Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đặc điểm lâm học của nhóm rừng giàu và rừng trung bình thuộc kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở ban quản lý rừng nam huoai, tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 94 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng do Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLR) Nam Huoai quản lý nằm trên địa
bàn huyện Đạ Huoai, là một huyện phía nam của tỉnh Lâm Đồng, được giao quản lý,
sử dụng 17.359.23ha rừng và đất. Trong đó kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới
(Rkx) ở BQLR Nam Huoai có diện tích 9.608,0 ha, độ che phủ khoảng 55,4% diện
tích đất tự nhiên của BQLR Nam Huoai có ý nghĩa to lớn về phòng hộ đầu nguồn, kinh
tế, quốc phòng và bảo vệ môi trường sống. Tuy nhiên, cùng với sự mất rừng do nhu
cầu sử dụng tài nguyên rừng tăng cao, mặt khác do tầm quan trọng và giá trị trực tiếp
của tài nguyên rừng đối với cuộc sống của con người rất lớn như gỗ trong xây dựng, đồ
thủ công mỹ nghệ…. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân còn thấp và năng lực quản
lý của các cơ quan chức năng còn hạn chế, cộng với các giải pháp quản lý bảo vệ và
phát triển rừng chưa cụ thể, chưa sâu sát nên hiệu quả bảo vệ rừng chưa cao làm cho
kiểu rừng Rkx ở đây cũng bị suy giảm về diện tích.
Nhiều nhà Lâm học (Richards, 1952, 1965 [12, 13]; Kimmins, 1998 [27]; Thái
văn Trừng, 1999 [19]) đã chỉ ra rằng, quản lý rừng, bảo vệ rừng và những phương thức
lâm sinh đòi hỏi phải có những kiến thức về các loại rừng. Năm 2009, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn [3] đã ban hành thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT về “Quy
định tiêu chí xác định và phân loại rừng” phục vụ điều tra, kiểm kê, thống kê rừng, quy
hoạch bảo vệ phát triển rừng, quản lý tài nguyên rừng và xây dựng các chương trình và
dự án lâm nghiệp. Theo thông tư này, rừng nước ta được phân chia dựa theo các mục
đích sử dụng, nguồn gốc hình thành, điều kiện lập địa, loài cây và trữ lượng. Căn cứ
vào trữ lượng gỗ, rừng gỗ được phân chia thành 5 loại phụ: rừng rất giàu, rừng giàu,
rừng trung bình, rừng nghèo và rừng chưa có trữ lượng. Rừng rất giàu, rừng giàu, rừng
trung bình và rừng nghèo tương ứng là rừng có trữ lượng cây đứng (M, m3/ha) trên
300, 201 - 300, 101 - 200 và 10 – 100 m3/ha.
Những phương thức lâm sinh được xây dựng dựa trên những thông tin về điều
kiện tự nhiên (lập địa), kết cấu loài cây gỗ (tổ thành rừng), cấu trúc, tái sinh và đa dạng
loài cây gỗ của rừng. BQLR Nam Huoai được giao quản lý 17.359.23ha rừng và đất
trong đó nhóm rừng giàu có diện tích là 555,06ha; rừng trung bình có diện tích là


6.691,58ha; rừng phục hồi, rừng hỗn giao và rừng lồ ô có diện tích là 6.569.66ha;
Rừng trồng và đất khác có diện tích là 2.140,50ha . Hai nhóm rừng giàu và trung bình
ở BQLR Nam Huoai có tổng diện tích 7.246,64 ha. Đây là đối tượng rừng có thể cung


2

cấp gỗ cho kinh doanh gỗ dùng trong xây dựng nhà ở, công trình xây dựng và xuất
khẩu. Thế nhưng, cho đến nay khoa học và thực tiễn vẫn còn thiếu những thông tin về
kết cấu loài cây gỗ, cấu trúc quần thụ, tình trạng tái sinh đối với hai nhóm rừng này. Vì
thế, ngành lâm nghiệp của tỉnh Lâm Đồng đã gặp nhiều khó khăn trong việc hướng
dẫn quản lý rừng và xác định những phương thức lâm sinh đối với hai nhóm rừng này.
Xuất phát từ đó, đề tài “Đặc điểm lâm học của nhóm rừng giàu và rừng trung
bình thuộc kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở Ban quản lý rừng Nam
Huoai, tỉnh Lâm Đồng" đã được đặt ra. Kết quả của đề tài này mang lại những ý
nghĩa khác nhau. Về lý luận, đề tài cung cấp những thông tin để phân tích so sánh kiểu
Rkx ở mức địa phương, vùng và quốc gia. Về thực tiễn, đề tài cung cấp những thông
tin để làm cơ sở cho quản lý rừng và xây dựng những phương thức lâm sinh.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình chung
Vào thập niên 50 và 60 của thế kỷ XX, một số nhà Lâm học người Pháp
(Maurand, 1952;, Rollet, 1952; Vidal, 1958 và Schmid, 1962) đã có những khảo sát về
hệ thực vật rừng Đông Dương. Sau này một số tác giả (Lý Văn Hội, 1969; Thái Văn
Trừng, 1978, 1999; Võ Văn Chi, 1987) [Dẫn theo Thái Văn Trừng, 1999) [19] đã tiếp
tục đi sâu nghiên cứu về rừng Việt Nam. Theo Thái Văn Trừng (1999)[19], nếu dựa

vào những nhân tố sinh thái phát sinh quần thể, thì thảm thực vật rừng Việt Nam có
thể được phân loại thành nhiều kiểu khác nhau. Ông cũng cho rằng, đơn vị phân loại
cơ bản đối với rừng nhiệt đới là quần hệ và xã hợp thực vật. Quần hệ thực vật được
phân loại thông qua hình thái và cấu trúc của thảm thực vật, còn xã hợp thực vật được
phân loại theo thành phần loài cây. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, khi phân tích quần
xã thực vật rừng, nhà Lâm học cần phải làm rõ điều kiện hình thành, thành phần loài
cây, kết cấu và cấu trúc rừng, tình trạng tái sinh rừng [3, 19, 20, 22, 35 - 30].
1.2. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng
Theo Richards (1952)[12, 13], Ashton, 1992[25] và Thái Văn Trừng, 1999)
[19], đối với rừng mưa nhiệt đới, cấu trúc tán rừng, vị trí cây trong tán rừng và động
thái biến đổi của quần thụ có thể được mô tả bằng những trắc đồ dọc và ngang. Sau
này nhiều nhà Lâm học cũng đã ứng dụng phương pháp trắc đồ rừng để mô tả cấu trúc
rừng nhiệt đới. Tuy vậy, phương pháp mô tả cấu trúc rừng bằng biểu đồ trắc diện có
nhược điểm là không định lượng được những đặc trưng cấu trúc rừng. Để khắc phục
nhược điểm này, ngày nay nhiều nhà Lâm học đã ứng dụng toán học để mô tả cấu trúc
rừng. Meyer đã mô tả phân bố đường kính thân cây (N/D) của rừng tự nhiên bằng hàm
số mũ có dạng y = k*exp(-αx); trong đó y là tần số, x là đường kính, k và α là tham số,
e là cơ số neper. Rollet.B (1971) đã mô tả phân bố N/D bằng hàm Weibull (Dẫn theo
Nguyễn Văn Trương, 1984 [16]).
Ở Việt Nam, những nghiên cứu cấu trúc rừng theo hướng định lượng cũng đã
được nhiều nhà lâm học sử dụng. Đổng Sĩ Hiền (1974)(Dẫn theo [16, 17, 18]) đã sử
dụng hàm phân bố Meyer và hệ đường cong Poisson và Pearson để nắn phân bố thực
nghiệm số cây theo cỡ đường kính cho rừng tự nhiên. Nguyễn Văn Trương (1984)[16]
đã mô tả cấu trúc rừng hỗn loài bằng những hàm phân bố xác suất khác nhau. Nguyễn


4

Hải Tuất (1982; 1990)[18] đã sử dụng phân bố khoảng cách để mô tả cấu trúc N/D của
rừng tự nhiên. Sau này Lê Minh Trung (1991)[14] và Lê Sáu (1996)[15] cũng đã ứng

dụng những mô hình toán để phân tích cấu trúc rừng tự nhiên ở vùng Tây Nguyên.
1.3. Những nghiên cứu về kết cấu loài cây gỗ và đa dạng loài cây gỗ
Khi nghiên cứu về rừng, thành phần loài cây và vai trò của chúng trong quần xã
là những vấn đề đáng quan tâm. Nhiều nhà Lâm học (Richards, 1965[13]; Baur, 1976
[1]; Thái Văn Trừng, 1999 [19]) cho rằng, rừng được hình thành bởi những loài cây
khác nhau. Vì thế, khi phân tích kết cấu loài cây gỗ (tổ thành cây gỗ), nhà lâm học cần
phải xác định chính xác tên loài cây và tỷ trọng của mỗi loài. Dựa vào những loài cây
hình thành rừng, Richards đã phân chia rừng mưa nhiệt đới thành hai nhóm. Nhóm 1 là
rừng mưa hỗn hợp với nhiều loài cây ưu thế. Nhóm 2 là rừng mưa đơn ưu thế. Curtis
và McIntosh (1951)(Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 2010[22]) đã sử dụng thuật ngữ giá
trị quan trọng của loài (IV) để biểu thị cho vai trò của loài trong quần xã. Chỉ số IV
được tính bằng tổng độ thường gặp tương đối (F%), mật độ tương đối (N%) và tiết
diện ngang thân cây tương đối (G%). Kayama (1961) (Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm,
2010[22]) biểu thị vai trò của loài bằng 4 tham số: F%, N%, độ che phủ tương đối
(W%) và thể tích thân cây tương đối (V%). Phương pháp của Curtis và McIntosh
(1951) có một số nhược điểm: (a) chỉ số IV thay đổi tùy theo kích thước và số lượng ô
mẫu; (b) F% chỉ có ý nghĩa khi phân bố của loài là ngẫu nhiên. Ở Việt Nam, Thái Văn
Trừng (1999) [19] đã sử dụng N%, G% và V% để biểu thị cho vai trò của loài trong
quần xã. Dựa theo ba tham số này, những quần xã thực vật rừng được phân chia thành
những quần hợp, ưu hợp và phức hợp. Đối với cây bụi, chỉ tiêu đo đếm là thành phần
loài và độ phong phú của loài. Độ phong phú của loài được đánh giá dựa theo chiều
cao và độ che phủ của tán lá trên mặt đất. Độ phong phú của thảm cỏ được đánh giá
theo phần trăm độ che phủ của thảm cỏ trên mặt đất. Theo Druze (Nguyễn văn Thêm,
2002, 2010 [20, 22]), độ che phủ của thảm cỏ được phân chia thành 7 cấp (Un = 0,2%,
Sol < 1%, Sp 1 – 4%, Cop1 = 5 – 20%, Cop2 = 21 – 50%, Cop3 = 51 – 75% và Soc =
76 – 100%). Trong tính toán, bảy cấp độ phong phú của Druze được mã hóa theo thứ
tự từ 0 – 6.
Ngày nay đa dạng sinh vật là mối quan tâm lớn đối với mỗi quốc gia (Gaston,
2000 [26]; Magurran, 2004 [28]) bởi vì đa dạng sinh vật có ý nghĩa lớn đối với quy
hoạch rừng, bảo tồn đa dạng sinh vật, đời sống cộng đồng và kinh tế . Theo Whittaker



5

(1972) (Dẫn theo Magurran, 2004 [28]), đa dạng sinh vật trong một cảnh quan hay một
khu vực địa lý nhất định là đa dạng gamma (γ). Đa dạng gamma bao gồm đa dạng
alpha (α) và đa dạng beta (β). Đa dạng alpha là đa dạng sinh vật trong một vi môi
trường sống nhất định hoặc một ô mẫu nhất định. Đa dạng alpha được xác định bằng
những chỉ số đa dạng loài bình quân trong một quần xã sinh vật nhất định. Đa dạng
beta là đa dạng loài của nhiều quần xã sinh vật trong những môi trường khác nhau. Đa
dạng beta được xác định bằng cách gộp chung nhiều quần xã trong những môi trường
khác nhau. Đa dạng sinh vật phụ thuộc vào vị trí địa lý (vĩ độ, kinh độ), độ cao địa
hình, khí hậu, thời gian hình thành môi trường, những rối loạn trong môi trường, cấu
trúc và trạng thái diễn thế của quần xã…Đa dạng sinh vật của một khu vực nào đó
được xác định thông qua ba số đo: sự giàu có về loài, đa dạng loài và phân bố độ
phong phú hay độ ưu thế của loài (Kimmins, 1998 [27]; Magurran, 2004 [28]). Sự giàu
có về loài của quần xã được biểu thị bằng số loài bắt gặp và có thể được đo bằng chỉ số
của Margalef và chỉ số Menhinick. Đa dạng loài thường được đo bằng các chỉ số của
Simpson (1949), Shannon-Weiner (1948, 1949), McIntosh (1967), Berger-Parker
(1970), Hill (1973) và Brillouin (Magurran, 2004 [28]). Chỉ số ưu thế Simpson được
sử dụng để xác định đa dạng sinh vật của những quần xã sinh vật ở một môi trường
nhất định (đa dạng Alpha). Chỉ số đa dạng Shannon – Weiner được sử dụng để so sánh
đa dạng giữa những môi trường sống khác nhau (đa dạng Beta). Phân bố độ phong phú
của các loài trong quần xã (chỉ số đồng đều) có thể được đo đạc bằng các chỉ số
Shannon-Weiner (1948), Simpson (1949), Pielou (1969), Hill (1973) và Heip (1974);
trong đó hai chỉ số thông dụng nhất là Shannon-Weiner và Pielou (Magurran, 2004
[28]). Những chỉ số này đã được sử dụng rộng rãi trong sinh thái học và cũng đã được
xây dựng thành phần mềm tính toán trong các gói thống kê (Magurran, 2004 [28]).
Đa dạng sinh vật ở Việt Nam cũng thu hút sự chú ý của nhiều nhà Lâm học và
sinh thái học trong và ngoài nước. Nhiều tác giả (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1999[10]; Lê

Quốc Huy, 2005[7]; Viên Ngọc Nam, 2005[11]; Bộ Khoa học công nghệ và Môi
trường, 2007 [2]) đã biên soạn những tài liệu và sách hướng dẫn phương pháp nghiên
cứu đa dạng sinh học. Đỗ Hữu Thư và Trịnh Minh Quang (2007)[23] đã sử dụng
những ô mẫu 0,2 – 1,0 ha để phân tích so sánh đa dạng thực vật giữa những loại hình
rừng khác nhau ở lâm trường M’Drak tỉnh Đắk Lắk; trong đó sự giàu có về loài được
tính theo chỉ số Magalef, chỉ số đồng đều được tính theo chỉ số Pielou và đa dạng loài


6

theo chỉ số Simpson và Shannon-Weiner. Cao Thị Lý (2008)[9] đã nghiên cứu đa dạng
thực vật của một số khu bảo tồn thiên nhiên vùng Tây Nguyên. Trung tâm đa dạng
sinh học thuộc Viện sinh học nhiệt đới (2009)[24] đã nghiên cứu đa dạng thực vật
rừng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước; trong đó chủ yếu định danh và
mô tả thành phần loài theo chi và họ.
1.4. Phƣơng pháp thu mẫu trong nghiên cứu lâm học
Phương pháp thu mẫu trong nghiên cứu lâm học thay đổi tùy theo mục đích
nghiên cứu (Thái Văn Trừng, 1999 [19]; Nguyễn Văn Thêm, 2010 [21, 22]). Suratman
(2007) [29] đã sử dụng những ô mẫu 0,2 ha để nghiên cứu kết cấu loài, cấu trúc quần
thụ và đa dạng loài cây gỗ của rừng ưu thế cây họ Sao Dầu ở Vườn quốc gia Pahang,
Malaysia. Wang et al (2008)[30] đã sử dụng những ô mẫu với diện tích thay đổi từ
10*10 m đến 25 ha để nghiên cứu kết cấu loài, cấu trúc quần thụ và đa dạng loài cây
gỗ của rừng ôn đới thành thục ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Khi nghiên cứu kết cấu
loài, cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ của rừng tự nhiên hỗn loài ở Việt Nam, nhiều tác
giả (Thái Văn Trừng, 1999 [19]; Nguyễn Văn Trương, 1984 [16]) đã sử dụng kích
thước ô mẫu thay đổi từ 0,1 – 1,0 ha. Hình dạng ô mẫu thường có dạng hình chữ nhật.
Ô mẫu được chọn điển hình hay hệ thống..
Nhiều tác giả (Thái Văn Trừng, 1999 [19]; Magurran, 2004 [28]; Nguyễn Văn
Thêm, 2010 [22]) cho rằng, khi phân tích QXTV, nhà nghiên cứu phải quy ước rõ (a)
kích thước ô mẫu và phương pháp bố trí ô mẫu; (b) những tài liệu dùng để nhận biết

thành phần cây gỗ, kiểu rừng, kiểu QXTV, khí hậu, lập địa, địa hình, loại đất; (c) cây
lớn (cây trưởng thành) và cây tái sinh; (d) vị trí đo D trên thân cây và Dmin bắt đầu đo
đối với cây lớn; (e) phân cấp H cây lớn và cây cây tái sinh; (g) đơn vị đo đếm các chỉ
tiêu và độ chính xác…
Một đặc tính quan trọng của rừng mưa nhiệt đới là tính không thuần nhất theo
không gian và thời gian. Vì thế, cùng một kiểu rừng giống nhau, nếu đối tượng và ranh
giới hay vị trí thu mẫu khác nhau, thì kết quả báo cáo cũng khác nhau. Do đó, khi báo
cáo về đặc điểm lâm học của rừng, nhà nghiên cứu cần phải định nghĩa chính xác kiểu
rừng, điều kiện môi trường và vị trí thu mẫu (Thái Văn Trừng, 1999 [19]; Nguyễn Văn
Trương, 1984 [16]; Magurran, 2004 [28]).


7

1.5. Thảo luận
(1) Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về những đặc trưng lâm
học của rừng tự nhiên ở nước ta. Phần lớn những nghiên cứu này đều tập trung làm rõ
điều kiện hình thành rừng (khí hậu-thủy văn, địa hình – đất, khu hệ thực vật…), tổ
thành rừng, cấu trúc rừng, diễn thế rừng và tình trạng tái sinh rừng. Những nghiên cứu
này là cơ sở khoa học để xây dựng và áp dụng những phương thức lâm sinh thích hợp
đối với rừng tự nhiên ở nước ta.
(2) Cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu về đặc trưng lâm học của
những trạng thái rừng hay nhóm rừng khác nhau trong kiểu Rkx ở BQLR Nam Huoai
thuộc tỉnh Lâm Đồng. Vì thế, đề tài luận văn thạc sỹ này tập trung làm rõ tổ thành loài
cây gỗ, cấu trúc đường kính và chiều cao thân cây, hiện trạng tái sinh tự nhiên và đa
dạng loài cây gỗ đối với kiểu Rkx ở BQLR Nam Huoai thuộc tỉnh Lâm Đồng.
(3) Trong sinh thái học và lâm học, kết cấu loài cây gỗ (IV%) và vai trò sinh
thái của những loài cây gỗ có thể được xác định theo nhiều chỉ tiêu khác nhau như
N%, G%, V%. Trong nghiên cứu này, đề tài luận văn xác định IV% theo phương pháp
của Thái Văn Trừng (1999)[19]. Thành phần cây gỗ được nhận biết theo Phạm Hoàng

Hộ (1999)[4], Trần Hợp (2002)[5], Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh (2003)[6]. Những
cây gỗ trưởng thành (cây gỗ lớn) có D ≥ 8 cm, còn cây tái sinh có H = 10 cm đến D <
8 cm. Đa dạng loài cây gỗ của những nhóm rừng giàu và trung bình được xác định
thông qua ba thành phần: sự giàu có về loài, đa dạng loài và mức độ đồng đều về độ
phong phú hay độ ưu thế của các loài. Sự giàu có về loài được xác định theo chỉ số
Margalef. Đa dạng loài cây gỗ được đo bằng chỉ số ưu thế Simpson và chỉ số đa dạng
Shannon-Weiner. Chỉ số đồng đều được đo bằng chỉ số Pielou. Sự tương đồng về
thành phần loài giữa hai nhóm rừng được đánh giá theo chỉ số tương đồng của
Sorensen (CS).


8

Chƣơng 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định những đặc điểm lâm học của nhóm rừng giàu và trung bình thuộc Rkx
để làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất những biện pháp quản lý rừng và phương thức
lâm sinh.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, đề tài xác định 2 mục tiêu cụ thể sau đây:
(1) Xác định kết cấu loài cây gỗ và đa dạng loài cây gỗ của nhóm rừng giàu và trung
bình.
(2) Mô tả cấu trúc và tình trạng tái sinh tự nhiên của nhóm rừng giàu và trung bình.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nhóm rừng giàu và rừng trung bình thuộc Rkx ở
BQLR Nam Huoai thuộc tỉnh Lâm Đồng. Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng
10/2015 và kết thúc vào tháng 3 năm 2016.
2.3. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu kết cấu loài cây gỗ, cấu trúc quần thụ, đa dạng
loài cây gỗ và hiện trạng tái sinh tự nhiên dưới tán hai nhóm rừng giàu và rừng trung
bình thuộc kiểu Rkx. Từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý rừng, xúc tiến tái sinh và
nuôi dưỡng rừng.
2.4. Nội dung nghiên cứu
(1) Kết cấu loài cây gỗ của nhóm trung bình và giàu.
(2) Cấu trúc của nhóm rừng trung bình và giàu.
- Phân bố số cây theo cấp đường kính thân cây.
- Phân bố số cây theo cấp chiều cao thân cây.
- Phân bố trữ lượng theo nhóm đường kính.
(3) Đa dạng loài cây gỗ của nhóm rừng trung bình và giàu.
(4) Đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới tán rừng trung bình và giàu.


9

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp luận
Sử dụng phương pháp điều tra điển hình để điều tra thành phần loài cây; đường
kính thân cây ngang ngực, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành; đường kính tán
cây.
Trên quan điểm ứng dụng nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh rừng và bảo vệ
rừng, nên khi nghiên cứu cần thiết phải có sự kế thừa những thành quả của các tác giả
đi trước làm cơ sở lựa chọn những dạng toán học thích hợp, đảm bảo độ chính xác cho
phép và đơn giản khi sử dụng.
Trong quá trình nghiên cứu cần áp dụng phương pháp toán học thống kê hiện
đại, trên cơ sở tôn trọng các quy luật sinh vật học của cây rừng và lâm phần.
Nguyên tắc chung là, các phương pháp được sử dụng phải nhất quán từ bước
thu thập số liệu đến xây dựng và đánh giá mô hình lý thuyết. Sự nhất quán về mặt
phương pháp còn được thể hiện ở mặt kế thừa. Kết quả nghiên cứu ở nội dung này là

cơ sở để giải quyết những nội dung tiết theo, mà không giải quyết độc lập từng vấn đề
một
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.5.2.1. Những chỉ tiêu nghiên cứu
Mỗi nhóm rừng được nghiên cứu 10 chỉ tiêu: (1) thành phần loài cây; (2) mật
độ quần thụ (N, cây/ha); (3) đường kính thân cây ngang ngực (D, cm); (4) chiều cao
vút ngọn (H, m); (5) chiều cao dưới cành (HDC, m); (6) đường kính tán cây (DT, m);
(7) độ tàn che tán rừng; (8) tiết diện ngang của quần thụ (G, m2/ha); (9) trữ lượng gỗ
của quần thụ (M, m3/ha); (10) tái sinh dưới tán rừng.
Điều kiện khí hậu – thủy văn được nghiên cứu 5 chỉ tiêu: (1) nhiệt độ không khí
trung bình của các tháng trong năm (T,0C); (2) lượng mưa trung bình của các tháng
trong năm (M, mm); (3) độ ẩm không khí trung bình của các tháng trong năm (R,%);
(4) tốc độ gió trung bình của các tháng trong năm (S, m/s); (5) Chỉ số khô hạn của
Thái Văn Trừng (K).
Đối với địa hình và đất, đề tài chỉ mô tả khái quát độ cao và loại đất.
2.5.2.2. Thu thập những đặc trưng lâm học của hai nhóm rừng
(a) Phân chia đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu bao gồm hai nhóm
rừng giàu (M = 200 – 300 m3/ha) và rừng trung bình (M = 100 – 200 m3/ha). Hai


10

nhóm rừng này được xác định dựa theo bản đồ hiện trạng rừng năm 2015 của BQLR
Nam Huoai.
(b) Số lượng, kích thước và phương pháp bố trí ô tiêu chuẩn: Đặc trưng lâm
học của mỗi nhóm rừng được nghiên cứu dựa trên 5 ô tiêu chuẩn điển hình. Tổng số
hai nhóm rừng là 10 ô tiêu chuẩn. Diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 2.500 m2 (50*50 m).
Những ô tiêu chuẩn được bố trí theo phương pháp điển hình. Các ô tiêu chuẩn ở nhóm
rừng trung bình và nhóm rừng giàu được đặt tương ứng ở tiểu khu 599 và 567. Vị trí
các ô tiêu chuẩn được ghi lại Bảng 2.1 và Bảng 2.2.

Bảng 2.1. Vị trí ô tiêu chuẩn của nhóm rừng trung bình thuộc BQLR Nam Houai.
Ô tiêu chuẩn

Tọa độ X

Tọa độ Y

Độ cao (m)

(1)

(2)

(3)

(4)

1

490583

1275191

752

2

490170

1275431


663

3

491331

1275339

850

4

491743

1275290

940

5

492262

1275187

1079

Bảng 2.2. Vị trí ô tiêu chuẩn của nhóm rừng giàu thuộc BQLR Nam Houai.
Ô tiêu chuẩn


Tọa độ X

Tọa độ Y

Độ cao (m)

(1)

(2)

(3)

(4)

6

492202

1272489

919

7

492439

1272085

875


8

482132

1271898

843

9

491840

1271915

874

10

491233

1271692

899

(c) Xác định những đặc trưng lâm học của hai nhóm rừng: Trong mỗi ô tiêu
chuẩn, thành phần cây gỗ lớn (D ≥ 8,0 cm) được thống kê theo loài và sắp xếp theo chi
và họ. Tên loài, chi và họ được đặt tên theo Phạm Hoàng Hộ (1991, 1999)[4], Trần
Hợp (2002)[5], Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh (2003)[6]. Đường kính thân cây được
đo bằng thước dây với độ chính xác 0,1 cm. Chiều cao thân cây được đo bằng thước đo
cao Blume - Leise với độ chính xác 0,5 m. Độ tàn che tán rừng được xác định bằng biểu



11

đồ trắc diện. Mỗi ô tiêu chuẩn được vẽ 1 biểu đồ trắc diện rừng. Dải vẽ biểu đồ trắc
diện rừng có chiều dài 30 m, chiều rộng 10 m. Những thông tin để vẽ biểu đồ trắc diện
rừng bao gồm thành phần loài cây, D (cm), H (m), HDC (m) và DT (m).
(d) Thu thập số liệu về tái sinh tự nhiên dưới tán rừng: Hiện trạng tái sinh tự
nhiên dưới tán rừng được đo đếm trong những ô tiêu chuẩn 0,25 ha. Mỗi ô tiêu chuẩn
bố trí 10 ô dạng bản với kích thước 16 m2 (4*4 m). Những ô dạng bản này được bố trí
cách đều 10 m trên 2 tuyến song song với hai cạnh của ô tiêu chuẩn. Mỗi nhóm rừng
được thu thập 50 ô dạng bản. Tổng số 2 nhóm rừng là 100 ô dạng bản. Trong mỗi ô
dạng bản, thu thập thành phần cây tái sinh, chiều cao thân cây, nguồn gốc (hạt và chồi)
và tình trạng sức sống. Thành phần cây tái sinh được nhận biết loài. Chiều cao cây tái
sinh được đo bằng cây sào với độ chính xác 0,10 m. Tình trạng sức sống của cây tái
sinh được phân chia theo 3 cấp: tốt, trung bình và xấu. Cây tốt là những cây có thân
thẳng, không bị cụt ngọn hay hai thân, không bị sâu bệnh, tán lá cân đối và tròn đều.
Cây xấu là những cây cụt ngọn hay hai thân, cây bị sâu bệnh, cây có tán lá dạng cờ.
Những cây có đặc điểm trung gian giữa tốt và xấu là cây có sức sống trung bình.
2.5.2.3. Xác định địa hình, loại đất và điều kiện khí hậu - thủy văn
Độ cao và dạng địa hình của khu vực nghiên cứu được xác định dựa theo bản
đồ địa hình với tỷ lệ 1/50.000. Loại đất được xác định dựa theo bản đồ đất với tỷ lệ
1/100.000. Điều kiện khí hậu của khu vực nghiên cứu được xác định dựa theo số liệu
của những trạm khí tượng - thủy văn gần nhất. Điều kiện thuỷ văn được mô tả dựa
theo bản đồ địa hình với tỷ lệ 1/50.000.
2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu
2.5.3.1. Xác định kết cấu loài cây gỗ của hai nhóm rừng giàu và trung bình
Kết cấu loài cây gỗ của hai nhóm rừng trên những ô tiêu chuẩn được xác định
theo phương pháp của Thái Văn Trừng (1999) (Công thức 2.1); trong đó IVI% là tỷ lệ
tổ thành của mỗi loài cây gỗ; N%, G% và V% tương ứng là mật độ tương đối của loài,

tiết diện ngang thân cây tương đối của loài và thể tích thân cây tương đối của loài. Giá
trị V = g*H*F, với F = 0,45.
IVI% = (N% + G% + V%) /3

(2.1)

Độ hỗn giao của các cây gỗ được xác định theo công thức 2.2; trong đó S = số
loài cây gỗ, N = mật độ của quần thụ.
Hg = S/N

(2.2)


12

Sự tương đồng về thành phần cây gỗ giữa hai ô tiêu chuẩn thuộc cùng một nhóm
rừng được xác định theo hệ số tương đồng của Sorensen (Công thức 2.3); trong đó a là số
loài cây gỗ bắt gặp ở ô tiêu chuẩn 1; b là số loài cây gỗ bắt gặp ở ô tiêu chuẩn 2; c là
số loài cây gỗ cùng có mặt ở cả 2 ô tiêu chuẩn 1 và 2; (a+ b) là tổng số loài cây gỗ bắt
gặp ở 2 ô tiêu chuẩn. Sự tương đồng về thành phần loài cây gỗ giữa hai nhóm rừng
(giàu và trung bình) cũng được xác định theo hệ số tương đồng của Sorensen (CS).
CS = 2*c/(a+b)

(2.3)

Sau đó tập hợp kết cấu loài cây gỗ (tổ thành loài cây gỗ) theo nhóm rừng bằng
cách gộp chung các ô tiêu chuẩn thuộc mỗi nhóm rừng. Từ đó phân tích so sánh: (a)
tổng số loài cây gỗ bắt gặp (S, loài); (b) những loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế; (c)
những loài cây gỗ khác; (d) tỷ lệ tổ thành theo N%, G% và V%. Từ đó phân tích biến
động thành phần loài cây gỗ và tổ thành của các loài cây gỗ trong mỗi nhóm rừng.

2.5.3.2. Xác định cấu trúc quần thụ đối với 2 nhóm rừng giàu và trung bình
(a) Phân bố N/D và phân bố N/H. Đặc trưng thống kê phân bố N/D và phân bố
N/H của những quần thụ trên những ô mẫu được tính toán bao gồm giá trị trung bình
( X ), mốt (M0), trung vị (Me), giá trị lớn nhất (Max), giá trị nhỏ nhất (Min), phương sai
(S2), sai tiêu chuẩn (S), sai số chuẩn của số trung bình (Se), hệ số biến động (CV%), độ
lệch (Sk), độ nhọn (Ku) và các tứ phân vị (Q1, Q2, Q3). Đây là những thông tin mô tả
không chỉ biến động D và H, mà còn cả dạng phân bố N/D và phân bố N/H. Để kiểm
định phân bố N/D và phân bố N/H của những quần thụ trên những ô mẫu, chỉ tiêu D
được phân chia thành các cấp với mỗi cấp 10 cm, còn H được phân chia thành các cấp
cách nhau 4 m. Số cấp D và cấp H nằm trong khoảng từ 6 đến 12 cấp. Phân bố N/D
được kiểm định theo phân bố mũ (mô hình 2.4) và phân bố khoảng cách (mô hình 2.5).
Các tham số m, b và k của mô hình 2.4 được xác định bằng phương pháp hồi quy
tương quan phi tuyến tính của Marquartz.
N = m*exp(-b*D) + k

(2.4)

Phân bố N/H được kiểm định theo phân bố khoảng cách (mô hình 2.5); trong đó
x = 0 tương ứng với cấp H nhỏ nhất; x = 1, 2,…, k tương ứng với cấp H từ thứ 2 đến
thứ k.
P(x) = a với x = 0
P(x) = (1 - a)(1 - b)*b^x-1 với x ≥ 1

(2.5)


13

Những mô hình phân bố N/D và phân bố N/H phù hợp được sử dụng để ước
lượng số cây (N, cây), tỷ lệ số cây (N%), số cây tích lũy (N TL, cây), tỷ lệ số cây tích

lũy (N%TL) trong những cấp D và cấp H khác nhau.
Từ những đặc trưng cấu trúc quần thụ trên những ô tiêu chuẩn của hai nhóm
rừng, phân tích so sánh: (a) sự khác biệt về đường kính và chiều cao bình quân; (b)
phạm vi biến động đường kính và chiều cao; (c) hình thái phân bố N/D và phân bố
N/H; (d) tỷ lệ đóng góp số cây theo cấp D và cấp H; (e) tính ổn định của rừng. Khi
rừng đã phát triển đến giai đoạn ổn định, thì phân bố N/D có dạng giảm theo hình chữ
“J”. Trái lại, nếu phân bố N/D có dạng 1 hoặc nhiều đỉnh, thì rừng chưa phát triển đến
giai đoạn ổn định (Kimmins, 1998 [20]; Thái Văn Trừng, 1999 [14]; Magurran, 2004
[21]).
(b) So sánh N, G và M của hai nhóm rừng theo nhóm D. Trước hết thống kê N,
G và M của những quần thụ thuộc 2 nhóm rừng theo 3 nhóm D (< 20, 20 – 40 và > 40
cm) và 4 lớp H (< 10, 10 – 20, 20 - 30 và > 30 m). Sau đó phân tích so sánh N, G và M
của các nhóm D và lớp H.
2.5.3.3. Xác định đa dạng loài cây gỗ đối với hai nhóm rừng giàu và trung bình
Đa dạng loài cây gỗ bao gồm ba thành phần: (a) số loài hay chỉ số giàu có về
loài; (b) chỉ số đồng đều; (c) chỉ số đa dạng loài. Trong đề tài này, mức độ giàu có về
loài được xác định theo số loài (S) và chỉ số giàu có về loài của Margalef (d Margalef).
Chỉ số đồng đều được xác định theo chỉ số Pielou (J’). Đa dạng loài cây gỗ được xác
định theo chỉ số đa dạng Shannon-Weiner (H’). Chỉ số ưu thế của loài được xác định
theo chỉ số Gini-Simpson (1 – λ). Chỉ số giàu có về loài của Margalef, chỉ số đồng đều
của Pielou, chỉ số đa dạng Shannon – Weiner và chỉ số ưu thế của Gini-Simpson được
xác định tương ứng theo công thức 2.6, 2.7, 2.8 và 2.9; trong đó S = số loài cây gỗ bắt
gặp trong ô tiêu chuẩn, Pi = ni/N (N = tổng số cây trong ô tiêu chuẩn và ni = số cây của
loài thứ i), Ln() = logarit cơ số Neper.
S-1
dMargalef = Ln(N)

(2.6)

J’ = H’/H’max, với H’max = Ln(S)


(2.7)

H’ = - ΣSi = 1Pi*Ln(Pi)
1 – λ = 1 - ∑Pi2

(2.8)
(2.9)

Đa dạng loài cây gỗ của hai nhóm rừng giàu và trung bình bao gồm đa dạng α và
đa dạng β. Để tính đa dạng α, trước hết xác định những thành phần đa dạng loài cây gỗ


14

(S, N, d, J’ và H’) đối với từng ô mẫu của mỗi nhóm rừng. Kế đến xác định các giá trị
trung bình (S, N, d, J’ và H’) từ những ô mẫu của mỗi nhóm rừng. Chỉ số đa dạng α là
chỉ số đa dạng H’ trung bình của mỗi nhóm rừng. Chỉ số đa dạng β được xác định theo
phương pháp của Whittaker (1972) (Công thức 2.10); trong đó S = tổng số loài bắt gặp
trong toàn bộ n ô tiêu chuẩn; s = số loài bình quân bắt gặp trong 1 ô tiêu chuẩn.
Chỉ số đa dạng β - Whittaker = S/s

(2.10)

Sự khác biệt về các thành phần đa dạng loài cây gỗ (S, N, d, J’ và H’, 1 - λ)
giữa hai nhóm rừng giàu và trung bình được so sánh bằng phương pháp phân tích
phương sai (ANOVA).
Các thành phần đa dạng loài cây gỗ có thể thay đổi theo những nhóm D và lớp
H khác nhau. Để làm rõ vấn đề đặt ra, đề tài xác định những thành phần đa dạng loài
cây gỗ (S, N, d, J’ và H’, 1 - λ) theo 3 nhóm D (< 20, 20 – 40 và > 0 cm) và 4 lớp H (<

10, 10 – 20, 20 - 30 và > 30 m). Các chỉ số đa dạng (S, N, d, J’ và H’, 1 - λ) được tính
toán tương tự như công thức 2.8 – 2.10. Sự khác biệt về đa dạng loài cây gỗ giữa 3
nhóm D và 4 lớp H được so sánh bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA).
Sau cùng phân tích biến động đa dạng loài cây gỗ theo những nhóm D và lớp H khác
nhau của hai nhóm rừng.
2.5.3.4. Xác định tái sinh tự nhiên đối với hai nhóm rừng giàu và trung bình
Tái sinh tự nhiên của hai nhóm rừng này được tính toán bao gồm mật độ, tổ
thành, nguồn gốc, phân bố N/H và phân bố số cây theo tình trạng sống (tốt, trung bình,
xấu). Thành phần cây tái sinh được xác định theo loài, chi và họ. Mật độ cây tái sinh
được tính bình quân từ những ô dạng bản 16 m2; sau đó quy đổi ra đơn vị 1 ha. Tổ
thành cây tái sinh được xác định theo N% của loài cây gỗ. Phân bố N/H của cây tái
sinh được phân chia thành 6 cấp: H ≤ 0,5, H = 50 – 100, H = 100 – 150, H = 150 –
200, 200 - 250 và H ≥ 250 cm. Chất lượng cây tái sinh được phân chia thành 3 cấp: tốt,
trung bình và xấu. Sự tương đồng giữa thành phần cây tái sinh với thành phần cây mẹ
được xác định theo hệ số tương đồng của Sorensen.
2.5.4. Công cụ tính toán
Công cụ tính toán là bảng tính Excel, phần mềm thống kê Portable Statgraphics
Centurion 15.2.11.0 (PSC 15.2.11.0), SPSS 10.0 và Primer Version 6.0. Bảng tính
Excel được sử dụng để tập hợp số liệu và lập bảng phân bố N/D, phân bố N/H và kết
cấu loài cây gỗ…Phần mềm thống kê PSC 15.2.11.0 được sử dụng để tính toán những


15

thống kê mô tả, kiểm định phân bố N/D và phân bố H. Phần mềm thống kê SPSS 10.0
được sử dụng để xác định kết cấu loài cây gỗ. Phần mềm Pimer Version 6.0 được sử
dụng để tính toán những thành phần đa dạng loài cây gỗ.


16


Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Vị trí địa lý
BQLR Nam Huoai nằm cách thành phố Bảo Lộc 45 km về phía Đông Bắc. Tọa
độ địa lý: 11020’50” đến 11050’20” độ vĩ Bắc; 107009’05” đến 107035’20” độ kinh Đông.
Ranh giới:
- Phía Bắc giáp huyện Đạ Tẻh và huyện Bảo Lâm;
- Phía Nam giáp huyện Đức Linh và Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận;
- Phía Đông giáp TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm;
- Phía Tây giáp huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
3.2. Khí hậu - thủy văn
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và được phân
chia 02 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 05 đến thánh 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng
04 năm sau. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 25,00C.
Mùa khô nhiệt độ cao, không khí khô hanh thường không có mưa, hệ thống
sông suối khô kiệt nước; mùa mưa thường mưa sớm, lượng mưa lớn nhưng phân bố
không đều. Lượng mưa trung bình năm là 2.100 mm. Độ ẩm không khí trung bình năm
là 80%.
Sông trên tại khu vực nghiên cứu là phần đầu nguồn của hệ thống sông Đồng
Nai. Phần lớn lượng nước của khu vực này được khai thác công năng cho thủy điện và
cung cấp nước cho hệ thống sông của tỉnh Đồng Nai. Hệ thống sông suối trên địa bàn
huyện được chia thành 02 nhóm chính như sau:
+ Nhóm Sông suối lớn chảy qua xã Hà Lâm, xã Đạ Tồn, xã Phước Lộc và Xã
Đạ Oai có bề mặt dòng chảy lớn, độ dốc thấp;
+ Nhóm sông suối nhỏ tại các vùng có địa hình phân cắt mạnh thường có bề
mặt nhỏ, lưu lượng dòng chảy không đều trong năm.
3.3. Địa hình – Đất
Địa hình khu vực nghiên cứu phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh, nhiều khe,
suối, có độ cao thay đổi từ 240 – 1000 m. Địa hình nghiêng theo hướng Đông Bắc –

Tây Nam. Nơi cao nhất là khu vực núi Song Mã giáp với địa phận thành phố Bảo Lộc,
nơi thấp nhất là xã Đạ Oai giáp ranh với xã Phú An huyện Tân Phú huyện tỉnh Đồng
Nai


17

Nhìn chung, địa hình tại khu vực nghiên cứu có sự biến đổi mạnh mẽ về địa
mạo nên tạo ra nhiều cảnh quan đặc sắc, có tiềm năng về thủy điện, chi phối mạnh mẽ
đến các yếu tố môi trường như khí hậu, đất đai và tài nguyên sinh vật.
Khu vực nghiên cứu có hai loại là đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá mẹ
granít và đất đỏ nâu phát triển trên đá Bazan, tầng đất > 60 cm, thành phần cơ giới thịt
trung bình. Cấp đất trong khu vực thuộc cấp đất 2
3.4. Dân sinh - kinh tế
Dân số, lao động: Huyện Đạ Huoai là một huyện thuộc phía nam tỉnh Lâm
Đồng có tỷ lệ cao về người dân tộc thiểu số sinh sống, người dân lao động chủ yếu
bằng nghề trồng trọt. Toàn huyện có 8 xã và 2 thị trấn, tổng số hộ dân 9.131 hộ với
35.502 nhân khẩu, có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống. Hầu hết người dân sống trên
địa bàn huyện là dân kinh tế mới đến từ khắp mọi miền trên đất nước; trình độ dân trí
còn thấp, còn nhiều tập tục sản xuất lạc hậu; người trong độ tuổi lao động còn thiếu
công ăn việc làm, một số hộ thuộc diện nghèo đói; phương thức sản xuất chủ yếu của
người dân làm nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Phân bố dân cư: Do huyện Đạ Huoai là huyện vùng sâu, vùng xa kinh tế đặc
biệt khó khăn nên có đặc thù dân cư sống ở ven rừng tương đối. Gần đây nhiều thành
phần kinh tế đầu tư trồng rừng, trồng cao su trên địa bàn huyện, hầu hết các dự án nằm
sâu trong rừng.
Trình dộ dân trí, ý thức chấp hành của người dân về QLBVR& PCCCR nhìn
chung còn chưa cao; đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ còn nhiều tập
tục, tập quán canh tác lạc hậu, ý thức chấp hành của người dân về Luật Bảo vệ và Phát
triển rừng, về các quy định PCCCR vẫn còn hạn chế.

3.5. Giao thông
Quốc lộ 20 là tuyến đường trục chính quan trong, nối huyện Đạ Huoai với các
trung tâm huyện lỵ, thị trấn khác trong và ngoài tỉnh. Đoạn chạy qua địa phận huyện
dài 30 km, tiêu chuẩn cấp III miền núi.
Tỉnh lộ 721: Bắt đầu từ thị trấn Mađaguoi, chạy qua xã Mađaguôi, xã Đạ Oai
vào huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên. Đoạn chạy qua huyện 12,2 km, tiêu chuẩn đường cấp IV
miền núi, hiện trạng đang được đầu tư nâng cấp.
Tỉnh lộ 721 đoạn 2: Đường ngã ba Bà Sa - thị trấn Đạ M’ri, chạy qua các xã
Đạ P’loa, Đoàn Kết qua các huyện của tỉnh Bình Thuận và nối với quốc lộ 1A. Đoạn


18

chạy qua huyện dài 10,5 km, mặt đường trải nhựa và đã hoàn thiện hệ thống cầu cống
nên lưu thông khá tốt đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi.
Hệ thống đường huyện: Gồm 5 tuyến với tổng chiều dài 43,3 km, trong đó có
26,1 km đường nhựa còn lại 17,2 km là đường đất. Đây là các trục giao thông chính
nối trung tâm huyện đến các xã, do đó ngày càng được đầu tư nâng cấp, đi lại tương
đối tốt.
Đường xá: Tổng chiều dài 186 km, đa phần là đường đất, cá biệt nhiều tuyến
chưa có nền đường, chất lượng đường xấu, giao thông gặp nhiều khó khăn nhất là vào
mùa mưa lũ.
3.6. Tài nguyên rừng
Tổng diện tích của BQLR Nam Huoai là 17.359,23 ha; trong đó phân ra:
+ Rừng giàu: 555,06 ha;
+ Rừng trung bình: 6.691,58 ha;
+ Rừng nghèo: 1.402,43 ha;
+ Rừng phục hồi: 958,86 ha
+ Rừng hỗn giao và rừng lồ ô : 5.610,80 ha
+ Rừng trồng: 1.624,06 ha

+ Đất trống và đất Nông nghiệp : 516,44 ha


19

Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết cấu loài cây gỗ của nhóm rừng trung bình và rừng giàu
4.1.1. Kết cấu loài cây gỗ của nhóm rừng trung bình

4.1.1.1. Kết cấu loài cây gỗ bình quân của nhóm rừng trung bình
Kết cấu loài cây gỗ của nhóm rừng trung bình thuộc Rkx ở BQLR Nam Huoai
của tỉnh Lâm Đồng được dẫn ra ở Bảng 4.1 và Hình 4.1.
Bảng 4.1. Kết cấu loài cây gỗ của nhóm rừng trung bình thuộc Rkx ở BQLR Nam
Huoai, tỉnh Lâm Đồng. Đơn vị tính: 1 ha.
N%

Tỷ lệ:
G%
V%

IVI%

(5)
40,5

(6)
11,6

(7)

20,6

(8)
23,5

(9)
18,6

3,5

31,9

11,7

16,8

18,5

15,7

65

1,3

9,3

9,8

6,1


5,4

7,1

Dầu rái

32

1,6

14,0

4,8

7,6

8,1

6,8

5

Thẩu tấu

58

1,1

8,4


8,7

5,6

4,9

6,4

6

Cầy

32

1,2

10,1

4,8

5,7

5,9

5,5

7

Trường lá nhỏ


46

1,0

6,8

7,0

4,6

3,9

5,2

8

Thành ngạnh

34

0,8

5,8

5,2

3,8

3,4


4,1

Cộng 8 loài

422

14,5

126,9

63,6

70,8

73,6

69,4

45

Loài khác

241

6,0

45,3

36,4


29,2

26,4

30,6

53

Tổng cộng

663

20,5

172,2

100

100

100

100

N

G

V


(cây)

(m2)

(m3)

(2)
Kiền kiền

(3)
77

(4)
4,2

2

Sao đen

78

3

Dền đỏ

4

TT
(1)
1


Loài

Phân tích số liệu ở Bảng 4.1 cho thấy, số loài cây gỗ bắt gặp ở nhóm rừng trung
bình là 53 loài thuộc 45 chi và 34 họ (Phụ lục 1). Nhóm rừng này bắt gặp 8 loài cây gỗ
ưu thế và đồng ưu thế; trong đó Kiền kiền là loài cây gỗ ưu thế, còn 7 loài cây gỗ đồng
ưu thế là Sao đen, Dền đỏ, Dầu rái, Thẩu tấu, Cầy, Trường lá nhỏ và Thành ngạnh.


20
IVI%

35
30.6
30
25
20

18.6
15.7

15
10

7.1

6.8

6.4


5.5

5.2

Cầy

Trường
lá nhỏ

5

0

Kiền kiền Sao đen Dền đỏ Dầu rái Thẩu tấu

4.1

Thành Loài khác
ngạnh

Hình 4.1. Đồ thị mô tả kết cấu loài cây gỗ của nhóm rừng trung bình ở BQLR
Nam Huoai,.tỉnh Lâm Đồng.
Mật độ trung bình của nhóm rừng trung bình là 663 cây/ha (100%); trong đó 8
loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế đóng góp 422 cây/ha hay 63,6% (trung bình
8%/loài), còn lại 45 loài cây gỗ khác đóng góp 241 cây/ha hay 36,4% (trung bình
0,8%/loài). Tiết diện ngang trung bình là 20,5 m2/ha (100%); trong đó 8 loài cây gỗ ưu
thế và đồng ưu thế chiếm 14,5 m2 hay 70,8% (trung bình 8,8%/loài), còn lại 45 loài
cây gỗ đóng góp 6,0 m2/ha hay 29,2% (trung bình 0,13%/loài). Trữ lượng gỗ là 172,2
m3/ha (100%); trong đó 8 loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế đóng góp 126,9 m3/ha hay
73,6% (trung bình 9,2%/loài), còn lại 45 loài cây gỗ khác chỉ đóng góp 45,3 m3/ha hay

26,4% (trung bình 0,59%/loài). Kết cấu loài cây gỗ trung bình của 8 loài cây gỗ ưu thế
và đồng ưu thế là 69,4% theo N, G và M, cao nhất là Kiền kiền (18,6%), thấp nhất là
Thành ngạnh (4,1%); trung bình 8,7%/loài. Kết cấu loài cây gỗ của 45 loài cây gỗ khác
là 30,6% theo N, G và M; trung bình 0,68%/loài. Nhóm rừng trung bình có độ tàn che
trung bình 0,8 (Phụ lục 2).
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, kết cấu loài cây gỗ của nhóm rừng trung bình
phân bố không đồng đều theo không gian (Phụ lục 3). Thành phần loài cây gỗ trên
diện tích ô tiêu chuẩn 2.500 m2 thay đổi từ 20 loài (Ô tiêu chuẩn 3 - Phụ lục 3.3) đến


21

có 29 loài (Ô tiêu chuẩn 2 - Phụ lục 3.2). Số loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế thay đổi
từ 4 (Ô tiêu chuẩn 5 - Phụ lục 3.5) đến 9 loài (Ô tiêu chuẩn 3 và 4 - Phụ lục 3.3 và
3.4). Những loài cây gỗ ưu thế thường bắt gặp là Kiền kiền (Ô tiêu chuẩn 1 và 2 – Phụ
lục 3.1 và 3.2), Dầu rái (Ô tiêu chuẩn 3 và 4 – Phụ lục 3.3 và 3.4) và Sao đen (Ô tiêu
chuẩn 5 – Phụ lục 3.5). Mật độ cây gỗ với D > 8 cm thay đổi từ 560 cây/ha (Ô tiêu
chuẩn 1 – Phụ lục 3.1) đến 744 cây/ha (Ô tiêu chuẩn 5 – Phụ lục 3.5). Tiết diện ngang
thân cây thay đổi từ 18,6 m2/ha (Ô tiêu chuẩn 4 – Phụ lục 3.4) đến 21,9 m2/ha (Ô tiêu
chuẩn 2 – Phụ lục 3.2). Trữ lượng gỗ thay đổi từ 149,2 m3/ha (Ô tiêu chuẩn 4 – Phụ
lục 3.4) đến 197,8 m3/ha (Ô tiêu chuẩn 1 – Phụ lục 3.1).
Nói chung, thành phần cây gỗ của nhóm rừng trung bình khá phong phú (53
loài); trong đó độ ưu thế trung bình của mỗi loài cây gỗ là 1,9%. Trong nhóm rừng
này, những loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế dao động từ 4 – 9 loài. Những loài cây
gỗ ưu thế thường gặp là Kiền kiền, Dầu rái và Sao đen...Những loài đồng ưu thế
thường gặp là Bình linh, Cầy, Dền đỏ, Thẩu tấu và Trường lá nhỏ…Rừng hình thành 2
tầng cây gỗ khá rõ rệt. Độ tàn che trung bình là 0,8.
4.1.1.2. Kết cấu loài cây gỗ của nhóm rừng trung bình theo nhóm D

Kết cấu loài cây gỗ của nhóm rừng trung bình theo ba nhóm D (< 20 cm, D = 20

– 40 cm và > 40 cm) được dẫn ra ở hình 4.2 – 4.4 và phụ lục 16. Đối với nhóm D < 20
cm (Hình 4.2; phụ lục 16.1), số loài cây gỗ bắt gặp là 46 loài; trong đó Dền đỏ là loài
cây gỗ ưu thế, còn 7 loài cây gỗ đồng ưu thế là Sao đen, Kiền kiền, Dầu rái, Trường lá
nhỏ, Thẩu tấu, Cầy và Thành ngạnh. So với kết cấu loài cây gỗ của nhóm D < 20 cm
(100%), Dền đỏ đóng góp 8,2%, 7 loài cây gỗ đồng ưu thế đóng góp 40,3% (trung bình
5,8%/loài), còn lại 38 loài cây gỗ khác đóng góp 51,6% (trung bình 1,4%/loài). So với
thành phần loài cây gỗ của nhóm rừng trung bình (53 loài), tỷ lệ số loài cây gỗ bắt gặp ở
nhóm D < 20 cm (46 loài) là 86,8%.
IVI%
60

51.6
50

40
30
20
10
0

8.2

Dền đỏ

8.1

7.5

6.6


Sao đen Kiền kiền Dầu rái

6.3

4.3

Trường Thẩu tấu
lá nhỏ

3.9
Cầy

3.5
Thành Loài khác
ngạnh

Hình 4.2. Đồ thị mô tả kết cầu loài cây gỗ của nhóm rừng trung
bình theo nhóm D < 20 cm.
.


22

Đối với nhóm D = 20 - 40 cm (Hình 4.3; phụ lục 16.2), số loài cây gỗ bắt gặp là
26 loài; trong đó Kiền kiền là loài cây gỗ ưu thế, còn 8 loài cây gỗ đồng ưu thế là Sao
đen, Dầu rái, Thành ngạnh, Trường lá nhỏ, Cầy, Dền đỏ, Gạo và Chiêu liêu nghệ. So
với kết cấu loài cây gỗ của nhóm D = 20 – 40 cm (100%), Kiền kiền đóng góp 16,2%, 8
loài cây gỗ đồng ưu thế đóng góp 61,3% (trung bình 7,7%/loài), còn lại 17 loài cây gỗ
khác chỉ đóng góp 22,5% (trung bình 1,3%/loài). So với thành phần loài cây gỗ của
nhóm rừng trung bình (53 loài), tỷ lệ số loài cây gỗ bắt gặp ở nhóm D = 20 – 40 cm (17

loài) là 49,1%.
IVI%
25
22.5

20
16.2

15

13.3

12.8

10
6.8

6.4

6.1

5.6

5.4

Dền đỏ

Gạo

5


0

Kiền kiền Sao đen

Dầu rái

Thành
ngạnh

Trường
lá nhỏ

Cầy

4.9

Chiêu Loài khác
liêu nghệ

Hình 4.3. Đồ thị mô tả kết cầu loài cây gỗ của nhóm rừng trung bình
theo nhóm D = 20 - 40 cm.
.

Đối với nhóm D > 40 cm (Hình 4.4; phụ lục 16.3), số loài cây gỗ bắt gặp là 13
loài; trong đó Kiền kiền là loài cây gỗ ưu thế, còn 5 loài cây gỗ đồng ưu thế là Sao đen,
Dầu rái, Cầy, Trâm trắng và Dền đỏ. So với kết cấu loài cây gỗ của nhóm D > 40 cm
(100%), Kiền kiền đóng góp 34,3%, 5 loài cây gỗ đồng ưu thế đóng góp 51,5% (trung
bình 10,3%/loài), còn lại 7 loài cây gỗ khác chỉ đóng góp 14,2% (trung bình
2,0%/loài). So với thành phần loài cây gỗ của nhóm rừng trung bình (53 loài), tỷ lệ số

loài cây gỗ bắt gặp ở nhóm D = 20 – 40 cm (13 loài) là 24,5%.
IVI%
40

35

34.3

30

26.2

25
20

14.2

15
10.5
10
5.5

5.3

Cầy

Trâm trắng

5


0

Kiền kiền

Sao đen

Dầu rái

4
Dền đỏ

Loài khác

Hình 4.4. Đồ thị mô tả kết cầu loài cây gỗ của nhóm rừng trung bình
theo nhóm.D > 40 cm.


23

Nói chung, kết cấu loài cây gỗ của nhóm rừng trung bình thay đổi rõ rệt theo
nhóm D. Trong nhóm rừng này, Dền đỏ chiếm ưu thế ở nhóm D < 20 cm, còn Kiền
kiền chiếm ưu thế ở nhóm D = 20 – 40 cm và D > 40 cm. So với tổng số loài cây gỗ
bắt gặp ở nhóm rừng trung bình (53 loài), tỷ lệ số loài cây gỗ bắt gặp giảm dần từ
nhóm D < 20 cm (86,8%) đến nhóm D = 20 – 40 cm (49,1%) và D > 40 cm (24,5%).
Những loài cây gỗ có kích thước lớn thường gặp là Kiền kiền, Dầu rái và Sao đen.
4.1.1.3. Kết cấu loài cây gỗ của nhóm rừng trung bình theo lớp H

Kết cấu loài cây gỗ của nhóm rừng trung bình theo ba lớp H (< 10 m, 10 – 20 m
và > 20 m) được dẫn ra ở Hình 4.5 – 4.7 và phụ biểu 17.
Đối với lớp H < 10 m (Hình 4.5; phụ biểu 17.1), số loài cây gỗ bắt gặp là 33 loài;

trong đó Kiền kiền là loài cây gỗ ưu thế, còn 7 loài cây gỗ đồng ưu thế là Dền đỏ, Sao
đen, Chò chai, Trường lá nhỏ, Bình linh và Thẩu tấu. So với kết cấu loài cây gỗ của lớp
H < 10 m (100%), Kiền kiền đóng góp 16,9%, 7 loài cây gỗ đồng ưu thế đóng góp
50,6% (trung bình 7,2%/loài), còn lại 25 loài cây gỗ khác chỉ đóng góp 32,5% (trung
bình 1,3%/loài). So với thành phần loài cây gỗ của nhóm rừng trung bình (53 loài), tỷ lệ
số loài cây gỗ bắt gặp ở lớp H < 10 m (33 loài) là 62,3%.
IVI%

35

32.5

30
25
20

16.9

15
11.3

9.3

10

7.8

7.1

6.2


4.5

5

0

Kiền kiền

Dền đỏ

Sao đen

Dầu rái

4.4

Chò chai Trường lá Bình linh Thẩu tấu Loài khác

nhỏ nhóm rừng trung bình
Hình 4.5. Đồ thị mô tả kết cầu loài cây gỗ của

theo lớp H < 10 m.
Đối với lớp H = 10 – 20 m (Hình. 4.6; phụ biểu 17.2), số loài cây gỗ bắt gặp là 43
loài; trong đó Kiền kiền là loài cây gỗ ưu thế, còn 6 loài cây gỗ đồng ưu thế là Sao đen,
Dầu rái, Dền đỏ, Trường lá nhỏ, Thành ngạnh và Cầy. So với kết cấu loài cây gỗ của lớp


24


H = 10 – 20 m (100%), Kiền kiền đóng góp 12,6%, 6 loài cây gỗ đồng ưu thế đóng góp
46,8% (trung bình 7,8%/loài), còn lại 36 loài cây gỗ khác chỉ đóng góp 40,6% (trung
bình 1,1%/loài). So với thành phần loài cây gỗ của nhóm rừng trung bình (53 loài), tỷ lệ
số loài cây gỗ bắt gặp ở lớp H = 10 - 20 m (43 loài) là 81,1%.
IVI%
45
40.6

40
35
30
25
20

15

12.6

11.6
8.9

10

8.1

7.1

6.3

4.8


5

0

Kiền kiền

Sao đen

Dầu rái

Dền đỏ

Trường lá
nhỏ

Thành
ngạnh

Cầy

Loài khác

Hình 4.6. Đồ thị mô tả kết cầu loài cây gỗ của nhóm rừng trung bình
theo lớp H = 10 - 20 m.
.

Đối với lớp H > 20 m (Hình 4.7; phụ biểu 17.3), số loài cây gỗ bắt gặp là 19 loài;
trong đó Kiền kiền là loài cây gỗ ưu thế, còn 4 loài cây gỗ đồng ưu thế là Sao đen, Dầu
rái, Cầy và Dền đỏ. So với kết cấu loài cây gỗ của lớp H > 20 m (100%), Kiền kiền

đóng góp 23,5%, 4 loài cây gỗ đồng ưu thế đóng góp 37,3% (trung bình 9,3%/loài),
còn lại 14 loài cây gỗ khác chỉ đóng góp 39,2% (trung bình 2,8%/loài). So với thành
phần loài cây gỗ của nhóm rừng trung bình (53 loài), tỷ lệ số loài cây gỗ bắt gặp ở lớp H
> 20 m (19 loài) là 35,8%
IVI%
45
39.2

40
35
30
25

23.5

20

17.9

15

10.8

10
5.5

5

0


3.1

Kiền kiền

Sao đen

Dầu rái

Cầy

Dền đỏ

Loài khác

Hình 4.7. Đồ thị mô tả kết cầu loài cây gỗ của nhóm rừng trung bình
. > 20 m.
theo lớp H


25

Nói chung, kết cấu loài cây gỗ của nhóm rừng trung bình thay đổi rõ rệt theo
lớp H. Trong nhóm rừng này, Kiền kiền chiếm ưu thế ở cả ba lớp H. Tỷ lệ số loài cây
gỗ bắt gặp lớn nhất ở lớp H = 10 – 20 m (81,1%), nhỏ nhất ở lớp H > 20 m (35,8%).
Những loài cây gỗ có kích thước lớn là Kiền kiền, Dầu rái và Sao đen.
4.1.2. Kết cấu loài cây gỗ của nhóm rừng giàu
4.1.2.1. Kết cấu loài cây gỗ bình quân của nhóm rừng giàu
Số loài cây gỗ bắt gặp ở nhóm rừng giàu là 46 loài, thuộc 40 chi và 28 họ (Bảng
4.2; Hình 4.8; Phụ lục 4). Nhóm rừng giàu thường bắt gặp 5 loài cây gỗ ưu thế và đồng
ưu thế; trong đó Dầu rái là loài cây gỗ ưu thế, còn 4 loài cây gỗ đồng ưu thế là Kiền

kiền, Cầy, Trâm vỏ đỏ và Trường lá nhỏ. Mật độ trung bình của nhóm rừng giàu là 646
cây/ha (100%); trong đó 5 loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế đóng góp 377 cây/ha hay
58,4% (trung bình 11,7%/loài), còn lại 41 loài cây gỗ khác đóng góp 269 cây/ha hay
41,6% (trung bình 1,0%/loài). Tiết diện ngang trung bình là 26,1 m2/ha (100%); trong
đó 5 loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế chiếm 19,2 m2 hay 73,6% (trung bình
14,7%/loài), còn lại 41 loài cây gỗ đóng góp 6,9 m2/ha hay 26,4% (trung bình
0,64%/loài).
Bảng 4.2. Kết cấu loài cây gỗ của nhóm rừng giàu thuộc Rkx ở BQLR Nam Huoai,
tỉnh Lâm Đồng. Đơn vị tính: 1 ha.
TT
(1)
1
2
3
4
5
41
46

Loài
(2)
Dầu rái
Kiền kiền
Cầy
Trâm vỏ đỏ
Trường lá nhỏ
Cộng 5 loài
Loài khác
Tổng số


N
Cây
(3)
113
106
44
83
31
377
269
646

G
(m2)
(4)
6,8
5,9
3,9
1,6
1,1
19,2
6,9
26,1

V
(m3)
(5)
66,5
57,1
39,2

10,8
10,0
183,6
57,0
240,6

Tỷ lệ
N%
(6)
17,5
16,4
6,8
12,9
4,8
58,4
41,6
100

G%
(7)
26,0
22,7
14,9
6,0
4,0
73,6
26,4
100

V%

(8)
27,6
23,7
16,3
4,5
4,2
76,3
23,7
100

IVI%
(9)
23,7
20,9
12,7
7,8
4,4
69,5
30,5
100

IVI%
35

30.5

30
25

23.7


20.9

20
15

12.7

10

7.8
4.4

5

0

Dầu rái

Kiền kiền

Cầy

Trâm vỏ đỏ

Trường lá nhỏ

Loài khác

Hình 4.8. Đồ thị mô tả tổ thành cây gỗ của nhóm rừng giàu thuộc Rkx ở

. tỉnh Lâm Đồng.
BQLR Nam Huoai,


×