Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

kiểm tra nguyên liệu trong công nghệ sản xuất đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.35 KB, 39 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

------------------

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ KIỂM SOÁT CHẤT
LƯỢNG ĐƯỜNG, BÁNH KẸO

Đề tài:

KIỂM TRA NGUYÊN LIỆU
TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG
GVHD: Nguyễn Thị Thùy Dung
SVTH: Nhóm 2


Tiểu luận môn học

Kiểm tra
nguyên liệu trong CNSX đường
Tp HCM, tháng 9/2015

MỤC LỤC

GVHD: Nguyễn Thị Thuỳ Dung

Nhóm 2

Trang 2




Tiểu luận môn học

Kiểm tra
nguyên liệu trong CNSX đường
DANH MỤC BẢNG:

Bảng 1. Chỉ tiêu chất lượng của H3PO4
Bảng 2. Chỉ tiêu hóa lý của cồn tinh luyện
Bảng 3. Yêu cầu chất lượng của NaOH
Bảng 4 - Các chỉ tiêu cảm quan
Bảng 5 - Các chỉ tiêu lý - hóa
Bảng 6 – Bảng hệ số dùng cho việc hiệu chỉnh nhiệt độ pol – Phương pháp 1 và 2

GVHD: Nguyễn Thị Thuỳ Dung

Nhóm 2

Trang 3


CHƯƠNG 1: MÍA NGUYÊN LIỆU
1.1. NGUYÊN LIỆU VÀ HÓA CHẤT
1.1.1.Nguyên liệu
Mía là nguyên liệu chính để sản xuất đường saccharose của Việt Nam và nhiều
nước vùng nhiệt đới. Cây mía có nguồn gốc từ Ấn Độ. Mía thuộc họ hòa thảo (Poaceae),
giống saccharum L.
Ở nước ta cây mía được trồng suốt từ Bắc đến Nam. Ở miền Bắc mía được trồng
tập trung ven các con song chính như hạ lưu sông Hồng, sông Châu Giang, sông Đáy,

sông Thái Bình… Ở miền Trung mía trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Bình, Khánh Hòa,
Tây Nguyên. Ở miền Nam mía tập trung chủ yếu ở Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai,
Bến Tre, Long An, Hậu Giang, An Giang… Các giống mía cần có năng suất cao, hàm
lượng đường cao, chịu thâm canh, chịu hạn, chịu phèn, kháng sâu bệnh và khả năng tái
sinh tốt.
Mía chín là lúc hàm lượng đường trong thân mía đạt tối đa và lượng đường khử
còn lại ít nhất. Khi mía chin, thời tiết càng khô thì hàm lượng đường càng cao. Do đó,
người ta có thể ngưng tưới nước để thúc mía chin. Thông thường mía chin sau khi trồng
khoảng 12 – 15 tháng. Khi hàm lượng đường đạt tối đa thì tùy giống mía và điều kiện
thời tiết mà lượng đường này duy trì khoảng từ 15 ngày – 2 tháng. Sau đó lượng đường
bắt đầu giảm. Có một số giống mía, khi quá chin chưa thu hoạch kịp thì bị trổ cờ. Vấn đề
trổ cờ của mía là một hiện tượng thay đổi sinh lý, làm giảm hàm lượng đường trong mía.
Thu hoạch mía tốt nhất là khi cây mía đạt độ chin kỹ thuật, có hàm lượng đường đo ở
phần gốc và phần ngọn là gần tương đương và đảm bảo các chỉ tiêu độ Brix lớn hơn
20%, độ Pol lớn hơn 19%, đường khử (RS) phải thấp hơn 0,5%, độ tinh (AP) phải lớn
hơn 87% và trữ đường (CCS) lớn hơn 11. Không thu hoạch mía trong những ngày rét
đậm, trời mưa to và đất còn ẩm ướt. Thu hoạch mía theo đặc tính giống, giống chin sớm
phải thu hoạch trước, giống chin muộn thì thu hoạch sau. Mía có thể thu hoạch bằng cách
chặt thủ công hay bằng máy. Sau khi chặt, hàm lượng đường trong mía giảm nhanh, do
đó cần được vận chuyển nhanh về nhà máy và ép càng sớm càng tốt.
Do mía là cây công nghiệp và chin theo mùa vụ nên công nghệ sản xuất đường
saccharose từ mía được chia thành hai nhánh:



Sản xuất đường thô
Tinh luyện đường.

Khi mía chín, các nhà máy tập trung chủ yếu vào ép mía, lọc sơ bộ và kết tinh để
có đường thô. Ngoài vụ mía, các nhà máy sẽ hòa tan đường thô, tinh lọc để sản xuất

đường tinh luyện.


1.1.2.Các hóa chất cho vào trong quá trình sản xuất đường

Nguyên lý: keo trong nước mía hỗn hợp chủ yếu mang điện tích âm, tồn tại ở hai
dạng: keo ưa nước (protein, pentosan, pectin…) và keo không ưa nước (chất màu, chất
béo, sáp mía…). Ở trạng thái ổn định, keo mang điện tích hay có lớp bao bọc bên ngoài,
nếu mất các tính chất trên thì keo sẽ bị ngưng kết. Do đó, gia nhiệt và cho vào nước mía
những chất điện ly để thay đổi pH của môi trường sẽ làm ngưng kết chất keo có sẵn trong
nước mía. Hơn nữa, khi pH thay đổi cũng sẽ làm một số ion trong nước mía kết tủa nên
sẽ tách được phần lớn các ion này.
1.1.2.1. Vôi


Chất điện ly truyền thống sử dụng trong ngành sản xuất mía đường là sữa vôi [Ca(OH) 2]
có nồng độ trong khoảng 8 – 100 Be. Trong nước, sữa vôi sẽ phân ly thành dạng ion Ca 2+
và ion OH-. Ion OH- có 2 tác dụng chính là trung hòa acid tự do, ngăn ngừa sự chuyển
hóa đường saccharose và tạo môi trường thích hợp cho một số chất tan có khả năng keo
tụ kết tủa. Ion Ca2+ có khả năng kết hợp với một số các anion tạo ra kết tủa như sulfur
dioxide (SO2), carbon dioxide (CO2), photphate pentaoxyde (P2O5) nên có thể tách loại dễ
dàng.
Vôi là chất được sử dụng cho công đoạn gia vôi và được sử dụng dưới dạng sữa vôi.
Vôi được sử dụng tại nhà máy là pha sacarat vôi để gia vôi cho nước mía và hỗ trợ cho
quá trình lắng.


Các yêu cầu kỹ thuật:
- Hàm lượng CaO hữu dụng :


> 78 %

- Hàm lượng các chất : Fe2O3, Al2O3
- Hàm lượng MgO :
- Hàm lượng CaCO3 :
- Hàm lượng SiO2 :
- Kích thước cục vôi :


< 1%

< 2%
< 1%
< 0,6 %
≤ 40 x 40 x 40 mm

Các chỉ tiêu cảm quan khi nhập:
- Cảm quan: Vôi có màu trắng đục, không lẫn đá và các tạp chất lạ.


- Quy cách: Vôi được đóng trong bao PP, bao giấy hoặc trong các thùng chuyên dụng.
Đối với vôi đóng bao thì bao phải khô ráo, sạch, không dính nước, không rách và
không bị hở miệng.
 Vai trò của vôi trong công nghệ sản xuất đường:

- Tạo các điểm đẳng điện để ngưng kết các chất keo.
- Làm kết tủa hoặc đông tụ các chất không đường.
- Làm phân hủy một số chất không đường, đặc biệt đường chuyển hóa. Amit.
- Mục đích chính là nâng pH của dung dịch nước mía, nước đường lên, tạo thuận lợi
cho các quá trình sau. Đồng thời hạn chế sự phát triển của vi sinh vật.

1.1.2.2. Sulfur dioxide (SO2)
Được lấy từ lò đốt lưu huỳnh và bổ sung vào dung dịch đượng ở dạng khí. Khí
SO2 cho vào nước mía hoặc mật chè sẽ tạo thành acid sunfurous có tác dụng trung hòa
lượng vôi dư trong nước mía theo phản ứng:
H2SO3 + Ca(OH)2 =

CaCO3 ↓ + H2O

Muối CaSO3 là chất kết tủa có khả năng hấp phụ các chất không đường, chất màu và chất
keo trong dung dịch. Tuy nhiên, muối CaSO3 kết tủa trong môi trường trung tính nhưng
tan trong acid, vì vậy khi xông SO 2 nhiều quá sẽ làm cho CaSO 3 hòa tan theo phương
trình:
CaSO3 + H2SO3 ↔ Ca(HSO3)2 (muối tan)
1.1.2.3. Khí CO2
Được sử dụng trong sản xuất đường saccharose lấy từ khói lò hơi và khói lò vôi có
hàm lượng CO2 trong khoảng 32 – 35%. Khi xông CO 2 vào nước mía sẽ phản ứng với vôi
để tạo ra chất kết tủa:
Ca(OH)2 + H2CO3

=

CaCO3↓ + H2O

Khí CO2 có khả năng phân hủy muối calcium saccharide thành đường saccharose và
calcium carbonate (CaCO3) kết tủa. Phản ứng được xảy ra hoàn toàn khi nhiệt độ của
dung dịch trong khoảng 70 – 800C.
C12H22O11.CaO + CO2 → C12H22O11 + CaCO3↓
C12H22O11.2CaO + 2CO2 → C12H22O11 + 2CaCO3↓



C12H22O11.3CaO + 3CO2 → C12H22O11 + 3CaCO3↓
Cũng như muối CaSO3, kết tủa CaCO3 có khả năng hấp phụ các chất không đường, chất
keo và căn lơ lửng để sạch nước mía. Kết tủa CaCO 3 cũng tan trong môi trường acid. Vì
vậy khi xông CO2 quá lượng sẽ làm cho muối CaCO3 hòa tan theo phản ứng
CaCO3 + H2CO3 ↔ Ca(HCO3)2
1.1.2.4. Axit photphoric (H3PO4)
Vai trò:
- Giúp tăng hàm lượng P 2O5 trong nước mía nhằm tạo kết tủa phosphat calci với
Saccharate. Kết tủa này có khả năng hấp thụ các chất keo và màu, tăng hiệu quả làm
sạch. Được sử dụng trong quá trình lắng trong.
Yêu cầu chất lượng:
Bảng 1. Chỉ tiêu chất lượng của H3PO4
Hàm lượng

Chỉ

Hàm lượng

tiêu

Chỉ
tiêu

85

Sắt (Fe2+) (ppm) Max

05

Clo (Cl-) (ppm) Max


05

Kim loại nặng (Pb) (ppm) Max

03

Sunfat (SO42-) (ppm) Max

05

Fluoride (F)

(ppm) Max

5

Nitrat (NO3) (ppm) Max

05

Arsenic (As) (ppm) Max

02

H3PO4

(%) Min

Yêu cầu khi nhập:

- Cảm quan: là chất lỏng trong và sánh.
- Bao bì: chứa đựng trong can nhựa, có nhãn mác rõ ràng.
P2O5 giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn làm sạch nước mía. Trong nước mía đã
vôi hóa, P2O5 phản ứng tạo ra kết tủa Ca3(PO4)2.
4H3PO4 + 2Ca(OH)2

= 2Ca(H2PO4)2 + 4H2O

Ca(H2PO4)2 + 2Ca(OH)2 =

Ca3(PO4)2↓ + 4H2O

Chất kết tủa này có khả năng hấp phụ rất lớn các chất keo, chất màu và các cặn lơ lửng
nên nước mía thu được trong hơn. Khi kết hợp với chất hoạt động bề mặt và sục khí thì
kết tủa Ca3(PO4)2 không lắng xuống mà nổi lên và được gạt bỏ trong thiết bị lóng trong.


Bản thân nước mía nguyên liệu đã chứa một hàm lượng P 2O5 nhất định. Hàm lượng đó
phụ thuộc vào điều kiện canh tác, đất đai, phân bón … Muốn đạt hiệu quả làm trong tốt
hơn thì nên bổ sung thêm phosphate dưới dạng acid phosphoric hay các muối phosphate.
Lượng P2O5 thích hợp để làm sạch nước mía khoảng 300 – 400 mg/lít. Phương pháp
phosphate có nhược điểm là tăng lượng bùn, tốn nhiều vôi, giá thành cao, tốn nhiều thời
gian do các phản ứng tạo kết tủa xảy ra chậm. Chính vì lý do đó, phương pháp này hiện
nay chỉ còn dùng để làm sạch sơ bộ, sau đó sẽ kết hợp với một trong hai phương pháp
sulfite hay carbonate để tinh lọc nước mía.
1.1.2.6. Chất trợ lắng
Là những chất thêm vào nhằm thúc đẩy quá trình lắng diễn ra nhanh hơn và hiệu
quả hơn.
Nhà máy sử dụng chất trợ lắng chìm là Accofloc A-115
Thành phần : polyacrylamit của nhà cung cấp Kemira, do Nhật sản xuất



Accofloc A-115

Bản chất:
- Là một polymer (-CH2CHCONH2 -), có phân tử lượng cao, hình thành từ acrylamit
tiểu đơn vị.
- Có thể được tổng hợp như là một cấu trúc chuỗi tuyến tính đơn giản hoặc liên kết
ngang.
- Polyacrylamit không độc hại.
- Rất thấm nước, tạo thành một phần mềm gel khi ngậm nước.
- Là tác nhân tác động trên bùn trong những quá trình phân tách chất rắn ra khỏi chất
lỏng trong bùn nhão.
Vai trò của Accofloc A-115 trong sản xuất đường:
- Làm đông tụ các chất rắn lơ lửng trong nước mía hỗn hợp nhằm thúc đẩy quá trình lắng
diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.
1.1.2.7. Cồn tinh luyện
Xuất xứ nguyên liệu:


Nguyên liệu được sản xuất từ các doanh nghiệp trong nước. Được nhập từ công
ty mẹ (Công ty Cổ Phần Đường Biên Hòa).
Chỉ tiêu đánh giá:
Bảng 2. Chỉ tiêu hóa lý của cồn tinh luyện
STT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị đo


Yêu cầu

1

Ethanol

% v/v

≥ 96

2

Aldehyde tổng hợp

mg/l

≤ 4

3

Rượu cao phân tử

mg/l

≤ 4

4

Ester


mg/l

≤ 30

5

Methanol

PP thử với fuchsin acid

Âm tính

6

Axit hữu cơ

mg/l

≤ 15

7

Fufurol

Không

Vai trò trong công nghệ sản xuất đường:
- Sử dụng để hòa tan đường trong quá trình làm giống nấu đường.
1.1.2.8. Dung dịch NaOH
Vai trò:

- Nấu tẩy rửa nồi, thiết bị.
- Nâng pH nước thải.
- Điều chỉnh pH nước lò
Yêu cầu kỹ thuật khi nhập:
- Trạng thái cảm quan : chất lỏng trong suốt, không màu hoặc hơi ngà.
- Hàm lượng NaOH: ≥ 30 %.
- Bao gói : chứa trong các bao bì nhựa hoặc các bồn chuyên chở trên xe.


Yêu cầu: Bao bì chứa hóa chất phải sạch sẽ, không thủng, bên ngoài ghi rõ: tên hàng,
khối lượng, đặc tính kỹ thuật, số chỉ tiêu áp dụng, tên nhà sản xuất, nhà cung cấp, nước
sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng (nếu có).
Bảng 3. Yêu cầu chất lượng của NaOH
Thành phần

Hàm lượng

Na2CO3

≤ 1,0 %

NaCl

≤ 5,0 %

Fe, qui ra Fe2O3

≤ 0,04 %

NaClO3


≤ 0,3 %

Sulfat (SO22+)

≤ 1,0 %

1.1.2. Các khái niệm
− Mía nguyên liệu: Là phần thân cây mía dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy chế

biến.
− Tạp chất của mía nguyên liệu: Là tất cả các phần khi đưa vào chế biến không thu được
đường bao gồm: lá mía, ngọn mía (tính từ đỉnh sinh trưởng hay điểm đồng tiền, hoặc
còn gọi là mặt trăng trở lên), rễ, đất cát, dây buộc, các nhánh non, mía mầm (măng),
mía bị cháy đen thành than, bị chuyển hóa đen hoặc đỏ, bị khô, thối rữa và các tạp chất
khác không thuộc về cây mía.
− Mía sạch: Là mía nguyên liệu đã được loại bỏ hết tạp chất.
− Bã mía: Là phần còn lại sau khi mía nguyên liệu đã được ép lấy nước mía.
− Tỉ lệ xơ trong mía: Là phần chất khô không hòa tan trong nước nằm trong tổ chức cây
mía, tính theo % so với khối lượng cây mía.
− Độ Bx (%): Bx viết tắt của chữ Brix, là biểu thị phần khối lượng biểu kiến của chất rắn
hoà tan trong 100 phần khối lượng dung dịch, thường được đo bằng Brix kế.
− Độ Pol (%): Pol là viết tắt của chữ polarization, là thành phần đường saccaroza có trong
dung dịch tính theo phần trăm khối lượng dung dịch đường, do kết quả đo được bằng
máy đo Pol (Polarimeter) 1 lần theo phương pháp tiêu chuẩn của quốc tế.
− Chữ đường (CCS): CCS viết tắt của cụm từ Commercial Cane Sugar, là số đơn vị khối
lượng đường saccaroza theo lý thuyết có thể sản xuất từ 100 đơn vị khối lượng mía.
Đây là trị số dùng làm căn cứ để xác định chất lượng mía trong giao dịch mua, bán mía.
− Nước mía đầu: Là nước mía ép ra sau trục đỉnh và trục trước của máy ép đầu tiên.
− Nước mía mẫu: Là nước mía đầu hoặc nước mía ép ra từ mía mẫu.



1.2. QUY

ĐỊNH

KỸ

THUẬT

VỀ

MÍA NGUYÊN

LIỆU

(QCVN

01-98:

2012/BNNPTNT)
1.2.1. Quy định về chất lượng của mía nguyên liệu
- Chữ đường ≥ 9 CCS.
- Tạp chất ≤ 3%.
1.2.2. Phương pháp lấy mẫu
1.2.2.1. Lấy mẫu để xác định tỉ lệ tạp chất

- Mỗi một mẫu để xác định tỉ lệ tạp chất phải có khối lượng lớn hơn hoặc bằng 10kg và
được gắn mã số theo từng lô hàng. Số mẫu tối thiểu tương ứng với khối lượng của lô
hàng trên một phương tiện chuyên chở như sau:

+ Lô hàng có khối lượng từ 30 tấn trở xuống: 01 mẫu.
+ Lô hàng có khối lượng từ trên 30 - 60 tấn: 02 mẫu.
+ Lô hàng có khối lượng từ trên 60 - 90 tấn: 03 mẫu.
+ Lô hàng có khối lượng trên 90 tấn: 04 mẫu.
- Cách lấy mẫu: Mẫu được lấy ngẫu nhiên trong lô hàng, bao gồm đủ các thành phần như
gốc, rễ, ngọn, dây buộc bó mía… đảm bảo tính đại diện của lô hàng, công bằng và khách
quan.
- Vị trí lấy mẫu: Trên bàn cân, trên phương tiện chở mía, trên sân mía hoặc trên bàn lùa
mía.
1.2.2.2. Lấy mẫu để xác định tỉ lệ xơ trong mía

Có thể thực hiện 1 trong 3 phương pháp sau:
- Phương pháp 1: Sau khi các lô hàng đã được cân nhập vào nhà máy, lấy ngẫu nhiên 20
bó mía mẫu, mỗi bó từ 5-6 cây, sao cho mang tính đại diện các loại giống mía và các
vùng mía đang nhập vào nhà máy. Sau đó chọn ngẫu nhiên 40 cây mía có đủ từ gốc đến
ngọn đưa vào máy, nghiền vụn qua 2 lần (sau khi nghiền lần 1 được trộn đều và cho vào
máy nghiền lại lần 2).


- Phương pháp 2: Mẫu được lấy trên băng tải sau khi đã xử lý (Sau máy băm hoặc búa
đập lần cuối, trước máy ép). Khối lượng mẫu khoảng 6000 g, lấy làm 3 lần, mỗi lần cách
nhau 15phút.
- Phương pháp 3: Kết hợp lấy mẫu xác định tỉ lệ xơ cùng với khi lấy mẫu xác định chữ
đường bằng phương pháp khoan. Mỗi lần lấy mẫu xác định chữ đường sẽ trích lấy một
phần làm mẫu xác định tỉ lệ xơ, đựng vào dụng cụ phù hợp và lấy liên tục qua các lần
khoan mẫu cho đến khi khối lượng được khoảng 6000 g thì đưa vào trộn lấy mẫu.
Lượng mía mẫu đã nghiền của phương pháp 1 hoặc lượng mía mẫu đã lấy theo phương
pháp 2 và 3 được trộn đều và lấy ngẫu nhiên 2 mẫu, mỗi mẫu có khối lượng là 1000 g để
đưa vào phân tích tỉ lệ xơ trong mía. Dụng cụ đựng mẫu trong quá trình lấy mẫu cũng
như quá trình chuyển đi phân tích phải có nắp đậy kín, đảm bảo mẫu không bị bay hơi

nước làm giảm khối lượng.
1.2.2.3.

Lấy mẫu nước mía để xác định chữ đường của mía nguyên liệu

Việc lấy mẫu nước mía để xác định chữ đường phải thực hiện theo nguyên tắc công khai
để chủ mía khi có yêu cầu có thể kiểm tra, giám sát và công nhận mẫu đã lấy đúng là
thuộc lô hàng của mình và có thể thực hiện theo một trong 4 phương pháp dưới đây. Sau
khi lấy, nước mía mẫu được chuẩn bị theo quy định tại mục.


Lấy mẫu từ nước mía đầu

Nhà máy trang bị hệ thống lấy nước mía ép ra sau trục đỉnh và trục trước của máy ép đầu
tiên. Hiệu suất ép nước mía qua trục đỉnh và trục trước của máy ép đầu tiên trước khi vào
sản xuất được hiệu chỉnh đạt 65% ± 1% và được kiểm tra hiệu chỉnh khi bảo dưỡng định
kỳ trong sản xuất. Việc báo từng lô hàng bắt đầu đưa vào ép và lấy mẫu được thực hiện
bằng đèn báo, chuông hoặc thẻ treo trên băng tải xích.


Lấy mẫu bằng phương pháp khoan

- Nhà máy tổ chức lấy mẫu mía bằng thiết bị khoan, mỗi lô hàng trên 1 phương tiện vận
tải khoan tối thiểu 01 mẫu. Khối lượng 01 mẫu phải từ 2000 g trở lên. Vị trí khoan mẫu
được xác định ngẫu nhiên và liên tục thay đổi điểm khoan theo tín hiệu đèn, hoặc chỉ dẫn
của người điều hành, đảm bảo tính đại diện cho mỗi lô hàng.


- Việc ép mẫu được thực hiện bằng máy ép thủy lực. Nhà máy phải thí nghiệm và quy
định quy trình ép mẫu để hiệu suất ép nước mía đạt 65% ± 1% và phải lưu đầy đủ các số

liệu thí nghiệm để các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát. Trường hợp để hiệu suất ép
nước mía đạt thấp hơn chỉ số trên cũng không được áp dụng hệ số khi tính chữ đường.
- Đưa toàn bộ số lượng mía mẫu đã đánh tơi vào máy ép thủy lực để ép lấy nước mía
mẫu. Trường hợp lấy 2 mẫu trở lên, phải ép liên tục riêng từng mẫu, nước mía của các lần
ép được trộn chung với nhau.


Lấy mẫu bằng phương pháp rút xác suất

- Thực hiện trên bàn cân, trên phương tiện vận tải, trên sân mía hoặc trên bàn lùa mía.
Nhân viên nghiệm thu đặt vòng rút mẫu tại các vị trí bất kỳ trên lô hàng để chủ mía rút
mẫu hoặc ngược lại chủ mía đặt vòng thì nhân viên nghiệm thu rút mẫu. Vòng rút mẫu
được làm bằng vật liệu bền chắc, có đường kính từ 20 đến 25cm. Mỗi vị trí đặt vòng rút 1
cây mía đại diện, trường hợp lô hàng gồm các cây mía có đủ cả gốc và ngọn thì phải rút
cây có đủ cả gốc, thân và ngọn. Tổng số cây mía rút để làm mẫu tối thiểu là 6 cây đối với
01 lô hàng trên một phương tiện vận tải.
- Đối với các nhà máy dùng máy ép thủy lực để ép mẫu: Mía mẫu được đưa vào máy
nghiền hoặc đánh tơi để nghiền vụn và trộn đều. Các bước tiếp theo thực hiện như ở phần
lấy mẫu bằng phương pháp khoan.
- Đối với các nhà máy dùng máy ép trục để ép mẫu:
+ Nhà máy phải thí nghiệm và quy định quy trình ép mẫu để hiệu suất ép nước mía đạt
65% ± 1% và phải lưu đầy đủ các số liệu thí nghiệm để các cơ quan chức năng kiểm tra,
giám sát. Trường hợp để hiệu suất ép nước mía đạt thấp hơn chỉ số trên cũng không được
áp dụng hệ số khi tính chữ đường.
+ Đưa toàn bộ số lượng mía đã lấy của mỗi mẫu vào máy ép trục để ép lấy nước mía
mẫu.


Lấy mẫu tại ruộng


- Phương pháp này chỉ áp dụng đối với các nhà máy có vùng nguyên liệu riêng biệt,
không có tranh chấp và nhà máy phải tổ chức sản xuất, quản lý tốt vùng nguyên liệu.


- Việc lấy mẫu được thực hiện riêng cho từng lô mía gồm các ruộng mía có cùng giống,
cùng địa hình và điều kiện canh tác, cùng thời gian lưu gốc và sinh trưởng.
- Nhân viên bên mua sẽ đến tận ruộng mía, phối hợp với bên bán chọn 5 -7 vị trí ngẫu
nhiên mang tính đại diện cho cả lô mía, mỗi vị trí chọn từ 1 đến 2 cây trung bình, chặt sát
gốc, phạt ngọn (từ đỉnh sinh trưởng) mang về để xác định chữ đường đại diện cho cả lô
mía.
- Thời gian từ khi chặt mẫu đến khi thực hiện xong việc đo chữ đường tối đa là 24 giờ.
Thời gian từ khi lấy mẫu xác định chữ đường đến khi thu hoạch tối đa là 7 ngày.
- Việc ép lấy nước mía mẫu thực hiện giống như phần rút mẫu xác suất.


Chuẩn bị nước mía mẫu

Lượng nước mía được lấy mẫu theo các phương pháp ở trên được lọc qua rây và cho vào
2 bình chứa mẫu, đậy nắp kín và gắn mã số lô hàng, mỗi bình 300ml. Một bình để đo độ
Bx và đo Pol, bình còn lại dùng để lưu mẫu.
1.2.3. Phương pháp xác định tỉ lệ tạp chất

2.3.1. Xác định tỉ lệ tạp chất thường xuyên
- Tất cả các lô hàng đều được lấy mẫu để xác định tỉ lệ tạp chất.
- Cân khối lượng mía mẫu bằng cân có độ chính xác là ±10g.
- Tiến hành loại bỏ tạp chất rồi cân lại khối lượng mía sau khi đã làm sạch.
- Tỉ lệ tạp chất được tính bằng công thức:

Trong đó:
T: Tỉ lệ tạp chất (%).

P1: Khối lượng mía mẫu ban đầu (g).


P2: Khối lượng mía mẫu sau khi đã làm sạch tạp chất (g).
- Kết quả tính được cập nhật theo mã số của từng lô hàng, chuyển cho bộ phận thanh toán
và công bố với người bán mía.
2.3.2. Xác định tỉ lệ tạp chất theo xác suất
Trường hợp mía thu hoạch từ cùng một cánh đồng, phương pháp thu hoạch giống nhau,
nhà máy giám sát, quản lý được quá trình thu hoạch, cho phép xác định tỉ lệ tạp chất theo
xác suất. Vào đầu mỗi ca sản xuất, lấy mẫu và xác định tỉ lệ tạp chất của 3 lô hàng, chia
bình quân và lấy kết quả đó áp dụng cho tất cả các lô hàng khác trong ca sản xuất đó.
Trong quá trình nhập hàng, nếu nhân viên kiểm nghiệm phát hiện thấy các lô hàng có tỉ lệ
tạp chất tăng hơn, thì lấy mẫu 3 lô hàng tiếp theo để xác định tỉ lệ tạp chất mới, nếu tỉ lệ
tạp chất ≥ 0,5% so với kết quả cũ từ thì áp dụng tính tỉ lệ tạp chất mới xác định được cho
các lô hàng tiếp theo.
Trường hợp chủ hàng yêu cầu thì vẫn phải lấy mẫu, xác định tỉ lệ tạp chất theo từng lô
hàng.

1.2.4. Phương pháp xác định chữ đường của mía nguyên liệu

Xác định chữ đường theo công thức tại Quyết định số 229/1999/QĐ-BKHCNMT ngày
24/02/1999 của Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, dựa trên kết quả xác định tỉ lệ xơ
trong mía (%), Brix của nước mía mẫu (%) và Pol của nước mía mẫu (%). C ông thức cụ
thể như sau:
CCS =

Pol (1-

)-


Bx (1 -

Trong đó:
CCS: Chữ đường được tính bằng %.
F : Tỉ lệ xơ trong mía (%)
Bx: Brix của nước mía mẫu (%)

)


Pol: Pol của nước mía mẫu (%).
Công thức tính CCS được lập trình sẵn trên phần mềm máy tính, thực hiện đo Bx và Pol
như trên, khi kết quả thể hiện trên máy đo ổn định, nhân viên kiểm nghiệm bấm máy để
chương trình tự động tính kết quả CCS, lưu vào máy theo mã số của lô hàng và chuyển
sang bộ phận thanh toán và công bố với người bán mía.
1.2.4.1. Xác định tỉ lệ xơ (F) trong mía
• Quy định chung

- Phương xác định tỉ lệ xơ trong mía dựa trên cơ sở kết quả % xơ trong bã và % bã trong
mía.
- Tỉ lệ xơ trong mía được áp dụng theo giá trị xơ bình quân và được xác định mỗi tuần 1
lần. Mỗi lần xác định tỉ lệ xơ tiến hành làm 2 mẫu song song, kết quả tỉ lệ xơ trong mía là
giá trị trung bình cộng kết quả của 2 mẫu. Kết quả tỉ lệ xơ trong mía được áp dụng cho 7
ngày sau đó, đến khi có kết quả đo lần sau.
- Ngày nhập mía đầu tiên của vụ sản xuất, do chưa có mẫu để xác định tỉ lệ xơ trong mía,
có thể lấy mẫu mía đại diện trước khi sản xuất để tính tỉ lệ xơ hoặc lấy tỉ lệ xơ tương ứng
cùng kỳ của vụ trước để tính chữ đường của mía nguyên liệu.


Dụng cụ, thiết bị


- Tủ sấy:
+ Nhiệt độ từ 0 - 300 oC.
+ Sai số ±1 oC.
- Cân phân tích 3000 gam, độ chính xác ± 0,01gam.
- Dao.
- Nồi nấu bã.
- Bếp để nấu bã.
- Túi vải.
- Khay sấy chịu nhiệt.


- Thiết bị: máy ép thủy lực hoặc máy ép trục.


Cách tiến hành

- Thực hiện phân tích tỷ lệ xơ của từng mẫu như sau:
+ Xác định tỉ lệ bã trong mía:
Cho hết 1000 g mẫu vào máy ép thủy lực hoặc máy ép trục, ép kiệt với số lần ép tối thiểu
là 03 lần. Trong quá trình ép, phải áp dụng các biện pháp thích hợp, không để rơi vãi bã
ra ngoài gây sai số.
Cân lại khối lượng bã có được của mẫu sau khi ép = P’,
P’
Tỉ lệ bã trong mía (%) =

x 100
1000

+ Xác định tỉ lệ xơ trong bã:

Trộn đều số bã sau khi ép và chọn ngẫu nhiên một mẫu P1 = 100g cho vào túi vải và cột
chặt miệng túi. Đặt túi vải có chứa mẫu dưới vòi nước rửa, xả sạch lượng đường còn sót
trong bã.
Nấu túi bã trong khoảng 1 giờ ở nhiệt độ sôi (100 0C) để đường trong bã khuếch tán ra.
Trong thời gian nấu cứ sau 10 phút dùng tay vặn vít để xiết và xả 5 lần cho nước đường
còn trong bã tan ra. Sau khi nấu xong, vớt túi bã ra đem xả sạch dưới vòi nước cho thật
kỹ, vắt khô tự nhiên.
Trút toàn bộ bã đã nấu và vắt khô vào trong khay biết trước khối lượng (P k), sấy trong 3
giờ ở nhiệt độ 1250C – 1300C, sau đó lấy ra cân khối lượng và sấy tiếp đến khi khối lượng
không đổi (Pkx).
Khối lượng bã sau khi sấy: P2 = Pkx – Pk
P2
Tỉ lệ xơ trong bã (%) =

x 100
100

Trong đó:


P2: Khối lượng bã sau khi nấu và sấy (g).
Pk: Khối lượng khay (g).
PkX : Khối lượng khay và bã sau khi sấy (g).
+ Tỉ lệ xơ trong mía của mẫu được xác định như sau:

Trong đó:
F: tỉ lệ xơ trong mía (%).
P’: Khối lượng mẫu sau khi ép (g).
P2: Khối lượng bã sau khi nấu và sấy (g).
- Sau khi xác định được tỉ lệ xơ trong mía của 2 mẫu, lấy trị số trung bình để áp dụng tính

chữ đường.
1.2.4.2. Xác định Brix nước mía mẫu
• Thiết bị

- Thiết bị đo Brix tự động, hiệu chỉnh về nhiệt độ quy chuẩn là 20 0C và sau đó tự động
hiển thị số đo. Thiết bị đo Brix được nối với máy vi tính để tự động cập nhật số liệu đo
của mẫu.
- Thiết bị đo Brix phải có giấy chứng nhận kiểm định còn hiệu lực và được kiểm tra độ
chính xác định kỳ sau 5 ngày sử dụng bằng dung dịch chuẩn được cung cấp bởi Nhà sản
xuất.
- Việc sửa chữa, hiệu chỉnh, kiểm định thiết bị đo được thực hiện bởi Nhà sản xuất, đại
diện ủy quyền hợp pháp của nhà sản xuất máy đo Brix đó hoặc tổ chức kiểm định, phòng
thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định.


Cách tiến hành

- Bật thiết bị đo Brix chờ máy khởi động 10 phút.


- Dùng nước cất rửa mặt kính đo.
- Lau khô mặt kính bằng giấy mềm.
- Dùng nước mía mẫu nhỏ lên mặt kính đo của thiết bị đo Brix sao cho nước mía mẫu
phủ đầy mặt kính.
- Trị số đo Brix của mẫu hiện trên máy đo ổn định sẽ được tự động cập nhật vào máy
tính.
1.2.4.3. Xác định Pol nước mía mẫu
• Thiết bị

- Thiết bị đo Pol tự động hiện số và được kết nối với máy vi tính để tự động cập nhật giá

trị đo của mẫu. Ống đựng dung dịch mẫu sử dụng có chiều dài danh định là 200mm. Đối
với mẫu nước mía còn vẩn đục, được phép sử dụng ống danh định 100mm, kết quả sẽ
nhân hệ số 2. Thang đo của thiết bị đo pol chia theo thang đo của tổ chức đường Quốc tế
(ISO): ICUMSA 0Z.
- Thiết bị đo pol phải có giấy chứng nhận kiểm định còn hiệu lực và được kiểm tra độ
chính xác định kỳ sau 5 ngày sử dụng và hiệu chuẩn bằng tấm thạch anh chuẩn do nhà
sản xuất cung cấp đi kèm theo thiết bị (có ghi giá trị chuẩn ở một hoặc hai đầu).
- Việc sửa chữa, hiệu chuẩn, kiểm định thiết bị đo được thực hiện bởi nhà sản xuất, đại
diện ủy quyền hợp pháp của nhà sản xuất máy đo thiết bị Pol đó hoặc tổ chức kiểm định,
phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định.
- Bình định mức: 100/110 ml có cấp chính xác dùng cho trong đo lường và phân tích.
- Cốc thủy tinh dung tích 100 ml
- Bình tam giác 250 ml
- Phểu lọc
- Dụng cụ đựng mẫu.
- Hóa chất phân tích: Dung dịch acetat chì trung tính 54 Brix.


Cách tiến hành


- Bật thiết bị đo Pol và chờ khởi động trong khoảng 10 phút.
- Cho nước mía mẫu được chuẩn bị theo mục 2.2.3.5 vào bình định mức 100/110ml đến
vạch 100ml;
- Cho dung dịch acetat chì vào từ từ (vừa cho vào vừa lắc) đến khi thấy kết tủa thì dừng
lại và cho nước cất vào tiếp đến vạch 110.
- Lắc đều, lọc qua giấy lọc, tráng bỏ 10-20 ml dung dịch lọc đầu tiên;
- Lấy dung dịch lọc sau đó cho vào ống đựng mẫu có chiều dài danh định 200 mm;
- Đặt ống đựng mẫu vào thiết bị đo pol, trị số đo pol đ thể hiện trên máy đo ổn định sẽ tự
động cập nhật vào máy tính.



Tính toán kết quả

Pol của nước mía mẫu được tính theo công thức sau (được lập trình sẵn trên máy vi tính):
Pol nước mía mẫu Polđ x 26 x 110
=

99,718 x g x 100

Trong đó:
- g: Tỉ trọng biểu kiến của nước mía mẫu ở 200C/200C, được tra trong bảng theo phụ lục 1
của Quy chuẩn này.
- Polđ : là trị số đo pol của dung dịch mẫu đọc trên máy đo plarimater.
1.2.5. Thời gian đo và chế độ lưu, bảo quản mẫu

Nhà máy phải công bố kết quả đo tạp chất và chữ đường công khai sau thời gian tối
đa là 60 phút kể từ khi lấy mẫu.
Phải lưu nước mía mẫu đo chữ đường của từng lô hàng để kiểm tra khi có khiếu nại
của khách hàng hoặc phục vụ công tác kiểm tra của cơ quan chức năng. Mẫu lưu được
bảo quản bằng Formaldehyd đậm đặc với liều lượng 1% so với nước mía và được chứa
trong bình có nắp đậy kín, được đưa vào bảo quản ngay sau khi phân chia mẫu xong ở


nhiệt độ từ 4 - 8oC. Thời gian lưu mẫu kể từ khi công bố kết quả đo CCS với người bán
mía là 8 giờ.
1.2.6. Áp dụng các thiết bị, dụng cụ hoặc phương pháp đo chữ đường khác

Trường hợp nhà máy áp dụng các loại thiết bị, dụng cụ hoặc phương pháp đo khác
với quy định của Quy chuẩn này thì độ chính xác tối thiểu của thiết bị, dụng cụ hoặc

phương pháp đo khác đó phải bằng độ chính xác quy định trong Quy chuẩn này. Đồng
thời phải dùng các thiết bị, dụng cụ, phương pháp đo của Quy chuẩn này để đối chiếu
hoặc hiệu chuẩn. Hồ sơ kiểm tra, hiệu chuẩn phải được lưu giữ đầy đủ.


CHƯƠNG 2: ĐƯỜNG THÔ
2.1. GIỚI THIỆU:

Đường thô là đường còn lại sau khi mía đã được xử lý để loại bỏ mật đường và
tinh chỉnh các tinh thể đường. Với hương vị tương tự như đường nâu, không nên nhầm
lẫn đường thô với đường nâu.
Đường thô có chứa nấm mốc và các loại xơ được coi là chất dinh dưỡng, tuy nhiên,
đường thô được sản xuất thị trường Mỹ đã được tinh chế mất đi một số các đặc tính này.
Có ba loại phổ biến:
- Đường Demerara, một kết cấu thô, khô, đường thô từ khu vực Demerara của Guyana.
- Đường turbinado, một đường thô ẩm tốt kết cấu.
- Đường Barbados, một đường thô mà đã được làm sạch hơi nước.
Để làm đường, nguyên liệu được sử dụng: mía (hoặc củ cải đường), bước đầu ép và sau
đó là nước trái cây được trộn với vôi để đạt được pH cân bằng mong muốn và để giúp
giải quyết các tạp chất. Dung dịch này giảm thông qua bốc hơi tạo ra một khối rắn và sau
đó được đưa qua máy ly tâm để có được tinh thể đường. Sau đó nó được làm khô hơn
nữa để sản xuất hạt. Đường này là màu nâu ánh đèn màu và được gọi là đường thô. Màu
nâu đường thô là do sự hiện diện của mật. Đường thô là loại đường tự nhiên nhất.
2.2. CHỈ TIÊU ĐƯỜNG THÔ (TCVN 6961:2001):
2.2.1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho đường thô sản xuất từ mía chủ yếu dùng làm nguyên liệu để
sản xuất đường tinh luyện.
2.2.2. Thành phần chính và các chỉ tiêu chất lượng


2.1. Các chỉ tiêu cảm quan của đường thô, phải phù hợp với yêu cầu quy định
trong bảng 4.
Bảng 4 - Các chỉ tiêu cảm quan
Chỉ tiêu

Yêu cầu
Hạng 1

Ngoại
hình

Hạng 2

Tinh thể màu vàng nâu đến nâu, kích thước tương đối đồng đều, tơi
khô không vón cục


Mùi vị

Tinh thể đường hoặc dung dịch đường trong nước có vị ngọt tự nhiên,
có vị mật mía và không có mùi lạ.

Màu sắc

Tinh thể màu vàng nâu đến nâu. Khi
pha trong nước cất cho dung dịch
tương đối trong.

Tinh thể màu nâu. Khi pha
trong nước cất cho dung dịch

tương đối trong

2.2. Các chỉ tiêu lý - hóa của đường thô, phải phù hợp với yêu cầu quy định trong
bảng 5
Bảng 5 - Các chỉ tiêu lý - hóa
Tên chỉ tiêu

Mức
Hạng 1

Hạng 2

1. Độ Pol, (0Z), không nhỏ hơn

98,5

96,5

2. Hàm lượng đường khử, % khối lượng (m/m), không
lớn hơn

0,35

0,65

3. Tro dẫn điện, % khối lượng (m/m), không lớn hơn

0,3

0,4


4. Sự giảm khối lượng khi sấy ở 1050C trong 3 giờ, %
khối lượng (m/m), không lớn hơn

0,2

0,5

1 000

2 500

5. Độ màu, đơn vị ICUMSA, không lớn hơn

2.2.3. Các phương pháp phân tích
− Xác định độ Pol: theo ICUMSA GS1/2/3-1(1994).
− Xác định đường khử: theo ICUMSA GS1/3/7 - 3 (1994).
− Xác định tro dẫn điện: theo TCVN 6327 : 1997.
− Xác định độ ẩm: theo ICUMSA GS 1-9 (1994).
− Xác định độ màu: theo ICUMSA GS1-7 (1994)
− Xác định sunfua dioxit: theo ICUMSA GS 2/7 - 33 (1998).
2.2.4. Vệ sinh

Sản phẩm được coi là phù hợp với tiêu chuẩn này cần tuân thủ các phần tương ứng của
TCVN 5603:1998 [CAC/RCP 1-1969, REV 3(1997)].
2.2.5. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

Bao gói: Đường được đóng trong các bao Propylen (bao PP) kín. Bao đựng đường phải
sạch, không có mùi và không ảnh hưởng đến chất lượng của đường.
− Ghi nhãn: Theo quy định 178/1999/QĐ-TTg.

− Vận chuyển: Phương tiện vận chuyển phải khô, sạch, tránh được mưa, nắng và không
ảnh hưởng đến chất lượng của đường trong quá trình vận chuyển. Không được vận
chuyển đường với các loại hóa chất có thể ảnh hưởng đến chất lượng của đường và ảnh
hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Khi bốc dỡ phải nhẹ nhàng để tránh vỡ bao và
ảnh hưởng chất lượng của đường.
− Bảo quản: Đường thô phải bảo quản ở nơi khô, sạch, tránh được mưa nắng và cách xa
các nguồn ô nhiễm.



2.3. XÁC ĐỊNH ĐỘ POL (TCVN 7077:2003)
2.3.1. Phạm vi áp dụng

Phương pháp này có thể áp dụng được cho tất cả các loại đường thô, đường trắng, đường
đặc biệt có yêu cầu làm sạch.
2.3.2. Lĩnh vực áp dụng

Phương pháp này đo độ quay cực của dung dịch chuẩn của đường thô, có thể được sử
dụng làm cơ sở các hợp đồng mua bán đường. Độ pol được biểu thị bằng 0Z theo thang
đường quốc tế.
2.3.3. Định nghĩa

- Dung dịch đường chuẩn (The normal sugar solution): là 26,0160 g đường
sacaroza tinh khiết được cân trong chân không và hòa tan trong nước tinh khiết ở 20,00
0
C đến thể tích cuối cùng là 100,000 ml. Dung dịch này tương ứng với 26,000 g được cân
trong không khí và hòa tan trong nước tinh khiết ở 20,00 0C đến thể tích cuối cùng là
100,00 ml.
- Cơ sở của điểm 100 0Z theo thang đường quốc tế (The basis of the 100 0Z
point of the international sugar scale): là sự quay cực của dung dịch chuẩn của đường

sacaroza tinh khiết ở bước sóng xanh lá cây của đồng vị thủy ngân 196Hg (bước sóng
546,2271 nm trong chân không) ở 20,00 0C trong ống phân cực 200,000 nm. Góc quay
cực khi đo ở bước sóng này bằng 40,777 0 ± 0,0010, khi đo ở ánh sáng natri màu vàng đã
lọc (bước sóng 589,4400 nm trong chân không), 100 0Z tương ứng với góc 34,626 0 ±
0,001 0. Đối với lăng kính thạch anh hoạt động hiệu quả ở bước sóng 587,0000 nm, thì
100 0Z tương ứng với góc quay 34,9340 ± 0,0010.
2.3.4. Nguyên tắc

Sự quay cực là tổng đại số các hiệu ứng chủ yếu của hàm lượng đường sacaroza có trong
mẫu chuyển đổi do có mặt các chất hoạt động quang học khác và do qui trình làm sạch.
Đây là một phép phân tích vật lý bao gồm ba bước cơ bản sau:
- Chuẩn bị dung dịch chuẩn của đường thô trong nước, kể cả việc làm trong bằng cách bổ
sung dung dịch chì axetat kiềm tính;
- Làm sạch dung dịch bằng phương pháp lọc; và
- Xác định độ pol bằng cách đo độ quay cực của dung dịch đã được làm sạch.

2.3.5. Thuốc thử

CẢNH BÁO VÀ YÊU CẦU VỀ AN TOÀN


Người sử dụng phương pháp này nên tham khảo các văn bản pháp qui về đảm bảo sức
khỏe và an toàn của quốc gia trước khi sử dụng chì axetat kiềm tính và danh mục các
thuốc thử nêu trong phụ lục B.
- Chì axetat kiềm tính, phù hợp với qui định của ICUMSA trong phụ lục A và
được nghiền nhỏ để lọt qua sàng cỡ lỗ 0,42 mm.
- Dung dịch chì axetat kiềm tính: Hòa tan 560 gam chì axetat kiềm tính trong
khoảng 1 lít nước cất. Đun sôi trong khoảng 30 phút và để lắng. Gạn dịch lỏng nổi phía
trên và pha loãng đến tỷ trọng 1,24 g/ml hoặc hàm lượng chì tổng số 24,4 g PbO/100 ml
với nước cất vừa mới đun sôi. Kiểm tra hàm lượng chì tổng số bằng cách đo tỷ trọng

chính xác hoặc xác định chì tổng số bằng phương pháp chuẩn độ như mô tả trong phụ lục
B. Chì tổng số yêu cầu có tỷ trọng, ρ20, 1,24 g/ml ± 0,01 hoặc hàm lượng chì tổng số là
24,4 g PbO/100ml ± 1,0. Hàm lượng chì kiềm tính phải nằm trong khoảng từ 9,5 g
PbO/100ml đến 10,5 g PbO/100ml. Nếu lượng chì kiềm tính vượt qua ngoài phạm vi này
thì điều chỉnh thuốc thử bằng cách cho thêm axit axetic băng. Sau khi điều chỉnh, xác
định lại cả hàm lượng chì tổng số và hàm lượng chì kiềm tính.
Giữ dung dịch trong bình có nút đậy kín để tránh tiếp xúc với cacbon dioxit trong không
khí. Cho khí nitơ vào đầy bình trước khi đóng lại.
2.3.6. Thiết bị, dụng cụ

- Cân phân tích, có thể đọc được đến 1 mg.
- Bình chuyên dụng 100ml, phù hợp với quy định của ICUMSA. Bình có dung
tích danh nghĩa là 100 ml với dung sai ± 0,02 ml.
Khi không có sẵn bình loại này, thì sử dụng bình ICUMSA và thực hiện “việc hiệu chỉnh
bình”. “Thể tích thực của bình – 100,00 ml” được hiểu là “thể tích hiệu chỉnh bình”, cần
được khắc rõ ràng trên bầu của bình hoặc được ghi riêng theo mã số của bình. Khi sử
dụng các bình đã “hiệu chỉnh”, cần hiệu chỉnh số đọc độ soi bằng cách bổ sung hệ số
“hiệu chỉnh bình”. Giá trị của hệ số “hiệu chỉnh bình” có thể là âm hay dương. Vì vậy
phải sử dụng chính xác dấu.
- Thiết bị phân phối tự động chì axetat: Để tránh tiếp xúc với CO2 trong không
khí, lắp một ống có chứa hỗn hợp canxi hydroxit và natri hydroxit, hoặc chất tương
đương vào đường dẫn không khí của thiết bị pha chế.
- Thiết bị lọc: Dùng phễu không cuống làm bằng vật liệu chống ăn mòn để lọc các
dung dịch được chuẩn bị để xác định độ pol. Lắp phễu vào bình thủy tinh chứa nước lọc
hoặc các cốc có mỏ sao cho chì không bị bắn ra ngoài và đậy phễu bằng miếng giấy nhỏ
để giảm thiểu sự bay hơi. Sử dụng loại giấy lọc phù hợp với việc đo độ pol của đường
thô, ví dụ dùng giấy lọc Whatman số 91 đường kính 15 cm với độ ẩm trong khoảng từ
6% đến 8%, được xác định bằng cách sấy trong 3 giờ ở 1000C.



×