Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Nghiên cứu ứng dụng mô hình basins phục vụ quản lý chất lượng nước lưu vực sông nhuệ đáy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.79 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------------

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH BASINS
PHỤC VỤ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG NƢỚC
LƢU VỰC SÔNG NHUỆ - ĐÁY

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------------

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH BASINS
PHỤC VỤ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG NƢỚC
LƢU VỰC SÔNG NHUỆ - ĐÁY
Chuyên ngành: Khoa học Môi Trƣờng
Mã số :

60440301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Lê Tuấn



Hà Nội, 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ luận văn nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Ngọc

i


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của các nhà khoa học, của các
cơ quan, tổ chức, nhân dân và các địa phương.
Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn
khoa học TS. Nguyễn Lê Tuấn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo
trong khoa Môi trường, trường Đại Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà

Nội, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm quan trắc TNMT Hà Nam,
Viện Nghiên cứu Tài nguyên nước và Môi trường … đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ, đồng
nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất. Song do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy,
Cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Phủ Lý, ngày…...tháng…...năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Ngọc

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 2
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội LVS Nhuệ - Đáy.............................................. 2
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................2
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................. 10

1.2. Hiện trạng chất lượng nước sông Nhuệ - sông Đáy ............................................. 18
1.2.1. Các áp lực chính dẫn tới suy thoái chất lượng nước tại LVS Nhuệ - Đáy.... 19
1.2.2. Hiện trạng môi trường nước sông Nhuệ - sông Đáy ...................................... 23
1.3. Giới thiệu về mô hình BASINS .............................................................................. 27
1.3.1. Tổng quan về mô hình BASINS ........................................................................ 27
1.3.2. Cơ sở lý thuyết của mô hình ............................................................................. 30
1.3.3. Các mô hình thành phần................................................................................... 34
1.3.4. Sử dụng mô hình BASINS ................................................................................. 36
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 38
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 38
2.2.1. Phương pháp mô hình toán thủy văn ............................................................... 38
2.2.2. Phương pháp kế thừa, phân tích các tài liệu từ các nguồn hiện có............... 39
2.2.3. Phương pháp xây dựng bản đồ két hợp hệ thống thông tin địa lý (GIS)...... 41

iii


2.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa ...................................................................... 41
2.2.5. Phương pháp lấy mẫu hiện trường ................................................................. 41
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH BASINS
PHỤC VỤ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG NƢỚC LVS NHUỆ ĐÁY ...................... 42
3.1. Thiết lập cơ sở dữ liệu ............................................................................................ 42
3.2. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình BASINS .......................................................... 46
3.2.1. Hiệ u chỉ nh mô hì nh........................................................................................... 46
3.3.2 Kiể m nghiệ m mô hì nh........................................................................................ 49
3.3. Kế t quả mô phỏ ng chất l ượng nước lưu vực sông Nhuệ – Đáy ........................ 51
3.3.1. Mô phỏng chất lượng nước trên LVS Nhuệ - Đáy ứng với kịch bản 1 .......... 53
3.3.2. Mô phỏng chất lượng nước trên LVS Nhuệ - Đáy ứng với kịch bản 2 .......... 59
3.3.3. Mô phỏng chất lượng nước trên LVS Nhuệ - Đáy ứng với kịch bản 3 .......... 66

3.3.4. Nhận xét chung về kết quả tính toán đạt được................................................ 73
3.4. Đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước LVS Nhuệ - Đáy ...................... 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 78
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Dân số thuộc LVS Nhuệ - Đáy năm 2013 [9] .............................................11
Bảng 2.1. Danh sách các tr ạm khí tượng và các số liệu thu thập sử dụng trong tính
toán mô hình.......................................................................................................................39
Bảng 2.2 Các loại hình sử dụng đất trong LVS Nhuệ - Đáy theo USGS [29] ...........40
Bảng 3.1: Các trạm quan trắc chất lượng nước mặt sử dụng trong tính toán mô hình
..............................................................................................................................................42
Bảng 3.2. Kết quả dò tìm thông số khi hiệu chỉnh mô hình BASINS ........................49
Bảng 3.3: Kết quả mô phỏng chất lượng nước trên 3 tiểu lưu vực ứng với kịch bản
2 ...........................................................................................................................................66
Bảng 3.4: Bảng thông tin các điểm thải được lựa chọn cho kịch bản 3 .....................67
Bảng 3.5: Kết quả mô phỏng chất lượng nước trên 3 tiểu lưu vực ứng với
kịch
bản 3 ....................................................................................................................................72
Bảng 3.6: Kết quả so sánh trung bình giữa các kịch bản được xây dựng...................73

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ lưu vực hệ thống sông Nhuệ - Đáy .....................................................3

Hình 1.2: Biểu đồ dễn biến hàm lượng COD trên sông Nhuệ năm 2014 [10] ..........24
Hình 1.3: Biểu đồ diễn biến hàm lượng BOD5 trên sông Nhuệ năm 2014 [10] ........24
Hình 1.4: Biểu đồ diễn biến hàm lượng NH4 +-N trên sông Nhuệ năm 2014 .............25
Hình 1.5: Biểu đồ diễn biến hàm lượng COD trên sông Đáy năm 2014 [10] ...........26
Hình 1.6: Biểu đồ diễn biến hàm lượng BOD5 trên sông Đáy năm 2014 [10] ..........26
Hình 1.7: Biểu đồ diễn biến hàm lượng NH4 +-N trên sông Đáy năm 2014 [10].......27
Bảng 3.1: Các trạm quan trắc chất lượng nước mặt sử dụng trong tính toán mô hình
..............................................................................................................................................42
Hình 3.1. Thông số tạo ranh giới lưu vực và tiểu lưu vực trong mô hình BASINS .44
Hình 3.2. Giao diện tạo ranh giới lưu vực và tiểu lưu vực trong mô hình BASINS.44
Hình 3.3. Thông số mô phỏng lưu vực trên giao diện HSPF .......................................45
Hình 3.4. Kết quả mô phỏng lưu vực sông Nhuệ - Đáy trong giao diện HSPF ........45
Hình 3.5. Sơ đồ hiệu chỉnh bộ thông số mô hình ..........................................................47
Hình 3.6. Đồ thị so sánh đường quá trình lưu lượng tính toán và thực đo trạm Lâm
Sơn năm 2008 ....................................................................................................................48
Hình 3.7. Đồ thị tương quan giữa lưu lượng tính toán và thực đo trạm Lâm Sơn năm
2008 .....................................................................................................................................48
Hình 3.8. Đồ thị so sánh đường quá trình lưu lượng tính toán và thực đo trạm Lâm
Sơn năm 2012 ....................................................................................................................50
Hình 3.9. Đồ thị tương quan giữa lưu lượng tính toán và thực đo trạm Lâm Sơn năm
2012 .....................................................................................................................................50
Hình 3.10. Vị trí các tiểu lưu vực được lựa chọn ..........................................................52
Hình 3.11. Diễn biến các thông số DO, BOD5 , NH4+, PO43- tại tiểu lưu vực 2 ứng
với kịch bản 1 .....................................................................................................................54
Hình 3.12. Diễn biến các thông số DO, BOD5, NH4+, PO4 3- tại tiểu lưu vực 11 ứng
với kịch bản 1 .....................................................................................................................55
Hình 3. 13. Diễn biến các thông số DO, BOD5, NH4+ , PO4 3- tại tiểu lưu vực 13 ứng
với kịch bản 1 .....................................................................................................................56
Hình 3.14. Modul BMP trong mô hình BASINS ..........................................................60
Hình 3.15: Phần trăm (%) diện tích đất nông nghiệp áp dụng BMP ..........................61

Hình 3.16: Phần trăm chất ô nhiễm qua dải lọc.............................................................61

vi


Hình 3.17. Diễn biến các hàm lượng DO tại các tiểu lưu vực 2, 11, 13 ứng với kịch
bản 2 ....................................................................................................................................62
Hình 3.18. Diễn biến hàm lượng BOD5 tại các tiểu lưu vực 2, 11, 13 ứng với kịch
bản 2 ....................................................................................................................................62
Hình 3.19. Diễn biến nồng độ NH4 + tại các tiểu lưu vực 2, 11, 13 ứng với kịch
bản 2 ....................................................................................................................................63
Hình 3.20. Diễn biến nồng độ PO43- tại các tiểu lưu vực 2, 11, 13 ứng với kịch
bản 2 ....................................................................................................................................63
Hình 3.21. Giao diện nhập các thông tin mô phỏng các điểm nguồn gây ô nhiễm...67
Hình 3.22. Bản đồ mô tả vị trí điểm thải được lựa chọn ..............................................68
Hình 3.24. Diễn biến các hàm lượng BOD5 tại các tiểu lưu vực 2, 11, 13 ứng với
kịch bản 3............................................................................................................................69
Hình 3.25. Diễn biến nồng độ NH4+ tại các tiểu lưu vực 2, 11, 13 ứng với kịch
bản 3 ....................................................................................................................................70
Hình 3.26. Diễn biến nồng độ NH4+ tại các tiểu lưu vực 2, 11, 13 ứng với kịch
bản 3 ....................................................................................................................................70

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NH4+

Cation Amoni


BVMT

Bảo vệ môi trường

BASINS

Better Assessment Science Integrating Point and Nonpoint
Sources

BMP

Best Management Practice (Thực hành quản lý tốt hơn)

BOD5

Biological Oxygen Demand (Nhu cầu ôxy sinh học)

COD

Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu ôxy hóa học)

DO

Dessolved Oxygen (Lượng oxy hòa tan)

GIS

Geographic Infhoặcmation System (Hệ thống thông tin địa lý)


USGS

United States Geological Survey (Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ)

LV

Lưu vực

LVS

Lưu vực sông

SWMM

Storm Water Management Model (mô hình tính toán thủy vănthủy lực)

QCVN 08:2008/BTNMT
UBND

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

Ủy ban nhân dân

viii


MỞ ĐẦU
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy là một trong những lưu vực sông lớn của Việt Nam;
có vị trí địa lý đặc biệt, giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội vùng
đồng bằng sông Hồng. Lưu vực có diện tích tự nhiên 7.388 km2 ; tổng lượng nước

hàng năm khoảng 28,8 tỷ m3 ; chảy qua 5 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam,
Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, với dân số khoảng 11,3 triệu người. Tuy nhiên
LVS Nhuệ - Đáy đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức, nổi bật trong số đó
là vấn đề chất lượng môi trường nước của hai con sông huyết mạch trong lưu vực,
sông Nhuệ và sông Đáy.
Trong những năm gần đây, tài nguyên nước trên sông Nhuệ - sông Đáy thay
đổi rất rõ rệt cả về chất và lượng nước, điều này ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh
tế, xã hội và môi trường sống trong khu vực mà hai con sông này đi qua. Bên cạnh
đó, sông Nhuệ và sông Đáy lại có tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với các tỉnh
phía Bắc nằm trong lưu vực, đặc biệt các tỉnh ở dưới hạ lưu. Nên vấn đề ô nhiễm ở
hai con sông này là vấn đề gây bức xúc trong dư luận.
Nhận thức được vấn đề quan trọng trên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài
“Nghiên cứu ứng dụng mô hình Basins phục vụ quản lý chất lượng nước Lưu
vực sông Nhuệ - Đáy”. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học, thực tiễn cho các
nhà quản lý, các nhà ho ạch định chính sách xác định chiến lược phát triển bền vững
và đảm bảo an ninh xã hội.
Cấu trúc, nội dung của luận văn gồm 3 chương, không kể mở đầu, kết luận, tài
liệu tham khảo và phụ lục.
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan các vấn để nghiên cứu
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu ứng dụng mô hình BASINS phục vụ quản lý
chất lượng nước LVS Nhuệ - Đáy
Kết luận và kiến nghị.

1


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội LVS Nhuệ - Đáy

1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
LVS Nhuệ - Đáy là một trong những lưu vực sông lớn của nước ta, có vị trí
địa lí đặc biệt: đa dạng và phong phú về các hệ sinh thái và tài nguyên; đóng vai trò
đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của cả nước nói chung, của vùng đồng bằng
sông Hồng nói riêng. Lưu vực nằm ở hữu ngạn sông Hồng với diện tích tự nhiên
7.388 km2 (riêng phần LVS Đáy là 6.965 km2 ), nằm từ 200 - 21020’ vĩ độ Bắc và
105 0 - 106 030’ kinh độ Đông [17]. Phạm vi LVS Nhuệ - Đáy hiện nay bao gồm các
thành phố, quận huyện, thị xã thuộc 5 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam
Định, Hòa Bình.
- Thành phố Hà Nội: bao gồm các quận: Ba Đình, Bắc Từ Liệm, Cầu Giấy,
Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Tây
Hồ, Thanh Xuân; Các huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức,
Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thanh Oai, Thanh Trì, Thạch Thất,
Thường Tín, Ứng Hòa; Thị xã Sơn Tây.
- Tỉnh Hà Nam: bao gồm thành phố Phủ Lý và các huyện: Kim Bảng, Lý
Nhân, Thanh Liêm, Bình Lục, Duy Tiên.
- Tỉnh Ninh Bình: gồm thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp, các huyện:
Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô.
- Tỉnh Nam Định: gồm thành phố Nam Định và các huyện: Vụ Bản, Ý Yên,
Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng.
- Tỉnh Hòa Bình gồm các huyện: Kỳ Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi, Yên Thủy và
Lạc Thủy. [17]

2


Hình 1.1. Bản đồ lưu vực hệ thống sông Nhuệ - Đáy

3



Lưu vực được giới hạn như sau:
- Phía Bắc và phía Đông được bao bởi đê sông Hồng kể từ ngã ba Trung Hà
tới cửa Ba Lạt với chiều dài khoảng 242 km;
- Phía Tây Bắc giáp sông Đà từ Ngòi Lát tới Trung Hà với chiều dài khoảng 33
km;
- Phía Tây và Tây Nam là đường phân lưu giữa LVS Hồng và LVS Mã bởi dãy
núi Ba Vì, Cúc Phương - Tam Điệp, kết thúc tại núi Mai An Tiêm (nơi có sông Tống
gặp sông Cầu Hội) và tiếp theo là sông Càn dài 10 km rồi đổ ra biển tại cửa Càn;
Phía Đông và Đông Nam là biển Đông có chiều dài khoảng 95 km từ cửa Ba
Lạt tới cửa Càn.[11]
1.1.1.2. Địa hình, địa chất khoáng sản
Nằm trải dài theo phương vĩ tuyến từ Hà Tây cũ đến Nam Định lại chịu ảnh
hưởng của nhiều đới cấu trúc địa chất khác nhau khiến cho địa hình khu vực nghiên
cứu có sự phân hóa tương phản thể hiện rõ nét theo hướng Tây - Đông và hướng Bắc
- Nam. Xét về mặt cấu trúc ngang đi từ Tây sang Đông có thể chia địa hình khu vực
nghiên cứu thành các vùng chính như sau: vùng núi, vùng đồng bằng và cửa sông ven
biển.
Địa hình trong phạm vi LVS Nhuệ - Đáy khá đa dạng về nguồn gốc cũng như
về hình thái. Tổng hợp kết quả nghiên cứu trên lưu vực đã xác định được 39 dạng
địa hình thuộc 5 nhóm nguồn gốc có tuổi khác nhau.
Các khoáng sản trong khu vực được thành tạo trong quá trình mácma,
pecmatit, nhiệt dịch, trầm tích, biến chất, phong hóa và sa khoáng hiện đại; trong đó
nhóm nguồn gốc ngoại sinh (trầm tích, phong hóa) đóng vai trò chủ yếu. Kết quả
thống kê theo các tài liệu nghiên cứu đã thu thập được cho thấy: trong trên toàn bộ
lưu vực có 98 mỏ và điểm mỏ khoáng sản các loại với 4 nhóm khoáng sản chính là :
-

Nhóm khoáng sản nhiên liệu (than đá, than bùn): gồm 10 mỏ và điểm


quặng, chiếm 9,8%.
-

Nhóm khoáng sản kim loại (sắt, vàng): gồm 7 điểm quặng, chiếm 6,86%.

4


-

Nhóm khoáng sản không kim lo ại: gồm 80 mỏ và điểm quặng, chiếm số

lượng lớn (78,4%) và có giá trị sử dụng cao trong vùng nghiên cứu. Chúng bao gồm
các lợi nguyên liệu công nghiệp, xi măng và vật liệu xây dựng.
- Nhóm nước khoáng - nước nóng: trong khu vực nghiên cứu mới chỉ phát
hiện và đang kí được 01 điểm mỏ nước khoáng Kim Bôi chiếm 0,98%. Mỏ đã được
Sở Địa chất Đông Dương phát hiện từ những năm đầu của thế kỷ 20. [11]
1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
a, Đặc điểm khí hậu
LVS Nhuệ - Đáy có nền khí hậu mang đầy đủ những thuộc tính cơ bản của khí
hậu miền Bắc Việt Nam đó là nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa đông khá lạnh và ít
mưa, mùa hè nắng nóng nhiều mưa tạo nên bởi tác động qua lại của các yếu tố: bức
xạ mặt trời, địa hình, các khối không khí luân phiên khống chế.
- Chế độ nắng:
Khu vực nghiên cứu nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, với lượng bức
xạ tổng cộng trung bình năm khoảng 105 - 120 kcal/cm2 và có số giờ nắng thuộc
loại trung bình, đạt khoảng 1600 - 1750 giờ/năm, trong đó tháng VII có số giờ nắng
nhiều nhất đạt 200 - 230 giờ/tháng và tháng II, III có số giờ nắng ít nhất khoảng 25 45 giờ/tháng.
Chế độ nắng cũng giống như chế độ nhiệt, nó ảnh hưởng đến tốc độ và dạng

phân hủy các hợp chất hữu cơ và nồng độ oxy hòa tan trong nước.
- Chế độ nhiệt:
Chế độ nhiệt phân hóa rõ rệt theo đai cao trong khu vực nghiên cứu. Nhiệt độ
trung bình năm ở vùng thấp đạt từ 25 - 270 C, ở vùng đồi núi phía Tây và Tây Bắc
nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ 24 0C. Mùa đông nhiệt độ trung bình ở vùng cao
giảm xuống còn 16 - 19 0C, mùa hè trung bình khoảng 22 0C; còn ở vùng thấp mùa
đông nhiệt độ trung bình 18 - 20 0C, mùa hè từ 27 - 300C. Trong trường hợp cực
đoan, nhiệt độ tối cao có thể lên tới 40 0 C, và nhiệt độ tối thấp có thể xuống tới dưới
00 C.Chế độ nhiệt của nước phụ thuộc vào chế độ nhiệt của không khí đã ảnh hưởng

5


đến các quá trình hóa lý xảy ra trong nước, nó ảnh hưởng đến đời sống các vi sinh
vật và vi khuẩn sống trong nước. [11]
- Chế độ gió:
Mùa đông gió có hướng thịnh hành là Đông Bắc, tần suất đạt 60 - 70%. Một số
nơi do ảnh hưởng của địa hình, hướng gió đổi thành Tây Bắc và Bắc, tần suất đạt 25
- 40%. Mùa hè các tháng V, VI, VII hướng gió ổn định, thịnh hành là Đông và
Đông Nam, tần suất đạt 60 - 70%. Tháng VIII hướng gió phân tán, hướng thịnh
hành nhất cũng chỉ đạt tần suất 20 - 25%. Các tháng chuyển tiếp hướng gió không
ổn định, tần suất mỗi hướng thay đổi trung bình từ 10 - 15%. [11]
- Chế độ mưa ẩm:
Do địa hình khu vực nghiên cứu đa dạng và phức tạp nên lượng mưa cũng
biến đổi không đều theo không gian. Phần hữu ngạn của lưu vực có mưa khá lớn (X
> 1800 mm), nhất là vùng đồi núi phía Tây (X > 2000 mm). Trung tâm mưa lớn
nhất ở thượng nguồn sông Tích thuộc núi Ba Vì (X = 2200 - 2400 mm). Phần tả
ngạn lưu vực, lượng mưa tương đối nhỏ (X = 1500 - 1800 mm), nhỏ nhất ở thượng
nguồn sông Đáy, sông Nhuệ (X = 1500 mm), và lại tăng dần ra phía biển (X = 1800
- 2000 mm).

Mùa mưa trùng với thời lỳ mùa hè, từ tháng V - X, lượng mưa chiếm 80 85% tổng lượng mưa năm, đạt từ 1.200 – 1.800 mm với số ngày mưa vào khoảng
60 - 70 ngày.
Lượng mưa các tháng mùa khô đều dưới 100 mm/tháng, trong đó tháng XII, I,
II, III dưới 50 mm/tháng. Trong thời kỳ này, dòng chảy nhỏ, chủ yếu phụ thuộc vào
thời gian mở cống Liên Mạc. [11]
b, Đặc điểm thủy văn
 Mạng lưới thủy văn trong LVS Nhuệ - Đáy
- Sông Đáy
Sông Đáy nguyên là một phân lưu lớn đầu tiên ở hữu ngạn sông Hồng, dài 237
km, bắt đầu từ cửa Hát Môn chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và đổ ra biển tại
cửa Đáy. Nhưng đến năm 1937, sau khi xây dựng xong đập Đáy nước sông Hồng

6


không thường xuyên vào sông Đáy qua cửa đập Đáy trừ những năm phân lũ, vì vậy
phần đầu nguồn sông (từ 0 km đến Ba Thá dài 71 km) sông Đáy coi như đoạn sông
chết. Hiện tượng bồi lắng và nhân dân lấn đất canh tác cản trở việc thoát lũ mùa
mưa. Lượng nước để nuôi sông Đáy chủ yếu là do các sông nhánh, quan trọng nhất
là sông Tích, sông Bôi, sông Đào Nam Định, sông Nhuệ. Sông chảy theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam
Hiện nay, sông Đáy đã bị xâm nhập mặn ở vùng hạ du. Phần thượng và trung
lưu cũng đã bị ô nhiễm do nguồn thải ở vùng dân cư tập trung, khu công nghiệp của
các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Hà Nội, đặc biệt là úng, lụt ở vùng
trũng Nam Định, Ninh Bình gây ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước
nói riêng. [11]
- Sông Nhuệ:
Sông Nhuệ dài 74 km, lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc để tưới cho
hệ thống thủy nông Đan Hoài. Sông Nhuệ còn tiêu nước cho thành phố Hà Nội,
quận Hà Đông và chảy vào sông Đáy tại thị xã Phủ Lý. Sông Nhuệ có diện tích lưu

vực 1.070 km2, chiếm 13,95% trong tổng diện tích lưu vực. Nước sông Tô Lịch
thường xuyên xả vào sông Nhuệ với lưu lượng trung bình từ 11 - 17 m3/s, lưu lượng
cực đại đạt 30 m3 /s. [11]
- Những con sông thoát nước chính của Hà Nội:
+ Sông Tô Lịch: dài 14,6 km, rộng trung bình 40 - 45 m, sâu 3 - 4 m, bắt đầu
từ cống Bưởi chảy qua địa phận Từ Liêm, Thanh Trì qua đập Thanh Liệt và đổ vào
sông Nhuệ. Đoạn cuối sông Tô Lịch tiếp nhận nước của sông Lừ, sông Kim Ngưu
và đảm nhận tiêu thoát toàn bộ nước thải của thành phố.
+ Sông Sét: dài 5,9 km, sộng 10 - 30 m, sâu 3 - 4 m, bắt nguồn từ cống Bà
Triệu, hồ Bảy Mẫu rồi đổ ra sông Kim Ngưu ở Giáp Nhị.
+ Sông Kim Ngưu: dài 11,8 km, rộng 20 - 30 m, sâu 3 - 4 m, bắt nguồn từ
điểm xả cống Lò Đúc, tiếp nhận nước của sông Sét tại Giáp Nhị và hợp lưu với
sông Tô Lịch tại Thanh Liệt.

7


+ Sông Lừ (sông Nam Đồng): dài 5,6 km, rộng trung bình 30 m, sâu 2 - 3 m,
nhận nước thải, nước mưa từ các cống Trịnh Hoài Đức, cống Trắng (Khâm Thiên)
chảy qua Trung Tự về đường Trường Chinh và đổ ra sông Tô Lịch. [11]
- Sông Tích:
Bắt nguồn từ núi Tản Viên thuộc dãy núi Ba Vì theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam có chiều dài 110 km đổ vào sông Đáy tại Ba Thá. Diện tích lưu vực 1330 km2,
phần phía bờ phải 910 km2, phần phía bờ trái 390 km2 . Lưu vực dài 75,5 km, rộng
17,6 km, độ cao trung bình lưu vực 92 m, độ dốc trung bình lưu vực 5,8%, mật độ
lưới sông 0,66 km/km2. Sông Tích chảy qua nhiều vùng đồi, đất cứng sức xói yếu.
Tuy độ dốc của lòng sông Tích không lớn nhưng độ dốc của các sông nhánh khá
lớn, trung bình 10 - 20 m/km, có suối tới 30 m/km. [11]
+ Sông Thanh Hà
Sông Thanh Hà bắt nguồn từ dãy núi đá vôi ở gần Kim Bôi (Hòa Bình), chảy

vào vùng đồng bằng từ ngã ba Đông Chiêm ra đến Đục Khê, đư ợc ngăn cách giữa
cánh đồng và núi bởi kênh Mỹ Hà đưa nước chảy thẳng vào sông Đáy. Diện tích l ưu
vực 390 km2, sông dài 40 km, chiều rộng trung bình l ưu vực 9 km.
- Sông Hoàng Long
Sông Hoàng Long gồm 3 chi lưu là sông Bôi, sông Đập và sông Lãng bắt
nguồn từ Hoà Bình. Thượng lưu dòng chính có tên là sông Bôi bắt nguồn từ vùng
núi phía Nam thị xã Hoà Bình. Đoạn từ sau hợp l ưu sông Bôi với sông Lạng và
sông Đập (sông Canh Bầu) gọi là sông Hoàng Long, chảy vào sông Đáy tại Gián
Khẩu. Dòng chính sông Hoàng Long dài 125 km, diện tích l ưu vực 1550 km2 (diện
tích đá vôi 295 km2 ) chiều dài LVS 100 km và rộng trung bình 15,5 km, độ cao
trung bình lưu vực 173 m độ dốc trung bình l ưu vực 9,6% và mật độ lưới sông 0,81
km/km2. [11]
- Sông Châu
Sông Châu xưa kia cũng là phân lưu của sông Hồng, chảy vào sông Đáy tại
Phủ Lý, nhưng cửa sông nhận nước sông Hồng đã bị bồi lấp và ngày nay sông Châu

8


chỉ còn là một con sông tiêu nước cho vùng 6 trạm bơm lớn tỉnh Hà Nam và Nam
Định. Sông Châu có diện tích lưu vực 368 km2, sông dài 27 km.
- Sông Đào Nam Định
Là phân lưu của sông Hồng tại Phù Long ở phía Bắc thành phố Nam Định và
chảy vào sông Đáy tại Độc Bộ, đây là con sông đào từ cuối đời Trần. Sông Đào dài
32 km, diện tích lưu vực 185 km2 (bờ phải 157 km2, bờ trái 28 km2). Khi mới đào
sông hẹp và nông, dần dần sông sâu có nơi trên 15 m nên có khả năng chuyển tải
một khối lượng nước khá lớn của sông Hồng vào sông Đáy (trung bình hàng năm
khoảng gần 26 tỷ m3 ). Lưu lượng nước trung bình trong mùa cạn khoảng 250 -300
m3/s, đây là nguồn nước ngọt chủ yếu cho hạ l ưu sông Đáy. Vào mùa lũ l ưu lượng
nước sông khá lớn, trận lũ tháng VIII năm 1971 lưu lượng lớn nhất của sông Đào

tại Nam Định tới 6.700 m3/s. [11]
+ Sông Bùi
Sông Bùi có chiều dài 91 km và diện tích lưu vực là 1.249 km². Trên thực tế,
sông Bùi bắt nguồn từ xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) đổ ra hợp lưu với
sông Tích tại thị trấn Xuân Mai chảy về Ba Thá (Mỹ Đức) hợp với sông Đáy.
Sông Bùi chịu ảnh hưởng của lũ rừng ngang từ Lương Sơn đổ xuống. Do đó,
nguồn nước sông Bùi thường xuyên được thau rửa.Hiện nay, Sông Bùi có vai trò
đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp nước tưới cũng như tiêu úng mùa mưa bão.
- Sông Ninh Cơ
Sông Ninh Cơ liên hệ với sông Đáy qua kênh Quần Liêu. Sông Đáy chuyển
nước qua sông Ninh Cơ vào cả mùa kiệt và mùa lũ. ảnh hưởng thuỷ triều đối với
sông này rất mạnh.
Ngoài ra còn có các sông nội đồng: bao gồm sông Sắt, sông Vạc, sông Càn
đều là những trục cấp và tiêu nước cho các khu vực. [11]
 Chế độ thủy văn
Cũng như mưa, dòng chảy phân bố trên lưu vực cũng không đều, dòng chảy
lớn nhất là ở núi Ba Vì, phần hữu ngạn lưu vực có dòng chảy lớn hơn phần tả ngạn.
Dòng chảy mùa lũ từ tháng 6 - 10 cũng chiếm 70 - 80% lượng dòng chảy năm,

9


tháng 9 là tháng có dòng chảy trung bình tháng lớn nhất chiếm khoảng 20 - 30%
lượng dòng chảy năm và lũ lớn nhất năm của sông Đáy cũng thường xảy ra vào
tháng 9.
Do độ dốc lòng sông và cường độ mưa lớn ở vùng thượng lưu lưu vực nên lũ ở
các sông suối vừa và nhỏ lên xuống rất nhanh với cường suất lũ lên lớn nhất có thể
tới 2 m/h (tại trạm Hưng Thi 2,28 m/h). Biên độ lũ có thể 9 - 10 m và tốc độ dòng
chảy lớn nhất có thể > 4 m/s (trạm Lâm Sơn Vmax = 4,37 m/s, trạm Hưng Thi Vmax =
3,49 m/s). Thời gian kéo dài một trận lũ chỉ từ 1 - 3 ngày.

Sông Đáy có vị trí rất quan trọng, trước đây nó vừa là đường thoát nước chính
của sông Hồng, vừa là đường tiêu lũ của bản thân LVS Đáy. Trên dòng chính sông
Đáy ở trung và hạ lưu có các chi lưu là sông Nhuệ, sông Châu, sông Đào Nam
Định. Chế độ dòng chảy sông Đáy không những chịu ảnh hưởng của các yếu tố mặt
đệm trong lưu vực, các yếu tố khí hậu (trước hết là mưa) mà còn phụ thuộc vào chế
độ nước sông Hồng và chế độ thuỷ triều vịnh Bắc bộ. Vì thế mà chế độ dòng chảy
sông Đáy rất phức tạp và có sự khác nhau nhất định giữa các đoạn sông. Do địa
hình lòng dẫn ở một số đoạn bị thu hẹp (như eo Tân Lang), và sự lấn chiếm lòng
sông, bãi sông làm cản trở thoát lũ, thêm vào đó là nước từ sông Đào do sông Hồng
chảy sang và nhất là khi lũ gặp triều cường thì lũ rút r ất chậm, kéo dài trong nhiều
ngày gây úng ngập ở các vùng trũng, ảnh hưởng xấu đến nước sinh hoạt và môi
trường sống của nhân dân vùng úng ngập. [11]
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Dân số
Dân số toàn lưu vực thuộc tỉnh, thành phố Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh
Bình và Hoà Bình tính đến cuối năm 2013 là 11.306,3 nghìn người, mật độ dân số
trung bình đạt 956,2 người/km2 [9]. Đây là khu vực có dân cư, kinh tế - xã hội phát
triển liên tục từ rất lâu đời, cho đến ngày nay vùng hữu ngạn sông Hồng vẫn là một
vùng kinh tế - xã hội phát triển nhất châu thổ đồng bằng sông Hồng.

10


Bảng 1.1: Dân số thuộc LVS Nhuệ - Đáy năm 2013 [9]

Hà Nội

Diện tích
( Km2)
3324,3


Dân số trung bình
(Nghìn người)
6936,9

Mật độ dân số
(Người/km2)
2087

Hà Nam

860,5

794,3

923

Nam Định

1652,8

1839,9

1113

Ninh Bình

1378,1

927


673

Hòa Bình

4608,7

808,2

175

Tổng cộng

11.824,4

11.306,3

956,2

Tỉnh

*Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013 [9]

1.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

a. Hà Nội
Kinh tế Hà Nội năm 2014 duy trì tăng trưởng so của cùng kỳ năm
trước: Tổng sản phẩm trên địa bàn

(GRDP) tăng 8,25% so cùng kỳ năm trước.


Trong đó: Giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 2,46%; Giá trị
tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 7,57%; Giá trị tăng thêm ngành dịch
vụ tăng 9,42%
Chỉ số sản xuất công năm 2014 tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số
sản xuất công nghiệp năm 2014 tăng 4,5%. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo tăng 10%. Chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
tăng 17,4% so với cùng thời điểm năm trước.
Ước tính năm 2014, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt
279.200 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước. Trong đó, vốn nhà nước trên địa bàn
tăng 8,1%; vốn ngoài nhà nước tăng 14%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng
11,3%.
Năm 2014, có 14.950 doanh nghiệp đăng ký thành lập, với số vốn khoảng
100 nghìn tỉ đồng, tăng 12% về số doanh nghiệp và 33% về vốn đăng ký so với
năm trước.

11


Ước tính so với năm 2013, tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội
tăng 13,8%, trong đó, bán lẻ tăng 13,5%
Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu tăng 0,2% so cùng kỳ năm trước, trong đó
xuất khẩu địa phương tăng 0,1%. Kim ngạch nhập khẩu giảm 3,7% so cùng kỳ,
trong đó, nhập khẩu địa phương giảm 2,3%.
Năm 2014, khách Quốc tế đến Hà Nội là 1843,5 nghìn lượt khách, tăng
15,2% so cùng kỳ; Khách nội địa đến Hà Nội đạt 9420,5 nghìn lượt người
tăng 11,3% so với năm trước.
Ước tính năm 2014 có 1025,8 nghìn thuê bao điện thoại thu cước tăng thêm,
tăng 15% so với năm trước. Số thuê bao Internet phát triển mới khoảng 387,1
nghìn thuê bao, tăng 15,9% , doanh thu viễn thông tăng 16,3%.

Năm 2014 chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 6,37% so với năm trước, bình
quân 1 tháng trong năm tăng 0,57%.
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm, toàn Thành phố 295.916,5 ha, tăng
2,6% so với cùng kỳ năm 2013. Diện tích cây lâu năm hiện có toàn Thành phố là
17.715,8 ha, tăng 1,8% so với cùng kỳ.
Năm 2014, tình hình chăn nuôi cơ bản ổn định. Đàn trâu 23.930 con, giảm
1,1% so cùng kỳ. Đàn bò 130.960 con, giảm 7,6%; Sản lượng thịt trâu hơi xuất
chuồng 1.409 tấn, giảm 0,2%. Sản lượng thịt bò hơi 9.040 tấn, tăng 1,5%; Sản
lượng thịt lợn hơi 298.962 tấn, giảm 0,8%.
Diện tích rừng trồng mới năm 2014 ước tính đạt 237,1 ha, giảm 20,7% so với
cùng kỳ. Sản lượng gỗ khai thác cả năm ước tính đạt 12.864,8 m3, tăng 20,7% so
với năm trước; Sản lượng củi khai thác 47.392,8 Ste, tăng 21,9%;
Ước tính năm 2014, toàn thành phố có 18.483 hộ nuôi trồng thuỷ sản, tăng
3,9% so với năm trước. Về sản lượng, toàn Thành phố thu được 76.042 tấn, tăng
6,5%; Sản lượng thuỷ sản khai thác ước đạt 3.959,4 tấn, tăng 10%.
Tính đến trung tuần tháng 10 năm 2014, toàn Thành phố đã giải quyết việc
làm cho 128,6 nghìn người, các quận, huyện, thị xã đã xét duyệt 2.650 dự án vay

12


vốn Quĩ quốc gia giải quyết việc làm với số tiền 370 tỷ đồng, tạo việc làm cho 24
nghìn lao động.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn cả năm đạt 138.373 tỷ đồng, bằng 85,7% dự
toán năm, trong đó thu nội địa là 117.417 tỷ đồng, bằng 80,9% dự toán . Tổng chi
ngân sách địa phương là 56.217 tỷ đồng, bằng 100% dự toán năm, trong đó chi
thường xuyên là 32317 tỷ đồng, chi xây dựng cơ bản là 22.393 tỷ đồng.
Tổng nguồn vốn huy động năm 2014 là 1.034,9 nghìn tỷ đồng, tăng 15,39%
so với năm trước. Tổng dư nợ cho vay đạt 917.983 tỷ đồng, tăng 4,59% so với
năm trước, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 1,08%, dư nợ trung và dài hạn tăng

12,76%. [12]
b. Hà Nam
Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam năm 2014 diễn ra trong bối
cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn. Song, được sự giúp đỡ của
trung ương, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, giám sát c ủa Hội đồng nhân dân tỉnh,
điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh cùng với sự phấn đấu, nỗ lực của các cấp, các
ngành, cộng đồng các doanh nghiệp và nhân dân toàn tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội
trên địa bàn tỉnh năm 2014 vẫn được giữ vững ổn định và phát triển.
Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 13,15% mức cao nhất trong 03 năm gần đây.
Công nghiệp, dịch vụ duy trì được mức tăng trưởng khá. Nông nghiệp đạt tốc độ
tăng trưởng cao hơn các năm 2011 - 2013. Cơ cấu ngành kinh tế từng bước được
đổi mới theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng hiệu quả. Thu hút đầu tư được duy trì
tốt, xuất khẩu tăng cao. Phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai
mạnh mẽ, hiệu quả. Văn hóa xã hội đạt kết quả khá toàn diện. An sinh xã hội được
đảm bảo, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân
ổn định.
- Tổng sản phẩm trong tỉnh ước đạt 8.646,6 tỷ đồng, bằng 100,5% kế hoạch
năm tăng 13,15% so với năm 2013. GDP bình quân đ ầu người ước đạt 35,77 triệu
đồng, bằng 97,5% kế hoạch, tăng 19,2% so với năm 2013.

13


- Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 14,47%, công nghiệp, xây
dựng đạt 54,68%, dịch vụ đạt 30,85%. Sản xuất nông nghiệp giành thắng lợi toàn
diện, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 2.030,8 tỷ đồng, bằng
101,1% kế hoạch năm, tăng 44% so với năm 2013. Tổng sản lượng lương thực cả
năm đạt 45.124 tấn, tăng 1,7%. Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được
triển khai mạnh mẽ, hiệu quả.
- Công nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất công

nghiệp ước đạt 17.355 tỷ đồng, tăng 18,7% so với năm 2013. Tập trung thu hút
doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, điện tử, công nghệ sinh học, thực
phẩm, dược, công nghệ cao, từng bước tái cơ cấu ngành công nghiệp. Kim ngạch
xuất khẩu ước đạt 780,6 triệu USD, tăng 33,9%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn tỉnh ước đạt 12.496 tỷ đồng, tăng
14,6% so với năm 2013.
- Thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 2.932 tỷ đồng, bằng
107,4% dự toán trung ương giao, tăng 2,9% so với năm 2013. Giải quyết việc làm
mới cho 15.500 lao động, trong đó 1.000 người lao động xuất khẩu.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5%, giảm 1,28%. Tỷ lệ dân số nông thôn được
dùng nước sạch và nước hợp vệ sinh đến hết năm 2014 đạt 84,8%.
- Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 14.650 tỷ đồng, tăng 7,2% so
với năm 2013 . [13]

c. Nam Định
Năm 2014, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính
trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, kinh tế - xã hội năm 2014 của tỉnh vẫn
giữ được ổn định và có bước phát triển, hoàn thành và hoàn thành vượt mức hầu hết
các chỉ tiêu đề ra.
Tổng sản phẩm trong tỉnh GRDP (theo giá so sánh 1994) ước đạt 16.007 tỷ
đồng, tăng 12,5% so với năm 2013.
Cơ cấu kinh tế nông, lâm, thủy sản đạt 24,5 %; Công nghiệp, xây dựng đạt
40,5%; Dịch vụ đạt 35,0%

14


Tốc độ tăng giá trị sản suất nông lâm thủy sản tăng 4,1% so với năm 2013;
Sản lượng lương thực đạt 956,2 ngàn tấn; Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 130,3
ngàn tấn; tổng sản lượng thủy sản ước tính đạt 110,4 ngàn tấn.

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) ước đạt 22.212 tỷ
đồng, tăng 22,5% so với năm 2013, trong đó công nghiệp Trung ương 1.331 tỷ
đồng, tăng 15,6%; công nghiệp địa phương 18.785 tỷ đồng, tăng 22,7%; công
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.096 tỷ đồng, tăng 24%. Tổng mức bán lẻ hàng
hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 23.536 tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm
2013.
Giá trị hàng xuất khẩu ước đạt 591 triệu USD, tăng 14,8% so với năm 2013;
trong đó các doanh nghiệp trong nước 305,5 triệu USD, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài 285,5 triệu USD. Giá trị hàng nhập khẩu trên địa bàn cả năm ước đạt
430 triệu USD, tăng 10,3% so với năm 2013.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn 2.388 tỷ đồng, đạt 110% dự toán năm. Trong
đó, thu nội địa 2.202 tỷ đồng, đạt 111% dự toán; thu thuế xuất nhập khẩu ước đạt
186 tỷ đồng, đạt 100% dự toán. Tổng số lao động được giải quyết việc làm mới ước
tính khoảng 31 nghìn người (trong đó: 1.950 người đi xuất khẩu lao động)
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” trong giai đoạn mới và Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn” gắn với
phong trào xây dựng nông thôn mới. Tổ chức tốt các hoạt động chào mừng các
ngày lễ lớn và các sự kiện chính trị, văn hoá xã hội của đất nước, của tỉnh. [15]
d. Hoà Bình
Năm 2014, trong bối cảnh chung của cả nước, tăng trưởng kinh tế của tỉnh có
bước phục hồi, nhưng sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ủy ban
nhân dân tỉnh đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện mục tiêu
đề ra trong Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Do vậy, Đảng bộ và nhân dân
tỉnh Hòa Bình đã dành được các kết quả:

15


×