1. Vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội - thực trạng và mong muốn
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ ra, một trong những nhiệm vụ
trọng tâm là đào tạo nhanh nguồn nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực giai đoạn
2011-2020. Ngành Giáo dục và Đào tạo xây dựng và thực hiện Chiến lược
giáo dục giai đoạn 2011- 2020.
Việc đào tạo theo nhu cầu xã hội trong những năm qua đã đạt được một
số kết quả bước đầu. Trước hết, chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội đã thay
đổi nhận thức theo kiểu “đào tạo theo cái sẵn có của cơ sở đào tạo”, sang “đào
tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng”. Một số doanh nghiệp đã hợp tác với cơ sở
đào tạo bằng việc hỗ trợ tài chính, cử chuyên gia tham gia giảng dạy, tạo điều
kiện thực hành, thực tập cho sinh viên. Một số cơ sở đào tạo có điều kiện đã
thành lập doanh nghiệp, gắn nhà trường với lao động sản xuất, học với hành.
Nhà trường biết tận dụng thế mạnh ngành nghề đào tạo, giảng viên không chỉ
nâng cao trình độ chuyên môn, mà còn cải thiện được đời sống, doanh nghiệp
thu hút được nhân lực có trình độ cao. Hệ thống dự báo về nhu cầu đào tạo,
thông tin thị trường lao động hình thành, bước đầu có tác động tích cực cho
8
việc đào tạo theo nhu cầu xã hội. Việc đẩy mạnh đổi mới quản lý giáo dục và
nâng cao chất lượng đào tạo mang lại hiệu quả trong việc đào tạo và sử dụng
nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội đang gặp không ít khó
khăn. Trước hết, chưa có sự phân định trách nhiệm rõ ràng giữa cơ sở đào tạo
và cơ sở sử dụng lao động, chưa có cơ chế phối hợp giữa Bộ, Ngành, địa
phương, với cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động trong việc thực hiện đào
tạo theo nhu cầu xã hội. Thông tin và cơ sở dữ liệu về đào tạo theo nhu cầu xã
hội thiếu hệ thống, chưa có sự phân tầng hợp lý, chưa cập nhật, nhất là chưa có
cơ chế vận hành mang lại hiệu quả cao.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu xã hội:
- Lỗi do hệ thống, thiếu chiến lược vĩ mô phát triển nhân lực;
- Vấn đề đào tạo có sự bất cập chưa được giải quyết một cách cơ bản,
toàn diện, như: nội dung đào tạo nặng về lý thuyết, mang tính hàn lâm, ít giá trị
thực tiễn; sách giáo khoa, giáo trình chưa cập nhật; công tác kiểm tra, đánh giá,
thi, tuyển sinh, còn nặng nề, chưa khích lệ người học, người dạy, chưa hỗ trợ
công tác quản lý hiệu quả.
- Người học chưa được tư vấn chu đáo, học tập một cách gượng ép. Chọn
ngành học, nghề học chủ yếu cảm tính, chủ yếu dựa vào tiêu chí thu nhập và
cơ hội việc làm, chưa chú ý đến việc học ngành nào thì phù hợp, thì có ích.
- Cơ cấu sử dụng lao động chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng vừa thiếu vừa
lãng phí nhân lực. Cơ cấu nhân lực thế giới: Đại học 1-Trung cấp 4- Công
nhân kỹ thuật 10; Việt Nam: Đại học 1-Trung cấp 1,3- Công nhân kỹ thuật
0,92 (Hội thảo khoa học đào tạo nhân lực-những thuận lợi và trở ngại, Hà
Nội, tháng 6/2011). Đánh giá chất lượng nhân lực của Ngân hàng thế giới
(2006) Việt Nam đạt 3,79 điểm/thang 10 điểm, trong khi đó, Hàn Quốc đạt 6,91
điểm/thang 10 điểm.
- Chưa có cơ chế sử dụng người tài, nhất là thu hút tài năng cho giáo dục
và đào tạo.
9
1.2. Hoạt động NCKH của Trung tâm HTĐT và CƯNL
a) Thành tựu và thuận lợi
- Từ 2006 -2010, Trung tâm thực hiện 8 đề tài NCKH cấp Bộ (2 đề tài chưa
nghiệm thu), 1 chương trình khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ quản lý giáo dục
(Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN), 16 đề tài cấp cơ sở (3 đề tài chưa
nghiệm thu).
- Trung tâm được giao các nhiệm vụ NCKH theo Quyết định số 955/QĐ
-BGDĐT, ngày 17/2/2009, về việc tổ chức lại Trung tâm Lao động - Hướng nghiệp
thành Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực; Quyết định số 3729/QĐBGDĐT, ngày 27/8/2010, về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực.
- Đội ngũ cán bộ của Trung tâm có trình độ đào tạo cao: Tiến sĩ: 3/23
(13,04%), Thạc sĩ: 8/23 (34,78%), Đại học: 10/23(43,47%), Cao đẳng: 1/23
(4,34%), Trung cấp 1/23 (4,34%).
Ghi chú: Số liệu cập nhật tháng 8/2011, thông tin được cung cấp bởi 23 cán bộ
của Trung tâm.
b) Khó khăn và hạn chế
- Khó khăn
+ Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm nói chung, nhiệm vụ NCKH được giao
còn chung chung, khó khăn trong việc định hướng NCKH;
10
+ Thiếu các điều kiện để thực hiện NCKH nhất là cơ sở vật chất,
phương tiện, tài chính.
-Hạn chế
+ Các nhiệm vụ khoa học, các nghiên cứu chưa sâu, hiệu quả chưa cao;
+ Chỉ có một số ít cán bộ tham gia NCKH. Có 11 người tham gia đề tài
KHCN cấp bộ, 9 người tham gia đề tài cấp cơ sở. Có 38 bài báo khoa học đã
được đăng, 22 sách và tà liệu chuyên khảo (chỉ tập trung vào một số người).
+ Năng lực NCKH của cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu theo chức năng, nhiệm vụ
được giao, khó tập hợp đội ngũ cán bộ để đi sâu nghiên cứu về một lĩnh vực, do
chuyên ngành đào tạo tản mạn. Các chuyên ngành đào tạo của cán bộ Trung tâm
được chia thành: Nhóm ngành Kinh tế - Xã hội: 4 (17,39%); Nhóm ngành Kỹ
thuật - Công nghệ: 6 (21,37%); Nhóm ngành Sư Phạm: 13 (56, 62%).
+ Năng lực thích ứng với công việc mới, nhất là chuyển sang NCKH ở
lĩnh vực mới của không ít cán bộ còn hạn chế. Một số cán bộ không chỉ hạn
chế về khả năng nghiên cứu, mà nguy hại hơn, coi việc tham gia NCKH là
được chia về lợi ích kinh tế, chưa coi trọng giá trị khoa học, theo kiểu “dây
máu ăn phần”.
+ Công tác quản lý NCKH lỏng lẻo, trong tất cả các khâu của hoạt động
NCKH từ việc đề xuất đề tài, tuyển chọn, triển khai, giám sát, đánh giá,
chuyển giao, công bố và lưu giữ kết quả nghiên cứu.
11
2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả NCKH gắn với chủ trương
đào tạo theo nhu cầu xã hội ở Trung tâm HTĐT và CƯNL
2.1. Định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp
a) Định hướng
- NCKH nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của Trung tâm;
- NCKH chỉ ra được kết quả đạt được và những mặt hạn chế trong công
tác đào tạo theo nhu cầu xã hội, nhất là nguyên nhân;
- NCKH tìm kiếm các giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực đáp
ứng yêu cầu xã hội phù hợp với đặc điểm của vùng, miền, đặc biệt là phù hợp
với sự thay đổi cơ cấu kinh tế của cả nước, của từng địa phương.
b) Nguyên tắc
- Biện pháp đề xuất dựa trên chủ trương chung về công tác đào tạo theo
nhu cầu xã hội của Đảng, Chính phủ;
- Phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao của Trung tâm;
- Phát huy được tiềm năng, thế mạnh của đội ngũ NCKH của trung tâm;
- Mang lại hiệu quả giáo dục, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế.
2.2.
Một số biện pháp
2.1.1. Nâng cao năng lực NCKH cho cán bộ nghiên cứu thông qua các
khóa tập huấn
a) Căn cứ đề xuất biện pháp
- Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm:
+ Tổ chức nghiên cứu, điều tra phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực
phục vụ cho việc xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của
ngành…
+ Khảo sát đánh giá chất lượng, khả năng đáp ứng yêu cầu của người lao
động, tập hợp nhu cầu nhân lực theo đơn đặt hàng của các đơn vị sử dụng lao
động để lập kế hoạch và cung ứng nhân lực…
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu, xử lý và cung cấp thông tin về đào tạo và việc làm…
- Năng lực hiện có của cán bộ nghiên cứu
12
+ Cán bộ được đào tạo ở nhiều chuyên ngành khác nhau, khó tập hợp lực
lượng để đi sâu nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể.
+ Chưa có kinh nghiệm trong NCKH về lĩnh vực mới: khoa học dự báo,
thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục, xã hội học, đánh giá
chất lượng đào tạo, lập kế hoạch hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực, xây
dựng cơ sở dữ liệu, thu thập và xử lý thông tin….
+ Chưa được bồi dưỡng, tập huấn về công tác NCKH nói chung, NCKH
theo chức năng, nhiệm vụ được giao nói riêng.
- Yêu cầu cần có của cán bộ NCKH
+ Có tư duy hệ thống và khả năng giải quyết vấn đề phù hợp với nhiệm
vụ được giao;
+ Thúc đẩy cán bộ rèn luyện phương pháp làm việc chủ động, nhìn lại cả
quá trình NCKH và tự đánh giá hiệu quả công tác;
+ Có động lực đúng đắn trong NCKH và không ngừng hoàn thiện;
+ Thúc đẩy sự phát triển chuyên môn của cán bộ, bởi lẽ, khi đã thực hiện
NCKH thì sẽ không dễ dàng chấp nhận những việc làm chỉ mang tính lý
thuyết, hình thức.
b) Nội dung biện pháp: Tổ chức khóa tập huấn về các khái niệm, kỹ
năng và công cụ cần thiết để thực hiện NCKH
Trong NCKH, các kỹ năng cần có là: phát hiện vấn đề cần nghiên cứu;
thực hiện nghiên cứu (giải quyết vấn đề); đánh giá kết quả nghiên cứu (nhìn lại
quá trình); hợp tác và chuyển giao kết quả nghiên cứu.
Quy trình nghiên cứu đơn giản gồm:
- Xác định hiện trạng (tìm nguyên nhân của vấn đề);
- Tìm các giải pháp thay thế;
- Thiết kế và đo lường;
- Phân tích và tổng hợp;
- Báo cáo kết quả.
Sử dụng phương pháp định lượng thay phương pháp định tính vì nó có
nhiều lợi ích thực tiễn hơn, bởi: người nghiên cứu có thể dễ dàng giải thích
13
kết quả nghiên cứu. Đồng thời, có cơ sở trong giải quyết vấn đề, phân tích
và đánh giá.
c) Cách tiến hành các khóa tập huấn
- Mục tiêu: nâng cao nhận thức, kĩ năng thực hành NCKH
+ Hiểu khái niệm NCKH ứng dụng, phân biệt sự giống và khác nhau giữa
nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu ứng dụng
+ Biết cách lựa chọn vấn đề nghiên cứu
+ Nắm được quy trình nghiên cứu
+ Có kĩ năng: chọn vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương nghiên cứu, tổ
chức thực hiện nghiên cứu, xây dựng công cụ thu thập dữ liệu và phân tích,
giải thích dữ liệu, báo cáo kết quả.
- Nội dung tập huấn
+ Khái niệm NCKH ứng dụng
+ Chu trình NCKH ứng dụng
+ Lựa chọn chủ đề nghiên cứu
+ Xây dựng giả thuyết
+ Thiết kế phương pháp
+ Thu thập dữ liệu
+ Phân thích dữ liệu
+ Báo cáo kết quả
- Phương pháp tập huấn: thảo luận, thực hành, nhằm xây dựng các kỹ
năng NCKH và ứng dụng các công cụ sẵn có trên phần mềm Excel và trên
Internet. Các kỹ năng được trang bị trong khoá tập huấn sẽ giúp cán bộ có khả
năng thực hiện nghiên cứu trên quy mô nhỏ, sau đó, sử dụng các khái niệm và
kỹ thuật đó để thực hiện bất kỳ nghiên cứu nào trên quy mô lớn.
d) Kết quả mong đợi
- Người tham dự không chỉ hiểu về khái niệm mà còn có khả năng áp
dụng vào công tác nghiên cứu theo chức năng, nhiệm vụ được phân công;
- Có tác động thay đổi tích cực về nhận thức, từ suy nghĩ NCKH là giải
quyết những vấn đề to tát, hiểu rằng: có thể tìm những vấn đề cần nghiên cứu
14
ngay trong công tác của chính mình hoặc đồng nghiệp. Tìm nguyên nhân và
các giải pháp tích cực thay thế sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác.
2.2.2 Đổi mới công tác quản lý hoạt động NCKH
a) Căn cứ đề xuất biện pháp
- Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm;
- Năng lực hiện có của cán bộ nghiên cứu;
- Thực tế quản lý hoạt động NCKH của trung tâm;
- Các quy định về quản lý hoạt động NCKH của các cấp quản lý.
b) Nội dung biện pháp
- Xây dựng định hướng phát triển khoa học và công nghệ của Trung tâm
cho từng giai đoạn và kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ hàng năm.
- Triển khai thực hiện và tổ chức quản lý nhiệm vụ khoa học và công
nghệ các cấp Trung tâm được giao
- Nâng cao trình độ quản lý khoa học và công nghệ bằng quy chế hoạt
động khoa học và công nghệ của Trung tâm
c) Cách tiến hành
- Trên cơ sở kế hoạch chiến lược phát triển của Trung tâm, chiến lược
phát triển khoa học và công nghệ của quốc gia, của ngành Giáo dục và Đào
tạo, xây dựng định hướng phát triển khoa học và công nghệ dài hạn, xây dựng
kế hoạch khoa học và công nghệ từng giai đoạn và từng năm đáp ứng yêu cầu
của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Xây dựng quy chế hoạt động
khoa học và công nghệ của Trung tâm
- Quy trình xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ
Bước 1: Đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ với các cơ quan
quản lý về vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội phù hợp với định hướng phát
triển kinh tế xã hội, đổi mới giáo dục và đào tạo. Trung tâm xác định nhiệm vụ
khoa học và công nghệ cấp cơ sở sát với chức năng nhiệm vụ được giao, phù
hợp với định hướng phát triển khoa học và công nghệ của cơ quan. Cá nhân đề
xuất, các phòng tập hợp báo cáo lãnh đạo Trung tâm.
Bước 2: Tổ chức tuyển chọn, xét chọn các nhiệm vụ khoa học và công
nghệ đã được các cấp quản lý phê duyệt đưa ra tuyển chọn, xét chọn. Thành
15
lập Hội đồng khoa học của Trung tâm tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và
công nghệ.
Bước 3: Phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy chế hoạt
động khoa học và công nghệ của trung tâm
- Tổ chức thực hiện kế hoạch khoa học và công nghệ
+ Trung tâm tập trung nguồn lực về tài chính, trang thiết bị, nhất là về
con người thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
+ Đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ căn cứ vào bản
thuyết minh, quan trọng hơn là giá trị của sản phẩm khoa học;
+ Thành lập các nhóm nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành có sự hợp
tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
- Quản lý hoạt động khoa học và công nghệ cần giao nhiệm vụ rõ ràng
cho cá nhân, tổ chức, thực hiện theo đúng các quy định hiện hành.
- Xây dựng và vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về các kết quả
NCKH phục vụ hoạt động đào tạo theo nhu cầu xã hội, đúng chức năng nhiệm
vụ của Trung tâm.
d) Kết quả mong đợi
- Có được kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ lâu dài, hằng năm
- Hoạt động NCKH được thực hiện bài bản, mang lại hiệu quả
3. Kiến nghị
3.1. Đối với Trung tâm
- Có kế hoạch xây dựng và phát triển Trung tâm nói chung, công tác
NCKH nói riêng;
- Cần có chủ trương, coi bồi dưỡng nghiệp vụ NCKH là yêu cầu bắt buộc;
- Có kế hoạch tài chính cho việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là
phát triển năng lực NCKH.
3.2. Cần có nghiên cứu đánh giá và cải tiến tất cả các khâu của quá trình
đào tạo và sử dụng;
Đầu vào
(tuyển
sinh)
Quá
trình
đào tạo
(MT,ND
,PP,ĐG)
Đầu ra
(Chuẩn
đào tạo)
16
Sử dụng
(Chuẩn
nghề
nghiệp)
________________
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu hội thảo - tập huấn quản lý hoạt động
khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học. Nha Trang, tháng
7/2011.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kỷ yếu hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và
công nghệ 5 năm 2006-2010 và phương hướng phát triển giai đoạn 20112015. Hà Nội, 2011.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Văn bản pháp quy về hoạt động khoa học, công
nghệ và môi trường (tài liệu hội thảo tập huấn). Đà Nẵng, tháng 8/2010.
4. Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực-nhân tài Việt Nam. Tài liệu Hội
thảo khoa học Đào tạo nhân lực-những thuận lợi và trở ngại. Hà Nội,
tháng 6/2011.
5. Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực. Một số thông tin chủ yếu
về Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực. Hà Nội, 2011.
17
VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ĐỐI VỚI VIỆC ĐÀOTẠO THEO NHU CẦU XÃ HỘI
ThS. Nguyễn Thu Huyền
Phòng Nghiên cứu và Dự báo nhu cầu nhân lực
1. Một số đặc điểm của thành phố Hà Nội
1.1. Tình hình phát triển kinh tế, đặc điểm văn hóa thành phố Hà Nội
Theo Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính
phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, mục tiêu phát triển chung của
Thành phố Hà Nội là “Xây dựng, phát triển Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện
đại, tiêu biểu cho cả nước, đảm bảo thực hiện chức năng là trung tâm chính trị,
văn hóa, khoa học, công nghệ, giao thương và kinh tế lớn của cả nước. Bảo tồn
và phát huy giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn
hiến, xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh tiêu biểu có trí tuệ và
truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; thiết lập các cơ sở hàng đầu của
đất nước về nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ văn hóa, giáo dục, y tế,
thể dục thể thao. Có hệ thống kết cấu hạ tầng kĩ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại,
môi trường bền vững. Bảo đảm vững chắc an ninh chính trị, quốc phòng, trật
tự an toàn xã hội; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Thủ đô trong
khu vực và quốc tế được nâng cao.”
Mục tiêu về phát triển kinh tế của Hà Nội là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình
quân thời kì 2011-2015 đạt 12-13%/năm, thời kì 2016-2020 đạt 11-12% và thời
kì 2021-2030 đạt khoảng 9,5-10%; Đến năm 2015, trong cơ cấu kinh tế: tỷ trọng
dịch vụ chiếm 54-55%, công nghiệp- xây dựng chiếm 41-42% và nông nghiệp là
3-4%.
Mục tiêu về lao động, việc làm là nâng cao chất lượng nguồn lao động:
tăng cường đầu tư dạy nghề, nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng lao
động đang làm việc. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo. Từng bước nâng
cấp, phát triển cơ sở dạy nghề. Chú trọng đào tạo nhân lực chuyên môn cao
cho những ngành kinh tế mũi nhọn. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu ngành nghề
cho người lao động phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế. Phát
triển thông tin thị trường lao động, hoàn thiện hệ thống giao dịch chính thức
18
trên thị trường lao động: nâng cao chất lượng hoạt động của sàn giao dịch việc
làm; thiết lập hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động thống nhất từ
thành phố đến quận/huyện, phường/xã. Phấn đấu trung bình mỗi năm giải
quyết việc làm mới cho 135-140 nghìn người giai đoạn 2011-2015 và 155-160
nghìn người giai đoạn 2016-2020
Mục tiêu về giáo dục và đào tạo:
- Giữ vững và nâng cao vị thế hàng đầu của giáo dục – đào tạo, là nòng
cốt cho xây dựng văn hóa người Hà Nội, xây dựng xã hội học tập và tạo tiền đề
phát triển kinh tế tri thức. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa
tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề.
- Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động,
cơ sở đào tạo để phát triển nguồn lực cho xã hội. Duy trì phổ cập tiểu học và
trung học cơ sở đúng độ tuổi, tiến tới phổ cập giáo dục bậc trung học. Tiếp tục
xây dựng, nhân rộng các trường chất lượng cao ở tất cả các bậc học, cấp học.
- Điều chỉnh phân bố mạng lưới các trường đại học, cao đẳng. Hình
thành đô thị đại học tại Hòa Lạc. Xây dựng hạ tầng kĩ thuật các khu đô thị đại
học, quần thể các trường đại học đồng bộ, hiện đại cả về kiến trúc lẫn hạ tầng
tại khu vực Gia Lâm, Sóc Sơn, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên, Chúc Sơn.
Tập trung đầu tư phát triển các trường đại học xuất sắc, đại học trọng điểm.
Mở rộng đào tạo nghề; xây dựng một số trung tâm đào tạo nghề kĩ thuật cao.
- Các chỉ tiêu phát triển cơ bản đến năm 2020: Tỷ lệ học 2 buổi/ngày:
Tiểu học đạt trên 90%; Trung học cơ sở đạt trên 50%; tỷ lệ trường đạt chuẩn
quốc gia 65-70%; 100% trường học kiên cố hóa, tiến dần hiện đại hóa; 100%
xã, phường, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng.
Mục tiêu về lĩnh vực Y tế và dân số:
- Phát triển hệ thống y tế hoàn chỉnh, vừa phổ cập vừa chuyên sâu nhằm
đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Củng cố, nâng cấp
toàn bộ hệ thống y tế trên cơ sở địa bàn thành phố, đảm bảo đáp ứng thuận tiện,
nhanh chóng với chất lượng dịch vụ tốt phục vụ mọi nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của người dân. Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ y tế có chất
lượng cao.
- Các chỉ tiêu cơ bản về dân số, sức khỏe: Giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên
xuống 1,15% vào năm 2015 và 1,1% vào năm 2020; giảm tỉ lệ trẻ em dưới 5
tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 11% vào năm 2015 và dưới 8%
19
vào năm 2020; tuổi thọ trung bình đạt 79 năm đến năm 2015 và 80 năm đến
năm 2020.
- Phấn đấu đến năm 2015 đạt tỉ lệ 20 giường bệnh/10.000 dân (tính cả
bệnh viện tuyến trung ương là 34-35 giường bệnh/10.000 dân) và khoảng 25
giường bệnh / 10.000 dân vào năm 2020.
Cơ chế chính sách và đào tạo nguồn nhân lực:
- Tiếp tục nghiên cứu đưa vào áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù đối
với Thành phố trong các lĩnh vực: xây dựng, phát triển, quản lí đô thị; huy
động các nguồn lực, có giải pháp nhằm khuyến khích nhằm khai thác tốt nguồn
lực từ đội ngũ cán bộ khoa học và kĩ thuật hiện có. Tăng cường đầu tư cho các
lĩnh vực giáo dục – đào tạo để nâng cao trình độ dân trí, tỷ lệ lao động được
đào tạo nghề và sức khỏe cho người lao động. Sắp xếp lại và có kế hoạch bồi
dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lí
nhà nước.
- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo và dạy nghề. Hiện đại hóa công
nghệ áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật để nâng cao năng lực quản lí, điều
hành các doanh nghiệp, đăp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập.
1.2. Nhu cầu nhân lực thành phố Hà Nội
Theo số liệu thống kê năm 2010 nhân lực trong cả nước được đánh giá
trong số 20,1 triệu lao động đã qua đào tạo trên tổng số 48,8 triệu lao động
đang làm việc, thì chỉ có 8,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ do các cơ sở
đào tạo trong và ngoài nước cấp. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt
Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao.
Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thấp so với các nước khác. Nếu lấy
thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm - xếp
thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới; trong khi
Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94... Cơ cấu
đào tạo hiện còn bất hợp lý được thể hiện qua các tỷ lệ: ĐH và trên ĐH là 1,
trung học chuyên nghiệp là 1,3 và CNKT là 0,92; trong khi trên thế giới, tỷ lệ
này là 1-4-10. Cơ cấu ngành nghề cũng mất cân đối: Các ngành kỹ thuật - công
nghệ, nông - lâm - ngư nghiệp còn ít và chiếm tỉ trọng thấp, trong khi đó các
ngành xã hội luật, kinh tế, ngoại ngữ... lại quá cao.
20
Nhân lực của Thành phố Hà Nội cũng có chung các đặc điểm trên của
nhân lực trong cả nước, ngoài ra đối với Thành phố Hà Nội có một số đặc điểm nổi
bật khác:
- Hà Nội thiếu nhân lực ngành Y tế: Một trong những khó khăn nhất hiện
nay của ngành y tế Hà Nội là chưa đáp ứng đủ nguồn nhân lực cho mạng lưới
y tế cơ sở. Toàn thành phố mới có 452/577 trạm y tế có bác sỹ, đạt tỷ lệ 78,3%.
Nhiều trạm y tế có kết cấu hạ tầng xuống cấp và thiếu diện tích sử dụng, không
đủ mặt bằng diện tích khám chữa bệnh. Để khắc phục tình trạng này năm 2011,
ngành y tế thành phố có kế hoạch triển khai đào tạo khoảng 400 cán bộ với
trình độ đại học, sau đại học và cao đẳng, nữ hộ sinh, dược trung học... đáp
ứng nhu cầu đào tạo cán bộ dược cho các trạm y tế xã/phường/thị trấn (200 cán
bộ). Ngành y tế cũng đã triển khai công tác đào tạo theo địa chỉ, phối hợp với
Học viện Quân y, trong năm 2011 có 38 bác sỹ sẽ tốt nghiệp và triển khai công
tác tại tuyến y tế cơ sở.
- Nhu cầu nhân lực ngành ngân hàng: Trong thời gian gần đây thị trường
tài chính ngân hàng có sự phát triển mạnh mẽ, chính vì vậy nhân lực cho ngành
tài chính ngân hàng đang là thách thức lớn đối với cả nước nói chung cũng như
của thành phố Hà Nội. Cả nước có 34 ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân
hàng thương mại quốc doanh, 5 ngân hàng liên doanh và 35 chi nhánh ngân
hàng nước ngoài. Nhiều ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang chuẩn bị nhập
cuộc, gần chục công ty tài chính đang chờ hoàn tất thủ tục pháp lý để triển khai
các dịch vụ tín dụng tiêu dùng. Đồng thời trong thời gian ngắn nhiều ngân
hàng thương mại cổ phần đã có tốc độ phát triển nhân lực khá cao, từ 30 –
70%. Chính sự khan hiếm về nhân lực dẫn đến các nhà tuyển dụng “lôi kéo”
nhân viên của ngân hàng khác đồng thời kết hợp với việc đào tạo nâng cao trình
độ của nhân lực.
- Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin: Nhìn chung nhân lực
ngành Công nghệ thông tin vừa thiếu và vừa yếu. Một thực tế cho thấy việc
đào tạo nhân lực của chúng ta không đủ về cả số lượng và chất lượng. Theo
Ông Võ Tấn Long, giám đốc IBM Việt Nam, cho hay: “Nhu cầu nguồn nhân
lực của IBM Việt Nam ngày càng tăng trong khi trình độ, kỹ năng và chất
lượng của các ứng viên công ty có thể tiếp cận lại chưa đáp ứng được sự mong
muốn của doanh nghiệp. Các ứng viên thiếu và yếu các kỹ năng mềm”.
21
Nhu cầu nhân lực của một số lĩnh vực tăng mạnh như giúp việc gia đình,
chăm sóc người già, vệ sinh công nghiệp, phục vụ, bán hàng... Đây cũng là
những ngành nghề hiện nguồn cung còn rất ít ỏi, nhiều khả năng chỉ đáp ứng
được khoảng 20% nhu cầu.
Hà Nội cũng giống như thành phố Hồ Chí Minh việc khan hiếm nhân lực
có trình độ tay nghề cao đồng thời khan hiếm cả lao động thủ công. Do lao động
thủ công có mức thu nhập thấp nên rất khó tuyển được lao động theo nhu cầu.
1.3. Giáo dục, đào tạo của thành phố Hà Nội
Bảng 1. Số trường học giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học thành phố Hà Nội
Tổng số
Đạt chuẩn
Công lập
Ngoài
công lập
Giáo dục mầm non
Năm học
Năm học
Năm học
2007-2008 2008-2009 2009-2010
366
767
779
29
56
65
135
300
639
231
467
140
Giáo dục tiểu học
Năm học
Năm học
Năm học
2007-2008 2008-2009 2009-2010
280
674
677
68
247
264
257
653
655
23
21
22
Bảng 2. Số trường học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông thành phố Hà Nội
Năm học
Tổng số
Đạt chuẩn
Công lập
Ngoài
công lập
Trung học cơ sở
Năm học
Năm học
Trung học phổ thông
Năm học
Năm học
Năm học
2007-2008
219
34
214
2008-2009
584
114
579
2009-2010
581
129
576
2007-2008
103
6
44
2008-2009
182
12
104
2009-2010
161
12
103
5
5
5
59
78
58
Theo số liệu thống kê năm 2008-2009: Hà Nội có 48 trường TCCN với
47.539 học sinh; số sinh viên cao đẳng là 83.483 và 453.794 sinh viên đại học.
Năm 2009-2010 có 49 trường TCCN với 50.626 học sinh; có 101.467 sinh
viên cao đẳng của 32 trường cao đẳng và 48 trường đại học có đào tạo cao
đẳng; 48 trường đại học với 488.718 sinh viên đại học.
Theo số liệu thống kê về cán bộ quản lí giáo dục trong đó, giáo dục mầm
non: 18%; giáo dục phổ thông: 65%; Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học
6% và ở các cơ quan quản lí giáo dục các cấp 11%.
22
Đánh giá chung chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục cơ bản đã đáp
ứng được yêu cầu nhiệm vụ, song vẫn còn nhiều bất cập:
- Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục đáp ứng chuẩn trình độ đào
tạo; tuy nhiên, khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác quản lí còn rất hạn chế. Đa số chưa được đào tạo có hệ thống về
công tác quản lí, trình độ và năng lực điều hành quản lí còn bất cập, tính
chuyên nghiệp thấp, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên chất
lượng, hiệu quả công tác còn nhiều hạn chế.
- Về cơ bản đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục có ý thức chính trị, phẩm chất
đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn sư phạm cao (do hầu hết là những nhà giáo
được bổ nhiệm, điều động sang làm công tác quản lí), có kinh nghiệm trong
công tác quản lí giáo dục. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lí giáo
dục có biểu hiện chạy theo những tiêu cực của kinh tế thị trường, chưa tích cực,
chủ động học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Công tác sử dụng và quản lí đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục cũng còn
nhiều khó khăn, bất cập như: chưa giải quyết thỏa đáng chế độ chính sách đối
với những nhà giáo được điều động sang làm công tác quản lí; thu nhập của
cán bộ quản lí giáo dục ở các trường công lập và ngoài công lập có khác biệt
lớn; đời sống của phần đông cán bộ quản lí giáo dục gặp nhiều khó khăn, điều
kiện làm việc còn hạn chế nên nhiều người chưa thực sự yên tâm công tác.
Qua kết quả khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ quản lí giáo dục của
thành phố Hà Nội, chúng tôi tiến hành khảo sát 294 cán bộ quản lí khối Trung
học phổ thông, 12 cán bộ khối TCCN, 55 cán bộ quản lí khối trung tâm Giáo
dục thường xuyên và 28 cán bộ quản lí Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp – Hướng
nghiệp, thấy đối với mỗi đối tượng cán bộ quản lí yêu cầu về nội dung và hình
thức bồi dưỡng khác nhau, nguyện vọng cũng khác nhau. Tuy nhiên vấn đề
đào tạo theo nhu cầu nhân lực thì chưa được cán bộ quản lí chú ý đúng mức.
2. Vai trò của CBQLGD đối với việc đào tạo theo nhu cầu xã hội
Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách
thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết
23
quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết qủa
mong muốn có hiệu quả nhất.
Như vậy để việc đào tạo theo nhu cầu xã hội, cán bộ quản lí phải luôn chủ
động thực hiện tốt các vai trò chức năng của mình để đào tạo theo nhu cầu xã hội:
- Chức năng lập kế hoạch: Là soạn thảo và thông qua những kế hoạch
những quyết định chủ trương quản lý quan trọng. Trong các chức năng của
quản lý thì chức năng này có vai trò quan trọng, nó giúp các nhà quản lý hoạch
định được kế hoạch phát triển của đơn vị, đồng thời thể hiện được tính khoa
học trong quản lý tổ chức đơn vị. Muốn thực hiện được chức năng này có hiệu
quả đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có tầm nhìn về tương lai phát triển của
đơn vị, đánh giá đúng thực trạng đơn vị để đề ra kế hoạch phát triển cho phù
hợp với thực tế - tức là đảm bảo kế hoạch có tính khả thi. Ngay trong việc lập
kế hoạch các cán bộ quản lí cần xác định việc đào tạo cần gắn với nhu cầu của
xã hội tránh việc đào tạo những gì mình có khả năng.
- Vai trò tổ chức: thể hiện qua việc thực hiện các quyết định chủ trương
bằng cách xây dựng cấu trúc tổ chức của đối tượng quản lý, tạo dựng mạng
lưới quan hệ tổ chức tuyển lựa sắp xếp bồi dưỡng cán bộ, làm mục tiêu trở lên
có ý nghĩa, tăng tính hiệu quả về mặt tổ chức.
- Vai trò chỉ đạo: Chỉ dẫn, động viên, điều chỉnh và phân phối các lực
lượng giáo dục tích cực thực hiện công việc theo sự phân công và kế hoạch đã
định. Chức năng này thể hiện năng lực tổ chức phân phối các tổ chức các cá
nhân trong đơn vị để hoàn thành kế hoạch đặt ra.
- Vai trò kiểm tra, đánh giá: liên quan đến mọi cấp quản lý để đánh giá
kết quả của hệ thống. Nó thực hiện việc xem xét tình hình thực hiện công việc
đối chiếu với yêu cầu để có sự đánh giá đúng đắn. Qua kiểm tra đánh giá sẽ
giúp cho nhà quản lý giám sát việc thực hiện kế hoạch và điều chỉnh kịp thời
những chỉ đạo chưa đúng đắn.
3. Một số kiến nghị, đề xuất
- Hà Nội là một thành phố lớn nên việc gắn đào tạo với nhu cầu xã hội
cần được xem xét theo khu vực không chỉ xem xét riêng đối với thành phố Hà
24
Nội. Việc đào tạo nhân lực trình độ cao của Hà Nội là đào tạo chung cho cả
miền Bắc nên để đánh giá được đúng cần có những nghiên cứu đầy đủ và
chính xác.
- Để nâng cao vai trò của cán bộ quản lí trong việc đào tạo theo nhu cầu
xã hội cần thay đổi cán bộ quản lí từ tư duy đến những cơ chế chính sách cần
thiết nhằm thúc đấy mạnh việc đào tạo theo nhu cầu xã hội. Một trong các nội
dung cần bồi dưỡng cho cán bộ quản lí các cấp là việc hướng học, hướng
nghiệp cho học sinh nhằm phát huy năng lực sở trường của học sinh cũng như
hợp với nhu cầu xã hội.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Thống kê Giáo dục và Đào tạo Năm
học 2007-2008, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thống kê Giáo dục và Đào tạo Năm
học 2008-2009, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thống kê Giáo dục và Đào tạo Năm
học 2009-2010, Hà Nội.
4. Nguyễn Hải Thập, Thực trạng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo
dục và những nội dung cần nghiên cứu khi xây dựng luật viên chức.
5. Trần Thị Bích Liễu, Đổi mới công tác đánh giá chương trình đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục – Một giải pháp nâng cao chất lượng
cán bộ quản lí giáo dục ở Việt Nam.
25
NHU CẦU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nghiêm Thành Nam
Phòng Nghiên cứu và Dự báo nhu cầu nhân lực
1. Khái quát
1.1. Tình hình kinh tế xã hội, văn hóa chính trị và đặc điểm của Tp Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam.
Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm
tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án
nước ngoài. Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động,
trong đó 139.000 người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm
việc. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.800
USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1168 USD/năm. Tổng
GDP cả năm 2010 đạt 418.053 tỷ đồng (tính theo gía thực tế khoảng 20,902 tỷ
USD), tốc độ tăng trưởng đạt 11,8%.
Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai
thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du
lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm
33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất:
51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.
Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm
mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu
thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan
trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất
hiện như Saigon Trade Centre , Diamond Plaza ... Mức tiêu thụ của Thành
phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và
gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội. Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh, có mã giao dịch là VN-Index, được thành lập vào tháng 7 năm 1998.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng
26
khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt
365.000 tỷ đồng.
Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với
nhiều khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ
công nghệ hiện đại. Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở
ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm,
18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy... có trình độ công nghệ, kỹ
thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá
tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp... cũng gây khó khăn cho nền
kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực cao,
đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
1.2. Dân số Thành phố Hồ Chí Minh theo các kết quả điều tra dân số như sau:
Ngày 1/10/1979 (Điều tra toàn quốc): 3.419.977 người.
Ngày 1/4/1989 (Điều tra toàn quốc): 3.988.124 người.
Ngày 1/4/1999 (Điều tra toàn quốc): 5.037.155 người.
Ngày 1/10/2004 (Điều tra của thành phố): 6.117.251 người.
Ngày 1/4/2009 (Điều tra toàn quốc): 7.162.864 người.
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh
có dân số 7.162.864 người, gồm 1.824.822 hộ dân trong đó: 1.509.930 hộ tại
thành thị và 314.892 hộ tại nông thôn, bình quân 3,93 người/hộ. Phân theo giới
tính: Nam có 3.435.734 người chiếm 47,97%, nữ có 3.727.130 người chiếm
52,03%. Những năm gần đây dân số thành phố tăng nhanh; trong 10 năm từ
1999-2009 dân số thành phố tăng thêm 2.125.709 người, bính quân tăng hơn
212.000 người/năm, tốc độ tăng 3,54%/năm, chiếm 22,32% số dân tăng thêm
của cả nước trong vòng 10 năm. Với 572.132 người, tương đương với dân số
một số tỉnh như: Quảng Trị, Ninh Thuận, quận Bình Tân có dân số lớn nhất
trong số các quận cả nước. Tương tự, huyện Bình Chánh với 420.109 dân là
huyện có dân số lớn nhất trong số các huyện cả nước. Trong khi đó huyện Cần
Giờ với 68.846 người, có dân số thấp nhất trong số các quận, huyện của thành
phố. Không chỉ là thành phố đông dân nhất Việt Nam, quy mô dân số của
Thành phố Hồ Chí Minh còn hơn phần lớn các thủ đô ở châu Âu ngoại trừ
Moscow và London. Theo số liệu thống kê năm 2009, 83,32% dân cư sống
trong khu vực thành thị. Thành phố Hồ Chí Minh có gần một phần ba là dân
27
nhập cư từ các tỉnh khác. Cơ cấu dân tộc, người Kinh 6.699.124 người chiếm
93,52% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 414.045 người chiếm
5,78%, còn lại là các dân tộc Chăm 7.819 người, Khmer 24.268 người ... Tổng
cộng có đến 52/54 dân tộc được công nhận tại Việt Nam có người cư trú tại
thành phố (chỉ thiếu dân tộc Bố Y và Cống), ít nhất là người La Hủ chỉ có 01
người. Ngoài ra còn 1.128 người được phân loại là người nước ngoài, có
nguồn gốc từ các quốc gia khác (India, Pakistan, Indonesia, Pháp...). Những
người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh cư trú ở khắp các quận, huyện, nhưng
tập trung nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho
nền kinh tế thành phố. Cũng theo số liệu điều tra dân số năm 2009, 1.983.048
người (27,68% tổng số dân thành phố) kê khai có tôn giáo; trong đó những tôn
giáo có nhiều tín đồ là: Phật giáo 1.164.930 người chiếm 16,26%, Công giáo
745.283 người chiếm 10,4%, Cao đài 31.633 người chiếm 0,44%, Tin lành
27.016 người chiếm 0,37%, Hồi giáo 6.580 người chiếm 0,09%.
Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều. Trong khi
một số quận như: quận 3, quận 4, quận 10 và quận 11 có mật độ lên tới trên
40.000 người/km², thì huyện ngoại thành Cần Giờ có mật độ tương đối thấp 98
người/km². Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên 1,07% thì
tỷ lệ tăng cơ học lên tới 1,9%. Những năm gần đây dân số các quận trung tâm
có xu hướng giảm; trong khi dân số các quận mới lập vùng ven tăng nhanh, do
đón nhận dân từ trung tâm chuyển ra và người nhập cư từ các tỉnh đến sinh
sống. Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách
vãng lai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, con số này còn có thể
tăng lên tới 2 triệu.
Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người rất cao
so với mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày
các lớn do những tác động của nền kinh tế thị trường. Những người hoạt động
trong lĩnh vực thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt
xã hội vẫn còn thể hiện rõ giữa các quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành.
1.3. Giáo dục của thành phố Hồ Chí Minh
Về mặt hành chính, Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh chỉ quản lý các
cơ sở giáo dục từ bậc mầm non tới phổ thông. Các trường đại học, cao đẳng
28
phần lớn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong 3 năm học gần đây thì số lượng
trường, lớp, học sinh các cấp của Tp Hồ Chí Minh:
Năm học
2007-2008
2008-2009
2009-2010
Năm học
20072008
20082009
20092010
Năm học
20072008
20082009
20092010
Số trường, số lớp, số học sinh tiểu học
Tổng số
Công lập
Ngoài công lập
Trường Lớp
Học
Trường Lớp
Học
Trường Lớp
Học
sinh
sinh
sinh
467
1142 423437
427
1064 404214
40
779
19223
8
9
467
1175 431569
429
1086 411751
38
889
19818
6
7
470
1237 474919
429
1137 451896
41
1002 23023
7
5
Số trường, số lớp, số học sinh THCS
Tổng số
Công lập
Ngoài công lập
Trường Lớp
Học
Trường Lớp
Học
Trường Lớp
Học
sinh
sinh
sinh
231
760 327652
223
682 296740
8
780
30912
3
3
239
767 327927
225
683 295579
14
840
32348
9
9
241
7557 316416
229
677 288813
12
786
27603
1
Số trường, số lớp, số học sinh THPT
Tổng số
Công lập
Ngoài công lập
Trường lớp học sinh Trường lớp học sinh Trường lớp học sinh
81
4042 176662
68
2437 106794
13
160
69868
5
81
4207 181871
68
2705 117741
13
1502 64130
82
441
4
186464
69
2865
29
124173
13
1549
62291
Biểu đồ: Quy mô học sinh các cấp của TP Hồ Chí Minh
Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thành
phố. Trong khi đó, những cơ sở xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tập trung chủ
yếu vào bốn huyện ngoại thành Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ. Các
trường ngoại ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ giảng dạy những ngôn
ngữ phổ biến mà còn một trường dạy quốc tế ngữ, một trường dạy Hán Nôm,
bốn trường dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay cũng có 40 trường quốc tế do các lãnh sự quán, công ty giáo dục đầu tư.
Giáo dục bậc đại học, trên địa bàn thành phố có trên 80 trường, đa số
do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trong đó chỉ có 2 trường đại học công
lập (Trường đại học Sài Gòn và Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch )
do thành phố quản lý. Là thành phố lớn nhất Việt Nam, Thành phố Hồ Chí
Minh cũng là trung tâm giáo dục bậc đại học lớn bậc nhất, cùng với Hà Nội.
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với năm đại học thành viên.
Nhiều đại học lớn khác của thành phố như Đại học Kiến trúc , Đại học Y
Dược, Đại học Ngân hàng , Đại học Luật, Đại học Bách khoa , Đại học Kinh
tế... đều là các đại học quan trọng của Việt Nam. Trong số học sinh, sinh
viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng của thành phố, 40% đến
từ các tỉnh khác của quốc gia.
Năm học
2007-2008
2008-2009
2009-2010
Tổng số học sinh TCCN
38009
47203
61645
TCCN
Tổng số học sinh tốt
nghiệp
11031
11435
11666
30
Tổng số giáo viên
2001
3160
Cao Đẳng
Năm học
Tổng số sinh viên cao
đẳng
Tổng số sinh viên
CĐ Tốt nghiệp
Tổng số giảng viên
2008-2009
105654
13396
3197
2009-2010
137350
15444
4458
Tổng số sinh viên
Đại học
T. số SV Tốt nghiệp
Tổng số giảng viên
2008-2009
329478
35816
9478
2009-2010
350568
39455
10749
Năm học
Biểu đồ: Tổng số học sinh, sinh viên và tổng số học sinh, sinh viên tốt
nghiệp của Tp Hồ Chí Minh
31
2. Thực trạng nhu cầu bồi dưỡng CBQL hiện nay
2.1. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục:
Biểu đồ: Số lượng học sinh, sinh viên các bậc học cả nước
Biểu đồ: Số lượng giáo viên, giảng viên các cấp học cả nước
Tính đến năm học 2007-2008, cả nước có khoảng 120.000 cán bộ quản lý
giáo dục (trong đó, giáo dục mầm non: 18% = 21.600 CBQL, giáo dục phổ
thông: 65% = 78.000 CBQL, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học: 6% =
7.200 CBQL và cơ quan quản lý giáo dục các cấp: 11% = 13.200 CBQL).
32