Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

báo cáo thực tập NGÂN HÀNG TMCP bưu điện LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH TP hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.76 KB, 29 trang )

Trường Đại học Hoa Sen
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP














Họ tên người nhận xét
Ký tên
Báo cáo thực tập nhận thức
Trường Đại học Hoa Sen
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP














Họ tên GVHD
Ký tên
Báo cáo thực tập nhận thức
Trường Đại học Hoa Sen
TRÍCH YẾU
Chuyến đi thực tập nhận thức lần này là cơ hội đầu tiên tôi được tiếp xúc
với môi trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp. Để có được cuốn đề án thực tập nhận
thức này là cả một trải nghiệm quý báu và bổ ích, đầy thú vị nhưng cũng lắm gian nan.
May mắn cho tôi khi được thực tập tại phòng Khách hàng của Ngân hàng, được làm
việc với một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ là
điều làm tôi ấn tượng nhất. Qua đó, tôi có thể học được cách mở rộng và xây dựng thêm
các mối quan hệ, đồng thời học được cách hợp tác với cấp trên và đồng nghiệp cũng
như cách phối hợp và hỗ trợ các anh chị nhân viên để hoàn thành tốt công việc được
giao. Tôi không cảm thấy mình như người xa lạ mà là một phần của tổ chức, tập thể ấy.
Nhờ sự chỉ dẫn nhiệt tình của các anh chị tại Ngân hàng đã giúp tôi đạt được những kết
quả mà tôi mong muốn. Thông qua đợt thực tập nhận thức này cùng với những kinh
nghiệm mà tôi tích luỹ được sẽ là hành trang vô cùng quý báu giúp đỡ tôi trong việc học
tập và công việc sau này.
Báo cáo thực tập nhận thức i
Trường Đại học Hoa Sen
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn trường Đại học Hoa Sen đã tạo điều kiện
cho tôi áp dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tế. Qua đợt thực tập, tôi mới
thấu hiểu tầm quan trọng của nó đối với các bạn sinh viên. Đối với sinh viên chúng tôi
thì việc cần nhất là được trải nghiệm, mang những điều đã được học áp dụng vào công
việc thực tế. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Thanh Nam - thầy
hướng dẫn thực tập đã giúp tôi hoàn thành bài báo cáo này.

Tôi cũng trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến bác Nguyễn Văn Huynh – Thành
viên Hội đồng quản trị đã đồng ý tiếp nhận tôi vào thực tập tại Ngân hàng bưu điện Liên
Việt, chị Đỗ Thị Thu – Phó Phòng Tổng hợp đã hướng dẫn tôi điền hồ sơ nộp cho Ngân
hàng và đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn anh Nguyễn Minh Tấn – Trưởng Phòng Khách
hàng đã theo sát tôi trong suốt đợt thực tập, cũng như tiếp nhận vào thực tập tại Phòng
Khách hàng của anh.
Ngoài ra, tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các anh chị chuyên viên trong Phòng Khách
hàng. Sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của các anh chị đã giúp tôi hoàn thành tốt kỳ
thực tập.
Báo cáo thực tập nhận thức ii
Trường Đại học Hoa Sen
MỤC LỤC
TRÍCH YẾU i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
Phần 1: GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP 1
I. GIỚI THIỆU CHUNG NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT: 1
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT: 1
1.2. Ý nghĩa thương hiệu: 3
1.3. Quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt: 3
Hiện nay, với số vốn điều lệ 6.460 tỷ đồng, LienvietPostBank là một trong 10 Ngân hàng
Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam 3
 Doanh thu năm 2012 ước tính: 6.521,4 tỷ đồng. Lợi nhuận: 941 tỷ đồng.
 Thành tích khen thưởng năm 2012:
Thương hiệu Vàng năm 2012 , Logo và Slogan ấn tượng năm 2012, Chứng chỉ xuất sắc
trong xử lý điện thanh toán chuẩn quốc tế do Well Fargo (Mỹ) trao tặng.
 Hoạt động xã hội, từ thiện:
"Gắn xã hội trong kinh doanh" là phương châm hoạt động mang tính lâu dài của
LienVietPostBank. Song song với việc phát triển có hiệu quả các hoạt động kinh doanh,
LienVietPostBank cam kết tích cực đóng góp cho cộng đồng và xã hội thông qua các hoạt

động xã hội trực tiếp, các hoạt động tài trợ, các phong trào từ thiện, từ đó nâng cao nhận
thức và trách nhiệm xã hội của mỗi thành viên trong "đại gia đình" Liên Việt 4
Tài trợ xây dựng 20 trường học, trạm y tế trong cả nước. Cung cấp trang thiết bị cho nhiều
trường học, phòng hội thảo của các trường đại học.
Trao tặng phao cứu sinh, phối hợp với Quỹ bảo trợ trẻ em trao tặng 1699 cặp phao cứu
sinh cho trẻ em vùng sông nước các tỉnh Bắc Giang, Bắc Kạn, Hậu Giang, Cần Thơ, Đồng
Tháp.
Báo cáo thực tập nhận thức iii
Trường Đại học Hoa Sen
Tài trợ trên 40 tỷ đồng cho quỹ vì người nghèo các tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ, Quảng Ngãi,
Bến Tre.
Phối hợp với Quỹ Tấm lòng Việt – Đài Truyền hình Việt Nam tặng hơn 12.000 ti vi cho
nhiều địa phương trong cả nước và Lào.
Tài trợ trên 20 tỷ đồng cho các quỹ khuyến học – khuyến tài.
Phối hợp với Báo Thanh niên trao trên 1 tỷ đồng cho Quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình.
Hỗ trợ đề án phát triển Xín Mần, trong 2 năm 2010 – 2011 thực hiện gần 50 tỷ đồng tài
trợ 4
1.4. Cơ cấu tổ chức: 5
1.5. Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm chủ yếu của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt:
6
Phần 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN 18
DẪN NHẬP

Khi đi vào đợt thực tập nhận thức, tôi đã xác định cho mình những mục tiêu sau:
1) Áp dụng được kiến thức, kỹ năng đã được học vào môi trường thực tế.
2) Học hỏi, tích luỹ thêm kinh nghiệm từ các anh chị tại bộ phận thực tập
3) Học được cách xây dựng, mở rộng mối quan hệ, cách hỗ trợ, hợp tác với đồng
nghiệp, cấp trên.
4) Học được văn hoá giao tiếp tại ngân hàng, cách hoà nhập vào môi trường làm việc
năng động.

5) Làm quen và hoàn thành tốt các công việc được giao.
6) Đánh giá bản thân sau đợt thực tập.
Báo cáo thực tập nhận thức iv
Trường Đại học Hoa Sen
7) Phát huy những điểm tốt, điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu còn tồn tại.

Qua đợt thực tập nhận thức này, tôi đã hoàn thành được phần nào các mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm tôi cần khắc phục và sửa đổi để có thể hoàn thiện bản
thân cho tốt hơn. Quả thật, đợt thực tập nhận thức này đã cung cấp những kiến thức vô
cùng cần thiết cho sinh viên Hoa Sen trong suốt chặng đường sau này.
Báo cáo thực tập nhận thức v
Trường Đại học Hoa Sen
Phần 1: GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP
I. GIỚI THIỆU CHUNG NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT:
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN
VIỆT:
 Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
 Tên tiếng Anh: LIENVIETPOSTBANK (LPB)
Tiền thân là Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành
lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.
Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào LienVietBank
bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng
Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với
việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn
nhất của LienVietPostBank.
Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty
Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất
(SASCO). Hiện nay, với số vốn điều lệ 6460 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện là 1 trong

10 Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam.
Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính –
Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ),
Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software
Limited…
LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực,
hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh.

Mô hình tổ chức: Cơ quan trung ương của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt là Hội
sở. Thông qua các Khối nghiệp vụ, Hội sở quản lý toàn bộ mạng lưới bao
gồm các Sở Giao dịch, Chi nhánh, Phòng Giao dịch trong cả nước.

Sứ mệnh: Cung cấp cho Khách hàng và Xã hội các sản phẩm, dịch vụ đa dạng với
chất lượng cao; Mang lại lợi ích cao nhất cho Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và Xã hội.

Tầm nhìn: Trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam - Ngân hàng của mọi
người.
Báo cáo thực tập nhận thức 1
Trường Đại học Hoa Sen

Chiến lược kinh doanh: Bán lẻ - Dịch vụ - Kinh doanh đa năng.

Giá trị cốt lõi: Kỷ cương - Nhân bản - Sáng tạo.

Triết lý kinh doanh:
- Ba điều hướng tâm của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt:
+ Không có con người, dự án vô ích.
+ Không có khách hàng, ngân hàng vô ích.
+ Không có Tâm – Tín – Tài – Tầm, ngân hàng Bưu Điện Liên Việt vô ích.

- Cổ đông: Là nền tảng của Ngân hàng.
- Khách hàng: Là ân nhân của Ngân hàng.
- Người lao động: Là sức mạnh của Ngân hàng.
- Đối tác: Là bằng hữu của Ngân hàng.
- Sản phẩm, dịch vụ: Không ngừng đổi mới, phục vụ khách hàng các sản phẩm
khách hàng cần chứ không phải các sản phẩm Ngân hàng có.
- Ý thức kinh doanh: Thượng tôn pháp luật; Gắn Xã hội trong kinh doanh.
 ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC:
a.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ
chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là
Ngân hàng Thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển
kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Website:
b.
Ngân hàng Credit Suisse
Tập đoàn Credit Suisse Group AG (((SWX | CSGN)),
((NYSE | CS))) là một Ngân hàng chuyên cung cấp các dịch
vụ tài chính, trụ sở tại Zürich, Thụy Sĩ. Website:
c.
Ngân hàng Wells Fargo
Wells Fargo & Company có tiền thân là Ngân hàng
Wachovia, một trong những ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ.
Báo cáo thực tập nhận thức 2
Trường Đại học Hoa Sen
Hiện nay, Wells Fargo có hơn 10.000 điểm kinh doanh, 12.000 điểm ATMs và kênh
kinh doanh qua Internet khắp Bắc Mỹ cũng như quốc tế.

Website:
1.2. Ý nghĩa thương hiệu:
Ý nghĩa của logo:
Logo thể hiện các ý nghĩa sau:
 Là thông điệp tinh tuý thể hiện tầm nhìn đổi mới, tính công chúng rộng lớn, dễ nhận
biết và đi vào lòng người.
 Khối hình: Thoi vàng và đồng tiền cổ là sự hoà quyện tinh tế giữa hình thức và
nội dung, giữa hiện đại và bản sắc, như hình với bóng thể hiện sự đoàn kết chặt
chẽ, giống hình ảnh “con lật đật” dù vận động đổi mới, phát triển không ngừng
nhưng luôn ở thế cân bằng vĩnh cửu.
 Logo cũng đảm bảo được yếu tố phong thủy theo bản sắc Phương Đông, khối hình và
khối chữ ẩn chứa sự tinh túy “Sắc sắc không không”, “Hỏa thiên đại hữu” và “Thiên
hỏa đồng nhân” với chân đế LienVietPostBank – Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, một
nền móng vững chắc, AN TOÀN – PHÁT TRIỂN – BỀN VỮNG.
 Logo được cấu trúc bởi 3 khối màu sắc (Màu trắng: Rõ ràng, minh bạch; Màu
xanh: Đoàn kết vững chắc; Màu vàng cam: Hoàn thiện tinh tế) tạo thế chân kiềng
vững chắc biểu tượng cho chữ TÍN – TÂM – TÀI, thể hiện ý nghĩa câu ca dao
“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” – Ngân hàng của
mọi người.
 Slogan: Liên kết phát triển.
1.3. Quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt:
Hiện nay, với số vốn điều lệ 6.460 tỷ đồng, LienvietPostBank là một trong 10 Ngân
hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam.
Báo cáo thực tập nhận thức 3
Trường Đại học Hoa Sen

Doanh thu năm 2012 ước tính: 6.521,4 tỷ đồng. Lợi nhuận: 941 tỷ đồng.

Thành tích khen thưởng năm 2012:
Thương hiệu Vàng năm 2012 , Logo và Slogan ấn tượng năm 2012, Chứng chỉ

xuất sắc trong xử lý điện thanh toán chuẩn quốc tế do Well Fargo (Mỹ) trao
tặng.

Hoạt động xã hội, từ thiện:
"Gắn xã hội trong kinh doanh" là phương châm hoạt động mang tính lâu dài của
LienVietPostBank. Song song với việc phát triển có hiệu quả các hoạt động kinh
doanh, LienVietPostBank cam kết tích cực đóng góp cho cộng đồng và xã hội
thông qua các hoạt động xã hội trực tiếp, các hoạt động tài trợ, các phong trào từ
thiện, từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội của mỗi thành viên trong
"đại gia đình" Liên Việt.
Tài trợ xây dựng 20 trường học, trạm y tế trong cả nước. Cung cấp trang thiết bị
cho nhiều trường học, phòng hội thảo của các trường đại học.
Trao tặng phao cứu sinh, phối hợp với Quỹ bảo trợ trẻ em trao tặng 1699 cặp
phao cứu sinh cho trẻ em vùng sông nước các tỉnh Bắc Giang, Bắc Kạn, Hậu
Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp.
Tài trợ trên 40 tỷ đồng cho quỹ vì người nghèo các tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ,
Quảng Ngãi, Bến Tre.
Phối hợp với Quỹ Tấm lòng Việt – Đài Truyền hình Việt Nam tặng hơn 12.000
ti vi cho nhiều địa phương trong cả nước và Lào.
Tài trợ trên 20 tỷ đồng cho các quỹ khuyến học – khuyến tài.
Phối hợp với Báo Thanh niên trao trên 1 tỷ đồng cho Quỹ học bổng Nguyễn
Thái Bình.
Hỗ trợ đề án phát triển Xín Mần, trong 2 năm 2010 – 2011 thực hiện gần 50 tỷ
đồng tài trợ.
Báo cáo thực tập nhận thức 4
Trường Đại học Hoa Sen
1.4. Cơ cấu tổ chức:
 Hội đồng quản trị
Thành viên HĐQT gồm có các ông bà sau: ông Nguyễn Đức Cử, ông Nguyễn Văn
Huynh, ông Phạm Anh Tuấn, TS. Lê Hồng Phong.

Thành viên độc lập HĐQT gồm có: ông Nguyễn Đình Thắng, ông Trần Việt Trung.
 Ban kiểm soát
 Ban tổng giám đốc
Tổng Giám Đốc: Ông Phạm Doãn Sơn – phụ trách điều hành hoạt động chung của
Báo cáo thực tập nhận thức 5
Ông Dương Công Minh
Chủ tịch HĐQT
TS. Nguyễn Đức Hưởng
Phó Chủ tịch Thường
trực HĐQT
Bà Lê Thị Thanh Nga
Trưởng ban Kiểm soát
Bà Nguyễn Thị Liên
Thành viên
Ông Trần Thanh Tùng
Thành viên
Trường Đại học Hoa Sen
Ngân hàng.
Phó Tổng Giám Đốc: Ông Nguyễn Minh Trí, TS. Đoàn Văn Thắng, ông Nguyễn Văn
Gắm, ông Vũ Quốc Khánh, bà Nguyễn Thị Thanh Sơn, bà Nguyễn Thị Gấm, bà Nguyễn
Ánh Vân, bà Nguyễn Thị Bích Lộc, bà Nguyễn Thu Hoa, ông Hồ Nam Tiến, ông Nghiêm
Sỹ Thắng, ông Tô Văn Chánh.
1.5. Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm chủ yếu của Ngân hàng TMCP Bưu điện
Liên Việt:
 Khách hàng cá nhân: gồm 3 hoạt động chính
- Cho vay: cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn, cho vay cầm cố giấy tờ
có giá, cho vay tiêu dùng tín chấp, cho vay nông nghiệp, cho vay du học,

- Gửi tiền: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm Lãi suất thả nổi, tiết kiệm rút gốc
linh hoạt, tiết kiệm bậc thang linh hoạt,…

- Thanh toán và kiều hối: dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài, dịch vụ
chuyển tiền trong nước, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, dịch
vụ chi trả kiều hối theo yêu cầu.
 Khách hàng doanh nghiệp:
- Tín dụng: tài trợ vốn lưu động, cho vay cầm cố chứng từ có giá, tài trợ
dự án, hỗ trợ tài chính…
- Huy động: tài khoản thanh toán, tiền gửi bậc thang doanh nghiệp, tiền
gửi có kỳ hạn, tiền gửi linh hoạt…
- Dịch vụ thanh toán trong nước: thanh toán thương mại, uỷ thác thanh
toán lương, thanh toán định kỳ, cam kết tài trợ, uỷ thác thanh toán vốn
đầu tư xây dựng.
- Dịch vụ thanh toán quốc tế: thanh toán hàng nhập hẩu, thanh toán biên
mậu, nhờ thu séc, dịch vụ chuyển – nhận tiền từ nước ngoài, dịch vụ
chuyển nhượng L/C, dịch vụ chiết khấu truy đòi,…
- Bảo lãnh: thực hiện hợp đồng, hoàn trả tiền ứng trước, vay vốn, đồng
bảo lãnh, thanh toán, dự thầu, bảo hành, thanh toán thuế.
- Dịch vụ khác: dịch vụ Ngân hàng tại chỗ, dịch vụ thu Ngân sách Nhà
nước, dịch vụ chi trả kiều hối theo yêu cầu, dịch vụ giữ hộ tài sản, dịch
vụ thu hộ tiền điện.
- Hồ sơ giao dịch: hồ sơ pháp lý, tài sản đảm bảo, hồ sơ tài chính, hồ sơ
chứng minh lịch sử và năng lực hoạt hộng.
II. NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH TP.HỒ
CHÍ MINH:
Báo cáo thực tập nhận thức 6
Trường Đại học Hoa Sen
Ngày thành lập: 12/6/2008
Địa chỉ: số 2A Nguyễn Thị Minh Khai, P. Đa Kao, Quận 1
Điện thoại: +848 6 2668668
Số fax: +848 6 2669669
Chức năng chính của chi nhánh Hồ Chí Minh: huy động vốn, hoạt động tín dụng,

dịch vụ ngoại hối, thanh toán, ngân quỹ…
1. Các phòng ban:
a. Phòng Khách hàng
b. Phòng Tổng hợp
c. Phòng Quản lý tín dụng
d. Phòng Kế toán ngân quỹ
2. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban:
 Phòng Khách Hàng:
 Theo dõi, cập nhật các sản phẩm huy động mới, cập nhật thay đổi lãi suất, tỷ
giá kịp thời trong ngày.
 Tiếp điện thoại của hách hàng, đi gặp mặt khách hàng để hướng dẫn và ký
kết hợp đồng.
 Thực hiện thủ tục cho vay cầm cố tín dụng, giấy tờ có giá…theo quy định
của LPB.
 Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay.
 Làm báo cáo tài chính.
 Làm hồ sơ tín dụng, cho vay
 Hợp đồng cầm cố, hồ sơ vay cầm cố.
 Thực hiện chuyển tiền, giải ngân.
 Thực hiện thẩm định giá.
 Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, đổi tài sản, thanh toán quốc tế…
 Cập nhật các quy định mới về tỷ giá, lãi suất…
 Hỗ trợ các phòng ban khác: quản lý tín dụng, kế toán,…
 Thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của lãnh đạo Phòng hách hàng.
Phòng Quản lý Tín dụng: thực hiện các nghiệp vụ sau:
 Cho vay khách hàng cầm cố chứng khoán
 Cho vay trả góp
 Đầu tư Trái phiếu doanh nghiệp.
 Các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, bảo đảm tiền vay
 Cho vay trả góp

 Cho vay mua ô tô
 Cho vay mua nhà đất
 Cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn
 Cho vay du học
 Bảo lãnh thanh toán thuế

Báo cáo thực tập nhận thức 7
Trường Đại học Hoa Sen
Phần 2: CÔNG VIỆC THỰC TẬP
1. MỤC TIÊU THỰC TẬP:
 Áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã được học trong trường vào môi
trường làm việc thực tế tại Ngân hàng.
 Học cách làm quen với công việc được giao, tạo được mối quan hệ với
các nhân viên tại bộ phận thực tập.
 Có thêm kiến thức và kinh nghiệm để giải quyết tốt các công việc được
giao, có thêm kĩ năng và nghiệp vụ hữu ích cho công việc sau này.
 Học cách làm việc trong môi trường tập thể, cách đối xử với đồng
nghiệp, cách hợp tác với cấp trên và hỗ trợ tốt các nhân viên tại bộ phận
thực tập.
 Đánh giá lại bản thân đã làm được những gì trong suốt thời gian thực
tập.
2. CÁC CÔNG VIỆC:
Bộ phận thực tập: Phòng Khách Hàng
a. Phụ trách phòng Khách hàng:
Ông Nguyễn Minh Tấn
Trưởng phòng Khách hàng trực tiếp thực hiện:
 Quản lý toàn bộ hoạt động của Phòng khách hàng do mình phụ trách.
 Chịu trách nhiệm về công tác, nghiệp vụ tại Phòng khách hàng.
 Ký kết các hợp đồng giao dịch huy động vốn, hợp đồng tín dụng, cầm cố, thế
chấp và các văn bản/ giấy tờ có liên quan theo quy định của LPB.

 Chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển, kế
hoạch kinh doanh của phòng theo đúng quy định của ban điều hành.
 Trực tiếp giải quyết các công việc nội bộ trong phòng.
 Triển khai, hướng dẫn các chuyên viên trực thuộc Phòng Khách hàng về các
quy định, quy chế, hướng dẫn do LPB ban hành.
 Triển khai, phổ biến, hướng dẫn cán bộ nhân viên trực thuộc Phòng khách
hàng các sản phẩm dịch vụ của LPB.
 Triển khai đến các cán bộ nhân viên thuộc Phòng khách hàng về các kế
hoạch, chỉ tiêu sắp tới của chi nhánh.
 Ký duyệt báo cáo, hợp đồng.
 Quản lý, theo dõi tình hình sử dụng tài sản, công cụ lao động tại phòng
Khách hàng
 Trực tiếp tiếp chuyện, trao đổi với khách hàng về các hình thức cho vay, đi
vay, các gói sản phẩm dịch vụ của LPB.
Báo cáo thực tập nhận thức 8
Trường Đại học Hoa Sen
 Tổ chức công tác quyết toán của Phòng giao dịch đảm bảo số liệu chi tiết
khớp với tổng hợp.
 Thực hiện các công tác khác theo sự phân công của Ban Giám đốc chi
nhánh, Ban điều hành
b. Chuyên viên tại Phòng Khách hàng:
Nhiệm vụ chung:
Tất cả các chuyên viên thực hiện nhiệm vụ chung sau đây:
 Theo dõi, cập nhật các sản phẩm huy động mới, cập nhật thay đổi lãi suất, tỷ
giá kịp thời trong ngày.
 Tiếp điện thoại của hách hàng, đi gặp mặt khách hàng để hướng dẫn và ký
kết hợp đồng.
 Thực hiện thủ tục cho vay cầm cố tín dụng, giấy tờ có giá…theo quy định
của LPB.
 Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay.

 Làm báo cáo tài chính.
 Làm hồ sơ tín dụng.
 Hợp đồng cầm cố, hồ sơ vay cầm cố.
 Thực hiện chuyển tiền, giải ngân.
 Thực hiện thẩm định giá.
 Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, đổi tài sản, thanh toán quốc tế…
 Cập nhật các quy định mới về tỷ giá, lãi suất…
 Hỗ trợ các phòng ban khác: quản lý tín dụng, kế toán ngân quỹ,…
 Thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của lãnh đạo Phòng khách hàng.
c. Phó Phòng Khách hàng:
Bà Hoàng Thị Thuỳ Linh.
 Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của Phòng Khách hàng khi Trưởng
phòng vắng mặt.
 Tổng hợp báo cáo tài chính từ các chuyên viên trong Phòng.
 Làm bảng chấm công, chấm lương, quản lý việc đi trễ, nghỉ phép của các
chuyên viên…
3. CÁC CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
1) In ấn:
a. Cách thực hiện
- Bước 1:
Báo cáo thực tập nhận thức 9
Trường Đại học Hoa Sen
Đặt tài liệu 1 tờ vào máy in, hướng vuông góc với gờ, kiểm tra xem giấy có bị nhăn góc
hay bị lật ngược không để tránh tình trạng bị kẹt giấy, giấy in ra bị nhăn hoặc bị in
ngược chiều.
- Bước 2:
Trên màn hình sẽ có hiển thị cỡ giấy, số tờ cần in. Máy sẽ yêu cầu ta chọn cỡ giấy in,
thông thường là A4, số bản cần in, vị trí nội dung cần in ở tờ thứ mấy hoặc có thể chọn
in từ đầu đền cuối (các thao tác được đánh trên bàn phím), sau đó xác nhận hiệu máy in
và khi màn khi xuất hiện chữ Ready ta nhấp nút START máy sẽ bắt đầu chạy.

- Bước 3:
Khi in 2 mặt ta sẽ úp mặt sau ngược lại mặt trước. Cẩn thận kiểm tra giấy đã được đặt
chính xác chưa để tránh tình trạng in chồng lên tờ cũ làm giấy bị lem mực, chữ bị đè lên
nhau hoặc in lộn đầu với tờ cũ.
b. Khó khăn ban đầu
Qua việc quan sát và học hỏi các anh chị nhân viên trong Phòng Khách hàng in ấn tài
liệu, sau 1 tuần đầu thực tập tôi đã được phân công in tài liệu cho khách hàng. Lần đầu
tiên sử dụng máy, tôi còn nhiều bỡ ngỡ và không quen, mặc dù đã được các anh chị
hướng dẫn qua nhưng tôi vẫn phải hỏi lại các anh chị cách thao tác máy và vẫn còn in
sai 1 bộ tài liệu. Tôi đã quên lật ngược lại giấy in và kết quả là tờ sau bị in chồng chữ tờ
đầu, và khi rút giấy ra tôi đã quá vội vàng nên làm kẹt giấy trong máy in.
c. Kinh nghiệm
Nếu thấy giấy in ra bị nhoè, kiểm tra mực in xem có còn mực hay không, hoặc vị trí
bình mực có bị lệch hay không. Nếu bình mực bị lệch, kéo thùng máy in ra và đặt lại
bình mực. Còn nếu hết mực thì có thể châm thêm mực hoặc thay bình mực khác.
Kiên nhẫn chờ giấy in chạy ra hết khỏi máy, tránh tình trạng máy chạy được ra giữa
chừng mà đã giật giấy ra sẽ làm rách giấy in, nhăn giấy, lem mực hoặc có thể làm kẹt
máy in giữa chừng.
Nên cẩn thận kiểm tra giấy đã được đặt chính xác chưa để tránh tình trạng in chồng lên
tờ cũ làm giấy bị lem mực, chữ bị đè lên nhau hoặc in lộn đầu với tờ cũ.
d. Kết quả đạt được
Báo cáo thực tập nhận thức 10
Trường Đại học Hoa Sen
Sau những sai sót lần đầu không đáng có và với sự hướng dẫn tận tình của các anh chị
trong Phòng, giờ đây tôi đã có thể xử lý các tài liệu cần in ấn một cách nhanh chóng,
chính xác. Giúp đỡ được công việc cho các anh chị nhân viên, tôi cảm thấy rất vui.
2) Gửi Fax:
a. Cách thực hiện
- Bước 1: Để tài liệu úp xuống khay.
- Bước 2: Nhấc tổ hợp lên hoặc có thể ấn phím [SP-Phone].

- Bước 3: Quay số fax mà mình cần fax
- Bước 4: Sau đó chờ cho đến khi nghe tiếng rít u u của tín hiệu Fax thì ấn
phím [START] để gửi Fax đi, hoặc có thể ấn phím [START] ngay sau khi
quay số.
b. Khó khăn ban đầu
Cũng giống như khi sử dụng máy in, tôi mất khá nhiều thời gian để làm quen với cách
sử dụng máy fax. Tôi thường hay nhấn sai tổ hợp kết quả là fax không gửi đi được.
c. Kinh nghiệm
Nếu dùng máy tính: Các bản Fax khi chưa được gửi sẽ nằm trong Outbox, sau khi
được gửi thành công sẽ được lưu trong Send Items.
Các bản Fax nhận được sẽ lưu trong Inbox.
Ngoài cách gửi Fax bằng chương trình Fax của Windows, còn có thể gửi Fax từ các
chương trình ứng dụng khác có chức năng in (Word, Excel, chương trình xử lý ảnh, )
bằng cách sử dụng lệnh in (File -> Print) của chương trình ứng dụng và chọn máy in là
Fax.
d. Kết quả đạt được
Tôi đã có thể sử dụng thông thạo máy fax, gửi và nhận các bản fax một cách nhanh
chóng, tiết kiệm thời gian.
3) Nghe và trả lời điện thoại:
a. Cách thực hiện:
- Đầu tiên, việc quan trọng nhất là chào hỏi, nhớ tự giới thiệu mình (nếu có thể thì cả
công ty nữa). Nếu trả lời điện thoại của người khác, cần nhắc đến tên của đồng nghiệp
khi chào hỏi để người ta biết rằng mình không gọi nhầm.
- Điều chỉnh cách nói chuyện cho thích hợp với từng đối tượng.
- Hạn chế nói chuyện riêng.
- Trả lời thẳng câu hỏi của đối tác.
- Cuối buổi nói chuyện, xác nhận lại những điều đã trao đổi.
b. Nhận xét:
Việc tiếp chuyện điện thoại với khách hàng là một công việc cũng cực kỳ quan trọng
như gặp mặt trực tiếp khách hàng vậy. Công việc này đòi hỏi ta phải biết cách giao tiếp

một cách lễ độ, lịch sự nhưng không gây nhàm chán cho khách hàng.
c. Kinh nghiệm:
Báo cáo thực tập nhận thức 11
Trường Đại học Hoa Sen
- Tránh ậm ừ dễ tạo sự không chuyên nghiệp.
- Đừng đợi chuông reo quá 3 lần rồi mới nhấc máy.
- Mọi người đều nên có trách nhiệm trả lời điện thoại. Nếu người chịu trách nhiệm trực
điện thoại đi vắng thì mình nên chủ động nghe hoặc chuyển điện thoại.
- Đừng trả lời điện thoại khi đang ăn. Người bên kia có thể nghe rõ tiếng nhai của
mình.
- Đừng nói quá to hoặc quá nhỏ.
4) Nghiên cứu quy trình cho vay, tín dụng, giải ngân, thu hồi nợ:
a. Các bước chủ yếu của quy trình cho vay:
- Tiếp xúc khách hàng, giới thiệu, hướng dẫn và cung cấp danh mục hồ sơ, mẫu biểu
(nếu có).
- Tiếp nhận và kiểm tra Hồ sơ tín dụng của Khách hàng.
- Thẩm định và lập báo cáo thẩm định.
- Phê duyệt và quyết định cho vay.
- Hoàn chỉnh thủ tục cho vay và giải ngân.
- Kiểm tra và đánh việc sử dụng tiền vay.
- Điều chỉnh và xử lý khoản vay.
- Thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay (nếu có).
- Tất toán và tổng kết khoản vay.
- Quản lý và lưu trữ hồ sơ cho vay.
b. Bộ Hồ sơ cho vay:
- Bộ Hồ sơ cho vay phân theo nguồn gốc hình thành, bao gồm các loại sau:
a) Hồ sơ do Khách hàng lập và cung cấp cho Đơn vị kinh doanh trước và trong
quá trình thẩm định khoản vay.
b) Hồ sơ do Đơn vị kinh doanh lập: Tài liệu do Đơn vị kinh doanh thực hiện
trong quá trình thẩm định, quyết định, quản lý điều chỉnh và xử lý các

khoản cho vay.
c) Hồ sơ do khách hàng và Đơn vị kinh doanh cùng lập: văn bản được các bên
cùng lập.
d) Các hồ sơ, tài liệu do các cơ quan, đơn vị có liên quan lập hoặc cung cấp.
- Bộ Hồ sơ cho vay được sắp xếp lưu giữ tại Ngân hàng, được phân theo tính chất
hình thành, bao gồm các loại sau:
a) Hồ sơ pháp lý
b) Hồ sơ vay vốn
c) Hồ sơ tài chính
d) Hồ sơ bảo đảm tiền vay
e) Các hồ sơ tài liệu khác liên quan đến khoản tín dụng và Khách hàng vay
vốn (nếu có).
c. Thẩm định và quyết định cho vay:
- Quy trình thẩm định và quyết định cho vay gồm các bước sau:
 Tiếp nhận nhu cầu vay vốn, thông tin từ khách hàng.
 Kiểm tra hồ sơ thủ tục và các điều kiện vay vốn ban đầu.
 Đối chiếu với các quy định, chính sách tín dụng hiện hành của Nhà nước và
của Ngân hàng bưu điện Liên Việt.
Báo cáo thực tập nhận thức 12
Trường Đại học Hoa Sen
 Thu thập thông tin về khách hàng và về khoản vay từ CIC và các nguồn
thông tin khác.
 Xem xét việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng.
 Lập tờ trình Tín dụng (Báo cáo thẩm định) đánh giá tính khả thi, hiệu quả
của Dự án, phương án vay vốn, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng và thẩm
định biện pháp bảo đảm tiền vay.
 Trình phê duyệt và xét duyệt cho vay.
 Thông báo kết quả thẩm định, xét duyệt cho khách hàng và những bộ phận
liên quan.
- Nội dung thẩm định và xét duyệt cho vay:

a) Năng lực pháp lý, đặc điểm về tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh của
khách hàng.
b) Tình hình và khả năng tài chính của khách hàng.
c) Dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoặc dự án đầu tư,
phương án phục vụ đời sống.
d) Biện pháp, tài sản và phương pháp quản lý tài sản bảo đảm tiền vay.
e) Các yêu cầu và vấn đề cần thiết khác liên quan đến khoản vay.
- Thời hạn thẩm định và xét duyệt cho vay:
 Tại các Đơn vị kinh doanh: Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc đối
với khoản vay ngắn hạn và không quá 6 ngày làm việc đối với khoản vay trung,
dài hạn kể từ ngày nhận được đầy đủ thông tin và Hồ sơ tín dụng hợp lệ, Đơn vị
kinh doanh phải quyết định cho vay hay không cho vay và thông báo cho khách
hàng biết (nếu thuộc mức phê duyệt) hoặc trình lên cấp trên (nếu vượt mức phê
duyệt).
 Tại Hội sở chính: Trong thời hạn không quá 4 ngày làm việc đối với khoản
vay ngắn hạn và 7 ngày làm việc đối với khoản vay trung, dài hạn kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ do Đơn vị kinh doanh trình, phải thông báo đồng ý hay không
đồng ý cho vay.
 Đơn vị kinh doanh phải niêm yết công khai cho khách hàng biết về thời hạn
thẩm định cho vay tối đa (cho vay ngắn hạn không quá 7 ngày làm việc, cho
vay trung và dài hạn không quá 13 ngày làm việc). Trường hợp không cho vay
Đơn vị kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng, trong đó nêu
rõ lý do từ chối cho vay.
d. Bảo đảm tiền vay:
- Các biện pháp:
a) Ký quỹ
b) Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng hoặc bên thứ 3.
c) Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
d) Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành trong tương lai.
e) Các biện pháp bảo đảm bằng tài sản khác do Pháp luật quy định.

- Các nguyên tắc định giá tài sản bảo đảm tiền vay:
a) Việc định giá tài sản bảo đảm tiền vay để cho vay phải bảo đảm việc thu hồi
đủ nợ gốc, lãi và các chi phí cần thiết khác liên quan đến khoản vay.
Báo cáo thực tập nhận thức 13
Trường Đại học Hoa Sen
b) Căn cứ vào mệnh giá đối với các loại giấy tờ có giá, giá theo hợp đồng, hoá
đơn, chứng từ mua bán hợp pháp và giá trị còn lại của tài sản trên sổ sách kế
toán, dự toán về tài sản trong phương án, dự án đầu tư.
c) Căn cứ vào kết quả thẩm định giá của tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn
thẩm định giá, tổ chức kiểm toán (nếu có).
d) Căn cứ vào khung giá do Nhà nước quy định đối với quyền sử dụng đất và
các tài sản khác do Nhà nước quy định khung giá.
e) Căn cứ vào giá thị trường của tài sản trên cơ sở thông tin giá cả trên các
phương tiện thông tin đại chúng, thông tin giá cả của các đơn vị kinh doanh,
dịch vụ trong các lĩnh vực liên quan (so sánh, đối chiếu với đặc điểm cụ thể,
lợi thế thương mại).
f) Căn cứ vào lợi thế thương mại hoặc các yếu tố bất lợi đối với tài sản.
g) Căn cứ vào tình hình, khả năng biến động giá cả thị trường, thời hạn sử dụng
còn lại, khả năng bị hao mòn (vô hình và hữu hình), hư hỏng, mất giá của tài
sản, đặc biệt là trong trường hợp cho vay trung, dài hạn.
h) Đối với bất động sản và những tài sản khó xác định giá, phải do một bộ phận
có khả năng chuyên môn thực hiện việc định giá.
e. Hợp đồng tín dụng:
- Hợp đồng tín dụng phải có các nội dung sau:
 Tên khách hàng vay, tên người đồng trách nhiệm (nếu có), tên đơn vị kinh
doanh.
 Điều kiện vay.
 Mục đích sử dụng vốn vay.
 Phương thức cho vay.
 Số vốn vay.

 Lãi suất, phí (nếu có).
 Thời hạn cho vay.
 Hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
 Phương thức trả nợ, Kỳ hạn trả nợ.
 Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn và tính lãi suất quá hạn.
Quyền và nghĩa vụ của các bên.
Những cam kết khách do Ngân hàng và khách hàng thoả thuận.
f. Giải ngân khoản vay:
Đơn vị kinh doanh chỉ được giải ngân sau khi đã hoàn thiện thủ tục bảo đảm tiền
vay và chứng từ giải ngân. Trường hợp giải ngân khi chưa hoàn thiện thủ tục đăng
ký giao dịch bảo đảm nhưng đã có giấy hẹn kết quả của cơ quan đăng ký giao dịch
bảo đảm, Trưởng đơn vị kinh doanh được quyền quyết định và chịu trách nhiệm về
việc quyết định giải ngân.
Chứng từ làm căn cứ giải ngân gồm:
- Chứng minh thư, Hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương của người đại
diện cho khách hàng thực hiện giao dịch giải ngân.
- Giấy rút tiền mặt hoặc Uỷ nhiệm chi hoặc Lệnh chi tiền.
- Khế ước (Giấy) nhận nợ hoặc Hợp đồng tín dụng.
Báo cáo thực tập nhận thức 14
Trường Đại học Hoa Sen
- Chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay (đối tượng vay).
- Giấy tờ cần thiết có liên quan khác.
 Việc giải ngân phải căn cứ vào mục đích sử dụng tiền vay đã được xác
định trong Hợp đồng tín dụng theo các quy định:
- Chuyển khoản đến tài khoản của đối tượng thụ hưởng căn cứ theo chứng từ giải
ngân.
- Giải ngân bằng tiền mặt trong trường hợp rút vốn phục vụ nhu cầu đời sống và
những trường hợp được phép thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Pháp luật.
- Không giải ngân vào tài khoản tiền gửi của khách hàng hoặc chuyển khoản vào tài
khoản của tổ chức, cá nhân không có quan hệ trực tiếp với khách hàng trong việc sử

dụng vốn vay, trừ các trường hợp sau:
- Khách hàng chứng minh được việc chuyển tiền và sử dụng vốn vay đúng mục đích.
- Đơn vị kinh doanh có thể theo dõi, kiểm tra được việc sử dụng vốn vay đúng mục
đích.
g. Nội dung kiểm tra, giám sát khoản vay sau khi giải ngân:
- Các nội dung bao gồm:
a) Tiến độ giải ngân cho dự án, phương án vay vốn
b) Tình hình sử dụng vốn vay cho mục đích vay vốn.
c) Kết quả, hiệu quả thực hiện dự án, phương án vay vốn.
d) Hiện trạng về tài sản bảo đảm.
e) Tình hình tài chính của khách hàng (Tổng tài sản có, khoản phải thu, phải
trả, tồn kho, hệ số nợ…)
f) Tình hình trả nợ gốc và lãi.
g) Khả năng cạnh tranh, thông tin về thị trường mà khách hàng đang hoạt
động.
h) Các vấn đề bất thường và các nội dung cần thiết khác.
- Định kỳ kiểm tra:
a) Đơn vị kinh doanh có trách nhiệm quản lý khoản vay như trên đối với mọi
đối tượng khách hàng.
b) Định kỳ kiểm tra: Tối đa 3 tháng/lần đối với khoản vay ngắn hạn và 6
tháng/lần đối với khoản vay trung, dài hạn.
h. Quy trình về thu hồi nợ:
1. Thu hồi nợ đến hạn:
- Định kỳ vào ngày làm việc đầu tiên của hàng tháng, Phòng Quản lý tín dụng có
trách nhiệm sao kê toàn bộ dư nợ đến hạn (gốc, lãi) trong tháng để theo dõi, đồng
thời gửi sao kê nợ đến hạn cho chuyên viên khách hàng, lãnh đạo Phòng Khách
hàng để theo dõi, nhắc nợ khách hàng.
- Trước 10 giờ sáng ngày làm việc, Phòng Quản lý tín dụng có trách nhiệm kiểm tra
và thông báo các khoản nợ đến hạn, quá hạn cho chuyên viên khách hàng, lãnh đạo
Phòng Khách hàng để đôn đốc, nhắc nợ.

- Chuyên viên khách hàng thực hiện nhắc nợ hách hàng thông qua các phương tiện:
điện thoại, thư điện tử, Fax hoặcgửi trực tiếp công văn thông báo nợ đến hạn.
Báo cáo thực tập nhận thức 15
Trường Đại học Hoa Sen
- Chuyên viên khách hàng thực hiện nhắc nợ 5 ngày trước khi đến hạn trả lãi, 10 ngày
trước khi đến hạn trả gốc và nhắc lại trước 1 ngày đến hạn.
- Trường hợp nợ quá hạn, tuỳ tình hình thực tế, định kỳ từ 05 – 07 ngày làm việc,
chuyên viên quản lý tín dụng lập thông báo nợ quá hạn chuyển cho chuyên viên
khách hàng gửi cho khách hàng, ghi rõ các lần gửi thông báo cho đến khi khách
hàng trả hết nợ quá hạn.
- Chậm nhất trong khoảng thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày quá hạn, khách hàng
không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng, chuyên viên khách hàng
phải đến trực tiếp trụ sở chính, địa điểm sản xuất kinh doanh, nơi cư trú, nơi làm
việc của khách hàng để yêu cầu khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
- Chậm nhất 7 ngày làm việc kể từ thời điểm gửi thông báo nợ quá hạn lần thứ 3 mà
khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc thực hiện nghĩa vụ trả nợ không
đầy đủ, chuyên viên khách hàng thực hiện xử lý nợ.
 Thu nợ đến hạn phải thực hiện theo thứ tự sau đây:
a) Trong trường hợp khoản nợ có khả năng thu hồi được toàn bộ:
- Các loại phí liên quan.
- Nợ lãi quá hạn.
- Nợ gốc quá hạn.
- Nợ lãi trong hạn.
b) Nợ gốc thu theo thứ tự khác trong trường hợp khoản nợ không có khả năng
thu hồi hoặc chỉ thu hồi được 1 phần: Trưởng Đơn vị kinh doanh trình cấp
có thẩm quyền của Ngân hàng quyết định.
Trường hợp thu nợ từ tiền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, thì thứ tự
thu nợ thực hiện theo quy định của Pháp luật và Ngân hàng.
2. Nợ cần xử lý:
Tuân thủ Quy chế và các quy định về nợ cần xử lý của Ngân hàng trong từng thời kỳ.

i. Lưu giữ hồ sơ cho vay:
- Bộ hồ sơ cho vay lưu trữ bao gồm:
a) Hợp đồng cấp tín dụng và tài liệu ghi rõ mục đích sử dụng vốn, hồ sơ về
biện pháp bảo đảm.
b) Báo cáo thực trạng tài chính của khách hàng.
c) Quyết định cấp tín dụng có chữ ký của người có thẩm quyền, trường hợp
quyết định tập thể phải có biên bản ghi rõ quyết định được thông qua.
d) Những tài liệu phát sinh trong quá trình sử dụng khoản vay liên quan đến
hợp đồng cấp tín dụng.
- Bộ hồ sơ cho vay được đựng trong bao bì, cặp với từng loại theo tính chất phân loại
hồ sơ đồng thời sắp xếp theo thứ tự ngày, tháng, năm phát sinh. Các tập hồ sơ là
bản chính được lưu giữ trong kho, két, tủ, hòm tài liệu có khóa an toàn.
- Các hồ sơ bảo đảm tiền vay dưới đây được lưu giữ tại kho tiền hoặc kho, két
sắt riêng:
a) Thẻ tiết kiệm, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác.
Báo cáo thực tập nhận thức 16
Trường Đại học Hoa Sen
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng
nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
c) Giấy chứng nhận đăng ký ô tô, tàu biển hoặc giấy chứng nhận đăng ký,
giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản bảo đảm tiền vay khác.
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản bảo đảm tiền vay.
e) Hợp đồng bảo đảm tiền vay và giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo
đảm.
f) Giấy tờ quan trọng khác theo quyết định của Trưởng đơn vị kinh doanh.
- Thời hạn lưu trữ:
 Hồ sơ tín dụng, sau khi thu hết nợ được lưu trữ trong thời hạn như sau:
 5 năm đối với Hồ sơ tín dụng ngắn hạn (cho vay, bảo lãnh không quá 12
tháng và khoản tín dụng khác).

 10 năm đối với Hồ sơ tín dụng trung hạn (cho vay trên 12 tháng đến 60
tháng và bảo lãnh trên 12 tháng đến 36 tháng).
 15 năm đối với Hồ sơ tín dụng dài hạn (cho vay trên 60 tháng, bảo lãnh trên
36 tháng).
 10 năm đối với Hồ sơ pháp lý khách hàng (sau khi chấm dứt quan hệ tín
dụng).
 10 năm đối với Hồ sơ cấp giới hạn tín dụng (sau khi hết dư nợ dưới các hình
thức cấp tín dụng và chấm dứt quan hệ tín dụng).
 15 năm đối với Hồ sơ cho vay/bảo lãnh/chiết khấu giấy tờ có giá/bao thanh
toán/các hình thức cấp tín dụng khác (đã thu hết nợ).
 15 năm đối với Hồ sơ phân loại nợ, xử lý rủi ro.
Báo cáo thực tập nhận thức 17
Trường Đại học Hoa Sen
Phần 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN
1. Nhận xét
Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, tôi đã có
những điều làm được và chưa được trong quá trình thực tập. Tuy nhiên chính những khó
khăn trong quá trình thực tập đã giúp tôi trưởng thành hơn. Những kinh nghiệm mà tôi
học được sẽ theo tôi trong suốt chặng đường sau này.
2. Thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
Được may mắn nhận vào thực tập tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
có thể coi là thuận lợi đầu tiên của tôi. Tôi đã có cơ hội thực tập đúng với chuyên ngành
ngân hàng mà tôi đang học. Thuận lợi thứ hai của tôi chính là tôi được làm việc trong
một môi trường năng động và đầy chuyên nghiệp. Các anh chị rất đáng mến, đã nhiệt
tình hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm cho tôi.
Có lẽ thuận lợi thứ ba là về phía Nhà trường đã trang bị cho chúng tôi những
kiến thức chuyên ngành khá vững chắc. Điều đó đã góp phần quan trọng cho thành công
của đợt thực tập nhận thức này.
b. Khó khăn

Khó khăn là điều không tránh khỏi đối với tất cả các bạn sinh viên khi lần
đầu bước chân vào thực tập tại môi trường thực tế. Với tôi khó khăn lớn nhất có thể là
việc chưa thích nghi hoàn toàn với môi trường công việc, và chỉ với 7 tuần ngắn ngủi thì
cũng thật khó để xây dựng các mối quan hệ vững chắc với các anh chị nhân viên tại bộ
phận thực tập. Tôi cũng gặp khó khăn rất nhiều trong việc nắm bắt, hiểu và sử dụng các
thuật ngữ ngân hàng một cách thành thục. Nếu có nhiều thời gian hơn hoặc có dịp quay
lại đây thực tập, tôi tin mình sẽ hoàn thành công việc một cách tốt hơn.
3. Đánh giá
Qua 7 tuần thực tập tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, tôi có thể tự đánh giá bản
thân như sau:
Mục đích thực tập:
1) Áp dụng được kiến thức, kỹ năng đã được học vào môi trường thực tế.
2) Học hỏi, tích luỹ thêm kinh nghiệm từ các anh chị tại bộ phận thực tập
Báo cáo thực tập nhận thức 18

×