Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Sử dụng phuong pháp thực hành để nâng cao chất lượng môn LTVC lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.98 KB, 14 trang )

I. TÓM TẮT
Các môn học ở Tiểu học có tác dụng hỗ trợ cho nhau nhằm giáo dục toàn
diện học sinh phải kể đến Luyện từ và câu, một phân môn chiếm thời lượng khá
lớn trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Nó tách thành một phân môn độc lập, có
vị trí ngang bằng với phân môn Tập đọc, Tập làm văn...song song tồn tại với các
môn học khác. Điều đó thể hiện việc cung cấp vốn từ cho học sinh là rất cần
thiết và nó có thể mang tính chất cấp bách nhằm “đầu tư” cho học sinh có cơ sở
hình thành ngôn ngữ cho hoạt động giao tiếp cũng như chiếm lĩnh nguồn tri thức
mới trong các môn học khác
Việc học sinh học phân môn Luyện từ và câu có hiệu quả đặt ra cho các
Giáo viên Tiểu học là một vấn đề không phải đơn giản. Qua thực tế dạy tôi đã
gặp phải không ít những khó khăn. Về phía học sinh, làm các bài tập chỉ biết
làm mà không hiểu tại sao làm như vậy, học sinh không có hứng thú trong việc
giải quyết kiến thức. Do vậy việc tổ chức cho học sinh học tốt Luyện từ và câu
là vấn đề trăn trở cho các giáo viên và ngay bản thân tôi.
Chính vì lý do đó, tôi nghiên cứu đề tài: Sử dụng phương pháp thực
hành để nâng cao chất lượng học môn Luyện từ và câu của học sinh lớp 2 ở
trường tiểu học Vạn Lương 1.
Tôi thực hiện nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai
lớp 2 trường tiểu học Vạn Lương 1: lớp 2B làm lớp thực nghiệm; lớp 2C làm
lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được giáo viên tổ chức giảng dạy môn môn
Luyện từ và câu có sử dụng phương pháp thực hành. Kết quả cho thấy tác động
đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả kiểm tra của học sinh. Điểm trung bình bài
kiểm tra của lớp thực nghiệm là 9,1; của lớp đối chứng là 8,3. Kết quả kiểm
chứng T-Test cho thấy p = 0,0002 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa
điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh
rằng việc tổ chức giảng dạy môn Luyện từ và câu có sử dụng phương pháp thực
hành đã nâng cao chất lượng học môn Luyện từ và câu của học sinh lớp 2
trường tiểu học Vạn Lương 1.
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng


- Số tiết Luyện từ và câu của lớp 2 gồm 1 tiết/tuần. Sau mỗi tiết hình
thành kiến thức là một loạt các bài tập củng cố bài. Mà việc luyện tập thực hành
để hoàn thành các bài tập trong một tiết dạy như vậy là hết sức cần thiết.
- Giáo viên một số ít không chịu đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu để
khai thác kiến thức và tìm ra phương pháp phù hợp với học sinh, lệ thuộc vào đáp
án, gợi ý dẫn đến học sinh ngại học phân môn này.
- Cách dạy của một số giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc máy móc vào sách
giáo khoa, hầu như ít sáng tạo, chưa thu hút lôi cuốn học sinh.
- Học sinh chưa có thói quen phân tích dữ kiện của đầu bài, thường hay
bỏ sót, làm sai hoặc không làm hết yêu cầu của đề bài.
1


- Nhiều học sinh khi hỏi đến lý thuyết thì trả lời rất trôi chảy, chính xác,
nhưng khi làm bài tập thực hành thì lúng túng và làm bài không đạt yêu cầu.
Điều đó thể hiện học sinh nắm kiến thức một cách máy móc, thụ động, chưa
phát huy triệt để vốn kiến thức khi luyện tập, thực hành.
Như vậy, để nâng cao chất lượng học môn Luyện từ và câu của học sinh
lớp 2; tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Sử dụng phương pháp thực hành để
nâng cao chất lượng học môn Luyện từ và câu của học sinh lớp 2 ở trường
tiểu học Vạn Lương 1”.
2. Giải pháp thay thế: Sử dụng phương pháp thực hành trong giảng dạy
phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2 trường tiểu học Vạn Lương 1
3. Vấn đề nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp thực hành có nâng cao chất lượng học môn Luyện
từ và câu của học sinh lớp 2 ở trường tiểu học Vạn Lương 1 không?
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Có. Sử dụng phương pháp thực hành sẽ nâng cao chất lượng học môn
Luyện từ và câu của học sinh lớp 2 ở trường tiểu học Vạn Lương 1.
III. PHƯƠNG PHÁP

1. Khách thể nghiên cứu
Ở nghiên cứu này tôi lựa chọn 2 lớp của khối 2 trường tiểu học Vạn
Lương 1: Lớp 2B và lớp 2C
Bản thân tôi dạy lớp thực nghiệm (lớp 2B)
Cô Lê Thị Thiêm dạy lớp đối chứng (lớp 2C)
Tôi nắm bắt được lực học, khả năng tiếp thu bài và thái độ học tập cũng
như ý thức của các em một cách rõ ràng, chính xác. Để tiến hành nghiên cứu tôi
đã chọn 2 lớp là 2B và 2C các em đương tương nhau về học lực, giới tính, hạnh
kiểm. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Giới tính, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh 2 lớp 3A và 3B của
trường Tiểu học Vạn Lương 1:
Lớp

Số học sinh
Tổng số

Nam

Kết quả học tập và rèn luyện
Nữ

Môn học
&HĐGD
HT CHT

Đạt



Đạt




Năng lực

Phẩm chất

2B

28

14

15

29

/

29

/

29

/

2C

28


14

14

28

/

28

/

28

/

Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động.
Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về
điểm số của tất cả các môn học.
2


2. Thiết kế nghiên cứu
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T – test độc lập.
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 2B là nhóm thực nghiệm và 2C là nhóm đối
chứng. Tôi dùng bài kiểm tra do tổ khối ra làm bài kiểm tra trước tác động.
Sau khi đã có kết quả kiểm tra trước tác động tôi thấy rằng điểm trung
bình của 2 nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để
kiểm chứng độ chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác

động.
Bảng 1: Kết quả khảo sát trước tác động
Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng

Thực nghiệm

8

7,7

TBC
P=

0,1

P = 0,1 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là
tương đương.
Sử dụng thiết kế hai: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm
tương đương (được mô tả ở bảng 2):
Bảng 2: Thiết kế nghiên cứu:
Nhóm

Kiểm tra trước
tác động

Tác động

Kiểm tra sau

tác động

Thực nghiệm

O1

Sử dụng phương pháp
thực hành

O3

Đối chứng

O2

Không tác động

O4

3. Quy trình nghiên cứu
3.1. Chuẩn bị bài của giáo viên
- Cô Lê Thị Thiêm dạy lớp đối chứng: Tổ chức giảng dạy Luyện từ và câu
không sử dụng phương pháp thực hành.
- Tôi tổ chức giảng dạy môn Luyện từ và câu có sử dụng phương pháp
thực hành.
3.2. Tiến hành thực nghiệm
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà
trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 3: Thời gian thực nghiệm


3


Tuần dạy
(Theo

Môn/

chương

lớp 2

Tiết theo PPCT

Tên bài dạy

trình học)
5

Luyện từ

và câu
Luyện từ
6
và câu
Luyện từ
7
và câu
Luyện từ
8

và câu
Luyện từ
12
và câu
Luyện từ
13
và câu
Luyện từ
15
và câu
Luyện từ
16
và câu
Luyện từ
19
và câu
Luyện từ
21
và câu
Luyện từ
22
và câu
Luyện từ
23
và câu
Luyện từ
24
và câu
Luyện từ
25

và câu
Biện pháp:
Với đặc trưng của môn “Luyện từ và câu” cùng các mâu thuẫn giữa yêu
cầu của xã hội, nhu cầu hiểu biết của học sinh với thực trạng giảng dạy của giáo
viên, việc học của học sinh trường tôi, đồng thời để củng cố nâng cao kiến thức,
kỹ năng làm các bài tập “Luyện từ và câu” cho học sinh lớp 4A1. Tôi đã nghiên
cứu và rút ra được nhiều kinh nghiệm thông qua các bài học trên lớp, trước hết
tôi yêu cầu học sinh thực hiện theo các bước sau.
1. Đọc thật kỹ đề bài.
4


2. Nắm chắc yêu cầu của đề bài. Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố đã
cho và yếu tố phải tìm.
3. Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện lần lượt từng yêu cầu của đề
bài.
4. Kiểm tra đánh giá.
Đặc biệt tôi cũng mạnh dạn đưa ra từng bước hướng dẫn các phương pháp
rèn luyện kỹ năng làm các dạng bài tập “Luyện từ và câu”. Muốn học sinh làm
bài một cách có hiệu quả, trước hết các em phải nắm chắc kiến thức, vì đó là
bước quan trọng cho cả giáo viên và học sinh.
Mỗi một dạng bài tập cụ thể, bài tập riêng đều có một hình thức tổ chức
riêng. Có thể theo nhóm, làm việc cả lớp hoặc làm việc cá nhân. Song song với
các hình thức đó là phương pháp hình thành giải quyết vấn đề cho học sinh.
Muốn làm được việc đó trước tiên học sinh phải hiểu rõ đặc điểm của nội
dung các chủ điểm mà phân môn “ Luyện từ và câu” cần cung cấp.
- Qua các bài mở rộng vốn từ học sinh được:
Cung cấp thêm các từ ngữ mới theo chủ điểm hoặc nghĩa, các yếu tố hán
việt; rèn luyện khả năng huy động vốn từ theo chủ điểm; rèn luyện sử dụng từ,
sử dụng thành ngữ tục ngữ.

4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra do tổ khối ra.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài có nội
dung như bảng 3 do tôi dạy lớp 2B và cô Thiêm giáo viên dạy lớp 2C. Bài kiểm
tra sau tác động do các giáo viên trong tổ khối thống nhất ra đề.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài: Sau khi thực hiện dạy xong các bài học
trên, tôi tiến hành kiểm tra một tiết. Sau đó tôi cùng hai giáo viên tiến hành chấm
bài theo đáp án đã xây dựng.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị p của T-Test
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn (SMD)

Đối chứng

Thực nghiệm

8,3

9,1

0,9

0,6
0,0002
0,86


5


Như trên đã chứng minh kết quả trước tác động và sau tác động kiểm
chứng chênh lệch điểm trung bình, cho thấy điểm trung bình giữa trước tác
động và sau tác động rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình
sau tác động cao hơn trước tác động là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác
động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,86
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,86
thấy mức độ ảnh hưởng của việc tổ chức dạy học phân môn Luyện từ và câu có
sử dụng phương pháp thực hành đã ảnh hướng đến chất lượng học tập môn
Luyện từ và câu của học sinh là lớn
V. BÀN LUẬN
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động cho kết quả như sau:
- Điểm trung bình của lớp thực nghiệm = 9,1
- Điểm trung bình của lớp đối chứng = 8,3

Biểu đồ điểm trung bình trước và sau tác động
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận: Từ những kết quả trên tôi đã nhận thấy rằng việc tổ chức
giảng dạy môn Luyện từ và câu có sử dụng phương pháp thực hành là một
phương pháp hay, có tính khả thi cao, mang lại hiệu quả dạy học tốt.
2. Khuyến nghị
Là giáo viên: Phải không ngừng học hỏi ở đồng nghiệp, học hỏi qua sách
báo, tài liệu để nâng cao kiến thức, chuyên và nghiệp vụ..
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Thuvientailieu.bachkim.com; giaovien.net;...
- Thư viện violet.
6



- Sách giáo khoa.

Duyệt của Ban Giám Hiệu

Vạn Lương, ngày 14 tháng 03 năm 2016
Người viết

Mạch Thị Phương Dung

7


VIII. PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Giáo án

8


Phụ lục 2: Đề và đáp án kiểm tra trước tác động

9


Phụ lục 3: Đề và đáp án kiểm tra sau tác động

10



11


12


13


14



×