Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

So sánh sinh trưởng của rừng keo lai trồng năm 2013 trên các mật độ khác nhau tại trại thực nghiệm cơ sơ 2 đại học lâm nghiêp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP CƠ SỞ 2
BAN NÔNG LÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH SINH TRƢỞNG CỦA RỪNG KEO LAI
TRỒNG NĂM 2013 TRÊN CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU
TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM CƠ SỞ 2_ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGÀNH: LÂM SINH
MÃ SỐ: C620205

Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Khóa học:
MSSV:

ThS. Nguyễn Văn Việt
Dương Huy Hưng
2013 - 2016
131620205005


ĐỒNG NAI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “So sánh sinh trưởng
của rừng keo lai trồng năm 2013 trên các mật độ khác nhau tại trại thực nghiệm cơ
sơ 2_Đại học Lâm Nghiêp Việt Nam”, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến.
Ban Giám đốc nhà trường cùng Ban Nông Lâm đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho em thực hiện đề tài này.


Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy, cô trong ban Nông Lâm và đặc biệt
là sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Văn Việt, người thầy trực tiếp hướng dẫn,
nhiệt tình, chỉ dạy em trong suốt thời gian hoàn thành bài Khóa luận này.
Do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót trong bài
Khóa luận, lỗi trình bày. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô
để bài Khóa luận này đạt được kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................vi
MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ vii
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................10
1.1. Trên thế giới .......................................................................................................10
1.2. Ở Việt Nam .........................................................................................................11
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........15
2.1.Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................15
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ...........................................................................................15
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 15
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..........................................................................15
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................15
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................15
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................15
2.3.1. Đánh giá một số đặc điểm chung của lâm phần Keo lai 3 tuổi .......................15
2.3.2. Đánh giá quá trình sinh trưởng ........................................................................15

2.3.3. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động .....................................16
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................16
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................16
2.4.2. Xử lý số liệu ....................................................................................................17
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................22
3.1. Đặc điểm tự nhiên...............................................................................................22
3.1.1. Vị trí .................................................................................................................22
3.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai, thực bì ..................................................................22
3.1.3. Tình hình khí hậu, thủy văn .............................................................................24
ii


3.2. Điều kiện về kinh tế ............................................................................................25
3.3. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu .........................................................................27
3.3.1. Các đặc điểm sinh thái - Phân bố của Keo lai .................................................27
3.3.1.1. Đặc điểm hình thái........................................................................................27
3.3.1.2. Đặc t nh sinh thái ..........................................................................................27
3.3.1.3. Giống và tạo cây con ....................................................................................28
3.3.2. Kỹ thuật trồng và khai thác Keo lai .................................................................30
3.3.2.1. Trồng v chăm s c rừng ...............................................................................30
3.3.2.1. hai thác, sử dụng ........................................................................................32
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................34
4.1. Một số đặc điểm sinh trưởng của lâm phần Keo lai 3 tuổi.................................34
4.2. Một số đặc điểm cấu trúc của lâm phần tại khu vực nghiên cứu .......................36
4.2.1. Phân bố số cây theo cấp kính D1.3 ...................................................................36
4.2.1.1. Phân bố số cây theo cấp kính D1.3 ở mật độ 3m x 1,5m ...............................36
4.2.1.2. Phân bố số cây theo cấp kính D1.3 ở mật độ 3m x 2m ..................................37
4.2.2. Phân bố số cây theo chiều cao .........................................................................41
4.2.2.1. Phân bố số cây theo chiều cao ở mật độ 3m x 1,5m ....................................41
4.2.2.2. Phân bố số cây theo chiều cao ở mật độ 3m x 2m ......................................42

4.2.2.3. Phân bố số cây theo chiều cao ở mật độ 3m x 2,5m ...................................43
4.3. So sánh các chỉ tiêu sinh trưởng giữa các OTC trồng ở 2 mật độ khác nhau ....45
4.3.1. Sinh trưởng về đường kính (D1.3) ....................................................................45
4.3.2. Sinh trưởng về chiều cao vút ngọn (Hvn) .......................................................47
4.3.3. Sinh trưởng về đường kính tán (Dt) ................................................................ 49
4.4. Đánh giá phẩm chất cá thể và trữ lượng rừng ...................................................52
4.4.1. Đánh giá phẩm chất cá thể..............................................................................52
4.4.2. Trữ lượng rừng Keo lai tại khu vực nghiên cứu ..............................................54
4.5. Đề xuất một số biện pháp kĩ thuật lâm sinh tác động.........................................56
4.5.2. Đối với mật độ 3m x 1,5m :.............................................................................56
iii


4.5.2. Đối với mật độ 3m x 2m:.................................................................................57
4.5.3. Đối với mật độ 3m x 2,5m :.............................................................................57
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................59
1. Kết luận..................................................................................................................59
1.1. Về đường kính ngang ngực D1.3 .........................................................................59
1.2. Về chiều cao vút ngọn Hvn ................................................................................59
1.3. Về đường kính tán Dt .........................................................................................60
1.4. Về trữ lượng lâm phần M(m3/ha) ......................................................................61
1.5. So sánh về phẩm chất cây...................................................................................61
2. Tồn tại ....................................................................................................................62
3. Kiến nghị ...............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................63

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Mật độ rừng hiện tại của Keo lai 3 tuổi ở khu vực nghiên cứu ............35
Bảng 4.2. Phân bố số cây theo cấp kính D1.3 ở mật độ 3m x 1,5m......................36
Bảng 4.3. Phân bố số cây theo cấp kính D1.3 ở mật độ 3m x 2m ...........................37
Bảng 4.4. Phân bố số cây theo cấp kính D1.3 ở mật độ 3m x 2,5m ........................39
Bảng 4.5. Phân bố số cây theo Hvn ở mật độ 3m x1,5m .....................................41
Bảng 4.6.Phân bố số cây theo Hvn ở mật độ 3m x 2m .........................................42
Bảng 4.7. Phân bố số cây theo Hvn ở mật độ 3m x 2,5m .....................................43
Bảng 4.8. Sinh trưởng đường kính D1.3 của các OTC Keo lai 3 tuổi khu vực
nghiên cứu .............................................................................................................45
Bảng 4.9. Sinh trưởng D1.3 v tăng trưởng của lâm phần Keo lai 3 tuổi khu vực
nghiên cứu .............................................................................................................46
Bảng 4.10. Sinh trưởng về chiều cao vút ngọn của rừng Keo lai tại khu vực
nghiên cứu .............................................................................................................47
Bảng 4.11. Sinh trưởng về chiều cao vút ngọn của rừng Keo lai tại khu vực
nghiên cứu. ............................................................................................................48
Bảng 4.12. Sinh trưởng đường kính tán Dt của các OTC Keo lai 3 tuổi khu vực
nghiên cứu .............................................................................................................50
Bảng 4.13. Sinh trưởng Dt v tăng trưởng bình quân của

eo lai 3 năm tuổi tại

khu vực nghiên cứu ...............................................................................................50
Bảng 4.14. Chất lượng rừng trồng Keo lai 3 tuổi tại khu vực nghiên cứu ...........52
Bảng 4.15. Kết quả kiểm kê phẩm chất rừng Keo lai tại khu vực nghiên cứu......54
Bảng 4.16. Sinh trưởng về trữ lượng của các OTC Keo lai 3 tuổi khu vực nghiên
cứu .........................................................................................................................54
Bảng 4.17. Sinh trưởng về trữ lượng của lâm phần Keo lai 3 tuổi khu vực nghiên
cứu .........................................................................................................................55

v



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Mật độ rừng hiện tại của Keo lai 3 tuổi ở khu vực nghiên cứu .....................36
Hình 4.2. Phân bố số cây theo cấp kính D1.3 ở mật độ 3m x 1,5m ................................ 37
Hình 4.3. Phân bố số cây theo cấp kính D1.3 ở mật độ 3m x 2m ...................................38
Hình 4.4. Phân bố số cây theo cấp kính D1.3 ở mật độ 3m x 2,5m ................................ 40
Hình 4.5. Phân bố số cây theo cấp Hvn ở mật độ trồng 3m x1,5m ..............................41
Hình 4.6. Phân bố số cây theo chiều cao ở mật độ 3m x 2m ........................................43
Hình 4.7. Phân bố số cây theo chiều cao ở mật độ 3m x 2,5m .....................................44
Hình 4.8. So sánh sinh trưởng về đường kính D1.3 lâm phần Keo lai 3 tuổi khu vực
nghiên cứu .....................................................................................................................46
Hình 4.9. So sánh sinh trưởng về chiều cao Hvn lâm phần keo 3 tuổi tại khu vực
nghiên cứu. ....................................................................................................................49
Hình 4.10. So sánh sinh trưởng về đường kính tán của lâm phần eo lai 3 năm tuổi tại
khu vực nghiên cứu .......................................................................................................51
Hình 4.11. Chất lượng sinh trưởng ở mật độ trồng 3m x1,5m ......................................53
Hình 4.12. Chất lượng sinh trưởng ở mật độ trồng 3m x 2m ........................................53
Hình 4.13. Chất lượng sinh trưởng ở mật độ trồng 3m x 2.5m .....................................53
Hình 4.14. Trữ lượng lâm phần keo 3 tuổi tại khu vực nghiên cứu. .............................55

vi


MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT
N/ha:

Mật độ (Số cây/ha)

D1.3:


Đường kính thân tại vị trí 1,3m(cm)

Dt :

Đường kính tán cây(m)

Hvn:

Chiều cao vút ngọn

Hdc:

Chiều cao dưới cành

%:

Tỉ lệ phần trăm

Tj :

Tổng tần số quan sát tương ứng với chất lượng

Ti :

Tổng tần số quan sát tương ứng từng mẫu

n:

Tổng tần số quan sát


X:

Giá trị trung bình mẫu

OTC:

Ô tiêu chuẩn

Cv%

Hệ số biến động, %

H

Chiều cao của cây, m

Hvn

Chiều cao vút ngọn, m

H_lt

Chiều cao tính theo lý thuyết, m

H_tn

Chiều cao theo thực nghiệm, m

Log


Logarit thập phân (cơ số 10)

Ln

Logarit tự nhiên (cơ số e)

PTNT

Phát triển nông thôn.

4.1.

Số hiệu của hình hay bảng theo chương

r

Hệ số tương quan

R

Biên độ biến động

R2

Hệ số xác định mức độ tương quan
vii


S


Độ lệch tiêu chuẩn

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng không những có vai trò to lớn trong việc hình th nh môi trường, điều hòa
khí quyển mà còn có vai trò xã hội to lớn.
Hiện nay rừng trên thế giới nói chung và rừng tại nước ta n i riêng đang bị suy
thoái nghiêm trọng về cả chất lượng và số lượng. Những hoạt động khai thác, sử dụng
tài nguyên rừng vào những mục đ ch kinh tế của con người đang l m rừng dần biến
mất khỏi trái đất. Những diễn biến xấu ấy sẽ gây ra những ảnh hưởng hết sức bất lợi
đến cho cuộc sống của con người.
Ở nước ta việc trồng rừng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và
đặc biệt quan trọng trong kinh doanh lâm nghiệp nói riêng. Song mặc dù công tác
trồng rừng ng y c ng được đẩy mạnh nhưng chất lượng còn thấp do giống chưa được
cải thiện, biện pháp kĩ thuật lâm sinh chưa đồng bộ, chọn loài trồng chưa phù hợp với
khí hậu v đất nơi trồng rừng, suất đầu tư thấp…
Ng y nay trước sự thay đổi của khí hậu và sự suy giảm t nh đa dạng sinh học,
cộng đồng thế giới hết sức quan tâm đến nguồn tài nguyên rừng, sự cần thiết phải bạo
vệ tài nguyên rừng, đặc biệt là rừng nhiệt đới. Trước sự suy giảm tài nguyên rừng
Ngành Lâm Nghiệp cần phải chứ trọng tới việc phục hồi diện tích rừng. Để l m được
điều đ thì các cơ quan, tổ chức phát triển lâm ngiệp cần ngiên cứu, ứng dụng và phát
triển các laoij giống cây rừng có khả năng sinh trưởng tốt có giá trị kinh tế cao. Một
trong những biện pháp đang được áp dụng để thay thế rừng đã mất là trồng rừng sản
xuất để thay thế rừng đã mất Rừng sản xuất với những ưu điểm về độ thuần loài, tập
trung sản xuất sẽ thay thế dần những giá trị mà rừng tự nhiên đem lại như giá trị kinh
tế, giá trị môi trường.
Keo lai là một trong những lo i cây được sử dụng nhiều trong việc chọn giống để
trồng sản xuất. Giá trị kinh tế của lo i keo lai được đánh giá cao, đem lại thu nhập ổn
định cho người sản xuất. Để đạt được hiệu quả yêu cầu phải thực hiện tốt các biện
pháo kĩ thuật trong gieo trồng v chăm s c cây. Trên cơ sở đ ta sẽ so sánh sinh

trưởng của lo i cây đến thổ nhưỡng khí hậu của vùng.
viii


Do vậy việc ngiên cứu so sánh sinh trưởng của keo lai theo mật độ để l m cơ sở
chọn loại cây trồng có giá trị cao về mặt kinh tế lẫn sinh thái Qua những vấn đề trên
em xin được l m chuyên đề “So sánh sinh trưởng của rừng keo lai trồng năm 2013
trên các mật độ khác nhau tại trại thực nghiệm cơ sơ 2_Đại học Lâm Nghiêp Việt
Nam”.

ix


Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Keo lai là tên viết tắt để chỉ giống lai tự nhiên giữa

eo tai tượng (Acacia

mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Giống lai n y được Messrs
Henrburn và Shim phát hiện lần đầu tiên v o năm 1972 trong số những cây Keo tai
tượng được trồng ven đường ở Sook telupid thuộc bang Sabah của Malaysia. Sau này
Tham (1976) cũng coi đ l giống lai. Đến tháng 7 năm 1978, sau khi xem xét các mẫu
tiêu bản tại phòng tiêu bản thực vật ở Queensland đã xác nhận đ l giống lai tự nhiên
giữa eo tai tượng và Keo lá tràm.
Keo lai tự nhiên cũng được phát hiện ở Balamuk và Old Touda của Papua New
Guinea (Turnbull, 1986, Gunetal,1978, Griffin,1988), Sabah (Rutelds, 1987),
Ulukukut (Darus và Rasip, 1989) của Malaysia.
eo lai cũng được phát hiện ở Thái Lan (Kijkar, 1992), ở đây eo lai được gây
trồng th nh đám khoảng 30 cây tại trụ sở của trung tâm nghiên cứu gống cây rừng

Asean – Canada, ở Muak – Lek, Saraburi.
Năm 1922, ở Indonesia đã bắt đầu có thí nghiệm trồng keo lai từ nuôi cấy mô
phân sinh, cùng eo lá tr m v

ep tai tượng (Umbohetal, 1993).

Keo lai tự nhiên còn được tìm thấy trong vườn ươm

eo tai tượng (lấy giống

từ Malaysia) ở trạm nghiên cứu Jon pu của viện nghiên cứu lâm nghiệp Đ i Loan
(Kiang Taoetal,1988) và khu trồng eo tai tượng tại Quảng Châu – Trung Quốc.
Theo quan sát ở các vườn ươm tại Sabah thấy rằng tỉ lệ Keo lai xuất hiện trong
các vườn ươm

eo tai tượng có thể đạt 3,3% - 9,3%, cá biệt còn có thể đến 23%, còn

trong vườn ươm eo lá tr m tỉ lệ Keo lai xuất hiện là 6,8% - 10,3%, cá biệt có thể đến
22,5% (Gan and Sim Bôn Liang,1991). Trong giai đoạn vườn ươm cây con
hình thành lá giả sớm hơn
giả đầu tiên cảu

eo tai tượng và muộn hơn

eo lai

eo lá tr m (Rutlds, 1988). Lá

eo lá tr m thường xuất hiện ở lá thứ 4 – 5 cảu cây con, của Keo tai


tượng xuất hiện ở lá thứ 8 – 9 (Gan and Sim Bôn Liang,1991). Tính chất trung gian
giữa

eo tai tượng và

eo lá tr m l

eo lai còn được phát hiện ở tính trạng khác

nhau như hoa tự và hạt (Boen, 1981).
10


hi đáng giá chỉ tiêu chất lượng cảu Keo lai Pinso và Nái (1990) thấy rằng độ
thẳng thân, đoạn thân dưới c nh, độ tròn đều của thân, vv… ở cây eo lai đều tốt hơn
cả hai loài bố mẹ và cho rằng Keo lai rất phù hợp cho trồng rừng thương mại. Cây Keo
lai còn c ưu điểm l c đỉnh ngọn sinh trưởng tốt, thân cây đơn trục và tỉa cành tự
nhiên tốt (Pinyopusarerk,1990).
1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Keo lai tự nhiên được Lê Đình

hả, Phạm Văn Tuấn và các cộng

sự thuộc trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (Viện khoa học lâm nghiệp) phát hiện
tại Ba Vì (Hà Nội), Đông Nam Bộ và Tân Tạo (Thành Phố Hồ Chí Minh) từ năm
1992.(Lê Đình hả,1999).
Những nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của Keo lai
Nghiên cứu giống Keo lai tự nhiên giữa

eo tai tượng và Keo lá tràm của Lê


Đình hả, Nguyễn Đình Hải, Phạm Văn Tuấn, Hồ Quang Vinh, Trần Cự (1993, 1995,
1997), kết quả cho thấy rằng Keo lai là một dạng lai tự nhiên giữa

eo tai tượng và

Keo lá tràm, có tỷ trọng gỗ và nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa

eo tai tượng

và Keo lá tràm.
Nghiên cứu của Lê Đình
của

hả và cộng sự (1997), khi nghiên cứu đặc điểm chính

eo lai đời thứ F1 và tính phân ly, thoái hóa của chúng trong đời thứ F2 đã đánh

giá cây Keo lai F1 có hình thái trung gian giữa hai loài Keo bố mẹ v tương đối đồng
nhất, đồng nhất c ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng và có nhiều đặc trưng sinh trưởng
khác. Đến đời F2 Keo lai có nhiều biểu hiện thoái hóa và phân ly khá rõ rệt thành các
dạng cây khác nhau, sinh trưởng kém hơn đời F1 và có biến động lớn về sinh trưởng.
Tác giả khuyến cáo để phát triển giống Keo lai vào sản xuất phải sử dụng phương
pháp nhân giống bằng hom hoặc nuôi cấy mô phân sinh cho những dòng
được chọn lọc và khảo nghiệm, không dùng hạt của cây

eo lai đã

eo lai để gây trồng rừng


mới.
Kết quả điều tra rừng trồng sản xuất cảu tỉnh Thái Nguyên, Quảng Trị, Gia Lai
v Bình Dương của Đo n Hải Nam (2003), cho thấy chất lượng sinh trưởng của rừng
trồng Keo lai sau 5 và 15 tháng tuổi có tỷ lệ sống cao, bình quân đạt 89%. Trong khi tỷ
lệ cây xấu chỉ bình quân là 4,5%, tốc đọ sinh trưởng nhanh và có thể trồng rừng Keo
lai được ở nhiều vùng trong cả nước.
11


Đo n Ngọc Giao (2003), đã tiến h nh đánh giá sinh trưởng của Keo lai và các
loài Keo bố mẹ tại một số vùng sinh thái ở giai đoạn sau 5 tuổi, kết quả cho thấy dù
trồng thâm canh hay quảng canh

eo lai đều c sinh trưởng nhanh hơn các lo i

eo

bố mẹ.
Nguyễn Văn Thế (2004), đã tiến hành nghiên cứu sinh trưởng của cây Keo lai và
Keo tai tượng trồng thuần loài tại Lâm trường Hữu Lũng v Lâm Trường Phúc Tân.
Kết quả cho thấy sinh trưởng chiều cao của Keo lai 5 tuổi ở hai địa điểm đều nhanh
hơn

eo tai tượng từ 3,1 đến 4,1m. Cùng một loại cây sinh trưởng trên cùng một loại

đất, Hvn ở Hữu Lũng luôn cao hơn so với ở Phúc Tân từ 2m đối với
đối với

eo lai đến 3,1m


eo tai tượng trồng bằng hạt. Sinh trưởng đường kính của hai loài keo trồng

thuần loài 5 tuổi trên hai laoij đất ở Hữu Lũng đều nhanh hơn ở Phúc Tân.
Nguyễn Trọng Bình (2003,2004), đã tiến hành lập biểu đồ sinh trưởng và sản
lượng tạm thời cho rừng Keo lai trồng thuần loài ở một số vùng trong cả nước.Kết quả
cho thấy, tại các cấp đất eo lai đều c sinh trưởng bình quân đạt cực đại tại tuổi 7 và
tuổi 8. So với bố mẹ, Keo lai c tăng trưởng bình quân cao hơn từ 1,2 đến 2 lần.
Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của Keo lai và tuổi thành thục công nghệ
của rừng trồng ở vùng Đông Nam Bộ của Nguyễn Huy Sơn, Đo n Ho i Nam v các
cộng sự (2005), cho thấy Keo lai sau 5 tuổi sinh trưởng nhanh, tăng trưởng bình quân
về đường k nh đạt từ 2,38 – 2,52 (cm/năm) v

về chiều cao đạt từ 27 – 36

(cm3/ha/năm), số lượng cây có hai thân ở một số dòng xuất hiện trên một đơn vị diện
t ch c ý nghĩa lớn trong việc nâng cao năng suất rừng trồng công nghiệp.
Nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của một số loài Keo và bạch đ n, các biện
pháp tác động theo hướng thâm canh năng suất cao và ổn định ở Tây Nguyên của
Triệu Văn Hùng, Nguyễn Huy Sơn v các cộng sự (2005), cho thấy điều kiện lập địa ở
Tây Nguyên thích hợp cho việc trồng các loài cây nguyên liệu giấy, ván dam, ván
lạng. Tuy nhiên các tác giả khuyến nghị cần có những khảo nghiệm loài và xuất xứ
trên diện rộng ở các lập địa khác nhau và cần chú trọng giải quyết các giải pháp kĩ
thuật lâm sinh như xử lý thực bì, công thức bón phân ... để tăng năng suất cây trồng.
Những nghiên cứu về hiệu quả môi trƣờng của rừng trồng Keo lai
Nghiên cứu nốt sần và khả năng cải tạo đất của Keo lai và hai loài Keo bố mẹ
của Lê Đình

hả, Ngô Đình Quế, Nguyễn Đình Hải (1999) cho thấy Keo lá tràm và
12



eo tai tượng là những loài có nốt sần chứa vi khuẩn cố định nitơ tự do. Nốt sần của
Keo lá tràm chứa các loài vi khuẩn nitơ tự do rất đa dạng, nốt sần của

eo tai tượng

chứa vi khuẩn cố định nitơ tự do có tính chất chuyên hóa. Sau khi được nhiễm khuẩn 1
năm ở vườn ươm những công thức được nhiễm khuẩn ở

eo tai tượng c tăng trưởng

nhanh hơn so với eo lá tr m, tăng trưởng của eo lai được nhiễm khuẩn có tính chất
trung gian giữa hai loài bố mẹ Lê Đình

hả (1999). Trong điều kiện tự nhiên ở giai

đoạn vườn ươm 3 tháng tuổi, số lượng tế bòa vi khuẩn cố định nitơ tự do trong bầu đất
của Keo lá tràm nhiều hơn

eo tai tượng. Một số dòng Keo lai có số lượng vi khuẩn

cố định nitơ tự do cao hơn các lo i

eo bố mẹ, một số khác có tính chất trung gian.

Đặc biệt dưới tán rừng Keo lai 5 tuổi, số lượng vi khuẩn cố định nitơ tự do trong 1
gam đất cao hơn rõ rệt so với đất dưới tán rừng

eo tai tượng và Keo lá tràm. Vì thế


đất dưới tán rừng cây eo lai được cải thiện hơn đất dưới tán rừng hai loại Keo bố mẹ
cả về hóa tính, lý tính lẫn số lượng vi sinh vật đất.
Nghiên cứu khả năng chịu hạn của một số dòng
cảu Lê Đình

eo lai được chọn tại Ba Vì

hả, Đo n Thị Mai, Nguyễn Thiên Hương (1999) theo Phùng Nhuệ

Giang (2003). Trong các dòng

eo lai được lựa chọn có sự khác nhau về cường độ

thoát hơi nước, áp suất thẩm thấu, độ ẩm cây héo và thể hiện tính chịu hạn cao hơn bố
mẹ. Trong đ , các dòng BV32 c sức chịu hạn khá thấp, tiếp theo là các dòng BV5,
BV10, BV16.
Những nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai
Đỗ Đình Sâm v cộng sự (2001), đã nghiên cứu áp dụng các biejn pháp kỹ thuật
lâm sinh vào trồng rừng công nghiệp tại các vùng trung tâm, Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên, đồng thời tính toán hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai. Két quả cho thấy
ở vùng trung tâm các chỉ tiêu NPV v IRR (9%) đều thể hiện kinh doanh có lãi, ở các
tỉnh Đông Nam Bộ chỉ tiêu IRR đạt khá cao khoảng từ 17 – 19%. Tác giả nhận định,
với chi phí trồng rừng như thời điểm nghiên cứu, nếu năng suất trồng rừng bình quân
không đạt được 15 (m3/ha/năm) thì tỉ suất nội tại của vốn đầu tư sẽ không đạt được
các mức nhu đã t nh toán.
Trần Duy Rương (2005) đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai ở Bình
Định đã cho thấy tỉ lệ lãi suất (IRR = 24%) so với lãi suất ngân hàng (7%/năm) l c
lãi hơn l gửi tiền vào ngân hàng. Với BCR = 2,25 là tỉ lệ giữa thu nhập trên chi phí
13



sau khi đã triết khấu về giá trị hiện tại cho thấy việc trồng Keo lai là có lợi nhuận khá
cao so với các cây trồng lâm nghiệp khác.
Theo kết quả nghiên cứu của Đo n Hải Nam (2003), ở vùng Đông Bắc, Bắc
Trung Bộ, Tây Nguyên v Đông Nam Bộ cho thấy

eo lai bình quân đạt trên 20

(m3/ha/năm), tỉ lệ lãi suất nội tại (IRR = 16%), đây l hiệu quả kinh tế cao trong sản
xuất lâm nghiệp, tác giả khẳng định năng suất cây trồng là yếu tố quan trọng quyết
định đến hiệu quả kinh tế của rừng trồng.
Cũng theo nghiên cứu của Đo n Hải Nam (2006), về đánh giá hiệu quả kinh tế
của rừng trồng thâm canh Keo lại tại một số vùng sản xuất kinh tế lâm nghiệp cho thấy
ở 4 tỉnh nghiên cứu l Bình Dương, Quảng Trị, Gia Lai, Thái Nguyên có tỷ suất thu
hồi vốn nội bộ IRR nằm trong khoảng từ 2,56 – 3,23% như vậy IRR t nh toán được ở
các tỉnh đều lớn hơn 3 lần lãi suất vay đầu tư ưu đãi (5,4%/năm), như vậy việc kinh
doanh trồng rừng Keo lai ở các địa bàn nghiên cứu là có lãi.
Nguyễn Văn Thế (2004), dã tiến hành nghiên cứu sinh trưởng của cây Keo lai và
eo tai tượng trồng thuần laoif tại lâm trường Hữu Lũng v lâm trường Phúc Tân. Kết
quả cho thấy sinh trưởng chiều cao của Keo lai 5 tuổi ở hai địa điểm đều nhanh hơn
eo tai tượng từ 3,1 – 4,4m. Bên cạnh việc đánh giá tình hình sinh trưởng tác giả cũng
đánh giá hiệu quả kinh tế cho từng lo i v đưa ra kết luận: ở hai địa điểm nghiên cứu
loài Keo lai (BV10) có hiệu quả kinh tế cao hơn so với Keo tai tượng (hạt).
Tóm lại: Qua các công trình nghiên cứu trong v ngo i nước cho thấy cây Keo
lai đã được phát hiện khá lâu, đã c nhiều nghiên cứu về cây Keo lai từ hình thái, chọn
lọc cây trội, nhân giống hom và nuôi cấy mô,khảo nghiệm dòng vô t nh đến các nghiên
cứu về sinh trưởng, tăng trưởng điều kiện gây trồng hiệu quả kinh tế xã hội của cây
Keo lai. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu mới dừng ở mức khảo nghiệm, những
nghiên cứu liên quan đến biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong trồng rừng còn thiếu tính
hệ thống v chưa đồng bộ. Do vậy cần có những nghiên cứu đánh giá thực tế hơn về

khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế môi trường của cây eo lai để từ đ đề xuất
được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng trồng Keo lai nhằm đạt được
hiệu quả cao nhất về kinh tế xã hội môi trường.

14


Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá sinh trưởng của rừng trồng Keo lai trồng thuần loài trên 3 loại mật độ
khác nhau, từ đ đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh để tác động nhằm nâng cao hiệu
quả rừng trồng.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân t ch được các đặc điểm sinh trưởng của rừng trồng Keo lai trồng thuần
loài trên 3 loại mật độ khác nhau.
- Đề xuất được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để tác động nhằm nâng cao hiệu
quả rừng trồng
2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Rừng Keo lai trồng năm 2013 tại Trại thực nghiệm Cơ sở 2 Trường Đại học
Lâm Nghiệp Việt Nam
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu sinh trưởng của rừng trồng Keo lai thuần loài trên 3 mật độ khác
nhau:
- Thời gian thực hiên: 26/3/2016 – 12/6/2016.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, chuyên đề tập trung nghiên cứu các
nội dung sau:
2.3.1. Đánh giá một số đặc điểm chung của lâm phần Keo lai 3 tuổi

2.3.2. Đánh giá quá trình sinh trƣởng
2.3.2.1. Sinh trưởng đường kính ngang ngực (D1.3, cm).
2.3.2.2. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn, m).
2.3.2.3. Sinh trưởng chiều cao dưới cành (Hdc, m).
2.3.2.4. Chất lượng của các lâm phần Keo lai 3 tuổi.
15


2.3.3. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.4.1.1. Phương pháp kế thừa


Kế thừa tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế -xã hội.



Kế thừa tài liệu liên quan đến rừng trồng Keo lai tại khu vực nghiên cứu.

2.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp:


Thu thập số liệu trên các ô tiêu chuẩn (ÔTC): Mỗi vị trí lập 3 ô tiêu

chuẩn điển hình có diện tích 500m 2( 20m x 25m ) để thu thập số liệu.


Trong ÔTC:




Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của toàn bộ cây trong ÔTC

o

Đo chu vi ( C1.3 ), đo bằng thứơc dây đơn vị tính (Cm) từ đ suy ra D1.3.

o

Chiều cao vút ngọn (Hvn), đo bằng s o đơn vị tính (m).

o

Đo đếm toàn bộ số cây trong ÔTC.



Kết quả điều tra được ghi vào mẫu biểu 1.1:

Bảng 2.1. Biểu điều tra tầng cây cao
Số hiệu ÔTC ...................Lo i cây..................Độ dốc......................
Vị tr ................. ..............Địa hình .................Hướng dốc..................
Ng y điều tra..............Người điều tra..................Địa điểm.................

S
TT

C1.3


Hvn

Hdc

(cm)

(m)

(m)

Dt (m)

Ghi

Tên cây
ĐT

NB

1
2
+ Chất lượng cây được đánh giá theo cấp tốt, trung bình và xấu.
16

T.Bình

chú


+ Cây tốt(A):là những cây có thân thẳng, tròn đều, tán lá rộng, sinh trưởng phát

triển tốt.
+ Cây trung bình(B): là những cây c thân hình cân đối, tán lá đều, không cong
queo, sâu bệnh và phát triển bình thường.
+ Cây xấu(C): là cây cong queo, sâu bệnh, sinh trưởng phát triển kém.
2.4.2. Xử lý số liệu
* Chỉnh lý số liệu quan sát theo các bƣớc:
+ Bước 1: Xác định trị số lớn nhất (Xmax), trị số nhỏ nhất (Xmin).
+ Bước 2: Lập bảng sắp xếp từ Xmin đến Xmax.
+Bước 3: Thống kê các phần tử có cùng giá trị theo phương pháp kiểm phiếu.
+ Bước 4: Tính tần số thực nghiệm Fi.
Tiến hành lập bảng chỉnh sửa số liệu: Chia tổ tính hệ số k
TT

Phân tổ

Trị số giữa tổ (Xi)

Fi

X2i

Fi*Xi

1
2
Trong đ :

Xi là giá trị giữa tổ thứ i

Fi là tần số xuất hiện của dấu hiệu quan sát

-

T nh các đặc trưng mẫu.
X max X min
m

+ Cự ly tổ:

k=

+ Giá trị trung bình mẫu:

X

1 . f .X

n

+Phương sai mẫu:

S2 

Qx
n 1

i

n

n


( f i * X i ) 2

i 1

n

Với Qx   f i * X i2 

i 1

(2.4)

17

i

(2.1)

(2.2)

(2.3)

Fi*X2i


S  S2

+ Sai tiêu chuẩn:
+ Hệ số biến động:


S% 

+ Phạm vi biến động:

(2.5)

S
*100
X

R= Xmax-Xmin

(2.6)
(2.7)

+ Tính sai số thí nghiệm với độ tin cậy 95%
∆=

X

*100  1,96*

S
n

+ Sai số tương đối:

(2.8)


∆% =

X

*100

(2.9)

Nếu ∆% ≤ 5% thì kết quả được chấp nhận.
Nếu ∆% > 5% thì phải điều tra bổ sung.
Dùng tiêu chuẩn U để kiểm tra sự thuần nhất:
U =

X1  X2

(2.10)

S12 S 22

n1 n 2

Nếu U  1,96: có sự thuần nhất về kết quả điều tra và cho phép chúng ta công
gộp các OTC thành một mẫu lớn.
Nếu U > 1,96: thì có sự sai khác về giá trị quan sát v không được phép cộng
gộp số liệu.
Sau khi chỉnh lí số liệu tiến hành vẽ biểu đồ phân bố thực nghiệm số cây theo
đường kính và chiều cao tại các mật độ khác nhau.
Trữ lượng lâm phần và các chỉ tiêu định lượng.
n


Sử dụng công thức:

M(m3/otc) = Vi * N
1

Trong đ :

Vi l thể tích cây thứ i

N là số cây trong OTC
Vi = Gi*hi*fi
18

(2.11)


G1.3 =  /4 * D21.3
Gi: tiết diện ngang cây thứ i.
Hi: chiều cao cây thứ i
fi = 0.5
-

Tính toán trữ lượng v lượng tăng trưởng bình quân chung.

+

Tổng tiết diện ngang của lâm phần (G):
4

G .10

OTC

G=

S otc

(m2/ha)

(2.12)

k

Gôtc =

 gi.ni
i 1

gi =

2

. ni . d i
4

Trong đ : ni l số cây trong OTC
di đường kính ngang ngực thân cây
+ Trữ lượng thân cây đứng trên một ha:
M = MÔTC.

10 4

(m3/ha)
Sôtc

(2.13)

Trong đ :
k

MÔTC =

Vi.Ni

(2.14)

i 1

Vi: Thể t ch thân cây đứng được tra từ biểu thể tích hai nhân tố
Ni: Số cây trong ÔTC
+

Lượng tăng trưởng bình quân chung (T)
T =

T
A

(2.15)

Trong đ : T là nhân tố điều tra của lâm phần (D, H, M)


19


A là tuổi cây rừng trong lâm phần
Chất lượng lâm phần được đánh giá thông qua tỷ lệ phần trăm cây tốt, cây trung
bình và cây xấu.
Ni% 

Ni
100
N

Trong đ

(2.16)

Ni: Số cây tốt, trung bình hoặc xấu.

N: Tổng số cây quan sát.
-

Kiểm tra sự thuần nhất về chất lượng rừng trồng
Phẩm cấp

Dòng

Tốt

Trung bình


Xấu

Tổng

A1

f1.1

f1.2

f1.3

Ta 1

A2

f2.1

f2.2

f2.3

Ta 2

Tb1

Tb2

Tb3


TS

A3
Tổng
TC =

a

a

i 1

i 1

Ta  Tb


X

2
tt

(2.16)

Sử dụng tiêu chuẩn X2 để kiểm tra sự thuần nhất:

 r c fij 2

= Ts i 1 
 1

j 1 Tai xTbj



(2.17)

Trong đ : Tai tần số quan sát chất lượng.
Tbj tần số quan sát mẫu i.
fij là tần số thực nghiệm ứng với mẫu j và cấp chất lượng i.
Tra bảng xác định X205 có bậc tự do kết cấu bằng (c- 1)(r-1).
Nếu X 2tt ≤ X205: Có sự thuần nhất về kết quả điều tra.
20


Nếu X 2tt > X205: Thì có sự sai khác về giá trị quan sát.

21


Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1. Vị trí
+ Phía Bắc giáp Ông Ba trồng mít.
+ Ph a Nam giáp Vườn ươm số 1.
+ Ph a Đông giáp Sân gôn Trảng Bom.
+ Phía Tây giáp rừng trồng huyện đội và rừng trồng của Công ty sinh thái.
3.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai, thực bì

 Địa hình:
- Toàn bộ bề mặt địa hình các khu vực dự án c địa hình tương đối bằng

phẳng, c độ dốc chênh lệch không đáng kể biến động dưới 5%.
- Độ cao so với mặt nước biển từ 40m đến 50m.
 Thực bì:
Khu vực thiết kế trồng rừng được chia làm 02 loại thực bì:
1- Loại thực bì nhóm I: cây lòng mức, cây bụi, cây mỳ.
- Lo i cây ưu thế: cây bụi, cây mỳ,cỏ dại.
- Chiều cao trung bình dưới 1m, sinh trưởng và phát triển mạnh v o mùa mưa.
2- Loại thực bì nhóm V:
- Lo i cây ưu thế: một số cây Dầu tái sinh, nhạc ngựa.
- Chiều cao trung bình  5m, Cây kém phát triển.
 Đất đai:
Theo kết quả điều tra, trên địa bàn huyện Trảng Bom c 5 nh m đất chính:
+

Nh m đất gley (Gleysols): có diện tích khoảng 300 ha, chiếm khoảng

1% diện tích tự nhiên của huyện; phân bố chủ yếu ở các xã Hố Nai 3, Bắc Sơn
và Bình Minh. Loại đất n y được hình thành trên trầm t ch phù sa sông Đồng
22


Nai và một ít trên sản phẩm dốc tụ, do ảnh hưởng của quá trình ngập nước nên
tầng đất từ 0 - 50cm bị gley mạnh, quá trình t ch lũy mùn cao, tương đối giàu
đạm, lân và kali, thành phần cơ giới nặng, thích hợp với việc trồng lúa nước.
+

Nh m đất tầng mỏng (Leptosols): có diện tích 76 ha, chiếm khoảng

0,2% diện tích tự nhiên của huyện; phân bố chủ yếu ở xã Hố Nai 3. Loại đất này
có tầng đất hiện hữu mỏng, trơ sỏi đá trên bề mặt, không thích hợp với sản xuất

nông nghiệp.
+

Nh m đất đen (Luvisols): c diện tích 16.425 ha, chiếm khoảng 50,7%

diện tích tự nhiên; gồm đất đen điển hình, tầng đá sâu; đất nâu thẩm, tầng đá sâu
v đất nâu thẩm, tầng đá nông; phân bố chủ yếu ở các xã Sông Trầu, Thanh
Bình, Cây Gáo, Sông Thao và Bắc Sơn. Loại đất n y được hình th nh trên đá
bazan, tầng đất lẫn nhiều đá bọt, có kết von. Tuy vậy, đất lại rất gi u mùn, đạm
đặc biệt l lân, đất chua, gi u bazơ, cacbon, kiềm cấu tạo viên hạt bền thích hợp
cho nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp ngắn ng y, cây ăn trái v hoa
màu.
+

Nh m đất xám (Acrisols): gồm đất xám điển hình, đất xám v ng, đất

xám có kết von, đất xám cơ giới nhẹ v đất xám gley; diện tích 11.737 ha, chiếm
khoảng 37% diện tích tự nhiên. Đất n y được hình thành trên mẩu chất phù sa
cổ, có thành phần cơ giới nhẹ, sét bị rửa trôi mạnh, độ phì nhiêu thấp; thích hợp
với nhiều loại cây trồng kể cả cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn
ngày, hoa màu, cây lương thực tuy nhiên phải đầu tư cao v c chế độ tưới tiêu
tốt mới cho hiệu quả.
+

Nh m đất đỏ (Ferrasols): gồm đất v ng đỏ (Xanthic Ferrasols) v đất

đỏ thẩm (Radic ferrasols) diện tích 3.834 ha, chiếm khoảng 11,8% diện tích tự
nhiên. Đất được hình thành từ đá bazan, th nh phần cơ giới nặng, cấu tạo viên,
tơi xốp, gi u đạm, lân. Loại đất này thích hợp cho cây lâu năm như cao su, c
phê, cây ăn trái …


23


×