Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO HỌC THUYẾT KINH tế CỦA w petty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.86 KB, 9 trang )

19
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA UYLIAM PÉT TY
Kinh tế chính trị tư sản cổ điển ra đời khi thương nghiệp mất dần ý nghĩa lịch sử
của nó là công cụ bóc lột. Học thuyết trọng thương chủ nghĩa trở lên lỗi thời và tan rã.
Cùng với việc phê phán chủ nghĩa trọng thương là sự ra đời của học thuyết kinh tế
mới làm cơ sở lý luận cho cương lĩnh kinh tế của giai cấp tư sản, hướng lợi ích của họ
vào lĩnh vực sản xuất. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển ra đời từ đó, đánh dấu bước
phát triển mới về lý luận kinh tế chính trị. Uyliam Pét ty là người đầu tiên sáng lập ra
kinh tế chính trị tư sản cổ điển, ông thuộc trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển
Anh.
I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA UYLIAM PÉT TY.

1. Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện học thuyết kinh tế của Uyliam Pét ty.
Tích luỹ nguyên thuỷ tư bản chủ nghĩa đã thúc đẩy CNTB ra đời và phát triển
nhanh chóng vượt khỏi giai đoạn hợp tác giản đơn. Cuối thế kỷ thứ XVII công trường
thủ công tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở châu Âu, đặc biệt là ở nước Anh đã
làm cho kết cấu kinh tế - xã hội thay đổi mang tính chất bước ngoặt. Sự phát triển của
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi phải chấm dứt vai trò thống trị của tư bản
thương nghiệp để mở đường cho tư bản công nghiệp và tư bản nông nghiệp phát triển.
Ở Anh, sự phát triển mạnh mẽ của công trường thủ công đã làm cho thương
nghiệp mất dần vị trí lịch sử đặc biệt của nó là công cụ bóc lột thuộc địa, phương tiện
làm giàu. Giai cấp tư sản Anh sớm nhận thấy lợi ích của họ trong sự phát triển của sản
xuất. Thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ tư bản cũng kết thúc và thay vào đó là tích luỹ tư
bản. Chủ nghĩa trọng thương, một bộ phận của học thuyết tích luỹ nguyên thủy tư bản
dựa trên bạo lực để cướp bóc các dân tộc thuộc địa bằng trao đổi không ngang giá ở
trong nước và quốc tế, làm thiệt hại lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng,
kìm hãm sự phát triển của tư bản công nghiệp đã trở lên lỗi thời, không đáp ứng được
yêu cầu của sản xuất. Nhiều vấn đề kinh tế của sản xuất đặt ra vượt quá khả năng giải
thích của chủ nghĩa trọng thương. Điều đó đòi hỏi phải có lý thuyết kinh tế mới dẫn



20
đường. Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh ra đời mà Uyliam Pét ty là một
trong những đại biểu kiệt xuất nhất. Cũng như các đại biểu kinh tế chính trị tư sản cổ
điển khác ông luận chứng con đường làm giàu là phải bóc lột, lao động làm thuê của
những người nghèo là nguồn gốc làm giàu vô tận cho những người giàu có.
2. Tiểu sử và các tác phẩm của Uyliam Pét ty.
Uyliam Pét ty (1623 – 1687) là một trong những người sáng lập ra học thuyết
kinh tế chính trị tư sản cổ điển ở Anh. Ông sinh ra không phải từ một gia đình quý tộc
mà từ một gia đình làm nghề thủ công, người có học rộng, biết nhiều và có tài trên
nhiều lĩnh vực hoạt động khoa học và thực tiễn như: vật lý, toán học, y học, kinh tế
học, âm nhạc, tài chính, thống kê. Ông có trình độ tiễn sĩ vật lý, là nhạc trưởng, là
người phát minh ra máy chữ, giảng viên trường đại học, bác sĩ quân y khi làm tập sự
lính thuỷ, ông vừa là một đại địa chủ lại vừa là một nhà đại công nghiệp. Ông còn là
cha đẻ của môn thống kê học. Hơn thế, Uyliam Pét ty là người vô nguyên tắc về chính
trị, ông đã tham gia quân đội chiếm đóng và cưỡng bức Ai rơ lan dưới thời Crômoen.
Như vậy, cuộc đời của Uyliam Pét ty rất phức tạp, ông không những sống trong
thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ tư bản mà còn tham gia vào việc tích luỹ ban đầu đó, nên
ông đã viết một loạt các tác phẩm biện hộ cho lập trường kinh tế của chủ nghĩa trọng
thương Anh. Những tác phẩm chủ yếu của Uyliam Pét ty là: bàn về thuế khoá và lệ
phí (1662); lời nói với những kẻ khôn (1664); giải phẫu chính trị nước Ai rơ lan
(1672); số học chính trị (1676). Cuối cùng năm 1682, ông cho ra đời tác phẩm “những
ý kiến về tiền tệ”. Uyliam Pét ty viết nhiều, song các tác phẩm của ông chủ yếu bàn
về các chính sách kinh tế và ông đã đứng trên lập trường của chủ nghĩa trọng thương
để giải quyết những vấn đề đó. Chỉ đến sau này khi viết tác phẩm “những ý kiến về
tiền tệ”(1682) ông mới đoạn tuyệt dần với chủ nghĩa trọng thương. Chính vì vậy mà
ông là nhà kinh tế học của thời kỳ quá độ, thời kỳ tan rã của chủ nghĩa trọng thương
và những quan điểm của chủ nghĩa này được phản ánh trong các tác phẩm của ông.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thương nhưng Uyliam Pét ty đã có
những cống hiến nhất định trong lịch sử tư tưởng kinh tế, những vấn đề lý luận mà
ông trình bày trong các tác phẩm đã có nhiều vấn đề vượt ra khỏi khuôn khổ của chủ



21
nghĩa trọng thương. Vì vậy, Mác đã đánh giá cao công lao của ông và cho rằngU.Pét
ty là người mở đầu lịch sử trường phái cổ điển Anh, người sáng lập ra khoa học kinh
tế chính trị tư sản với tư cách là một khoa học. Ông đã mở ra một trang mới trong lịch
sử tư tưởng kinh tế. Điều đó được thể hiện rõ trong phương pháp luận của ông.
3. Đặc điểm phương pháp luận của Uyliam Pét ty.
Do hoạt động lý luận gắn liền với hoạt động thực tiễn nên thế giới quan và
phương pháp luận của Uyliam Pét ty vượt xa những người trọng thương chủ nghĩa.
Phái trọng thương chỉ thoả mãn với việc đơn thuần đưa ra những biện pháp kinh tế
hay chỉ tả lại những hiện tượng kinh tế theo kinh nghiệm. Còn Uyliam Pét ty đã đi sâu
hơn và tìm cách giải thích các hiện tượng kinh tế. Ông sử dụng phương pháp trừu
tượng hoá để tìm hiểu các mối liên hệ bên trong của các hiện tượng và quá trình kinh
tế. Từ đó ông đặt ra vấn đề quy luật kinh tế và cố tìm ra những nguyên nhân bí ẩn chi
phối các hiện tượng và quá trình kinh tế đó. Về bản chất, phương pháp nghiên cứu của
Uyliam Pét ty đã có sự thừa nhận và tôn trọng các quy luật khách quan. Ông viết:
“Trong chính sách và trong kinh tế, phải tính đến quá trình tự nhiên, không nên dùng
hành động cưỡng bức để chống lại quá trình đó”. Uyliam Pét ty cũng đã sử dụng rộng
rãi phương pháp phân tích bằng thông kê và chính nhờ vậy mà ông đã trở thành người
sáng lập ra khoa thống kê. Ông viết: “Tôi thiên về hướng biểu hiện ý kiến của mình
bằng con số, trọng lượng thước đo”.
Tuy phương pháp nghiên cứu kinh tế của U.Pét ty đã có sự phát triển mới, nhưng
ông vẫn chưa thoát khỏi những ảnh hưởng tư tưởng của học thuyết kinh tế trọng
thương. Trong thời kỳ đầu ông còn cho rằng: “Thành quả to lớn của thương nghiệp là
tích luỹ tiền tệ. Sự giàu có muôn đời, vĩnh viễn”, hay “lao động của thuỷ thủ có năng
suất cao hơn của nông dân ba lần, vì thương nghiệp có lợi hơn công nghiệp, công
nghiệp có lợi hơn nông nghiệp”.
Mặc dù, Uyliam Pét ty bước đầu đã có sự tiếp cận phương pháp đó từ cụ thể đến
trừu tượng, nhưng do còn nhiều hạn chế về thế giới quan, chủ nghĩa duy vật của ông

là chủ nghĩa duy vật tự phát coi kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức, nên phương pháp
nghiên cứu của ông còn mang tính chất phiến diện và rút ra một số kết luận sai lầm,


22
ông chưa phân biệt rõ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, chưa thấy sự khác nhau
giữa quy luật kinh tế và quy luật tự nhiên. Do vậy ông cho rằng cái quy luật của
CNTB tồn tại vĩnh viễn.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA UYLIAM
PÉT TY.

1. Lý thuyết về giá trị lao động
Chủ nghĩa trọng thương đã nâng việc trao đổi không ngang giá thành một quy
tắc và cho rằng tiền đẻ ra tiền, nên họ đã không đặt vấn đề giá trị. U.Pét ty đã đoạn
tuyệt dần với khuynh hướng đó và khắc phục tính chất hạn chế của chủ nghĩa trọng
thương. Ông đã nghiên cứu phạm trù giá trị và đưa ra những dự đoán thiên tài.
Trong tác phẩm “bàn về thuế khoá và lệ phí” (1662) ông đã đưa ra ba phạm trù
về giá cả hàng hoá. Đó là giá cả tự nhiên, giá cả nhân tạo, giá cả chính trị. Theo ông:
giá cả tự nhiên là do lao động của người sản xuất tạo ra, đó chính là giá trị của hàng
hoá theo cách hiểu sau này của Mác. Lượng của giá cả tự nhiên (hay lượng giá trị) tỷ
lệ nghịch với năng suất lao động khai thác bạc. Ông viết: “Nếu người ta có thể khai
thác 1 ounce bạc và đưa nó từ mỏ ở Peru về luân đôn với một thời gian chi phí ngang
với thời gian cần thiết để sản xuất ra 1 barrel lúa mì ở Anh, thì 1ounce bạc là giá cả tự
nhiên của 1barrel lúa mì. Nếu do tìm ra được những mỏ mới giàu quặng hơn, nên
cùng một thời gian lao động đó, bây giờ khai thác được 2ounce bạc thì 2 ounce bạc là
giá cả tự nhiên của 1barrel lúa mì. Như vậy, ông đã xác định giá cả tự nhiên (giá trị)
của hàng hoá bằng cách so sánh lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá với
lượng lao động hao phí để tạo ra bạc hay vàng. Giá cả tự nhiên (giá trị) của hàng hoá
là sự phản ánh giá cả tự nhiên (giá trị) của tiền tệ (bạc vàng). Năng suất lao động của
người sản xuất hàng hoá ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá. Chính từ luận

điểm này mà ông đã vượt lên phái trọng thương chủ nghĩa và xứng đáng được thừa
nhận là người đầu tiên đặt nền móng cho học thuyết giá trị lao động.
Khi đưa ra phạm trù giá cả nhân tạo, Uyliam Pét ty coi giá cả nhân tạo là giá trị
thị trường của hàng hoá, nó thay đổi phụ thuộc vào giá cả tự nhiên và quan hệ cung


23
cầu hàng hoá trên thị trường. Ông viết: "Tỷ lệ giữa lúc mì và bạc là giá cả nhân tạo
chứ không phải là giá cả tự nhiên"
Là người đương thời của cách mạng tư sản và chiến tranh vệ quốc, được chứng
kiến những biến động thường xuyên của tình hình chính trị xã hội và sự tác động của
nó đến quá trình sản xuất và sự phát triển của kinh tế xã hội, Uyliam Pét ty đã phân
biệt giá cả tự nhiên và giá cả chính trị của hàng hoá. Theo ông: Giá cả chính trị là một
loại giá đặc biệt của giá cả tự nhiên. Nó cũng là chi phí lao động để sản xuất ra hàng
hoá, nhưng trong điều kiện chính trị không thuận lợi như: Chiến tranh hay sự mất ổn
định về chính trị, kinh tế xã hội tác động xấu đến quá trình sản xuất. Do đó, chi phí
lao động trong giá cả chính trị thường cao hơn do với chi phí lao động trong giá cả tự
nhiên bình thường. Luận điểm về giá cả chính trị và việc phân biệt giá cả tự nhiên, tức
chi phí lao động trong điều kiện bình thường với giá cả chính trị là lao động chi phí
trong điều kiện chính trị không thuận lợi Uyliam Pét ty là vấn đề có ý nghĩa to lớn,
ngày nay luận điểm đó vẫn còn nguyên giá trị. Uyliam Pét ty cũng đặt vấn đề lao
động giản đơn và lao động phức tạp khi cho rằng: "Sự khác nhau của các loại lao
động ở đây không có quan hệ gì cả, chỉ tuỳ thuộc vào thời gian lao động. Ông đã so
sánh các loại lao động trong một thời gian dài và lấy năng suất lao động trung bình
trong nhiều năm để loại trừ tình trạng ngẫu nhiên.
Từ những thành tựu trên có thể khẳng định trong lịch sử kinh tế chính trị,
Uyliam Pét ty đặt nền móng cho giá trị lao động. Song đây mới chỉ là mầm mống của
lý luận giá trị, lý thuyết giá trị lao động của ông còn chịu ảnh hưởng nhiều của tư
tưởng trọng thương chủ nghĩa. Ông chỉ thừa nhận lao động khai thác bạc là nguồn gốc
giá trị, còn giá trị của các loại hàng hoá khác chỉ được xác định nhờ quá trình trao đổi

với bạc.
Uyliam Pét ty đưa ra luận điểm nổi tiếng: "Lao động là cha và là nhân tố tích cực
của của cải, còn đất đai là mẹ của nó". Luận điểm đó là đúng nếu xem của cải là
những giá trị sử dụng nhưng do chưa phân biệt được giá trị và giá trị sử dụng, nên
cũng chính từ luận điểm này ông đã sai lầm khi xác định " Lao động và đất đai là cơ
sở tự nhiên của giá cả mọi vật phẩm", tức là lao động và đất đai đều là nguồn gốc của


24
giá trị. Ông đã tìm thước đo thống nhất của giá trị - thước đo chung đối với tự nhiên
và lao động khi đưa ra luận điểm "Thước đo thông thường của giá trị là thức ăn trung
bình hàng ngày của một người lính, chứ không phải lao động hàng ngày của người
đó". Ông đã xác định giá trị của một chiếc nhà tranh ở Airơlan làm bằng "Số lượng
những khẩu phần hàng ngày mà những người xây dựng nhà đã tiêu dùng khi dựng lên
chiếc nhà đó". Điều đó chứng tỏ ông chưa phân biệt được giá trị sử dụng và giá trị
trao đổi, chưa biết đến tính chất xã hội của giá trị, chưa phân biệt được lao động cụ
thể và lao động trừu tượng.
2. Lý thuyết của tiền tệ
Tuy chưa giải thích được sự ra đời và bản chất của tiền tệ, song trên cơ sở lý luận
giá trị của người lao động, Uyliam Pét ty đã có đóng góp lớn trong việc phát triển lý
thuyết tiền tệ. Ông đã nghiên cứu chế độ song bản vị và làm rõ vai trò tiền tệ là vàng
và bạc. Ông cho rằng, quan hệ tỷ lệ giữa chúng là do số lượng lao động hao phí để sản
xuất ra vàng và bạc quyết định và chỉ ra mâu thuẫn giữa việc lấy vàng và bạc làm
thước đo giá trị với chức năng thước đo giá trị. Ông đưa luận điểm, giá cả tự nhiên
của tiền tệ có giá trị đầy đủ quyết định. Từ đó phê phán phát hành tiền không đúng
giá, vì nó làm cho giá trị tiền tệ giảm xuống, do đó chính phủ không có lợi gì.
Uyliam Pét ty là người đầu tiên nghiên cứu số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu
thông trên cơ sở thiết lập mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa trong lưu thông và
tốc độc chu chuyển của tiền tệ. Ông cho rằng thời gian thanh toán càng dài thì số
lượng tiền cần thiết trong lưu thông càng lớn. Điều đó chứng tỏ ông đã đoạn tuyệt và

vượt ra khỏi khuôn khổ của chủ nghĩa trọng thương. Trong tác phẩm "Lời nói với
những người khôn" ông đã cho rằng sự thừa thãi tiền có thể có hại giống như một loại
" mỡ của một cơ thể chính trị", ông phê phán chủ nghĩa trọng thương, muốn tích trữ
tiền vô hạn độ, coi tiền tệ là tiêu chuẩn của sự giàu có. Theo ông, tiền tệ chỉ là công cụ
của lưu thông hàng hóa, vì thế không phải tăng số lượng tiền tệ quá mức cần thiết.
Xuất phát từ quan điểm đó, ông đã mưu toan quy định số lượng tiền cần thiết cho
nước Anh. Theo đó nước Anh chỉ cần 1/ 10 số tiền chi phí trong một năm là hoàn toàn
đủ cho nước Anh. Vấn đề này đã được ông nghiên cứu, giải quyết một cách chắc chắn


25
trong tác phẩm "Những ý kiến về tiền tệ". Tuy những tính toán còn có nhiều điều tùy
tiện. Nhưng vấn đề quan trọng là Uyliam Pét ty đã đưa ra được quy luật lưu thông tiền
tệ. Những luận điểm mà ông đưa ra hoàn toàn trái ngược với chính sách kinh tế của
chủ nghĩa trọng thương. Ông đã bác bỏ tất cả mọi sự thao túng lưu thông tiền tệ.
Chính sau này Mác đã nhận xét tác phẩm "Những ý kiến về tiền tệ" không còn dấu vết
của chủ nghĩa trọng thương.
3. Lý thuyết về tiền lương
Trong khi phái trọng thương chỉ đơn giản tán thành pháp chế của chế độ chuyên
chế quy định mức tiền công tối đa. Uyliam Pét ty đã đi sâu nghiên cứu giải quyết vấn
đề tiền lương trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động. Ông coi lao động là hàng hóa tiền
lương là giá cả tự nhiên của lao động và quy nó thành giá trị những tư liệu sinh hoạt.
Trong cuốn "Số học chính trị" Uyliam Pét ty viết khi lúa mì thừa thãi thì "lao động
của người nghèo sẽ đắt một cách tương ứng và nói chung khó kiếm được công nhân",
bởi vì họ "chỉ làm việc vì miếng ăn, hay nói cho đúng hơn vì chén rượu". Tuy vấn đề
nêu trên chỉ là những nhận xét, chưa phải là lý luận về tiền lương. Nhưng điểm mới là
Uyliam Pét ty đã coi tiền lương là một hiện tượng có tính quy luật và ông đã thấy
được mối liên hệ chặt chẽ giữa tiền lương và giá trị của các tư liệu sinh hoạt. Ông cho
rằng, giới hạn cao nhất của tiền lương là mức tư liệu sinh hoạt tối thiểu để nuôi sống
người công nhân và khuyến cáo không nên trả lương cao cho công nhân vượt quá giá

trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết. Theo ông, nếu tiền lương cao thì công nhân thích
uống rượu say và hay bỏ việc, còn tiền lương thấp thì công nhân phải tích cực lao
động và gắn bó với nhà tư bản hơn. Chính từ luận điểm này mà ông trở thành người
đầu tiên đặt nền móng cho lý thuyết về "quy luật sắt về tiền lương". Đó là mầm mống
phân tích sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Lý thuyết về tiền lương của Uyliam Pét ty
mới chỉ nêu ra được những quan điểm về tiền lương, ông chưa định nghĩa khái niệm
tiền lương. Do không phân biệt được sức lao động và lao động nên khi nghiên cứu
tiền lương của công nhân, ông đã coi lao động là hàng hóa, và cho rằng công nhân
bán lao động, tiền lương là giá cả tự nhiên của lao động. Đó chính là một hạn chế lớn
mà chỉ đến C.Mác sau này mới khắc phục được.


26
4. Lý thuyết về lợi nhuận, lợi tức địa tô.
Uyliam Pét ty đã không trình bày lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp
mà chỉ trình bày hai hình thái của giá trị thặng dư là địa tô và lợi tức. Khắc phục tính
chất hạn chế của phái trọng thương Uyliam Pét ty đã cố giải quyết một cách sâu sắc
hơn nguồn gốc đầu tiên của các thu nhập tư bản chủ nghĩa. Ông đã nghiên cứu nguồn
gốc của địa tô và tìm thấy nguồn gốc đó trong lĩnh vực sản xuất. Trong cuốn "Bàn về
thuế khóa", ông đã định nghĩa địa tô là số chênh lệch giữa giá trị của sản phẩm và chi
phí sản xuất. Theo ông, chi phí sản xuất bao gồm giá trị những tư liệu sinh hoạt để
nuôi sống người công nhân nông nghiệp (tiền lương) và chi phí về giống má. Ông viết
"Giả định một người nào đó tự tay trồng lúa mỳ trên một mảnh đất nhất định... sau khi
thu hoạch trừ đi thóc giống cũng như khấu trừ tất cả các khoản mà anh ta đã ăn đi và
đem đổi cho người khác để lấy các vật phẩm sinh hoạt thì số lúa mỳ còn lại sẽ là địa
tô tự nhiên và chân chính của đất đai trong năm đó". Như vậy, Uyliam Pét ty hiểu địa
tô là hình thái chân chính của giá trị thặng dư. Nó là khoản dôi ra ngoài tiền lương
cho nhà kinh doanh bòn rút được ngoài thời gian lao động tất yếu của người nông
dân, tức là sản phẩm của lao động thặng dư.
Uyliam Pét ty cũng đã nghiên cứu chi tiết địa tô chênh lệch I và chỉ ra các mảnh

ruộng xa, gần khác nhau mang lại thu nhập khác nhau, đó là thu nhập chính đáng. Tuy
nhiên, ông chưa nghiên cứu địa tô tuyệt đối.
Từ định nghĩa địa tô và những luận điểm về địa tô mà Uyliam Pét ty trình bày
C.Mác cho rằng, công lao to lớn của Uyliam Pét ty là đã chỉ ra được nguồn gốc giá trị
thặng dư, mầm mống lý luận về bóc lột theo lối tư bản chủ nghĩa. Song do còn đồng
nhất địa tô với lợi nhuận, nên Uyliam Pét ty không chỉ ra được lợi nhuận của Fermier.
Gắn vấn đề lợi tức với địa tô, Uyliam Pét ty cho rằng, lợi tức là hình thái phát
sinh của địa tô. Do đó ông coi lợi tức là tô của tiền, mức lợi tức phụ thuộc vào mức
địa tô (trên số đất mà người ta có thể dùng số tiền vay được để mua), mức lợi tức cao
hay thấp là do điều kiện sản xuất nông nghiệp quyết định. Vấn đề đó đã được ông lý
giải một cách chặt chẽ. Theo ông, người có tiền có thể sử dụng nó theo hai cách để
đem lại thu nhập. Cách thứ nhất người là mua ruộng đất rồi cho người khác thuê để


27
thu địa tô đó là cách sử dụng tiền tốt nhất. Cách thứ hai là cho vay để thu lợi tức
nhưng với điều kiện phải nhận được số thu nhập bằng thu nhập từ địa tô. Do đó, muốn
xác định mức lời thì phải dựa vào địa tô.
Dựa trên những thành tựu của nghiên cứu lợi nhuận lợi tức địa tô Uyliam Pét ty
còn cố gắng tìm cách tính giá cả ruộng đất. Ông đã khẳng định một cách đúng đắn
rằng giá cả ruộng đất phải được quy định một cách đặc biệt, vì đất đai là sản phẩm
của tự nhiên, kết quả vận động lâu dài của vũ trụ, người ta không thể sản xuất ra đất
đai và những chi phí về lao động không quyết định được giá cả của ruộng đất. Ông
cho rằng giá cả ruộng đất gắn với mức sinh lời của ruộng đất, do đó bán ruộng đất là
bán quyền thu địa tô. Vì vậy giá cả ruộng đất là do mức địa tô quyết định.
Tuy nhiên, khi đưa ra công thức tính giá cả ruộng đất bằng địa tô nhân 20, ông
lại dựa vào thống kê dân số. Ông thấy trong một gia đình con 7 tuổi, cha 27 tuổi, ông
47 tuổi. Họ cách nhau 20 tuổi, ba thế hệ đó sống với nhau 20 năm nữa. Do đó, ông đã
lấy số 20 để tính giá cả ruộng đất, đó là điều không đúng.
Mặc dù còn nhiều hạn chế về mặt lý luận, nhưng trong thời kỳ còn đang chuyển

dần từ chủ nghĩa trọng thương sang kinh tế chính trị cổ điển, Uyliam Pét ty đã có
nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng những nguyên lý của kinh tế chính trị
tư sản cổ điển và được C.Mác đánh giá cao.
Câu hỏi ôn tập
1. Phân tích hoàn cảnh xuất hiện trường phái chính trị cổ điển Anh?
2. Đồng chí hãy chứng minh rằng: W. Petty là cha đẻ của kinh tế chính trị cổ
điển Anh?



×