Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC HỌC THUYẾT KINH tế CỦA TRƯỜNG PHÁI TRỌNG NÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.21 KB, 12 trang )

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI TRỌNG NÔNG
Cũng như trường phái trọng thương, trường phái trọng nông xuất hiện trong
thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa. Nếu những
quan điểm trọng thương được coi là những mầm mống đầu tiên của kinh tế chính
trị tư sản cổ điển, thì học thuyết trọng nông được coi là bước ngoặt trong sự hình
thành và phát triển của kinh tế chính trị tư sản cổ điển với đặc điểm nổi bật là
chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, tìm ra
các quy luật kinh tế đang chi phối các hoạt động của con người.
I- HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ CÁC ĐẠI BIỂU
CỦA TRƯỜNG PHÁI TRỌNG NÔNG

1- Hoàn cảnh lịch sử ra đời của trường phái Trọng nông
Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII chế độ chuyên chế phong kiến Pháp đã
phát triển đến đỉnh cao nhất, giới quý tộc và tăng lữ thống trị xã hội nắm hầu hết
ruộng đất. Nông dân Pháp đã được hưởng quyền tự do về thân thể, nhưng cuộc
sống rất cực khổ vì thuế khoá nặng nề phải nộp cho Nhà nước phong kiến với giới
tăng lữ, thường chiếm 1/3 đến 1/4 nông phẩm sản xuất ra.
Cùng với sự phát triển chung của châu Âu đặc biệt là cuộc cách mạng công
nghiệp ở nước Anh, công trường thủ công đã bám rễ sâu ở nước Pháp, các xí
nghiệp công nghiệp, công ty ngoại thương đã được hình thành ở Pháp, kinh tế đồn
điền trong nông nghiệp của những người Fecmiêr bắt đầu phát triển. Trong khi đó
Nhà nước phong kiến Pháp tiếp tục chính sách bảo vệ đặc quyền đặc lợi của quý
tộc và nhà thờ, kinh tế tư bản chủ nghĩa vì thế phát triển khá chậm chạp và vẫn
phải mang cái vỏ ngoài phong kiến.
Khác với ở Anh, ở Pháp trung tâm các mâu thuẫn kinh tế nằm trong lĩnh vực
nông nghiệp. Trước tình hình đó giai cấp tư sản đang lớn lên đòi hỏi phải có lý
luận vạch rõ con đường và những hình thức phát triển của chủ nghĩa tư bản trong
nông nghiệp. Những đòi hỏi đó là:
- Phải xem xét lại cương lĩnh kinh tế của trường phái trọng thương, bởi việc
dùng thương mại để bóc lột đã mất hết ý nghĩa, thời kỳ tích luỹ ban đầu bằng



thương mại không ngang giá đã chấm dứt, cần phải có cương lĩnh kinh tế mới mở
đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
- Chủ nghĩa trọng thương Pháp gắn rất chặt với chế độ quân chủ chuyên
chế. Việc phê phán chủ nghĩa trọng thương do vậy gắn với phê phán chế độ phong
kiến, cần phải có lý luận giải quyết mâu thuẫn giữa xu thế đang lên của chủ nghĩa
tư bản với sự thống trị của giai cấp phong kiến ngày càng tỏ ra lỗi thời, song khác
với ở nước Anh, để chống lại phong kiến và tư tưởng trọng thương, các nhà tư
tưởng đặt niềm tin và hy vọng vào công nghiệp, thì ở Pháp do chính sách trọng
thương của Colbert (Bộ trưởng bộ tài chính) đã làm cho nền nông nghiệp bị suy
sụp nghiêm trọng nạn đói kém lan tràn. Bởi vậy cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
trọng thương ở Pháp biến thành cuộc đấu tranh bảo vệ sự phát triển của nông
nghiệp và chính điều này dẫn đến việc lý tưởng hoá nghề nông, tìm kiếm nguồn
gốc của cải quốc dân trong nông nghiệp là điều không thể tránh khỏi.
Chủ nghĩa trọng nông Pháp đã ra đời trong bối cảnh lịch sử đó. Nó đã góp
phần tìm kiếm con đường giải phóng lực lượng sản xuất trong nông nghiệp. Cùng
với những tư tưởng triết học của trường phái khai sáng như Vônte, Răng
RắcRútXô, Điđơrôn, sự ra đời của chủ nghĩa trọng nông còn là cơ sở lý luận cho
cuộc cách mạng tư sản Pháp.
2. Các đại biểu chủ yếu của trường phái Trọng nông
- Người có công đặt nền móng cho kinh tế chính trị cổ điển Pháp, cho tư
tưởng trọng nông Pháp là Pierr Boisguillebert(1646-1714), Ông là nhà kinh tế lớn,
người có công đưa ra danh từ kinh tế chính trị, tư tưởng kinh tế của ông luôn bảo
vệ lợi ích của nông dân, phê phán chủ nghĩa trọng thương. Theo ông tiền không
phải là của cải duy nhất mà của cải phải là sản phẩm của lao động.
- Đại biểu xuất sắc nhất của trường phái trọng nông là Fransais Quesnay
(1694-1774); ông đã đưa những tư tưởng trọng nông thành một trường phái lý
luận. F. Quesnay sinh ra trong một gia đình chủ nông nhỏ là người có năng lực phi
thường. Theo học nghề y (1718), năm 1749 trở thành quan ngự y trong triều Lui
XVIII, được sống trong cung điện Véc Xây. Năm 1752 được phong tước vị quý

tộc, khi đã 59 tuổi ông mới chuyển sang nghiên cứu kinh tế (1753), song đã để lại
cho hậu thế nhiều công trình có giá trị. Biểu kinh tế (1758) Bàn về thương mại


(1760); Phân tích biểu kinh tế (1766); Chế độ chuyên chế ở Trung Quốc (1767);
Những nguyên lý chung của chính sách kinh tế của một quốc gia nông nghiệp
(1766).
C. Mác đánh giá rất cao những cống hiến của F. Quesnay cho kinh tế
chính trị học, coi ông cùng với W. Petty là cha đẻ của kinh tế chính trị tư sản cổ
điển vì ông đã có hai công lao lớn là: đặt ra một cách khoa học vấn đề nghiên cứu
sản phẩm thuần tuý (giá trị thặng dư), tuy ông chưa giải quyết triệt để được vấn đề
này; Ông cũng là người đầu tiên phân tích một cách khoa học vấn đề tái sản xuất
trên quy mô toàn xã hội.
Mác viết “Việc làm này thực hiện vào giữa thế kỷ XVIII trong thời kỳ ấu trĩ
của chủ nghĩa tư bản là một tư tưởng hết sức thiên tài, rõ ràng là thiên tài nhất
trong các tư tưởng kinh tế cho đến ngày nay”.
- Đại biểu cuối cùng của trường phái trọng nông là Turrgot (1727-1781).
Ông là đại biểu xuất sắc của trường phái trọng nông – là một bộ trưởng cấp tiến
trong chính phủ Pháp, là đại biểu của cách mạng tư sản Pháp khi được bổ nhiệm là
Bộ trưởng tài chính ông đã ra sắc lệnh xóa bỏ phường hội phong kiến (1776). Ông
đã đề xuất nhiều chính sách giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân như tự do buôn bán
lương thực, khuyến khích trồng khoai tây. Năm 1770 ông xuất bản cuốn “Buôn
bán ngũ cốc”; tác phẩm chính của ông là “Suy nghĩ về việc hình thành và phân
phối của cải”(1766) trong đó đề cập đến những tư tưởng trọng nông. Turrgot là
người nêu ra khái niệm: tư bản không phải là tiền mà là giá trị của tiền được tích
luỹ lại, ông coi đất đai cũng là tư bản, là người đầu tiên nêu ra khái niệm tư bản cố
định và tư bản lưu động. Ông cũng phát triển tư tưởng về phân chia giai cấp trong
xã hội của F. Quesnay nêu ra nguyên lý bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận và quy luật
tiền công...
II- NHỮNG HỌC THUYẾT KINH TẾ CƠ BẢN CỦA

TRƯỜNG PHÁI TRỌNG NÔNG

1. Phương pháp luận của trường phái Trọng nông
- Chủ nghĩa trọng nông đứng trên lập trường duy vật để giải thích các hiện
tượng kinh tế, họ chỉ ra hai loại quy luật đó là quy luật luân lý tác động trong xã
hội và quy luật vật lý tác động trong tự nhiên và khẳng định những quy luật đó là


khách quan. Họ đã tiến xa hơn chủ nghĩa trọng thương, bởi chủ nghĩa trọng thương
không công nhận có quy luật xã hội và cũng tiến xa hơn W. Petty vì tuy W. Petty
thừa nhận có quy luật song chưa chỉ ra được quy luật.
Từ sự phân tích đó họ cho rằng chủ nghĩa tư bản ra đời là hợp quy luật, còn
chế độ chuyên chế phong kiến là trái quy luật. Tuy nhiên, cần lưu ý mặc dù đứng
trên lập trường duy vật, song là duy vật siêu hình. Do vậy, phái trọng nông đã đồng
nhất quy luật tự nhiên cũng như quy luật xã hội, cho rằng tác động của quy luật là
bất biến, đưa ra kết luận siêu hình chế độ phong kiến là sai lầm của lịch sử còn chủ
nghĩa tư bản là hợp quy luật và tồn tại vĩnh viễn.
- Trường phái trọng nông đã chuyển đối tượng nghiên cứu từ lưu thông sang
sản xuất. Đây chính là bước tiến quan trọng về phương pháp luận so với trọng
thương. Phái trọng nông đã thấy được mối quan hệ giữa sản xuất và lưu thông, cho
rằng sản xuất quyết định lưu thông. Tuy nhiên, họ còn có hạn chế chỉ coi nông
nghiệp mới là ngành sản xuất, mới tạo ra sản phẩm thuần tuý.
-

Trọng nông là trường phái áp dụng khá thành công phương pháp

trừu tượng hóa khoa học trong nghiên cứu kinh tế chính trị. C. Mác đánh giá đây là
đống góp đáng kể của trường phái trọng nông cho kinh tế chính trị, mà thể hiện rõ
nhất là sự trừu tượng hóa khi phân tích “Biểu kinh tế”.
2. Học thuyết về sản phẩm thuần tuý.

Đây là học thuyết chiếm vị trí trung tâm trong lý thuyết trọng nông, đối lập
với quan điểm trọng thương và chống trọng thương rõ rệt nhất.
F. Quesnay cho rằng tiền là của cải không sinh lợi, thương nghiệp không
sinh của cải:
“Thương nghiệp chỉ trao đổi những sản phẩm đã có sẵn và có giá trị bán
tương ứng giữa vật này với vật kia, thương nghiệp không sinh ra của cải gì”. Do
vậy, muốn tìm kiếm nguồn gốc của cải cần phải chuyển đối tượng nghiên cứu từ
lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Theo F. Quesnay sản phẩm thuần tuý
(giá trị thặng dư) chỉ được tạo ra trong quá trình sản xuất, song chỉ có lao động
nông nghiệp mới là lao động sản xuất, vì vậy chỉ có nông nghiệp mới là ngành sản
xuất, còn các ngành khác đều là ngành không sản xuất. Quan niệm này vừa là bước
tiến, vừa là bước lùi của phái trọng nông so với phái trọng thương.


F. Quesnay quan niệm “Sản phẩm thuần tuý là sản phẩm của đất đai dôi ra
còn lại sau khi đã trừ đi những chi phí lao động và những chi phí cần thiết khác
cho việc thực hiện canh tác ruộng đất”.
Như vậy, sản phẩm thuần tuý = tổng sản phẩm – chi phí sản xuất.
F. Quesnay khẳng định có hai nguyên tắc hình thành giá trị tương ứng trong
công nghiệp và nông nghiệp. Theo đó, trong công nghiệp giá trị hàng hóa = tổng
chi phí sản xuất (gồm chi phí về nguyên liệu, tiền lương công nhân, tiền lương của
nhà tư bản, chi phí bổ sung của tư bản thương nghiệp). Còn trong nông nghiệp, giá
trị hàng hóa = tổng chi phí + sản phẩm thuần tuý. F. Quesnay giải thích sở dĩ có hai
nguyên tắc hình thành giá trị như trên là do công nghiệp chỉ là quá trình kết họp
giản đơn các chất cũ, không có sự tăng lên về chất nên không tạo ra sản phẩm
thuần tuý. Ngược lại trong nông nghiệp, nhờ có tác động của tự nhiên nên có sự
phát triển về chất, tạo ra chất mới, tạo ra sản phẩm thuần tuý. Ví dụ gieo một hạt
lúa đến mùa có thể thu hoạch 10 hạt lúa.
Việc xác định chỉ có nông nghiệp mới tạo ra sản phẩm thuần tuý là một hạn
chế của trường phái trọng nông và cũng chính điều đó khẳng định họ là trường

phái trọng nông. C. Mác cho rằng sở dĩ những người trọng nông chủ nghĩa vấp
phải hạn chế trên là vì họ chưa hiểu được thực thể của giá trị và sự hình thành giá
trị hàng hóa, nên họ chỉ nhìn nhận giá trị thặng dư (sản phẩm thuần tuý) về mặt
hình thái tự nhiên của sản phẩm, coi đó là những giá trị sử dụng mà người sản xuất
sản phẩm dôi ra ngoài số giá trị sử dụng mà anh ta đã tiêu dùng đi trong thời gian
sản xuất. Số thặng dư ấy như là tặng vật của tự nhiên, của ruộng đất.
Một hạn chế nữa của trường phái trọng nông là chỉ coi sản phẩm thuần tuý
(giá trị thặng dư ) là phần phải nộp cho chủ ruộng với tư cách địa tô. Quan niệm
này chưa đánh giá được đầy đủ bản chất bóc lột, giá trị thặng dư không phải chỉ
tồn tại dưới hình thái địa tô. Họ coi những người Fecmiêr (nhà tư bản nông nghiệp)
cũng được trả lương như công nhân nông nghiệp.
C.Mác cho rằng F. Quesnay đã đúng khi coi sản phẩm thuần tuý là do sản
xuất tạo ra, song không tiến lên được nữa mà phải viện dẫn đến yếu tố tự nhiên
nhưng trong điều kiện lúc đó có được kết luận như vậy là đã tiến xa hơn phái trọng
thương rất nhiều.


3. Học thuyết về phân chia giai cấp trong xã hội
Để tạo cơ sở cho việc xây dựng “Biểu kinh tế”, F. Quesnay đã chia xã hội
thành 3 gia cấp cơ bản:
-

Giai cấp sở hữu: Gồm giới qúy tộc, tăng lữ, địa chủ là những người

chủ sở hữu ruộng đất, có chức năng thu địa tô và thuế thập phân. Họ có công bỏ ra
chi phí ban đầu để đất đai có thể canh tác được và tạo ra lực hút đầu tiên cho quá
trình lưu thông tổng sản phẩm xã hội bằng hành vi bỏ tiền ra mua hàng. Ngoài ra,
họ còn đóng vai trò trung gian giữa giai cấp sản xuất và giai cấp không sản xuất.
-


Giai cấp sản xuất: bao gồm những nhà tư bản thuê đất của gia cấp

sở hữu (Fecmiêr ) và những người công nhân nông nghiệp. Chỉ có giai cấp sản
xuất mới tạo ra sản phẩm thuần tuý.
-

Giai cấp không sản xuất: gồm những người làm trong lĩnh vực

thương nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tài chính, tín dụng (cả các nhà
tư bản và công nhân). Theo F. Quesnay giai cấp này không sản xuất ra sản phẩm
thuần tuý, là giai cấp không sinh lợi, không làm giàu cho xã hội, là gánh nặng của
giai cấp sản xuất. Họ chỉ làm cho sản phẩm xã hội hao hụt đi chứ không tăng lên.
Mặc dù có những bước tiến nhất định, song việc phân chia xã hội thành ba
giai cấp của F. Quesnay còn rất nhiều hạn chế đó là: Thoả hiệp với giai cấp sở hữu,
gán cho họ những chức năng kinh tế to lớn mà thực ra họ không có, cho rằng giai
cấp không sản xuất là ăn hại, không tạo sản phẩm thuần tuý mà thực ra giai cấp
này mới chính là lực lượng sản xuất ra sản phẩm thặng dư cho xã hội. Từ hai thiếu
sót trên F. Quesnay còn vấp phải sai lầm rất lớn là không phân biệt được hai giai
cấp cơ bản trong xã hội đó là giai cấp các nhà tư bản và giai cấp công nhân.
Trên cơ sở phân chia giai cấp của F. Quesnay, A.P. J. Turgot tiếp tục phát
triển, khắc phục được một số hạn chế khi chia xã hội thành 5 giai cấp:
- Giai cấp các nhà tư bản sản xuất: Các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp.
- Giai cấp công nhân sản xuất: Những người công nhân nông nghiệp.
- Giai cấp công nhân không sản xuất: Những người công nhân trong công
nghiệp, thương nghiệp.
- Giai cấp các nhà tư bản không sản xuất: Hoạt động trong thương nghiệp,
công nghiệp, thủ công nghiệp, tài chính, tín dụng...


- Giai cấp sở hữu: Những người chủ ruộng đất như quý tộc, tăng lữ...

Mặc dù, có khắc phục được những thiếu sót của F. Quesnay là phân biệt
được giai cấp công nhân và giai cấp tư sản, thấy được sự bất bình đẳng về kinh tế
giữa các giai cấp. Song cách phân chia giai cấp của Turgot cũng còn tồn tại nhiều
điểm bất hợp lý, về cơ bản cơ sở phân chia các giai cấp vẫn là theo ngành sản xuất
chứ không phải theo tiêu chí sở hữu về tư liệu sản xuất (mà tư liệu sản xuất thì
không phải chỉ có đất đai). Sau này A ĐamSmit đã phân tích những sai lầm và sửa
chữa những bất hợp lý trên của Turgot bằng cách phân chia xã hội tư bản thành 3
giai cấp chủ yếu: giai cấp tư sản, giai cấp địa chủ và giai cấp công nhân.
4. Học thuyết trọng nông về giá trị và tiền tệ
So với W.Petty, quan điểm trọng nông về giá trị hàng hóa không những
không có bước tiến mà còn thụt lùi. Họ không thấy được thực thể của giá trị là lao
động mà cho rằng giá trị hàng hoá là do nhu cầu, nguyện vọng, là phương tiện của
những người đang trao đổi quyết định (coi giá trị là chủ quan).
Từ sai lầm trong quan niệm về giá trị hàng hóa, trường phái trọng nông phê
phán phái trọng thương quá đề cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ là của cải duy
nhất. Họ cho rằng tiền chỉ là vật môi giới, là phưong tiện lưu thông, để mở rộng
sản xuất không nhất thiết phải có tiền.
C.Mác cho rằng quan điểm trên của phái trọng nông vừa có bước tiến, vừa
có bước lùi so với phái trọng thương.
5. Học thuyết trọng nông về tư bản
Chủ nghĩa trọng thương coi tư bản là tiền, F. Quesnay cho tư bản không
phải là bản thân tiền tệ mà là những tư liệu sản xuất mua bằng tiền tệ đó và khẳng
định tư bản là vật và tồn tại vĩnh viễn. Đây là một bước tiến, đồng thời là một bước
lùi của chủ nghĩa trọng nông. C.Mác đã sửa chữa sai lầm này bằng cách khẳng
định tư bản không phải là tiền, tư bản cũng không phải là vật mà tư bản là một
quan hệ xã hội.
Đóng góp nổi bật của chủ nghĩa trọng nông là dựa vào chu chuyển của tư
bản họ đã chia tư bản thành: tư bản ứng trước đầu tiên (tư bản cố định) gồm những
chi phí về nông cụ, súc vật cày kéo, công trình thuỷ lợi...và tư bản ứng trước hàng
năm (tư bản lưu động) gồm những chi phí về hạt giống và tiền thuê công nhân. C.



Mác đánh giá cao sự phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động dựa
trên sự chu chuyển của nó, coi đây là một bước tiến lớn trong lịch sử các học
thuyết kinh tế. Cũng chính trên cơ sở phân chia này mà chủ nghĩa trọng nông đã
tính toán được sự bù đắp các yếu tố của tư bản cố định và tư bản lưu động trong
quá trình tái sản xuất. Nhờ vậy, họ đã có sự phân tích một cách tốt nhất quá trình
tái sản xuất xã hội (trước C.Mác), điều mà AĐamSmit đã không làm được sau này.
Tuy nhiên, trong học thuyết về tư bản, trường phái trọng nông còn vấp phải
nhiều hạn chế như: chưa phân biệt được tiền với tư cách là tư bản với tiền thông
thường, đồng nhất tư bản với tư liệu sản xuất, không thấy được chức năng của tiền
tệ trong lưu thông tư bản, không biết đến tư bản trong công nghiệp, thương nghiệp,
ngân hàng...bởi quan điểm của họ coi đây là những ngành không sản xuất.
6. Học thuyết về tiền công và lợi nhuận
A.P. J. Turgot ủng hộ quan điểm “quy luật sắt về tiền công”. Ông khẳng
định tiền lương của công nhân phải thu hẹp ở mức tư liệu sinh hoạt tối thiểu, bởi vì
cung lao động luôn luôn lớn hơn cầu về lao động; công nhân luôn phải cạnh tranh
với nhau để tìm kiếm việc làm, đây là cơ sở để nhà tư bản duy trì tiền công ở mức
tối thiểu mà vẫn thuê mướn được nhân công.
A.P. J. Turgot cũng có tư tưởng tiến bộ khi phân tích mối quan hệ giữa tiền
lương và lợi nhuận khi cho rằng tiền lương của công nhân là thu nhập theo lao
động, còn lợi nhuận là sản phẩm thuần tuý nguồn thu nhập của nhà tư bản. Lợi
nhuận là thu nhập không lao động do công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất.
Mặc dù vẫn đứng trên quan điểm trọng nông về sản phẩm thuần tuý, song
A.P. J. Turgot cũng đã đặt những viên gạch đầu tiên để phân tích lợi nhuận trong
công nghiệp, lợi nhuận bình quân và xu hướng giảm sút tỷ suất lợi nhuận.
7. Học thuyết trọng nông về tái sản xuất tư bản xã hội
Học thuyết này được trình bày tập trung trong “Biểu kinh tế” (1752) và
“Phân tích biểu kinh tế” (1766) của F. Quesnay.
Lần đầu tiên trong lịch sử kinh tế chính trị, F. Quesnay đã phân tích quá

trình tái sản xuất tư bản xã hội trong một sơ đồ khái quát, giản đơn, nhưng có sức
tổng hợp cao, vô số những hành vi lưu thông cá biệt được tổng hợp lại thành một
sự vận động phổ biến (quy luật) có tính chất xã hội. Như đã trình bày ở phần tiểu


sử của F. Quesnay, C.Mác đánh giá rất cao “Biểu kinh tế”, coi đó là tư tưởng thiên
tài.
Để nghiên cứu tái sản xuất trên quy mô toàn xã hội F. Quesnay đã áp dụng
khá thành công phương pháp trừu tượng hóa khoa học. “Biểu kinh tế” được nghiên
cứu dựa trên những giả định sau:
- Chỉ nghiên cứu tái sản xuất giản đơn. Bởi như Mác phân tích sau này
nghiên cứu tái sản xuất giản đơn là nghiên cứu yếu tố hiện thực của tích luỹ, của
tái sản xuất mở rộng.
- Lấy tư bản hàng hóa làm điểm xuất phát, sau này C. Mác cũng đã làm như
vậy.
- Không tính đến biến động về giá cả (giá cả bằng giá trị).
- Không tính đến ngoại thương, đây là giả định cần thiết mà sau này S.
Smonđi và phái dân tuý Nga đã không hiểu khi phân tích lý luận tái sản xuất.
- Tái sản xuất là quá trình thực hiện tổng sản phẩm xã hội cả về hiện vật và
giá trị. Quá trình lưu thông sản phẩm gắn với lưu thông tiền tệ, tiền trở về điểm
xuất phát ban đầu khi hết một chu kỳ tái sản xuất.
- Trao đổi tổng sản phẩm xã hội là sự trao đổi giữa ba giai cấp: Giai cấp sở
hữu, giai cấp sản xuất, giai cấp không sản xuất.
- Giá trị tổng sản phẩm xã hội gồm 7 tỷ Frăng, trong đó 5 tỷ là sản phẩm
nông nghiệp, 2 tỷ là sản phẩm của giai cấp không sản xuất. Trong 5 tỷ sản phẩm
nông nghiệp có:
+ 1 tỷ bù đắp tư bản ứng trước đầu tiên.
+ 2 tỷ để bù đắp khoản ứng ra hàng năm (tư bản lưu động).
+ 2 tỷ sản phẩm thuần tuý nộp cho giai cấp sở hữu.
- Trong 2 tỷ sản phẩm công nghiệp của giai cấp không sản xuất được phân

thành:
+ 1 tỷ để bù đắp hao phí nguyên vật liệu.
+ 1 tỷ để bù đắp tư liệu tiêu dùng.
- Để lưu thông 7 tỷ sản phẩm trên, giai cấp sản xuất có 2 tỷ tiền mặt với tư
cách là tiền tô để trả cho giai cấp sở hữu.
“Biểu kinh tế” của F. Quesnay phân tích quá trình vận động của tổng sản


phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn được thể hiện thông qua 5 hành vi và có
thể minh họa bằng sơ đồ sau:
Mua 1 tỷ nguyên liệu (Hành vi 5)

Mua 1 tỷ hàng
công nghệ phẩm
( Hành vi 2)

1 tỷ mua nông sản
(Hành vi 1)

GCSH

GCSX
5 tỷ SP
phẩm

2 tỷ tiền

GCKoSX
2 tỷ SP


Mua 1 tỷ nông sản (Hành vi 3)
Mua 1 tỷ TLSX (Hành vi 4)
+ Hành vi 1: giai cấp sở hữu dùng 1 tỷ tiền tô để mua nông phẩm của giai cấp
sản xuất, vậy là 1 tỷ nông phẩm ra khỏi lưu thông và đi vào tiêu dùng của giai cấp
sở hữu.
+ Hành vi 2: giai cấp sở hữu dùng 1 tỷ tiền tô còn lại để mua 1 tỷ hàng công
nghệ của giai cấp không sản xuất, vậy là 1 tỷ trong 2 tỷ sản phẩm công nghiệp đi
vào tiêu dùng của giai cấp sở hữu.
+ Hành vi 3: Sau khi nhận được 1 tỷ tiền của giai cấp sở hữu, giai cấp không
sản xuất đem tiền đó mua tư liệu sinh hoạt (nông phẩm) của giai cấp sản xuất. Như
vậy giai cấp sản xuất đã thực hiện được 2/5 số sản phẩm của mình.
+ Hành vi 4: giai cấp sản xuất dùng 1 tỷ tiền vừa thu được để mau TLSX của
giai cấp không sản xuất, vậy là giai cấp không sản xuất đã thực hiện xong 2 tỷ
công nghệ phẩm.
+ Hành vi 5: giai cấp không sản xuất dùng 1 tỷ tiền vừa nhận được để mua
nguyên liệu của giai cấp sản xuất.
Kết quả 5 hành vi trên là giai cấp sản xuất đã bán được 3 tỷ nông phẩm, 2 tỷ
còn lại dùng để bù đắp chi phí hàng năm (TB lưu động) và thu về được 2 tỷ tiền


mặt để trả cho giai cấp sở hữu với tư cách tiền tô. Và như vậy quá trình tái sản xuất
của năm sau đã đầy đủ các yếu tố để lại diễn ra một cách trôi chảy...
“Biểu kinh tế’ được đánh giá là một trong những cống hiến to lớn đối với lịch
sử các tư tưởng kinh tế của nhân loại. Khi nhận xét về “Biểu kinh tế” C.Mác đã
khẳng định những công lao của F. Quesnay là:
- Đã sử dụng khá thành thạo phương pháp trừu tượng hóa khoa học. Đưa ra
những giả định cơ bản là đúng và chỉ trên cơ sở những giả định đó mới nghiên cứu
được quá trình tái sản xuất tư bản xã hội.
- Đã phân tích sự vận động của tổng sản phẩm xã hội trên cả hai mặt giá trị
và hiện vật, nghiên cứu sự vận động của sản phẩm kết hợp với sự vận động ngược

chiều của tiền tệ.
- Phân tích sự lưu thông tiền tệ phải theo quy luật tiền bỏ vào lưu thông phải
quay về điểm xuất phát ban đầu, vì nếu tiền không quay về điểm xuất phát ban đầu
thì quá trình tái sản xuất sẽ không thể diễn ra.
Mặc dù có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của khoa học kinh tế song
“Biểu kinh tế” của F. Quesnay cũng còn bộc lộ một số hạn chế:
- Gán cho giai cấp sở hữu một chức năng kinh tế là tạo ra cú huých đầu tiên
để quá trình thực hiện tổng sản phẩm xã hội được tiến hành (dùng tiền tô để mua
hàng của giai cấp sản xuất và không sản xuất).
- Phân chia xã hội thành 3 giai cấp trên cơ sở lý luận sản phẩm thuần tuý là
không đúng (đã trình bày ở trên).
- Chưa thấy được cơ sở của tái sản xuất mở rộng trong công nghiệp cũng
như trong nông nghiệp, đánh giá sai vai trò của sản xuất công nghiệp.
- Không thấy được sự trao đổi trong nội bộ ngành công nghiệp, công nghiệp
không tiêu dùng sản phẩm của mình cũng như không bù đắp chi phí tư liệu sản
xuất của mình. Do vậy, họ sẽ không thể tái sản xuất.
Tóm lại: Mặc dù còn nhiều hạn chế, những học thuyết kinh tế của trường
phái trọng nông đã có những đóng góp quý báu vào sự phát triển của các tư tưởng
kinh tế. Họ đã phê phán chủ nghĩa trọng thương một cách khá toàn diện và sâu sắc.
Những quan điểm về vai trò của sản xuất nông nghiệp tạo ra sự giàu có, sự phân
chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động, chuyển đối tượng nghiên cứu


từ lưu thông sang lĩnh vực sản xuất là những tư duy kinh tế đúng đắn. Đặc biệt
“Biểu kinh tế” được coi là khởi thuỷ của học thuyết tái sản xuất tư bản xã hội mà
sau này C. Mác tiếp tục nghiên cứu, phát triển, được V. I. Lê nin bổ sung trong
điều kiện có tiến bộ kỹ thuật. Trên cơ sở học thuyết tái sản xuất của mình Mác - Lê
nin đã khẳng định rõ những mâu thuẫn của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ ra sự
diệt vong không thể tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản.




×