Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.19 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG SINH THÁI

.
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Tùng Lâm

Hà Nội , tháng 03 năm 2015
MỤC LỤC


Nội dung

Trang

Mở đầu

2

Mục I : Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến
1. Phép biện chứng là gì?

3

2. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
2.1 Các khái niệm



3

2.2 Tính chất của mối liên hệ

4

2.3 Ý nghĩa của phương pháp luận

5

Mục II : Vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế

6

và bảo vệ môi trường sinh thái
1. Khái quát chung

6

1.1 Tăng trưởng kinh tế

6

1.2 Môi trường sinh thái

6

2. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
sinh thái


7

3. Thực trạng mỗi liên hệ
3.1 Trong công nghiệp

8

3.2 Trong nông nghiệp

10

3.3 Trong dịch vụ du lịch

11

4. Hậu quả

12

5. Giải pháp khắc phục

13

Kết luận

15

Tài liệu tham khảo


26

2


MỞ ĐẦU
Hiện nay Việt Nam đang bước vào giai đoạn quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội.
Bước vào giai đoạn phát triển, trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, tăng trưởng kinh tế luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Nền kinh
tế phát triển đồng nghĩa với nâng cao chất lượng đời sống của người dân đồng
thời khẳng định sự giàu mạnh của một quốc gia. Nhưng bên cạnh đó, kinh tế
phát triển gây một sức ép không hề nhỏ đến môi trường sinh thái. Nhiều doanh
nghiệp lớn chỉ để ý đến lợi ích trước mắt mà không hề quan tâm đến sự tổn hại
mà mình gây ra cho thiên nhiên. Sự đánh đổi là vô cùng to lớn khi Việt Nam vẫn
chưa có một vị trí nhất định trên thị trường kinh tế thế giới, nhưng ô nhiễm đất,
ô nhiễm nguồn nước, không khí liên tục gia tăng đã thể hiện sự sai lầm to lớn về
phía các doanh nghiệp đầu tư. Nếu cứ tiếp tục tập trung đầu tư vào kinh tế mà
không hề quan tâm đến môi trường là chính chúng ta đang tự tay phá hoại đi
ngôi nhà của mình. Chính vì vậy, cùng với việc phát triển kinh tế, vấn đề bảo vệ
môi trường cũng hết sức quan trọng, mang ý nghĩa sống còn. Chỉ có tăng trưởng
kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường mới đem lại sự phát triển bền vững, lâu
dài cho đất nước.
Nhận thấy sự quan trọng trong việc ngăn cản ảnh hưởng xấu của phát triển kinh
tế lên môi trường sinh thái, sau một khoảng thời gian học tập, tìm hiểu, em đã
quyết định chọn lựa đề tài: “Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận
dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh
thái”

3



NỘI DUNG
I. PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
1. Phép biện chứng là gì?

Trong chủ nghĩa Mác – Lênin, khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối
liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động phát triển theo quy luật của các sự
vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Biện chứng bao gồm biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Biện
chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất còn biện chứng chủ quan
là sự phản ánh biện chứng biện chứng khách quan vào trong đời sống ý thức của
con người.
Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới
thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học.
Lịch sử hình thành của phép biện chứng trải qua ba hình thức, ba trình độ cơ
bản: Phép biện chứng chât phác thời cổ đại, Phép biện chứng duy tâm cổ điển
Đức và Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin.

2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

2.1. Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn
nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật,
hiện tượng trong thế giới.

4


Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ giữa các sự
vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở

nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất
là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới. Đó là mối liên
hệ giữa: các mặt đối lập, chất và lượng, khẳng định và phủ định, cái chung và
cái riêng, bản chất và hiện tượng,.. Như vậy, giữa các sự vật hiện tượng của thế
giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ
biến những phạm vi nhất định. Đồng thời, cũng tồn tại những mối liên hệ phổ
biến nhất, trong đó những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ
phổ biến trong những điều kiện nhất định. Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và
phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa
dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư
duy.
2.2. Tính chất của các mối liên hệ
Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú là nhũng tính chất cơ
bản của các mối liên hệ.
-

Tính khách quan của các mối liên hệ

Theo quan điểm của duy vật biện chứng, các mối liên hệ của các sự vật, hiện
tượng của thé giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy định lấn
nhau, tác động lẫn nhau và chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc
trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào
ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ
đó trong hoạt động thực tiễn của mình.
-

Tính phổ biến của các mối liên hệ

Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình
nào tồn tại tuyệt đối biết lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Đồng

thời cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ
5


thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó,
tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn
tại trong mối liên hệ với các hẹ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.
-

Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ

Quan điểm biiện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ khẳng định tính
khách quan, tính phổ biến của các mối liên hệ mà còn nhấn mạnh tính phong
phú, đa dạng của các mối liên hệ. Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ
được thể hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều đều có
những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn
tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật
nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau
trong quá trình vận động, phát triển của sự vật thì cũng có những tính chất và vai
trò khác nhau. Như vậy, không thể đồng nhất tính chất và vị trí, vai trò cụ thể
của các mối liên hệ khác nhau đối những sự vật nhất định, trong những điều kiện
xác định. Đó là các mối liên hệ bên trong và bên ngoài sự vật, mối liên hệ bản
chất và hiện tượng, mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu, mối liên hệ trực tiếp và gián
tiếp…
Quan điểm về tính phong phí, đa dạng của các mối liên hệ còn bao hàm quan
niệm về sự thể hiện phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ biến ở các mối
liên hệ dặc thù trong mối sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình cụ thể, trong
những điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
2.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy hoạt động nhận

thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn
phải xem xét trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các
yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó
6


với các sự vật khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và xử
lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. Như vật, quan điểm toàn diện
đối lập với quan điểm phản diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn.
Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ dã chó thấy trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn khi thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời
cũng phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể.
Quan điểm lịch sử cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống
trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng
nhận thức và tình huống phải giải quyết kahcs nhau trong thực tiễn. Phải xác
định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những tình
huống cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong
việc xử lý các vấn đề thực tiễn. Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn không
những cần phải tránh và khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình mà còn phải
tránh và khắc phục những quan điểm chiết trung, ngụy biện.

II, MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG SINH THÁI
1. Khái quát chung về tăng trưởng kinh tế và môi trường sinh thái

1.1. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một
thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản
ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay

chậm so với thời điểm gốc. Quy mô và tốc độ tăng trưởng là "cặp đôi" trong nội
dung khái niệm tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính
mức gia tăng về tổng giá trị của cải của xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm
quốc dân hoặc tổng sản phẩm quốc nội.
7


-

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị tính bằng tiền của những
hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của
mình (dù là sản xuất ở trong nước hay ở nước ngoài) trong một thời kỳ
nhất định (thường là một năm).

-

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ
hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó
(dù nó thuộc về người trong nước hay người nước ngoài) trong một thời
gian nhất định (thường là một năm).
1.2, Môi trường sinh thái

Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với
nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự
rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm
trọng. Con người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên
nhiên. Thông qua quá trình lao động, con người khai thác, bảo vệ, bồi đắp cho
thiên nhiên. Cũng qua quá trình đó, con người xã hội dần dần có sự đối lập với
tự nhiên.
Hiện nay môi trường sinh thái đang đối mặt với rất nhiều vấn đề xấu như: suy

thoái tầng ozon, hiệu ứng nhà kính, sự nóng lên của trái đất,... Ở Việt Nam, sự
suy thoái của môi trường thể hiện rõ nét qua sự ô nhiễm không khí, nguồn nước,
đất đai nghiêm trọng.
Nguyên nhân là do sự kết hợp giữa phát triển của khoa học – kỹ thuật và lạc
hậu. Ảnh hưởng nặng nề của nếp suy nghĩ, nếp làm của người sản xuất nhỏ và
lối sống công nghiệp còn chưa ổn định, chưa hoàn thiện. Với các cuộc chiến
tranh đô hộ liên tục trong lịch sử, thiên nhiên đã bị tàn phá nặng nề. Chưa dừng
lại ở đó, ngay trong thời bình, môi trường sinh thái còn bị phá hoại bởi những
hoạt động vô ý thức, bởi thái độ tùy tiện vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch trong
việc khai thác và sử dụng các nguồn thiên nhiên.
8


2. Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường

sinh thái
Môi trường sinh thái có thể coi là cơ sở của hoạt động sản xuất và mọi hoạt
động khác của xã hội loài người. Nó là những điều kiện tự nhiên, xã hội trong
đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ với con người.
Còn tăng trưởng kinh tế nhằm cải thiện và phát triển đời sống của con người. Vì
vậy giữa môi trường sinh thái và tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ biện chứng
chặt chẽ.
Như chúng ta đã biết môi trường sống được sinh ra và tồn tại trong tự nhiên, vì
vậy có thể nói nó tồn tại một cách khách quan độc lập với ý thức con người. Tuy
nhiên sự phát triển của môi trường lại hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của con
người, con người có thể tác động làm cho môi trường tốt lên hoặc xấu đi. Tăng
trưởng kinh tế lại được sinh ra, tồn tại và phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào con
người nên nó tồn tại chủ quan. Môi trường chịu tác động trực tiếp của con
người, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào con người từ đó ta có thể thấy môi
trường cũng chịu tác động của tăng trưởng kinh tế và ngược lại, mối quan hệ

giữa chúng được thông qua một thực thể đó là con người.
Môi trường là địa bàn để tăng trưởng kinh tế hoạt động vì tăng trưởng kinh tế
diễn ra trên diện rộng và cần khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho
lợi ích của con người. Nhưng tài nguyên của môi trường không phải là vô hạn.
Nếu chỉ tăng trưởng kinh tế mà không nghĩ đến việc cải tạo môi trường thì một
ngày nào đó tăng trưởng kinh tế phải dừng lại do môi trường bị suy thoái. Lúc
đó con người phải gánh chịu hậu quả do chính con người gây ra. Một sản phẩm
do con người tạo ra lại phá huỷ cái mà con người chịu tác động trực tiếp vì con
người không thể sống mà không chịu sự tác động của môi trường.

9


Ngược lại, nếu tăng trưởng kinh tế gắn với việc bảo vệ môi trường thì không
những nó làm cho đời sống của con người ngày càng được cải thiện mà nó còn
làm cải thiện cả môi trường do kinh tế phát triển nhà nước có ngân sách cho
những dự án bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên bị khai thác được thay thế
dần bởi các nguồn tài nguyên tự tạo.

3. Thực trạng mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường

sinh thái
Ở nước ta hiện nay, môi trường đang bị hủy hoại ngày một nghiêm trọng do các
chính sách tăng trưởng kinh tế:
3.1. Trong công nghiệp
Việt Nam đang bước vào công cuộc đổi mới đất nước, công cuộc này được tiến
hành trên toàn diện, trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội như đổi mới tư
duy, hệ thống kinh tế, chính sách, thể chế quản lí hành chính… Trong lĩnh vực
kinh tế, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế chỉ huy, tập chung, quan liêu, bao cấp
sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có

sự quản lí của nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Chính sách đổi mới
đã mang lại những thay đổi, tạo ra một nền kinh tế năng động, một xã hội văn
minh, công bằng và dân chủ. Sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá trong
những năm qua một mặt là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc
làm cho người dân nhưng mặt khác nó đã ít nhiều bộc lộ những mặt trái của nó
mà nếu không có biện pháp bảo vệ cụ thể thì trong tương lai không xa chúng ta
sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng do chính chúng ta gây ra.
Theo ước tính hiện nay nước ta có khoảng trên 60.000 công ty và doanh nghiệp
tư nhân, hơn 4.500 hợp tác xã phi nông nghiệp và trên 2 triệu hộ kinh doanh cá
thể. Cùng với sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh đó,
hiện nay trên cả nước tổng lượng chất thải rắn ước tính khoảng 49. 000
10


tấn/ngày, trong đó chất thải rắn công nghiệp chiếm khoảng 27.000tấn/ngày. Việc
quản lý chặt chẽ chất thải rắn nguy hại đang gặp nhiều khó khăn, không có đủ
kho chứa đủ tiêu chuẩn để lưu giữ các chất thải độc hại trước khi xử lí, không có
nhà máy xử lí chất thải độc. Phần lớn chất thải rắn nguy hại này thuần tuý chỉ
được chôn chung lẫn lộn với rác thải sinh hoạt hay thậm chí xử lí ngay tại nhà
máy gây mối nguy hại rất lớn đối với môi trường sống.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các cơ sở doanh nghiệp thường
thải ra một lượng nươc thải khá lớn. Đặc biệt là khoảng hơn 90% cơ sở sản xuất
cũ chưa có thiết bị xử lí nước thải. Phần lớn các nhà máy xí nghiệp nếu có tiíen
hành xử lí thì chỉ xử lí sơ bộ rồi thải thẳng ra nghuồn nước mặt, gây ô nhiễm
trầm trọng đối với nhiều dòng sông. Trong nhiều trường hợp, nuớc thải ứ đọng
lâu ngày còn gây ô nhiễm không khí, mất mỹ quan, lan truyền bệnh dịch và
nhiều tác động tiêu cưc khác. Nước thải công nghiệp chính là một trong những
nguyên nhân gây ô nhiễm cho môi trường đô thị.
Khí thải của các cơ sở doanh nghiệp sản xuất cũng là vấn đề cần bàn tới. Ô
nhiễm môi trường không khí chủ yếu do các ngành nhiệt điện, công ngiệp hoá

chất gây nên. Ví dụ nhà máy nhiệt điện Phả Lại, nồng độ bụi trung bình tại các
điểm đo đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 6 lần. Tại nhà máy nhiệt điện
Uông Bí, nồng độ bụi đo trong 1 giờ từ 4 đến 4,7 mg/m3, gấp 13 đến 16 lần trị số
cho phép. Nồng độ các chất khí độc hại khác như CO2, NO2, SO2… trong không
khí xung quanh nhiều nhà máy và khu công nghiệp đều vượt tiêu chuẩn cho
phép từ 1,5 đến 2,5 lần. Điều này đã gây tác động xấu đối với mùa màng và sức
khoẻ của nhân dân của cả một vùng rộng lớn xung quanh các khu vực nhà máy.
Tuy trong thời gian qua, phần lớn các nhà máy đã trang bị thiết bị xử lí bụi
nhưng số lượng các nhà máy có thiết bị xử lí khí độc hại cón rất ít mà chủ yếu
được thải thẳng ra ngoài không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sưc khoẻ con
người.
11


Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng phát triển thì nhu cầu khai thác
các thành phần môi trường để làm nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất
ngày càng tăng. Quá trình này thể hiện mối liên hệ cơ bản giữa phát triển và môi
trường đồng thời cũng là một vấn đề nan giải. Việc khai thác quá mức nguồn tài
nguyên là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hao kiệt về tài nguyên, mất cân bằng
sinh thái và suy giảm chất lượng môi trường. Nạn khai thác gỗ trái phép gây ra
sự suy nghiêm trọng độ che phủ của rừng.
Còn nhiều nhiều vấn đề ô nhiễm do công nghiệp gây ra như việc nhập khẩu các
thiết bị lạc hậu từ nước ngoài, hay tiếng ồn từ các cơ sở sản xuất…
3.2 Trong nông nghiệp
Nước ta là một nước có nền kinh tế xuất phát điểm là nông nghiệp và cho đến
nay, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào tài nguyên, nông
sản và hàng sơ chế. Kim ngạch xuất khẩu khoáng sản và hàng hoá nông lâm,
thuỷ hải sản chiếm tới 63% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nước ta
đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình này hứa hẹn nhiều cơ hội cho
Việt Nam đẩy mạnh sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu to lớn của thị trường quốc

tế. Tuy nhiên đi đôi với sự gia tăng này của các hoạt động sản xuất là khả năng
gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường ngày càng lớn.
Sự gia tăng xuất khẩu các mặt hàng từ nguồn tài nguyên không tái tạo được và
việc khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên có thể tái tạo nhằm phục vụ xuất
khẩu có thể làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của nước ta trong tương lai. Mặt
khác, các ngành nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi cũng có nhiều cơ hội để thâm
canh, gia tăng sản lượng dẫn đến việc phá huỷ tái nguyên thiên nhiên do khai
thác, trồng trọt và chăn nuôi không hợp lí. Để tăng sản lượng các loại rau, củ,
quả… người nông dân thường phun các loại chất kích thích, phân bón, thuốc trừ
sâu… Trình độ nhận thức và chuyên môn của người dân còn thấp, thêm vào đó
đội ngũ cán bộ nông nghiệp còn chưa nhiều vì vậy người nông dân chưa ý thức
12


được hành động của họ sẽ dẫn đến hậu quả gì. Việc sử dụng các loại hoá chất và
sau đó vứt ngay các loại vỏ, bao đựng trên ruộng trước tiên gây ô nhiễm nguồn
nước sau là gây nguy hiểm cho những người sử dụng các loại rau, củ, quả đó.
3.3 Trong dịch vụ du lịch
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách
quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam
ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước
được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế.
Du lịch phát triển tạo nhiều công ăn việc làm cho dân cư và thu được một lượng
ngoại tệ lớn cho ngân sách quốc gia. Tuy nhiên cũng như sự phát triển trong
công nghiệp và nông nghiệp, hoạt động du lịch cũng đang tác động đến môi
trường về nhiều mặt.
Do nhu cầu phát triển du lịch, nhiều diện tích đất đai bị khai phá để xây dựng cơ
sở hạ tầng như làm đường giao thông khách sạn, các công trình thể thao, các khu
vui chơi giải trí. Điều đó gây phá hoại hoặc tổn thất tới cảnh quan thiên nhiên,
các hệ sinh thái.

Hoạt động du lịch có thể gây tác động khác tới tài nguyên nước, đặc biệt là các
chất thải, các chất gây ô nhiễm do các khách sạn, nhà hàng, các hoạt động vận
tải thuỷ và khách du lịch tạo nên. Hiện nay ở nước ta, tình trạng rác thải bừa bãi
tại các điểm du lịch, vui chơi giải trí còn phổ biến, điều đó không những ảnh
hưởng tới vệ sinh công cộng và môi trường mà còn gây cảm giác khó chịu cho
du khách.
Khi hoạt động du lịch nhộn nhịp lên thì đó cũng là điều đe doạ tới chất lượng
không khí. Trước hết là ô nhiễm không khí do giao thông vận tải. Du khách có
thể đi bằng đường bộ hoặc máy bay. Tuy nhiên, không giống như ô tô, xe
máy… ô nhiễm do máy bay ít được nhận thấy trực tiếp. Thế nhưng đây lại là
phương tiện gây ô nhiễm trực tiếp lên tầng ôzôn.
13


Sự phát triển du lịch còn tạo nên mối đe doạ tới các hệ sinh thái như tàn phá
những khu rừng ngập mặn để xây dựng cơ sở hạ tầng, làm mất hoặc chia cắt nơi
cư trú của các loài sinh vật, khai thác bừa bãi các tài nguyên rừng, biển để sản
xuất các sản phẩm phục vụ khách du lịch như tiêu bản các loại thú rừng, hoa lan
rừng, tắc kè, đồi mồi, san hô… tại nhiều điểm du lịch của nước ta.Ngoài ra việc
khai thác hải sản biển cũng đang ở mức báo động. Đánh cá ven bờ giảm một
cách đáng kể và số thuyền đánh cá đã tăng lên một cách nhanh chóng do có sự
khuyến khích của chính phủ. Việc khai thác dầu không hợp lí cũng là một trong
những nguyên nhân gây ô nhiễm biển.
4. Hậu quả
Thực tế cho thấy, đi kèm với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng ta
đang phải gánh chịu những hậu quả do chính chúng ta gây ra. Trong vòng 7 năm
trở lại đây, các thảm hoạ tự nhiên như bão xoáy, lụt lội, hạn hán…ngày càng
tăng nhanh cả về tần suất lẫn cường độ như hạn hán ở miền Trung, bão lụt ở
đồng bằng sông Cửu Long, cháy rừng ở U Minh… đã cướp đi sinh mạng của
nhiều người, thâm hụt vào ngân sách quốc gia hàng trăm tỷ đồng - một con số

không nhỏ đối với một quốc gia còn nghèo như Việt Nam. Ngoài ra, đi đôi với
sự suy giảm môi trường, các bệnh về thời tiết cũng gia tăng, thiệt hại người do
các bệnh về đường nước tăng như sốt rét, tiêu chảy... Các bệnh liên quan đến
đường ruột bệnh giun, bệnh sán máng, giun trong máu… các bệnh về hô hấp
như viêm phổi, ung thư phổi…
5. Giải pháp
Tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại các giống loài, ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe con người là vấn đề cấp thiết cần tập trung giải quyết.
Vấn đề là cần tận dụng triệt để cơ hội của quá trình hội nhập để phát triển kinh
tế, nhưng đồng thời vẫn giữ gìn, bảo vệ môi trường, chứ không vì mục tiêu tăng

14


trưởng mà hy sinh môi trường trong sạch của đất nước nhằm đảm bảo chất
lượng cuộc sống của nhân dân.
Một số giải pháp đề ra như sau :
-

Sửa đổi, bổ sung, ban hành các luật lệ, chế tài liên quan đến việc bảo vệ
môi trường sinh thái. Đồng thời nhà nước cần quán triết các cơ quan có

-

thẩm quyền thực thi và tôn trọng một cách nghiêm ngặt các điều luật.
Hợp nhất hóa những mục tiêu môi trường vào trong công tác kế hoạch
hóa của quốc gia, các ngành, tỉnh, cũng như trong kế hoạch phát triển các

-


đô thị.
Chuyển dần quản lý môi trường từ chủ yếu thông qua các mệnh lệnh hành
chính sang cơ bản là thông qua các biện pháp kinh tế. Quản lý bằng mệnh
lệnh hành chính chủ yếu chỉ nên được áp dụng đối với những khu vực, nơi

-

mà nạn ô nhiễm đã lên tới mức báo động.
Quan điểm chủ đạo là chỉ nên cho phép xuất khẩu những mặt hàn có hàm
lượng tinh chế cao. Nên có chính sách đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu,
để vừa khai thác những tiềm năng lại vừa tránh được tình trạng khai thác

-

quá mức một số loại tài nguyên vì sẽ dẫn đến cạn kiệt.
Nên đưa thuế bảo vệ môi trường vào hệ thống thuế nhập khẩu. Việc áp
dụng thuế bảo vệ môi trường đối với hàng nhập khẩu sẽ đạt được nhiều
mục tiêu : bảo vệ môi trường, bảo hộ sản xuất, tăng thu ngân sách nhà
nước,… mà điều này không trái với nguyên tắc của Tổ chức Thương mại

-

thế giới, về một ý nghĩa nào đó còn được dư luận xã hội ủng hộ.
Khuyến khích nhập khẩu máy móc, thiết bị có công nghệ tiên tiến, hạn
chế nhập khẩu thiết bị, công nghệ trung gian. Mục đích nhằm ngăn chặn
dòng thiết bị, công nghệ cũ và lạc hậu đổ vào nước ta và theo đó là sự tiêu
tốn tài nguyên, thải ra các chất độc hại làm tổn hại đến môi trường sunh

-


thái.
Tổ chức những kênh thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các
chính sách ưu đãi về tín dụng khi họ đầu tư công nghệ xử lý các vấn đề
liên quan đến môi trường.
15


-

Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường dịch vụ môi trường nhằm hỗ trợ

-

cho các doanh nghiệp trong khâu kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường.
Trong thời đại ngày nay, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát
triển kinh tế thị trường mà không chịu sự tác động của những quan hệ qua
lại mang tính bổ sung trong khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn
có thể sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật liên quan, hoàn thiện và
hài hòa các chính sách, cơ chế tự do hóa thương mại với những chính sách
môi trường để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững, lâu dài của
đất nước.

16


KẾT LUẬN

Hiện nay, sự phát triển kinh tế làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái
không chỉ là một vấn đề nhức nhối với Việt Nam mà còn đối với toàn thế giới.
Sự phát triển được coi là bền vững, toàn diện chỉ khi ta kết hợp được hai mục

tiêu: phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Muốn vậy, Đảng và nhà
nước phải tìm ra những mâu thuẫn nảy sinh trong công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước, có những biện pháp ngăn chặn chúng và đưa ra những chủ
trương, đường lối, chính sách đúng đắn. Tuy nhiên, chỉ Đảng và nhà nước thôi
chưa đủ. Muốn phát triển đất nước bền vững cần có sự chung tay góp sức của tất
cả công dân. Hợp sức cùng nhau được đặt lên như một yếu tố tất yếu, một nhiệm
vụ bắt buộc. Bởi tất cả chúng ta ai cũng có những nhu cầu về vật chất và tinh
thần, đều sống trong môi trướng sinh thái ấy và được hưởng những lợi ích từ
chính môi trường sinh thái ấy.
Mỗi chúng ta, những công dân Việt Nam, cần ý thức được vai trò và nhiệm vụ
của bản thân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tất cả hãy chung
tay, góp sức vì một Việt Nam “xanh – sạch – đẹp”, vì một Việt Nam “Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

17


Tài liệu tham khảo
1, Giáo trình: Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Chính trị Quốc gia (2010)
2, Phương pháp làm bài thi môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin
Nhiều tác giả, NXB Đại học Kinh tế quốc dân (2010)
3, Internet

18




×