Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Báo Cáo Thực Tập Ngân hàng TMCP EximBank – Chi nhánh Đồng Nai – PGD Trảng Bom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.19 KB, 24 trang )

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
ĐồngNai, Ngày….Tháng….Năm 2012
Kýtên,đóngdấu

-

I -



NHẬN XÉT CỦA KHOA
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

-

II -


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

TP.HồChí Minh, Ngày …..Tháng……Năm 2012
Chữ ký

-

III

-


LỜI CẢM ƠN

L

ời đầu tiên em xin tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc đến Ban Giám Hiệu trường Đại

Học Ngân Hàng Tp.HCM, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kế Toán đã tận tình

truyền đạt kiến thức cho em trong suốt những năm học qua, trên hết là sự tận tình

hướng dẫn, giúp đỡ của Cô Đoàn Quỳnh Phương - người đã trực tiếp hướng dẫn em
nghiên cứu và viết đề tài này. Báo cáo thực tập là những kiến thức tổng hợp quá trình
học tập và tiếp xúc môi trường làm việc thực tế để hoàn tất sau 4 năm học tập nghiên
cứu của em nơi giảng đường Đại học. Trong quá trình nghiên cứu, do có những hạn
chế nhất định về kiến thức và năng lực của một sinh viên nên báo cáo thực tập này
không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót, rất mong nhận được sự thông cảm và
chỉ bảo của quý thầy cô.
Trong quá trình tiếp cận thực tế tại Ngân hàng TMCP EximBank – Chi nhánh
Đồng Nai – PGD Trảng Bom, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của anh Trương
Đức Hiền (TP) và chị Nguyễn Thái Thùy Uyên phó PGD và các anh chị trong PGD đã
chỉ bảo tận tình. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị đã tạo điều kiện hướng dẫn em
thấy cách làm việc thực tế và nội bộ ngân hàng, nâng cao kiến thức thực tế trong suốt
thời gian em thực tập tại đây.
Cuối cùng em xin kính chúc Ban Giám Hiệu nhà trường, các quý thầy cô, Ban Giám
Đốc và các anh chị công tác tại Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam-Chi Nhánh
Đồng Nai dào sức khỏe, thành công trên con đường sự nghiệp, Chúc anh Hiền cùng
các nhân viên của phòng cùng đưa PGD Trảng Bom phát triển vững mạnh .
TpHCM, Ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thạc Sáng

-

IV -


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NH


Ngânhàng

TMCP

Thương mại cổ phần

EXIMBANK/EIB

Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập KhẩuViệt Nam

PGD

Phòng giao dịch

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TCTD

Tổ chức tín dụng

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

NHNN

Ngân hàng nhà nước


KSV

Kiểm soát viên

GDV/KTGD

Giao dịch viên/ Kế toán giao dịch

TQ

Thủ quỹ

KH

Khách hàng

UNC/TKh

Ủy nhiệm chi/ Tàikhoản

UNT

Ủy nhiệm thu

CN/PGD

Chi nhánh/ Phòng giao dịch

CMND/ HC


Chứng minh nhândân /Hộchiếu

TK/TGTT

Tiết kiệm/ tiền gửi thanh toán

VND

Việt Nam đồng

GD1

Vàng

TKh.TK

Tài khoản tiết kiệm

-

V -


MỤC LỤC
Nhận xét của đơn vị thực tập......................................................................................I
Nhận xét của khoa.......................................................................................................II
Lời cảm ơn..................................................................................................................IV
Danh mục viết tắt........................................................................................................V
Mục lục........................................................................................................................VI
Phần 1..........................................................................................................................VI

1.1. Tìm hiểu tổng quát về ngân hàng TPCP Eximbank............................................VII
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển :.....................................................................VII
1.1.2. Tổ chức bộ máy tại đơn vị:...............................................................................VIII
1.1.3. Hình thức tổ chức kế toán.................................................................................XI
1.2. Quy trình và phương pháp...................................................................................XII
1.2.1 Quy trình kế toán nghiệp vụ của đơn vị............................................................XII
1.2.2. Các hoạt động tiền gửi......................................................................................XIV
1.2.2.1. Tiền gửi tiết kiệm...........................................................................................XVI
1.2.2.2. Tiền gửi thanh toán:.......................................................................................XIX
PHẦN 2.......................................................................................................................XXI
2.1. Đánh giá thực trạng công tác nghiệp vụ kế toán tại đv.......................................XXI
2.1.1. Nhận xét chung.................................................................................................XXI
2.1.2. Thuận lợi trong công tác kế toán giao dịch................................................... XXII
2.1.2. Những hạn chế cần khắc phục.......................................................................XXIII
Tài liệu tham khảo:....................................................................................................XXV

-

VI -


PHẦN 1
1.1. Tìm hiểu tổng quát về ngân hàng TMCP Eximbank-Chi Nhánh Đồng NaiPGD Trảng bom
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển :
Tên doanh nghiệp:
NGÂN HÀNG
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
( VIỆT NAM EXPORT IMPORT BANK )
TÊN VIẾT TẮT : EXIMBANK HOẶC EIB



Ngày thành lập: ngày 24/05/1989

Trụ sở chính hiện nay: Tầng 8 - Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn và 47 Lý Tự
Trọng, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM

Hoạt động theo quyết định số: 140/ CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng

Vốn điều lệ: 50 Tỷ đồng

Thời gian hoạt động : 50 năm
Eximbank là ngân hàng có tổng vốn chủ sở hữu đứng thứ 2 trong hệ thống các
NHTMCP Việt Nam sau VCB. Nếu chỉ so sánh với các NHTMCP ngoài quốc doanh
thì EIB là ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất hiện nay.
Đến nay, vốn điều lệ của Eximbank đạt 10.560 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ
đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong
khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh
Tính đến ngày 01/01/2011, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn
hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 183 Chi
nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng
Ngãi, Nghệ An, Huế, Bạc Liêu, Long An, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình
Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và TP.HCM
và đã thiết lập quan hệ đại lý với Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của
cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo
hiểm theo quy định của Nhà nước.

Giới thiệu về Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Chi Nhánh
Đồng Nai
Eximbank CN Đồng Nai được thành lập theo quyết định số 176/EIB/HDDQT-07 ngày

02/07/2007 của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
-

VII -









Tên gọi : Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam CN Đồng Nai
Tên Viết tắt : Eximbank –CN Đồng Nai .
Địa chỉ : 881 , Phạm Văn Thuận , P.Tam Hiệp , TP.Biên Hòa ,T.Đồng Nai
Điện thoại:(061) 3915185
Fax: (061) 3915187
Website:

Tại tỉnh Đồng Nai, ngày 24/07/2007 Eximbank Chi nhánh Đồng Nai chính thức
đi vào hoạt động và cho đến thời điểm hiện tại đã có 05 Phòng giao dịch trực thuộc chi
nhánh là Phòng giao dịch Trảng Bom (huyện Trảng Bom) và Phòng giao dịch Long
Thành (huyện Long Thành), và Phòng giao dịch Long Khánh (TX. Long Khánh) ,
Phòng giao dich Gia Kiệm (huyện Thống Nhất)Phòng giao dịch Tân Tiến (TP. Biên
Hòa) mở rộng quy mô hoạt động và chăm sóc khách hàng trong tỉnh Đồng Nai và các
tỉnh thành lân cận. Số lượng nhân viên toàn Chi nhánh là 129 người đa số là nhân viên
trẻ, đầy nhiệt huyết nên trong thời gian tới với những có gắng và nổ lực hết mình của
cả tập thể, Eximbank Đồng Nai sẽ phát triển mạnh mẽ và bền vững .



Giới thiệu về EximBank-Chi Nhánh Đồng Nai- PGD Trảng Bom

Eximbank PGD Trảng Bom là PDG trực thuộc Chi Nhánh Đồng Nai.
Tên gọi : Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam-Chi Nhánh Đồng NaiPGD Trảng Bom
Tên Viết tắt : EIB-PGD Trảng Bom-CN Đồng Nai .
 Địa chỉ : 118 Ấp An Chu,Xã Bắc Sơn, H. Trảng Bom,T.Đồng Nai

Điện thoại:061.8971379

Fax: 061.8971677
Ông : Trương Đức Hiền làm Trưởng Phòng
Bà : Nguyễn Thái Thùy Uyên làm Phó Phòng
1.1.2. Tổ chức bộ máy tại đơn vị
Hiện nay tại ngân hàng Eximbank-chi nhánh Đồng Nai-PGD Trảng Bom gồm
có 16 người trong đó có: 1 trưởng phòng,1 phó phòng, 1 kế toán cho vay,2 kế toán dịch
vụ, 1 thủ quỹ làm dịch vụ thu hộ tại Cty Dinh Dưỡng Á Châu và 3 nhân viên phòng ngân
quỹ, 3 nhân viên phòng tín dụng cùng với 3 nhân viên bảo vệ và 1 tạp vụ .

-

VIII

-







Trưởng, phó phòng giao dịch
Quản lý, điều hành hoạt động chung của ngân hàng.
Điều hành các công việc cụ thể: công tác tiếp thị, công tác huy động vốn,
công tác tín dụng, công tác hoạt động kinh doanh.
Đại diện theo ủy quyền của Ban giám đốc trong thẩm quyền quan hệ với các
tổ chức kinh tế, cá nhân, các phòng ban trong chi nhánh trong hoạt động kinh
doanh.
Hoạch định và chỉ đạo công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu và
đề xuất điều chỉnh chính sách khách hàng theo từng thời kỳ, theo yêu cầu của
khách hàng chuyển về Ban giám đốc.
Trực tiếp điều hành công tác nội bộ phòng: thông báo công văn có liên quan
đến hoạt động kinh doanh của phòng cho từng cán bộ công nhân viên bằng hình
thức phù hợp, quản lý công văn đến đi, chấm công thi đua, quản lý văn phòng
phẩm.
Kiểm tra việc thực hiện công tác chuyên môn của từng thành viên trong
phòng.
Quản lý, điều hành, kiểm soát giao dịch theo đúng quy trình, quyết định liên
quan đến hoạt động kinh doanh của phòng: huy động vốn, thanh toán, chuyển tiền
trong nước, đóng mở tài khoản,mua bán ngoại tệ, ngân quỹ, thu chi hộ tiền mặt.
Kiểm tra, phê duyệt trực tiếp các giao dịch được các giao dịch viên thực hiện
theo hạn mức thẩm quyền được duyệt. Giám sát tất cả các hoạt động của giao dịch
viên để đảm bảo an toàn, bảo mật của các giao dịch.
Bộ phận tín dụng.
Tiếp nhận hồ sơ vay vốn, báo cáo với lãnh đạo.
Trực tiếp thẩm định hồ sơ của khách hàng.
Quản lý, theo dõi nợ vay của khách hàng, kiểm tra trước trong và sau khi cho
vay.
-

IX -





Thực hiện các báo cáo liên quan đến tín dụng tại đơn vị.
Bộ phận Kế toán.

Chịu trách nhiệm về công tác huy động vốn của phòng.
Trực tiếp giao dịch, hướng dẫn, giải đáp, tiếp nhận, xử lý các yêu cầu của
khách hàng.
Trực tiếp tác nghiệp quy trình huy động vốn, nhận và rút gửi tiền mặt của
khách hàng là tổ chức, cá nhân bằng VNĐ và ngoại tệ bằng nhiều hình thức huy
động vốn do ban lãnh đạo điều hành.
Theo dõi, quản lý hồ sơ khách hàng gửi tiết kiệm, tiền gửi cá nhân, tiền gửi
doanh nghiệp, chiết khấu,cầm cố chứng từ có giá theo đúng quy định quy trình
trong phạm vi hạn mức ủy quyền. Tác nghiệp dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong
nước, kiều hối Moneygram, mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và các giao dịch khác
theo đúng quy định. Tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đang triển khai tại
PGD. Đầu mối tổng hợp kiến nghị, ý kiến phản hồi của khách hàng trong quá trình
giao dịch để trình ban giám đốc xem xét.
Tổng hợp các báo cáo định kỳ, đột xuất, truyền file hàng ngày, tháng, quý,
năm theo sự phân công của Ban lãnh đạo phòng theo đúng quy định và thời gian.
Theo dõi thu nợ vay, phối hợp bộ phận tín dụng để nhận nợ, thực hiện thu nợ
gốc và lãi đúng, đủ. Báo cáo kịp thời cho ban lãnh đạo phòng các hồ sơ khách hàng
trễ hạn.
Đóng chấm và lưu trữ hồ sơ khách hàng, hồ sơ tín dụng, sổ sách kế toán theo
đúng quy định.


Bộ phận ngân quỹ:

Kiểm đếm, giao nhận, bảo quản, chọn lọc, đóng bó, niêm phong và vận
chuyển tiền đúng quy định. Thực hiện các khoản thu chi, nhập xuất, giao nhận các
loại tiền, tài sản, ấn chỉ quan trọng theo đúng quy định.
Kiểm đếm, xử lý tiền giả, tiền thừa thiếu theo đúng hướng dẫn của NHNN và
ngân hàng Eximbank. Mở sổ theo dõi vào kho. Thực hiện các mẫu biểu báo cáo có
liên quan đến bộ phận ngân quỹ.



Tổ bảo vệ:
Đảm bảo an ninh, trật tự cơ quan, tiếp đón, hướng dẫn khách hàng đến giao
dịch, bảo quản phương tiện, tài sản của khách hàng.
Tổ chức theo dõi, quản lý các tài sản công cụ lao động của phòng. Kịp thời
báo cáo với lảnh đạo phòng các trường hợp hư hỏng, thiếu mất, chịu trách nhiệm
hoàn toàn nếu trong ca trực để xảy ra việc thiếu mất tài sản của phòng.
Tổ chức, theo dõi lịch cúp điện trong tuần để báo cáo với lãnh đạo phòng
-

X -


1.1.3. Hình thức tổ chức kế toán.

Là một Ngân hàng TMCP hoạt động lĩnh tài chính tiền tệ, công tác kế toán hiện
nay ở ngân hàng được áp dụng theo chế độ kế toán do Ngân hàng nhà nước quy định.

Về tình hình sổ sách kế toán: Hiện nay do sự phát triển của khoa học công nghệ
một giải pháp công nghệ nền tảng giúp cho việc tự động hóa hoàn toàn các nghiệp vụ
sản xuất kinh doanh lĩnh vực tiền tệ ngân hàng đã thực hiện chính sách ngân hàng hiện
đại công việc nghiệp vụ được hệ thống hóa thực hiện theo chương trình phần mềm hệ

thống toàn diện Korebanking ( Korebanking systerm). Phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ
ngân hàng này đáp ứng các đòi hỏi khắt khe của một hệ thống giao dịch hiện đại, quản
lý rủi ro, kiểm soát an toàn, xử lý giao dịch nhanh chóng cũng như đáp ứng yêu cầu
ứng dụng khi đưa sản phẩm dịch mới ra thị trường một cách nhanh chóng nhất. Giải
pháp “Korebanking” có thiết kế mềm dẻo, độ số hóa cao cho phép Eximbank cung cấp
cho khách hàng nhiều sản phẩm đặc thù, áp dụng công nghệ cao như: quản lý tiền mặt,
sản phẩm bao thanh toán, quản lý số liệu gửi ngoại tệ, quản lý dư nợ, tính lãi dự thu,
dự chi, thiết kế các chương trình dự thưởng – quay số may mắn …

Những tiện ích của việc sử dụng Korebanking vào công việc kế toán
• Quản lý tốt hơn quan hệ giữa ngân hàng – khách hàng, thông hiểu và cung cấp
thông tin dịch vụ tốt hơn cho khách hàng và kế toán viên.
• Nâng cao quản lý hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý an toàn.
• Tự động hóa các khâu trích, tính lãi dự thu, dự chi, chuyển nợ các khách hàng
nhằm giảm đi công việc cho kế toán và các nghiệp vụ kế toán giao dịch trở nên nhẹ
nhành hơn.
• Thực hiện việc kiểm soát tối đa về tiết kiệm thời gian trong việc kiểm duyệt và
thực hiện .
Tuy phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán như kế toán
thủ công, nhưng đã in được đầy đủ chứng từ, sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy
định: phiếu thu, phiếu chi,phiếu hạch toán, giấy báo nợ, có, nhật ký thu chi, liệt kê
chứng từ, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ...Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính không hoàn toàn
giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay nhưng đã phản ánh đầy đủ nội dung và bản chất.
Với hình thức kế toán này hoàn toàn phù hợp với mô hình hoạt động và trình độ kế
toán của nhân viên kế toán, đã giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả của kế toán viên, rút
ngắn thời gian cho ngân hàng cũng như khách hàng đến giao dịch, hoàn thành quyết
toán và cung cấp số liệu cho quản lý. Do đặc điểm hoạt động ngân hàng là có nhiều
khách hàng giao dịch, nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh và số lượng chứng từ nhiều do
đó cuối ngày làm việc kế toán tổng hợp số liệu trên phần mềm và in nhật ký thu chi và

Bảng liệt kê chứng từ đóng chung với các chứng từ gốc thành cuốn và được lưu giữ tại
bộ phận kế toán.
-

XI -


1.2. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.2.1. Quy trình kế toán các nghiệp vụ tại đơn vị.

Quy trình chung của việc ké toán giao dịch được đơn giản hóa bằng giải pháp
công nghệ phần mềm hỗ trợ thực hiện nghiệp vụ KoreBanking Systerm.

Hình 1.2
Bước 1. Tiếp nhận nhu cầu của KH:
Thực hiện: GDV

Khách hàng đến ngân hàng chỉ cần giao dịch trực tiếp với một giao dịch viên
để đưa ra nhu cầu của mình.

Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, bao gồm :
+ Mở tài khoản của khách hàng - thực hiện theo qui định mở tài khoản hiện hành.
+ Thanh toán qua tài khoản thanh toán, phát hành séc của NH - thực hiện theo qui
trình nghiệp vụ tiền gửi thanh toán (CA)
+ Huy động vốn dân cư: nhận tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu ... - thực hiện
theo qui trình nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (SA) và có kỳ hạn (FD)
-

XII -



+ Chuyển tiền, mua bán thu đổi ngoại tệ, séc du lịch - thực hiện theo qui trình nghiệp
vụ thanh toán.
+ Phát vay, thu nợ theo chỉ định thanh toán của nghiệp vụ tín dụng theo qui trình tín
dụng.
+ Thu, chi tiền mặt theo yêu cầu của khách hàng cho các nghiệp vụ trên.
Bước 2. Kiểm tra chứng từ của khách hàng:
Thực hiện: GDV
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ,chứng từ do khách hàng xuất trình
theo đúng hướng dẫn đối với từng loại nghiệp vụ.
- Nếu chứng từ khách lập có thiếu sót, giao dịch viên hướng dẫn khách hàng ghi bổ
sung hoặc hướng dẫn khách lập phiếu mới.
- Nếu chấp nhận yêu cầu, chuyển thực hiện bước 3.
Bước 3. Xử lý giao dịch:
Thực hiện: GDV
- Căn cứ vào chứng từ do khách hàng lập, thu tiền mặt (nếu có) theo hướng dẫn thu
tiền mặt tại các quy trình nghiệp vụ (tiền gửi, tiền vay, chuyển tiền…).
- Tiến hành việc nhập dữ liệu theo từng màn hình giao dịch tuỳ theo nghiệp vụ. Chuyển thực hiện bước 4
Bước 4. Kiểm soát giao dịch:
Thực hiện: KSV
- Kiểm tra các chi tiết giao dịch trên màn hình.
- Nếu chấp nhận, ký duyệt giao dịch, chuyển sang bước 5.
- Trường hợp không chấp nhận giao dịch đề nghị GDV xem lại.
Bước 5. In chứng từ:
Thực hiện: GDV
- In các thông tin lên chứng từ của khách hàng .
- Ký chứng từ giao dịch.
- Chuyển các chứng từ thanh toán cho bộ phận thực hiện đi các kênh thanh toán
- Nếu giao dịch liên quan đến tiền mặt thì chuyển sang bước 6.
Bước 6. Phê duyệt giao dịch

Thực hiện : KSV
-Thực hiện xem xét đối chiếu kí duyệt, đóng dấu các chứng từ
- Nếu chấp nhận thực hiện ...và chuyển tiếp bước 7:
+
Chuyển chứng từ liên quan cho thủ quỹ ( nếu liên quan tới thu chi tiền mặt )
+
Chuyển chứng từ liên quan cho GDV
- Nếu không chính xác trả chứng từ kèm lí do cho GDV thực hiện
Bước 7. Thu / Chi tiền mặt :
Thực hiện: Thủ Quỹ
-

XIII

-


- Tiến hành chi tiền mặt theo từng quy trình nghiệp vụ (tiền gửi, tiền vay, chuyển
tiền…).
- Trong quá trình kiểm đếm, tiến hành việc kiểm tra tiền thật hay giả.
- Chuyển sang bước 8.
Bước 8. Phân phối chứng từ và công việc cuối ngày :
Thực hiện: GDV
- Trả khách hàng liên thứ 2.
- Cuối ngày thực hiện:
+ In các báo cáo giao dịch trong ngày, kiểm tra đối chiếu giữa chứng từ giao dịch và
báo cáo khớp đúng
+ Kiểm soát viên ký báo cáo của giao dịch viên sau khi đã chấm khớp đúng.
+ Đóng cuốn đánh số thứ tự lưu trữ.
1.2.2. Các hoạt động tiền gửi


Các loại hình tiền gửi đang được thực hiện tại EIB
Cá nhân:
-

Tiền gửi thanh toán
+ Tiền gửi E-Favor
+ Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn
- Tiền gửi tiết kiệm
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
+ Tiền gửi tiết kiệm hỗn hợp
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn rút vốn linh hoạt
+ Tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang theo số dư
+ Tiền gửi tiết kiệm qua đêm
+ Tiền gửi "CALL" 48 GIỜ
+ Tiền gửi lãi suất theo thời gian thực gửi
+ Giữ hộ vàng
+ Tiết kiệm cho con yêu
+ Tiết kiệm gửi góp
+ Tiết kiệm Trường Lộc An
o Một số chương trình ưu đãi, khuyến mại tiền gửi tiết kiệm đang được triển khai
tại đơn vị : Chương trình “GỬI TIỀN, QUAY LIỀN, TRÚNG LỚN” , Chương
trình “TIẾT KIỆM ONLINE – VẬN MAY TRÚNG LỚN”

Doanh nghiệp
- Tiền gửi thanh toán
- Tiền gửi có kỳ hạn
- Tiền gửi qua đêm
- Tiền gửi linh động lãi suất linh hoạt

-

XIV -




Tiền gửi tích lũy
Tiền gửi kỳ hạn tự chọn
Tiền gửi thanh toán lãi suất bậc thanh
Tiền gửi thanh toán tính lãi suất ngày
Tổ chức luân chuyển chứng từ.

Hình 1.3 : Sơ đồ luân chuyển chứng từ
Trong đó:
(1) Khách hàng và nhân viên lập chứng từ và gửi kế toán viên (KTV)
(2a) Chuyển đến kiểm soát viên
(2b) Khách hàng mở tài khoản mới
(3a) Lưu hồ sơ khách hàng
(3b) Gửi kế toán viên tiến hành lập chứng từ
(4) Lãnh đạo duyệt
(5a) Nếu hợp lý, lãnh đạo duyệt chuyển lưu chuyển cho thủ quỹ thu/chi tiền khách
hàng.
(5b) Nếu không hợp lệ, lãnh đạo duyệt xong trả lại kế toán viên, để thông báo cho
khách hàng.
(6) Sau khi thu/chi tiền, khách hàng ký tên và chuyển sang lưu trữ cơ sở dữ liệu.
− Nguyên tắc luân chuyển chứng từ:
o Đảm bảo luân chuyển nhanh nhất để đáp ứng nhu cầu kiểm soát, xử lý, hạch
toán của ngân hàng và phục vụ khách hàng.
o Đảm bảo việc ghi nợ trước, ghi có sau

-

XV

-


Các chứng từ liên quan cuối ngày được GDV tổng hợp đồng thời in phiếu liệt kê
chứng từ trong ngày sắp xếp và đánh thành cuốn đánh số thứ tự lưu trữ theo từng
ngày.

Quy trình chi ,nhận tiền gửi tổng quát :





Chứng từ thường sử dụng
- Bảng kê thu chi tiền, ngoại tệ, vàng
- Giấy nộp tiền, phiếu nộp tiền
- UNC, giấy báo, lệnh chi, séc
- Thẻ TK, hồ sơ khách hàng
- Teller cross in/out
Hệ thống tài khoản sử dụng :
- Tài khoản 101x,103x : tiền mặt tại quỹ VND, Ngoại tệ
- Tài khoản 4211/4231/4232/4241/4540 : TK tiền gửi của KH
- TK 5191/5199.: Thanh toán khác
- TK 7110/7130.: Thu phí dịch vụ thanh toán
- TK 4531: Thuế GTGT phải nộp
- TK 8010.: Lãi phải trả cho tiền gửi thanh toán

- Và các Tk liên quan khác.

1.2.2.1. Tiền gửi tiết kiệm
a)
Gửi tiền tiết kiệm.

Tiền mặt :
+ Quy trình cụ thể :
- Sau khi kh đến quầy GD, GDV tư vấn khách hàng
- Khách hàng thự hiện nộp cho thủ quỹ
- Thủ quỹ lập bảng kê thu tiền

-

XVI -


- GDV dựa vào bảng kê thu tiền và in phiếu nộp tiền (2 liên) cho KH ký 1 liên
đồng thời thực hiện nhập liệu trên hệ thống với sự phê duyệt của KSV trực tiếp trên
máy tính thông qua mạng nội bộ thông qua hệ thống KoreBanking
- GDV thực hiện việc in sổ TK cùng với các chứng từ liên quan phiếu hạch toán,
teller cross in/out..
- Chuyển cho KSV ký duyệt
- Gửi thẻ TK cho KH ,Các chứng từ còn lại gửi cho phòng ngân quỹ cuối ngày
GDV tổng hợp
Lưu lý : nếu là khách hàng mới GDV thực hiện mở CIF cho khách hàng sau đó
thực hiện như trên .
+ Hạch toán :
Phiếu hạch toán được in ra từ hệ thống thể hiện rõ các thông tin cần thiết sau khi
GDV nhập cơ sở dữ liệu cho hệ thống hệ thống tự động hạch toán :

- Đối với tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn; tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn _lãi
nhiều kỳ; tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn _lãi cuối kỳ: GDV/KTGD lập phiếu , hạch
toán :
Nợ TK tiền mặt (TK 101, 103 )
Có TK tiền gửi tiết kiệm (TK 423, 424 )
(Số tiền: số tiền mặt thực tế khách hàng nộp vào ngân hàng.)
- Đối với tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn _ lãi trả truớc :
Nợ TK tiền mặt (TK 101,103 ) – số tiền mặt thực tế KH nộp vào NH.
Nợ TK chi phí chờ phân bổ (TK 3880 ) –số tiền lãi KH được hưởng .
Có TK tiền gửi tiết kiệm (TK 423,424 )-số tiền KH thực gửi (ghi trên thẻ tiết
kiệm).


Chuyển khoản từ TK khác của khách hàng:
- GDV lập lệnh chi , phiếu hạch toán
- Kiểm soát viên duyệt trên hệ thống
- GDV thực hiện in sổ, thẻ TK
- Chuyển KSV duyệt
- Trả thẻ sổ cho KH
- Các chứng từ liên quan lưu trữ
+ Hạch toán :
- Đối với tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn; tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn _lãi
nhiều kỳ; tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn _lãi cuối kỳ: GDV/KTGD lập lệnh chi,
hạch toán :
Nợ TK thích hợp (TGTT , thanh toán nội bộ ….)
Có TK tiền gửi tiết kiệm (TK 423, 424 )-số tiền KH thực gửi (ghi trên thẻ TK).
- Đối với tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn _ lãi trả truớc :
Nợ TK thích hợp (TGTT, thanh toán nội bộ …)-số tiền trên báo có UNC
Nợ TK chi phí chờ phân bổ (TK 3880) –số tiền lãi KH được hưởng .
Có TK tiền gửi tiết kiệm (TK 423, 424)-số tiền KH thực gửi (ghi trên thẻ TK)


-

XVII -


b)
Tất toán tài khoản tiền gửi tiết kiệm: khi KH tất toán TK tiết kiệm,
GDV/KTGD tiến hành:
+ Tính lãi: hệ thống tự động tính lãi cho món tiền gửi của KH và tự động hạch toán
vào hệ thống :
Nợ TK lãi và phí phải trả (TK 4913, 4914) truờng hợp tất toán đúng hạn
(hoặc Nợ TK trả lãi tiền gửi TK 8010 trường hợp tất toán trước hạn/tiền gửi TK không
kỳ hạn)
Có TK tiền gửi tiết kiệm (TK 423, 424)
Số tiền: tiền lãi phát sinh trong kỳ tính lãi
Ghi chú: Trường hợp TKh.TK đã tái tục thì tiền lãi tính được tại ngày tất toán chỉ
bao gồm tiền lãi của kỳ tái tục (tiền lãi của kỳ trước được nhập vào gốc khi tái
tục).
+ Chi trả tiền gửi TK cho KH: GDV/KTGD lập lệnh chi và hạch toán:
Nợ TK tiền gửi tiết kiệm (TK 423, 424)
Có TK tiền mặt (TK 101, 103), hoặc TK thích hợp
Số tiền: tổng số tiền KH được nhận (bao gồm gốc và lãi)
c)
Tất toán TKh.TK cũ và gửi vào TKh.TK mới:
o Số tiền KH gửi lại bằng số tiền (gốc+lãi) trên TKh.TK cũ: GDV/KTGD
tiến hành:
+ Tính lãi TKh.TK cũ, lập lệnh chi hạch toán nhập gốc (thực hiện tương tự
như phần tính lãi lúc tất toán ).
Thực hiện giao dich "tất toán sổ cũ và gửi vào sổ mới" tại phân hệ tiết kiệm :

+ Lập phiếu CK, hạch toán:
Nợ TK tiền gửi tiết kiệm (chi tiết TKh.TK cũ)
Có TK tiền gửi tiết kiệm (chi tiết TKh.TK mới)
Số tiền: tổng số tiền KH gửi lại
o KH nộp thêm tiền mặt vào TKh.TK mới: thực hiện tương tự tính lãi và lập
thêm phiếu nộp tiền mặt đối với số tiền KH nộp thêm.
d)

Nhập lãi vào gốc và tái tục (kéo dài kỳ hạn gửi) TKh.TK có kỳ hạn:

Việc đến hạn mà khách hàng không đến giao dịch thì KoreBanking
Systerm tự động nhập lãi vào vốn gốc và tiếp tục kỳ hạn mới cho khách hàng
với lãi suất áp dụng cho tại ngày đó.
Hoặc khách hàng đến để tiếp tục cho kỳ hạn mới GDV thực hiện in cập
nhật lên sổ TK.
Việc hạch toán nhập lãi vào vốn gốc thực hiện :
Nợ Tk 491
: số tiền lãi thực nhận được
Có Tk 4232 : số tiền lãi thực nhận được
e)

Chi trả lãi cho các TKh.TK có kỳ hạn lãi nhiều kỳ:
-

XVIII

-


o Khi KH đến lĩnh lãi, GDV/KTGD thực hiện tính lãi, lập lệnh chi và hạch toán:

Nợ TK lãi và phí phải trả (TK 4913, 4914)
Có TK tiền mặt (TK 101, 103), hoặc TK thích hợp
Số tiền: số tiền lãi NH phải trả cho KH trong kỳ
f)
Phân bổ chi trả tiền lãi vào chi phí trả lãi tiền gửi cho các TKh.TK có kỳ
hạn lãi trả trước:
o Định kỳ hệ thống tự động phân bổ lãi
Nợ TK trả lãi tiền gửi (TK 8010)
Có TK chi phí chờ phân bổ (TK 3880)
Số tiền: tổng số tiền ghi trên bảng kê
g)
Dự chi lãi tiền gửi TK:
o Định kỳ hệ thống tiến hành tính lãi và hạch toán :
Nợ TK trả lãi tiền gửi (TK 8010)
Có TK lãi và phí phải trả (TK 4913, 4914)
Số tiền: số tiền lãi phải trả – số dư TK 4913/4914 trước khi hạch toán
1.2.2.2. Tiền gửi thanh toán:
a)
Nhận tiền gửi thanh toán:


Bằng tiền mặt:

- Khách hàng nộp tiền cho thũ quỹ
- Thủ quỹ thu tiền chuyển bảng kê cho GDV
- GDV in phiếu nộp tiền cho khách hàng ký (2 liên)
- Lập phiếu hạch toán
- Chuyển chứng từ cho KSV kiểm soát
- KSV kiểm tra ký duyệt
o Hạch toán :

Nợ TK tiền mặt (TK 101, 103): Số tiền: số tiền mặt thực tế KH nộp vào NH
Có TK tiền gửi (TK 4211): Số tiền: số tiền mặt thực tế KH nộp vào NH

Bằng chuyển khoản:
GDV/KTGD lập lệnh chi,phiếu hạch toán:
Nợ TK thích hợp (TGTK, thanh toán nội bộ, khách hàng khác chuyển đến...)
Có TK tiền gửi (TK 4211)
Số tiền: số tiền thực gửi của KH
b)
Khi khách hàng rút tiền hoặc dùng dịch vụ thanh toán

Bằng tiền mặt:
GDV/KTGD lập lệnh chi , cross out và hạch toán:
Nợ TK tiền gửi (TK 4211)
Có TK tiền mặt (TK 101, 103) Số tiền: số tiền mặt thực tế NH chi vào KH
Lưu ý: nếu khách hàng muốn rút tiền mặt trong tài khoản tiền gửi thanh toán mà số
tiền trong tài khoản mới được nộp tiền mặt vào trong 2 ngày làm việc thì ngân hàng sẽ
thu thêm phí kiểm điếm
-

XIX -




Chuyển khoản thanh toán
Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán sử dụng số dư trên tài khoản tiền gửi
thanh toán để thực hiện ( ủy nhiệm chi, séc, thanh toán lương, chuyển khoản….)
Khi thực hiện GDV/KTGD lập giấy báo Nợ , hạch toán:
Nợ TK tiền gửi (TK 4211) :

Có TK thích hợp (TGTK, TGTT, thanh toán nội bộ, khách thụ hưởng, trả nợ vay
tín dụng...) : Số tiền thực chi cho KH
Có TK 711 thu dịch vụ thanh toán (nếu có)
Có TK 4531 Thuế GTGT phải nộp
Các liên ủy nhiệm chi, séc… dùng làm chứng từ để hạch toán.
o
Lưu ý :
Khách hàng có thể rút tiền hoặc nộp tiền vào tài khoản tại bất kỳ quầy giao
dịch nào của EximBank và nếu khách hàng thực hiện nộp hoặc rút tiền khác chi
nhánh ngân hàng sẽ thu thêm phí và thực hiện hạch toán:
Vd : ngày 18/03/2012 khách hàng A đến ngân hàng Eximbank-pgd Trảng Bom xuất
trình CMND đề nghị rút tiển mặt số tiền 20 triệu đồng từ tài khoản ở tại Pgd Thủ
đức, phí trừ vào Tk của Khách hàng:
Thực hiện Hạch toán :
Nợ Tk 5191 “Hội sở”: 20.011.000
Có Tk 5191 “Hội sở” : 20.011.000
Nợ Tk 5191 “Đồng Nai” : 20.011.000
Có Tk 1011 “Đồng Nai” : 20.000.000
Có Tk 7130 “Đồng Nai” : 10.000
Có Tk 4531 “Đồng Nai” : 1.000
Nợ TK 4211 A “Thủ Đức” : 20.011.000
Có Tk 5191 “ Thủ Đức” : 20.011.000

Tất toán tài khoản tiền gửi thanh toán: khi KH tất toán TK tiền gửi thanh
toán, GDV/KTGD tiến hành:

Tính lãi: thực hiện tính lãi cho TKh.TG, 1ập lệnh chi, hạch toán lãi nhập gốc:
Nợ TK lãi và phí phải trả (TK 801)
Có TK tiền gửi (TK 4211): Số tiền: tiền lãi phát sinh trong kỳ tính lãi


Chi trả TKH.TGTT cho KH: GDV/KTGD lập lệnh chi và hạch toán:
Nợ TK tiền gửi (TK 4211)
Có TK tiền mặt (TK 101, 103), hoặc TK thích hợp
Số tiền: tổng số tiền KH được nhận (bao gồm gốc và lãi)

Chi trả lãi cho các TKh.TG lập lệnh chi, và hạch toán:
Nợ TK lãi và phí phải trả (TK 801)
Có TK tiền mặt (TK 101, 103), hoặc TK thích hợp
Số tiền: số tiền lãi NH phải trả cho KH trong kỳ
-

XX -


PHẦN 2.
2.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán nghiệp vụ tại Ngân hàng TMCP
EXIMBANK-PGD Trảng Bom
2.1.1. Nhận xét chung
Ngân hàng đã thực hiện đầu đủ và làm tốt chức năng cũng như nhiệm vụ của
một ngân hàng thương mại.
Khâu tổ chức và vận hành tại phòng đơn giản thuận tiện cho khách hàng cũng
như nhờ vào việc đầu tư phát triển theo loại hình tổ chức ngân hàng hiện đại đã áp
dụng và vận hành công nghệ vào công việc kế toán làm công việc kế toán được giảm
nhệ và thực hiện công việc theo cơ chế 2 cửa và nó vẫn không giữ được nguyên tắc
kiểm soát rủi ro và kiểm soát nội bộ ( nguyên tắc bất kiêm nhiệm, thực hiện các
nghiệp vụ với nguyên tắc 2 tay )
Việc áp dụng KoreBanking systerm vào công việc kế toán đã làm thay đổi một
cách hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, nhưng mỗi ngân hàng tùy thuộc vào phần
mềm quản lý mà có thể hạch toán vào số hiệu tài khoản khác nhau, như phần mềm
quản lý Korebanking Systerm mà EximBank đang sử dụng số tài khoản hạch toán

khác hẳn so với bảng hệ thống tài khoản của kế toán ngân hàng nhưng nó đã đáp ứng
1 cách hiệu quả về phân loại và hạch toán riêng cho ngân hàng và việc lập các báo cáo
chi tiết và hiệu quả hơn. Tuy việc hạch toán với các số hiệu tài khoản có thay đổi
nhưng vẫn trên nền tảng của hệ thống tài khoản kế toán của các tổ chức tín dụng
truyền thống. Và hệ thống cũng tự động mã hóa sao cho lúc hạch toán để lập báo cáo
sao cho người dùng dễ hiểu nhất gắn liền với số hiệu tài khoản của các tổ chức tin
dụng mà ngân hàng nhà nước quy định.
Việc tổ chức luân chuyển và bảo quản chứng từ, hồ sơ cũng được thực hiện tốt
và đúng quy trình mà cấp trên quy định
2.1.2. Thuận lợi trong công tác kế toán giao dịch tại Ngân hàng TMCP
EXIMBANK
− Ngân hàng đã thực hiện triển khai và vận hành thành công phần mềm hỗ trợ
nghiệp ngân hàng KoreBanking Systerm (giải pháp ngân hàng hiện đại) hệ thống
-

XXI -


này sẽ đáp ứng các đòi hỏi khắt khe của một hệ thống giao dịch hiện đại, quản lý rủi
ro, kiểm soát an toàn, xử lý giao dịch nhanh chóng cũng như đáp ứng yêu cầu ứng
dụng khi đưa sản phẩm dịch mới ra thị trường một cách nhanh chóng nhất.
− Việc giao dịch trực tiếp trên máy vi tính với khách hàng, kế toán giao dịch thực
hiện đảm bảo chính xác, nhanh chóng cho cả khách hàng và ngân hàng.
− Việc kiểm đếm tiền được thực hiện rất nhanh chóng và chính xác.
− Mỗi khi có tiền gửi phát sinh, kế toán nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ rồi
được ghi và hạch toán trên máy cùng với việc ghi nhật ký thu chi... có nhiều khâu
liên quan đến việc nhận tiền gửi, phát hành GTCG, trả lãi theo kỳ hạn cũng được tự
động thực hiện trên máy.
− Thông thường cứ đến cuối mỗi ngày, kế toán huy động vốn phải sao kê tiết
kiệm. Cuối mỗi tháng dự chi lãi phản ánh toàn bộ quá trình theo dõi kỳ hạn gửi, trả

lãi của từng loại huy động vốn, đối chiếu số dư của từng tài khoản huy động vốn chi
tiết theo quy định, sau đó đối chiếu với sổ theo dõi tổng hợp với bản cân đối chi tiết.
Vào đầu của mỗi tháng, kế toán phải sao kê tiết kiệm, GTCG đến hạn của tháng
này..thuận lợi cho việc trả lãi và vốncủa ngân hàng. Quy trình sao kê số dư huy
động với sao kê cả số lãi chưa trả của từng nghiệp vụ huy động đều được thực hiện
trên máy vi tính.
− Khách hàng có thể thanh toán không dùng tiền mặt đã mở tài khoản giao dịch
và nhận dịch vụ thanh toán của Ngân hàng, họ đã sử dụng một số thể thức thanh
toán thông dụng như: ngân phiếu, thanh toán, séc, uỷ nhiệm chi, chi lương qua thẻ.
Với địa điểm giao dịch thuận lợi, việc thanh toán chuyển tiền được nhân viên kế
toán thực hiện nhanh chóng và chính xác cho nên khách hàng mở tài khoản ngày
càng tăng.
− Thủ tục mở tài khoản tiền gửi cá nhân rất đơn giản, chỉ cần xuất trình CMND,
gíấy xin mở tài khoản (có mẫu sẵn). Ngân hàng không thu lệ phí mở tài khoản tiền
gửi cá nhân, hướng dẫn khách hàng, nêu những thuận lợi trong việc sử dụng tài
khoản tiền gửi cá nhân. Cán bộ nhân viên kế toán tiếp xúc hướng dẫn khách hàng
tận tình, luôn tươi cười đã tạo được nhiều cảm tình, tìm kiếm được nhiều khách
hàng tiềm năng trong công tác khuyến khích khách hàng mang tiền đến ngân hàng.
2.1.2. Những hạn chế cần khắc phục trong công tác kế toán tại quầy giao dịch


Về nguồn nhân lực
− Mặc dù đã trang bị máy vi tính và vận hành ứng dụng công nghệ phần mềm
tiên tiến vào việc hỗ trợ thực hiện nghiệp vụ kế toán nhưng việc GDV còn một số
sai sót trong quá trình tác nghiệp là không tránh khỏi.
− Một số nghiệp vụ ít thực hiện và chương trình sản phẩm mới triển khai GDV
thực hiện còn cần thời gian chờ nhất định trong việc xử lý và cần có hướng dẫn cụ
thể hơn từ bộ phận IT triển khai chương trình.

Về trang thiết bị:

-

XXII

-


− Hệ thống KoreBanking không được ổn định lắm, nếu bị lỗi xem như không làm
việc được gây nên sự chờ đợi của khách hàng .

Về tổ chức điều hành:
Vẫn chưa tách bạch được nhiệm vụ của các nhân viên, một nhân viên còn kiêm
nhiệm nhiều công việc gây mất thời gian trong công tác, kế toán giao dịch phải kiêm
nhiệm thêm thủ tục hành chính, kế toán cho vay…
Phân bổ khối lượng công việc nhiều với các nhiệm vụ tách biệt không liên quan cho
mỗi nhân viên gây mất thời gian rủi ro sai sót.
Việc mở tài khoản thẻ còn tốn nhiều thời gian để đến lúc khác hàng nhận được
thẻ để dùng thường mất hơn 1 tuần mới có thẻ .

- The End - 

-

XXIII

-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình “Kế toán ngân hàng”.

Tác giả TS. Nguyễn Thị Loan – TS. Lâm Thị Hồng Hoa Trường Đại học Ngân
hàng TPHCM
Giáo trình “Kế toán ngân hàng”.
Tác giả TS.Trương Thị Hồng giảng viên Trường Đại học Kinh Tế TPHCM
Giáo trình “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”.
Quyết định số 02/2005/QĐ-NHNN ngày 04/01/2005 về việc ban hành Quy
chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước.
Quyết định số 01/2006/QĐ-NHNN ngày 16/01/2006 v/v ban hành Quy chế tổ
chức và hoạt động của Vụ Kế toán -Tài chính.
Quyết định 16/2007/QĐ – NHNN về chế độ kế toán các TCTD
Website Ngân hàng Eximbank :
Các tài liệu chứng từ sổ sách khác tại đơn vị.

-

XXIV

-



×