Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề cương chi tiết học phần Thông tin vệ tinh (Trường đại học Phương Đông)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.79 KB, 4 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH PHƯƠNG ĐÔNG

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

====================

---------o0o--------

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
NGÀNH ĐÀO TẠO: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
----------------------------------------------------------ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần : Thông tin vệ tinh

Mã số: 0331302

2. Số tín chỉ:

02

3. Trình độ :

Sinh viên năm thứ 5

4. Phân bổ thời gian theo giờ tín chỉ:
Lên lớp
Lý thuyết


Bài
tập

Thảo luận

20

5

5

Thực hành, thí nghiệm,
thực tế, studio

Tự học, tự
nghiên cứu
60

5. Điều kiện tiên quyết:
- Học phần tiên quyết: Kỹ thuật Anten siêu cao tần
- Học phần trước:
- Học phần song hành:
6. Mục tiêu của học phần:
- Kiến thức: Môn học trang bị cho sinh viên chuyên ngành Điện tử-Viễn thông các
kiến thức cơ bản về hệ thống thông tin vệ tinh: Các quỹ đạo và phóng vệ tinh;
Truyền sóng, phân cực sóng và tái sử dụng tần số dùng phân cực trong thông tin vệ
tinh; Đặc điểm của mạng TTVT; Các loại anten dùng trong TTVT; Phần không
gian của hệ thống TTVT và đặc điểm của các bộ phát đáp; Phần mặt đất của hệ
thống TTVT và đặc điểm của trạm mặt đất; Thiết kế đường truyền vệ tinh; Hệ
thống dẫn đường vệ tinh. Mạng Vsat và các ứng dụng. Tiêu chuẩn kỹ thuật đánh

giá thiết bị Vsat.
- Kỹ năng: Sinh viên hiểu được các đặc điểm của mạng thông tin vệ tinh và các
dịch vụ cung cấp; hiểu và phân tích được sơ đồ chức năng và sơ đồ nguyên lý của
các bộ phát đáp và trạm mặt đất; phân tích và thiết kế được quỹ đường truyền
TTVT; hiểu được cấu hình đo lường đánh giá các thiết bị đầu cuối Visat.
1


- Thái độ: Cập nhật các hệ thống TTVT và dẫn đường vệ tinh, có khả năng tự thiết
kế tuyến TTVT theo các số liệu của Vinasat và tham số kỹ thuật của thiết bị đầu
cuối.
7. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần:
Đại cương về vệ tinh nhân tạo và quĩ đạo vệ tinh, cấu tạo của vệ tinh thông tin,
đường truyền cho thông tin vệ tinh, anten cho thông tin vệ tinh, mạng vệ tinh, điều
chế và đa truy cập, hệ thống phát đáp, thiết bị trạm mặt đất, hệ thống định vị nhờ vệ
tinh.
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Nộp học phí đầy đủ
- Nắm vững kiến thức để đạt kết quả cao khi thi
- Đi học đầy đủ, hoàn thành bài tập.
9. Tài liệu học tập:
- Học liệu bắt buộc:
[1] Thẩm Đức Phương
Bài giảng Hệ thống TTVT. Khoa công nghệ thông tin Đại học Phương Đông
[2] Tiêu chuẩn ngành TCN 68-214: 2002
Thiết bị Visat. Yêu cầu kỹ thuật (băng Ku). Bộ bưu chính viễn thông, 2002.
- Học liệu tham khảo:
[3] Nguyễn Phạm Anh Dũng
Bài giảng Thông tin vệ tinh. HV BCVT.
[4] Dennis Roddy

Satellite Communications. McGraw Hill, 2001.
[5] Tiêu chuẩn ngành TCN 68-168:1997
Trạm mặt đất Visat. Yêu cầu kỹ thuật. Bộ bưu chính viễn thông, 1997.
[6] Bruce R.Elbert
The Satellite Communication Applications Handbook, Second Edition.
Artech House Inc., 2004.
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Dự lớp đầy đủ:
10%
- Kiểm tra giữa kỳ:

10%

- Bài tập, thảo luận:

10%

- Thi kết thúc học phần: 70%
11. Thang điểm: 10
2


12. Nội dung chi tiết học phần:
12.1 Nội dung
Chương 1. Đại cương về vệ tinh nhân tạo và các ứng dụng
1.1. Định nghĩa
1.2. Phân loại vệ tinh theo ứng dụng
1.3. Lịch sử phát triển
Chương 2. Quỹ đạo vệ tinh
2.1. Đặc tính chuyển động của vệ tinh trên quỹ đạo

2.2. Các định luật của Kepler
2.3. Các loại quỹ đạo: địa tĩnh, trung gian, thấp, đồng bộ mặt trời, địa cực,
nghiêng, dẹt
2.4. Phương pháp đưa vệ tinh lên quỹ đạo
2.5. Điều kiện để đặt được vệ tinh vào quỹ đạo
2.6. Các tốc độ vũ trụ
2.7. Tên lửa
2.8. Phóng vệ tinh lên quỹ đạo địa tĩnh
Chương 3. Cấu tạo của vệ tinh thông tin
3.1. Khái quát, cấu trúc khối
3.2. Tải thông tin (tải hữu ích)
3.3. Tầu vũ trụ, các hệ con của con tầu
Chương 4. Mạng vệ tinh
4.1. Tính chất chung của mạng vệ tinh
4.2. Các dịch vụ băng rộng
4.3. Các dịch vụ chuyển mạch
4.4. Mạng Điểm- Đa điểm
4.5. Mạng Điểm-Điểm
4.6. Mạng VSAT
Chương 5. Đường truyền vệ tinh
5.1. Sơ đồ đường truyền vệ tinh
5.2. Băng tần thông tin vệ tinh
5.3. Một số khái niệm và định nghĩa
5.4. Các dạng phân cực sóng dùng trong thông tin vệ tinh
5.5. Suy giảm sóng trên tuyến Vệ tinh- Mặt đất
5.6. Vùng phủ sóng của vệ tinh xác định theo các đường đẳng mức EIRP và G/T
5.7. Phân tích đường truyền vệ tinh
Chương 6. Anten cho thông tin vệ tinh
6.1. Phương thức phủ sóng của vệ tinh
3



6.2. Vùng phủ sóng của anten vệ tinh
6.3. Đặc điểm của anten thông tin vệ tinh
6.4. Các loại anten thường được sử dụng trên trạm vệ tinh (phân loại theo phương
thức phủ sóng)
6.5. Anten của trạm vệ tinh mặt đất
6.6. Kỹ thuật dùng chung anten cho thu và phát
Chương 7. Điều chế và Đa truy nhập
7.1. Tín hiệu analog
7.2. Tín hiệu số băng gốc
7.3. Điều chế số FSK, PSK, Điều chế lai
7.4. Các phương pháp đa truy cập
7.5. FDMA, TDMA, CDMA
Chương 8. Thiết bị Phát đáp
8.1. Các hình thức phát đáp
8.2. Cấu hình của bộ phát đáp. Các phần tử tiêu chuẩn
Chương 9. Thiết bị trạm mặt đất
9.1. Cấu hình của trạm mặt đất
9.2. Các yêu cầu
9.3. Các thiết bị vô tuyến
9.4. Thiết bị trung tần và băng tần cơ sở
Chương 10. Hệ thống định vị nhờ vệ tinh GPS
10.1. Khái quát về hệ thống định vị GPS
10.2. Cấu hình của hệ thống vệ tinh GPS
10.3. Nguyên lý xác định vị trí của GPS
10.4. Máy thu GPS
12.2 Hình thức tổ chức dạy học (phụ lục kèm theo)
13. Ngày phê duyệt:
14. Cấp phê duyệt: Trường Đại học Phương Đông

CHỦ NHIỆM KHOA

HIỆU TRƯỞNG

PGS.TS Phan Hữu Huân

PGS.TS Bùi Thiện Dụ

4



×