Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Quản lý nhân lực tại công ty cổ phần đào tạo, triển khai dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông bách khoa hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------------

THÁI THỊ MINH

QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO,
TRIỂN KHAI DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ VIỄN THÔNG BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------------

THÁI THỊ MINH

QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO,
TRIỂN KHAI DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ VIỄN THÔNG BÁCH KHOA HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ DẬU
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn của cô giáo hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Dậu. Các số liệu và
trích dẫn đƣợc sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và
đáng tin cậy.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo
điều kiện của Công ty cổ phần đào tạo, triển khai dịch vụ CNTT & Viễn thông
Bách Khoa Hà Nội, các giảng viên, CB CNV, bạn bè đồng nghiệp… sau đây là
lời cảm ơn chân thành của tác giả:
Trƣớc hết, xin trân trọng cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo hƣớng dẫn - TS.Vũ Thị
Dậu - Nguyên là Phó chủ nhiệm khoa Kinh tế chính trị, Trƣờng ĐH Kinh tế ĐHQG Hà Nội - Ngƣời đã toàn tâm toàn ý hƣớng dẫn, với những ý kiến đóng
góp vô cùng quý báu để luận văn của tác giả đƣợc hoàn thành nhƣ ngày hôm
nay.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Công ty TNHH MTV đầu tƣ và phát triển
công nghệ Bách Khoa Hà Nội; lãnh đạo Công ty cổ phần đào tạo, triển khai
dịch vụ CNTT & Viễn thông Bách Khoa Hà Nội, Phòng Kế hoạch nhân sự,

Phòng Đào tạo, Phòng Tài chính Kế toán, Bộ phận giảng viên, Bộ phận kỹ
thuật, Bộ phận Admin, Bộ phận PR&Marketing, Trƣởng các bộ phận tƣ vấn đào
tạo… đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm luận văn. Trân trọng
cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp cũ đã có nhiều giúp đỡ, hỗ trợ trong việc tìm kiếm
tài liệu và có những góp ý thiết thực trong quá trình thực hiện viết luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế chính
trị, Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã cung cấp cho tác giả kiến thức và
nguồn thông tin bổ ích để tác giả có thể học tập và hoàn thiện luận văn này.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn tới gia đình: bố mẹ, chồng, con, ngƣời
thân đã hết sức ủng hộ động viên tôi, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
thời gian tham gia khóa học và viết luận văn.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP..................5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu...........................................................................5
1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về nhân lực trong doanh nghiệp ..................5
1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu quản lý nhân lực trong doanh nghiệp ..........6
1.1.3 Nhóm công trình nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhân lực trong doanh
nghiệp ...................................................................................................................7
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực trong doanh nghiệp.....................................8
1.2.1 Khái niệm & mục tiêu .................................................................................8
1.2.2 Nội dung quản lý ..................................................................................... 12
1.2.3 Phƣơng pháp quản lý ............................................................................... 20
1.2.4 Tiêu chí đánh giá ...................................................................................... 22

1.2.5 Nhân tố ảnh hƣởng ................................................................................... 24
1.3 Kinh nghiệm quản lý nhân lực tại một số DN và bài học cho BKACAD ......30
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhân lực tại Google ............................................... 30
1.3.2 Kinh nghiệm quản lý nhân lực tại Pepsico Việt Nam ............................. 32
1.3.3 Kinh nghiệm quản lý nhân lực tại AIC .................................................... 35
1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho BKACAD ....................................................... 36
CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..................................................39
2.1 Thu thập và xử lý tài liệu ................................................................................39
2.1.1 Nguồn tài liệu .......................................................................................... 39
2.1.2 Phƣơng pháp thu thập và xử lý tài liệu .................................................... 40
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................41


2.2.1 Phƣơng pháp logic - lịch sử ..................................................................... 41
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp ........................................................... 42
2.2.3 Phƣơng pháp thống kê, mô tả .................................................................. 43
2.2.4 Phƣơng pháp phân tích ma trận SWOT ................................................... 43
2.2.4 Các phƣơng pháp khác ............................................................................. 40
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐÀO TẠO, TRIỂN KHAI DỊCH VỤ CNTT & VIỄN THÔNG BÁCH KHOA HÀ
NỘI ...........................................................................................................................45
3.1 Khái quát về Công ty cổ phần đào tạo, triển khai dịch vụ CNTT & Viễn thông
Bách Khoa Hà Nội ................................................................................................45
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty................................................. 45
3.1.2 Các yếu tố nguồn lực của Công ty ........................................................... 48
3.1.3 Đặc điểm bộ máy tổ chức và bộ máy quản lý nhân sự của Công ty ........ 52
3.2 Phân tích thực trạng quản lý nhân lực tại Công ty cổ phần đào tạo, triển khai
dịch vụ Công nghệ thông tin & Viễn thông Bách Khoa Hà Nội ..........................57
3.2.1 Hoạch định nhân lực ................................................................................ 57
3.2.2 Tuyển dụng nhân lực ............................................................................... 59

3.2.3 Đào tạo và phát triển nhân lực ................................................................. 63
3.2.4 Kiểm tra và đánh giá ................................................................................ 66
3.2.5 Tiền lƣơng và đãi ngộ nhân lực ............................................................... 68
3.3 Đánh giá chung về quản lý nhân lực tại Công ty cổ phần Đào tạo, triển khai
dịch vụ Công nghệ thông tin & Viễn Thông Bách Khoa Hà Nội. ........................72
3.3.1 Đánh giá thông qua mô hình SWOT ....................................................... 72
3.3.2 Đánh giá theo các tiêu chí quản lý nhân lực ............................................ 80
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÂN
LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO, TRIỂN KHAI DỊCH VỤ CNTT &
VIỄN THÔNG BÁCH KHOA HÀ NỘI ..................................................................88
4.1 Bối cảnh mới và định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý nhân lực của
BKACAD giai đoạn 2016 - 2020 ..........................................................................88


4.1.1 Bối cảnh kinh tế mới ................................................................................ 88
4.1.2 Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý nhân lực BKACAD ................ 91
4.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại BKACAD ......................93
4.2.1 Xây dựng chiến lƣợc nhân sự từ chiến lƣợc phát triển kinh doanh ......... 88
4.2.2 Ngăn chặn & khắc phục tình trạng chảy máu chất xám .......................... 95
4.2.3 Đổi mới công tác tuyển dụng nhân lực .................................................... 96
4.2.4 Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nhân lực ................................................ 99
4.2.5 Tăng cƣờng tạo động lực cho ngƣời lao động ....................................... 102
4.3 Một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc ..............................................................104
4.3.1 Hoàn thiện bộ Luật lao động, các Nghị định về thuế hợp lý hơn .......... 104
4.3.2 Xây dựng hệ thống bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội hiệu quả hơn ........ 105
4.3.3 Điều chỉnh, phân luồng, định hƣớng các loại hình đào tạo ................... 105
KẾT LUẬN ............................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................109



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

NL

Nhân lực

2

QL

Quản lý

3

NNL

Nguồn nhân lực

4

QLNL

Quản lý nhân lực


5

QL NNL

Quản lý nguồn nhân lực

BKACAD

Công ty Cổ phần đào tạo, triển khai dịch vụ

6
7

CNTT & Viễn thông Bách Khoa Hà Nội
DN

Doanh nghiệp
Công ty TNHH MTV đầu tƣ và phát triển công

8

BK-Holdings

nghệ Bách Khoa Hà Nội, trực thuộc Trƣờng Đại
học Bách Khoa Hà Nội

9

KD


Kinh doanh

10

SXKD

Sản xuất kinh doanh

11

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

12

KHNS

Kế hoạch nhân sự

13

TCKT

Tài chính kế toán

14

CBCNV


Cán bộ, công nhân viên

15

CNTT

Công nghệ thông tin

16

ĐTVT

Điện tử viễn thông

17

ĐHBKHN

Đại học Bách Khoa Hà Nội

18

ĐHKT

Đại học Kinh tế

19

ĐHQG HN


Đại học Quốc Gia Hà Nội

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Kết quả Kinh doanh của Công ty (2010-2015) ..........................................48
Bảng 3.2 Nhân lực của BKACAD giai đoạn (2010-2015).........................................49
Bảng 3.3 Cơ cấu nhân lực tại BKACAD giai đoạn (2010-2015) ..............................50
Bảng 3.4 Cơ cấu quy hoạch lãnh đạo, quản lý tại BKACAD....................................57
Bảng 3.5 Biến động nhân lực từ năm 2010 đến 2015 ................................................62
Bảng 3.6 Công tác đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển nhân lực giai đoạn 2010-2015 ...64
Bảng 3.7 Kết quả đánh giá CBCNV tại BKACAD giai đoạn 2010-2015 ................67
Bảng 3.8 Tình hình biến động tiền lƣơng của Công ty từ 2010-2015 ......................69
Bảng 3.9 Phân tích điểm điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức về QLNL tại
Công ty ..........................................................................................................................73
Bảng 3.10 Đánh giá hiệu quả sử dụng nhân lực tại Công ty (2010-2015) ...............81
Bảng 3.11 Kết quả KD của Công ty (2010-2015) ......................................................83

ii


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 - Chất lƣợng nguồn nhân lực năm 2010 – 2015..........................................52
Hình 3.2 - Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty............................................................53
Hình 3.3 - Sơ đồ bộ máy QLNL của Công ty .............................................................55

iii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Viê ̣t Nam đã và đang tham gia quá triǹ h hô ̣i nhâ ̣p quố c tế ngày càng sâu
rô ̣ng, các DN trong nƣớc bị ảnh hƣởng bởi sự cạnh tranh gay gắt trên nhiều mặt,
nhiều lĩnh vực nhƣ: sức ép việc làm, giá cả, chất xám, di chuyển nguồn NL...
của các DN khác trong và ngoài nƣớc. Trong bối cảnh đó, việc chủ động đƣợc
NL, thu hút và sử dụng hiệu quả NL, đặc biệt là NL chất lƣợng cao có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng đến thành, bại của một DN.
Công ty cổ phần Đào tạo, triển khai dịch vụ công nghệ thông tin&viễn
thông Bách Khoa Hà Nội là DN hoạt động trong lĩnh vực KD giáo dục trực
thuộc Tập đoàn kinh tế BK-Holdings của Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Công ty đã xác định NL là chìa khóa để tăng cƣờng sức cạnh tranh trên thị
trƣờng và phát triển ổn định, bền vững trƣớc sƣ́c ép từ các chƣơng trình đào tạo
liên kết Quốc tế đang nở rộ tại Việt Nam. Công tác QLNL tại Công ty đã có
nhiều thay đổi, phù hợp hơn với cơ chế KD dịch vụ giáo dục trên thị trƣờng.
Nhiều quy chế, quy định tác động trực tiếp hay gián tiếp đến công tác QLNL
nhƣ: quy chế trả lƣơng khuyến khích ngƣời lao động có thành tích tốt, quy chế
chi tiêu nội bộ nhằm khuyến khích ngƣời lao động thƣờng xuyên công tác lƣu
động, quy chế đào tạo nguồn giảng, quy chế khen thƣởng, quy chế dân chủ, nội
quy kỷ luật lao động... Tuy vậy, công tác này vẫn còn những bất cập nhƣ: còn
chịu ảnh hƣởng nặng nề của cơ chế chính sách điều tiết; NL chƣa đƣợc đầu tƣ
đúng mức; Việc hoạch định NL chƣa tính tới dài hạn và chƣa gắn với chiến
lƣợc phát triển công ty; Chƣa có tiêu chí đánh giá QLNL; Chƣa có định hƣớng,
lộ trình phát triển phù hợp cho những nhân tài, những vị trí chủ chốt dẫn tới
chảy máu chất xám, nhiều cán bộ - giảng viên chủ chốt chuyển đổi công tác về
những vị trí chuyên môn trọng yếu tại các Tập đoàn lớn nhất quốc gia nhƣ

1



VNPT, Viettel…; Chƣa đƣa ra đƣợc chính sách phát triển NL phù hợp trong dài
hạn…
Chiến lƣợc KD của Công ty giai đoạn 2016 - 2020 đã đề ra mục tiêu phấn
đấu là: trở thành Học viện số 1 Châu Á về đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao
CNTT và VT theo tiêu chuẩn Quốc tế; góp phần quan trọng trong công cuộc
cung cấp hàng nghìn NL trình độ cao mỗi năm cho ngành CNTT đất nƣớc, và là
cầu nối về giải pháp và chuyển giao công nghệ giữa các tập đoàn CNTT & Viễn
thông lớn nhất thế giới với thị trƣờng CNTT Việt Nam. Để đáp ứng đƣợc mục
tiêu chiến lƣợc KD, Ban giám đốc Công ty xác định việc hoạch địch, thu hút, sử
dụng&giữ chânngƣời lao động là mục tiêu phát triển bền vững, là chìa khoá
giúp Công ty vƣơn lên từ vị trí số 1 thị trƣờng Việt Nam ra Châu Á.
Trên ý nghĩa ấy, tôi chọn đề tài: “Quản lý nhân lực tại Công ty cổ phần
Đào tạo, triển khai dịch vụ Công nghệ thông tin& Viễn Thông Bách Khoa Hà
Nội” làm luận văn thạc sỹ của mình.
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: BKACAD đã quản lý nhân lực nhƣ
thế nào? BKACAD cần có những giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản lý
nhân lực tại đơn vị của mình?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá công tác QLNL tại BKACAD
và đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này tại Công ty.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đề tài cần thực hiện các
nhiệm vụ sau:
Một là, Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về công tác QLNL tại các
DN.
2



Hai là, Nghiên cứu kinh nghiệm QLNL của các đơn vi ̣khác , từ đó, rút ra
những bài học trong công tác QLNL cho BKACAD.
Ba là, Phân tích, đánh giá công tác QLNL tại BKACAD giai đoa ̣n 2010 2015.
Bốn là, Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNL tại BKACAD giai
đoạn 2016 - 2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là công tác QLNL theo cách tiếp cận
khoa học QL kinh tế. Nghiên cứu QLNL luôn gắn với chiến lƣợc, mục tiêu phát
triển DN, gắn với công cụ, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của nhà nƣớc và
lĩnh vực KD trong giáo dục.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
*Phạm vi không gian
Tập đoàn kinh tế BK-Holdings trực thuộc Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà
Nội gồm nhiều đơn vị thành viên. Luận văn chỉ nghiên cứu công tác QLNL tại 1
đơn vị, đó là Công ty cổ phần Đào tạo, triển khai dịch vụ Công nghệ thông tin &
Viễn Thông Bách Khoa Hà Nội.
*Phạm vi thời gian
Luận văn nghiên cứu công tác QLNL tại BKACAD tƣ̀ năm 2010 - 2015,
tầm nhìn đến năm 2020.
4. Những đóng góp khoa học của luận văn
- Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn vềquản lý nhân lực tại 1 số DN và rút
ra bài học kinh nghiệm.
- Đánh giá công tác QLNL tại BKACAD những kết quả đạt đƣợc,
những hạn chế và nguyên nhân tình hình QLNL của BKACAD.
3


- Đƣa ra một số giải pháp, trong đó có các giải pháp đặc thù nhằm hoàn

thiện công tác QLNL tại BKACAD.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
đƣợc kết cấu 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận & thực tiễn
về quản lý nhân lực trong doanh nghiệp
Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu đề tài
Chƣơng 3: Thực trạng quản lý nhân lực tại Công ty cổ phần Đào tạo,
triển khai dịch vụ Công nghệ thông tin & Viễn Thông Bách Khoa Hà Nội
Chƣơng 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhân lực tại
Công ty cổ phần Đào tạo, triển khai dịch vụ Công nghệ thông tin & Viễn
Thông Bách Khoa Hà Nội

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC
TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC TRONG DN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhân lực trong doanh
nghiệp và những vấn đề liên quan
1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về nhân lực trong doanh nghiệp
Nhiều học viên cao học đã chọn đề tài liên quan đến NL làm luận văn
thạc sỹ nhƣ:
Hồ Quốc Phƣơng (2011), Đào tạo và phát triển nguồ n nhân lực tại Công ty
Điện lực Đà Nẵng. Luận văn thạc sỹ. Trƣờng Đại học Đà Nẵng. Tác giả đã phân
tích thực trạng và đƣa ra các giải pháp tăng cƣờng đào tạo và phát triển NNL tại
Công ty Điện lực Đà Nẵng. Tuy nhiên, giải pháp tác giả đƣa ra mới đi vào vấn đề
hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển chƣa có tính tới tƣơng lai của Công ty.
Đây chỉ là trong các phƣơng pháp và giải pháp kỹ thuật nhằm thực hiện công tác

QL NNL.
Nguyễn Tuấn Hải (2012), Nâng cao chất lượng NNL tại Công ty Điện
lực Huế, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Huế. Luận văn phân tích và đánh
giá chất lƣợng NNL tại Công ty Điện lực Huế. Trên cơ sở đó, luận văn đƣa ra
một số giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý hiệu quả NNL tại Công ty.
Lâm Thị Hồng (2012), Phát triển NNL tại Công ty Giầy Thượng Đình.
Luận văn thạc sỹ. Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội. Luận văn đánh giá thực
trạng phát triển NNL tại Công ty Giầy Thƣợng Đình Hà Nội, chỉ ra những bất
cập trong quá trình phát triển và nguyên nhân của tình hình. Trên cơ sở đó, luận
văn đƣa ra 5 giải pháp và 3 kiến nghị với cấp trên nhằm đẩy mạnh phát triển
NNL tại Công ty giai đoạn 2013 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Tuy nhiên,
luận văn nặng về đánh giá kết quả, nội dung phân tích hoạt động tổ chức phát
triển NNL chƣa sâu.

5


1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu quản lý nhân lực trong doanh nghiệp
Nguyễn Việt Hà (2012), Hoàn thiện công tác QL NNL tại sân bay Nội
Bài, Luận văn thạc sỹ, Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông. Tác giả đã
phân tích thực trạng và đƣa ra một số giải pháp nhƣ: Đào tạo và phát triển NNL;
Hoàn thiện chính sách đãi ngộ; Bố trí sử dụng hiệu quả NNL...
Nguyễn Thu Phƣơng (2014), Quản lý nhân lực tại Công ty Cokyvina,
Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả
luận văn đã làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác QLNL trong DN;
Phân tích, đánh giá công tác QLNL tại Công ty Cokyvina, đặc biệt phát hiện ra
những bất cập trong công tác QLNL. Từ đó, luận văn đƣa ra đƣợc 1 số giải pháp
nhằm tăng cƣờng QLNL tại Công ty này giai đoạn 2014-2015, và đến năm
2020.
Phạm Quỳnh Sơn (2008), Xây dựng chiến lược phát triển NNL cho Xí

nghiệp dịch vụ và Cho thuê văn phòng - Công ty Cổ phần ford Thăng Long, Luận
văn thạc sỹ Kinh tế,Trƣờng Đại học Khoa học và Công nghệ Lunghwa. Tác giả
chỉ ra thực trạng công tác QL NNL vẫn còn những tồn tại cần phải xây dựng mới,
điều chỉnh và cập nhật lại các mặt công tác quản lý và phát triển NNL, cụ thể
nhƣ: Hoạch định NNL, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân sự, chế độ lƣơng, chế
độ thƣởng, giữ chân ngƣời tài; Công tác phát triển NNL chỉ thực hiện từng năm
theo kế hoạch sản xuất, chƣa có kế hoạch trong dài hạn. Tác giả đƣa ra nhiều giải
pháp nhƣng thể hiện mục tiêu chiến lƣợc, hoạch định dự báo NNL... chƣa thực
sự rõ ràng.
Đinh Văn Toàn (2012), “Phát triển NNL của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
đến năm 2015”, Luận án tiến sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế quố c dân. Luận án đã:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển NNL, từ đó bổ sung, làm rõ
những nội dung, yêu cầu chủ yếu trong phát triển NNL của một tổ chức điện lực ;
Đƣa ra phƣơng hƣớng phát triển NNL đến năm 2015 và đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công tác này ở Tập EVN, góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động SXKD điện trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa,

6


hiện đại hóa đất nƣớc.
Những công trình nghiên cứu về QL NNL và những vấn đề liên quan đã
đƣợc công bố trong các Hội thảo khoa học. Điển hình nhƣ:
Đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện công tác QL NNL tại Công ty Điện
Lực Thái Bình trong điều kiện tái cơ cấu ngành điện Việt Nam” của tác giả Trần
Thị Thủy thực hiện năm 2010, tại Điện Lực Thái Bình. Đề tài đã phân tích, đánh
giá một cách có hệ thống, có cơ sở khoa học thực trạng NNL của Công ty Điện
Lực Thái Bình, tìm các giải pháp hoàn thiện công tác QL NNL cho phù hợp với hệ
thống quản lý của các Công ty phân phối điện cấp tỉnh. Chuẩn bị cho việc tái cơ
cấu DN theo mô hình mới, đáp ứng nhiệm vụ mà ngành điện sẽ giao trong giai

đoạn tiếp theo.
Lê Thi ̣Mỹ Linh (2009), Phát triển nguồn nhân lực trong DN nhỏ và vừa
ở Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế , Luận án tiến sỹ , Trƣờng Đại học
Kinh tế quố c dân ; Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng và giải pháp phát
triển NNL tại các DN vừa và nhỏ trong môi trƣờng hội nhập kinh tế quốc tế;
Đặc biệt, luận án phân tích rõ những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến
NNL, cũng nhƣ công tác phát triển NNL trong DN vừa và nhỏ ở Việt nam.
Hoàng Mai Anh (2010), QL NNL tại Công ty Điện toán và Truyền số
liệu trong điều kiện CNH-HĐH, Luận văn Thạc sỹ, Trƣờng ĐH Kinh tế. Tác giả
đã phân tích thực trạng và giải pháp QLNNL tại Công ty điện toán và truyền số
liệu (VDC). Tuy nhiên, giải pháp tác giả đƣa ra mới đi sâu vào vấn đề hoàn
thiện công tác tuyển dụng nhân sự và ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự. Đây
chỉ là trong các giải pháp kỹ thuật nhằm thực hiện công tác quản trị của công ty
VDC đơn vị cung cấp các dịch vụ viễn thông.
1.1.3 Nhóm công trình nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhân lực trong
doanh nghiệp
Tác giả Cảnh Chí Hoàng và Trần Vĩnh Hoàng, 2013: “Đào tạo và phát
triển NNL ở một số nƣớc bài học và kinh nghiệm cho Việt Nam”. Tạp chí Phát
triển & Hội nhập, số 12. Bài viết đƣa ra kinh nghiệm phát triển NL ở một số

7


Quốc gia phát triển nhƣ: Mỹ, Nhật Bản và một số quốc gia có trình độ thấp hơn
có đặc điểm kinh tế xã hội tƣơng tự Việt Nam nhƣ: Trung Quốc, Singapo. Cụ
thể: Mỹ đƣa ra chiến lƣợc xây dựng NL theo 2 hƣớng chủ lực: tập trung cho
giáo dục- đào tạo và thu hút nhân tài nhƣng không qua đào tạo mà chủ yếu thu
hút từ Quốc gia khác, đã thành công; Nhật đào tạo và sử dụng NL theo hƣớng
phát huy cao độ tính sáng tạo và chủ động của ngƣời lao động, tạo điều kiện cho
ngƣời lao động thích ứng nhanh điều kiện công việc luôn thay đổi và nhạy bén;

Trung Quốc tập trung phát triển NL trong đó ƣu tiên giáo dục và đào tạo;
Singapo đề ra chiến lƣợc phát triển NL, đặc biệt NL chất lƣợng cao, đặc biệt coi
trọng giáo dục đào tạo.
Nhìn chung, các công trình đã nghiên cứu thực hiện theo những cách tiếp
cận, những khía cạnh khác nhau liên quan vấn đề QLNL nói chung, QLNL trong
một số DN cụ thể nói riêng. Thực tiễn cho thấy mỗi DN đều có đặc điểm, chức
năng, mô hình hoạt động... khác nhau. Do vậy, cách tiếp cận nghiên cứu có thể có
điểm chung về khung khổ lý thuyết, nhƣng về cơ bản vận dụng có sự khác biệt.
BKACAD kinh doanh dịch vụ đào tạo trong giáo dục không giống nhƣ
các DN kinh doanh sản phẩm cụ thể, sản phẩm của công ty cung cấp cho khách
hàng đó là các khóa đào tạo (từ ngắn hạn, dài hạn, đến DN). Lĩnh vực KD đòi hỏi
công ty phải có đƣợc đội ngũ NL có trình độ chuyên môn, khoa học công nghệ
mới nhất, chất xám với tiêu chuẩn cao. Cho đến nay, chƣa có một công trình
nghiên cứu nào đề cập chi tiết tới QLNL, đặc biệt là công tác QLNL tại
BKACAD về đội ngũ giảng viên chất lƣợng cao theo tiêu chuẩn Quốc tế, phù hợp
với yêu cầu của các đối tác liên kết.
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực trong doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm & mục tiêu
1.2.1.1 Khái niệm
*Nhân lực
Xét đến cùng yếu tố giữ vai trò chi phối, quyết định sự vận động, phát
triển của xã hội chính là lực lƣợng sản xuất. Lực lƣợng sản xuất bao gồm sức

8


lao động và tƣ liệu sản xuất trong đó ngƣời lao động là yếu tố quan trọng hàng
đầu. Vai trò của NNL xuất phát từ vai trò quan trọng của con ngƣời trong sự
phát triển của lực lƣợng sản xuất đối với sự phát triển của kinh tế xã hội.
Về cơ bản, NL của một quốc gia hay của một ngành là tổng thể những

tiềm năng lao động của con ngƣời có trong một thời kỳ nhất định phù hợp với
kế hoạch và chiến lƣợc phát triển (có thể tính cho 1 năm, 5 năm, 10 năm). Tiềm
năng đó bao hàm tổng hòa tiềm năng về thể lực, trí lực và tâm lực của ngƣời lao
động có thể đáp ứng một cơ cấu lao động cho nền kinh tế - xã hội nhất định hay
cho một tổ chức nào đó.
NL bao gồm tất cả các tiềm năng của con ngƣời trong một tổ chức hay
xã hội, đó là tất cả các thành viên trong DN sử dụng kiến thức, khả năng, hành
vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển DN.
*Nguồn nhân lực
Theo Liên Hợp Quốc thì “NNL là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con ngƣời có quan hệ tới sự phát triển của
mỗi cá nhân và của đất nƣớc”. Ngân hàng thế giới cho rằng: NNL là toàn bộ
vốn con ngƣời bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá
nhân. Nhƣ vậy, ở đây NL con ngƣời đƣợc coi nhƣ một nguồn vốn bên cạnh các
loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Tổ chức
lao động quốc tế quan niệm: NNL của một quốc gia là toàn bộ những ngƣời
trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động.
NNL đƣợc hiểu là toàn bộ lực lƣợng lao động, với trình độ chuyên môn
mà ngƣời lao động tích luỹ đƣợc, có khả năng đƣợc sử dụng trong hoạt động
kinh tế.
Có thể hiểu NNL là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của sức
lao động của con ngƣời và khả năng huy động sức mạnh đó tham gia vào quá
trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội ở hiện tại cũng nhƣ trong
tƣơng lai. Sức mạnh và khả năng đó đƣợc biểu hiện thông qua số lƣợng, chất
lƣợng và cơ cấu lao động, quan trọng hơn cả là số lƣợng và chất lƣợng con

9


ngƣời có đủ điều kiện tham gia vào quá trình sản xuất chung của xã hội. (Trần

xuân Cầu, 2012, trang 6)
NNL là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp
nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. NNL thể hiện khả năng lao động
của xã hội, bao gồm các nhóm dân cƣ trong độ tuổi lao động có đủ các yếu tố về
thể lực, trí tuệ và có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất xã hội.
*Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp
Theo giáo sƣ ngƣời Mỹ Dimock: “Quản lý nhân sự bao gồm toàn bộ các
biện pháp và thủ tục áp dụng cho nhân viên của một DN và giải quyết tất cả các
trường hợp xảy ra có liên quan tới một loại công việc nào đó”. (Trần Thị Thu,
2013).
Giáo sƣ Felix Migro thì cho rằng: “Quản lý nhân sự là một nghệ thuật
chọn lựa nhân viên mới và sử dụng các nhân viên cũ sao cho năng suất và chất
lượng công việc của mỗi người đều đạt mức tối đa có thể”. (Đoàn Thu Hà,
2002).
QLNL bao hàm cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
Theo nghĩa rộng: QLNL là quá trình khai thác, tổ chức, sử dụng nguồn
lực con ngƣời nhằm thực hiện mục tiêu chiến lƣợc của tổ chức, bằng cách
thƣờng xuyên tìm kiếm, tạo NNL, tiến hành điều phối, lãnh đạo , kiểm tra, đôn
đốc thực hiện chế độ tiền lƣơng, thƣởng phạt hợp lý nhằm khai thác và sử dụng
NL có hiệu quả.
Theo nghĩa hẹp: QLNL là quá trình cơ quan quản lý thực hiện những
công việc cụ thể nhƣ: Tuyển ngƣời, bình xét, phân công công việc, giải quyết
tiền lƣơng, thƣởng, đánh giá chất lƣợng cán bộ công nhân viên, nhằm thực hiện
tốt mục tiêu, kế hoạch của tổ chức.
Nhƣ vậy: QLNL là quá trình tuyển dụng, lựa chọn, duy trì, phát triển và
tạo điều kiện có lợi cho NL trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra
của tổ chức đó.

10



Ngày nay, QLNL là một mảng chiến lƣợc ảnh hƣởng đến tất cả các hoạt
động triển khai NL nhằm duy trì hoạt động của các DN và nó một trong những
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các DN. Nhận biết DN nào đó hoạt động tốt,
hiệu quả hay không chính là dựa vào yếu tố lực lƣợng lao động của DN đó.
Thông qua những con ngƣời cụ thể với thể lực và tri thức cùng với lòng nhiệt
tình, sự cống hiến của họ;
QLNL đề ra mục tiêu, chính sách, kế hoạch sử dụng NL nhằm đảm bảo
phù hợp với công việc, tiến độ, mục tiêu của DN và bố trí phù hợp lực lƣợng lao
động làm việc theo từng vị trí, chức năng. Bên cạnh đó QLNL đề ra phƣơng
hƣớng hoạt động cho DN nhằm duy trì ƣu thế cạnh tranh thông qua việc xác định
những vấn đề liên quan về NL, chiến lƣợc NL. Nhƣ vậy, QLNL có liên hệ chặt
chẽ với chiến lƣợc phát triển của DN.
QLNL giúp tìm kiếm, phát hiện và phát triển những hình thức hay những
phƣơng pháp tốt nhất để ngƣời lao động có thể nhìn nhận đƣợc. Từ đó tạo động
lực thúc đẩy ngƣời lao động phát huy hết tâm huyết của mình cho DN. Có thể
khẳng định QLNL có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của DN.
1.2.1.2 Mục tiêu
Công tác QLNL trong DN nhằm đạt đƣợc các mục tiêu sau:
Một là, Mục tiêu xã hội. DN phải đáp ứng nhu cầu và thách đố của xã
hội, DN hoạt động vì lợi ích của xã hội chứ không phải chỉ riêng lợi ích của
DN.
Hai là, Mục tiêu thuộc về DN. QLNL là tìm cách thích hợp để các bộ
phận cũng nhƣ toàn bộ DN có đƣợc những ngƣời làm việc hiệu quả. QLNL tự
nó không phải là cứu cánh, nó chỉ là một phƣơng tiện giúp DN đạt đƣợc các
mục tiêu.
Ba là, Mục tiêu chức năng và nhiệm vụ. Mỗi bộ phận phòng ban đều có
chức năng nhiệm vụ riêng, vì thế mỗi bộ phận phòng ban phải đóng góp phục
vụ cho mục tiêu chung của toàn DN.


11


Bốn là, Mục tiêu cá nhân. Nhà quản lý phải giúp nhân viên của mình đạt
đƣợc các mục tiêu cá nhân của họ. Nhà quản lý phải nhận thức rằng nếu lãng
quên mục tiêu cá nhân của nhân viên, năng suất lao động sẽ giảm và nhân viên
có thể sẽ rời bỏ DN.
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân
viên đƣợc phát huy tối đa các năng lực cá nhân, đƣợc kích thích, động viên
nhiều nhất tại nơi làm việc và trung thành tận tâm với DN.
1.2.2 Nội dung quản lý nhân lực
1.2.2.1 Hoạch định nhân lực
Hoạch định NL là quá trình dự đoán nhu cầu nhân sự, đề ra các chính
sách, các biện pháp và các bƣớc thực hiện nhằm đảm bảo cho DN có đủ số
lƣợng nhân sự với các kỹ năng và phẩm chất cần thiết đáp ứng yêu cầu từng
hoạt động và đem lại hiệu quả cao cho DN.
Theo đó, hoạch định NL bao gồm:
Thứ nhất, Xác định số lƣợng, phẩm chất nhân sự cần thiết cho DN ở các
bộ phận và các ngành nghề để có thể thực hiện các mục tiêu đã đề ra (hay xác
định cầu về NL).
Thứ hai, Ƣớc tính khả năng cung cấp nhân sự theo nhu cầu của DN
(Cung về NL).
Thứ ba, Đƣa ra các chính sách, biện pháp để có thể cân đối cung - cầu về
NL cho DN trong các thời điểm tƣơng lai.
Hoạch định NL xem xét nhu cầu về NL và khả năng cung ứng NL cho
DN, để từ đó nhà quản lý vạch ra kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phát triển NL
hợp lý, hiệu quả cho DN.
Hoạch định NL giữ vai trò trọng tâm trong QLNL, có ảnh hƣởng lớn đến
hiệu quả công việc của DN. Công tác này đảm bảo sự tƣơng thích giữa tiềm
năng NL với các mục tiêu DN cần đạt đƣợc. Hoạch định NL luôn hƣớng tới

việc DN có thể dựa vào các cá nhân có phẩm chất và năng lực làm việc tốt thực
hiện đƣợc nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả.

12


Hoạch định NL đƣợc cụ thể hoá bằng quy hoạch, kế hoạch hay dự án
phát triển NL của DN. Thông thƣờng, DN xây dựng các kế hoạch NL ngắn hạn,
vì kế hoạch này có thể điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với sự thay đổi của DN.
Lập kế hoạch là một trong những chức năng cơ bản của công tác quản lý
DN. Nhà quản lý DN xác định những việc cần phải làm? Làm nhƣ thế nào? Khi
nào phải làm và ai sẽ là ngƣời làm việc đó. Kế hoạch hóa NL phải dựa trên
những mục tiêu của DN (đƣợc xác định trong chiến lƣợc phát triển của DN) và
phải trả lời đƣợc các câu hỏi nhƣ: mô hình bộ máy QLNL là nhƣ thế nào? Cần
tới loại NL nào? Số lƣợng là bao nhiêu? Bao giờ cần?...
Trong công tác kế hoạch hóa của DN, kế hoạch hóa NL là một trong
những công tác quan trọng, vì:
Một là, Lập kế hoạch NL tốt tạo ra sự liên kết giữa việc tuyển chọn kỹ
hơn, đào tạo nhiều hơn cho ngƣời lao động, trả lƣơng hợp lý hơn, thu nhập ổn
định hơn…cho ngƣời lao động. Điều đó lại giúp cho DN đạt đƣợc năng suất lao
động do mọi ngƣời có thể và hứng thú hơn với công việc của mình.
Hai là, Lập kế hoạch NL liên kết các hành động với các kết quả.Nếu
không có kế hoạch, DN sẽ không thể biết đƣợc có đi đúng hƣớng không? Các
chi phí của công tác này là cần thiết trong hoạt động của DN.
Ba là, Lập kế hoạch NL cho phép nhìn nhận rõ các bộ phận hoạt động có
ăn khớp với nhau không, đồng thời giải đáp cho DN những vấn đề nhƣ: NNL có
phù hợp với việc thực hiện mục tiêu chiến lƣợc của DN không?
Nhƣ vậy, hoạch định NL hay kế hoạch hóa NL là nhân tố góp phần quan
trọng tạo nên sự thành công của DN.
1.2.2.2 Tuyển dụng nhân lực

Tuyển dụng NL là một tiến trình nhằm thu hút những ngƣời có khả năng
từ nhiều nguồn khác nhau đến tìm việc làm. Để có hiệu quả, quá trình tuyển
dụng cần theo sát các chiến lƣợc và kế hoạch NNL. (Trần Thị Thu, 2013)
Phân tích và xác định các yêu cầu của công việc cần tuyển dụng

13


Quá trình này thu thập thông tin nhằm xác định rõ trách nhiệm cụ thể của
từng vị trí làm việc. Quá trình phân tích công việc từng vị trí đƣợc tiến hành khá
phức tạp bao gồm các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Phỏng vấn NL hiện tại đang thực hiện công việc để thu đƣợc
những thông tin mô tả cụ thể về công việc sẽ cần tuyển dụng thêm NL. Những
mô tả này sẽ đƣợc sử dụng trong các bƣớc chọn lọc NL.
Bƣớc 2: Điều tra NNL hiện tại đang thực hiện công việc về mức độ và
tầm quan trọng các nhiệm vụ, yêu cầu công việc cần tuyển dụng.
Bƣớc 3: Lập ma trận kiến thức, kỹ năng, khả năng cần thiết đối với các
nhiệm vụ cụ thể của công việc cần tuyển dụng.
Nguồn tuyển dụng NL đa dạng nhƣng bao gồm các nguồn chính:
Một là, NL bên trong DN.
Việc tuyển dụng đƣợc thực hiện với những đối tƣợng đang làm việc ngay
trong DN. Khi DN cần bổ sung, thay thế NL cho một vị trí nào đó, họ sẽ hƣớng
đến những thành viên trong DN có đủ khả năng, trình độ và có nguyện vọng sẵn
sàng làm việc ở vị trí công viêc mới.
Hai là, NL bên ngoài DN.
Các nguồn tuyển dụng từ bên ngoài DN tùy từng yêu cầu của vị trí tuyển
dụng mà nhà tuyển dụng có thể hƣớng đến một nhóm đối tƣợng cụ thể khác
nhau.
Các hình thức tuyển dụng
Hình thức tuyển dụng NL của DN rất đa dạng. Cụ thể: Thông qua bản

thông báo tuyển dụng; Thông qua sự giới thiệu của nhân viên trong DN; Tuyển
dụng từ bạn bè, ngƣời thân của NNL trong nội bộ; Thông qua hội chợ việc làm;
Tuyển dụng từ các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hay các
trƣờng đào tạo bồi dƣỡng nghề; Tuyển dụng từ nhân viên cũ; Tuyển dụng từ
khách hàng; Tuyển dụng từ các nguồn khác.
Tuyển chọn NL

14


Tuyển chọn là quá trình đánh giá các mặt của các ứng viên theo các tiêu chí
khác nhau dựa căn cứ vào yêu cầu công việc để tìm ra ứng viên phù hợp nhất với
công việc.
Quá trình tuyển chọn NL gồm các bƣớc cơ bản nhƣ: Sàng lọc qua hồ sơ;
Thi viết; Phỏng vấn; Thử việc.
1.2.2.3 Phát triển và đào tạo nhân lực
Phát triển NL bao gồm việc đào tạo, bồi dƣỡng và tạo điều kiện phát triển
nghề nghiệp cho NL của DN. Đối với DN, phát triển NL giúp DN thu hút và giữ
đƣợc nhân tài; duy trì và nâng cao chất lƣợng của NL; DN có điều kiện, khả năng vận
dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ vào quản lý; hình thành những mối
quan hệ tốt đẹp trong nội bộ, tạo ra sự gắn bó giữa DN và ngƣời lao động; phát triển
hình ảnh trong mắt các đối tác. Đối với ngƣời lao động, tạo ra sự thích ứng giữa
ngƣời lao động và công việc ở hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai; làm ngƣời lao động
có cách nhìn mới, thay đổi tƣ duy mới trong công việc, đây là cơ sở để phát huy
tính sáng tạo của ngƣời lao động; đáp ứng thỏa mãn nhu cầu và nguyện vọng
phát triển của ngƣời lao động.
Đào tạo, bồi dƣỡng NL là hoạt động nhằm mục đích nâng cao năng lực,
trình độ chuyên môn cho ngƣời lao động để giúp họ làm việc có hiệu quả hơn,
nâng cao đƣợc kỹ năng làm việc, tăng tầm hiểu biết và khả năng tƣ duy sáng tạo
cho con ngƣời và từ đó đóng góp nhiều hơn nữa cho DN.

Có rất nhiều phƣơng pháp để đào tạo bồi dƣỡng NL và mỗi một phƣơng
pháp lại có những ƣu nhƣợc điểm riêng. Xu hƣớng hiện nay là kết hợp nhiều
các phƣơng pháp khác nhau để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong công tác đào
tạo bồi dƣỡng. Cụ thể:
Đào tạo bồi dưỡng trong công việc
Đây là các phƣơng pháp đào tạo bồi dƣỡng mà ngƣời học đƣợc học ngay
tại nơi làm việc dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời lao động lành nghề hơn thông qua
quan sát, trao đổi thực tế, thực hành công việc.
Đào tạo bồi dưỡng ngoài công việc

15


×