Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Nghiên cứu giải pháp phát triển công nghiệp chế biến gỗ tại huyện thống nhất, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 134 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án Thạc sỹ kỹ thuật : “Nghiên cứu giải pháp phát
triển công nghiệp chế biến gỗ tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung
thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Học viên

Nguyễn Thế Vinh


ii

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian được nghiên cứu, h c tập tại Trường Đại H c Lâm nghiệp p K22 Cao h c C ng nghệ chế biến âm sản năm 2014-2016, cơ bản tôi đã
được cập nhật các iến thức,

m cơ s cho t i ứng dụng trong nhiệm vụ chuyên

môn. Đặc biệt trong quá trình thực hiện Luận án Thạc sĩ ĩ thuật “nghiên cứu
giải pháp phát triển công nghiệp chế biến gỗ tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng
Nai”” t i đã nhận được sự hư ng dẫn, quan tâm của các thầy, c giáo, ãnh đạo
các s ng nh, địa phương, các chủ cơ s , các chuyên gia của các viện nghiên
cứu giúp t i ho n th nh uận văn n y. Đặc biệt
Hưng, qua đây t i

sự tận tình của TS Phan Duy

in chân th nh cảm ơn những chia sẻ, giúp đỡ, phối hợp quý



báu đó.
Nguyễn Thế Vinh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................... ii
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... vii
Danh mục các bảng ............................................................................................. viii
Danh mục các biểu đồ ........................................................................................... ix
Danh mục các hình ................................................................................................ ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU3
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................3
1.1.1. Về công nghiệp chế biến gỗ ...............................................................................3
1.1.2. Phát triển công nghiệp chế biến gỗ ....................................................................4
1.1.3. Đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến gỗ ...................................................5
1.1.3.1. Nguyên liệu .................................................................................................5
1.1.3.2. Công nghệ ...................................................................................................5
1.1.3.3. Lao động .....................................................................................................6
1.1.3.4. Giá trị xã hội ...............................................................................................6
1.1.4. Vai trò của ngành công nghiệp chế biến gỗ đến sự phát triển kinh tế - xã hội .7
1.1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển công nghiệp chế biến gỗ ...................9
1.1.5.1. Các yếu tố đầu vào ......................................................................................9
1.1.5.2. Yếu tố về thị trƣờng ..................................................................................10
1.1.5.3. Các ngành công nghiệp hỗ trợ của địa phƣơng.........................................12
1.1.5.4. Các yếu tố khác .........................................................................................13

1.1.6. Một số tiêu chuẩn và chứng chỉ đối với sản phẩm gỗ.................................15
1.1.6.1. Chứng chỉ FSC, COC................................................................................15
1.1.6.2 Tiêu chuẩn ISO ..........................................................................................16
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................18
1.2.1. Tổng quan phát triển công nghiệp chế biến gỗ trên thế giới và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam .....................................................................................................18
2.2.1.1. Phát triển công nghiệp chế biến gỗ ở CHLB Đức ....................................18
1.2.1.2. Phát triển công nghiệp chế biến gỗ ở Malaysia .......................................20
1.2.1.3. Phát triển công nghiệp chế biến gỗ ở Singapore ......................................22
1.2.1.4. Bài học kinh nghiệm về phát triển công nghiệp chế biến gỗ cho Việt Nam
.........................................................................................................................................24
1.2.2. Tổng quan về phát triển công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam và bài học kinh
nghiệm cho tỉnh Đồng Nai, huyện Thống Nhất. .............................................................25


iv
1.2.2.1. Hệ thống doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam ..................................27
1.2.2.2. Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ ................................................31
2.2.2.3. Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gỗ ..............................................................32
2.2.2.4. Bài học kinh nghiệm về phát triển công nghiệp chế biến gỗ cho Đồng Nai
nói chung và cho huyện Thống Nhất ..............................................................................37
1.2.3. Ngành công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh Đồng Nai .........................................38
2.2.3.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên .................................................................38
2.2.3.2. Hiện trạng tài nguyên rừng, kết quả sản xuất lâm nghiệp và nguyên liệu
khác. ................................................................................................................................ 39
2.2.3.3. Khái quát về kinh tế ..................................................................................41
2.2.3.4. Xã hội .......................................................................................................43
2.2.3.5. Sơ bộ về ngành công nghiệp và các hoạt động liên quan. ........................44
1.2.3.6. Hoạt động của ngành chế biến gỗ và lâm sản: ..........................................45
1.2.3.7. Xuất, nhập khẩu ........................................................................................46

1.2.3.8. Một số doanh nghiệp gỗ hoạt động có hiệu quả nộp thuế cao cho nhà
nƣớc: ...............................................................................................................................47
1.2.3.9. Quản lý nhà nƣớc ......................................................................................48
1.2.4. Ngành công nghiệp chế biến gỗ của huyện Thống Nhất..................................49
1.3. Các vấn đề nghiên cứu ............................................................................................50
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................50
1.3.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................51
1.3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................51
1.3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................51
1.3.4.1. Phƣơng pháp tham khảo tài liệu:.................................................................51
1.3.4.2 Phƣơng pháp điều tra ...................................................................................52
1.3.4.3 Phƣơng pháp quan sát, phỏng vấn ...............................................................52
1.3.4.4 Phƣơng pháp thống kê ..................................................................................53
1.3.4.5 Phƣơng pháp chuyên gia ..............................................................................53

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ ........................... 54
HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI ............................................. 54
2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến ngành chế biến gỗ của huyện Thống Nhất ................54
2.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................54
2.1.2. Địa hình ............................................................................................................55
2.1.3. Khí hậu. ............................................................................................................56
2.1.4. Tài nguyên rừng ...............................................................................................56
2.1.5. Phát triển lực lƣợng lao động ...........................................................................57
2.1.6. Phát triển kinh tế ...............................................................................................59


v
2.1.7. Khu – cụm Công nghiệp ..................................................................................63
2.1.8. Về đầu tƣ xây dựng cơ bản :.............................................................................65
2.1.9. Kết quả phát triển sản xuất công nghiệp ..........................................................67

2.1.10. Mạng lƣới giao thông .................................................................................69
2.1.11. Mạng lƣới điện ...........................................................................................70
2.2. Đánh giá tình hình chế biến, kinh doanh gỗ trên địa bàn huyện Thống Nhất,
Tỉnh Đồng Nai : ..............................................................................................................70
2.2.1. Nguyên liệu ......................................................................................................70
2.2.2. Số lƣợng cơ sở và năng lực chế biến gỗ ...........................................................71
2.2.2.1. Cơ cấu chế biến gỗ theo loại hình: ............................................................72
2.2.2.2. Cơ cấu theo tài sản ....................................................................................73
2.2.2.3. Thị trƣờng .................................................................................................74
2.2.3. Hiệu quả về kinh tế ......................................................................................74
2.2.4. Hiện trạng lao động ......................................................................................75
2.2.5. Hiện trạng về thiết bị, khoa học công nghệ và quảng bá sản phẩm .............76
2.2.6. Vấn đề môi trƣờng trong chế biến ...............................................................79
2.2.6.1. Chất thải rắn ..............................................................................................79
2.2.6.2. Chất thải lỏng ............................................................................................80
2.2.6.3. Chất thải khí ..............................................................................................81
2.2.7. Hiện trạng quản lý nhà nƣớc ............................................................................81
2.3. Đánh giá về ngành chế biến gỗ của huyện ..............................................................81
2.3.1. Điểm mạnh .......................................................................................................81
2.3.2. Điểm yếu ..........................................................................................................82
2.3.3. Những cơ hội : ..................................................................................................83
2.3.4. Những thách thức .............................................................................................83

CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ
BIẾN GỖ HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI ............................... 84
3.1. Một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ một số tỉnh của Việt Nam ............84
3.1.1. Tại khu vực Miền Bắc : ....................................................................................84
3.1.2. Khu vực Miền Trung ........................................................................................86
3.1.2. Khu vực Tây nguyên ........................................................................................88
3.1.3. Khu vực Đông Nam Bộ ....................................................................................90

3.2. Dự báo tình hình phát triển ngành chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2025 ..............92
3.3. Định hƣớng phát triển ngành chế biến gỗ của Việt Nam. ......................................93
3.4. Định hƣớng phát triển ngành chế biến gỗ của tỉnh Đồng Nai ................................ 95
3.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển công nghiệp chế biến gỗ tại huyện Thống
Nhất, tỉnh Đồng Nai ........................................................................................................96


vi
3.5.1 Giải pháp về cơ sở pháp lý : ..............................................................................96
3.5.2. Về giải pháp quy hoạch cụm công nghiệp chế biến gỗ sơ chế tại xã Quang
Trung – huyện Thống Nhất.............................................................................................97
3.5.2. Giải pháp đổi mới, phát triển ngành chế biến gỗ hiện nay ..............................99
3.5.3. Một số giải pháp chung ..................................................................................100
3.5.3.1. Giải pháp phát triển nguyên liệu: ..............................................................100
3.5.3.2 Giải pháp về khoa học công nghệ, thiết bị .................................................101
3.5.3.3. Giải pháp về lao động và nguồn nhân lực .................................................110
3.5.3.4. Giải pháp về sản phẩm và thị trƣờng ........................................................114
3.4.5. Giải pháp về môi trƣờng ..............................................................................116

CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 118
4.1. Kết luận ..............................................................................................................118
4.1.1. Những kết quả đạt đƣợc của đề tài .................................................................118
4.1.2. Lựa chọn giải pháp phù hợp để phát triển bền vững ngành chế biến gỗ của
huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai ...............................................................................119
4.2. Kiến nghị...............................................................................................................119

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 121


vii


DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết
tắt

Tên đầy đủ tiếng Anh

Tên đầy đủ tiếng Việt

Association of Southeast Asia

Hiệp hội các quốc gia Đông

Nations

Nam Á

CBG

Woodworking

Chế biến gỗ

CoC

Chain of Custody

Chuỗi hành trình sản phẩm

DN


Business

Doanh nghiệp

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

FSC

Forest Stewarship Council

Hội đồng quản lý rừng

ISO

International Organization for

Tổ chức quốc tế về tiêu

Standardization

chuẩn hoá

Ministry of Agriculture and

Bộ Nông nghiệp & Phát triển


Rural Development

nông thôn.

NWG

National working group

Tổ công tác quốc gia



Labor

Lao động.

VIFA

The Vietnam Forest Science

Hội khoa học lâm nghiệp

ASEAN

MARD

Việt Nam
Vietnam Timber & Forest


Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt

Product

Nam

USD

United State Dollar

Đô la Hoa Kỳ

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thƣơng mại thế

VIFORES

giới
WWF

World Wide Fund For Nature

Quỹ quốc tế bảo vệ thiên
nhiên

WEF


World Economics Forum

Diễn đàn kinh tế thế giới


viii

Danh mục các bảng
Số hiệu bảng
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5
Bảng 1.6
Bảng 1.7
Bảng 1.8
Bảng 1.9
Bảng 1.10
Bảng 1.11
Bảng 1.12
Bảng 1.13
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 3.1


Tên bảng
số lƣợng và phân bổ các doanh nghiệp chế
biến gỗ giai đoạn 2000 – 2010
Phân loại doanh nghiệp chế biến gỗ theo
quy mô lao động
Lƣợng gỗ nguyên liệu và gia trị kim ngạch
nhập khẩu của Việt Nam
Kinh nghạch xuất khẩu và tốc độ tăng của
đồ gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 – 2016
Giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm
gỗ Việt Nam tại một số thị trƣờng chính giai
đoạn 2012 - 2015
Giá trị đồ gỗ Việt Nam tiêu thụ tại thị
trƣờng nội địa
Kết quả sản xuất lâm nghiệp Đồng Nai
Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh
năm 2010
Số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
2010 – 2015
Tỷ lệ thất nghiệp
Tổng hợp Giá trị sản xuất công nghiệp và
chế biến gỗ
Tình hình sản xuất một số sản phẩm đồ gia
dụng
Một số doanh nghiệp chế biến gỗ tiêu biểu
tại tỉnh Đồng Nai
Tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
huyện Thống Nhất giai đoạn 2005-2015
Kết quả phát triển công nghiệp giai đoạn
2006-2015

Sản lƣợng gỗ và lâm sản ngoài gỗ
Số lƣợng cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn
huyện
Tỷ lệ cơ cấu cơ sở chế biến gỗ chia theo loại
hình doanh nghiệp
Tỷ lệ cơ cấu cơ sở chế biến gỗ chia theo địa
bàn hành chính
Các thông số kỹ thuật của máy sấy

Trang
28
30
32
33
34
37
40
41
42
44
45
46
48
66
68
70
71
72
73
107



ix

Danh mục các biểu đồ
Số hiệu biểu đồ
Biểu đồ 1.1
Biểu đồ 1.2
Biểu đồ 1.3
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3
Biểu đồ 2.4
Biểu đồ 2.5
Biểu đồ 2.6
Biểu đồ 2.7

Tên biểu đồ
Tổng cầu nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ và
nguồn cung
kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng của đồ
gỗ Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013
Cơ cấu gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của
Việt Nam
tỷ lệ lao động trong các ngành kinh tế
biểu đồ số ngƣời đƣợc giải quyết việc làm
biểu đồ giá trị sản xuất xây dựng 2011-2015
(giá so sánh 2010)
biểu đồ giá trị xuất nông, lâm nghiệp thủy
sản 2011-2015 ( Giá so sánh 2010)

biểu đồ tổng vốn đầu tƣ phát triển 20112015
Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp 20112015 (giá so sánh 2010)
Số lƣợng cơ sở chế biến gỗ qua các năm của
huyện

Trang
32
34
35
57
58
61
62
66
67
72


x

Danh mục các hình
Số hiệu hình
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6

Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14
Hình 3.15

Tên hình
Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai, tỷ lệ
1/150.000.
Công ty TNHH Shing Mark vina – Khu CN
Bàu Xéo.
Bản đồ hành chính huyện Thống Nhất, Tỉnh
Đồng Nai.
Máy cƣa CĐ của Công ty Trọng Phúc Thái.
Máy cƣa mâm của cơ sở.
Hệ thống máy nghiền gỗ của Công ty Hƣng
Nhơn.
Viên nén mùn cƣa của Công ty Lộc an
Nguy cơ bụi, ô nhiễm và cháy nổ.
Công ty đồ gỗ Hiền Oanh – Tỉnh Nam Định

Công ty cổ phần Gỗ Bình Định
Sản phẩm đồ gỗ của Công ty Hoàng Anh
Gia Lai
Sơ đồ quy hoạch cụm công nghiệp Quang
Trung
ván ghép thanh
Máy ghép thanh
Sơ đồ quy trình chế biến viên nén gỗ
Công ty TNHH Lộc An, chuyên sản xuất
viên nén gỗ, tại KCN Dầu Giây
Lò sấy hơi nƣớc của Công ty Hiệp Phát Đạt
Sơ đồ nguyên lý chuyển động của dòng
không khí trong lò sấy.
Lò sấy năng lƣợng mặt trời
máy cƣa rong thẳng lƣởi trên
Máy bào hai mặt
Máy bào 4 mặt.
Máy ghép nganh 20 bàn bằng thủy lực

Trang
39
47
55
76
77
77
78
80
85
88

89
97
102
103
104
105
106
107
108
108
109
109
110


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyện Thống Nhất mới đƣợc thành lập theo Nghị định số 97/2003/NĐ-CP
ngày 21/8/2003 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01/01/2004; huyện có 10 đơn vị hành chính (trên cơ sở sáp nhập của 8 xã thuộc
huyện Thống Nhất cũ và 2 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Long
Khánh cũ), có tổng diện tích đất tự nhiên 24.721,6 ha, bao gồm 10 xã: Hƣng Lộc,
Bàu Hàm 2, Xuân Thạnh, Lộ 25, Xuân Thiện, Quang Trung, Gia Kiệm, Gia Tân
1, Gia Tân 2, Gia Tân 3; với dân số đến tháng 5/2015 là 163.809 ngƣời. Địa giới
hành chính huyện Thống Nhất: Đông giáp Thị xã Long Khánh, Tây giáp huyện
Trảng Bom và huyện Vĩnh Cửu, Nam giáp huyện Long Thành, Bắc giáp huyện
Định Quán. Huyện Thống Nhất có Quốc lộ 1A, Quốc Lộ 20, Đƣờng cao tốc Dầu
Giây – Long Thành – Thành phố Hồ Chí Minh, đƣờng sắt Bắc - Nam đi qua,
cách thành phố Hồ Chí Minh 50 Km về phía tây.

Trong những năm qua ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã đáp
ứng đƣợc yêu cầu phục vụ nhân dân trong huyện và xuất khẩu, toàn huyện hiện
có 814 cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động, trong đó 96 công ty, doanh
nghiệp tƣ nhân và hộ gia đình tham gia ngành chế biến gỗ (Niên giám thống kê
huyện năm 2014).
Ngành chế biến gỗ của huyện Thống Nhất đã có thời gian phát triển khá
sớm từ Huyện Thống Nhất củ (nay là huyện Trảng Bom), chủ yếu là các sản
phẩm sơ chế nên quy mô còn hạn chế, công nghệ lạc hậu; ngành chế biến gỗ yêu
cầu có trình độ tay nghề cao trong khi công tác đào tạo nghề còn mang tính tự
phát, phần lớn lao động học nghề theo cách “truyền nghề” và “kèm cặp” trong
sản xuất, rất ít đƣợc đào tạo qua các trƣờng dạy nghề chính quy, ngƣời làm
nhiệm vụ truyền nghề, kèm cặp chỉ dựa trên kinh nghiệm sản xuất, do vậy còn
nhiều hạn chế khi tiếp cận và sử dụng thiết bị công nghệ mới, đòi hỏi có trình độ
cao.
Khâu quan trọng nhất trong sản xuất là nguyên liệu gỗ cũng gặp rất nhiều


2

khó khăn, khi Nhà nƣớc quyết định đóng cửa rừng từ năm 1996, do đó nguyên
liệu chủ yếu là nguồn nhập khẩu, khai thác tận thu, gỗ rừng trồng, gỗ tạp nên
không chủ động về nguyên liệu chế biến gỗ.
Về mẫu mã sản phẩm hiện nay, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất không
chủ động thiết kế và chào mẫu mà chủ yếu theo đơn đặt hàng trong và ngoài tỉnh,
chƣa xuất khẩu nhiều, do vậy sản phẩm gần nhƣ phụ thuộc toàn bộ vào thị
trƣờng, các chủ cơ sở chƣa nắm hết đƣợc về tiêu chuẩn và chứng chỉ sản phẩm
đồ gỗ. Tuy nhiên, đến nay chƣa có một nghiên cứu hay điều tra, đánh giá một
cách toàn diện về lĩnh vực chế biến đồ gỗ của Tỉnh Đồng Nai nói chung và của
huyện Thống Nhất nói riêng, từ thực tiễn và để đáp ứng lại yêu cầu của sản xuất,
chế biến gỗ, cần thiết phải có nghiên cứu một cách hệ thống những vấn đề liên

quan sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ của huyện Thống Nhất.
Xuất phát từ yêu cầu trên và để công tác quản lý nhà nƣớc về sản xuất chế
biến gỗ đƣợc chặt chẽ hơn, tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, nâng
cao thu nhập, góp phần phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện, nhằm kiến
nghị với UBND Huyện, UBND tỉnh ban hành các chính sách phù hợp để phát
triển ngành chế biến gỗ huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai một cách bền vững, để
tổng hợp kiến thức đã đƣợc học, tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu:
“Nghiên cứu giải pháp phát triển công nghiệp chế biến gỗ tại huyện Thống
Nhất, tỉnh Đồng Nai”.


3

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Về công nghiệp chế biến gỗ
- Chế biến gỗ là quá trình chuyển hóa gỗ nguyên liệu dƣới tác dụng của
thiết bị, máy móc hoặc công cụ, hóa chất để tạo thành các sản phẩm có hình
dáng, kích thƣớc, thành phần hóa học làm thay đổi so với nguyên liệu ban đầu.
- Chỉ qua chế biến gỗ tròn mới thành hàng loạt các sản phẩm thỏa mãn mọi
nhu cầu của nền kinh tế và đời sống xã hội. Thông qua hoạt động chế biến gỗ sẽ
đẩy mạnh việc sử dụng gỗ hợp lý, đúng mục đích, tránh sử dụng lãng phí, gỗ tốt,
gỗ to vào những trƣờng hợp không cần thiết, từ đó nâng cao tỉ lệ sử dụng gỗ. Qua
chế biến còn có thể nâng cao chất lƣợng gỗ, kéo dài sức bền tự nhiên và thời gian
sử dụng gỗ. Chế biến gỗ còn cho phép tận dụng phế liệu trong khâu khai thác,
chế biến thành các sản phẩm hữu ích. Cuối cùng chế biến gỗ còn có tác dụng
giảm đƣợc khối lƣợng vận chuyển, tiết kiệm đƣợc xăng dầu do số lƣợng sản
phẩm sau chế biến giảm khoảng 30-40% so với lƣợng nguyên liệu.
- Cùng với sự đa dạng của các loại sản phẩm từ lâm sản, sự phát triển của

khoa học kỹ thuật thì hình thức gia công chế biến cũng rất khác nhau. Ngƣời ta
các nhiều cách để phân chia ra các hình thức chế biến lâm sản, tuy nhiên thƣờng
căn cứ vào sự thay đổi của đối tƣợng gia công do tác động của quá trình chế biến
để phân ra ba hình thức gia công chế biến là : chế biến cơ giới, chế biến hóa học
và chế biến cơ hóa :
+ Chế biến cơ giới: Dùng cơ học tác động vào nguyên liệu gỗ là hình thức
chế biến tạo ra sản phẩm từ lâm sản bằng cách chủ yếu làm thay đổi hình dáng,
kích thƣớc của nguyên liệu, còn bản chất hóa học của nó thì cơ bản không thay
đổi; ví dụ nhƣ sản xuất đồ mộc, ván xẻ từ gỗ tự nhiên … .
+ Chế biến hóa học: Dùng hóa chất tác động hoặc dùng hóa chất thay đổi


4

thành phần hóa học của gỗ là hình thức chế biến tạo ra sản phẩm từ lâm sản mà
trong đó bản chất hóa học của nguyên liệu đã thay đổi. Ví dụ nhƣ quá trình sản
xuất bột giấy, quá trình sản xuất giấy v.v… .
+ Chế biến cơ – hóa: Là hình thức gia công chế biến kết hợp giữa chế biến
cơ giới và chế biến hóa học. Ví dụ : quá trình gia công áp lực có ngâm tẩm, biến
tính gỗ v.v… [5].
1.1.2. Phát triển công nghiệp chế biến gỗ
Phát triển công nghiệp chế biến gỗ xét theo góc độ phát triển của một
ngành, cần đƣợc xem xét ở hai nội dung (phát triển theo chiều rộng và phát triển
theo chiều sâu).
- Theo chiều rộng: Phát triển công nghiệp chế biến gỗ là sự phát triển về
quy mô của ngành: sự tăng lên về số lƣợng các cơ sở chế biến gỗ, số lƣợng và
chất lƣợng lao động trong ngành, mở rộng về quy mô nguồn vốn đầu tƣ, mức độ
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, …
- Theo chiều sâu: Phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ đƣợc xem
xét dƣới góc độ hiệu quả của ngành và cùng với sự phát triển của ngành công

nghiệp chế biến gỗ cần đƣợc xem xét đến yếu tố Cầu của ngành. Hay nói cách
khác, phát triển công nghiệp chế biến gỗ của địa phƣơng không thể không quan
tâm tới vấn đề hiệu quả kinh tế kết hợp với giải quyết các vấn đề về môi trƣờng,
các vấn đề xã hội, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
+ Hiệu quả kinh tế ở đây đƣợc xem xét dƣới góc độ khi ngành công nghiệp
chế biến gỗ phát triển sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phƣơng phát triển và
chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm
dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP của địa phƣơng. Ngoài ra, để
đánh giá hiệu quả kinh tế của ngành công nghiệp chế biến gỗ có thể căn cứ vào
các chỉ số nhƣ: hiệu quả sử dụng vốn, tỷ suất lợi nhuận/ vốn, …


5

+ Hiệu quả môi trƣờng: Ngành công nghiệp chế biến gỗ của địa
phƣơng phát triển phải đảm bảo yêu cầu sử dụng công nghệ, dây chuyền sản
xuất thân thiện với môi trƣờng và áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn xử lý
chất thải công nghiệp trong quá trình sản xuất đảm bảo không làm ảnh hƣởng
đến môi trƣờng tại địa phƣơng.
+ Vấn đề xã hội: Trong quá trình phát triển công nghiệp chế biến gỗ ở địa
phƣơng, ngoài việc góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng còn giải
quyết vấn đề việc làm cho nhiều lao động ở địa phƣơng, nâng cao thu nhập cho
ngƣời lao động, từng bƣớc cải thiện đời sống cho nhân dân và góp phần giảm
nghèo cho địa phƣơng [7].
1.1.3. Đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến gỗ
1.1.3.1. Nguyên liệu
- Nguyên liệu dùng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ là nguồn nguyên
liệu gỗ đƣợc khai thác từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng: gỗ, tre, nứa, ... Nguồn
nguyên liệu này rất đa dạng về chủng loại, chất lƣợng không đồng đều và thƣờng
chiếm tỷ trọng từ 70% đến 80% giá thành sản phẩm của ngành công nghiệp chế

biến gỗ. Vì vậy, quy mô, tốc độ, cơ cấu phát triển của ngành công nghiệp chế
biến phụ thuộc vào trình độ, tính chất phát triển của ngành nông, lâm nghiệp.
- Công nghiệp chế biến gỗ là ngành công nghiệp có nhiều khả năng tận
dụng tối đa nguồn nguyên liệu để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Do
vậy, các cơ sở chế biến phải tổ chức tốt hệ thống kho, bãi để bảo quản nguyên
liệu trƣớc khi đƣa vào sản xuất. Mặt khác, phải tính toán khối lƣợng nguyên liệu
dự trữ ở mức hợp lý, nhằm đảm bảo nguyên liệu cho hoạt động sản xuất thƣờng
xuyên. Đồng thời giảm thiểu việc giảm chất lƣợng nguyên liệu và phế liệu, phế
phẩm trong sản xuất, chế biến.
1.1.3.2. Công nghệ
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, công nghiệp chế biến


6

gỗ ngày càng phát triển, cho phép tận dụng tối đa nguyên liệu, tiết kiệm tài
nguyên, thoả mãn nhu cầu đa dạng của con ngƣời. Nâng cao hiệu quả kinh tế cho
ngành công nghiệp chế biến đòi hỏi công tác quản lý nhà nƣớc đối với ngành nói
chung và quản lý sản xuất kinh doanh của mỗi cơ sở công nghiệp chế biến gỗ nói
riêng, phải bám sát nhu cầu của thị trƣờng để xác định chủng loại, chất lƣợng sản
phẩm. Từ đó, lựa chọn phƣơng pháp công nghệ thích hợp, tận dụng tối đa nguyên
liệu sản xuất ra sản phẩm thoả mãn nhu cầu của thị trƣờng, tiết kiệm tài nguyên,
nâng cao khả năng cạnh tranh và trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng của doanh
nghiệp chế biến gỗ.
1.1.3.3. Lao động
- Công nghiệp chế biến gỗ là ngành công nghiệp có sản phẩm đa dạng,
phong phú đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Do nguồn nguyên liệu gỗ phong phú, đa
dạng đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển một cách
nhanh chóng, rộng lớn và bao gồm nhiều lĩnh vực sản xuất, mỗi lĩnh vực có một
quá trình chế biến riêng tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng và quy cách khác

nhau; ngoài ra còn do cả sự đa dạng về nhu cầu (tâm lý tiêu dùng, sở thích, tập
quán,...). Đặc điểm này là cơ sở cho việc phân chia công nghiệp chế biến gỗ
thành nhiều ngành hẹp hơn, thúc đẩy quá trình phân công lao động một cách sâu
sắc hơn.
1.1.3.4. Giá trị xã hội
- Công nghiệp chế biến gỗ là ngành có truyền thống lâu đời, đặc biệt là
Việt Nam. Lịch sử cho thấy, ngƣời dân Việt Nam có truyền thống lâu đời về sản
xuất đồ gỗ . Từ thời phong kiến đã hình thành nên các làng nghề thủ công, tổ chức
thủ công nghiệp (sản xuất đồ gỗ). Nhìn chung, tổ chức thủ công nghiệp thời kỳ này
gồm hai dạng: dạng quan doanh do Nhà nƣớc phong kiến quản lý, dạng dân doanh
tập trung ở các phƣờng phố nội thị và các phƣờng xã ven đô. Ngoài ra còn có nghề
thủ công trong các gia đình nông dân làng xã với tính chất là là nghề phụ trong gia
đình. Hiện nay, các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam


7

không chỉ đƣợc tiêu thụ trong nƣớc mà đã vƣơn ra thị trƣờng nƣớc ngoài, trong
đó có thị trƣờng của các nƣớc phát triển nhƣ Nhật Bản, EU, Mỹ và một số nƣớc
khác trong khối SNG và Đông Âu. Do vậy, yếu tố truyền thống và thị trƣờng là
rất lớn trong quá trình phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam thời
gian tới.
- Công nghiệp chế biến gỗ phù hợp với quy mô tổ chức sản xuất vừa và
nhỏ. Bản chất công nghiệp chế biến gỗ là công nghiệp nhỏ, bởi vậy công nghiệp
chế biến gỗ cũng nhỏ hơn so với các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là công
nghiệp điện, khai khoáng, ... Bên cạnh đó, công nghệ sản xuất không quá phức
tạp, lao động lại dễ đào tạo nên việc tổ chức sản xuất các doanh nghiệp công
nghiệp chế biến gỗ theo mô hình các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất phù hợp với các
nƣớc đang phát triển và có điều kiện về địa lý, kinh tế và xã hội của Việt Nam.
Tóm lại, hác v i các ng nh c ng nghiệp chế biến hác, chế biến gỗ

ng nh có đặc điểm
vùng nguyên iệu

độ rủi ro cao; các cơ s chế biến gỗ hầu hết đều gắn v i
n ng th n miền núi v n ng dân, vì vậy cũng chịu những tác

động tiêu cực do tư tư ng tiểu n ng, sản uất nhỏ, trình độ nguồn nhân ực nói
chung còn thấp.
1.1.4. Vai trò của ngành công nghiệp chế biến gỗ đến sự phát triển
kinh tế - xã hội
Công nghiệp chế biến gỗ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhiều quốc
gia trong đó có Việt Nam, là 1 trong 5 mặt hàng xuất khẩu chính, năm 2015 xuất
khẩu gỗ đạt 6,9 tỷ USD (số liệu tổng cục thống kê). Đây là ngành cung cấp các mặt
hàng thiết yếu cho xã hội, giải quyết việc làm cho một lực lƣợng lớn lao động, đồng
thời đã mang lại nguồn ngoại tệ lớn từ xuất khẩu và đóng góp một nguồn thu cho
ngân sách Nhà nƣớc. Công nghiệp chế biến gỗ hiện có tiềm lực phát triển khá mạnh
và đƣợc coi là một trong những trọng điểm phát triển công nghiệp của nhiều quốc
gia trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển công nghiệp
chế biến gỗ có một số vai trò sau:


8

- Phát triển công nghiệp chế biến gỗ có ý nghĩa trực tiếp trong việc thực
hiện chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Vai trò này thể hiện rõ ở việc thông
qua phát triển công nghiệp chế biến gỗ sẽ góp phần nâng cao tỷ trọng của nhóm
ngành công nghiệp chế biến trong GDP. Hơn thế nữa, một nƣớc đƣợc coi là nƣớc
công nghiệp khi tỷ lệ công nghiệp chế biến có tỷ trọng từ 35% trong GDP và theo
số liệu năm 2013, 2014 (Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, Hội mỹ nghệ và chế
biến gỗ HCMC) thì tỷ lệ này đang đƣợc cải thiện, theo đó khối nội đã thay thế

khối ngoại, trở thành khu vực chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Công nghiệp chế biến gỗ phát triển sẽ góp phần phát huy lợi thế so sánh
của địa phƣơng, làm tăng thêm giá trị cho ngành lâm nghiệp và nâng cao hiệu
quả sản xuất của nghề rừng, góp phần cải thiện đời sống và khuyến khích trồng
rừng cho các hộ nông dân nghèo khu vực nông thôn miền núi.
- Phát triển công nghiệp chế biến gỗ sẽ góp phần gắn kết mối quan hệ giữa
ngành công nghiệp với ngành nông nghiệp - một trong những mối quan hệ cơ
bản nhất của nền kinh tế quốc dân. Phát triển công nghiệp chế biến gỗ cũng góp
phần thay đổi cơ sở hạ tầng nông thôn, thu hút các ngành công nghiệp, dịch vụ
khác phát triển. Trên cơ sở đó hình thành những cụm, khu công nghiệp vừa và
nhỏ ở nông thôn, gắn liền với nông nghiệp; thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá
hiện đại hoá và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông
thôn.
- Phát triển công nghiệp chế biến gỗ góp phần thoả mãn nhu cầu đa dạng
và phong phú của đời sống nhân dân. Nếu xét thuần tuý thị trƣờng trong nƣớc thì
chính sự phát triển công nghiệp chế biến gỗ đã góp phần đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao và hợp lý của cuộc sống ngƣời tiêu dùng của các thành phố, khu công
nghiệp.
V i những vai trò quan tr ng trên phát triển c ng nghiệp chế biến gỗ nói
riêng và công nghiệp chế biến nói chung vừa có ý nghĩa về inh tế, vừa có những
ý nghĩa sâu sắc về chính trị, m i trường v

ã hội.


9

1.1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển công nghiệp chế biến gỗ
1.1.5.1. Các yếu tố đầu vào
Vị trí của địa phƣơng về các nhân tố đầu vào cần thiết để cạnh tranh trong

một ngành nhƣ điều kiện tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động, vốn và cơ sở hạ
tầng.
Mỗi địa phƣơng đƣợc thừa hƣởng những tài nguyên cấu thành nên các yếu
tố đầu vào của sản xuất khác nhau. Những yếu tố này tạo nên khả năng cạnh
tranh cơ bản cho mỗi địa phƣơng hay ngành công nghiệp trên cơ sở lợi thế tuyệt
đối hoặc lợi thế so sánh với các địa phƣơng khác. Tuy nhiên, cũng cần nhấn
mạnh rằng nguồn tài nguyên giàu có là rất quan trọng nhƣng trong nhiều trƣờng
hợp không quan trọng bằng tỷ lệ sử dụng tài nguyên đó trong cấu thành nên sản
phẩm.
Các yếu tố đầu vào thƣờng bao gồm nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên,
nguồn tri thức, nguồn vốn, kết cấu hạ tầng. Tỷ lệ sử dụng các yếu tố đầu vào của
các ngành khác nhau là khác nhau, vì vậy một quốc gia có thể khai thác lợi thế
cạnh tranh thông qua việc xây dựng chiến lƣợc phát triển các ngành công nghiệp
với tỷ lệ sử dụng yếu tố đầu vào thích hợp nhất. Có thể chia các yếu tố đầu vào
sản xuất thành hai nhóm chính. Nhóm các yếu tố cơ bản bao gồm nguồn tài
nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, lao động (không kỹ năng và kỹ năng thấp) và
vốn vay. Nhóm yếu tố cao cấp gồm cơ sở hạ tầng thông tin, nhân lực có trình độ,
các trung tâm nghiên cứu và các trƣờng đại học. Các yếu tố cơ bản thƣờng sẵn
có, không yêu cầu đầu tƣ thời gian và vốn lớn. Các yếu tố cơ bản tạo lập khả
năng cạnh tranh trong những ngành nông nghiệp hoặc ngành không yêu cầu đầu
tƣ công nghệ cao nhƣ xây dựng dân dụng. Các yếu tố cao cấp có vai trò ngày
càng lớn trong quyết định khả năng cạnh tranh của một quốc gia. Các yếu tố này
đòi hỏi đầu tƣ vật chất và tài chính lâu dài và lớn. Cũng có thể phân loại nguồn
yếu tố đầu vào thành nguồn tổng hợp và nguồn đặc biệt. Nguồn tổng hợp nhƣ hệ
thống đƣờng giao thông, vốn, nguồn nhân công bậc thấp có thể đƣợc sử dụng ở


10

tất cả các ngành công nghiệp trong khi những nguồn đặc biệt về kỹ năng lao

động hay kết cấu hạ tầng đặc biệt chỉ có thể phát huy ở một số ngành nhất định.
Trên thực tế việc đánh giá vai trò của các yếu tố đầu vào trong xác định khả năng
cạnh tranh của mỗi quốc gia không đơn giản. Điều này phụ thuộc vào hiệu quả
sử dụng các yếu tố này. Các yếu tố đầu vào phong phú không bảo đảm một sức
cạnh tranh cao. Sức cạnh tranh còn phụ thuộc vào công nghệ sử dụng và khai
thác các nguồn lực này. Một điểm cần lƣu ý khác là các yếu tố về nhân lực, tri
thức và vốn có thể dịch chuyển giữa các quốc gia đặc biệt trong điều kiện phát
triển của công nghệ thông tin. Vì vậy, nguồn tri thức cao cấp chƣa hẳn tạo khả
năng cạnh tranh cao nếu nguồn này có thể dịch chuyển sang các quốc gia khác
thuận lợi cho sự phát triển hơn.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy khả năng cạnh tranh nếu chỉ dựa trên
các yếu tố cơ bản đơn giản là không lâu bền. Nguồn cao cấp và nguồn đặc biệt
ngày càng tạo ra khả năng cạnh tranh đặc biệt cho ngành hoặc quốc gia. Để bảo
đảm và giữ vững khả năng cạnh tranh của quốc gia cần có sự kết hợp hữu hiệu
giữa các nguồn đầu vào và cần xây dựng chiến lƣợc phát triển các nguồn này.
Chiến lƣợc xây dựng phát triển nguồn yếu tố đầu vào quan trọng hơn nguồn hiện
có.
1.1.5.2. Yếu tố về thị trường
Các yếu tố này có ý nghĩa là căn cứ quan trọng cho sự phát triển công
nghiệp chế biến gỗ cả về quy mô, cơ cấu sản phẩm cũng nhƣ về tốc độ. Điều kiện
về cung cầu thị trƣờng bao gồm các yếu tố cấu thành cầu thị trƣờng, quy mô và
sự tăng trƣởng của cầu và phƣơng thức chuyển ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Sau đây
chúng ta xem xét cụ thể từng yếu tố đó:
Thứ nhất

cấu thành cầu thị trƣờng. Tác động lớn nhất của cầu thị trƣờng

tới khả năng cạnh tranh của một quốc gia thể hiện trong đặc trƣng của cầu thị
trƣờng nội địa: Đặc trƣng cầu này quyết định phƣơng thức tiếp cận, đánh giá và
phản ứng của doanh nghiệp trong nƣớc đối với nhu cầu của ngƣời tiêu dùng nội



11

địa. Một quốc gia hay một ngành công nghiệp có khả năng cạnh tranh cao khi
cầu thị trƣờng nội địa cung cấp một bức tranh toàn cảnh và rõ ràng tạo định
hƣớng xác định nhu cầu thế giới, hoặc khi cầu nội địa đòi hỏi liên tục đổi mới cải
tiến mẫu mã và công nghệ.
Thứ hai

quy mô và tốc độ tăng trƣởng của cầu. Quy mô cầu và tốc độ

tăng trƣởng của cầu thị trƣờng nội địa củng cố lợi thế cạnh tranh địa phƣơng.
Quy mô cầu thị trƣờng lớn cho phép doanh nghiệp khai thác lợi thế theo quy mô
đồng thời khuyến khích kinh doanh đầu tƣ vào thiết bị, cải tiến công nghệ và
năng suất lao động. Đầu tƣ này sẽ xây dựng nền tảng cho doanh nghiệp khi mở
rộng ra thị trƣờng quốc tế. Quy mô thị trƣờng nội địa tác động đến lợi thế cạnh
tranh của các ngành công nghiệp khác nhau là khác nhau. Quy mô thị trƣờng nội
địa có vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp đòi hỏi đầu tƣ lớn về
nghiên cứu và phát triển, quy mô sản xuất lớn, công nghệ cao. Tuy nhiên, yếu tố
quy mô thị trƣờng chỉ tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho địa phƣơng khi thị trƣờng
thế giới cũng có nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ đó. Một yếu tố khác là số lƣợng
ngƣời mua độc lập. Số lƣợng ngƣời mua độc lập lớn và phong phú sẽ thúc đẩy
cải tiến sản phẩm và công nghệ. Ngƣợc lại số lƣợng ngƣời mua nhỏ sẽ hạn chế
sự năng động của các doanh nghiệp và gây khó khăn cho doanh nghiệp khi tham
gia thị trƣờng quốc tế.
Về tốc độ tăng trƣởng của cầu thị trƣờng, chúng ta thấy tăng trƣởng
cầu thị trƣờng nhanh thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tƣ cao hơn vào nghiên
cứu và phát triển, nhanh chóng ứng dụng các phát kiến mới vào sản xuất.
Yếu tố tốc độ tăng trƣởng của cầu càng quan trọng trong xu thế phát triển

của khoa học công nghệ.
Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm chế biến gỗ trong và ngoài nƣớc hiện rất
thuận lợi, vấn đề đặt ra là các cơ sở chế biến phải có sự liên kết, hợp tác trong
sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của sản
phẩm, tiến tới sản xuất sản phẩm cuối cùng và tạo cho mình thƣơng hiệu đủ


12

mạnh để chiếm lĩnh thị trƣờng, chấm dứt tình trạng bán sản phẩm dƣới dạng sơ
chế, nguyên liệu thô cho các doanh nghiệp khác, bán thành phẩm cho doanh
nghiệp ngoại tỉnh có thƣơng hiệu mạnh, có thị trƣờng nhƣ hiện nay.
1.1.5.3. Các ngành công nghiệp hỗ trợ của địa phương
Các ngành công nghiệp trong địa phƣơng có mối quan hệ với nhau, hỗ
trợ lẫn nhau nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của cả vùng và quốc gia. Cụ
thể với ngành công nghiệp chế biến gỗ, nhân tố này trƣớc hết gồm ngành
công nghiệp cơ khí chế tạo các thiết bị chế biến và dây chuyền chế biến. Đây
là một ngành rất quan trọng trong việc thực hiện đầu tƣ đổi mới công nghệ
cho công nghiệp chế biến gỗ. Máy móc thiết bị có hiện đại với những công
nghệ chế biến có tốt hay không hoàn toàn do ngành này quyết định. Tiếp đến,
phải kể đến ngành sản xuất và cung cấp năng lƣợng mà chủ yếu là điện năng
cho công nghiệp chế biến cũng vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, công nghiệp chế
biến có đạt đƣợc trình độ cơ khí hoá, tự động hoá cũng nhƣ ứng dụng các
công nghệ hiện đại khác ở các khâu chế biến, bảo quản hay không nó phụ
thuộc vào sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất điện, vào sự cung
cấp điện ổn định và với mức giá chấp nhận đƣợc. Ngành sản xuất nguyên
liệu nông, lâm sản mà cụ thể là ngành sản xuất lâm nghiệp với khai thác và
trồng rừng. Một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình chế
biến đó chính là nguyên liệu lâm sản với những đặc trƣng riêng biệt, khác với
nguyên liệu do ngành công nghiệp sản xuất và cung cấp nhƣ đã nêu ở trên. Điều

đó có nghĩa, ngành này vừa đƣợc xem xét là ngành liên quan nhƣng đồng thời
cũng đƣợc coi là ngành sản xuất nguyên liệu bảo đảm đầu vào của công nghiệp
chế biến gỗ. Ngành sau cùng xét đến là ngành thƣơng mại, giải quyết đầu ra cho
công nghiệp chế biến gỗ. Sản phẩm của công nghiệp chế biến gỗ có đƣợc tiêu
thụ đƣợc trên thị trƣờng hay không, mức độ thị trƣờng hóa của sản phẩm tùy
thuộc sự phát triển của yếu tố này. Thực hiện và bảo đảm đƣợc điều kiện này


13

thì quá trình tái sản xuất mở rộng với các giai đoạn sản xuất, lƣu thông, trao đổi
và tiêu dùng mới đƣợc thực hiện.
Sự hiện diện của các ngành có liên quan thƣờng dẫn đến sự hình thành
các ngành công nghiệp cạnh tranh. Những ngành công nghiệp có liên quan là
các ngành mà các doanh nghiệp có thể liên kết hợp tác trong các hoạt động sản
xuất tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các hoạt động hợp tác này có thể diễn ra
trong các lĩnh vực phát triển công nghệ, sản xuất, phân phối, marketing hoặc
dịch vụ sau bán hàng. Sự tồn tại của các ngành có liên quan của nƣớc ngoài
trên thị trƣờng nội địa tạo điều kiện trao đổi thông tin, trao đổi công nghệ. Tuy
nhiên, sự tồn tại của các ngành có liên quan từ nƣớc ngoài này lại có thể trở
thành mối đe doạ đối với các ngành công nghiệp sẵn có trong nƣớc thông qua
việc tạo lập những cơ hội xâm nhập mới.
Ngoài ra, sự phát triển của ngành này còn tuỳ thuộc vào sự phát triển của
các ngành dịch vụ nhƣ giao thông vận tải, hải quan, bảo hiểm, y tế. ..
1.1.5.4. Các yếu tố khác
Chiến lƣợc của doanh nghiệp và đặc điểm cạnh tranh trong ngành: Đây là một
điều kiện phát triển công nghiệp chế biến gỗ ảnh hƣởng tới lợi thế cạnh tranh của một
ngành hay địa phƣơng. Nhân tố này là phƣơng pháp tạo lập, tổ chức và quản lý một
doanh nghiệp cũng nhƣ tình hình cạnh tranh trên thị trƣờng của địa phƣơng. Có ba nội
dung cụ thể của nhóm này, gồm:

Thứ nhất, chiến lƣợc và cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp tại địa phƣơng.
Phƣơng pháp cạnh tranh và quản lý của một doanh nghiệp thƣờng bị đặc trƣng của
địa phƣơng đó ảnh hƣởng. Ngành công nghiệp của một nƣớc sẽ có lợi thế cạnh
tranh khi các phƣơng pháp và các thông lệ quản lý phù hợp với đặc trƣng của quốc
gia và khả năng cạnh tranh của ngành. Chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp phụ
thuộc vào thông lệ quản lý, quan điểm của các nhà lãnh đạo, đào tạo cán bộ, quan
điểm làm việc của cá nhân, quan hệ với khách hàng, quan điểm mở rộng thị trƣờng


14

ra nƣớc ngoài, mối quan hệ giữa lao động và quản lý. Doanh nghiệp sẽ đạt đƣợc lợi
thế cạnh tranh quốc gia khi xâm nhập vào một thị trƣờng có yêu cầu quản lý phù
hợp với cơ cấu tổ chức trong thị trƣờng nội địa. Thực tiễn đã chứng minh quan điểm
vừa nêu, chẳng hạn các doanh nghiệp của Italia với cơ cấu tổ chức của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ cùng phƣơng pháp: quản lý mang tính gia đình không thể có lợi
thế cạnh tranh khi xâm nhập vào thị trƣờng Đức, một thị trƣờng công nghiệp quen
với kết cấu tổ chức có thứ bậc.
Thứ hai, các yếu tố mục tiêu. Mục tiêu của quốc gia và doanh nghiệp tạo
động lực cho mỗi công dân, mỗi nhà quản lý. Lợi thế cạnh tranh mỗi quốc gia
phụ thuộc vào nỗ lực và mục tiêu phấn đấu của mỗi doanh nghiệp và mỗi cá
nhân: Mục tiêu của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào kết cấu sở hữu, động lực
của chủ sở hữu và đặc trƣng quản lý của Nhà nƣớc. Nếu có sự thống nhất trong
mục tiêu của Nhà nƣớc, doanh nghiệp và mỗi cá nhân thì chắc chắn quốc gia đó
sẽ đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh hơn các quốc gia khác;
Thứ ba, yếu tố cạnh tranh nội địa. Nhiều nhà kinh tế cho rằng cạnh tranh
nội địa không mang 1ại lợi ích cho chính quốc gia đó mà chỉ dẫn đến những
hạn chế về lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác do cạnh tranh ngăn cản
khai thác lợi thế kinh tế quy mô. Tuy nhiên, trên thực tế hiếm có ngành công
nghiệp nào có thế mạnh cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế lại không đã và

đang chịu sức cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng nội địa. Cạnh tranh từ thị
trƣờng nội địa đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, cải tiến công
nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ, tạo nhiều sản phẩm mới cũng
nhƣ có những giải pháp tồn tại và thành công trên thị trƣờng. Cạnh tranh trên
thị trƣờng nội địa không những tạo ra những lợi thế mới cho doanh nghiệp mà
còn làm giảm những hạn chế, đồng thời những kinh nghiệm cạnh tranh này sẽ
giúp ích cho doanh nghiệp khi cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Cạnh tranh
đòi hỏi Nhà nƣớc nhìn nhận lại chính sách và có những biện pháp hoàn thiện
chỉnh sách quản lý vĩ mô. Từ đó tăng cƣờng sức cạnh tranh của mỗi quốc gia.


15

Vai trò của nhà nƣớc: Nhà nƣớc với vai trò quản lý vĩ mô của mình có tác động
rất lớn đến sự phát triển của ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp chế
biến gỗ nói riêng. Nhà nƣớc là nhà sản xuất, Nhà nƣớc là hộ tiêu dùng lớn nhất,
Nhà nƣớc là nhà đầu tƣ và Nhà nƣớc cũng là ngƣời đi vay và cho vay lớn nhất.
Nhà nƣớc cần thực hiện các chức năng nhƣ định hƣớng; tạo điều kiện môi
trƣờng, điều tiết và kiểm tra. Nhà nƣớc thực hiện vai trò quản lý của mình thông
qua việc vận dụng các quy luật khách quan, các nguyên tắc và phƣơng pháp quản
lý nói chung.
1.1.6. Một số tiêu chuẩn và chứng chỉ đối với sản phẩm gỗ
1.1.6.1. Chứng chỉ FSC, COC
- FSC (Forest Stewardship Council) là một mạng lƣới toàn cầu, đƣợc
thành lập vào tháng 10 năm 1993 tại Toronto, Canada với 130 thành viên đến từ
26 quốc gia. Trong những ngày đầu, tổ chức đặt trụ sở tại Oaxaca, Mehico, bây
giờ trụ sở chính đƣợc đặt tại thành phố Bonn của Đức.10 nguyên tắc và 56 tiêu
chí trong bộ tiêu chuẩn chứng chỉ FSC đƣợc áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
FSC khuyến khích các quốc gia có bộ tiêu chuẩn riêng của mình dựa trên bộ tiêu
chuẩn của FSC quốc tế. Hiện nay, có khoảng 26 bộ tiêu chuẩn quốc gia đang

đƣợc sử dụng.
- Chứng chỉ chuỗi h nh trình sản phẩm (COC): Chứng chỉ chuỗi hành
trình sản phẩm là sự đảm bảo cho các sản phẩm đƣợc cấp chứng chỉ FSC. Chuỗi
hành trình sản phẩm là lộ trình liện tục của nguyên liệu gỗ từ rừng tới ngƣời tiêu
dùng, bao gồm tất cả các công đoạn chế biến và phân phối sản phẩm.
Từ phía khách hàng, nhãn mác FSC là một “lời hứa” với họ vể sản phẩm
có nguồn gốc FSC. Còn chuỗi hành trình sản phẩm là cơ chế của FSC đảm bảo
“lời hứa” đó đƣợc thực hiện. Tất cả các tổ chức có chứng chỉ chuỗi hành trình
sản phẩm FSC đều đƣợc quyền sử dụng nhãn mác, có logo FSC, trên sản phẩm
của mình. Đây là xu hƣớng của ngƣời tiêu dùng thế giới, đối tƣợng chính của sản


×