Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHN
Bài tập điều kiện: chuyên đề ngữ nghĩa học
Đề bài: Trình bày hiểu biết về hiện tượng chuyển nghĩa . Chọn một văn bản cụ
thể để phân tích và chứng minh rằng: các từ ngữ thuộc cùng một trường nghĩa
có xu hứng chuyển nghĩa giống nhau.
Bài làm
Hiện tượng chuyển nghĩa là hiện tượng thường gặp trong hoạt động giao
tiếp bằng ngôn ngữ, đặc biệt là trong quá trình sáng tác văn chương. Trong hoạt
động giao tiếp ngôn ngữ của xã hội, thường xuyên xuất hiện những nhu cầu về từ
và cách diễn đạt để biểu thị những sự vật, hiện tượng hay khái niệm mới, cũng
như để tạo ra những hiệu quả giao tiếp mới. Song, nếu chỉ đáp ứng các nhu cầu
đó bằng cách tạo ra ngày càng nhiều từ mới thì đến một lúc nào đó, hệ thống
ngôn ngữ sẽ bao gồm một số lượng rất lớn các đơn vị từ vựng. Điều đó có thể
làm cản trở quá trình giao tiếp, do người ta phải ghi nhớ quá nhiều đơn vị. Mặt
khác, trong quá trình phát triển của xã hội, một số sự vật hiện tượng hay khái
niệm bị mất đi hoặc thay đổi đi. Do đó, những đơn vị từ vựng biểu thị chúng có
thể bị loại bỏ. Để khắc phục tình trạng này, ngôn ngữ một mặt cho phép sử dụng
khả năng kết hợp những yếu tố hữu hạn trong hệ thống với nhau để diễn đạt cái
vô hạn trong lời nói và tạo ra một số lượng nhất định các yếu tố mới, song mặt
khác, cũng cho phép sử dụng những đơn vị từ vựng có sẵn nhưng thay đổi nghĩa
cũ đi hoặc bổ sung thêm nghĩa mới. Khả năng thứ hai này dẫn đến sự biến đổi ý
nghĩa của từ. Sự biến đổi ý nghĩa của từ là một trong những hình thức hoạt động
cơ bản của hệ thống từ vựng để đáp ứng nhu cầu về các phương tiện biểu đạt. Do
sự biến đổi ý nghĩa của từ mà trong các ngôn ngữ, một số từ trở thành từ nhiều
nghĩa (hoặc cũng được gọi là từ đa nghĩa). Để tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa
trước hết hãy đi khảo sát sự thay đổi về nghĩa ngay trong cơ cấu từ.
Phần I
Sự thay đổi về nghĩa ngay trong cơ cấu nghĩa của từ
1.1. Một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa, nhưng đó không phải là những tổ
chức lộn xộn. Nếu là một từ nhiều nghĩa (đa nghĩa) thì các nghĩa đó của từ có
quan hệ với nhau, được sắp xếp theo những cơ cấu tổ chức nhất định. Trong từng
nghĩa của mỗi từ cũng vậy, chúng gốm những thành tố nhỏ hơn, có thể phân tích
ra được (dưới đây sẽ gọi là các nghĩa tố – seme) và cũng được sắp xếp theo một
tổ chức nào đó.
1
Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHN
Như vậy, xét cơ cấu nghĩa của từ là ta xác định xem từ đó có bao nhiêu
nghĩa, mỗi nghĩa có bao nhiêu thành tố nhỏ hơn, và tất cả chúng được sắp xếp
trong quan hệ với nhau như thế nào.
1.2. Mỗi một nghĩa thường gồm một số nghĩa tố được tổ chức lại.
Nghĩa tố được hiểu là một dấu hiệu logic ứng với một thuộc tính chung của
sự vật, hiện tượng (biểu vật) được đưa vào nghĩa biểu niệm
Đó cũng chính là "yếu tố ngữ nghĩa chung của các từ thuộc cũng một nhóm
từ hoặc riêng cho nghĩa của một từ đối lập với nghĩa của những từ khác trong
cùng một nhóm"
(1)
.
Ví dụ, một nghĩa của từ chân trong tiếng Việt được phân tích là: bộ phận
thân thể động vật (ở phía dưới cùng) để đỡ thân thể đứng yên hoặc vận động dời
chỗ. Trong nghĩa này, có ba dấu hiệu logic của sự vật ứng với ba thuộc tính
chung của nó, đã được đưa vào. Đó là ba nghĩa tố của một nghĩa trong từ chân.
Ba nghĩa tố trên đây được phát hiện thông qua sự tập hợp và so sánh với các từ
khác: tay, đầu, vai, ngực, bụng, lưng Nghĩa tố "bộ phận thân thể động vật"
chung cho mọi từ trong nhóm. Hai nghĩa tố còn lại được phát hiện thông qua so
sánh với các từ trong nhóm để thấy những khác biệt trong dấu hiệu logic về vị
trí, chức năng của sự vật được gọi tên (biểu vật).
Ta có thể hình dung một tập hợp các nghĩa tố của nghĩa cũng tương tự như
một tập hợp các nét khu biệt của một âm vị vậy. Chỉ có điều ở đây, các nghĩa tố
nằm trong tương quan giả định lẫn nhau và thuyết minh cho nhau. Chúng quan
hệ thứ tự, tôn ti trong tổ chức nghĩa. Ví dụ: Trong nghĩa của từ "chân" vừa phân
tích, ta có ba nghĩa tố gọi theo thứ tự là a. b. c.
Tuy nhiên, đó không phải là thứ tự thời gian, tuyến tính, mà thứ tự từ cái
lớn đến cái nhỏ, từ cái cần yếu nhất đến cái ít cần yếu hơn Điều này được miêu
tả lại trong từ điển như một "phổ" của những lời giải nghĩa vậy.
Việc phân tích nghĩa của từ cho đến những thành tố cuối cùng không còn có
thể phân tích tiếp tục nữa (tức là phân tích cho hết được các nghĩa tố cần yếu) là
một yêu cầu bắt buộc về mặt nguyên tắc. Thế nhưng, trên thực tế, cho tới nay
vẫn chưa có được một phương pháp tổng quát đủ mạnh để cho phép xác định
trong số các "dấu hiệu logic" cái nào được coi là nghĩa tố, còn cái nào thì không.
Bởi thế, khi phân tích nghĩa từ, có lúc chúng ta buộc phải có những biện luận
riêng cho từng nhóm, thậm chí từng từ.
1.3. Ở điểm 1, chúng ta đã nói rằng một từ có thể đơn nghĩa hoặc đa nghĩa. Tính
đa nghĩa của ngôn ngữ ở cấp độ từ thể hiện qua từ đa nghĩa. Quan hệ đa nghĩa là
2
Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHN
một trong những dạng quan trọng nhất thuộc các kiểu quan hệ ngữ nghĩa trong
từ.
1.3.1. Có thể định nghĩa về từ đa nghĩa như sau: Từ đa nghĩa là những từ có một
số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc
biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại.
Ví dụ: Động từ che trong tiếng Việt có hai nghĩa. Động từ ăn có 12 nghĩa (Từ
điển tiếng Việt. Hà Nội, 1988). Chúng là các từ đa nghĩa.
Với tư cách là đơn vị định danh, từ đa nghĩa cho ta thấy rằng: Từ có thể di
chuyển từ chỗ gọi tên cho đối tượng này sang gọi tên cho đối tượng khác, từ chỗ
có nghĩa này, có thể có thêm nghĩa khác:
Từ →
→ Đối tượng 1
→ Đối tượng 2
( )
→ Đối tượng n
—
—
—
Nghĩa 1
Nghĩa 2
Nghĩa n
Sự "di chuyển" đó có nguyên nhân ở nhận thức của người bản ngữ và tính chất
tiết kiệm trong ngôn ngữ. Hai nhân tố này tác động và ảnh hưởng lẫn nhau đã
dẫn đến việc tạo lập từ đa nghĩa của từ vựng.
1.3.2. Các nghĩa của từ đa nghĩa được xây dựng và tổ chức theo những cách
thức, trật tự nhất định. Vì vậy, người ta cũng có thể phân loại chúng. Có nhiều
cách phân loại, nhưng thường gặp nhất là những lưỡng phân quan trọng như sau:
1.3.2.1. Nghĩa gốc – Nghĩa phái sinh
Lưỡng phân này dựa vào tiêu chí nguồn gốc của nghĩa. Nghĩa gốc được hiểu là
nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước, trên cơ sở nghĩa đó mà người ta xây dựng
nên nghĩa khác. Ví dụ với từ chân:
(1) Bộ phận thân thể động vật ở phía dưới cùng, để đỡ thân thể đứng yên hoặc
vận động rời chỗ;
(2) Cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên của một tổ chức
(có chân trong ban quản trị).
Nghĩa 1 của từ chân ở đây là nghĩa gốc. Từ nghĩa 1 người ta xây dựng nên các
nghĩa khác của từ này bằng những con đường, cách thức khác nhau.
Nghĩa gốc thường là nghĩa không giải thích được lí do, và có thể được nhận ra
một cách độc lập không cần thông qua nghĩa khác.
3
Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHN
Nghĩa phái sinh là nghĩa được hình thành dựa trên cơ sở nghĩa gốc, và vì vậy
chúng thường là nghĩa có lí do, và được nhận ra qua nghĩa gốc của từ.
Nghĩa 2 của từ chân vừa nêu là một ví dụ về nghĩa phái sinh.
1.3.2.2. Nghĩa tự do – Nghĩa hạn chế
Lưỡng phân này một mặt dựa vào mối liên hệ giữa từ (với tư cách là tên gọi) với
đối tượng, mặt khác, là khả năng bộc lộ của nghĩa trong những hoàn cảnh khác
nhau mà từ xuất hiện.
Nếu một nghĩa được bộc lộ trong mọi hoàn cảnh, không lệ thuộc vào một hoàn
cảnh bắt buộc nào, thì nghĩa đó được gọi là nghĩa tự do.
Xét từ SẮT trong tiếng Việt, nó có nghĩa: Kim loại – rắn, cứng – màu sáng – tỉ
khối 7,88 – nóng chảy ở nhiệt độ 1535
0
C.
Nghĩa này là nghĩa tự do vì được bộ lộ trong mọi hoàn cảnh: Giường sắt, Mua
sắt, Có công mài sắt có ngày nên kim,
Ngược lại, nếu một nghĩa chỉ được bộc lộ trong một (hoặc vài) hoàn cảnh bắt
buộc thì nghĩa đó được gọi là nghĩa hạn chế. Ví dụ: Ngoài nghĩa vừa nêu, từ
SẮT còn bộc lộ nghĩa "Nghiêm ngặt, cứng rắn, và buộc phải làm theo" trong
hoàn cảnh hạn chế: kỉ luật sắt hoặc bàn tay sắt.
Từ mùi với nghĩa "hơi ngửi thấy nói chung" và nghĩa "mùi thiu, ôi, khó chịu (thịt
có mùi)" cũng là trường hợp như vậy.
1.3.2.3. Nghĩa trực tiếp – Nghĩa gián tiếp
Hai loại nghĩa này được phân biệt dựa vào mối liên hệ định danh giữa từ với đối
tượng.
Nếu một nghĩa trực tiếp phản ánh đối tượng, làm cho từ gọi tên sự vật một cách
trực tiếp, thì người ta gọi đó là nghĩa trực tiếp (hay còn gọi là nghĩa đen).
Ví dụ: Nghĩa thứ nhất của từ chân và từ sắt, như vừa nói ở trên, là những nghĩa
trực tiếp.
Nếu một nghĩa gián tiếp phản ánh đối tượng, làm cho từ gọi tên sự vật một cách
gián tiếp (thường thông qua hình tượng hoặc nét đặc thù của nó), thì người ta bảo
nghĩa đó là nghĩa chuyển tiếp (hay còn gọi là nghĩa bóng).
4
Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHN
Chẳng hạn, xét từ bụng trong tiếng Việt. Từ này có một nghĩa là ý nghĩ, tình
cảm, tâm lí, ý chí của con người. Nghĩa này là nghĩa chuyển tiếp (nghĩa bóng).
Người Việt thường nói: Bụng bảo dạ, Suy bụng ta ra bụng người, Con người tốt
bụng,
Trong khi đó, nghĩa trực tiếp của từ bụng phải là "Bộ phận cơ thể người, động
vật, trong đó chứa ruột, dạ dày ". Ví dụ: Người ta vẫn nói: Mổ bụng moi gan,
Bụng mang dạ chửa, No bụng đói con mắt,
1.3.2.4. Nghĩa thường trực – Nghĩa không thường trực
Lưỡng phân này dựa vào tiêu chí: Nghĩa đang xét đã nằm trong cơ cấu chung ổn
định của nghĩa từ hay chưa.
Một nghĩa được coi là nghĩa thường trực, nếu nó đã đi vào cơ cấu chung ổn định
của nghĩa từ và được nhận thức một cách ổn định, như nhau trong các hoàn cảnh
khác nhau.
Ví dụ: Các nghĩa đưa ra xét của các từ chân, bụng, sắt đã nêu bên trên, đều là
nghĩa thường trực. Chúng đã nằm trong cơ cấu nghĩa của các từ đó một cách rất
ổn định, thường trực.
Ngược lại, nếu có một nghĩa bất chợt nảy sinh tại một hoàn cảnh nào đó trong
quá trình sử dụng, sáng tạo ngôn ngữ, nó chưa hề đi vào cơ cấu ổn định, vững
chắc của nghĩa từ, thì nghĩa đó được gọi là nghĩa không thường trực của từ. Loại
nghĩa này cũng còn được gọi là nghĩa ngữ cảnh.
Ví dụ: Tên gọi áo trắng chỉ có nghĩa là thầy thuốc hoặc nhân viên y tế nói chung
trong những hoàn cảnh nói như sau:
Đây tôi sống những tháng ngày nhân hậu nhất
Mỗi mai hồng áo trắng đến thăm tôi.
(Chế Lan Viên)
Trong khi đó, áo trắng trong hoàn cảnh nói sau đây lại không phải vậy:
Tôi về xứ Huế chiều mưa
Em ơi áo trắng bây giờ ở đâu
(Nguyễn Duy)
Những lưỡng phân trên đây chưa phải là toàn bộ sự phân loại nghĩa của từ,
nhưng đó là những lưỡng phân quan trọng. Chúng sẽ được vận dụng như những
5
Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHN
tiêu chí cần thiết trong khi phân tích để nhận diện, chia tách nghĩa của từ đa
nghĩa cho hợp lí.
Từ những hiểu biết trên ta đi đến kết luận rằng: Từ là một đơn vị mang
nghĩa của ngôn ngữ. Từ có nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm. Trong hoạt động
ngôn ngữ, nghĩa của nó được hiện thực hoá, cụ thể hoá và được xác định. Lúc
đó, các thành phần nghĩa trong cơ cấu nghĩa của từ sẽ giảm dần tính trừu tượng
và khái quát đến mức tổi thiểu để đạt tới tính xác định, tính cụ thể ở mức tối đa.
Cơ cấu nghĩa của từ cũng rất phức tạp, chính vì vậy hiện tượng chuyển nghĩa của
từ là hiện tượng diễn ra thường xuyên và phổ biến.
Phần II
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Đây là một hiện tượng thường gặp trong giao tiếp và đặc biệt là trong văn
chương.
2.1. Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ => Từ nhiều nghĩa.
Trong đó:
+ Nghĩa gốc: Nghĩa xuất hiện đầu tiên, làm cơ sở hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển: Nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc
- Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một
số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
2.2. Để xây dựng, phát triển thêm nghĩa của các từ, trong ngôn ngữ có nhiều
cách. Tuy nhiên, có hai phương thức quan trọng nhất thường gặp trong các ngôn
ngữ là: chuyển nghĩa ẩn dụ (metaphor) và chuyển nghĩa hoán dụ (metonymy).
2.2.1. Ẩn dụ
Ẩn dụ là một phương thức chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng, so sánh những
mặt, những thuộc tính, giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên.
Có thể diễn giải định nghĩa này như sau:
Giả sử ta có từ X với tên gọi cho đối tượng Y1 (và lẽ đương nhiên, X có nghĩa
Z1). Khi cần gọi tên cho một đối tượng Y2 nào đó, mà người ta thấy giữa Y1 và
Y2 có những đường nét, những mặt nào đó giống nhau, người ta có thể dùng X
để gọi tên luôn cho cả Y2. Lúc này, một nghĩa Z2 tương ứng được xác lập trong
X. Chúng ta nói rằng ở đây đã diễn ra một phép ẩn dụ.
6
Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHN
Y1 Z1
X
Y2 Z2
Ví dụ: Từ CÁNH trong tiếng Việt có nhiều nghĩa. Khi định danh cho cánh chim,
cánh chuồn chuồn, cánh bướm, nó có nghĩa là: Bộ phận dùng để bay của chim,
dơi, côn trùng; có hình tấm, rộng bản, tạo thành đôi đối xứng ở hai bên thân và
có thể khép vào, mở ra.
Trên cơ sở so sánh nhiều sự vật khác có hình dạng tương tự (hoặc người Việt
liên tưởng và cho là chúng tương tự nhau), người ta đã đã chuyển CÁNH sang
gọi tên cho những bộ phận giống hình cánh chim ở một vật: cánh máy bay, cánh
quạt, cánh hoa; cánh chong chóng, cánh cửa, ngôi sao năm cánh; kề vai sát
cánh đấu tranh, cánh tay, cánh buồm; cánh rừng, cánh đồng, cánh quân,
(những tên gọi về sau này đã khác rất xa so với cánh chim).
2.2.2. Hoán dụ
Hoán dụ là một phương thức chuyển tên gọi dựa trên mối liên hệ logic
giữa các đối tượng được gọi tên. Định nghĩa này có thể được thuyết minh lại như
sau: Giả sử ta có từ X là tên gọi của đối tượng Y1 và từ này có nghĩa Z1. Khi cần
gọi tên cho một đối tượng Y2 mà giữa Y2 và Y1 có mối liên hệ logic nào đó
(như liên hệ giữa bộ phận với toàn thể, giữa nguyên liệu với sản phẩm tạo thành
chẳng hạn) thì người ta có thể dùng X để gọi tên luôn cho cả Y2. Lúc này từ X
được xây dựng thêm, được cấp thêm một nghĩa Z2. Người ta bảo như thế là đã
có một phép chuyển nghĩa hoán dụ.
Ví dụ: Vụng vá vai (áo) tài vá nách (áo). Ở đây, tiếng Việt đã lấy bộ phận thân
thể để gọi tên bộ phận trang phục có vị trí tương ứng.
2. Sự chuyển nghĩa của từ tình thái trong phát ngôn Tiếng Việt
2.1. Khác với “từ có thực nghĩa”, những từ được gọi là từ tình thái tuy là bộ phận
độc lập với cấu trúc của câu phát ngôn nhưng nghĩa tình thái, nghĩa ngữ dụng
của chúng chỉ phát huy tác dụng khi được gắn kết với phát ngôn. Nhưng một
phát ngôn thế nào mới được xem là đúng và cái gì quy định hoặc góp phần làm
nên điều kiện thực của phát ngôn?
7
Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHN
Khi tiếp nhận một phát ngôn, điều quan trọng đối với chúng ta là phải hiểu
được nội dung của phát ngôn lẫn ngụ ý (nếu có) của người chuyển giao. Các phát
ngôn ta nghe khi giao tiếp nhìn chung xuất hiện dưới hình thức câu nghi vấn, câu
cầu khiến hoặc câu tường thuật. Hiểu một câu tường thuật, ta phải hiểu được ý
khẳng định hoặc ý xác nhận tính hiện thực về điều được nói, hiểu một câu nghi
vấn ta phải hiểu cái gì sẽ là câu trả lời cho câu hỏi mà nó biểu thị; và để hiểu một
câu mệnh lệnh thì phải hiểu rằng cái gì sẽ biểu thị ý phục tùng yêu cầu đưa ra.
Những điều kiện như vậy (điều kiện thật, điều kiện về câu trả lời, điều
kiện về sự phục tùng) được gọi chung là điều kiện cần để nghĩa của một phát
ngôn được thấu hiểu. “Do vậy nghĩa của câu cần được phân tích trong phạm vi
của các điều kiện cần/thỏa đáng và các yếu tố cấu thành câu cần được phân tích
dưới góc độ của sự đóng góp của các thành tố tạo nên những điều kiện trên”
(Akmajian, 222). Đóng góp vào việc tạo nên những điều kiện cần để một phát
ngôn tiếng Việt được thực hiện chức năng của mình trong giao tiếp phải kể đến
các từ tình thái hoạt động trong phạm vi khung vị ngữ của phát ngôn. Xem các ví
dụ sau:
(1) a. Tôi phải về.
b. Phải tháo kính trắng ra bỏ vào túi áo, kẻo văng
mất đấy.
c. Phải hai tiếng nữa xe mình mới về đến nơi.
(2) a. Nghỉ một lát nhé.
b. Cảm ơn nhé.
a c. (Cô tưởng nói như thế tôi tin cô à?) Còn lâu nhé.
Chỉ qua hai ví dụ về vị từ phải và tiểu từ nhé bên trên, ta cũng có thể hình dung
ra những lớp nghĩa tình thái khác nhau mà hai từ này có thể mang đến cho câu
phát ngôn. Vấn đề là phải xác định được từ nghĩa gốc ban đầu hoặc từ một nét
nghĩa nào đó, những từ tình thái vừa nêu đã có sự chuyển nghĩa hoặc mở rộng
nghĩa theo những con đường như thế nào?
Trong phạm vi bài viết này, để tìm ra con đường chung của quá trình chuyển
nghĩa của từ tình thái trong tiếng Việt, chúng tôi chọn ra hai đại diện cho hai
nhóm từ tình thái trong tiếng Việt: phải-đại diện cho nhóm vị từ tình thái (gồm
các động từ và phó từ có mang nội dung tình thái), nhé-đại diện cho nhóm tiểu từ
tình thái cuối câu (gồm các từ như: à, ư, nhỉ, nhé…). Việc phân tích hai từ tình
thái vừa nêu có lẽ sẽ là những căn cứ để chúng ta đi đến kết luận rằng những đơn
vị vốn được xem là hư hóa, đặc biệt các tiểu từ cuối, vẫn đang trên đường thực
hiện chức năng ngữ nghĩa lẫn ngữ dụng của mình một khi được gắn kết với phát
ngôn cụ thể.
2.2 Nếu xem “Nghĩa là kết quả của một quá trình trừu tượng hoá từ những
trường hợp sử dụng từ ngữ trong ngôn từ, trong những câu nói cụ thể.” (Cao
Xuân Hạo, 54) thì tình thái chính là cách người nói nhìn nhận hoặc đánh giá sự
tình được nêu ra trong phát ngôn của mình. Khi một phát ngôn được đưa ra, bản
thân phát ngôn đó đã có chứa một dung tình thái nhất định. Chẳng hạn khi một
người nói ra câu: “Tôi về.” thì nội dung tình thái của câu đó có thể là một thông
8
Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHN
báo; một lời chào-thay cho các nghi thức xã giao thông thường; một lời từ chối
lời mời ở lại của chủ nhà v.v Một câu nói có thể chứa một hoặc nhiều hơn một
nội dung tình thái là tùy theo chủ ý của người nói khi đang hướng đến đối tượng
giao tiếp cụ thể. Và nội dung tình thái đó sẽ được hiểu chính xác đến mức độ như
thế nào là còn tùy theo sự suy diễn của người nghe-căn cứ vào bối cảnh giao tiếp
lúc tiếp nhận phát ngôn. Tuy nhiên tình thái của câu trên có thể nói là chỉ mang
nội dung trung tính. Nếu như người nói chọn một trong những yếu tố đánh dấu
tình thái nào đó (như phải hoặc nhé chẳng hạn) để đưa vào phát ngôn của mình
thì tình hình sẽ khác. Nội dung tình thái của câu phát ngôn trong những trường
hợp như vậy được xem là có chứa tiêu điểm thông báo cụ thể, thông qua sự xuất
hiện của từ tình thái/yếu tố đánh dấu tình thái.
Gọi phải hoặc nhé là yếu tố đánh dấu tình thái trong câu, ta đồng thời đề cập
đến hai nội dung: chức năng ngữ nghĩa và chức năng ngữ dụng của từ tình thái
được phát huy cùng một lúc, một khi chúng được vận dụng vào câu nói. Nói
cách khác, người nói hoặc người nghe khi sử dụng hoặc tiếp nhận phát ngôn có
chứa từ tình thái đều muốn người cùng cuộc hội thoại lưu ý đến lớp/nội dung
tình thái chủ yếu của câu phát ngôn; đồng thời thông qua đó, một trong hai nhân
vật của cuộc hội thoại lại có chủ ý gây ra hoặc phải chịu sự tác động nào đó của
yếu tố đánh dấu này. Và khi có sự vận dụng như vậy, tiêu điểm thông báo (của
câu phát ngôn) được đặt trong nội dung ngữ nghĩa-ngữ dụng của đơn vị đang
thực hiện chức năng đánh dấu tình thái của câu nói.
Nhìn chung, nội dung tình thái mà các yếu tố đánh dấu có thể mang đến cho
phát ngôn “… phần lớn đều có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến tính hiện
thực, tính tất yếu và tính khả năng, nhưng dưới nhiều sắc thái khác nhau và có
nhiều cách biểu hiện khác nhau.” (Cao Xuân Hạo, 50). Phân tích những nội dung
tình thái có thể có của phải và nhé là bước tiếp theo để ta có dịp tìm hiểu về
“nhiều cách biểu hiện khác nhau” của từ tình thái nói chung và của hai yếu tố
đánh dấu tình thái trong câu (có chứa phải hoặc nhé) nói riêng.
2.2.1. Trong quá trình ngữ pháp hóa thực từ có con đường riêng để thực hiện sự
chuyển nghĩa, từ những nét nghĩa cụ thể chuyển sang những nét nghĩa trừu tượng
hơn hoặc khái quát hóa hơn. Nói cách khác, từ nghĩa thực ban đầu, qua thời gian
và qua quá trình sử dụng vào thực tế (trong văn bản hoặc ngôn bản) thì bên cạnh
nghĩa từ vựng ban đầu, những nét nghĩa từ vựng/ngữ pháp mới của thực từ sẽ
dần dần xuất hiện. Trong khi đó, những đơn vị được xem là có mang nội dung
tình thái khi được gắn kết vào câu phát ngôn cụ thể, như phải chẳng hạn, lại tiếp
tục quá trình hư hóa bằng cách làm phong phú thêm nội dung ngữ nghĩa lẫn ngữ
dụng của mình thông qua việc thực hiện vai trò là một yếu tố ‘động’ khi tham gia
vào những ngôn cảnh khác nhau, phục vụ những mục đích/chiến lược giao tiếp
khác nhau.Để khẳng định được điều này ta cần lần lượt xem xét những nội dung
tình thái mà phải có thể đem đến cho phát ngôn.
Trong những phát ngôn thuộc ví dụ (1) để hiểu về tình thái trong câu, ta cần
hiểu rằng tính tất yếu, sự bắt buộc, ý yêu cầu, đề nghị hoặc sự cho phép được thể
hiện trong mệnh đề, thông qua một số từ ngữ nhất định, đều có liên quan đến khả
9
Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHN
năng mà một hoạt động hoặc hành động nào đó được/không được phép tiến
hành. Và như vậy, tùy theo đối tượng cần/phải/nên tiến hành hành động (là chính
người nói hoặc là người cùng hội thoại) thì tình thái của câu phát ngôn, do phải
mang đến sẽ mang một, hai hoặc ba nội dung ngữ nghĩa nêu trên.
Với sự có mặt của phải trong (1a), nội dung tình thái được mang đến cho phát
ngôn dường như có sự hoà quyện giữa nét nghĩa tất yếu và nét nghĩa bắt buộc.
Nói là ‘tất yếu’ vì chủ thể (tôi) của hành động (về) không thể làm gì khác, tất yếu
là phải làm như vậy, nghĩa là ‘phải về’, những chọn lựa khác mặc nhiên bị sự có
mặt của từ tình thái phải gạt bỏ ra ngoài. Còn khi ta nói tình thái được thể hiện
qua sự có mặt của phải có liên quan đến nội dung mang tên là ‘bắt buộc’ thì điều
đó có nghĩa là xét về mặt trách nhiệm của chủ thể hành động (tôi) hoặc với gia
đình hoặc với xã hội, chẳng hạn, thì hành động (về) là một bắt buộc, không thể
tránh khỏi.
Với nghĩa gốc ban đầu là “ở trong điều kiện bắt buộc không thể không làm,
nhất thiết không thể khác…” (Từ điển tiếng Việt, 736), khi hoạt động trong
những ngôn cảnh khác nhau, việc vận dụng phải cho thấy có những cách đánh
giá ở những thang độ khác nhau về sự tình được người nói nêu ra trong mệnh đề.
Nếu xem sự có mặt của phải trong (1a) đánh dấu nội dung tình thái mang hàm ý
bắt buộc thì trong (1b) nội dung ấy đã có sự chuyển đổi ít nhiều.
Thông qua các vị từ biểu thị sự mong muốn hoặc sự bắt buộc mà người nói sẽ
hướng đối tượng giao tiếp đến chỗ tự rút ra kết luận (từ phát ngôn được tiếp
nhận) rằng mình nên/không nên thực hiện hành động theo yêu cầu. Trường hợp
của vị từ phải trong (1b) là một ví dụ. Khả năng tiến hành hành động (tháo kính
trắng ra) rất có thể được làm theo yêu cầu vì khi tiếp nhận vị từ này, người nghe
được đặt vào một tình thế là cần phải tuân theo lời người nói. Trong những
trường hợp như vậy, người nghe có thể suy diễn rằng ngay trong ý bắt buộc của
người nói còn bao hàm cả ý mong muốn của người ấy. Để xác định hai nét nghĩa
tình thái này có cùng song song tồn tại trong cùng một phát ngôn hay không ta
còn phải xét xem chủ thể hành động là ai. Nếu là chính người nói (ngôi thứ nhất
số ít hoặc số nhiều: tôi/chúng tôi) thì nét nghĩa ‘bắt buộc’ sẽ là nét nghĩa chính
mà vị từ phải có thể mang đến cho phát ngôn bên cạnh nét nghĩa ‘cần thiết phải
làm như vậy’. Còn nếu chủ thể hành động là người nghe (ngôi thứ hai số ít hoặc
số nhiều: anh/các anh) hoặc là nhân vật được nói đến (ngôi thứ ba số ít hoặc số
nhiều: nó/họ) thì hai nét nghĩa tình thái:’bắt buộc’ và ‘mong muốn’ có thể được
cùng biểu thị trong phát ngôn, thông qua sự có mặt của phải.
Tuy nhiên, nghĩa tình thái của phải không chỉ mở rộng hoặc có sự chuyển đổi
về mặt ý nghĩa ở mức độ đơn giản như vậy. Nếu trong loại câu cầu khiến, như
trong (1b), phải được dùng để biểu thị sự bắt buộc/mong muốn nhằm đến đích
định hướng hành động cần thực hiện (của người nghe) thì trong (1c), nghĩa tình
thái của phải (trong loại câu tường thuật) lại có liên quan đến tính tất yếu hoặc
tính khả năng mà một hoạt động được nói đến sẽ có điều kiện trở thành hiện
thực, theo suy luận hoặc tính toán của người nói. Vì vậy khoảng thời gian được
dự kiến (hai tiếng) được xem là khoảng thời gian tất yếu phải trải qua hoặc là
10
Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHN
khoảng thời gian có thể phải đạt đến để chiếc xe đang chở người nói và người
nghe về được đến nhà.
Như vậy qua những phân tích về nội dung nghĩa mà phải mang đến cho (1b và
1c) bên trên, có thể nói rằng tùy theo chủ ý của người nói mà nét nghĩa ‘bắt
buộc’ (nét nghĩa gốc) của phải đã được mở rộng hoặc chuyển sang hướng biểu
thị sự mong muốn của người nói. Lúc ấy sự hoà quyện giữa nét nghĩa ‘bắt buộc’
với nét nghĩa ‘mong muốn’ đã tạo nên một lớp nghĩa tình thái mới cho phát ngôn
mà vị từ được gắn kết vào (phát ngôn 1b). Và cũng từ nét nghĩa ‘bắt buộc’ ấy,
những lớp nghĩa tình thái khác như ‘tất yếu’, ‘khả năng’ cũng lần lượt xuất hiện
trong phát ngôn có chứa vị từ phải.
Điều kiện nào để một/ những lớp nghĩa tình thái mới xuất hiện? Đó chính là sự
phong phú của ngôn cảnh và do yêu cầu của mục đích giao tiếp. Khi mong muốn
trở nên quá bức thiết, cần có một người nào đó thực hiện thì mong muốn đó trở
thành điều bắt buộc đối với đối tượng cộng tác hội thoại. Khi ấy nét nghĩa bắt
buộc trong phát ngôn (1a) trở thành nét nghĩa chính, vượt trội hơn, thậm chí còn
làm lu mờ nét nghĩa mong muốn (phát ngôn 1b). Còn khi cho rằng nhận định của
mình chỉ mang tính dự đoán, không chắc chắn nhưng cũng rất có thể sẽ trở thành
hiện thực thì nét nghĩa tất yếu hoặc nét nghĩa khả năng sẽ trở nên vượt trội hơn
hoặc xóa mờ dần nét nghĩa bắt buộc ban đầu (phát ngôn 1c).
Do vậy có thể nói rằng quá trình ngữ pháp hóa từ vựng không còn là quy luật
vốn dĩ chỉ phổ biến ở những đơn vị được gọi là thực từ. Tham gia vào quá trình
ấy còn có sự đóng góp của những đơn vị được xem là yếu tố đánh dấu tình thái
của câu phát ngôn, trường hợp của phải là một ví dụ. Tuy nhiên trong khi phải
đang trên con đường chuyển nghĩa để đi đến những nội dung nghĩa ngữ pháp
hoặc nghĩa tình thái khái quát hơn hoặc trừu tượng hơn (trong phạm vi bài viết
này chúng tôi chưa có dịp để trình bày cho đầy đủ) thì một nhóm từ tình thái
khác, một đơn vị hoàn toàn độc lập với cấu trúc của câu phát ngôn, lại tiếp tục
con đường từ trừu tượng hóa đến trưù tượng hoá ở mức cao hơn nữa hơn nữa
những nội dung nghĩa tình thái của mình. Trường hợp của tiểu từ tình thái cuối
câu nhé là một ví dụ.
2.2.2 Khi ta nói một câu, trong câu nói của chúng ta có thể đồng thời mang hai
ý nghĩa, một là nghĩa ngôn từ (linguistic meaning) và một là ngụ ý của người nói
(speaker meaning) (Akmajian, 216). Nghĩa ngôn từ là nghĩa của những câu chữ
có sẵn trong câu nói, còn ngụ ý của người nói là một/những điều gì đó mà người
tạo phát ngôn muốn nói nhiều hơn những câu chữ có sẵn trong cấu trúc. Và khi
thực hiện một hành động nói năng, đôi khi ta muốn ngụ ý về một điều gì đó vượt
ra khỏi phạm vi nghĩa nguyên văn và mối quan hệ cú pháp của những từ ngữ có
trong câu. Nói cách khác, khi điều ta muốn ngụ ý trong giao tiếp không tương
ứng với nghĩa nguyên văn của câu thì khi ấy chúng ta đang thực hiện một hành
động nói năng mang nghĩa hàm ẩn. Và nhiệm vụ của người tiếp nhận thông điệp
là phải căn cứ vào ngôn cảnh, vào tiền giả định v.v của phát ngôn để biết ý định
giao tiếp gián tiếp của người nói, để tìm ra lý do vì sao người ấy lại có ngụ ý
nhiều hơn những câu chữ phản ánh nội dung vừa được đề cập đến trong phát
11
Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHN
ngôn của mình. Để giao tiếp đạt được hiệu quả mong đợi, điều này còn phụ
thuộc vào kiến thức của người nghe, khả năng cảm nhận hoặc sự suy diễn của
người ấy. Không chỉ có một phía, người tạo phát ngôn cũng có một phần trách
nhiệm về những câu chữ mà mình tạo ra trong bối cảnh giao tiếp lúc đó. Khi có ý
tưởng trong đầu, người muốn chuyển giao cần tập hợp những từ ngữ thích hợp
trong một quan hệ cấu trúc chặt chẽ cả về cú pháp lẫn ngữ nghĩa. Và khi trở
thành một thành viên trong cuộc hội thoại thì người ấy còn phải chịu trách nhiệm
cả về ngụ ý muốn truyền đạt lẫn những tác động mà người ấy muốn gây ra nơi
người tiếp nhận phát ngôn.
Nội dung ngữ nghĩa và ngữ dụng của nhé phần nào có liên quan đến những
nội dung vừa nêu trên. Do vậy những phân tích về các phát ngôn trong ví dụ (2)
sẽ là những minh họa giúp ta nhận ra được sở chỉ của người nói hoặc sự suy diễn
của người nghe, dựa trên niềm tin, quan điểm và nền kiến thức của một trong hai
nhân vật của cuộc giao tiếp.
Trong (2a), sự có mặt của nhé đánh dấu tình thái kêu gọi sự đồng tình chấp
nhận hành động/hoạt động từ phía người tiếp nhận. Do vậy có thể nói sự vận
dụng nhé vào phát ngôn là nhằm để thực hiện chiến lược giao tiếp thân thiện khi
người nói đưa ra một yêu cầu hay đề nghị nào đó. Khi giao tiếp, khó tránh khỏi
có lúc ta phải đưa ra lời đề nghị hoặc yêu cầu để mình-người nói- có được sự
đồng tình để thực hiện hành động, để người nghe nên/cần làm một cái gì đó theo
mong muốn của mình, hoặc để người đối thoại chấp nhận lời đề nghị để cả hai-
người nói, người nghe-cùng thực hiện hành động. Trong những trường hợp như
vậy, một chiến lược giao tiếp khôn ngoan là làm sao để người nghe (nếu người
ấy là đối tượng phải thực hiện yêu cầu) có cảm giác là anh ta không bị đặt vào
tình trạng bị bắt buộc (như trường hợp của cách sử dụng từ phải bên trên). Khi
ấy một hành động mang tính bác bỏ hoặc một lời từ chối khi nghe câu phát ngôn
có chứa từ nhé sẽ khó mà được tiến hành một khi cần phải giữ phép lịch sự thông
thường.
Từ nội dung nghĩa tình thái kêu gọi sự đồng tình chấp nhận ấy, trong (2b) sự
có mặt của nhé chứng minh rằng nội dung nghĩa ấy đã mang màu sắc mới-màu
sắc của nét nghĩa tình thái khái quát hóa hơn. Trong khi thực hiện những giao
tiếp xã hội hoặc trong quan hệ giữa những người cùng gia đình, việc sử dụng
những câu nói như: ‘Cám ơn’, ‘Xin lỗi’, ‘Tạm biệt/Chào’, ‘Tha thứ cho tôi’ v.v
thường gây cảm giác rằng những nội dung đại loại như vậy là quá khuôn sáo. Để
tránh tình trạng này, rất may trong tiếng Việt chúng ta lại có sự có mặt của tiểu
từ nhé. Do vậy sự có mặt thường xuyên của nhé trong những kết cấu mang tính
nghi thức xã giao trở thành một bộ phận không thể thiếu được khi người nói cần
đến một nội dung tình thái kêu gọi sự đồng tình chấp nhận đề nghị của người
nói. Như vậy giữa nội dung của (2a) và nội dung tình thái của (2b) có gì khác
biệt? Cũng là kêu gọi sự đồng tình từ phía người nghe nhưng trong (2a) yêu cầu
của người nói thiên về hướng mong đợi một hành động (mà nhân vật tiến hành là
người nghe, hoặc là cả hai, hoặc là chỉ riêng người nói). Trong khi đó những câu
nói mà nhé (trong 2b) có thể thay vào được lại được đánh dấu ở ý mong muốn
12
Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHN
hành động hoặc thỉnh cầu của mình được chấp nhận mà không cần bất kỳ sự
tham gia nào của người nghe.
Tuy nhiên nhé không chỉ mang nội dung tình thái về việc yêu cầu chấp nhận
hoặc được vận dụng trong câu để thực hiện chức năngï hóa giải những đề nghị
cứng nhắc, gây cảm giác thoải mái, tự nhiên nơi người nói; hoặc mang đến sự
thân thiện, tin cậy nơi người đối thoại những khi cần thiết phải thốt ra những lời
được xem là ‘khó nói’. Trong những tình huống khi người nói muốn tỏ thái độ
dứt khoát, không chút khoan nhượng của mình thì nội dung tình thái của nhé đã
có một bước chuyển có thể là hoàn toàn trái ngược với nội dung mang tính ‘thân
thiện’ ban đầu. Khi ấy việc sử dụng nhé trở thành một phương tiện hữu hiệu, góp
phần làm cho câu nói gây ra một hiệu lực nào đó nơi người tiếp nhận. Phát ngôn
(2c) chứng minh cho điều đó. Sự xuất hiện của nhé trong trường hợp này không
làm giảm nhẹ sự căng thẳng do tác động lời tuyên bố trước đó (Tôi không tin
cô.), như trường hợp của (2a) hoặc (2b). Trái lại nội dung tình thái mà nhé mang
lại cho (2c) lại nhằm mục đích làm tăng thêm tính phản bác trong việc cắt đứt
không thương tiếc một hy vọng mỏng manh nào đó của người cùng cuộc hội
thoại (hy vọng sẽ thuyết phục hoặc gây niềm tin nơi người tiếp chuyện). Như
vậy có thể nói trong những trường hợp tương tự như (2c), nội dung tình thái của
câu nói được đánh dấu ở ý răn đe người đối thoại, thông qua sự có mặt của nhé ở
cuối phát ngôn.
Như vậy có thể nói sự chuyển nghĩa của nhé không hoàn toàn giống như sự
chuyển nghĩa của phải và một số tiểu từ tình thái khác (như xem, mất… chẳng
hạn), không phái sinh từ một nghĩa gốc ban đầu để rồi có sự hòa trộn hoặc phái
sinh những nét nghĩa hoàn toàn mới. Trường hợp của những tiểu từ tình thái
chuyên dụng như nhé chẳng hạn, qua ví dụ (2) bên trên, đề cập đến sự chuyển
nghĩa của nhé chính là đề cập đến sự chuyển đổi từ nét nghĩa tình thái này sang
nét nghĩa tình thái khác hoặc là sự xuất hiện của những nét nghĩa tình thái tương
đương hoặc khác biệt hẳn nhau.
Đến đây chúng ta có thể kết luận rằng, sự chuyển nghĩa, sự hoà trộn những nét
nghĩa với nhau hoặc sự mở rộng nghĩa của từ nói chung và của từ tình thái nói
riêng có liên quan đến quá trình ngữ pháp hóa của từ. Trong quá trình đó nghĩa
gốc ban đầu có thể vẫn là nét nghĩa chủ đạo; nó cũng có thể bị lu mờ trước một
nét nghĩa mới, hoặc sẽ vuợt trội hơn hoặc bị mai một đi hoặc bị thay bằng một
nét nghĩa hoàn toàn mới. Nhưng dù có sự chuyển đổi nghĩa đến mức độ nào đi
nữa thì chức năng của từ tình thái hoạt động trong khung vị ngữ (dù là vị từ hay
tiểu từ) cũng không hề bị ảnh hưởng. Chúng vẫn làm nhiệm vụ phản ánh thái độ,
quan niệm, niềm tin hoặc sự đánh giá của người nói về điều được nêu ra trong
phát ngôn nhằm đến một đối tượng nhất định, hoặc là chính người nói hoặc là
đến người cùng cộng tác hội thoại.
2.2.3. Khi bàn về nghĩa của thực từ không ai có thể phủ nhận quá trình chuyển
đổi nghĩa của các đơn vị này. Sự chuyển đổi đó thường đi theo một con đường
nhất định: chuyển từ nghĩa cụ thể sang nghĩa trừu tượng, hay nói cách khác
chuyển từ nghĩa của thế giới thực sang nghĩa của thế giới sử dụng ngôn từ. Từ
13
Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHN
tình thái trong câu phát ngôn tiếng Việt (như các tiểu từ cuối, chẳng hạn) tuy
chưa bao giờ được xem là thực từ nhưng cũng không tách ra khỏi quá trình ngữ
pháp hóa từ vựng đó- quy luật vốn chỉ dành cho những đơn vị được xếp vào
hàng thực từ. Vì vậy khi phân tích những nét nghĩa có thể có trong từ tình thái
(được gọi là nghĩa tình thái) cần phải xét đến quá trình ngữ pháp hóa những đơn
vị vốn được xem là hư hóa này.
Nhìn chung sự chuyển nghĩa của từ tình thái trong phát ngôn tiếng Việt đã và
đang diễn ra thông qua ba con đường chính: (1) sự phong phú của hàm ngôn hội
thoại, hay nói chính xác hơn là chủ ý của người nói khi sử dụng ngôn từ, (2) sự
mở rộng ngôn cảnh trong thực tế giao tiếp, (3) sự suy diễn của người nghe khi
tiếp nhận phát ngôn. Trong 3 con đường đó sự tham gia của hai nhân vật của
cuộc hội thoại-người nói và người nghe- là hết sức quan trọng. Tuy vậy sự suy
diễn của người nghe hoặc chủ ý của người nói có đạt đến mức chính xác như
mong đợi hay không (được thấu hiểu hoặc đoán đúng ý) là còn tùy thuộc phần
lớn vào ngôn cảnh.
Tùy theo ngôn cảnh, từ nghĩa gốc ban đầu những nét nghĩa mới sẽ xuất hiện,
hoặc là có sự hòa trộn giữa nét nghĩa cũ với nét nghĩa mới hoặc là tạo ra một nét
nghĩa hoàn toàn mới, hoặc chỉ là sự mở rộng nghĩa từ nghĩa gốc v.v Điều này
cho thấy, nếu xét trên bình diện ngữ nghĩa, có sự khác biệt rõ rệt giữa thực từ và
từ tình thái. Khi hoạt động trong những ngữ cảnh khác nhau thì tính phong phú
về mặt ngữ nghĩa của thực từ được phát huy hơn bao giờ hết, còn khi tách ra
khỏi ngữ cảnh, thực từ vẫn còn nguyên nghĩa gốc ban đầu. Ngược lại, tuy không
thể phủ nhận tính đa nghĩa (nghĩa tình thái) của từ tình thái trong những ngôn
cảnh khác nhau (trừ một số từ đã mất đi vai trò của mình trong phát ngôn vì tần
số xuất hiện ngày càng ít), nhưng một khi tách rời khỏi ngôn cảnh thì từ tình thái
chỉ còn là những đơn vị rỗng cả về nội dung ngữ nghĩa lẫn chức năng ngữ dụng.
3. Sự chuyển nghĩa của từ trong hoạt động ngôn ngữ
Khi phân tích nghĩa của từ, chúng ta đã tạm thời cô lập hoá hai bình diện ngôn
ngữ và lời nói để xem xét nghĩa của từ trong ngôn ngữ như một hệ thống tĩnh.
Còn một vấn đề nữa là trong hoạt động ngôn ngữ thì về phương diện nghĩa, từ sẽ
như thế nào?
Tuy ngôn ngữ và lời nói không tách biệt nhau, nhưng về nguyên tắc nghiên cứu,
nhiều khi sự cô lập hoá tạm thời như vậy vẫn là cần thiết và hữu ích.
3.1. Khi từ đi vào hoạt động ngôn ngữ, nghĩa của nó được hiện thực hoá, cụ thể
hoá và được xác định. Lúc đó, các thành phần nghĩa trong cơ cấu nghĩa của từ sẽ
giảm dần tính trừu tượng và khái quát đến mức tổi thiểu để đạt tới tính xác định,
tính cụ thể ở mức tối đa.
14
Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHN
Ví dụ, từ "chân" trong tiếng Việt, với tư cách là đơn vị của ngôn ngữ có 6 nghĩa
khác nhau (theo Từ điển tiếng Việt. H., 1988). Cơ cấu đó đã được xây dựng nên
một cách khái quát, và khi nhận thức từ này dưới dạng một từ của ngôn ngữ, từ
từ điển, thì người ta hướng đến nó như một cái nhìn tổng thể chung. Chỉ khi nào
đi vào những phát ngôn cụ thể như:
– Mong cho chân cứng đá mềm.
– Chân đi chữ bát, mắt thì hướng thiên.
–
thì một trong 6 nghĩa của từ này mới được bộc lộ, được cụ thể hoá và được xác
định. Chính vì không bị ràng buộc cố định vào một hoặc một phạm vi sự vật nào
đó nên các đơn vị từ ngữ mới có được khả năng hoạt động rộng rãi và trở nên có
tính khái quát cao, để rồi, khi đi vào hoạt động trong văn bản mới trở thành cụ
thể và xác định.
3.2. Mặt khác, cũng trong hoạt động ngôn ngữ, đồng thời với sự giảm thiểu tính
khái quát thì từ lại có thể được gia tăng những sắc thái mới, nội dung mới do
chính sự vật mà nó biểu thị đem lại. Chẳng hạn, xét các từ máu, lửa, rũ, bùn
trong câu:
"Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà". (Nguyễn Đình Thi)
Ở đây, các từ nêu trên không chỉ đơn thuần mang các nội dung ngữ nghĩa vốn có
của chúng nữa. Chúng đã mang những sắc thái mới, sắc thái bổ sung mà chỉ
trong những bối cảnh sử dụng như ở diễn từ (discourse) này mới có được. Các
biểu vật máu, lửa, bùn, không phải chỉ là máu, lửa và bùn như trong từ điển chỉ
ra, giải thích nữa.
Cái gọi là các nghĩa ngữ cảnh của từ đã được xây dựng và nảy sinh trong những
điều kiện như vậy. Và cái gọi là các phép ẩn dụ, hoán dụ tu từ học cũng được
thực hiện trên cơ sở đó. Ví dụ:
Ông đã ngủ một giấc 30 năm, rồi đến khi đất nước hoàn toàn giải phóng ông mới
bừng tỉnh.
Trong giao tiếp, nhiều khi nghĩa ngữ cảnh, nghĩa lâm thời, nghĩa được hiểu
ngầm, hiểu lại, nhờ các thủ pháp tu từ, mới chính là cái quan trọng hàng đầu,
nhất là trong khi xây dựng, tiếp nhận và phân tích các diễn từ, các văn bản nghệ
thuật.
Ví dụ 1. Số từ 100 trong câu ca dao:
15
Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHN
Yêu nhau vạn sự chẳng nề
Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng
không còn là số đếm đúng 100 nữa. Nó đã mang nghĩa nhiều và chỉ được nhận
thức với ý nghĩa đó mà thôi.
Ví dụ 2. Các từ ngày mai, nhen, lửa, tia, hồng trong đoạn văn sau đây cũng vậy.
Chúng không còn chỉ biểu thị nghĩa trực tiêp như trong từ điển nữa. Đó chỉ là
các nghĩa cơ sở, làm nền tảng cho người ta nhận thức các nghĩa chuyển tiếp xa
hơn:
"Tôi muốn nói với các em một điều: các em ngày mai lớn lên, ai chẳng có một
sự nghiệp? Và trong số các em sao lại chẳng có những anh hùng? Khi ấy, hãy
nhìn lại mà xem, trong sự nghiệp mà chúng ta đã làm, đừng bao giờ quên một tia
lửa hồng mà người thầy giáo thân yêu của chúng ta đã nhen lên trong lòng chúng
ta ngay từ những ngày thơ ấu" (Xuân Trình).
3.3. Các từ kết hợp vớ nhau theo quy tắc ngữ pháp và ngữ nghĩa, bộc lộ khả năng
kết hợp từ vựng và kết hợp ngữ pháp của mình, nhưng hai loại quy tắc này
không phải bao giờ cũng song hành với nhau.
a – Có những câu hoàn toàn đúng về mặt ngữ pháp, nhưng lại không chấp nhận
được về mặt ngữ nghĩa hoặc logic (trong điều kiện thông thường). Ví dụ:
– "Những tư tưởng xanh lục không màu đang ngủ một cách giận dữ" (N.
Chomsky)
– "Thóc giống cắn chuột trong bồ
Hàng trăm lá mạ đuổi vồ con trâu". (ca dao)
b – Ngược lại, có những câu lại chứa những kết hợp từ được chấp nhận, được
hiểu về mặt ngữ nghĩa, nhưng rõ ràng là có cái gì đó bất thường về ngữ pháp. Ở
đây, từ dã có những biến động, thậm chí biến động rất quan trọng về bản chất từ
vựng ngữ nghĩa cũng như bản chất ngữ pháp của mình. Hiện tượng vẫn quen gọi
là lâm thời chuyển nghĩa từ loại, cũng như việc sử dụng từ vốn thuộc phạm trù
này trong ý nghĩa, chức năng của từ thuộc phạm trù khác, là những ví dụ
chứng minh cho tính linh động như thế.
Chẳng hạn:
– "Tôi thấy chúng tôi thay đổi. Tiếng nói khác đi. Mặt hơi trứng cá" (Nam Cao).
– "Tôi ra con xe. Tôi nhảy con mã sang bên này. Tôi vào tướng thì bên kia hết
chiếu."
16
Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHN
c – Khi kết hợp với nhau, các từ chẳng những phải tuân theo quy tắc ngữ pháp
mà còn phải tuân theo quy tắc ngữ nghĩa. Chung phải tương hợp với nhau về
nghĩa.
Người ta coi hai từ A và B là tương hợp với nhau về nghĩa khi A đòi hỏi ở B một
nghĩa tố s thì B không được chứa và cho xuất hiện nghĩa tố đối lập -s, và ngược
lại.
Vậy một kết hợp từ sẽ được coi là đúng hay sai tuỳ theo nó có thoả mãn điều
kiện nêu trên hay không. Ví dụ:
– "Một con chó ốm". Câu đúng, vì:
"chó": động vật
"ốm": trạng thái động vật
– "Một con chó chết đang thở gấp". Câu sai vì:
"chó": động vật
"chết": mất khả năng trao đổi chất
"thở": hoạt động trao đổi chất
Vậy chứng tỏ rằng khi hai từ A và B kết hợp với nhau thì chúng phải cùng chứa
một nghĩa tố giống nhau.
Tuy nhiên, thực tế vẫn có những kết hợp bất thường mà lại chấp nhận được và
được coi là hay, bởi đó là những câu, những kết hợp đòi hỏi phải có sự hiểu lại,
hoặc chúng được tạo dựng nhờ các thủ pháp tu từ như: nhân hoá, vật hoá hoặc cố
tình vi phạm nguyên tắc tương hợp về nghĩa để gây hiệu quả tu từ.
Ví dụ 1. "Thầy lí vội sủa lên mấy tiếng. Anh chồng bèn lấy thước phang cho một
trận." (Văn học dân gian)
Từ "sủa" chỉ kết hợp với "chó", nhưng ở đây, "thầy lí" đã được vật hoá, và câu
trên được chấp nhận.
Ví dụ 2. Trong các câu sau đây, những thuộc tính của người đã được gán cho
chó và cào cào theo lối nhân hoá để trong kết hợp từ, sự tương hợp về nghĩa vẫn
được bảo đảm.
– "Nhưng kẻ lên tiếng trước nhất là con Mực ( ) Nó đứng lặng vẫy đuôi, đầu
cúi xuống, hai mắt nhèm ươn ướt nhìn đất như tủi phận." (Nam Cao)
– "Những chị cào cào trong làng ra, mĩ miều áo đỏ áo xanh mớ ba mớ bảy, từng
bước chân chầm chậm, khoan thai, khuôn mặt trái xoan như e thẹn, như làm
dáng, như ngượng ngùng." (Tô Hoài)
17
Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHN
Ví dụ 3. Xét các câu sau:
"Đời y sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra ở một xó nhà quê ( ) Rồi y sẽ chết
mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống! ( ) Chết là thường, Chết ngay lúc sống
mới thật là nhục nhã." (Nam Cao)
Ở đây, để hiểu được người nói (tác giả) muốn nói gì, cần có sự "hiểu lại" biểu
vật và biểu niệm của từ: sống và chết. Chúng đã có sự xê dịch. Cần phải hiểu
sống trong kết hợp chết mà chưa sống có nghĩa là sống mà như chưa sống hoặc
không phải là sống; chết trong kết hợp chết ngay trong lúc sống có nghĩa là chưa
chết mà như đã chết rồi.
Biểu niệm trong các từ đó, ở trường hợp cụ thể này là quan niệm về ý nghĩa của
cái chết và cái sống trong cuộc đời con người chứ không còn là biểu niệm hay
biểu vật thông thường vốn có của chúng nữa. Chính tác giả Nam Cao đã trình
bày: "Làm để có ăn, ăn để sống, sống để đợi chết, cả cuộc đời chỉ thu gọn vào
mấy việc đó thôi ư? ( ) Sống để làm một cái gì đẹp hơn nhiều, cao quý hơn
nhiều. Mỗi người sống, phải làm thế nào cho phát triển đến tận độ những khả
năng của loài người chứa đựng ở trong mình. Phải gom góp sức lực của mình
vào công cuộc tiến bộ chung. Mỗi người chết đi phải để lại một chút gì cho nhân
loại. Có thú vị gì là cái lối sống co quắp vào mình, cái lối sống quá ư loài vật,
chẳng còn biết một việc gì ngoài cái việc kiếm thức ăn đổi vào cái dạ dày" (Xem
Hoàng Phê. Ngôn ngữ, số 3–4/1981).
Ví dụ 4. Những câu như sau đây đã được tạo dựng bằng sự vi phạm nguyên tắc
tương hợp nghĩa để gây hiệu quả tu từ.
"Nhiều anh con trai làng thấy cố có sắc lại có vốn, muốn hỏi cô làm vợ để được
cưới cả cô lẫn cái vốn của cô." (Nam Cao)
Ở đây, từ "cưới" có nghĩa tố "động vật" đòi hỏi bộ ngữ của nó phải đáp ứng
nghĩa tố. Thế nhưng từ "vốn" lại bộc lộ nghĩa tố "bất động vật". Nguyên tắc
tương hợp nghĩa đã được vi phạm một cách cố ý để gây hiệu quả tu từ là sự mỉa
mai.
Như đã nói, khi đến với ngữ nghĩa là chúng ta bước sang một phạm vi
dường như không bờ bến của những ý kiến và những vấn đề. Những điều trình
bày trên đây hoàn toàn không phải là đã đủ cho nó, dù mới chỉ nói về nghĩa của
từ, chưa kể đến nghĩa của câu. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của từ vựng ngữ
nghĩa, việc làm quen với những vấn đề như vậy, vẫn là cần thiết để chuẩn bị cho
việc tiếp xúc với những giáo trình về ngữ nghĩa sâu hơn sau này
18
Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHN
Phần III
Phân tích và chứng minh : các từ ngữ thuộc một trường nghĩa có xu hướng
chuyển nghĩa giống nhau từ các bài thơ, ca dao cụ thể
3.1. Sự chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
Thân em như củ ấu gai,
ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi nếm thử mà xem,
nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.(1)
Thân em như cây quế giữa rừng,
thơm tho ai biết ngát lừng ai hay.(2)
Thân em như trái bưởi bòng
đắng the ngoài vỏ trong lòng ngọt thanh.(3)
- Ba bài ca dao mở đầu bằng “Thân em như . . .” ( hình thức lặp lại) => khẳng
định đây lời than thân ngậm ngùi, xót xa của người phụ nữ: thân phận , nhỏ bé,
không được trân trọng giá trị của mình, cả ba bài ca dao này người phụ nữ đã tự
ý thức được giá trị thực của bản thân mình. Lời mời mọc da diết ở bài (1) lại
càng khẳng định giá trị thực của họ không ai biết đến : “Ai ơi,… ngọt bùi” =>
Nỗi ngậm ngùi chua xót cho thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Ở bài thứ
(2) và (3) cũng hàm chứa nội dung tương tự.
=> Ba bài ca dao không chỉ nói lên thân phận người phụ nữ còn là tiếng nói
khẳng định giá trị, phẩm chất của họ.
- Điểm giống nhau dễ nhận thấy nữa ở trong 3 bài ca dao này là đều dùng
phương thức ẩn dụ “thân em” với “ củ ấu gai”, “ cây quế”, trái bưởi bòng” để nói
về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Và trong 3 bài ca dao này những hình
ảnh “ củ ấu gai”, “ cây quế”, trái bưởi bòng” đều thuộc cùng trường nghĩa chỉ
thực vật.
Thân em như dải lụa đào
phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.(4)
Thân em như chổi đầu hè,
phòng khi mưa gió đi về chùi chân.
Chùi rồi lại vứt ra sân,
gọi người hàng xóm có chân thì chùi.(5)
- Hai bài ca dao (4), (5) cũng mở đầu bằng “Thân em như . . .” ( hình thức lặp
lại) => khẳng định đây lời than thân ngậm ngùi, xót xa của người phụ nữ: thân
phận bị phụ thuộc, nhỏ bé, không tự quyết định được số phận đời mình.
Bài 4: Người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình
(như tấm lụa đào) nhưng số phận của họ thật chông chênh không có gì đảm =>
nỗi đau bị phụ , không biết sẽ vào tay ai (Phất phơ… vào tay ai) thuộc hoàn toàn
vào người mua, người sử dụng mình như một món hàng.
Bài 5: Người phụ nữ cảm nhận một cách chua chát về thân phận của mình
(như chổi đầu hè) một số phận của họ thật hẩm hiu phụ thuộc hoàn toàn vào
người chủ nhà, người sử dụng mình như một món đồ hết sức tầm thường.
Ở hai bài ca dao này tác giả dân gian cũng sử dụng phương thức ẩn dụ để
so sánh thân phận người phụ nữ “ thân em” với “ dải lụa đào” và “ chiếc chôi”.
19
Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHN
Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy hai hình ảnh “ dải lụa đào” và “ chiếc chôi”
cùng thuộc một trường nghĩa chỉ vật dụng của con người.
Như vậy qua phân tích những bài ca dao trên chúng ta có thể khẳng định
các từ cùng trường nghĩa có xu hướng chuyển nghĩa giống nhau ở đây là các từ “
củ ấu gai”, “ cây quế”, trái bưởi bòng” cùng trường nghĩa thực vật. Các từ “ dải
lụa đào” và “ chiếc chôi” thuộc trường nghĩa vật dụng qua phương thức ẩn dụ
chuyển thành nghĩa chỉ thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
3.1. Sự chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.(1)
(Tố Hữu)
Ðường hoa son phấn đợi
Áo gấm sênh sang về .(2)
Ở ví dụ (1) và (2) chúng ta nhận thấy có sử dụng phương thức hoán dụ “
áo chàm” và “áo gấm” để chuyển sang nghĩa chỉ con người ( theo cách thức
dùng dấu hiệu – cùng trường nghĩa áo để chỉ con người).
(Vũ Hoàng Chương)
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.(3)
(Hoàng Trung Thông)
Một tay chôn biết mấy cành phù dung(4)
(Nguyễn Du)
Ở ví dụ (3) và (4) các từ “ bàn tay” và “ tay” là những từ thuộc cùng một
trường nghĩa chỉ bộ phận cơ thể người (thông qua phương thức hoán dụ dùng cái
bộ phận đề chỉ cái toàn thể) đã chuyển sang nghĩa để chỉ con người nói chung. Ở
ví dụ (3) là con người lao động xã hội chủ nghĩa và ở (4) là một con người đào
hoa đã từng “chôn biết mấy cành phù dung”
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.(5)
"Bấy lâu nghe tiếng má đào, mắt xanh chẳng để ai vào có không?".(6)
(Nguyễn Du)
Ở hai ví dụ (5) và (6) các từ “ má hồng” và “má đào” là những từ thuộc
trường nghĩa chỉ bộ phận cơ thể người thông qua phương thức hoán dụ đã
chuyển nghĩa để chỉ người phụ nữ đẹp.
Như vậy qua việc phân tích các ví dụ trên có thể kết luận các từ cùng
trường nghĩa có xu hướng chuyển nghĩa giống nhau.
20
Bài tập điều kiện chuyên đề Ngữ nghĩa học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHN
PhầnIV
Kết luận
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ vựng Tiếng Việt là vô cùng phong phú và
phức tạp. Nhờ có hiện tượng chuyển nghĩa mà từ Tiếng Việt trở nên đa nghĩa,
giàu giá trị biểu cảm và giá trị thẩm mĩ. Đặc biệt trong lĩnh vực sáng tác văn
chương sự chuyển nghĩa của từ đã giúp các nhà văn nhà thơ sáng tạo nên những
tác phẩm đa thanh, có chiều sâu triết lý và thể hiện được mọi ngóc ngách sâu kín
trong tâm hồn con người.
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ vựng thể hiện qua: Chuyển nghĩa ngay
trong cơ cấu cấu tạo của từ, chuyển nghĩa bằng phương thức ẩn dụ, hoán dụ,
các từ cùng trường nghĩa luôn có cùng một xu hướng chuyển nghĩa. Hiện tượng
các từ cùng một trường nghĩa có xu hướng chuyển nghĩa giống nhau trong tiếng
Việt là vô cùng phong phú, do thời lượng không cho phép chúng tôi chỉ xin đưa
ra và phân tích một số ví dụ như trên. Hi vọng vấn đề này sẽ được đề cập tới một
cách triệt để hơn.
Phần V
Tài liệu tham khảo
1- Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp – Nguyễn Văn Hiệp
2- Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt- Mai Ngọc Chử, Vũ Đức Nghiệu và
Hoàng Trọng Phiến- NXB Giáo dục 1977
3- Từ và nhận diện từ Tiếng Việt – Nguyễn Thiện Giáp
4- Lê Đình Tư & Vũ Ngọc Cân. Nhập môn ngôn ngữ học. Hà Nội, 2009
21