Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa đặc sản tại nông trường cờ đỏ huyện vĩnh thạnh TP cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 68 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Học viên thực hiện

Trần Thị Vân


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian 2 năm học ở Trƣờng, em đã đƣợc Quý Thầy, Cô
giáo của Trƣờng Đại học Lâm nghiệp và Trƣờng Đại học Cần thơ truyền đạt
những kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn vô cùng quý giá cả về lý
thuyết và thực tiễn. Những kiến thức hữu ích đó sẽ là hành trang giúp em
trƣởng thành và tự tin bƣớc vào cuộc sống.
Với tất cả lòng tôn kính, em xin gửi đến Quý Thầy, Cô giáo của
Trƣờng Đại học Lâm nghiệp và Trƣờng Đại học Cần thơ lòng biết ơn sâu sắc.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Hà đã tạo điều kiện
thuận lợi, hƣớng dẫn tận tình và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu
để em có thể hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các Cô, Chú, Anh, Chị
trong phòng sản xuất của Nông Trƣờng Cờ Đỏ và bà con nông dân tại Nông
Trƣờng đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành
tốt đề tài tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng em xin kính chúc Quý Thầy Cô, các Cô, Chú, Anh, Chị


trong phòng sản xuất và bà con nông dân tại Nông Trƣờng Cờ Đỏ đƣợc nhiều
sức khỏe và công tác tốt.
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực hiện
Trần Thị Vân


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................v
DANH MỤC CÁC BIỂU......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu: ...........................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ......................................................................2
4. Nội dung nghiên cứu: ..........................................................................................3
CHƢƠNG 1 ................................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ ...........................................4
SẢN XUẤT KINH DOANH .....................................................................................4
1.1. Tổng luận về các công trình đã công bố về vấn đề nghiên cứu ........................4
1.2. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu ..................................................................6
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp:....................................6
1.2.2. Khái niệm lúa đặc sản, lúa chất lượng cao ................................................7
1.2.3. Khái niệm về hộ và kinh tế hộ: ...................................................................7

1.2.4. Khái niệm về hiệu quả, hiệu quả sản xuất: ..............................................12
1.2.5. Khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận: ............................................12
1.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất: .................................................13
1.3. Tổng quan về tình hình sản xuất lúa trên thế giới và tại Việt nam .................14
1.3.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới: ........................................................14
1.3.2. Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam .........................................................15
CHƢƠNG 2 ..............................................................................................................18
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu: ......................................................18
2.1.1. Tổng quan về Nông Trường Cờ Đỏ-Huyện Vĩnh Thạnh: .........................18
2.1.2. Tình hình sản xuất lúa đặc sản ở Nông Trường Cờ Đỏ ...........................23


iv

2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu: ................................................................................25
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .........................................................25
2.2.2 Thu thập số liệu .........................................................................................26
2.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu ...................................................26
CHƢƠNG 3 ..............................................................................................................29
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................................29
3.1. Thực trạng sản xuất lúa đặc sản của các hộ nông dân tại Nông Trƣờng Cờ Đỏ
qua các năm 2009-2011. ........................................................................................29
3.1.1. Đánh giá thực trạng sản xuất lúa của các hộ nông dân ..........................29
3.1.2 Phân tích chi phí, doanh thu, thu nhập và năng suất ................................38
3.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của nông hộ trong quá trình sản
xuất ................................................................................................................... .39
3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất lúa đặc sản của các hộ
nông dân tại Nông Trƣờng Cờ Đỏ. ........................................................................42
3.2.1. Phân tích các khoản mục chi phí bình quân trên 1 ha đất trồng lúa .......42

3.2.2. Phân tích các tỷ số tài chính ....................................................................44
3.2.3. So sánh hiệu quả kinh tế giữa lúa đặc sản, lúa chất lượng cao và lúa
thường. ................................................................................................................45
3.2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân. ..........46
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa đặc sản .......51
3.3.1. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của hộ nông dân ..........51
3.3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa đặc sản ............52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................57
1. Kết luận ..............................................................................................................57
2. Khuyến nghị:......................................................................................................58
2.1. Đối với nông hộ: ..........................................................................................58
2.2. Đối với địa phương: ....................................................................................59
2.3. Đối với Nhà Nước, viện trường:..................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH TRỒNG LÚA ĐẶC SẢN


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU

~:

Khoảng, tƣơng đƣơng

%:

Phần trăm


/:

Trên

βo:

Hệ số tự do

β i:

Các hệ số đƣợc tính toán bằng phần mềm SPSS

F:

Số thống kê

R:

Hệ số tƣơng quan bội

R2:

Hệ số xác định

Sig F: Mức ý nghĩa F


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BVTV
FAO

Bảo vệ thực vật
Food and Agriculture Organization (Tổ chức lƣơng nông
liên hiệp quốc)

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

Ha

Hécta

IPM

Integrated Pest Management (Quản lý dịch hại tổng hợp)

IRRI

International Rice Research Institute (Viện lúa quốc tế)

Kg

Ki-lô-gam

KHKT


Khoa học kỹ thuật

M

Mét

Mm

Milimét

PTSX

Phát triển sản xuất



Quyết định

QL

Quản lý

TP

Thành phố


vii

DANH MỤC CÁC BIỂU


Số
hiệu
biểu

Tên biểu

Trang

1.1

Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa trên thế giới qua các năm

15

1.2

Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa ở Việt Nam qua các năm

17

3.1

Diện tích sản xuất, năng suất và sản lƣợng của Nông Trƣờng

29

3.2

Diện tích đất sản xuất của nông hộ


30

3.3

Nguồn lực lao động của nông hộ

31

3.4

Tuổi của chủ hộ

32

3.5

Trình độ học vấn của nông hộ

32

3.6

Thời gian tham gia sản xuất của nông hộ

33

3.7

Tình hình vay vốn sử dụng trong sản xuất


35

3.8

Lý do trồng lúa đặc sản

36

3.9

Mức độ tham gia các mô hình sản xuất lúa đặc sản

37

3.10

Chi phí, doanh thu, thu nhập và năng suất bình quân/1ha/hộ

38

3.11

Các khoản mục chi phí bình quân trên 1 ha đất trồng lúa

42

3.12

Các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả sản xuất lúa


44

3.13

So sánh hiệu quả kinh tế giữa lúa đặc sản, lúa chất lƣợng cao
và lúa thƣờng

45

3.14

Dấu kỳ vọng đối với các biến ảnh hƣởng đến thu nhập

47

3.15

Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập

48

3.16

Đánh giá kỳ vọng và kết quả nghiên cứu thu nhập

51


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Số hiệu
hình vẽ
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6

Tên hình vẽ

Cơ cấu diện tích đất sản xuất
Cơ cấu trình độ học vấn của nông hộ
Cơ cấu thời gian tham gia sản xuất
Cơ cấu lý do chọn giống
Cơ cấu chi phí, doanh thu và thu nhập bình quân năm
2011
Cơ cấu chi phí sản xuất bình quân năm 2011

Trang
31
33
34
35
39
43



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp từ lâu đã là một lĩnh vực hoạt động sản xuất quan trọng để
đảm bảo cuộc sống của con ngƣời. Hiện nay nông nghiệp lại là lĩnh vực nhạy
cảm trong tiến trình hội nhập. Việt Nam là quốc gia có đến 75% dân số sống
ở vùng nông thôn và đa phần dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, do vậy hội
nhập tạo ra cơ hội và cũng là thách thức cho nền nông nghiệp Việt Nam.
Khái quát lại nền nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây đã
tiến bộ vƣợt bậc, từ một nền nông nghiệp lạc hậu và bị tàn phá nặng nề trong
chiến tranh, đến nay nông nghiệp ta không những xóa đƣợc tình trạng thiếu
hụt về lƣơng thực mà còn trở thành một quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên
thế giới, đứng hàng thứ hai trên thế giới trong xuất khẩu gạo.
Trong xu hƣớng toàn cầu hóa và hội nhập đang diễn ra ngày càng sâu
sắc, Việt Nam đã, đang và sẽ cố gắng hòa mình vào dòng chảy hội nhập của
hệ thống kinh tế thƣơng mại thế giới bằng cách chủ động gia nhập vào các tổ
chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Điều này cũng không tránh khỏi
những đe dọa về thị trƣờng, về đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là các tiêu chuẩn
về chất lƣợng vệ sinh an toàn trong sản xuất nông nghiệp ngày càng khắt khe
hơn.
Việc phát triển nông nghiệp cũng nhƣ nhiều vấn đề liên quan đến nông
dân và đặc biệt là lĩnh vực lúa trong nhu cầu cao của hội nhập, đƣợc xem là
đề tài đƣợc nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Ở Việt Nam, đó cũng
là lĩnh vực nghiên cứu rất quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy “Đánh giá
hiệu quả sản xuất lúa đặc sản tại Nông Trường Cờ Đỏ - Huyện Vĩnh
Thạnh - TP Cần Thơ” là vấn đề Tôi quan tâm và chọn làm đề tài luận văn tốt



2

nghiệp của mình nhằm giúp cho nông dân đạt đƣợc hiệu quả sản xuất lúa cao
nhất.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa đặc sản
tại Nông Trƣờng Cờ Đỏ - Huyện Vĩnh Thạnh - TP Cần Thơ.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Nghiên cứu thực trạng sản xuất lúa đặc sản của các hộ nông dân tại
Nông Trƣờng Cờ Đỏ qua các năm 2009-2011.
+ Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất lúa đặc sản
của các hộ nông dân tại Nông Trƣờng Cờ Đỏ.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa đặc
sản tại Nông Trƣờng Cờ Đỏ - Huyện Vĩnh Thạnh - TP Cần Thơ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là các hộ trồng lúa đặc sản, đại
diện cho Nông Trƣờng Cờ Đỏ - Huyện Vĩnh Thạnh - TP Cần Thơ.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Phạm vi về nội dung: Lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực hoạt động
rất đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau từ chăn nuôi đến trồng trọt về
nông, lâm, ngƣ nghiệp…. Ở đây đề tài chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu hiệu
quả kinh tế (hiệu quả tài chính) của sản xuất lúa đặc sản tại Nông Trƣờng Cờ
Đỏ - Huyện Vĩnh Thạnh - TP Cần Thơ.
+ Phạm vi về không gian: Chỉ nghiên cứu tại Nông Trƣờng Cờ Đỏ Huyện Vĩnh Thạnh - TP Cần Thơ với số lƣợng 50 mẫu phỏng vấn trực tiếp
các hộ nông dân. Do số mẫu chƣa mang tính đại diện cho tổng thể, vì vậy kết
quả chỉ mang tính đánh giá.
+ Phạm vi về thời gian: Đề tài chủ yếu đánh giá thực trạng sản xuất
lúa đặc sản của các hộ nông dân tại Nông Trƣờng Cờ Đỏ qua các năm 2009-



3

2011 và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng thông qua số liệu điều tra của năm
2012 về việc thu thập thông tin về tình hình sản xuất của nông hộ trong năm
2011.
4. Nội dung nghiên cứu
Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã tập trung nghiên cứu
những vấn đề sau:
- Nghiên cứu thực trạng sản xuất lúa đặc sản của các hộ nông dân tại
Nông Trƣờng Cờ Đỏ qua các năm 2009-2011.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất lúa đặc sản của
các hộ nông dân tại Nông Trƣờng Cờ Đỏ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa đặc sản
tại Nông Trƣờng Cờ Đỏ - Huyện Vĩnh Thạnh - TP Cần Thơ.


4

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1. Tổng luận về các công trình đã công bố về vấn đề nghiên cứu
Mai Văn Nam (2009), Hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Cần
Thơ, đồng bằng Sông cửu Long các vấn đề cần được giải quyết. Số liệu thứ
cấp và sơ cấp với 177 mẫu đƣợc dùng trong nghiên cứu; phƣơng pháp lấy
mẫu phân tầng ngẫu nhiên đƣợc sử dụng cho chọn các địa điểm khảo sát và
chọn các hộ nông dân, thƣơng lái ngƣời buôn và bán lẻ, ngƣời tiêu dùng, nhà
máy xay xát và các Công ty nông nghiệp để phỏng vấn trực tiếp. Phƣơng pháp
thống kê mô tả, phân tích mô hình hàm phân biệt và phƣơng pháp phân tích
kênh phân phối đƣợc sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

(1) giá bán và sản lƣợng lúa không ổn định là nguyên nhân chính tạo nên sự
khác biệt về lợi nhuận giữa các nông hộ, điều này cho thấy việc trồng lúa của
nông dân ở vùng nghiên cứu chƣa đƣợc quy hoạch và chƣa nhận đƣợc sự
hƣớng dẫn hay định hƣớng vĩ mô đầy đủ từ các cơ quan quản lý nông nghiệp
chức năng; (2) nông hộ có thu nhập thấp thƣờng thiếu phƣơng tiện sản xuất,
chế biến bảo quản, vận chuyển, thiếu thông tin thị trƣờng, thiếu vốn cần bán
lúa ngay sau thu hoạch nên bị thƣơng lái ép giá; nông hộ có thu nhập thấp
không có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và sau
thu hoạch nên hiệu quả trồng lúa giảm; (3) kênh phân phối lúa gạo kém hiệu
quả, thiếu liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, thiếu liên kết giữa tuyến
kênh phân phối lúa gạo xuất khẩu và nội địa, thiếu tổng kho lƣơng thực chế
biến và dự trữ lúa gạo xuất khẩu, thiếu chức năng giám sát và điều tiết vĩ mô
hiệu quả của các cơ quan quản lý lƣơng thực nên các tác nhân trong kênh
phân phối luôn bị động trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Để tăng hiệu quả


5

sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, các giải pháp đề xuất nhƣ: (1) giải pháp về chọn
giống tốt và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa; (2) giải pháp
về tăng cƣờng mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp; (3) giải pháp về
xây dựng tổng kho chế biến và dự trữ lúa gạo tại vùng trọng điểm sản xuất
lúa; (4) giải pháp về hoàn thiện kênh phân phối lúa gạo.
Huỳnh Trường Huy (2007) đã khảo sát 261 nông hộ sản xuất lúa vụ
Đông Xuân 2005-2006 tại Cần Thơ và Sóc Trăng; nhằm mục đích cung cấp
một cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản
xuất lúa và phân tích những yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ nông dân
sản xuất lúa. Kết quả phân tích cho thấy, nông dân đã và đang áp dụng một số
mô hình cải tiến nhƣ: giống mới, IPM, sạ hàng, ba giảm ba tăng , lúa-thủy
sản, lúa-màu; trong đó việc sử dụng giống mới đƣợc nông dân áp dụng phổ

biến nhất. Đồng thời, nông dân tiếp cận thông tin tiến bộ kỹ thuật chủ yếu từ
các phƣơng tiện thông tin đại chúng và cán bộ khuyến nông địa phƣơng. Hơn
nữa nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu quả sản xuất của các mô hình cải tiến
cao hơn so với mô hình truyền thống, cụ thể là thu nhập tăng 13,5% và lợi
nhuận tăng 42%. Trong đó, trình độ học vấn, giống, phân bón, lao động,
chuẩn bị đất, thủy lợi là các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của nông hộ trên
đơn vị đất canh tác lúa có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
Nguyễn Quang Diệp (2005), đã so sánh hiệu quả kinh tế mô hình
luân canh lúa mè với mô hình lúa 2 vụ ở Nông trường Sông Hậu –TP Cần
Thơ. Đề tài trên tác giả đã cho thấy đƣợc giữa 2 mô hình luân canh lúa mè với
mô hình lúa 2 vụ thì mô hình luân canh lúa mè đạt đƣợc năng suất cao và
cũng mang lại lợi nhuận cao hơn cho các nông hộ.
Nguyễn Kim Chung (2004) đã chỉ ra rằng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất lúa tác động làm phân biệt hiệu quả sản xuất giữa hộ có áp dụng


6

mô hình và không áp dụng. Khi nông hộ sử dụng giống đạt năng suất cao sẽ
giúp họ tăng lợi nhuận từ 1.100.000-1.600.000 đồng/ha; và nếu nhƣ nông hộ
ứng dụng phƣơng pháp sạ hàng thì chi phí giống chỉ còn ở mức 73% so với
các mô hình khác và thuốc bảo vệ thực vật chỉ còn 35-60% kết quả đƣợc thực
hiện tại Long Điền B, vụ lúa Đông Xuân.
1.2. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
a. Khái niệm
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, thức ăn gia
súc, tơ sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng
chính và chăn nuôi gia súc, gia cầm…. [8, tr.6]. Nông nghiệp là một ngành
kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi nƣớc, đặc biệt là trong các thế kỷ

trƣớc đây khi công nghiệp chƣa phát triển và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao
trong nền kinh tế. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu
tố kinh tế, xã hội mà còn gắn liền với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp là tập
hợp các phân ngành nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và công
nghệ sau thu hoạch…
Trong nông nghiệp có hai loại chính: thứ nhất, đó là nông nghiệp thuần
nông tức là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, không có sự
cơ giới hóa trong sản xuất, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia
đình của mỗi ngƣời nông dân; thứ hai, nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp đƣợc chuyên môn hóa trong tất cả các khâu nông
nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi hoặc trong
quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào
mục đích thƣơng mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trƣờng hay xuất khẩu.
Ngày nay, nông nghiệp hiện đại vƣợt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền


7

thống, nó không những tạo ra các sản phẩm lƣơng thực, thực phẩm phục vụ
cho con ngƣời mà còn tạo ra các loại khác nhƣ: sợi dệt, chất đốt, cây cảnh,
sinh vật cảnh, chất hóa học, lai tạo giống…
b. Đặc điểm
Trong nông nghiệp, ruộng đất là tƣ liệu sản xuất đặc biệt. Đối tƣợng
của sản xuất nông nghiệp là những cây trồng và vật nuôi. Trong sản xuất
nông nghiệp, sự hoạt động của lao động và tƣ liệu sản xuất có tính thời vụ.
Sản xuất nông nghiệp đƣợc tiến hành trên một địa bàn rộng lớn và mang tính
khu vực [8, tr.6].
1.2.2. Khái niệm lúa đặc sản, lúa chất lượng cao
a. Khái niệm lúa đặc sản
Lúa đặc sản là lúa đƣợc sản xuất từ những giống lúa có nhiều điểm đặc

biệt tạo nên những nét đặc trƣng của vùng trồng lúa và đƣợc nhân dân địa
phƣơng coi nhƣ sản phẩm truyền thống của địa phƣơng mình nhƣ cho hạt gạo
có chất lƣợng ngon, ngọt, thơm và bán đƣợc giá cao.
b. Khái niệm lúa chất lƣợng cao
Lúa chất lƣợng cao là lúa đƣợc sản xuất từ những giống có chất lƣợng
cao nhƣ cho gạo hạt dài, mềm cơm, ít bạc bụng. Lúa chất lƣợng cao đƣợc sản
xuất theo quy trình đảm bảo các chỉ tiêu về dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật,
hàm lƣợng một số kim loại nặng, hàm lƣợng Nitrat, và các chỉ tiêu côn trùng,
nấm mốc chủ yếu có trong hạt gạo dƣới mức giới hạn tối đa đăng ký trong
quy trình.
1.2.3. Khái niệm về hộ và kinh tế hộ
a. Khái niệm về hộ
Hộ là những ngƣời cùng sống chung dƣới một mái nhà, cùng ăn chung


8

và có chung một ngân quỹ. Hay nói khác hơn, hộ sản xuất là hình thức liên
kết giữa các thành viên của nó thông qua hình thức sống chung, sở hữu
chung, hoạt động kinh tế chung và hƣởng thụ chung các tài sản và thành quả
sản xuất của hộ gia đình [4, tr.5].
Hộ có những đặc trƣng riêng biệt, không giống nhƣ là các đơn vị kinh
tế khác, do đó có thể thấy rằng: nông hộ là một đơn vị kinh doanh xã hội khá
đặc biệt.
Trong cấu trúc nội tại, các thành viên cùng huyết tộc là chủ thể đích
thực của hộ. Do đó hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử
dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi,
phân phối và sử dụng, tiêu dùng trong một đơn vị kinh tế. Do đó, hộ có thể
cùng lúc thực hiện đƣợc nhiều chức năng mà các đơn vị khác không có
đƣợc[4, tr.5].

b. Khái quát về kinh tế hộ
Việt Nam hiện nay có dân số trên 80 triệu dân, trên 70% dân số sinh
sống ở nông thôn và đại bộ phận còn sản xuất mang tính chất tự cấp, tự túc.
Trong điều kiện đó, hộ đƣợc khái niệm nhƣ sau:
"Hộ là đơn vị kinh tế cơ sở mà ở đó diễn ra quá trình phân công, tổ
chức lao động, chi phí cho sản xuất, tiêu thụ, thu nhập, phân phối và tiêu
dùng"[4, tr.5]. Với tƣ cách là đơn vị kinh tế, hộ đƣợc phân tích từ nhiều góc
độ:
- Chủ sở hữu và sử dụng các nguồn lực kinh tế nhƣ đất đai, nhân lực,
vốn.
- Là đơn vị tham gia vào các hoạt động kinh tế, phân theo ngành nghề,
vùng, lãnh thổ…


9

- Trình độ phát triển kinh tế của hộ.
- Hiệu quả hoạt động của kinh tế hộ.
- Trong nông thôn Việt Nam hiện nay, hộ bao gồm hộ gia đình và hộ
nông dân, trong đó:
+ Hầu hết hộ gia đình ở nông thôn là những ngƣời gắn bó ruột thịt, có
cùng huyết thống, chủ hộ thƣờng là những ông, bà, cha, mẹ… và các thành
viên trong gia đình là con cháu.
+ Còn hộ nông dân (bao gồm các hộ sản xuất nông-lâm-nghiệp) trong
điều kiện nền kinh tế Việt Nam đƣợc hiểu là một gia đình (từ một đến nhiều
ngƣời) có tên trong bảng kê khai hộ khẩu riêng, gồm có chủ hộ và những
ngƣời cùng sống trong hộ gia đình ấy.
Về mặt kinh tế hộ gia đình có mối quan hệ gắn bó không phân biệt về
tài sản, những ngƣời sống chung trong một căn hộ gia đình có nghĩa vụ và
trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế. Nghĩa là mỗi thành viên đều phải có

nghĩa vụ đóng góp công sức vào quá trình xây dựng, phát triển của hộ và có
trách nhiệm đối với kết quả sản xuất đƣợc. Nếu sản xuất đạt kết quả cao, sản
phẩm thu đƣợc ngƣời chủ hộ phân phối trƣớc hết nhằm bù đắp cho chi phí đã
bỏ ra, làm nghĩa vụ với nhà nƣớc theo quy định của pháp luật, phần thu nhập
còn lại trang trải cho các mục tiêu sinh hoạt thƣờng xuyên của gia đình và tái
sản xuất. Nếu kết quả sản xuất không khả quan ngƣời chủ hộ chịu trách
nhiệm cao nhất và đồng trách nhiệm là các thành viên trong gia đình.
c. Đặc điểm của kinh tế hộ
Kinh tế hộ có những đặc trƣng riêng biệt với quá trình tiến triển của hộ
qua các giai đoạn lịch sử. Cũng do những đặc trƣng riêng biệt này của nó mà
có thể cho rằng hộ là đơn vị kinh tế xã hội đặc biệt.


10

- Hộ mang tính huyết tộc. Các thành viên huyết tộc của hộ là chủ thể
đích thực của hộ và đã tạo nên sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản
lý, sử dụng các yếu tố sản xuất.
- Hộ dựa trên cơ sở kinh tế chung, mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và
trách nhiệm, đều có ý thức tự giác đóng góp làm tăng quỹ thu nhập của hộ,
đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi thành viên.
- Đặc trƣng nổi bật của các hộ ở nƣớc ta là có quy mô canh tác rất nhỏ
bé và quy mô canh tác của hộ có xu hƣớng giảm dần do việc gia tăng dân số,
xu hƣớng lấy đất đai nông nghiệp để phát triển các ngành công nghiệp, giao
thông, dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp, bản thân nông nghiệp muốn
phát triển cũng phải lấy đất để xây dựng các kết cấu hạ tầng của nông nghiệp.
- Quá trình tổ chức lao động là do hộ tổ chức, công việc đồng áng hộ
sử dụng nhân công gia đình là chủ yếu. Lao động gia đình này không đƣợc
xem là hình thái hàng hóa. Hiện nay, tình trạng thuê mƣớn nhân công lao
động đã xuất hiện ở mức độ khác nhau của sản xuất hàng hóa. Thị trƣờng lao

động nông thôn cũng ra đời. Có những vùng bộ phận lao động coi làm thuê
nhƣ một phƣơng thức kiếm sống.
- Cơ cấu lao động nông hộ bao gồm: lao động nông nghiệp, lao động
bán nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Cơ cấu này khác nhau giữa
các hộ, các địa bàn, các vùng tùy theo điều kiện cụ thể của chúng. Một đặc
điểm khác nữa là khả năng tích tụ tập trung vốn của đại bộ phận nông dân là
thấp, các hộ sản xuất trong điều kiện thiếu vốn nghiêm trọng. Theo vào đó,
chu kỳ sản xuất nông nghiệp kéo dài nên vốn chu chuyển chậm, bởi thế tạo
nên sự căng thẳng về vốn, trong khi nền nông nghiệp còn yếu ớt, kỹ thuật sản
xuất mang tính truyền thống, quy mô canh tác nhỏ đã dẫn đến tình trạng thu
nhập của đại bộ phận là thấp[4, tr.6-tr.7].


11

d. Vai trò của kinh tế hộ trong quá trình phát triển ngày nay
Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của
nông nghiệp và nông thôn. Các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau
chặt chẽ trƣớc tiên bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, dựa trên cơ sở huyết
thống, ngoài ra còn do huyết thống qua nhiều đời, do phong tục tập quán, tâm
lý đạo đức gia đình, dòng họ. Về kinh tế, các thành viên trong nông hộ gắn bó
với nhau trên mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối, mà
cốt lõi của nó là quan hệ lợi ích kinh tế. Các thành viên trong nông hộ có cùng
mục đích và cùng lợi ích chung là làm cho hộ mình ngày càng phát triển, ngày
càng giàu có. Trong mỗi nông hộ thƣờng bố mẹ vừa là chủ hộ, vừa là ngƣời tổ
chức việc hiệp tác và phân công lao động trong gia đình, vừa là ngƣời lao
động trực tiếp. Các thành viên trong hộ cùng lao động, gần gũi nhau về khả
năng, trình độ, tình hình và hoàn cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân
công và hợp tác lao động một cách hợp lý.
Kinh tế nông hộ trong quá trình phát triển nông hộ của nhiều nƣớc có

vai trò hết sức quan trọng. Ở Mỹ - nƣớc có nền nông nghiệp phát triển cao phần lớn nông sản vẫn là do nông trại gia đình sản xuất bằng lao động của
chính chủ nông trại và các thành viên trong gia đình. Động lực lớn nhất thúc
đẩy sản xuất ở nông trại gia đình là lợi ích kinh tế của các thành viên trong gia
đình. Ở Việt Nam, kinh tế nông hộ mặc dù còn quy mô sản xuất nhỏ và phân
tán nhƣng có vai trò hết sức quan trọng để phát triển nông nghiệp. Kinh tế
nông hộ đã cung cấp cho xã hội rất nhiều sản phẩm quan trọng góp phần tăng
nhanh sản lƣợng lƣơng thực, thực phẩm, cây công nghiệp và xuất khẩu góp
phần sử dụng tốt hơn đất đai, lao động, tiền vốn, tăng thêm việc làm ở nông
thôn và tăng thêm thu nhập cho nhân dân.


12

Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của
nền kinh tế đã tạo ra sự thay đổi lớn trong nông thôn. Nâng cao thu nhập và
cải thiện đời sống cho nông dân luôn là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng và
Nhà nƣớc ta cũng nhƣ nhân dân. Nhằm để tăng thêm thu nhập cho ngƣời dân,
làm cho nông thôn ngày càng giàu đẹp, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn và cũng góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của đất
nƣớc [4, tr.7-tr.8].
1.2.4. Khái niệm về hiệu quả, hiệu quả sản xuất
Hiệu quả là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ƣu tiên các nguồn lực sao
cho đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: (1) không sử dụng
nguồn lực lãng phí, (2) sản xuất với chi phí thấp nhất, (3) sản xuất để đáp ứng
nhu cầu của con ngƣời[4, tr.11].
Muốn đạt hiệu quả sản xuất cần quan tâm một số vấn đề sau:
+ Hiệu quả kinh tế: Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị nghĩa
là sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngƣợc lại thì
không có hiệu quả.
+ Hiệu quả kỹ thuật: Hiệu quả là việc tạo ra một số lƣợng sản phẩm

nhất định từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó đƣợc xem là một
thành phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì muốn đạt đƣợc hiệu quả kinh tế thì
trƣớc hết phải đạt đƣợc hiệu quả kỹ thuật.
1.2.5. Khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận
a. Tổng doanh thu: là toàn bộ giá trị của sản phẩm cho một đơn vị diện tích
bằng năng suất nhân với đơn giá của sản phẩm cho một đơn vị diện tích.
Doanh thu = Năng suất * Đơn giá * Đơn vị diện tích


13

b. Tổng chi phí: là toàn bộ số tiền chi ra cho hoạt động canh tác để tạo ra sản
phẩm bao gồm chi phí lao động, chi phí vật chất và chi phí khác.
Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác
c. Tổng thu nhập: là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí bỏ
ra để sản xuất sản phẩm đó.
Tổng thu nhập = Tổng doanh thu- Tổng chi phí
Thu nhập có hai loại: Thu nhập chƣa tính lao động nhà và thu nhập có tính lao
động nhà.
1.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất
- Thu nhập trên chi phí
Thu nhập trên chi phí =Thu nhập/Chi phí
Tỷ số này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì chủ đầu tƣ thu đƣợc
bao nhiêu đồng thu nhập.
- Thu nhập trên doanh thu
Thu nhập trên doanh thu=Thu nhập/Doanh thu
Tỷ số này cho biết trong một đồng doanh thu mà nông hộ có đƣợc thì
sẽ có bao nhiêu đồng thu nhập trong đó.
- Doanh thu trên chi phí
Doanh thu trên chi phí= Doanh thu/Chi phí

Tỷ số này cho biết rằng một đồng chi phí mà chủ đầu tƣ bỏ ra để đầu tƣ
sẽ thu lại đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu.


14

1.3. Tổng quan về tình hình sản xuất lúa trên thế giới và tại Việt nam
1.3.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Trên thế giới, lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt ở vùng Châu Á.
Ở Châu Á lúa là món ăn chính giống nhƣ bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê của
dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ.
Theo thống kê của Tổ chức lƣơng nông liên hiệp quốc (FAO, 2011)
cho thấy, diện tích trồng lúa trên thế giới đã tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980.
Trong vòng 19 năm đó, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53
triệu ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào
những năm 1999 (156,8 triệu ha) với tốc độ tăng trƣởng bình quân 630.000
ha/năm. Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và
có xu hƣớng giảm dần, đến năm 2005 còn ỏ mức 152,9 triệu ha. Từ năm 2005
đến 2008 diện tích lúa gia tăng liên tục đạt 157,73 triệu ha cao nhất kể từ năm
1995.
Bên cạnh diện tích trồng lúa, năng suất không ngừng đƣợc cải thiện,
đặc biệt từ sau cuộc Cách mạng Xanh của thế giới vào những năm 1965-1970,
với sự ra đời của các giống lúa thấp cây, ngắn ngày mà tiêu biểu là giống lúa
IR5, IR8. Các giống lúa này có yêu cầu kỹ thuật cao hơn, tạo điều kiện cho
các nƣớc phát triển tăng nhanh sản lƣợng lúa bằng con đƣờng tăng năng suất
nhờ có điều kiện phát triển hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh và đầu tƣ phân bón,
kỹ thuật cao. Đến những năm 1990, dẫn đầu năng suất lúa trên thế giới là các
nƣớc Triều Tiên, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha (IRRI, 1990). Trong khi
các nƣớc có diện tích lúa lớn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiếu điều kiện
đầu tƣ, cải tạo môi trƣờng canh tác và không thể đầu tƣ vào nông nghiệp cao

nên năng suất lúa vẫn còn rất thấp và tăng chậm. Điều này làm năng suất lúa


15

bình quân trên thế giới cho đến nay vẫn còn ở khoảng 4,0-4,3 tấn/ha, chỉ bằng
phân nửa năng suất lúa ở các nƣớc phát triển.
Biểu 1.1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa trên thế giới qua các năm
Năm
1965
1970
1975
1980
1985
1990
1995
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009

Diện tích (triệu ha)
124,98
133,10

141,97
144,67
143,90
146,98
149,59
153,94
151,71
147,53
147,26
150,31
152,90
155,30
155,05
157,73
158,30

Năng suất (tấn/ha)
2,03
2,38
2,51
2,74
3,25
3,53
3,66
3,89
3,94
3,85
3,98
4,06
4,12

4,12
4,23
4,36
4,32

Sản lƣợng (Triệu tấn)
254,08
318,38
357,00
396,87
467,95
518,21
547,43
598,40
597,32
568,30
585,73
610,84
629,30
641,08
656,50
689,14
685,24

(Nguồn: FAOSTAT, 2011)
1.3.2. Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam
Ở Việt Nam, trồng lúa là một nghề truyền thống từ xƣa của nhân dân.
Theo thống kê của Tổ chức lƣơng nông liên hiệp quốc (FAO, 2008), Việt
Nam có diện tích lúa khoảng 7,4 triệu ha, đứng thứ 7 sau các nƣớc có diện
tích lúa trồng nhiều ở Châu Á theo thứ tự Ấn Độ (~ 44,0 triệu ha), Trung

Quốc (~ 29,5 triệu ha), Indonesia (~ 12,3 triệu ha), Bangladesh (~ 11,7 triệu
ha), Thái Lan (~ 10,2 triệu ha), Myanmar (~ 8,2 triệu ha). Việt Nam có năng
suất 5,2 tấn/ha đứng thứ 24 trên thế giới sau Ai Cập (9,7 tấn/ha), Úc (9,5
tấn/ha), Salvador (7,9 tấn/ha)…, đứng đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ
4 trong khu vực Châu Á sau Hàn Quốc (7,4 tấn/ha), Trung Quốc (6,6 tấn/ha),
Nhật (6,5 tấn/ha).


16

Qua các giai đoạn lịch sử cải thiện đời sống của nhân dân cho thấy
quan tâm của Nhà nƣớc đối với sản xuất lúa gạo. Trƣớc 1975, diện tích trồng
lúa cả nƣớc dao động trong khoảng 4,42-4,92 triệu ha. Năng suất có tăng
nhƣng rất chậm, chỉ khoảng 700 kg/ha trong vòng 20 năm. Sản lƣợng lúa 2
miền chỉ trên dƣới 10 triệu tấn. Sau năm 1975, diện tích trồng lúa tăng khá
nhanh và ổn định nhƣng năng suất bình quân giảm sút khá nghiêm trọng do
đất đai mới khai hoang chƣa đƣợc cải tạo, thiên tai và sâu bệnh, cơ chế quản
lý nông nghiệp trì trệ không phù hợp. Bƣớc sang 1980, năng suất lúa tăng dần
do khắc phục đƣợc những nguyên nhân trên nhƣ: thay đổi cơ chế quản lý
nông nghiệp bằng chủ trƣơng khoán sản phẩm trong sản xuất, cải thiện hệ
thống kênh mƣơng…
Sau những nỗ lực khắc phục khó khăn, nƣớc ta đã đạt đƣợc những
thành tựu to lớn. Từ một nƣớc phải nhập khẩu gạo hàng năm chúng ta đã tự
túc đƣợc lƣơng thực và dần dần tái hòa nhập vào thị trƣờng lƣơng thực thế
giới, chiếm lĩnh ngay vị trí quan trọng, là nƣớc xuất khẩu gạo đứng hàng thứ
3 rồi thứ 2 thế giới sau Thái Lan.
Từ 1997 đến nay, hàng năm nƣớc ta xuất khẩu trung bình trên dƣới 4
triệu tấn gạo, đem về một nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể. Hiện nay Việt
Nam đứng hàng thứ 6 về diện tích gieo trồng và đứng hàng thứ 5 về sản lƣợng
lúa. Hạt gạo Việt Nam chẳng những đảm bảo yêu cầu về an ninh lƣơng thực

trong nƣớc mà còn góp phần quan trọng trong thị trƣờng lúa gạo thế giới.


17

Biểu 1.2: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa ở Việt Nam qua các năm
Năm
1955
1960
1965
1970
1975
1980
1985
1990
1995
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Sơ bộ 2009

Diện tích (triệu ha)
4,42
4,60

4,83
4,72
4,94
5,58
5,70
5,96
6,77
7,67
7,49
7,50
7,45
7,45
7,33
7,32
7,21
7,41
7,44

Năng suất (tấn/ha) Sản lƣợng (Triệu tấn)
1,44
6,36
1,99
9,17
1,94
9,37
2,15
10,17
2,16
10,54
2,11

11,68
2,78
15,87
3,21
19,14
3,69
24,96
4,24
32,53
4,29
32,11
4,59
34,45
4,64
34,57
4,86
36,15
4,89
35,79
4,89
35,85
4,99
35,94
5,22
38,72
5,23
38,89

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2011)



×