Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

NGHIÊN cứu THÀNH PHẦN vật LIỆU CHÁY của RỪNG THÔNG BA lá (pinus kesyia) làm cơ sở đề XUẤT các BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY tại vườn QUỐC GIA BIDOUP núi bà TỈNH lâm ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.82 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ VĂN HƢƠNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN VẬT LIỆU CHÁY CỦA
RỪNG THÔNG BA LÁ (Pinus kesyia) LÀM CƠ SỞ
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY TẠI
VƢỜN QUỐC GIA BIDOUP-NÚI BÀ
TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Đồng Nai, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ VĂN HƢƠNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN VẬT LIỆU CHÁY CỦA
RỪNG THÔNG BA LÁ (Pinus kesyia) LÀM CƠ SỞ
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY TẠI
VƢỜN QUỐC GIA BIDOUP-NÚI BÀ
TỈNH LÂM ĐỒNG

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.60



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHÙNG VĂN KHOA

Đồng Nai, 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Văn Hƣơng


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp,
tác giả đã nhận đƣợc sự động viên, khích lệ và giúp đỡ của nhiều tập thể và cá
nhân.
Trƣớc tiên, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý
Thầy, Cô tham gia giảng dạy lớp cao học Lâm học khoá 18, quý Thầy, Cô
công tác tại khoa Sau đại học và quý Thầy, Cô công tác tại Cơ sở 2 - Trƣờng
đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các bạn đồng
nghiệp đang công tác tại Vƣờn quốc gia Bidoup-Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng;
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Ngọc Kiểng;
TS. Phó Đức Đỉnh; Th.Sỹ Nguyễn Nhƣ Bình đã giúp đỡ và khuyến khích tôi

lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu của luận văn.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến Ts. Phùng Văn Khoa,
ngƣời đã hết lòng giúp đỡ và hƣớng dẫn tận tình để tác giả hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Mặc dầu đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn này sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý của
quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Văn Hƣơng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .............................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................... 3

1.1 – Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 3
1.2 – Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................... 7
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, NỘI DUNG, VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..................................................................................................................... 12

2.1 – Mục tiêu và giới hạn của đề tài ...................................................................... 12
2.1.1 - Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 12
2.1.2 - Giới hạn của đề tài .................................................................................. 12
2.2 – Quan điểm và phƣơng pháp luận nghiên cứu. ............................................... 13

2.2.1 – Quan điểm ............................................................................................... 13
2.2.2 – Phương pháp luận ................................................................................... 13
2.3 - Nội dung nghiên cứu....................................................................................... 15
2.4 - Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 16
2.4.1 – Phương pháp kế thừa số liệu thứ cấp. .................................................... 16
2.4.2 – Phương pháp điều tra hiện trường ......................................................... 16
2.4.3 - Phương pháp xử lý số liệu: ...................................................................... 19
Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ....................................... 21

3.1- Lƣợc sử đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 21
3.2– Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội ............................................. 22
3.2.1 – Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 22
3.2.2 – Tình hình kinh tế - xã hội ........................................................................ 27
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................... 29

4.1- Khảo sát thực trạng và các nguyên nhân gây cháy rừng, xác định đối
tƣợng rừng dễ cháy tại VQG Bidoup-Núi Bà ......................................................... 29
4.1.1 - Hiện trạng ................................................................................................ 29
4.1.2 - Các nguyên nhân gây cháy rừng ............................................................. 31
4.1.3 - Xác định đối tượng rừng dễ cháy tại VQG Bidoup-Núi Bà..................... 35
4.2 – Thành phần các loài thực vật chủ yếu là nguồn gốc của VLC và khối
lƣợng VLC trên các kiểu rừng dễ cháy. .................................................................. 36
4.2.1 - Thành phần các loài thực vật chủ yếu tham gia vào quá trình
cháy. .................................................................................................................... 36


4.2.2 – Các loài thực vật dễ cháy và phân loại vật liệu cháy ............................. 38
4.2.3 – Khối lượng VLC trên các kiểu rừng dễ cháy tại VQG ............................ 41
Bidoup-Núi Bà ..................................................................................................... 41
4.3 – Xác định hệ số khả năng bắt cháy của VLC k bằng phƣơng pháp mô

hình hóa vật liệu gây cháy rừng .............................................................................. 47
4.3.1- Ma trận tương quan .................................................................................. 47
4.3.2 - Mô hình hóa mối tương quan giữa m1, m2 và M .................................... 50
4.3.3 - Mô hình hóa mối tương quan giữa K với m1 và m2 ............................... 54
4.3.4 - Mô hình hóa mối tương tương quan giữa Tc với m1, m2 và M. ............ 58
4.3.5 - Mô hình hóa mối tương quan giữa Pc với m1, m2 và K. ....................... 63
4.3.6 - Mô hình hóa mối tương quan giữa K và m1 với Pc ................................ 66
4.4 – Khảo nghiệm phƣơng pháp xử lý VLC ở các kiểu rừng dễ cháy tại
VQG Bidoup Núi Bà ............................................................................................... 68
4.4.1 – Kết quả khảo nghiệm............................................................................... 68
4.4.2 – Thực nghiệm hệ số khả năng bắt cháy K tại Cổng Trời ......................... 69
4.4.3– Thực nghiệm tỷ lệ phần trăm cháy Pc với m1 tại khu vực Cổng
Trời. ..................................................................................................................... 71
4.4.4 – Thực nghiệm tỷ lệ phần trăm cháy Pc với K và m1 tại khu vực
cổng trời. ............................................................................................................. 73
4.4.5 – Phân loại mức độ cháy rừng thông ba lá tại VQG Bidoup-Núi Bà
theo khối lượng VLC và hệ số khả năng bắt cháy của VLC K............................ 74
4.5 – Đề xuất các giải pháp phòng cháy hiệu quả cho VQG Bidoup-Núi Bà ........ 75
4.5.1 – Giải pháp về kỹ thuật .............................................................................. 75
4.5.2 – Giải pháp về tổ chức và quản lý ............................................................. 79
4.5.3 – Giải pháp tuyên truyền giáo dục ............................................................. 80
Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 81

5.1. Kết luận ............................................................................................................ 81
5.2- Kiến nghị .......................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 84

PHỤ LỤC ................................................................................................................... 85



DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

VQG
VLC
PCCCR

UBND
NXB
FAO
TK
GIS

Vƣờn Quốc gia
Vật liệu cháy
Phòng cháy, chữa cháy rừng
Quyết định
Ủy Ban Nhân Dân
Nhà xuất bản
Tổ chức Nông lƣơng Thế giới
Tiểu khu
Hệ thống thông tin địa lý


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1- Phân chia các mùa trong năm ..................................................................... 27
Bảng 4.1 – Thống kê các vụ cháy rừng của Lâm Đồng từ 1996-2009 ....................... 30
Bảng 4.2 – Số liệu khí tƣợng ở trạm Đà Lạt bình quân trong 20 năm, từ năm
1978-1998 .................................................................................................................... 32
Bảng 4.3 – Tổng hợp các nguyên nhân gây cháy rừng ở VQG Bidoup – Núi Bà. ..... 34
Bảng 4.4 – Hiện trạng các trạng thái rừng ở VQG Bidoup-Núi Bà ............................ 35

Bảng 4.5 - Thành phần các loài thực vật dễ bắt cháy ................................................. 38
Bảng 4.6 - Các chỉ tiêu đặc trƣng của rừng trồng theo cấp tuổi và lập địa trên các
tiểu khu khác nhau ....................................................................................................... 41
Bảng 4.7 – Các chỉ tiêu đặc trƣng của rừng tự nhiên thông ba lá VQG BidoupNúi Bà.......................................................................................................................... 43
Bảng 4.8 - Khối lƣợng VLC ở các kiểu rừng trồng dễ cháy tại VQG Bidoup-Núi
Bà ................................................................................................................................. 44
Bảng 4.9 - Khối lƣợng VLC ở các kiểu rừng tự nhiên dễ cháy tại VQG BidoupNúi Bà.......................................................................................................................... 46
Bảng 4.10 - Ma trận tƣơng quan của các thành phần cấu thành vật liệu gây cháy
rừng.............................................................................................................................. 47
Bảng 4.11 - Giá trị của hệ số chắn b0 và các hệ số hồi quy bi, cùng với mức ý
nghĩa (xác suất sai lầm) P đối với sự tồn tại của các hệ số hồi quy bi, i = 1, 2,…,
12 cho mô hình toán học Pc = exp[ b0 + b1*K + b2*m1 + b3*lnK + b4*ln(m1) +
b5* K + b6* m1 + b7/K + b8/m1 + b9* K 3 + b10*m12 + b11/K2 + b12/m12 ]............ 67
Bảng 4.12 - Cơ sở dữ liệu thực nghiệm các kiểu rừng dễ cháy .................................. 68
Bảng 4.12 – Kết quả thực nghiệm hệ số khả năng bắt cháy K tại khu vực Cổng
Trời. ............................................................................................................................. 70
Bảng 4.13 – Kết quả thực nghiệm tỷ lệ phần trăm cháy Pc và khối lƣợng vật liệu
khô m1 ......................................................................................................................... 72
Bảng 4.14 - Thực nghiệm tỷ lệ phần trăm cháy Pc với K và m1 tại khu vực Cổng
Trời .............................................................................................................................. 73
Bảng 4.15 - Phân loại mức độ cháy rừng thông ba lá tại VQG Bidoup-Núi Bà
theo khối lƣợng VLC và hệ số khả năng bắt cháy của VLC K ................................... 74


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 - Biểu đồ khí hậu GAUSSEN – WALTER của vùng Đà Lạt. ........... 32
Hình 4.2 - Bản đồ các khu rừng dễ cháy ở VQG Bidoup-Núi Bà. ................... 36
Hình 4.3 - Mô hình hóa mối tƣơng quan giữa khối lƣợng vật liệu khô m1 và
khối lƣợng vật liệu tƣơi m2 đối với rừng trồng Cổng Trời: m2 = exp (a +
b*m1 2), a = 1,053883 , b = -0,14732 ................................................................ 50

Hình 4.4 - Mô hình hóa mối tƣơng quan giữa khối lƣợng vật liệu khô m1 và
tổng khối lƣợng vật liệu M đối với rừng trồng Đƣng K’nớ: M = (a +
b*lnm1)^2, a = 1,74026, b = 0,6926 .................................................................. 51
Hình 4.5 - Mô hình hóa mối tƣơng quan giữa khối lƣợng vật liệu khô m1 và
tổng khối lƣợng vật liệu M đối với rừng tự nhiên Bidoup: M = exp(a +
b*lnm1), a = 1.1868, b = 0.55254...................................................................... 52
Hình 4.6 - Mô hình hóa mối tƣơng quan giữa khối lƣợng vật liệu tƣơi m2 và
tổng khối lƣợng vật liệu M đối với rừng trồng Bidoup: M = sqrt(a +
b*m2^2), a = 5,2131, b = 1,71263 .................................................................... 53
Hình 4.7 - Mô hình hóa mối tƣơng quan giữa khối lƣợng vật liệu tƣơi m2 và
tổng khối lƣợng vật liệu M đối với rừng trồng Bidoup: M = sqrt(a +
b*m2^2), a = 2,41762, b = 1,94021 .................................................................. 54
Hình 4.8 - Mô hình hóa mối tƣơng quan giữa khối lƣợng vật liệu khô m1 và
hệ số khả năng bắt cháy K ở rừng trồng Cổng Trời: K = m1 / ( A + B*m1 ) ,
A = 2,902691 , B = 0,46979 .............................................................................. 55
Hình 4.9 - Mô hình hóa mối tƣơng quan giữa khối lƣợng vật liệu khô m1 và
hệ số khả năng bắt cháy K ở rừng tự nhiên Bidoup: K = sqrt[1/(a +b *
lnm1)], a = 11,64198 , B = - 8,71205 ............................................................ 56
Hình 4.10 - Mô hình hóa mối tƣơng quan giữa khối lƣợng vật liệu tƣơi m2 và
hệ số khả năng bắt cháy K ............................................................................... 57
Hình 4.11 - Mô hình hóa mối tƣơng quan giữa khối lƣợng vật liệu tƣơi m2 và
hệ số khả năng bắt cháy K ở rừng tự nhiên Bidoup: K = cubrt(a + b/m2^3),
a = 0,03453 , b = 0,1071 ................................................................................... 58
Hình 4.12 - Mô hình hóa mối tƣơng quan giữa thời gian cháy Tc và khối
lƣợng vật liệu khô m1ở rừng trồng Đƣng K’nớ: Tc = exp(a + b/m1), a =
2,1063, b = -1,2498) .......................................................................................... 59
Hình 4.13- Mô hình hóa mối tƣơng quan giữa thời gian cháy Tc và khối
lƣợng vật liệu tƣơi m2 ở rừng trồng Đƣng K’nớ: Tc = sqrt(1/(a + b/m2^3), a
=0,03287, b = 0,47662 ..................................................................................... 60



Hình 4.14 - Mô hình hóa mối tƣơng quan giữa thời gian cháy Tc và khối
lƣợng vật liệu tƣơi m2 ở rừng tự nhiên Bidoup: Tc = cubrt((a + b* expm2),
a =7,41088, b = 25,8478 .................................................................................. 61
Hình 4.15 - Mô hình hóa mối tƣơng quan giữa thời gian cháy Tc và tổng
khối lƣợng vật liệu M ở rừng trồng Đƣng K’nớ: Tc = sqrt[1/(a + b* M^3)],
a = 0,01578, b = 4,38594 ................................................................................. 62
Hình 4.16 - Mô hình hóa mối tƣơng quan giữa thời gian cháy Tc và tổng
khối lƣợng vật liệu M ở rừng tự nhiên Bidoup: Tc = cubrt(a + b* M^3), a =
45,79195, b = 5, 38806..................................................................................... 63
Hình 4.17 - Mô hình hóa mối tƣơng quan giữa khối lƣợng vật liệu khô m1
và % cháy hết Pc đối với rừng trồng Cổng Trời: Pc = exp: ( A + B*m12) /
m12 , A = -0,20409 , B = 4,58433...................................................................... 64
Hình 4.18 - Mô hình hóa mối tƣơng quan giữa phần trăm cháy hết Pc với
khối lƣợng vật liệu tƣơi m2 đối với rừng trồng Bidoup: Pc = a+b* m2 với a
= 102,5273 , b = -1,93756. ................................................................................ 65
Hình 4.19 - Mô hình hóa mối tƣơng quan giữa hệ số khả năng bắt cháy K và
% cháy hết Pc: Pc = exp ( a + b / K3 ) , a = 4,54792 , b = -0,00245 ................. 66
Hình 4.20 - Đồ thị biểu hiện mối tƣơng quan giữa K và m1 với Pc. ................ 67


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong kinh doanh rừng vì bất cứ mục đích nào, cháy rừng luôn là hiểm
họa thƣờng trực đối với xã hội và con ngƣời. Hàng năm trên thế giới có
khoảng 10 đến 15 triệu héc ta rừng bị cháy. Khi cháy rừng xảy ra, tài nguyên
rừng bị hủy hoại, môi trƣờng sống biến đổi theo hƣớng tiêu cực thậm chí còn
ảnh hƣởng đến tài sản và tính mạng của con ngƣời. Hiện nay cháy rừng là một
trong những thách thức lớn nhất của ngành lâm nghiệp, của hệ thống các

Vƣờn quốc gia (VQG) Việt Nam trong đó có VQG Bidoup-Núi Bà.
VQG Bidoup-Núi Bà nằm trong hệ thống các VQG Việt Nam đƣợc
Thủ tƣớng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 1240/QĐ-TTg ngày 18
tháng 11 năm 2004. VQG Bidoup-Núi Bà có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, phòng hộ đầu nguồn, cung cấp dịch vụ
môi trƣờng, phát triển du lịch, bảo vệ an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế
xã hội của địa phƣơng. Với vùng khí hậu mang tính đặc thù của vùng Nam
Tây Nguyên với mùa khô kéo dài, cháy rừng là nguy cơ thƣờng trực đối với
VQG Bidoup-Núi Bà.
Nghiên cứu về sự cháy và cháy rừng đã đƣợc nhiều nhà khoa học trong
nƣớc và quốc tế quan tâm, nhiều kết quả nghiên cứu đã và đang đƣợc áp dụng
trong thực tiễn để phòng cháy, chữa cháy rừng, tuy nhiên khi cháy rừng xảy
ra hầu nhƣ con ngƣời vẫn chƣa thể kiểm soát đƣợc và hoàn toàn bị động. Vì
vậy, việc nghiên cứu về thành phần vật liệu cháy và mối quan hệ giữa chúng
làm cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp phòng cháy phù hợp chủ động
đƣợc coi là hƣớng đi tối ƣu về phòng cháy, chữa cháy rừng hiện nay.
Những năm gần đây, mặc dầu đã rất cố gắng trong việc quản lý lửa
rừng, tuy nhiên, hàng năm trên địa bàn VQG Bidoup-Núi Bà đã xẩy ra hàng
chục vụ cháy do nhiều nguyên nhân khác nhau. Kết quả nghiên cứu của đề tài
không những có ý nghĩa trong việc phòng cháy, chữa cháy đối với VQG Bi-


2

doup-Núi Bà mà còn có khả năng ứng dụng trong các hệ sinh thái lửa rừng
khác nhau đối với khu hệ rừng thông ba lá tại Lâm Đồng.


3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 – Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Kết quả nghiên cứu của Weitmann (1918) về mối quan hệ giữa hàm lƣợng
nƣớc của VLC với khả năng cháy dẫn đến kết luận nhƣ sau: Khi hàm lƣợng
nƣớc của VLC>= 25% thì không phát sinh cháy rừng, còn nếu hàm lƣợng
nƣớc VLC từ 10-15% thì dễ phát sinh cháy rừng.
Vào năm 1939, V.G. Nesterop từ các kết quả nghiên cứu của mình, đã đề
xuất phƣơng pháp dự báo cháy rừng tổng hợp. Theo ông chỉ tiêu tổng hợp là
tổng số của tích số giữa độ chênh lệch bão hòa độ ẩm không khí với nhiệt độ
không khí lúc 13h (giờ địa phƣơng) của tất cả những ngày sau trận mƣa cuối
cùng (ở nƣớc ta hiện nay là 5mm trở lên). Chỉ tiêu tổng hợp đƣợc tính theo
phƣơng trình tổng quát sau đây:
Pi = K ∑ T013Dn13
Trong đó:
- Pi là chỉ tiêu tổng hợp về cháy rừng của một ngày nào đó;
- K là hệ số điều chỉnh, có hai giá trị là 0 và 1 phụ thuộc vào lƣợng
mƣa ngày a; nếu a > =5mm thì K=0; nếu a < 5mm thì K=1;
- T013 là nhiệt độ không khí tối cao lúc 13h đo ở nhiệt biểu khô
- Dn13 là độ chênh lệch bão hòa lúc 13 h;
- T013’ là nhiệt độ không khí tối cao lúc 13h đo ở nhiệt biểu ƣớt;
- n là số ngày không mƣa kể từ ngày có trận mƣa cuối cùng a<5mm
Phƣơng pháp dự báo cháy rừng tổng hợp của V.G Nesterop công bố năm
1939 đã đƣợc nhiều tác giả Việt Nam và thế giới vận dụng và cải tiến để lập
biểu dự báo cấp cháy rừng phổ biến nhất cho đến hiện nay.


4

K.P. Davis (1959) đã tiến hành thiết lập mô hình toán học để phục vụ cho

công tác dự báo cháy rừng nhƣ sau:
y = b0 + b1*x1 + b2*x2 + b3*x3 + b4*x4
Trong đó:
- x1 là điều kiện vật liệu cháy tinh (condition of lesser vegetation);
- x2 là chỉ số tích lũy (build-up index) của vật liệu cháy tinh;
- x3 là độ ẩm của vật cháy(fuel moisture);
- x4 là vận tốc gió (wind velocity);
- y là chỉ số đốt cháy (burning index).
Căn cứ vào kết quả tính toán từ chỉ số đốt cháy y sẽ phân ra đƣợc 5 cấp dự
báo cháy rừng nhƣ sau:
 Cấp 1(class 1): rất thấp (very low), y xấp xỉ 1,
 Cấp 2 (class 2): thấp (low), y từ 2 đến 5,
 Cấp 3 (class 3): trung bình (medium), y từ 6 đến 17,
 Cấp 4 (class 4): cao (high), y từ 18 đến 45,
 Cấp 5 (class 5): rất cao (extreme), y từ 46 đến 100.
Năm 1978, các nhà khoa học của Mỹ về quản lý lửa rừng đã đề xuất một
hệ thống đánh giá mức độ nguy hiểm của cháy rừng, đã và đang đƣợc áp dụng
trong việc quản lý lửa rừng hiện nay. Mức độ nguy hiểm của cháy rừng đƣợc
chia làm 4 pha: Nguy cơ cháy, khả năng bén lửa, lan tràn và thải nhiệt lƣợng.
Bốn pha chịu ảnh hƣởng chi phối bởi vật liệu cháy, các nhân tố khí tƣợng và
độ dốc (Lửa rừng, Giáo trình Đại học Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, 2002)
Kết quả nghiên cứu của L.Trabaud (1979) thực hiện ở một khu rừng dễ
cháy tại miền Nam nƣớc Pháp đã xác định đƣợc nhiệt độ tối đa của vùng vật
liệu đang cháy đạt tới 1200oC. Tác giả đã kết luận rằng, tốc độ cháy lan của
ngọn lửa phụ thuộc vào tốc độ gió, chiều cao thực bì và hàm lƣợng nƣớc


5

trong thực vật. Chiều cao ngọn lửa tỉ lệ thuận với tốc độ cháy lan và chiều cao

thực bì; ngọn lửa có chiều cao tối đa khi tốc độ gió đạt 30-40km/h.
Nghiên cứu về vật liệu cháy (VLC) trong rừng, nhiều tác giả đều cho rằng
VLC là nhân tố có ảnh hƣởng đến mức độ, nguy cơ và quá trình cháy rất lớn.
Theo P.P. Kulatxki (trích dẫn theo tài liệu Lửa rừng, Giáo trình Đại học Lâm
nghiệp, NXB Nông nghiệp, 2002 ), khi nghiên cứu về ảnh hƣởng của tính
chất VLC liên quan đến sự xuất hiện và lan truyền của đám cháy, đã chia
VLC ra một số nhóm chính theo thứ tự nhƣ sau:
(1) Thảm khô (cành lá rụng và thảm khô);
(2) Thảm mục, than bùn và cây có dầu;
(3) Cỏ và cây bụi tƣơi;
(4) Cây tái sinh;
(5) Cây đổ, cành gãy;
(6) Cành ngọn và gốc chặt sau khai thác;
(7) Cành lá và thân cây gỗ còn tƣơi.
Theo tác giả, cƣờng độ cháy rừng thƣờng phụ thuộc vào tình trạng và số
lƣợng VLC trong khu rừng đó. Tác giả cũng cho rằng, độ ẩm tới hạn của các
nhóm VLC có ý nghĩa lớn trong việc xác định nguy cơ cháy rừng và mức độ
lan truyền của đám cháy.
Việc phân chia các nhóm VLC nhƣ trên là đúng khi cháy rừng xảy ra. Tuy
nhiên khi sự cháy chƣa bắt đầu thì cỏ và cây bụi còn tƣơi, cây tái sinh, cành lá
và cây gỗ còn tƣơi là những vật không cháy. Có thể lợi dụng các nhóm này
(nhóm 3, 4 và 7) và những vật không cháy khác (đất, đá...) để hạn chế cháy
trong kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khi nghiên cứu về bản chất của sự cháy và các nhân tố ảnh hƣởng đến quá
trình cháy, V.Bêlốp (1982) đã xác định đƣợc thành phần hóa học của vật liệu


6

cháy, hàm lƣợng các nguyên tố chính là C, H, O, N và các chất khoáng tham

gia vào quá trình cháy của một số loài cây vùng ôn đới nhƣ Thông, Dẻ, Bạch
dƣơng ...
Năm 1991, dự án VIE 86/028 của Tổ chức Nông nghiệp và Lƣơng thực
Liên Hợp Quốc ( FAO) về phòng chống cháy rừng tại Việt Nam ở hai tỉnh
Nghệ An và Lâm Đồng, các chuyên gia của dự án đã mở lớp tập huấn về
phòng chống cháy rừng thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon). Nội
dung tập trung vào việc hƣớng dẫn kỹ thuật dùng lửa để xử lý thảm cỏ khô để
phòng cháy đối với rừng thông ba lá tự nhiên.
Xử lý VLC theo phƣơng pháp đốt trƣớc (đốt chủ động) làm giảm VLC
cũng đã đƣợc áp dụng nhiều nơi trên thế giới. Theo FAO (1991) định nghĩa
về đốt trƣớc có kiểm soát là “Việc gây cháy có kiểm soát lớp thảm thực vật
trong tình trạng tự nhiên hay đã bị biến đổi, dƣới các điều kiện môi trƣờng
xác định mà cho phép lửa bị giới hạn trong một khu vực nhất định và trong
cùng một lúc có cƣờng độ nóng và tốc độ lan truyền đúng theo yêu cầu nhằm
đạt đƣợc các mục tiêu quản lý nguồn tài nguyên theo kế hoạch”
Theo Wang Mingzu et al. (2006), có sự liên quan của cháy rừng, nhƣ tốc
độ cháy, đến khối lƣợng vật liệu cháy, tốc độ gió, nhiệt độ và lƣợng mƣa của
các khu rừng tranh, lau sậy tại Khu bảo tồn đất ngập nƣớc tự nhiên Zhalong,
tỉnh Heilongjiang, Trung Quốc; nhƣng tác giả chƣa có các đánh giá về mối
tƣơng quan giữa khối lƣợng VLC tƣơi và khô để dự báo khả năng phát cháy
của rừng.
Nghiên cứu về quá trình cháy trong rừng bạch đàn, Phil Cheney (1996)
cũng đã cho thấy tầm quan trọng của việc giảm khối lƣợng VLCtrong việc
giảm quá trình lan truyền của cháy rừng. Tác giả đã xác định mối quan hệ
giữa thời gian cháy với khối lƣợng VLC trong rừng bạch đàn, trong đó 3 nhân
tố quan trọng là kích cỡ đƣờng kính của khối vật liệu cháy, độ lèn chặt và độ


7


dày của lớp vật liệu cháy. Thêm vào đó tác giả cũng đã có sự phân biệt giữa
vật liệu khô và vật liệu chứa độ ẩm cao của thành phần vật liệu cháy; ngoài ra
tác giả cũng đã xác định rằng chỉ có vật liệu khô là nhân tố quyết định trong
quá trình cháy rừng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình, tác giả vẫn chƣa
xác định đƣợc mối quan hệ giữa khối lƣợng vật liệu khô và tƣơi của lớp VLC
trong việc phát sinh ra quá trình cháy.
Mindy C. McCallum(2006) đã tiến hành nghiên cứu mô hình hóa mối
quan hệ giữa quá trình cháy với lớp VLC (bao gồm thành phần, độ nhiều và
cấu trúc của đám vật liệu) và các nhân tố thời tiết nhƣ độ ẩm đất, nhiệt độ, tốc
độ gió, độ ẩm tƣơng đối.
Trong các biện pháp phòng cháy rừng, việc thiết lập các đƣờng ranh
cản lửa và các đai rừng phòng cháy bằng biện pháp lâm sinh cũng đƣợc nhiều
nƣớc trên thế giới nghiên cứu và ứng dụng từ rất sớm. Ở Nga, Mỹ, Trung
Quốc...đã ứng dụng bằng cách thiết lập các đai cây xanh ngăn lửa khép kín
với kết cấu nhiều loài, tạo thành nhiều tầng để ngăn lửa cháy vào các lô rừng
trồng thông, bạch đàn, bạch dƣơng, sồi...
Ngày nay, hầu hết các nƣớc tiên tiến đã ứng dụng công nghệ GIS và kỹ
thuật vệ tinh để phát hiện chính xác các điểm cháy rừng trên một phạm vi
rộng lớn phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
1.2 – Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở nƣớc ta, nghiên cứu về cháy rừng cũng đã đƣợc nhiều nhà khoa học
thực hiện, các kết quả đã đƣợc khảo nghiệm phù hợp với điều kiện thực tế tại
nhiều khu vực trên các vùng sinh thái khác nhau.
Đã có nhiều kết quả nghiên cứu ứng dụng cho công tác phòng chống
cháy và dự báo cháy rừng, trong đó đáng chú ý có các công trình nhƣ: phƣơng
pháp xác định chỉ số khô hạn của GS.TS Thái Văn Trừng (1970); phƣơng


8


pháp chỉ tiêu tổng hợp của Nesterop (1939); phƣơng pháp chỉ số ngày khô
hạn liên tục của Phạm Ngọc Hƣng(2001)...
Chỉ số khô hạn của Gs.Ts Thái Văn Trừng bao gồm 3 con số đứng cạnh
nhau đặc trƣng cho số tháng khô, tháng hạn, số tháng kiệt trong năm:
X= S;A;D
Trong đó:
- X là chỉ số khô hạn;
- S là số tháng khô, nghĩa là các tháng có lƣợng mƣa bình quân Psmm
<= 2t;
- t là nhiết độ bình quân của tháng khô.
- A là số tháng hạn, nghĩa là các tháng có lƣợng mƣa bình quân
Pamm <= t;
- t là nhiết độ bình quân của tháng hạn.
- D là số tháng kiệt, nghĩa là với các tháng có lƣợng mƣa bình quân
Pdmm<= 5mm
Theo Phạm Ngọc Hƣng (2001) đã đề xuất phƣơng pháp dự báo dài hạn
theo chỉ số ngày khô hạn liên tục không mƣa (H) hoặc mƣa < 5mm. Theo
ông, qua nghiên cứu phân tích mối tƣơng quan giữa chỉ tiêu tổng hợp P của
Nestorop với chỉ số ngày khô hạn liên tục không mƣa (H) cho thấy mối quan
hệ giữa P và H có tƣơng quan rất chặt chẽ. Từ kết quả phân tích tƣơng quan
giữa P và H, TS. Phạm Ngọc Hƣng đã đề xuất công thức dự báo cháy rừng
đơn giản nhƣ sau:
Hi = K(Hi-1 + n)
Trong đó:
- i và K có cùng ý nghĩa nhƣ công thức của Nesterop;


9

- Hi-1 là số ngày khô hạn liên tục không mƣa hoặc mƣa < 5mm của

ngày hôm trƣớc;
- n là số ngày khô hạn liên tục không mƣa hoặc mƣa <5mm kể từ
ngày dự báo tiếp theo của đợt sau.
Giới hạn của phƣơng pháp dự báo theo chỉ số H của Phạm Ngọc Hƣng
cũng nhƣ phƣơng pháp dự báo theo chỉ tiêu tổng hợp của Nesterop là nếu số
ngày không mƣa, khô, hạn kéo dài thì việc dự báo không sát hợp với thực tế
của nguồn VLC phát sinh trong rừng, hơn nữa việc dự báo của đài khí tƣợng
thủy văn cho từng khu vực chỉ mang tính định tính.
Phƣơng pháp dự báo cháy rừng theo khối lƣợng VLC cũng đã đƣợc
nhiều tác giả quan tâm. Theo Phạm Ngọc Hƣng (2001), bằng cách phân tích
tƣơng quan hàm số giữa chỉ tiêu tổng hợp P; chỉ số H với độ ẩm VLC và khối
lƣợng VLC, hoặc phƣơng pháp dự báo cháy rừng tổng hợp gồm: bƣớc (1) lập
trạm đo khí hậu thủy văn rừng, bƣớc (2) xác định mùa cháy theo biểu đồ giá
trị trung bình theo tuần về lƣợng mƣa và chỉ số khô hạn của Thái Văn Trừng,
bƣớc (3) tính các chỉ tiêu tổng hợp P và chỉ số khô hạn liên tục H nhằm xác
định cấp độ cháy rừng, bƣớc (4) là thông tin cấp cháy rộng rãi.
Tuy nhiên các phƣơng pháp của TS. Phạm Ngọc Hƣng phụ thuộc vào
các yếu tố thời tiết là chủ yếu, mà yếu tố này lại áp dụng cho từng vùng cụ
thể nên rất khó có khả năng thực hiện.
Phó Đức Đỉnh (1996,1997) trong công trình nghiên cứu “Biện pháp kỹ
thuật đốt dọn VLC trong giai đoạn chăm sóc nuôi dƣỡng rừng thông non ở
Lâm Đồng” tác giả đã nghiên cứu về mùa cháy rừng và có những điều chỉnh
cho phù hợp với diễn biến thời tiết ở địa phƣơng, phân chia các giai đoạn
thông non, phân tích kết cấu VLC, xác định khối lƣợng vật liệu cháy, thử
nghiệm đốt trƣớc VLC vào các thời điểm thích hợp...; từ đó tác giả đề xuất
biện pháp kỹ thuật phát dọn thảm cỏ, kỹ thuật đốt VLC, cách thức tổ chức


10


thực hiện để áp dụng cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng thông ba lá
trên toàn tỉnh Lâm Đồng. Có thể nói từ khi áp dụng biện pháp đốt dọn VLC
đối với rừng non trong giai đoạn chăm sóc và nuôi dƣỡng cũng nhƣ rừng tự
nhiên thông ba lá lớn, các vụ cháy rừng trong toàn tỉnh giảm đáng kể, mức độ
thiệt hại do cháy rừng gây ra không còn lớn nhƣ trƣớc đây.
Từ kết quả nghiên cứu của Ts. Phó Đức Đỉnh và những kết quả tổng kết
thực tiễn trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng giai đoạn 1995-2006, kết
hợp với các công trình nghiên cứu liên quan khác. Chi cục Kiểm Lâm Lâm
Đồng đã đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quy định về kỹ thuật làm
giảm VLC trong phòng cháy rừng thông Lâm Đồng (QĐ số 31/2007/QĐUBND ngày 10/9/2007). Bản quy định này là cơ sở cho việc xây dựng và
thực hiện phƣơng án phòng cháy chữa cháy rừng hiện nay ở Lâm Đồng. Tuy
nhiên trong quy định này cũng còn một số hạn chế nhất định nhƣ xác định đối
tƣợng xử lý VLC không căn cứ vào khối lƣợng thực tế của VLC trên lô rừng
mà xác định theo năm trồng hoặc chu kỳ xử lý trƣớc đó, chƣa có cơ sở định
lƣợng cho mức độ cháy hết của đám vật liệu hay thời điểm đốt phù hợp trong
ngày…
Khi nghiên cứu vai trò sinh thái của lửa rừng, một số tác giả đã cho
rằng: lửa rừng là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Theo Phùng Văn Khoa
(2002), lửa rừng là một nhân tố sinh thái không liên tục, có thể tồn tại độc lập
ngoài hệ sinh thái rừng, có mối quan hệ giữa lửa-con ngƣời-rừng và đi đến kết
luận lửa là một nhân tố sinh thái tàn khốc.
Lê Đình Thơm (2009) cho rằng kết quả về mối liên hệ giữa độ ẩm VLC
với chỉ số khí tƣợng tổng hợp trong đó có hệ số k thay đổi theo lƣợng mƣa; từ
đó tác giả đã đề xuất thay đổi bậc thang dự báo cháy rừng cho khu vực Bắc
Trung Bộ (a > 7 mm).


11

Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngày nay dựa vào các chỉ số tổng

hợp và kỹ thuật vệ tinh, việc cảnh báo nguy cơ cháy rừng đã đƣợc cập nhật
liên tục trong phạm vi cả nƣớc do cục Kiểm Lâm thực hiện.
Nhìn chung các nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc tập trung vào
các yếu tố khí hậu là chủ yếu để phân cấp mức độ cháy rừng. Tuy nhiên, các
yếu tố khí hậu thay đổi liên tục trong ngày và không thể kiểm soát. Chính vì
vậy khi cháy rừng ở cấp cao nhất(cấp V) thì rừng có thể cháy bất cứ lúc nào.
Khi cháy rừng xẩy ra, với hạn chế của địa hình, việc chữa cháy là rất khó
khăn và tốn kém. Việc nghiên cứu quá trình sinh trƣởng phát triển của thảm
cỏ, xác định các loài dễ cháy, khối lƣợng vật liệu cháy cho từng lô rừng trồng,
lựa chọn thời điểm thích hợp để đốt trƣớc làm giảm khả năng cháy trong mùa
cao điểm bằng phƣơng pháp định lƣợng là giải pháp phòng cháy chủ động cần
phải giải quyết trong nội dung nghiên cứu của đề tài.


12

Chƣơng 2
MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 – Mục tiêu và giới hạn của đề tài
2.1.1 - Mục tiêu nghiên cứu
 Về lý luận
Xác định đặc điểm vật liệu cháy và mối quan hệ giữa vật liệu cháy dƣới
tán rừng thông ba lá(Pinus kesiya) liên quan trực tiếp đến khả năng gây ra
cháy rừng;
 Về thực tiễn
Làm cơ sở đề xuất các biện pháp phòng cháy cho VQG Bidoup-Núi Bà;
2.1.2 - Giới hạn của đề tài
- Đối tƣợng nghiên cứu:
Rừng trồng thông ba lá ở ba cấp tuổi I,II,III và rừng tự nhiên thông ba

lá là đối tƣợng rừng dễ cháy theo khuyến cáo của Cục kiểm lâm – Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
- Địa điểm nghiên cứu:
Tại các tiểu khu: 26; 56;58;76;78;79; 100; 102; 103; 125;129;130 của
VQG Bidoup-Núi Bà thuộc huyện Lạc Dƣơng tỉnh Lâm Đồng; TK 99 Ban
quản lý rừng phòng hộ Đầu nguồn Đa Nhim – Huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm
Đồng; tiểu khu: 148B Ban quản lý rừng phòng hộ Tà Nung Đà Lạt Lâm
Đồng;
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về thành phần và mối quan hệ của VLC
dƣới tán rừng trồng và rừng tự nhiên thông ba lá mà không đi sâu nghiên cứu


13

tất cả các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình cháy của VLC nhƣ địa hình, khí
hậu, lƣơng mƣa, độ ẩm vật liệu….
Đối với rừng tự nhiên thông ba lá, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu loại
rừng Th4.Ntb là loại rừng chiếm đa số tại VQG Bidoup-Núi Bà;
2.2 – Quan điểm và phƣơng pháp luận nghiên cứu.
2.2.1 – Quan điểm
Sự cháy chỉ có thể xảy ra khi có sự kết hợp đồng thời của ba nhân tố cơ
bản tạo thành tam giác cháy là ôxy, VLC và nguồn nhiệt gây cháy. Ôxy là
nhân tố không thể kiểm soát vì luôn tồn tại trong không khí ở ngƣỡng từ 2123%; việc kiểm soát nguồn nhiệt gây cháy đã không hiệu quả do các hoạt
động sử dụng lửa của con ngƣời và thiên tai. Vì vậy, VLC là đối tƣợng cần
quan tâm nghiên cứu trong từng điều kiện cụ thể khác nhau để hạn chế đến
mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng cũng nhƣ thiệt hại khi cháy rừng xảy ra. Để
nghiên cứu VLC liên quan đến cháy rừng, đề tài sẽ tập trung vào việc nghiên
cứu thành phần và mối quan hệ của VLC là một trong ba nhân tố tạo nên cháy
rừng ở những địa điểm đƣợc lựa chọn qua đó đề ra các giải pháp phòng cháy

phù hợp.
2.2.2 – Phương pháp luận
Từ tổng quan nghiên cứu về cháy rừng cho thấy, có ba phƣơng pháp dự
báo cháy rừng và từ kết quả của dự báo để đề xuất các giải pháp cho phòng
cháy khác nhau. Phƣơng pháp thứ nhất là phát triển mô hình dự đoán mức độ
nguy cơ cháy rừng dựa vào các biến khí hậu (phƣơng pháp của Nesterop,
1939 và phƣơng pháp của Phạm Ngọc Hƣng, 2001). Phƣơng pháp thứ hai là
phƣơng pháp phát triển mô hình dự đoán mức độ nguy cơ cháy rừng tổng hợp
dựa vào các biến khí hậu và độ ẩm VLC (các phƣơng pháp áp dụng tại Mỹ
đƣợc trích dẫn trong giáo trình lửa rừng của Bế Minh Châu, 2002). Phƣơng
pháp thứ ba là phƣơng pháp tích hợp dự báo cháy rừng qua vệ tinh. Hạn chế
của các phƣơng pháp này là:


14

(1) Các nhân tố khí hậu thay đổi liên tục trong ngày và suốt mùa cháy;
(2) Không thể đo đếm các yếu tố khí hậu cho các khu vực cụ thể của
từng lô, khoảnh hoặc tiểu khu rừng do hạn chế về mặt địa hình và thiếu các
trạm đo khí tƣợng;
(3) Mất nhiều thời gian thu thập số liệu và tính toán trong khi độ chính
xác không cao;
(4) Độ ẩm VLClà chỉ tiêu biến đổi liên tục nhất là VLCtinh;
(5) Khi cháy rừng xảy ra mặc dầu phát hiện đƣợc đám cháy tuy nhiên
việc chữa cháy khó khăn và tốn kém.
Vì vậy, việc tìm kiếm những phƣơng pháp dự báo vừa đảm bảo độ chính
xác cao và dễ thực hiện, phục vụ cho công tác phòng chống cháy rừng là cần
thiết.
Thành phần VLCtrong rừng chủ yếu là thảm cỏ, cây bụi, cành, lá của cây
rừng (vật hậu) tạo thành. Khối lƣợng VLC và thành phần của nó có liên quan

đến tổ thành loài và đặc tính sinh vật học đặc trƣng của các loài cũng nhƣ
trạng thái biến động phức tạp của các loài. Đó là quá trình sinh trƣởng, phát
triển, ra hoa kết quả, già cỗi chết đi và tích lũy một khối lƣợng đủ lớn trở
thành vật liệu khô để tham gia vào quá trình cháy. Trong quá trình sinh
trƣởng phát triển của các loài hay chu kỳ sống của chúng, có những giai đoạn
chúng là VLC hay tham gia vào thành phần của VLC nhƣng cũng có những
giai đoạn chúng có tác dụng ngăn chặn, cản trở khả năng gây cháy rừng.
Sự cháy của VLC phụ thuộc vào khả năng bắt cháy của VLC, khả năng
bắt cháy của VLC phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ hàm lƣợng nƣớc chứa
trong vật liệu, ẩm độ của vật liệu theo mùa, khối lƣợng VLC, thành phần và
cấu trúc của VLC, khả năng chất đống của VLC, các yếu tố tự nhiên nhƣ
nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hƣớng phơi và các yếu tố khác nhƣ loài, mật độ
rừng trồng, thời gian chăm sóc, phƣơng pháp bố trí cây trồng, chủng loại thực


15

bì, thời gian sinh trƣởng và vật hậu…; nhƣ vậy có rất nhiều biến độc lập phản
ánh khả năng bắt cháy của VLC. Tuy nhiên về mặt thống kê, mô hình dự đoán
biến phụ thuộc (nguy cơ cháy rừng hay khả năng bắt cháy của VLC) dựa trên
nhiều biến độc lập chỉ có ý nghĩa phản ánh mối quan hệ giữa các biến. Vì vậy,
nếu dự đoán biến phụ thuộc từ nhiều biến độc lập thì sai số dự đoán sẽ lớn
hơn rất nhiều so với một hoặc hai biến độc lập.
Đề tài lựa chọn các biến độc lập có thể định lƣợng, ít bị thay đổi và dễ
kiểm soát để mô hình hóa các mối tƣơng quan giữa chúng nhằm xác định khả
năng bắt cháy của VLC, từ đó đề xuất các giải pháp phòng cháy phù hợp.
Nghiên cứu thảm cỏ dƣới tán rừng, định danh, tìm hiểu quá trình sinh
trƣởng phát triển của thảm cỏ, phân loại và điều tra khối lƣợng vật liệu cháy,
tìm hiểu mối tƣơng quan giữa chúng, xác định hệ số khả năng bắt cháy và đề
xuất các giải pháp làm giảm VLC là phƣơng pháp luận của đề tài.

2.3 - Nội dung nghiên cứu
2.3.1- Nội dụng 1: Khảo sát thực trạng các nguyên nhân gây cháy rừng,
xác định đối tƣợng rừng dễ cháy tại VQG Bidoup-Núi Bà.
2.3.2- Nội dung 2: Điều tra các loài thực vật chủ yếu là nguồn gốc của
VLC và khối lƣợng trên các kiểu rừng dễ cháy.
2.3.3- Nội dung 3: Xác định hệ số khả năng bắt cháy của vật liệu cháy
(k) và các yếu tố liên quan để làm cơ sở đề xuất giải pháp phòng cháy;
2.3.4- Nội dung 4: Khảo nghiệm một số chỉ tiêu liên quan đến phƣơng
pháp xử lý VLC phục vụ phòng cháy ở các kiểu rừng dễ cháy tại VQG
Bidoup Núi Bà.
2.3.5- Nội dung 5: Đề xuất các giải pháp phòng cháy cho VQG BidoupNúi Bà.


×