Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Các Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Vùng Bắc Trung Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA THƯƠNG MẠI - DU LỊCH

ĐỀ ÁN MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC
KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VÙNG BẮC TRUNG
BỘ


GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S PHAN THỊ THANH HỒNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN LONG
LỚP: 34K01.1

ĐÀ NẴNG, 2010


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BQL Ban quản lý
CSHT Cơ sở hạ tầng
CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
DN Doanh nghiệp
GDP Tổng sản phẩm quốc nội /địa phương
GTGT Giá trị gia tăng
Ha Héc ta (= 10.000m2)
KCN Khu công nghiệp
KCNC Khu công nghệ cao
KCX Khu chế xuất
KKT Khu kinh tế


KKTCK Khu kinh tế cửa khẩu
km Kilo mét (= 1.000 mét)
kv Kilo vôn (= 1.000 vôn)
MW Megawatt (= 1.000.000 watt)
NK Nhập khẩu
SXKD Sản xuất kinh doanh
TTCN Tiểu thủ công nghiệp


TW Trung ương
USD Đô la Mỹ
UBND Ủy Ban Nhân Dân
VLXD Vật liệu xây dựng
XK Xuất khẩu
XNK Xuất nhập khẩu


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU 6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 6
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHU KINH TẾ
CỬA KHẨU 8
1.1. Khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu 8
1.1.1. Khái niệm 8
1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của khu kinh tế cửa khẩu 8
1.1.3. Những điểm giống và khác nhau giữa khu kinh tế cửa khẩu với
các khu kinh tế khác 8

1.2. Vai trò và vị trí của các khu kinh tế cửa khẩu 9
1.2.1. Đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân 9
1.2.2. Đối với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 10
1.2.3. Đối với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước 11
1.2.4. Đối với phát triển xã hội 11
1.2.5. Đối với an ninh quốc phòng 11
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VÙNG
BẮC TRUNG BỘ 12
2.1. Khái quát chung về vùng Bắc Trung Bộ 12
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 12
2.1.2. Dân số và nguồn nhân lực 13


2.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 13
2.2. Các nhân tố tác động đến sự phát triển các khu kinh tế cửa khẩu vùng
Bắc Trung Bộ 15
2.2.1. Nhân tố tự nhiên 15
2.2.2. Trình độ phát triển kinh tế-xã hội 16
2.2.3. Chính sách của Việt Nam về vùng Bắc Trung Bộ 16
2.2.3.1. Chính sách kinh tế đối ngoại gắn với quan hệ kinh tế Việt
Nam – Lào 16
2.2.3.2. Chính sách phát triển kinh tế gắn với việc phát triển các khu
kinh tế cửa khẩu vùng Bắc Trung Bộ 18
2.2.4. Quan hệ láng giềng anh em giữa Việt Nam và Lào 20
2.2.5. Mức độ mở rộng quan hệ thị trường trong nước và áp lực cạnh
tranh quốc tế 22
2.3. Thực trạng các khu kinh tế cửa khẩu vùng Bắc Trung Bộ 23
2.3.1. Quá trình hình thành các khu kinh tế cửa khẩu vùng Bắc Trung
Bộ 23
2.3.2. Thực trạng hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu vùng Bắc

Trung Bộ 24
2.3.2.1. Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) 24
2.3.2.2. Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình) 26
2.3.2.3. Khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) 28
2.3.2.4. Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt (Thừa Thiên Huế) 30
2.3.3. Đánh giá chung về các khu kinh tế cửa khẩu vùng Bắc Trung Bộ
32
2.3.3.1. Những thành tựu đạt được: 32
2.3.3.2. Những mặt hạn chế còn tồn tại: 34
2.3.3.3. Nguyên nhân 35


CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU
KINH TẾ CỬA KHẨU VÙNG BẮC TRUNG BỘ 37
3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển các khu kinh tế cửa
khẩu vùng Bắc Trung Bộ 37
3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước 37
3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng Bắc Trung Bộ 38
3.1.3. Phương hướng và mục tiêu phát triển các khu kinh tế cửa khẩu
vùng Bắc Trung Bộ 39
3.1.3.1. Định hướng phát triển khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo (Hà
Tĩnh) 39
3.1.3.2. Định hướng phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo (Quảng
Bình) 41
3.1.3.3. Định hướng phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo
(Quảng Trị) 45
3.1.3.4. Định hướng phát triển Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt (Thừa
Thiên Huế) 49
3.2. Các giải pháp nhằm phát triển các khu kinh tế cửa khẩu vùng Bắc
Trung Bộ 52

3.2.1. Ký kết và triển khai thực hiện các hiệp định kinh tế – thương mại
song phương giữa hai nước Việt – Lào. 52
3.2.2. Xây dựng và phát triển đồng bộ cơ chế, chính sách đối với các
khu kinh tế cửa khẩu biên giới. 54
3.2.2.1. Về chính sách kinh tế – thương mại 54
3.2.2.2. Về chính sách dịch vụ, du lịch 55
3.2.2.3. Về chính sách thuế 55
3.2.2.4. Về chính sách tài chính – tiền tệ 56
3.2.3. Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các khu kinh tế
cửa khẩu. 56


3.2.4. Tăng cường đổi mới quản lý Nhà nước ở các khu kinh tế cửa
khẩu. 57
KẾT LUẬN 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1. Diện tích, dân số các tỉnh miền Bắc Trung Bộ 13
Bảng 2.2. Quan hệ thương mại hai chiều Việt Nam - Lào giai đoạn 20042007 17
Bảng 2.3. Kim ngạch XK các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Lào
năm 2007 17
Bảng 2.4. Danh sách các khu kinh tế cửa khẩu xếp theo tỉnh 23
Bảng 3.1. Danh mục các dự án đầu tư vào KKTCK Cầu Treo giai đoạn 2009
– 2011 41
Bảng 3.2. Quy hoạch kiến trúc KKTCK A Đớt 50


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1. Bản đồ kinh tế vùng Bắc Trung Bộ 12
Hình 2.2. Bản đồ vị trí KKTCK Cầu Treo 25
Hình 2.3. Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo 27
Hình 2.4. Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo 29
Hình 2.5. Phối cảnh Nhà kiểm soát liên hợp cửa khẩu A Đớt 31
Hình 3.1. Xe vào cửa khẩu Cầu Treo 40
Hình 3.2. Khu trung tâm KKTCK Cha Lo 43
Hình 3.3. Khu trung tâm KKTCK Lao Bảo 46


Hình 3.4. Phối cảnh tổng thể khu trung tâm KKTCK A Đớt 51


LỜI MỞ ĐẦU
Sau hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đang khởi sắc và thu được
nhiều thành tựu đáng kể. Cùng với hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động XNK
đã thực sự bùng nổ kéo theo sự hình thành và phát triển của KKTCK. Thuật
ngữ KKTCK mới được dùng ở Việt Nam trong một số năm gần đây khi quan
hệ kinh tế-thương mại Việt Nam và Trung Quốc đã có những bước phát triển
mới, đòi hỏi phải có mô hình kinh tế phù hợp nhằm khai thác các tiềm năng,
thế mạnh kinh tế của hai nước thông qua các cửa khẩu biên giới. Bên cạnh đó
Việt Nam còn có biên giới với Lào và Campuchia, tuy họ là các quốc gia nhỏ,
còn khó khăn về kinh tế, nhưng lại có vị trí hết sức quan trọng là nằm trong tiểu
vùng sông Mêkông. Giữa các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mêkông đang có
nhiều dự án xây dựng cầu, đường thúc đẩy phát triển kinh tế theo tuyến hành
lang Đông-Tây trên cơ sở dòng chảy tự nhiên của sông Mêkông. Tât cả các
điều kiện thuận lợi trên chỉ có thể phát huy tốt nếu có các mô hình kinh tế thích
hợp, trong đó phải kể đến KKTCK. Để có điều kiện hiểu sâu hơn về mô hình

KKTCK ở Việt Nam mà cụ thể hơn là việc áp dụng mô hình này ở vùng Bắc
Trung Bộ, tôi đã chọn đề tài : “Thực trạng và giải pháp phát triển các khu
kinh tế cửa khẩu vùng Bắc Trung Bộ”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề án gồm 3 phần chính:
Chương 1: Một số vấn đề cơ sở lý luận về khu kinh tế cửa khẩu.
Chương 2: Thực trạng các khu kinh tế cửa khẩu vùng Bắc Trung Bộ.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển các khu kinh tế cửa khẩu
vùng Bắc Trung Bộ.
Đây là một đề tài có nội dung phong phú và phức tạp, nhưng trong điều kiện
hạn chế về thời gian cũng như giới hạn về lượng kiến thức, kinh nghiệm thực tế
nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến
của thầy cô cùng các bạn.
Sinh viên thực hiện


TRẦN LONG


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
1.1. Khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu
1.1.1. Khái niệm
Cho đến nay, nhiều cơ sở lí thuyết liên quan đến kinh tế cửa khẩu được
đề cập, đúc kết thế nhưng khái niệm KKTCK vẫn chưa có sự thống nhất cao từ
các nhà nghiên cứutrong và ngoài nước vì tùy thuộc vào điều kiện hình thành v
à phát triển đặc thù của nước mình.
KKTCK ở Việt
Nam là một không gian kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu có dân cư sinh sống
và được áp dụng những cơ chế, chính sách phát triển đặc thù, phùhợp với đặc
điểm từng địa phương sở tại nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất dựa trên việc quy hoạch, khai thác, sử dụng, phát triển bền vữn

g các nguồnlực, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
.
1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của khu kinh tế cửa khẩu
- Các KKTCK cách xa trung tâm kinh tế chính trị nước mình.
- Dân cư tại các KKT ở các nước láng giềng có sự tương đồng về văn hó
a, truyền thống, tín ngưỡng tôn giáo ;
- Có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội - môi trường và c
hất lượng cuộc sống ;
- Hợp tác và cạnh tranh là đặc trưng chủ yếu ;
- Hợp tác và giao lưu kinh tế dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền củ
a nhau, bình đẳng cùng có lợi.
1.1.3. Những điểm giống và khác nhau giữa khu kinh tế cửa
khẩu với các khu kinh tế khác


Trên thế giới có nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau về KCN, KCX,
KCNC. Đối với Việt Nam các khái niệm trên được hiểu một cách thống nhất
theo cơ chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo NĐ số 36/Chính phủ ngày
24/4/1997. KCN, KCX và KCNC là ba loại của đặc KKT, chúng có những đặc
điểm khác nhau xuất phát từ sự khác nhau về mục đích, đối tượng tham gia hay
mối liên kết của chúng đối với nền kinh tế. Có thể thấy một số điểm giống và
khác nhau giữa KKTCK với các loại hình kinh tế trên là:


Điểm giống nhau, trước hết về tư cách pháp nhân, chúng được thành lập
do quyết định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ và được hưởng
một số chế độ ưu đãi của Chính phủ hoặc chính quyền địa phương,có
một không gian kinh tế hay một vị trí xác định. Ngoài ra, các hình thức
kinh tế này đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả, thúc đẩy phát triển
kinh tế vùng, địa phương, thông qua việc phát huy đặc điểm hoạt động

của từng loại hình này đối với vùng, địa phương, hay kinh tế cả nước.



Điểm khác nhau cơ bản giữa KKTCK với các hình thức kinh tế này, là ở
vị trí và điều kiện hình thành. Để thành lập KKTCK trước hết phải gắn
với vị trí cửa khẩu, đây là khu vực có dân hoặc không có dân sinh sống,
có các DN trong nước ngoài. Hơn nữa, mực đích thành lập KKTCK
nhằm ưu tiên phát triển thương mại, XNK, dịch vụ, du lịch và công
nghiệp. Trong đó, qua trọng nhất là hoạt động thương mại, dịch vụ, bao
gồm: hoạt động xuất, NK, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hoá quá
cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế… Như vậy, nguồn hàng hóa
trao đổi ở đây có thể là tại chỗ, hoặc từ nơi khác đưa đến, khác với KCN
và KCX. Do đó các chính sách ưu tiên cũng khác nhau, phù hợp với đặc
thù của vùng, địa phương nơi các loại hình này được thành lập.

1.2. Vai trò và vị trí của các khu kinh tế cửa khẩu
1.2.1. Đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
- Các KKTCK được hình thành nhằm mục đích phát huy lợi thế về quan
hệ kinh tế-thương mại cửa khẩu biên giới, thu hút các kênh hàng hoá, đầu tư,
thương mại, dịch vụ và du lịch từ các nơi trong cả nước từ nước ngoài vào nội


địa thông qua cơ chế chính sách ưu đãi tại các KKTCK. Chính sự thu hút này
đã làm cho các ngành, các địa phương trong cả nước, tùy theo quy mô, sự hấp
dẫn của cơ chế chính sách ưu đãi thực hiện sự chuyển dịch sản xuất, lưu thông
hàng hoá cho phù hợp.
- Bên cạnh đó khi mô hình KKTCK được phát huy tốt sẽ tạo ra sự lưu
thông hàng hoá giữa trong và ngoài nước nhằm khai thác thị trường rộng lớn
của nước bạn. Hơn nữa, trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và và du lịch

cũng có những đòi hỏi tương tự, cần phải mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để
nhanh chóng hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này
càng có ý nghĩa đối với nền kinh tế hàng hoá chậm phát triển, thị trường còn
nhỏ hẹp, sức mua thấp, khả năng cạnh tranh trước mắt của nền kinh tế còn thấp
kém như Việt Nam.
- KKTCK có sức thu hút đầu tư khá mạnh mẽ không chỉ các nhà đầu tư
trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài. Để mở rộng SXKD, tăng trưởng
kinh tế nhằm thực hiện kế hoạch phát triển vùng của Chính phủ. Mặt khác,
KKTCK còn góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương giảm bớt
sự phụ thuộc, trông chờ vào ngân sách Nhà nước. Hơn nữa còn đóng góp cho
ngân sách Nhà nước ở cửa khẩu có doanh thu lớn, qua đó nâng cao được tỉ lệ
tích luỹ đầu tư cho tương lai, đồng thời nâng cao đời sống của đồng bào vùng
biên giới thông qua việc tăng cường đầu tư CSHT KKTCK.
- Bên cạnh đó, quá trình phát triển các KKTCK tác động thúc đẩy mạnh
mẽ quá trình giao lưu kinh tế giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và
trên thế giới. Nó có tác dụng như chiếc cầu nối kinh tế Việt Nam với kinh tế thế
giới, nhằm đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế, góp phần quan trọng trong
việc thực hiện quan điểm phát triển mà Đảng ta đã đề ra: “Gắn chặt việc xây
dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”.
1.2.2. Đối với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
KKTCK hình thành sẽ tạo ra sự phân công lao động theo hướng chuyển
lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp,
tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng phát triển


các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp, hỗ trợ phát triển đối với
dịch vụ trong nước thông qua việc đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các nước láng
giềng; tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, kiểm tra giám sát các hoạt
động, phát hiện và xử lý các vi phạm. Điều đó thể hiện khi môi trường kinh tế
phát triển thuận lợi KKTCK cũng là nơi thể hiện sự giao thoa về các chính sách

kinh tế đối ngoại củ các quốc gia có đường biên giới chung. Vì vậy những nhu
cầu về kinh tế cả cho sản xuất và tiêu dùng trong phạm vi hẹp, trực tiếp phục
vụ cho nhu cầu tại chỗ của địa phương, vùng lân cận; trong phạm vi rộng nó sẽ
trực tiếp đáp ứng nhu cầu của địa phương, các vùng trong cả nước thông qua sự
luân chuyển các kênh hàng hóa từ khu vực KTCK đến các nơi và ngược lại
theo sự vận động của quan hệ cung cầu và giá cả trên thị trường đối với các
chủng loại hàng hóa trao đổi ở đây. Do đó với phạm vi ảnh hưởng càng lớn,
KKTCK càng phát triển, nó sẽ tác động càng mạnh mẽ tới việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, thúc đẩy phân công lao động, làm cho thị trường được thông suốt
trong cả nước, khai thác tối đa những tiềm năng và thế mạnh của vùng.
1.2.3. Đối với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất
nước
Phát triển các KKTCK là một trong những chủ trương đúng đắn của
Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng một mô hình kinh tế mới, thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Các KKTCK thúc đẩy quá trình
hiện đại hoá thông qua việc ứng dụng công nghệ mới và trình độ quản lý hiện
đại trong hoạt động thương mại, dịch vụ và sản xuất, tạo ra những yếu tố để
liên kết các DN đầu tư trong nước cũng như ngoài nước, góp phần tích cực vào
việc nâng cao giá trị kim ngạch XK, tăng thu ngoại tệ; thực hiện phân công lao
động góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
1.2.4. Đối với phát triển xã hội
Sự tác động đối với kinh tế kinh tế của các KKTCK cũng thực chất là
tác động đến phát triển xã hội, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển xã hội là
nâng cao phúc lợi xã hội cho con người. Các KKTCK còn góp phần giải quyết
vấn đề việc làm tạo sự ổn định cho cuộc sống của nhân dân qua việc đào tạo và
nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động xã hội, hình thành nhiều trung tâm
tạo việc làm mới, phát triển kinh tế gắn văn minh, tiến bộ và công bằng xã hội.
Với sự tác động có tính lan toả mạnh mẽ thì các KKTCK sẽ thúc đẩy phát triển



xã hội rất hiệu quả, đặc biệt là các vùng biên giới cửa khẩu còn đang gặp rất
nhiều khó khăn.
1.2.5. Đối với an ninh quốc phòng
Việc hình thành các KKTCK sẽ thu hút dân cư đến làm ăn, sinh sống,
tạo thành những khu tập trung dân cư, một số đô thị biên giới góp phần làm
tăng thêm tiềm lực kinh tế, quốc phòng tại tuyến biên giới. Đời sống của nhân
dân tại địa bàn các KKTCK sẽ được thay da đổi thịt tạo thêm lòng tin về chính
quyền và về các chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, các lực lượng
công an, hải quan, biên phòng tại KKTCK được tăng cường năng lực cũng như
trang thiết bị, do đó hoạt động bảo vệ biên giới, chủ quyền Quốc gia, đảm bảo
an ninh, quốc phòng sẽ được nâng cao về nhiều mặt.

⇐ Như vậy việc thành lập KKTCK có tác động nhiều mặt đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như tổ chức lại cơ cấu kinh tế
vùng lãnh thổ, bố trí dân cư, nâng cao mức sống nhân dân, phát triển cơ
sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho khu vực.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÁC KHU KINH TẾ CỬA
KHẨU VÙNG BẮC TRUNG BỘ
2.1. Khái quát chung về vùng Bắc Trung Bộ
2.1.1. Điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên
nhiên
Bắc Trung Bộ là phần phía
bắc của Trung Bộ Việt Nam có địa
bàn từ Nam dãy núi Tam Điệp tới
Bắc đèo Hải Vân gồm Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.



- Diện tích: 51.500 km2, chiếm 15,6 % diện tích cả nước.
- Bắc Trung Bộ là vùng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nhất nước. Tiếp
giáp Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Lào và Biển Đông,
dãy núi Bạch Mã là ranh giới giữa Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
Hình 2.1. Bản đồ kinh tế vùng Bắc Trung Bộ
- Khí hậu chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa Đông Bắc vào mùa
đông. Dãy Trường Sơn Bắc vào mùa hè còn có hiện tượng gió phơn Tây Nam
thổi mạnh, thời tiết nóng, khô. Thường xuyên chịu thiên tai: bão, lũ lụt, hạn
hán…
- Khoáng sản: sắt, crôm, thiếc, đá vôi, titan…
- Đồng bằng Thanh-Nghệ -Tĩnh là tương đối lớn, còn lại nhỏ hẹp. Phần
lớn là đất cát pha thuận lợi trồng cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc
lá…), nhưng không thật thuận lợi trồng lúa. Vùng gò đồi có khả năng phát triển
vườn rừng, chăn nuôi đại gia súc.
- Hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thuỷ lợi, tiềm năng thuỷ điện
và giao thông (hạ lưu).
- Rừng có diện tích tương đối lớn, tập trung chủ yếu ở phía Tây-biên
giới Việt-Lào. Diện tích rừng 2,46 triệu ha (20% cả nước). Độ che phủ rừng là
47,8%, chỉ đứng sau Tây Nguyên. Diện tích rừng giàu tập trung vùng biên giới
Việt-Lào, nhiều nhất ở Nghệ An, Quảng Bình, Thanh Hóa. Rừng có nhiều loại
gỗ quý (lim, sến…), nhiều lâm sản chim, thú có giá trị(voi, bò tót…). Bảo vệ và
phát triển vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống, giữ gìn nguồn gen các sinh
vật quý hiếm, điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại các cơn lũ đột ngột. Ven
biển trồng rừng để chắn gió, chắn cát.
- Các tỉnh đều giáp biển nên có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi
trồng thuỷ sản. Có bờ biển dài tạo điều kiện cho các tàu buôn hàng hóa nước
ngoài XNK và các tàu chở khách du lịch nước ngoài vào nước ta .



- Vùng có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng và có sức hấp dẫn
chẳng những với du khách trong nước, mà còn với khách du lịch nước ngoài;
có nhiều bãi biển đẹp như Bãi biển Sầm Sơn, Bãi biển Cửa Lò, Bãi biển Thiên
Cầm, Bãi biển Nhật Lệ, Bãi biển Thuận An, Lăng Cô; các vườn quốc gia: Bến
En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã.; 3 di sản thế
giới: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã
nhạc cung đình Huế…
2.1.2. Dân số và nguồn nhân lực
Dân số: 10,6 triệu người, chiếm 12,7% dân số cả nước.
Bảng 2.1. Diện tích, dân số các tỉnh miền Bắc Trung Bộ
STT
Tỉnh
Diện tích (km²) Dân số (người)
Mật độ (người/km²)
1 Thanh Hóa
11.106
3.520.000
317
2 Nghệ An
16.487
3.003.200
180
3 Hà Tĩnh
6.055,6
1.286.700
312
4 Quảng Bình
8.051,8
831.600

103
5 Quảng Trị
4.745,7
616.600
130
6 Thừa Thiên-Huế 5.053,99
1.134.480
224,50
Bắc Trung Bộ là nơi cư trú của 25 dân tộc khác nhau
(Thái, Mường, Tày, Mông, Bru-nây Kiều) sống ở Trường Sơn. Phân bố không
đều từ đông sang tây. Người Kinh sinh sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển.
Dân cư giàu truyền thống lịch sử, cần cù, chịu khó. Nguồn lao động dồi dào với
số dân khoảng mười triệu người với hơn 56% trong độ tuổi lao động. Tuy vậy,
người dân chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp nên ý thức, tác phong công
nghiệp và trình độ phát triển chưa cao, mặt khác chưa được đào tạo bài bản gây
ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển kinh tế của vùng.

2.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Trong những năm gần đây nền kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ đã có
những nét khởi sắc. Đời sống nhân dân được cải thiện một cách nhanh chóng,
an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững. Tuy nhiên nền


kinh tế vùng Bắc Trung Bộ còn tồn tại nhiều mặt yếu kém cần được giải quyết
và khắc phục.
- Điểm xuất phát còn đang ở mức thấp - GDP/người đạt 400
USD/người/năm, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. GDP bình quân
đầu người đă thấp nhưng lại không đồng đều giữa các khu vực và tầng lớp dân
cư. Nhịp độ tăng trưởng GDP hiện đã tăng lên nhưng vẫn ở mức thấp.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, nông – lâm – ngư nghiệp còn

chiếm tỉ trọng lớn. Vùng đồi trước núi có nhiều đồng cỏ phát triển chăn nuôi
đại gia súc. Đàn bò có 1,1 triệu con chiếm 1/5 đàn bò cả nước. Đàn trâu có
750.000 con, chiếm 1/4 đàn trâu cả nước. Rừng sản xuất chỉ chiếm 34% diện
tích, còn lại 50% diện tích là rừng phòng hộ, 16% diện tích là rừng đặc dụng
tạo điều kiện phát triển công nghiệp khai thác gỗ, chế biến lâm sản. Bình quân
lương thực có tăng nhưng vẫn còn thấp 348 kg/người. Bắc Trung Bộ cũng đã
hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm: café, chè ở Tây
Nghệ An, Quảng Trị, cao su ở Quảng Bình, Quảng Trị, … Việc nuôi trồng thuỷ
sản nước lợ, nước mặn phát triển khá mạnh nhưng còn một số hạn chế: phần
lớn tàu có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính, nên nhiều nơi nguồn lợi
thuỷ sản có nguy cơ giảm rõ rệt.
- Công nghiệp có những nơi được phát triển sớm. Trong vùng đã hình
thành một số ngành công nghiệp trọng điểm: sản xuất VLXD, cơ khí, luyện
kim…như: nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Nghi Sơn (Thanh Hóa), Hoàng Mai
(Nghệ An), nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh. Tuy vậy mạng lưới công nghiệp
còn mỏng. Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở dải ven biển, phía
đông bao gồm Thanh Hóa-Bỉm Sơn, Vinh, Huế với các sản phẩm chuyên môn
hóa khác nhau. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế về điều kiện kỹ thuật & vốn.
Cơ sở năng lượng còn ít và nhỏ bé. Cơ sở năng lượng là một ưu tiên trong phát
triển công nghiệp của vùng. Việc giải quyết nhu cầu về điện chủ yếu dựa vào
lưới điện quốc gia như: sử dụng điện từ đường dây 500 kv. Một số nhà máy
thuỷ điện đang được xây dựng: thuỷ điện Bản Vẽ trên sông Cả ở Nghệ An
(320MW), Cửa Đạt trên sông Chu ở Thanh Hóa (97MW), Rào Quán ở Quảng
Trị (64MW).


- Các ngành dịch vụ nhất là dịch vụ ở khu vục nông thôn chưa phát triển
và hiệu quả thấp. Du lịch có tiềm năng lớn đang trên đà phát triển . Số lượng
khách du lịch đang đang tăng lên nhưng tốc độ phát triển còn chậm và còn
nặng về khai thác tự nhiên cho nên hiệu quả thấp. Thương nghiệp nhất là

thương mại biên giới có phát triển khá hơn nhưng vẫn còn nhỏ bé. Thương
nghiệp hoạt động chưa rộng khắp, giao lưu kinh tế còn hạn chế.
- Giao thông vận tải đang phát triển mạnh. Mạng lưới giao thông chủ
yếu là các tuyến giao thông quan trọng của vùng: Quốc lộ 1A, Quốc lộ
7A, Quốc lộ 8, Quốc lộ 9, vàĐường sắt Thống Nhất Bắc - Nam; Hầm đường bộ
qua Hải Vân, Hoành Sơn góp phần gia tăng vận chuyển Bắc-Nam. Đường Hồ
Chí Minh hoàn thành thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở vùng phía tây. Tuyến
hành lang giao thông Đông-Tây cũng đã hình thành, hàng loạt cửa khẩu mở ra,
thúc đẩy giao thương với các nước láng giềng. Hệ thống sân bay, cảng biển
đang được đầu tư xây dựng & nâng cấp hiện đại đảm bảo giao thông trong
nước & quốc tế: Sân bay Vinh, Sân bay Đồng Hới, Sân bay Phú Bài. Các cảng
quốc tế: Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Cửa Lò…

2.2. Các nhân tố tác động đến sự phát triển các khu kinh tế cửa
khẩu vùng Bắc Trung Bộ
2.2.1. Nhân tố tự nhiên
Việc lựa chọn xây dựng các KKTCK, trước hết căn cứ vào điều kiện tự
nhiên xã hội, đó phải là những nơi có thuận lợi về vị trí, Phù hợp với giao lưu
kinh tế – thương mại biên giới, là cầu nối giữa kinh tế trong nước với kinh tế
nước ngoài. Các cửa khẩu thuộc vùng Bắc Trung Bộ ở những vị trí tương đối
thuận lợi, các KKTCK thường nằm ở các thị trấn, thị tứ và đầu mối giao thông
như đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 7A, Quốc lộ 8, Quốc lộ 9, … Đây được coi
là những yếu tố hết sức quan trọng cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của
KKTCK. Bởi vì, do đặc điểm của nó, hoạt động thương mại- dịch vụ là một
trong những nội dung cơ bản trong sự phát triển của KKTCK, muốn vậy phải
có nguồn hàng hóa, dịch vụ từ nội địa được vận chuyển đến để trao đổi qua cửa


khẩu biên giới đồng thời phải có hệ thống giao thông thuận lợi để đưa hàng hóa
NK từ bên ngoài vào trong nước.

Hơn nữa, do dãy Trường Sơn chắn giữa vùng Bắc Trung Bộ của Việt
Nam và vùng Trung Lào – Nam Lào nên có những khác biệt khá rõ về khí hậu,
môi trường sinh thái, tạo điều kiện sản xuất các chủng loại hàng hóa đáp ứng
được nhu cầu trao đổi, có loại được sản xuất tại chỗ, có loại được khai thác
trong nội địa theo nguyên tắc xuất những hàng hóa mà thị trường bạn cần mà ta
có lợi thế và nhập những hàng hóa chúng ta chưa có khả năng đáp ứng cho thị
trường trong nước. Chính vì thế yếu tố địa lý là rất quan trọng.
2.2.2. Trình độ phát triển kinh tế-xã hội
Bên cạnh yếu tố địa lý thì các vấn đề xã hội, trình độ dân trí, phong tục
tập quán, cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển KKTCK. Mặc dù, các
KKTCK vùng Bắc Trung Bộ nằm ở những nơi có trình độ phát triển cao hơn so
với các xã khác trong vùng nhưng nhìn tổng thể thì đây vẫn là khu vực khó
khăn với trên 20 dân tộc sinh sống.
Trình độ dân trí ở đây nhìn chung còn khá thấp với tỉ lệ mù chữ cao,
trình độ văn hóa thấp. Số lao động qua đào tạo chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong lực
lượng lao động của vùng, đáng chú ý là trong số này chủ yếu là giáo viên và
bác sỹ. Do trình độ lao động thấp, chủ yếu là lao động giản đơn dựa vào kinh
nghiệm là chính, không qua đào tạo nên năng suất lao động thấp, giá trị cá biệt
của hàng hóa cao nhưng chất lượng của sản phẩm còn hạn chế, vì thế khả năng
cạnh tranh của sản phẩm sẽ khó khăn khi trao đổi hàng hóa qua cửa khẩu. Cơ
cấu kinh tế vẫn còn ở mức lạc hậu, nông – lâm nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao,
do đó thu nhập bình quân đầu người vẫn ở mức thấp.Vấn đề này sẽ dẫn đến
hàng loạt các khó khăn khác như : Đời sống văn hoá tinh thần không được đảm
bảo, các dịch vụ xã hội còn thiếu và ở mức yếu kém. Đây là những khó khăn
cho việc phát triển giao lưu kinh tế qua cửa khẩu biên giới và nó cũng tác động
không nhỏ đến sự phát triển KKTCK.
2.2.3. Chính sách của Việt Nam về vùng Bắc Trung Bộ


2.2.3.1. Chính sách kinh tế đối ngoại gắn với quan hệ

kinh tế Việt Nam – Lào
a. Chính sách kinh tế đối ngoại
Sự phát triển của các KKTCK phụ thuộc trực tiếp vào chính sách kinh tế
đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Từ khi thực hiện chính sách đổi mới năm
1986 đến nay đường lối đối ngoại mở rộng của chúng ta : " Việt Nam muốn
làm bạn với tất cả các nước ", trên nguyên tắc: bình đẳng, cùng có lợi; tôn trọng
chủ quyền và không can thiệp và công việc nội bộ của nhau; giữ vững độc lập;
chủ quyền dân tộc; kiên định sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội…
Trên những định hướng cơ bản đó, chúng ta chủ trương giữ vững các thị trường
truyền thống, đồng thời tìm kiếm và mở rộng thị trường ra các nước, các khu
vực khác trên thế giới.
Việc thực thi một chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa các
hình thức kinh tế đối ngoại cho phép Việt Nam tìm kiếm nhiều mô hình, hình
thức kinh tế đa dạng, năng động. Trong đó, bên cạnh các hoạt động XNK; hoạt
động hợp tác, đầu tư nước ngoài; hoạt động chuyển giao công nghệ; hoạt động
tài chính, tiền tệ quốc tế; hoạt động dịch vụ du lịch thu ngoại tệ…, các hình
thức này kết hợp đa dạng, đan xen với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Từ đó
nhiều mô hình kinh tế mới ra đời, kết hợp được nhiều ưu điểm trong tổ chức,
hoạt động của các hình thức kinh tế đối ngoại, như KCN, KCX, KCNC,
KKTCK … Điều quan trọng hơn với chính sách kinh tế đối ngoại rộng mở, nền
kinh tế thực sự chuyển động theo xu hướng hội nhập, mở cửa nhiều hơn đối với
các nước láng giềng, các nước trong khu vực, cũng như nhiều nơi khác trên thế
giới. Tuy năng lực cạnh tranh của các sản phẩm trong nước còn đang hạn chế,
nhưng điểm yếu này đang từng bước được khắc phục. Chính sách kinh tế đối
ngoại hiện nay được coi là tiền đề tốt để hỗ trợ cho việc hình thành và phát
triển các KKTCK nói chung và các KKTCK vùng Bắc Trung Bộ nói riêng.
b. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Lào


Mặt khác, sự hình thành và phát triển các KKTCK vùng Bắc Trung Bộ

còn phụ thuộc trực tiếp vào quan hệ kinh tế – thương mại Việt – Lào trong
những năm gần đây và trong tương lai.
Bảng 2.2. Quan hệ thương mại hai chiều Việt Nam - Lào giai đoạn 2004-2007
Năm
Việt Nam xuất
Việt Nam nhập
Tổng kim ngạch hai chiều
2004
68.426
74.335
142.761
2005
69.204
97.541
166.745
2006
94.958
166.618
261.576
2007
104.389
207.921
312.310
Đvt: 1.000 USD (Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Hiện hai bên đang khuyến khích lập các cặp chợ biên giới, các KKT,
thương mại tại các cửa khẩu lớn và đang tích cực triển khai thực hiện các thỏa
thuận về tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng hóa qua lại,
trong đó có chính sách giảm thuế 50% cho hàng hóa có xuất xứ mỗi nước. Hai
nước cũng xúc tiến giúp nhau trong việc quá cảnh hàng hoá tiêu thụ tại nước
thứ ba.

Bảng 2.3. Kim ngạch XK các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Lào năm
2007
STT Mặt hàng
Năm 2007
I
Mặt hàng XK chủ yếu
1
Hàng dệt may
7.518
2
Than đá
2.044
3
Sản phẩm nhựa
1.972
4
Dây điện và dây cáp điện
1.050
5
Giầy dép các loại
962
6
Mỳ ăn liền
538
7
Sản phẩm gốm sứ
459
8
Gạo
227

II
Mặt hàng NK chủ yếu
1
Gỗ và nguyên phụ liệu gỗ
95.407
2
Kim loại thường khác
86.801
3
Ô tô nguyên chiếc các loại
1.896
4
Máy móc thiết bị phụ tùng
681


×