CHIỀU TỐI
Đề: Bày tỏ cảm nhận về bài thơ Chiều tối.
BÀI LÀM
A.ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác:
Sau khi ở nước ngoài về, 1942 chủ tịch Hồ Chí Minh sang Trung Quốc vận
động Cách mạng, đến Quảng Tây người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt
giam từ 8-1942 đến 9-1943. Trong 13 tháng bị giam cầm ấy, Người sáng tác Nhật
kí trong tù gồm 114 bài ghi lại những việc hằng ngày diễn ra trong nhà giam và khi
Bài thơ được viết khi người bị chuyển lao vào thời gian chiều tối.
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng.”
“Chiều tối” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật. Tuy chỉ có
bốn câu, nhưng nội dung thể hiện nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc trên đường giải đi
người vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sinh hoạt của gia đình
người lao động đầm ấm. Qua bức tranh thiên nhiên đẹp đó, nhà thơ bày tỏ kín đáo
tình cảnh oái oăm của mình, tìm thấy tình cảm đầm ấm trong sinh hoạt gai đình
của người lao động, đằng sau tâm trạng đó ta còn nhận ra nhà thơ còn thể hiện tình
yêu thiên nhiên sâu sắc luôn luôn lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I.Bức tranh thiên nhiên buổi chiều tối:
Bị bắt giam tại Quảng Tây, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn bị chuyển qua nhiều
nhà lao nhưng đã ghi lại:
“Quảng Tây giải hết mười ba huyện
Mười tám nhà lao đã trải qua.”
Thời gian chuyển lao bắt thường, lúc chiều tối, lúc nửa đêm, lúc gần trời
sáng, trong tình cảnh “áo mủ dầm mưa rách hết giày”. Thế nhưng, Người vẫn cảm
nhận được bức tranh thiên nhiên trên đường bị giải đi:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.”
Hình ảnh những con chim bay về rừng dường như mỏi mệt vì chặng đường
dài. Trong không gian bao la đó, lúc chiều xuống, những chòm mây bồng bềnh trôi
nhẹ “giữa tầng không”. Trong tình cảnh chân tay bị cùm bị trói, nhưng nhà thơ vẫn
cảm hứng trước cảnh vật của thiên nhiên. Chỉ với hai chi tiết chim, mây và khoảng
không gian bao la với mấy nét chấm phá, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh thủy mặc thật
đẹp. Đọc hai câu đầu, ta mới hiểu được, Hồ Chí Minh là người rất yêu thiên nhiên,
có tâm hồn thi sĩ, như một bài thơ khác nhà thơ đã viết:
“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.”
II.Yêu cuộc sống của người lao động:
Không những yêu thiên nhiên, mà nhà thơ vốn là một chiến sĩ cộng sản, rất
yêu cuộc sống của người lao động. Trên đường bị giải đi, người vẫn để ý đến sinh
hoạt cuộc sống của người lao động lúc chiều về.
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng.”
Sau một ngày làm việc vất vả người phụ nữ chuẩn bị bũa tối. Quanh lò than,
gia đình sum họp đầm ấm. Câu thơ dịch không át với nguyên bản, tác giả sủ dụng
một kết cấu liên hoàn “bao túc - bao túc”, kết hợp với âm điệu khẩn trương, khỏe
khoắn tạo âm hưởng diễn ta nhiều niềm vui cuộc sống gia đình đầm ấm.
III.Thể thơ cổ điển đường luật bao giờ cũng có nhiều tầng ý nghĩa theo bút pháp
“ý tại ngôn ngoại”. Cho nên, với hai câu thơ đầu, qua búc tranh thiên nhiên khi
chiều xuống, còn bắt gặp tâm trạng cảm hoài của nhà thơ. Chim bay về rừng, còn
có nơi chốn để ngủ. Ngẫm lại mình, bị giải đi, không biết dừng chân ở đâu. Chòm
mây kia, thảnh thơi, bồng bềnh giữa không gian còn mình thì bị trói, bị cùm. Nhà
thơ không khỏi suy ngẫm về cách đối xử của bọn lính áp tải đối với mình.
IV.Tuy trong tình cảnh bị giải đi, bị trói bị cùm, nhưng Hồ Chí Minh vẫn lạc
quan:
Đọc hai câu thơ cuối, không những ta cảm nhận tình cảm ái hữu giai cấp mà
nhà thơ dành cho những người lao động. Mà ta còn cảm nhận được niềm lạc quan
của người trong mọi hoàn cảnh. Hoài Thanh cho rằng. Chỉ với một chữ “hồng”
không gian đó đã bừng sáng lên xua tan những nỗi buồn và tình cảnh u ám mà
mình đang trải qua. Chữ “hồng” đã thể hiện đẩy đủ nhân sinh quan tích cực của
nhà thơ như người đã từng diễn tả trong bài thơ Giải đi sớm:
“Phương đong màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn quét sạch không.”
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Chỉ với bốn câu thơ, nhưng nội dung đã toát lên nhiều tư tưởng sâu sắc, thể
hiện phong thái cốt cách ung dung của chủ tịch Hồ Chí Minh như Người đã tự
khẳng định:
“Tuy bị tình nghi là gián điệp
Mà như khanh tướng vẻ ung dung.”
Để chuyển tải những tư tưởng sâu sắc đó nhà thơ đã sử dụng nhiều thủ pháp
nghệ thuật đặc sắc: nhà thơ đã sử dụng bút pháp hội họa miêu tả từ dưới lên trên từ
hình ảnh chim mỏi đến tầng mây không bên cạnh đó nhà thơ còn dùng những hình
ảnh tượng trung mang ý nghĩa ẩn dụ: chim mỏi, chòm mây, rực hồng và kết cấu
vòng tròn. Với những giá trị nội dung, nghệ thuật này, ta có thể khẳng định thơ
đường luật của Hồ Chí Minh, không khác gì giấ trị thơ Đường, thơ Tống như thi
hào Quách Mạc Nhược.
“Chiều tối” nói riêng và thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chung thật xứng
đáng như văn học sử Việt Nam hiện đại đã xếp vào hàng những tác gia quan trọng.