Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Đặc điểm nghệ thuật thơ Tế Hanh thời kỳ chống Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 160 trang )

Header Page 1 of 123.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MAI THỊ CHÂU PHA

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ TẾ HANH
THỜI KỲ CHỐNG MỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 5.04.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PSG.TS PHÙNG QUÝ NHÂM

TP. HỒ CHÍ MINH - 2003
Footer Page 1 of 123.


Header Page 2 of 123.

2
Footer Page 2 of 123.


Header Page 3 of 123.

LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp luận văn hoàn thành tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với
phòng Sau Đại Học, Quí Thầy Cô cùng các đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt


thời gian qua. Đặc biệt tôi xin ghi nhớ công ơn của thầy PGS. TS Phùng Quý Nhâm, người
đã trực tiếp hướng dẫn và hết lòng chỉ dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi
xin ghi nhận những đóng góp quí báu cho luận văn và sẽ cố gắng tiếp tục phấn đấu hơn nữa
để vấn đề nghiên cứu có thể được mở rộng và hoàn thiện một cách toàn diện.
TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 9 năm 2003.
Người thực hiện luận văn
Mai Thị Châu Pha

3
Footer Page 3 of 123.


Header Page 4 of 123.

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 3
MỤC LỤC .................................................................................................................... 4
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài: ...........................................................................................................6
2. Phạm vi của đề tài và phương hướng nghiên cứu: ......................................................7
3. Phương pháp nghiên cứu: ..............................................................................................8
4. Lịch sử vấn đề : ...............................................................................................................9
5. Cấu trúc luận văn: ........................................................................................................17

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM NGÔN TỪ VÀ THỂ THƠ TRONG THƠ TẾ HANH.
..................................................................................................................................... 18
1.1. Đặc điểm ngôn từ:......................................................................................................18
1.1.1. Ngôn từ giản dị, mộc mạc, trong sáng gần với lời nói thông thường: ..................18
1.1.2. Ngôn từ giàu sức biểu hiện, mang chất khỏe khoắn và giàu có của ngôn ngữ đời
sống: ................................................................................................................................27

1.1.3. Ngôn từ đẹp, gợi cảm nhưng đôi khi lại nông nhẹ: ..............................................35
1.1.4. Vần: .......................................................................................................................40
1.2. Hình ảnh: ....................................................................................................................47
1.2.1. Hình ảnh thực, khỏe khoắn, dung dị, nồng đượm hơi thở của cuộc sống. ...........47
1.2.2. Hình ảnh so sánh, tượng trưng: .............................................................................54
1.2.3. Hình ảnh đẹp, giàu sáng tạo: .................................................................................63
1.3. Nhịp điệu: ...................................................................................................................69
1.3.1. Nhịp điệu đều đều, chậm rãi: ................................................................................71
1.3.2. Nhịp điệu biến đổi bộc lộ nỗi trăn trở, day dứt:....................................................74
1.4. Thể thơ:.......................................................................................................................77
1.4.1. Thể thơ bốn chữ, năm chữ có những đổi mới:......................................................78
1.4.2. Thể thơ 7 chữ, 8 chữ có những cách tân thể hiện sự nhuần nhuyễn:....................80
1.4.3. Thơ lục bát với những cách tân hiện đại:..............................................................84
1.4.4. Thơ tự do có những tìm tòi bước đầu: ..................................................................89

CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ TẾ HANH. ........................................................................................ 91
2.1. Không gian nghệ thuật: .............................................................................................91
2.1.1. Không gian địa lý:.................................................................................................91
4
Footer Page 4 of 123.


Header Page 5 of 123.

2.1.2. Không gian nỗi niềm: .........................................................................................105
2.1.3. Hình tượng không gian: ......................................................................................115
2.2. Thời gian nghệ thuật: ..............................................................................................118
2.2.1. Thời gian hiện thực: ............................................................................................119
2.2.2. Thời gian hồi tưởng, thời gian hoài niệm: ..........................................................129

2.2.3. Cảm thức về thời gian trong thơ Tế Hanh: .........................................................132
2.2.4. Phương thức tổ chức thời gian: ...........................................................................142

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 153

5
Footer Page 5 of 123.


Header Page 6 of 123.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, Tế Hanh là một trong những cây bút tiêu biểu
cùng với Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tố Hữu "góp vào và tạo nên những đỉnh cao
trong ngũ hành thơ ca (68, tr.40).
Vốn là người đến muộn hơn so với các nhà thơ Mới nhưng Tế Hanh vẫn là "một bông
hoa còn hương sắc", "là dòng suối thầm thì róc rách đi vào những mạch thầm kín của tình
đời, tình người"(68, tr.10). Nhưng từ khi tập kết ra Bắc, trong những năm 1954- 1975, thời
chống Mỹ cứu nước, "tài thơ của Tế Hành mới thực sự nở rộ"(68, tr. 199). Tế Hanh sẵn có
một tấm lòng đôn hậu, nhạy cảm, yêu quê hương đất nước đi theo cách mạng được bồi đắp
sâu sắc thêm, đằm thắm thêm. Giai đoạn ấy nhà thơ đã cho ra những tập thơ: Lòng miền
Nam, Gửi miền Bắc, Tiếng Sóng, Hai nửa yêu thương, Khúc ca mới, Đi suốt bài ca, Cậu
chuyện quê hương, Theo nhịp tháng ngày, Bài thơ tháng bảy. Trong đó có những bài thơ nổi
tiếng được nhiều người tâm đắc. Ngày nay, các bài thơ ấy cũng có trong sách giáo khoa và
được giới nghiên cứu trên cả nước quan tâm. Các sáng tác thơ Tế Hanh nói chung, giai đoạn
chống Mỹ nói riêng đã có cơ sở để các nhà nghiên cứu khẳng định "là một trong những nhà
thơ tài năng, thơ ca vừa có tính hiện đại vừa đậm đà bản sắc đân tộc"(68,tr.l20).
Tài năng của Tế Hanh không chỉ thể hiện trong nội dung sáng tác chủ yếu là đề tài đấu

tranh thống nhất đất nước đáp ứng nhu cầu của dân tộc đương thời mà còn thể hiện ở sự tìm
tòi học hỏi, phát huy và đổi mới trong nghệ thuật sáng tạo. Nội dung và hình thức nghệ
thuật của sáng tác là hai mặt thống nhất không thể tách rời. Tác phẩm văn học nói chung,
thơ ca nói riêng có thể đứng vững và sống mãi với thời gian khi đáp ứng được tính sáng tạo
hài hòa trong cả hai mặt này.
Chất liệu vật chất trực tiếp làm nên tác phẩm thơ ca là ngôn từ nghệ thuật cùng tài
năng sáng tạo. Do đó tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật thơ Tế Hanh thời kỳ chống Mỹ sẽ góp
phần quan trọng vào việc đánh giá nội dung cũng như có dịp nhìn lại và tìm hiểu về một
phần sáng tạo của nghệ thuật thơ giai đoạn chống Mỹ. Cuối cùng người viết tin rằng tìm

6
Footer Page 6 of 123.


Header Page 7 of 123.

hiểu những sáng tạo nghệ thuật của thơ Tế Hanh giai đoạn này sẽ lý thú và bổ ích cho
chuyên môn giảng dạy và nghiên cứu sau này.

2. Phạm vi của đề tài và phương hướng nghiên cứu:
2.1. Phạm vi của đề tài:
Văn học là một lĩnh vực của hoạt động nghệ thuật. Tác phẩm văn học bao giờ cũng
được tồn tại trong một hình thức nhất định với một nội dung tương ứng. Tìm hiểu tác phẩm
văn học phải tìm hiểu cả nội dung lẫn hình thức. Vì mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
trong đó là hai mặt gắn bó mật thiết nhau.
Nhưng vì thời gian và điều kiện có hạn, trong luận văn này chúng tôi không đi sâu vào
vấn đề nội dung của thơ Tế Hanh mà chủ yếu là đi sâu tìm hiểu về đặc điểm nghệ thuật thơ
Tế Hanh. Mỗi một nhà thơ mang phong cách riêng. Do đó các sáng tác cũng nổi lên những
đặc điểm nghệ thuật không giống nhau. Đặc điểm nghệ thuật thơ Tế Hanh có nhiều vấn đề
cần nghiên cứu nhưng chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề nổi trội và tâm đắc là:

ngốn từ, thể thơ, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật.
Tế Hanh là người tận tụy với nghề. Sáng tác xuyên suốt hơn nửa thế kỉ của nhà thơ đã
để lại cho đời hơn 14 tập thơ. Trong đó chúng ta cũng thấy giai đoạn chống Mỹ cứu nước
1954 - 1975 thì tài năng nghệ thuật ở nhà thơ mới thực sự nở rộ. Chúng tôi chỉ tìm hiểu đặc
điểm nghệ thuật thơ Tế Hanh giai đoạn này với hy vọng đây sẽ là những nghiên cứu bước
đầu góp phần cho nghiên cứu toàn bộ thơ Tế Hanh sau này.
Do điều kiện bản thân cùng lượng thời gian có hạn chúng tôi xin được tìm hiểu vấn đề
chủ yếu trên cơ sở các tập thơ: Gửi miền Bắc, Hai nửa yêu thương, Tiếng sóng, Khúc ca
mới, Câu chuyện quê hương, Đi suốt bài ca, Theo nhịp tháng ngày và một số bài thơ của tập
Lòng miền Nam được trích trong tuyển tập thơ Tế Hanh Nhà xuất bản văn học Hà Nội 1997.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng thám khảo các sáng tác của Tế Hanh ở giai đoạn trước và
sau thời gian đó như: Hoa niên, Con đường và dòng sông, Giữa những ngay xuân, Bài ca sự
sống và các bài thơ trong tuyển tập thơ/Tế Hanh cũng như một vài tác phẩm sáng tác sau
này.
2.2. Phương hướng nghiên cứu:
7
Footer Page 7 of 123.


Header Page 8 of 123.

Để hoàn thành luận văn này trước hết chúng tôi đọc, tham khao toàn bộ tài liệu có liên
quan, dựa vào những sáng tác của Tế Hanh chủ yếu là các tác phẩm thuộc giai đoạn chống
Mỹ cứu nước để xác định những đặc điểm nổi bật về vấn đề ngôn từ, thể thơ. Tiếp theo luận
vãn sẽ đi vào tìm hiểu về thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật của thơ Tế Hanh dưới
góc độ thi pháp.

3. Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt hiệu quả trong nghiên cứu, ngay từ khi đến với đề tài này chúng tôi cố gắng tìm
và chọn những phương pháp phù hơp, khoa học để khám phá, tìm hiểu vấn để. Xác định đối

tượng và phạm vi nghiên cứu như trên, luận văn này ở nhiều mức độ khác nhau chủ yếu sử
dụng một số phương pháp sau:
3.1 Phương pháp nghiên cứu hệ thông:
Luận văn sử dụng phương pháp hệ thông để xác định thơ Tế Hanh giai đoạn 1954 1975 nằm trong hệ thống thơ ca chống Mỹ ở miền Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc. Tế Hanh là một trong những nhà thơ lớn lên bắt nguồn từ phong trào thơ Mới và
tiếp tục qua giai đoạn chống Mỹ trở thành nhà thơ hiện đại Việt Nam. Đặt ông trong hệ
thống này luận văn xác định những vấn đề chung về nghệ thuật giữa thơ ông và thơ ca của
thời đại. Từ đó khẳng định những đặc sắc mới lạ, những đóng góp sáng tạo về nghệ thuật
nói riêng của thơ Tế Hanh giai đoạn này cho nền văn học dân tộc. Luận văn cũng đặt giai
đoạn sáng tác thơ 1954 - 1975 vào hệ thống văn học hiện đại Việt Nam bên cạnh những nhà
thơ cùng thời như Xuân Điệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tố Hữu để thấy được những nét đặc
trưng riêng biệt của thơ ông với các nhà thơ cách mạng này.
Sử dụng phương pháp hệ thống này người viết đặt thơ Tế Hanh trong nền văn học đấu
tranh cách mạng xã hội chủ nghĩa để giải quyết một số vấn đề của luận văn.
3.2. Phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh trong luận văn này là để vận dụng so sánh thơ Tế Hanh với một
số nhà thơ cùng thời như Xuân Diệu, Huy Cận nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm những đặc
điểm nổi bật trong nghệ thuật thơ Tế Hanh. Phương pháp so sánh còn dùng để đánh giá sự

8
Footer Page 8 of 123.


Header Page 9 of 123.

chuyển biến về nghệ thuật của thơ Tế Hanh giai đoạn chống Mỹ cứu nước với các giai đoạn
trước và sau đó.
Người viết còn vận dụng phương pháp tiếp cận thi pháp để đi sâu tìm hiểu các đặc
điểm nghệ thuật cụ thể của thơ Tế Hanh thời chống Mỹ như: hình ảnh, thể loại, thời gian
nghệ thuật, không gian nghệ thuật,...

Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu luận văn còn sử dụng một số thủ pháp, biện pháp
như: thông kê, lập biểu mẫu, phân loại nhằm nắm bắt cụ thể hơn về thể thơ, ngôn từ thơ,
hình ảnh thơ,...Từ đó làm nổi bật hơn sự sáng tạo về nghệ thuật thơ Tế Hanh. Điều đương
nhiên là các phương pháp trên được thực hiện phối hợp nhau trọng quá trình khảo sát, đánh
giá các vấn đề ở nội dung của luận văn.
Tóm lại, văn học gắn liền với sự nhận thức đồng thời gắn liền với tình cảm. Xuất phát
từ đối tượng nghiên cứu, từ mục đích của luận văn người viết chú trọng cách tiếp cận từ văn
bản. Cách tiếp cận này đòi hỏi phải chú ý đến ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm. "Đây là
một hướng nghiên cứu cần thiết, có khả năng tăng cường tính khách quan trong khoa học"
(30, tr.40).

4. Lịch sử vấn đề :
Tế Hanh thuộc lớp nhà thơ cuối cùng của phong trào thơ Mới, là một trong những cây
bút tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ ông xuất hiện khá muộn trên thi đàn so
với các nhà thơ cùng thời. Nhưng ngay từ tập thơ đầu tay ra đời đã tạo nên ấn tượng khó
phai trong mắt của giới nghiên cứu bấy giờ.
Tập thơ đầu tiên Nghẹn ngào ( Hoa niên) ra đời năm 1939, Nhất Linh đã cho hay: "Tế
Hanh có một linh hồn rất phong phú, có những rung động rất sâu sắc và diễn tả tâm hồn ông
có đủ nghệ thuật về cách đặt câu, tìm chữ..." (68, tr.283).
Đến 1941, Tế Hanh được Hoài Thanh trân trọng giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam
và nhận thấy "Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về
cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm
thanh như mảnh hồn làng trên cánh buồm giương như tiếng hát của hương đồng quyến rũ
con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy
9
Footer Page 9 of 123.


Header Page 10 of 123.


một cách mờ mờ, cái thế giới của những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật" vì
"người sẵn có một tâm hồn tha thiết" và "sự thành thực không thể ngờ được"(106, tr. 146).
Sau cách mạng, Tế Hanh luôn tận tụy, làm việc cật lực với cây bút của mình và để lại
hơn mười tập thơ. Điều đặc biệt là hầu hết các sáng tác của Tế Hanh xuất hiện đều được bạn
đọc và giới nghiên cứu quan tâm. Nhờ đó những bài phê bình kịp thời, công phu về các tập
thơ cũng ra đời. Các bài viết đều làm nổi bật lên những đặc sắc, thành công và hạn chế cả về
nội dung lẫn nghệ thuật của từng tập thờ theo quá trình sáng tác của tác giả. Nhìn chung
những ý kiến, nhận xét đó đều tương đối thống nhất nhau.
Nguyễn Đình trên Báo Văn học số 6, ngày 15 -7- 1958 đã nhận thấy ở Gửi miền Bắc
"Tế Hanh có một tâm hồn thơ tế nhị, một sức rung cảm sâu sắc và mau nhạy, một bút pháp
vững vàng và dễ hiểu như những lời mộc mạc trong ca dao và thường là duyên dáng, ý vị dễ
đi vào tình cảm con người". Ở đây Tế Hanh đã khẳng định cái "thiết tha và vững chắc của
mình so với cái rụt rè có phần chập chững trong Hoa niên".
Trên Tạp chí Văn nghệ số 40 tháng 9 năm 1960, Lê Đình Kỵ đã nhận thấy "Tiếng
sóng đánh dấu một bước tiến của thơ Tế Hanh" với "chất thơ nhuần nhị, trong sáng". Cụ thể
là ở Tiếng sóng 1 những bài thơ viết dưới "hình thức những mẩu chuyện riêng rẽ", "có thể
coi như một mảng trường ca về những người lao động vùng biển". Tiếng sóng 2 Tế Hanh
"cũng tỏ ra có một tâm hổn dễ rung cảm, chất thơ đậm đà, lời thơ trong sáng". Tuy câu thơ
có gì êm ả quá "có vẻ bày biện sắp đặt" nhưng "dễ đi vào lòng người, có cái tiếng ngân hiền
dịu êm xa".
Tiếng sóng còn được Đỗ Hữu Tấn trên Nghiên cứu văn học, số 1, 1961, "coi là thành
công quan trọng", là "tiếng hát của một tâm hồn dễ rung cảm, một tâm hồn tế nhị". Tiếng
sóng đã vượt các tập thơ trước của Tế Hanh về tính tư tưởng, về "bề rộng và bề sâu của hiện
thực được phản ánh cũng như về trình độ trau chuốt của nghệ thuật". Có thể nói các nhà
nghiên cứu đều khẳng định "Tiếng sóng mở ra triển vọng mới cho Tế Hanh" và chứng tỏ
Tế Hanh còn có thể tiến lên nhiều nữa.
Năm 1962, Chế Lan Viên trong Phê bình văn học, Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội,
nhận thấy sự biến chuyển rõ rệt qua 15 năm cách mạng. Ở Tế Hạnh : vẫn là lối "suy tưởng
một cách chân thành" nhưng qua Tiếng Sóng, Tế Hanh tiến thêm một bước trong lối nhìn
10

Footer Page 10 of 123.


Header Page 11 of 123.

hiện thực, "Tế Hanh ngọt ngào như trước và hơn trước, là một Tế Hanh thực hơn, khỏe hơn,
có suy nghĩ hơn". "Thơ chuyện của Tế Hanh - trừ bài Người thủy thủ và con chim én, Cái
chết của em Ái khá đạt /về tình cảm và nghệ thuật, còn thì đang ở vào trình độ bình
thường".
Đến Hai nửa yêu thương cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nguyễn Đình ở
Tạp chí Văn học số 5, 1963 đã cho biết " về hình thức thơ, Hai nửa yêu thương đã có nhiều
tìm tòi mới tránh được cái đơn điệu của khá nhiều tập thơ khác nhưng những hình thức mới
ở đây còn chưa nhuần nhị" "còn đơn giản khô khan, làm rơi rụng đi khá nhiều cái ngọt
ngào, cái nên thơ dễ cảm vốn có". Cũng trên tạp chí này, Thiếu Mai nhận thấy ở Hai nửa
yêu thương "tình cảm của Tế Hanh càng được phát triển thêm, thiết tha hơn, đồng thời
cũng khỏe khoắn hơn". Bên cạnh "hình tượng ít chất thơ", "ngôn ngữ ít hình tượng, xa lạ
với khiếu thưởng thức thơ của quần chúng" thì Tế Hanh cũng "có những tìm tòi đáng kể" là
"dùng nhiều hình thức diễn đạt khạc nhau tùy theo tình cảm ở từng bài thơ, tránh cho tập thơ
không khí đều đều dễ chán". Vì thế Tế Hanh càng xứng đáng hơn với danh hiệu "nhà thơ
của miền Nam".
Bước tiến mới của Tế Hanh về mặt tình cảm, tư tưởng đã được Hoàng Minh Châu trên
Báo Văn nghệ số 12, ngày 19-7-1963 nhận thấy: "Tình cảm anh lớn lên cùng đất nước" nó
"kết tinh được cái lớn lên về cảm xúc và trí tuệ". Mặc dù nhà thơ "có sự sáng tạo" nhưng
"chưa thật hoàn chỉnh". Có bài "anh muốn thể nghiệm một lời thơ phá thể để chứa cho hết ý
nhưng chính vì chưa điều khiển nổi nên để ý lấn sang tình", "một số bài chưa thật kết tinh
nhuần nhuyễn".
Cùng với Tiếng sóng, Hai nửa yêu thương đã đánh dấu thêm những thành công của
Tế Hanh. Trên Báo Nhân dân, ngày 2 -11-1963, Trần Hữu Thung thấy Tế Hanh "đã làm
giàu thêm cho thơ mình bằng cách nói mới" "đáp ứng những tư tưởng tình cảm chung", Tế
Hanh "không ngừng tìm tòi để diễn đạt thơ mình". Và phần lớn thơ Tế Hanh thành công ở

phần dịu ngọt, tâm tình,...Từ đó đi đến nhận xét chung thơ Tế Hanh "là những vần thơ chân
thật, trẻ trung, êm dịu, có bản sắc".
Năm 1966, Khúc ca mới ra đời. Sau đó, trên Báo Văn nghệ số 224 , ngày 11-8-1967,
hai nhà nghiên cứu Lê Tố, Nguyễn Xuân Nam đã chỉ ra trong đó "ngọn lửa thôi thúc hành
động". "Bên giọng yêu thương ngọt ngào quen thuộc Tế Hanh đã có thêm những khúc hát
11
Footer Page 11 of 123.


Header Page 12 of 123.

chiến đấu". Và "hào khí trong thơ Tế Hanh đã có phần mạnh hơn so với các tập thơ trước".
Các nhà nghiên cứu cũng thấy "Tế Hanh sử dụng ngôn ngữ, vần điệu khá thành thục" " ít
khi gặp phải những vần điệu trúc trắc, sạn sỏi", "không bị gò bó vào một khuôn khổ nào của
thơ". Câu thơ "rất dễ đàng, lưu loát". Khi cảm xúc đến là nhà thơ có được những lời và vần
điệu trong sáng, bình dị.
Nghiên cứu "Đường thơ của Tế Hanh", Thiếu Mai ở Tạp chí Văn học số 2-1969 đã
khẳng định: "cái hay của Tế Hanh là một cái hay dễ cảm thấy mà rất khó nói". "Đặc điểm
nổi bật trong phong cách thơ của Tế Hanh là lòng chân thành, cảm xúc dồi dào ý nhị”. Qua
từng chặng đường, Tế Hanh đã "cố gắng tránh sự đơn điệu trong hình thức biểu hiện, làm
cho phong cách thơ của mình đa dạng hơn" và tạo được "những hình ảnh độc đáo" "dạt dào
cảm xúc" "khỏe chắc và chứa một nội dung khá sâu".
Khi Đi suốt bài ca xuất bản, trên Tạp chí Tác phẩm mới, số 10 tháng 12, 12 -1970,
Thiếu Mai nhận xét: "Vế hình thức diễn đạt, Tế Hanh có nhiều tìm tòi", "hình thức câu thơ 8
chữ được nhà thơ phát triển thành câu 9, 10 chữ". Nhưng những tìm tòi của nhà thơ "chưa
tạo thành những nét mới, ổn định trong sự phát triển tất yếu của phong cách thơ Tế Hanh".
Tế Hanh vẫn là nhà thơ "nắm bắt cái đẹp và nhạy" "lời thơ dào dạt cảm xúc".
Anh Tố trên Báo Văn nghệ số 337, ngày 1-1 -1971 cũng đưa ra cảm nghĩ của mình khi
đọc Đi suốt bài ca. "Cái giàu xúc cảm chân thực được thể hiện qua những lời thơ trong trẻo,
giản dị". Tế Hanh "không đeo đuổi những hình ảnh cầu kỳ, hoặc suy tư triết lý", "giọng thơ

Tế Hanh là một giọng thơ đôn hậu, không cao đạo. Thơ anh giàu tình cảm hơn là giàu hình
ảnh. Câu thơ thường mang dáng dấp chân thực, trong sáng, gần gũi quần chúng". "Tình của
Tế Hanh ...có gì thiết tha, đầm ấm,...thâm trầm, thắm thiết". Tuy nhiên ngôn ngữ thơ còn
dàn trải, "Tế Hanh thường thành công nhiều trong thể loại lục bát, hoặc thơ 5, 7, 8 chữ quen
thuộc". "Thơ tự do...Tế Hanh chưa tạo được một thế hài hòa giữa lời và cảm xúc, giữa ý và
tình".
Trong Nhà văn và tác phẩm, Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội, 1971, Hà Minh Đức đã
nhận thấy: "tâm hồn thơ giàu cảm xúc" làm cho thơ Tế Hanh "có một phong vị riêng".
"Bước chuyển biến có ý nghĩa quan trọng về mặt nghệ thuật " của Tế Hanh "góp vào thơ
đấu tranh thống nhất đất nước một tiếng nói sâu sắc, có giá trị". Có thể nói "cảm xúc chân
thành tha thiết" đã giúp Tế Hanh "nói lên bằng nhiều cách nói, nhiều giọng điệu, nhiều hình
12
Footer Page 12 of 123.


Header Page 13 of 123.

ảnh". "Tế Hanh đã có nhiều đóng góp cho nền thơ ca hiện đại", "là một nhà thơ có bản sắc
và phong cách riêng", "luôn có ý thức tìm tòi, trăn trở, cố gắng để tự vượt lên mình".
Hoài Anh đã đọc Câu chuyện quê hương trên Tạp chí Tác phẩm mới số 35, tháng 3 1974 và nhận thấy cai giọng riêng "dễ dễ mà rất khó ở Tế Hanh" "nó trong sáng và chân
chất, đi thẳng vào lòng người, không uốn éo, không lên gân, không gò nặn", "thơ anh là
tiếng nói của trái tim".
Cũng về một Câu chuyện quê hương trên Báo Văn nghệ số 563 , ngày 16 -8 -1974,
Trường Lưu đã chỉ ra: "Bài thơ sân khấu ...là một trong những sáng tạo” của nhà thơ. "Bài
thơ có phân cảnh đối thoại, độc thoại, cổ hồi tưởng, liên tưởng,... Đó là sự kết hợp giữa tự
sự và miêu tả, giữa phản ánh và khắc họa, giữa dung lượng câu chuyện cần có và những chi
tiết sống theo yêu cầu của một hình thức thể loại mà tác giả sáng tạo nên". Ở đây "Tế Hanh
đã tạo cho mình một cách khám phá hiện thực và từ đó tạo ra một cách miêu tả". Đây là tập
thơ đa dạng về bút pháp "có bài tác giả đang thể nghiệm một hình thức: để sự việc trần trụi
hiện ra mà không cần có hình ảnh, vần điệu".

Trên Tạp chí Tác phẩm mới, số 43, 44, tháng 11 và 12 -1974 Phong Lan đọc Theo
nhịp tháng ngày và nhận thấy thơ Tế Hanh "là ánh phản quang của một tâm hồn nhân hậu,
dễ rung cảm và hơi mơ màng". Và cũng Theo nhịp tháng ngày, trên Báo Văn nghệ số 533,
ngày 15-3-1975, Vũ Quần Phương cho rằng sở trường quen thuộc của Tế Hanh là "một cách
viết trong sáng và bình dị", "thơ là một sự giãi bày".
Về tâm hồn phong cách sáng tạo, Hà Mình Đức trong Nhà văn Việt Nam 1945-1975,
tập II, Nhà Xuất Bản Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp Hà Nội, 1983, nhận thấy "Tế
Hanh là một tâm hồn giàu tình cảm, giọng tâm tình trong trẻo, sâu lắng". "Thơ Tế Hanh
không phải là tiếng nói thơ ca có âm vang sâu rộng. Dòng thơ anh như một con suối nhỏ
chảy bền bỉ theo tháng năm". Trong nghệ thuật biểu hiện, Tế Hanh không lộ rõ sự sắc sảo,
tài hoa,...mà âm thầm , đằm thắm, ý vị.
"Tinh cảm chân thật, cách viết trong sáng là ưu điểm nổi bật ở Tế Hanh". Vũ Quần
Phương trong Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 1984 đã
khẳng định: với Tế Hanh "thơ là sự giãi bày", "tâm tình là giọng điệu chung". "Tế Hanh
cũng tìm tòi những cách biểu hiện khác để tạo vẻ phong phú trong bút pháp" nhưng nhược
13
Footer Page 13 of 123.


Header Page 14 of 123.

điểm ở Tế Hanh là "sự kể lể". Nhưng từ khi đi theo cách mạng, Tế Hanh đã có được bước
tiến quan trọng trong sáng tác. Và trên Báo Văn nghệ số 5, 6 ngày 2 -2 -1986, Chế Lan Viên
đã khẳng định: "Nhờ có cách mạng, nhờ có nhân dân, Tế Hanh đã đem một chất mới cho
bản thân mình, riêng của mình rất Tế Hanh" đóng góp vào cái chung của nền văn học. "Tế
Hanh ... mở rộng mình ra, đối thoại cùng khách thể".
Trong lời giới thiệu Tuyển tập Tế Hanh, Nhà Xuất Bản Văn học 1987, Mã Giang Lân
cho hay "sau cách mạng, thơ Tế Hanh đang mở ra, đang vượt lên... đã phản chiếu một cách
trung thực xã hội và hành trình tâm trạng của nhà thơ để cuối cùng đã tự bồi dưỡng, tự làm
giàu cho mình rất nhiều". Nhà nghiên cứu đã đi sâu khám phá những biểu hiện tốt cả nội

dung lẫn nghệ thuật ở Tế Hanh trong từng tập thơ. Bên cạnh những tìm tòi còn ở bước thể
nghiệm, nghĩ đến Tế Hanh người đọc nghĩ đến "một hồn thơ đôn hậu, hiền lành nhiều rung
động". Ngôn ngữ đẹp, gợi cảm, mộc mạc, giản dị, thời gian hồi tưởng, không gian nhớ
nhung, xa cách.
Năm 1989, trong Tuyển tập thơ Tế Hành 1938 -1988 Phạm Hổ đã khai thác tâm
trạng Tế Hanh và nhận thấy "màu sắc trầm lặng, tin yêu" trên bầu trời thơ ca Việt Nam; Và
đây là "nhà thơ của những tình cảm quê hương, của những tấm lòng nhớ thương, xa cách,
của sự đấu tranh chống lại sự cô đơn để vươn tới tin yêu".
Trên Báo Văn nghệ số 18, ngày 5 -5 -1990, Lê Quang Trang đã đi tìm đường thơ Tế
Hanh và cho thấy "phải đến sau ...1954 cho đến những năm 60, thơ Tế Hanh mới đạt độ
chín". Nhà thơ "lựa chọn những gì dịu nhẹ, sâu lắng". "Đầu những năm 80 thơ ông có
những bước chuyển khá mạnh. Suy nghĩ đằm lại, chiều sâu tư tưởng tăng lên .. lời thơ tiết
kiệm đi". Vì vậy, "ông là một trong vài ba cây bút lão thành ít bị cũ trước chuyển động của
thơ hôm nay".
"Nghĩ về một câu hỏi của anh", Ngô Quân Miện trên Báo Văn nghệ số 23, ngày 8 -61991 đã nhận ra "Tế Hanh có một khả năng cảm nhận và truyền cảm khá nhạy bén và tinh
vi" "tứ thơ có chiều sâu".
Anh Ngọc trên Báo Thể thao và Văn hóa số 37, ngày 14 -9 -1991 đã thấy 55 năm ấy,
thơ Tế Hanh đã chia làm hai nửa rõ rệt cả về nội dung lẫn hình thức. "Nửa thứ nhất ...là
những bài làm sơ lược, cảm xúc nghèo nàn, hình thức cũng thô sơ, cạn cợt". Nửa thứ hai
14
Footer Page 14 of 123.


Header Page 15 of 123.

"giọng thơ da diết có cái cốt lõi là tình cảm thơ chân thực" "Tế Hanh đã thành công ở nghệ
thuật cấu trúc: cấu tứ và lập ý", "khéo đưa những quan sát tinh tế vào thơ mình". "Tế Hanh
vẫn bảo toàn được chất riêng của mình qua mọi biến thiên của thời cuộc khiến cho dòng thơ
ông, dẫu có lúc đầy vơi song không bao giờ đứt đoạn hay lạc dòng".
Tìm hiểu đôi nét đặc trưng thơ Tế Hanh, Trường Lưu trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật

số 8, 1994 thấy "bút pháp trữ tình thiết tha và chân thật" của "một tâm hồn trong
trắng,...hình ảnh mộc mạc, cụ thể được thi vị hóa thành thơ rất thật và rất gần gũi đời
thường", "lời thơ chân thành dịu dàng".
Vương Trí Nhàn trên Báo Thể thao và Văn hóa số 29, ngày 20-7 -1996 đã khẳng định
Tế Hanh có "một cuộc đời sống trọn vẹn với thơ,...là một nhà thơ chuyên nghiệp.. .giọng
thơ thường từ tốn, lưng chừng" nhưng "có sức truyền cảm riêng do cái vẻ hồn nhiên bột
phát của nó".
Tế Hanh trọn đời cho thơ là nhận xét của Ngô Văn Phú trong Các nhà văn mới được
giải thưởng Hồ Chí minh, Nhà Xuất Bản Hội nhà văn Hà Nội, 1997. Và nhà nghiên cứu
thấy "thơ tế Hanh là một giọng riêng, hồn thơ, cốt cách, con chữ, cách nghĩ đằm hơi thơ,
giọng điệu của quê hương xứ sở mà những nét hiện đại vẫn rất rõ. Thơ ông có vẻ giản dị,
thậm chí có lúc dễ dãi nhưng nhiều bài tính triết lý lại rất cao". "Tâm hồn và tình cảm của
ông đối với thơ, với đời vẫn thiết tha đằm thắm".
Mã Giang Lân ở. Tuyển tập Tế Hanh, tập II, Nhà Xuất Bản Văn học, Hà Nội, 1997
đã khẳng định: "cái tạng Tế Hanh: giản dị, trong sáng, tinh tế mà đậm tình đất nước". Cũng
trong lời giới thiệu tuyển tập này, tác giả nhận thấy ngay từ buổi đầu xuất hiện tiếng nói thơ
ca Tế Hanh ấm áp và non tơ khác hẳn các nhà thơ tỏa sáng cùng thời bấy giờ. "Tế Hanh là
nhà thơ của đời thường. Chất liệu đời thường gần gũi được Tế Hanh trân trọng khai thác"
"cảm xúc tinh tế, những liên tưởng thi vị trước cái đẹp muôn đời của thiên nhiên", "hồn thơ
chân thật gắn bó với cuộc đời".
Năm 1998, trên Văn nghệ Quảng Ngãi, xuân Mậu Dần, Trương Quang Lộc cho rằng
thơ Tế Hanh đã chịu ảnh hưởng của các nhà thơ Pháp như Baudelaire ở chỗ "dùng từ bạo,
hình ảnh bạo" và chịu ảnh hưởng chủ yếu ở Verlaine. Vì vậy mà "những sự vật trong đời
thường" luôn có trong thơ Tế Hanh. Cũng vào năm 1998, Võ Văn Trực trong Gương mặt
15
Footer Page 15 of 123.


Header Page 16 of 123.


những nhà thơ, Nhà Xuất Bản Văn học, Hà Nội khẳng định: "cái hay của Tế Hanh là ở sự
tự nhiên, giản dị, trong sáng...Tế Hanh tạo cảm giác giỏi". Từ đó "gây ân tượng" tạo nên
"dòng sông thơ trong trẻo".
Đặc biệt, vào năm 1999 có nhiều nhà nhiên cứu quan tâm đến thơ Tế Hanh và có nhiều
bài viết ra đời. Nguyễn Diên Xướng ở Tạp chí Cẩm Thành số 18, tháng 1-1999 nhận thấy Tế
Hanh "có những câu thơ dung dị như lời trần tình thành thực, ...có tâm thức về một vùng
sông biển,... sông biển quê nhà như một nhịp điệu hồi hoàn". Và Báo Người Hà Nội, số 18,
ngày 1 -5 -1999, Phạm Văn Lam đã thấy trong thơ Tế Hanh "nỗi niềm da diết hướng về
miền Nam ruột thịt ...với giọng điệu tâm tình thủ thỉ...mà đằm thắm không nguôi" nên đọc
thơ Tế Hanh ta thường bắt gặp nỗi chia cắt.
Tìm hiểu một phương diện khác của thơ Tế Hanh, trên Tạp chí Tác phẩm mới, số 51999 Mã Giang Lân cho rằng "ông là người coi trọng hình ảnh, và có ý thức xây dựng một
thế giới hình ảnh phong phú để biểu hiện thế giới cảm xúc đa dạng của tâm hồn". Đó là
"hình ảnh thực khỏe khoắn, dung dị và nồng đượm hơi thở của đời sống". Sở trường của Tế
Hanh là ở sự sáng tạo những hình ảnh cụ thể, gần gũi,...nhỏ gọn...không chói gắt về màu
sắc. "Thế giới hình ảnh trong thơ Tế Hanh được sáng tạo bằng tư duy nghệ thuật độc đáo,
bằng thi pháp mang dấu ấn tài hoa và tinh tế của nhà thơ."
Trong Văn học -Một cách nhìn, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1999, Mai
Hương đã khám phá giọng điệu thơ Tế Hanh và thấy rằng "chất giọng chủ đạo, quán xuyến
của thơ Tế Hanh là: giọng tâm tình giãi bày" có lúc nghẹn ngào, day dứt, suy tư.
Qua các bài nghiên cứu trên, chúng tôi thấy các nhà nghiên cứu đã khai thác từng
phương diện, từng tập thợ, từng chặng đường thơ mà Tế Hanh đã đạt được. Từ góc độ đó,
người nghiên cứu, người đọc có điều kiện hiểu rõ hơn tầm vóc, tài năng nghệ thuật, sự sáng
tạo không ngừng cống hiến quan trọng, lớn lao ở nhiều phương diện của Tế Hanh đối với sự
phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại.
Tóm lại, từ những góc nhìn vấn đề không hoàn toàn giống nhau nhưng các tác giả
nghiên cứu ít nhiều đã:
+ Khẳng định Tế Hanh là nhà thơ tận tụy, có những tìm tòi sáng tạo đóng góp cho nền
thơ ca hiện đại Việt Nam.
16
Footer Page 16 of 123.



Header Page 17 of 123.

+ Khẳng định tài năng thơ, những sáng tác độc đáo của thơ Tế Hanh về nghệ thuật. Tế
Hanh có một hồn thơ chân thực, tinh nhạy, giàu cảm xúc.
+ Khái quát những đóng góp nổi bật ở từng tập thơ và sơ lược những chặng đường
phát triển của thơ Tế Hanh. Từ đó khẳng định những bước tiến, những cách tân nghệ thuật ở
một vài phương diện của thơ Tế Hanh.
Tiếp thu theo cách kế thừa và phát huy những thành quả của các cồng trình nghiên cứu
đi trước cũng là để góp phần nhận thức, khám phá thấu đáo hơn, toàn diện hơn về đặc điểm
nghệ thuật thơ Tế Hanh thời kỳ chống Mỹ.

5. Cấu trúc luận văn:
Trong luận văn này, sau khi trình bày Mở đầu chúng tôi đi vào Nội dung. Nội dung
luận văn được trình bày trong hai chương:
Chương 1: Đặc điểm ngôn từ và thể thơ trong thơ Tế Hanh.
Chương 2: Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong thơ Tế Hanh.
Sau đó chúng tôi Kết luận. Và cuối cùng là trình bày Tài liệu tham khảo.

17
Footer Page 17 of 123.


Header Page 18 of 123.

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM NGÔN TỪ VÀ THỂ THƠ TRONG THƠ
TẾ HANH.
1.1. Đặc điểm ngôn từ:
Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Ngôn từ nghệ thuật trong văn học là sự kết tinh cao

nhất, sự thăng hoa từ ngôn ngữ toàn dân. Giá trị bền vững của một tác phẩm một phần nhờ
vào sức sống của ngôn từ. Thơ ca là tiếng nói của trái tim, của tình cảm nên ngôn ngữ thơ ca
là ngôn ngữ được chọn lọc, kết tinh cao độ. Như vậy, sáng tạo văn chương cũng đồng thời
là quá trình sáng tạo ra ngôn từ nghệ thuật.
Ngôn từ thơ Tế Hanh mang những đặc điểm riêng của phong cách Tế Hanh, đồng thời
cũng mang những dấu ấn chung của ngôn ngữ trong giai đoạn xã hội đương thời. Ngôn từ
thơ Tế Hanh giai đoạn 1954 -1975 nằm chung trong ngôn ngữ thơ chống Mỹ cứu nước.
Nhưng ở thơ Tế Hanh thế giới ngôn từ nghệ thuật ấy có những đặc điểm riêng nổi bật mà
khó lầm lẫn với các nhà thơ khác cùng thời.
1.1.1. Ngôn từ giản dị, mộc mạc, trong sáng gần với lời nói thông thường:
Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê biển, Tế Hanh đã in sâu trong tiềm thức của mình
nét ngôn ngữ giản dị, mộc mạc của người dân sông nước. Ngoài việc kế thừa và phát huy
năng lực sáng tạo của cha ông, nhà thơ còn có một tấm lòng chân thật "đến với thơ ca bằng
sự thành thật,... không thể ngờ được". "Tế Hanh đã sống hồn nhiên giữa cuộc đời và ít giấu
mình trên trang giấy. Trong đời đã vậy, mà trong nghệ thuật lại càng như vậy. Trong bối
cảnh mà mỗi nhà nghệ sĩ cũng là một nhà chính trị... chất hồn nhiên bản năng là điều đáng
quí." (68, tr. 181). Giai đoạn chống Mỹ, Tế Hanh đã đưa vào thơ một cách tự nhiên, chân
thật, không cầu kỳ hàng loạt những lớp từ bình dân. Và "cái hay của Tế Hanh là ở sự tự
nhiên, giản dị, trong sáng, ... Ta có cảm giác như anh không cần đẽo gọt công phu mà tự
nhiên nó thốt ra như thế" (68, tr.247). Đưa tiếng nói của quần chúng vào thơ là một cố gắng
của thơ kháng chiến nói chung và là một đặc điểm nghệ thuật của ngôn từ thơ Tế Hanh.
Điều này chứng tỏ Tế Hanh đã có một quan niệm đúng, một tình cảm chan hòa với nhân

18
Footer Page 18 of 123.


Header Page 19 of 123.

dân, một nhận thức mới về tiếp thu truyền thống và sang tạo. Từ đó sáng tác của Tế Hanh

đáp ứng được nhu cầu thực tế và đạt hiệu quả nghệ thuật.
Người đọc nhận thấy trong thơ Tế Hanh hàng loạt những tên sông, tên đất, tên
người,... số liệu, thời gian xuất hiện một cách chân thực, cụ thể. Những tên đất quen thuộc:
Quảng Ngãi, Mỏ Cày, Phú Lợi, Mộc Châu, Bình Định, .... những dòng sông Trà Bồng, Trà
Khúc, Nậm Rôm, Hiền Lương, sông Lam, sông Mê Kông, sông Mã... gắn với những địa
danh ấy là những cách gọi tên người bình dị của làng quê: chị Duyên, anh Hải, chị Diệu, chị
Lý, anh Vịnh, chị Vân, em Ái, Thủy, Yên, ... Lớp từ này xuất hiện với mặt độ khá dày đặc
trong tác phẩm góp phần làm cho lời thơ cụ thế, gần gũi với cuộc sống. Và cái chân thật đến
không ai ngờ được khi đọc những câu:
Một chấm đỏ trên bản đồ nước Việt
Một chấm xanh trên bãi Thái Bình Dương.
(Tiếng sóng)
Dừng chân dưới một quả đồi
Gỡ từng sợi cỏ, tôi ngồi nhìn thu .
(Thu)
Cách nói thẳng, bộc trực như vậy giúp lời thơ thêm rõ ràng trong sáng, không cầu kỳ
mà giản dị, tự nhiên. Khi lòng căm thù sục sôi, lời thơ Tế Hanh như lời nói hàng ngày đầy
căm phẫn:
Chúng tao chi có câu này
Thề cùng giặc Mỹ có mày không tao
...Nơi chúng bay giết người
Thì chúng bay phải chết...
(Câu chuyên quê hương)

19
Footer Page 19 of 123.


Header Page 20 of 123.


Tế Hanh sử dụng rất nhiều những từ mang phong cách khẩu ngữ tạo nên không khí
cuộc sống làng quê rất dân dã, bình dị góp phần làm nên đặc điểm ngôn từ trong thơ như:
bấm tay, đó đây, ngước nhìn, chắc gì, quá chừng, lột vỏ, sáng trưng, nhìn vô, mắc nghẹn,
nát bét, lởn vờn, ngủ vùi, nhỡ, tận số, bèn kể lể, nín lặng, chắc là, chòm xóm, lén lút, ngóng,
rùm beng, xỏ lá, sạch trơn, ghé. chơi, mạt vận, đừng hòng, chưa từng thấy, con nít, không
hề, bộ hạ, ế ẩm, ruột rà, mặt mày, thò lò, lần chót, vụ chót, đừng mong,... Đây là một chú ý,
một biểu hiện của nghệ thuật ngôn từ mà tác giả mong muốn:
Tôi muốn viết những lời thơ dễ hiểu
Như những lời mộc mạc trong ca dao.
(Điệu quê hương)
Trong thơ Tế Hanh hình thức ngôn ngữ đối thoại rất phổ biến. Ngôn ngữ đối thoại,
ngôn ngữ kể chuyện trong thơ làm chúng ta cảm thấy như lời nói hàng ngày. Bởi không chỉ
bản thân ngôn ngữ mà cách diễn tả ngôn ngữ trong thơ cũng đơn giản dễ hiểu. Đọc những
câu thơ như thế chúng ta có cảm giác như đọc những câu văn xuôi, câu nói hàng ngày
nhưng giàu sức biểu cảm, đạt hiệu quả cao trong việc biểu lộ cảm xúc.
Nếu ai hỏi ta: chân lý ở đâu? Ta sẽ trả lời: chân lý
Từ một lời di chúc cửa tình thương.
(Bác để lại)
Có khi cả bài thơ được Tế Hanh xây dựng theo kết cấu đối thoại giữa hai nhân vật
bằng ngôn ngữ nói như: Mẩu chuyện ở Quảng Bình, Câu chuyện hai người gặp lại, Những
câu hỏi dưới đất, Ngày mai khi trở về, ... Trong suốt Mẩu chuyện ở Quảng Bình là lời đối
thoại giữa hai nhân vật:
Anh hãy để tôi xuống!
Tôi còn đi được mà
-Chị để tôi cõng chị
Đường bệnh Viện còn xa....
20
Footer Page 20 of 123.



Header Page 21 of 123.

Lời thơ kể chuyện tự nhiên mà có sức truyền cảm. Chẳng hạn đoạn cụ già vớt được xác anh
Hải trong Chị Duyên anh Hải:
Chị Duyên ơi! trời chẳng phụ người hiền.
Nên chúng tôi vớt được anh lên:
Anh ở với bà con, nghe anh Hải!
Mặt khác, hệ thống những từ chỉ thời gian ước định như: thuở trước, ngày trước, hôm
đó, xưa kia, cách đây mười năm, mười năm về trước, ngày mai, ngày nào, mới ngày
nào,...giúp ngôn từ thơ Tế Hanh có tính khái quát đồng thời mang đậm sắc thái dân gian phù
hợp với phong cách khẩu ngữ quen thuộc của người dân.
Cuộc đời thuở trước lênh đênh
Mẹ cha không tấm lưới mành nuôi con.
(Hai lời rủa và một khúc ca)
Chiếc cầu Pháp đổ năm xưa
Chiếc cầu Mỹ cũng lại vừa nổ tung
(Ba chiếc cầu ở Đông Hà)
Cũng như các nhà thơ đương thời, giai đoạn chống Mỹ hiện thực cuộc sống đi vào thơ
Tế Hanh ngày càng phong phú, đa dạng. Ngôn từ trong thơ Tế Hanh không những gần với
tiếng nói của quần chúng lao động mà có cả một lớp ngôn ngữ của thời chiến mang dấu ấn
của thời đại như các loại: bom, đạn, pháo, súng, khẩu hiệu chiến tranh,...
Khi quân thù đem tre cọc, thép gai
Dồn dân chúng trong khu trù mật
...Hay mới đây trong những trận càn
Ấp chiến lược, mẹ còn không hỡi mẹ.

21
Footer Page 21 of 123.



Header Page 22 of 123.

(Mẹ mãi còn)
Đặc biệt những sự kiện, những chiến công được ghi lại rõ ràng trong từng thời gian cụ
thể. Có bài thơ lời thơ ngắn gọn chứa những số liệu cụ thể như lời nói thông thường nhưng
giàu sức gợi ẩn chứa lòng căm thù sâu sắc.
Một xã 5.000 dân
Đóng 25000 lính Mỹ.
Cứ hai người dân
1 thằng lính Mỹ
50% cửa nhà
phá hủy
Chi bộ 13 đồng chí
quyết tâm
bám dân
đánh Mỹ 18 tháng sau
cứ 7 tên
mất 1 thằng
giặc Mỹ.
(Những con số)
Nếu ở Tế Hanh ngôn ngữ của cuộc chiến đem đến cho thơ ca tiếng nói đầy căm phẫn
đánh thẳng vào địch, giành lại hòa bình thống nhất thì thơ Huy Cận không khí cuộc chiến
vẫn đem lại cho nhà thơ niềm lạc quan, yêu đời, tin tưởng chiến thắng. Mặc cho mưa bom
bão đạn, cuộc sống nơi hầm sâu trong lòng đất vẫn diễn ra bình thường trong không khí ấm
áp của gia đình.
22
Footer Page 22 of 123.


Header Page 23 of 123.


Những nhà hầm như cuộc sống soi gương
...Mẹ ta xuống đó với khói cơm thơm
Con ta xuống đó với vần bằng trắc,
Với dấu huyền dấu sắc
Mà rốc két; bom bi không đảo ngược được bao giờ.
(Chào Vĩnh Linh đất thánh)
Ngay những bài thơ Đường như thấtt ngôn tứ tuyệt, Tế Hanh cũng bình thường hóa
chúng làm cho gần gũi hơn, lời thơ cũng mộc mạc như lời nói hàng ngày bởi việc sử dụng
toàn ngôn ngữ thuần Việt mang dấu ấn của thời chiến, cách ngắt nhịp, chấm câu thay đổi.
Tiêu biểu như bài Mẹ:
Mẹ tám mươi. Con nghĩ không còn
Giặc ném quê mình mấy trận bom
Sáng nay mẹ nhắn tin ra.- Mẹ!
Mười sáu năm trời chớ giận con.
Thơ lục bát cũng được bình thường hóa như câu nói văn xuôi thông thường bởi ngôn từ giản
dị, hiện tượng vắt dòng, chấm câu giữa dòng...
Tứ về. Giữa khoảng trời đêm
Vành trăng như thể mắt em soi đường.
(Mùa thu tiễn em)
Ngoài ra, thơ Tế Hanh còn có khá nhiều những từ có tính cụ thể hóa rõ nét tính chất,
trạng thái, mức độ của sự vật, hiện tượng góp phần làm cho lời thơ vừa rõ ràng vừa chân
chất. Với Tế Hanh đã sáng thì là sáng trưng, sáng rực, sáng chói, sáng ngời, ...trong thì
trong trẻo, trong vắt, trong xanh, trong veo,.. .trắng thì trắng trẻo, trắng phau, trắng bệch,...
xanh thì xanh biếc, xanh lam, xanh lơ, xanh rờn, xanh non, xanh già, xanh um,...mát lừng,
23
Footer Page 23 of 123.


Header Page 24 of 123.


mạt rượi, đen nhánh, đen sì,... Và Tế Hanh cũng thành công trong việc vận dụng từ láy làm
cho ngôn từ thơ cụ thể, giàu hình tượng như : long lanh, bát ngát, rộn ràng, ríu rít, rì rào,
nơi nơi, mênh mông, lấp lánh,...
Anh nhìn ra bát ngát từng không
Thấy mặt em hiện giữa mênh mông
Rừng cây dài hay tóc em đen nhánh
Và dòng suối trong ánh trăng lấp lánh.
(Cảnh!)
Hơn nữa, cách nói thẳng, nói thật, việc sử dụng rất nhiều những thán từ: ối, ơi, hỡi,...
đã gợi lên nỗi lòng của nhân vật trữ tình đồng thời thấy được vẻ hồn nhiên chân thực của
phong cách khẩu ngữ.
Hỡi hàng dừa xanh Bình Định - Tam Quan
Xinh đẹp quá và anh dũng quá!
Bình Định ơi! Mảnh đất miền Nam
...Đất anh hùng ! Ơi miền Nam, miền Nam.
(ChàoAriLão)
Có thể nói, lượng thành ngữ trong thơ Tế Hanh xuất hiện nhiều bằng những cách khác
nhau: 37 lần trong 250 bài thơ được khảo sát, giúp ngôn từ thơ Tế Hanh hàm súc, gợi cảm
và bình dị.
Quê ta lửa bỏng dầu sôi
Bọn Mỹ ngụy thẳng tay bắn giết
Không ngày nào không máu chảy xương rơi.
... Sống giữa lũ đầu trâu mặt ngựa
24
Footer Page 24 of 123.


Header Page 25 of 123.


Những hận thù càng âm ỉ ngày đêm.
(Cảnh 2)
Không những thế, cách nói của nhà thơ cũng bình dị, mộc mạc như khẩu ngữ. Đọc thơ
ông chúng ta có cảm giác như nhà thơ không cần sự gọt đẽo công phu mà tự nhiên thốt ra
như thế. Đôi lúc lời thơ như lời nói thường mà ý thờ rất hàm súc:
-Trời vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị.
-Nhớ khu năm tôi đi vào khu bốn.
-Có tình người nên có rét Nàng Bân ...
Cái hay trong thơ Tế Hanh là cái giàu cảm xúc chân thực được thể hiện qua những lời
thơ trong trẻo, giản dị, câu thơ co giãn theo dung lượng cảm xúc, sự kiện, sự việc, những tên
người, tên đất được nêu lên cụ thể, những trận đánh, những chiến công được ghi lại rõ ràng.
Nhà thơ ca ngợi cuộc sống từ góc độ bình thường nhất. Câu thơ thường mang dáng dấp chân
thực, trong sáng, gần gũi quần chúng. Người đọc không thấy tác giả đeo đuổi những ngôn
ngữ cầu kỳ hay những suy tư triết lý. Trong Câu chuyện quê hương nhà thơ đã nói thẳng,
nói thực, lời thơ như tiếng nói của trái tim, có sao nói vậy.
Anh thấy em như thấy lại quê nhà
Anh tưởng như vừa từ giã hôm qua.
Có thể nói ngôn ngữ thuần Việt giản dị, gần với lời nói hàng ngày là nét độc đáo trong
ngôn từ thơ Tế Hanh đồng thời cũng là nét chung của thơ ca kháng chiến. Trong số những
cây bút đại thụ làm nên những đỉnh cao của "ngũ hành thơ ca" thì thơ Huy Cận rất gần với
thơ Tế Hanh. Đặt Tế Hanh bên cạnh Huy Cận sẽ thấy được những nét độc đáo làm nên
phong cách của hai nhà thơ cùng thời. Bên cạnh những nét chung thì nổi lên những nét
riêng. Mỗi nhà thơ mang một phong cách riêng trong sáng tạo nhất là việc xây dựng thế giới
hình tượng trong tác phẩm. Ngôn từ thơ Huy Cận trong giai đoạn này cũng tự nhiên, mộc
mạc, gần với hiện thực không kém, câu thơ Huy Cận nhiều lúc cũng như câu nói:
Chuyện không nhớ năm nào
25
Footer Page 25 of 123.



×