Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cảm nhận về câu thơ của Phạm Hổ :Đó là niềm vui lớn cộng với nỗi đau dàiKết lại cho đời thành chất ngọc ức trai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.3 KB, 4 trang )

“ĐÓ LÀ NIỀM VUI LỚN CỘNG VỚI NỖI ĐAU DÀI
TÍCH LẠI CHO ĐỜI THÀNH CHẤT NGỌC ỨC TRAI”
I. Mở bài





Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Trãi: vị anh hùng văn võ song toàn, người đã cùng Lê Lợi
làm nên sự nghiệp “bình Ngô” và thảo “Bình Ngó chứ cáo”: đỉnh cao của nền văn hóa Đại
Việt trong thế kỉ 15 “viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời”, là tác giả hai tập thơ “ức
Trai thi tập” và “Quốc âm thi tập”.
Nhưng Nguyền Trãi cũng là một người phải chịu những oan khiên thảm khốc, do xã hội cũ
gây nên tới mức hiếm có trong lịch sử dân tộc.
Suy cảm vẻ Nguyễn Trãi, nhà thơ Phạm Hổ viết:

II- Thân bài
1.




Giải thích qua khái niệm:
Niềm vui lớn: Niềm vui tỏa rộng trong không gian và thời gian, niềm vui của một người chan hòa
trong niềm vui của dân tộc; niềm vui của cá nhân gắn liền với hạnh phúc cộng đồng…
Nỗi đau dài: Nỗi đau tê tái, trĩu lòng, triền miên theo năm tháng; nỗi đau của một con người, cái
khổ đau của một con người gắn với nỗi khổ đau của dân lộc, kéo dài trong thời gian.
chất ngọc ức Trai: Một hình ảnh ẩn dụ tuyệt đẹp. Ngọc là tên chung của các loài đá quý, cũng có
loại thể tròn, rắn, bóng, màu sắc óng ánh ở trong cơ thể một số động vật: như ngọc trai. chất ngọc
ức Trai: mọi tài năng, mọi thành tựu về quân sự, về văn hóa… mà Nguyễn Trãi để lại cho dân tộc,
làm đẹp cho đất nước…



Tóm lại, hai câu thơ của Phạm Hổ, bằng hình tượng đẹp, một lối nói độc đáo đã ca ngợi tài năng lỗi lạc
của Nguyễn Trãi, đỉnh cao của trí tuệ về quân sự và văn hóa Đại Việt trong thời phong kiến. Tâm hồn của
ức Trai (niềm vui lớn, nỗi đau dài) đã hòa nhịp với vận mệnh của non sông, của dân tộc.
2. Phần phân tích thơ văn để chứng minh
Lưu ý: Không nên tách ra 3 vế (niềm vui lớn, nỗi đau dài, chất ngọc ức Trai) mà nên phân tích thơ để
làm sáng tó ý nghĩa hai câu thơ đó.
“Cuộc đời Nguyễn Trãi là cả “niềm vui lớn với nỗi đau dài”.




Nhà Trần hết vai trò lịch sử, nhà Hồ lên thay. Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi, cả hai cha
con đều làm quan với tân triều, ước mong đem tài kinh bang tế thế xây dựng quốc gia Đại
Việt trở nên hùng mạnh.
Giặc Minh hung tàn đã mang quân sang xâm lược nước ta: “Dối trời lừa dân đủ muốn nghìn
kế ! Gây binh kết oán trải hai mươi năm…”. Chúng đã tàn sát nhân dân ta một cách vô cùng
dã man:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.

Cha bị bắt, gia đình tan tác đau thương. Nguyễn Trãi bị giặc giam lỏng ở thành Đông Quan hơn mười
năm trời. Ông đã trải qua những “nỗi đau dài”, lúc thì “trần trọc,… băn khoăn”, lúc thì “‘nếm mật nằm
gai”, “đau lòng nhức óc”:

Sưu Tầm: HauVanVo


“Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống”.

Nhục của nước gắn liền với mối thù của cha chất chứa trong lòng ông, hun đúc nên “nỗi đau dài”, để lại
mối hận đến hàng nghìn năm (di hận kỉ thiên niên).


Nguyễn Trãi đã bí mật vào Lam Sơn tụ nghĩa, dâng “Bình Ngô sách” lên Bình Định Vương,
trở thành vị quân sư xuất sắc giúp Lê Lợi chiến lược, chiến thuật, soạn thảo công văn. thư từ
địch vận:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo



“Niềm vui lớn” là được đem tài năng xuất chúng để “tấn công” giặc, cùng nghĩa quân làm nên
chiến thắng. Giặc Minh bị quét sạch ra khỏi bờ cõi, nước Đại Việt bước vào một kỷ nguyên
mới “muôn thuở nén thái bình vững chắc”. Giọng văn “bài cáo bình Ngô“ lúc thì căm giận xót
xa, lúc thì hân hoan bừng bừng khí thế chiến trận, lúc thì vui sướng tự hào. Đó là “niềm vui
lớn cộng với nỗi đau dài của ức Trai” và nhân dân Đại Việt vậy.



Nguyễn Trãi đã được Lê Lợi ủy thác viết chiếu cầu hiền, làm chánh chủ khảo khoa thi tiến sĩ
đầu tiên của triều Lê. Nhưng rồi triều Lê bước vào thời kì khủng hoảng: nhiều vị công thần bị
giết hại, Nguyễn Trãi bị bắt oan, bị bọn quyền thần vô hiệu hóa. cuối cùng ông phải lui về
Côn Sơn làm bạn với suối rừng. Và sau đó ông đã bị “tru di lam lộc” qua vụ án Lê Chi Viên.
“Nỗi đau dài”, nỗi oan khiên bao trùm sông núi, môi “di hận” để lại muôn đời.

chất ngọc ức Trai để lại cho đời (trọng tâm),


Nguyễn Trãi là vị anh hùng dân tộc, vãn võ song toàn. ‘‘Quân trung từ mệnh tập” gồm những

bức thư gửi tướng tá giặc Minh, đánh vào lòng” giặc, có sức mạnh bằng mười vạn quân.
“Chài ngọc ức Trai” tỏa hào quang chiến thắng:
“… Bó tùy để đợi bại vong, giặc đã trí cùng lực kiệt,

Chẳng đánh mù người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công”.


“Bình Ngô đại cáo” sáng ngời tư tưởng nhân nghĩa:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Tràn ngập bài cáo là niềm tự hào dân tộc; tự hào về nền văn hiến lâu đời của Đại Việt, tự hào về sức
mạnh chiến thắng và truyền thống anh hùng của nhân dân ta:
“Gươm mài đá. đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận sạch không kinh ngạc
Đánh hai trận, tan tác chim muông”.

Sưu Tầm: HauVanVo


Con người Việt Nam không chi đại trí, đại dũng mà còn rất đại nhân: không giết tù binh, cấp lương thực,
xe ngựa, thuyền bè cho hàng vạn giặc để chúng về nước sum họp với gia đình (trích dẫn ?) – chất ngọc
ức Trai này cũng Là của nhân dân ta kết tinh qua bốn nghìn năm dựng nước nên đẹp


Khát vọng hòa binh (phân tích)

“Xã tắc từ dãy vững bền
Giang san từ đây đổi mới (…)

Muôn thuở nền thái bình vững chắc”.
Có thể nói “Bình Ngô đại cáo” là “niềm vui lớn cộng với nỗi đau dài” để “tích lại cho đời thành chất
ngọc ức Trai, để nó trở thành áng “thiên cổ hùng văn
Nguyễn Trãi để lại cho dân tộc “ức Trai thi lập” và “Quốc âm thi tập”. tựa như hai viên ngọc quý và hiến
trong nền thơ ca cổ Việt Nam. Ngôn ngữ cổ kính, đẹp đẽ, hình tượng và đề tài phong phú, đa dạng. Thơ
hàm súc và giàu biểu cảm. Một tấm lòng thương dân, lo đời tỏa rộng những vần thơ lung linh.
+ chất ngọc ức Trai sáng ngời nhất là lòng “ưu ái” (ưu quốc, ái dân: lo nước, yêu dân):
+ Là khát vọng đem tài năng phục vụ hạnh phúc của con người; đề cao nhân nghĩa, lấy dân làm gốc:
“Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược
Có nhân, có trí. có anh hùng”
+ Là niềm tự hào với cảnh sắc quê hương tươi đẹp. với núi sông hùng vĩ. Nguyễn Trãi coi Côn Sơn là
“quê cũ” thân yêư. Thuở bé ông đã cùng với mẹ sống nhiều năm cùng với ông ngoại là tướng công Trần
Nguyên Đán ở côn Sơn. Sau này, ông lại lui về Côn Sơn ở ẩn. Nơi đây gắn liền với tâm hồn nhà thơ bao
kỉ niệm đẹp. Suối Cỏn Sơn là tiếng đàn êm ái ru hồn ông vào cõi mộng. Đá, trúc, thông… là bạn tri kỉ
của ức Trai để cùng ông “nghỉ ngơi” rũ sạch bụi trần mà ngâm thơ nhàn:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai (…)
Trong rừng có bóng trúc râm
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”…




Nguyễn Trãi nói nhiều đến mùa xuân. Làn mưa bụi, tiếng cuốc gọi hè, hoa xoan trắng tím tỏa
hương nồng, thảm cỏ, bến đò, con đò gối bãi… Cảnh sắc và âm thanh mùa xuân đẹp bình dị,
thân thuộc, hữu tình. Cảnh vật như chan hòa với tâm hồn nhà thơ với bao nỗi niềm: chán công
danh, xa lánh bọn quyền quý mà vẫn yêu thiên nhiên, yêu đời tha thiết (trích dẫn)
Nguyễn Trãi hay nói đến đêm thanh và vầng trăng thu. Có lẽ ông muốn được sống những giây
phút thần tiên trong đêm thanh tĩnh. Cuộc đời như mộng.. Cảnh non nước đẹp như tranh thủy
mặc. Con đò thơ mộng nằm ngủ dưới vầng trăng:


“Nước biếc non xanh thuyền gối bãi
Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu”.
Có cạnh ngắm hoa giữa ngày vắng Có cảnh uống rượu dưới trăng. Tâm hồn thanh cao. phong thái ung
dung tự tại. chất ngọc ức Trai thêm lấp lánh dưới ánh trăng thu


Danh lam thắng cảnh: Núi Yên Tử, núi Dục Thúy, cửa biển Bạch Đằng… Núi sông hiểm
trở là tử địa quân thù, là nơi để người anh hùng mang tài thao lược lập nên bao chiến
công hiển hách làm rạng rỡ giống nòi. Cửa biển Bạch Đằng núi giăng thành lởm chớm như
“ngạc chặt kình băm ”, bãi bờ trập trùng nhấp nhô như muôn ngàn giáo gươm giặc chất chồng
nên (trích dẫn)

III. Kết bài
Tóm lại, chất ngọc ức Trai tạo nên bản sắc của thơ văn NguyễnTrãi.

Sưu Tầm: HauVanVo






Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước tự hào dân tộc. Triết lí nhân nghĩa, lòng
yêu nước thương dân, tình yêu thiên nhiên là chất ngọc ức Trai mà ông để lại cho non sông
Đại Việt. Ông đã đem “niềm vui lớn, nỗi đau dài” để viết nên những vần thơ tâm huyết.
Đẹp biết bao Nguyễn Trãi ! “ức Trai tâm thượng quang Khuê tào”. chất ngọc ức Trai tỏa
sáng mãi đến muôn đời.

Sưu Tầm: HauVanVo




×