Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu thái độ của người sử dụng internet đối với các hình thức quảng cáo trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA NGƢỜI
SỬ DỤNG INTERNET ĐỐI VỚI CÁC
HÌNH THỨC QUẢNG CÁO TRỰC
TUYẾN

NGUYỄN THỊ THANH THÚY

Số TT: 089

Tp. HCM, 01/2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA NGƢỜI
SỬ DỤNG INTERNET ĐỐI VỚI CÁC
HÌNH THỨC QUẢNG CÁO TRỰC
TUYẾN

Sinh viên : Nguyễn Thị Thanh Thúy
MSSV



: 70602419

GVHD

: Th.S Nguyễn Văn Nhơn

Số TT

: 089

Tp. HCM, 01/2011


Đại Học Quốc Gia Tp.HCM
TRƢỜNG ĐH BÁCH KHOA
---------Số : _____/BKĐT
KHOA:
BỘ MÔN:

QLCN
Quản lý và Tiếp thị

HỌ VÀ TÊN:
NGÀNH :

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
---------


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NGUYỄN THỊ THANH THÚY
QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

MSSV:

70602419

LỚP:

QL06LT01

1. Đầu đề luận văn:

NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG INTERNET ĐỐI VỚI CÁC HÌNH
THỨC QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN
2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu) :

- Tìm ra các yếu tố ảnh hƣởng đến thái độ của ngƣời sử dụng Internet đối với quảng cáo
trực tuyến
- Khảo sát thái độ của ngƣời sử dụng Internet đối với kênh quảng cáo trực tuyến.
- Đƣa ra các đề xuất giúp doanh nghiệp áp dụng quảng cáo trực tuyến hiệu quả hơn.
3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn:
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
5. Họ và tên ngƣời hƣớng dẫn:

1/
2/
3/


17/09/2010
04/01/2011

NGUYỄN VĂN NHƠN

Nội dung và yêu cầu LVTN đã đƣợc thông qua Khoa
Ngày
tháng
năm 2011
CHỦ NHIỆM KHOA
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN:
Ngƣời duyệt (chấm sơ bộ):
Đơn vị:
Ngày bảo vệ:
Điểm tổng kết:
Nơi lƣu trữ luận văn:

Phần hƣớng dẫn:
100%

NGƢỜI HƢỚNG DẪN CHÍNH
(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với tôi, đây không những là công trình
nghiên cứu đầu tiên mà tôi thực hiện đƣợc mà nó còn đánh dấu sự hoàn thành sau

những năm nỗ lực học tập và rèn luyện tại khoa Quản Lý Công Nghiệp trƣờng Đại
Học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh. Bên cạnh sự cố gắng của mình, tôi không quên tri
ân đến những ngƣời đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này:
…Xin tri ân đến tất cả các thầy cô thuộc khoa Quản lý công nghiệp đã tận tình dạy dỗ
và nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm trong hơn 4 năm qua.
...Xin tri ân đặc biệt đến thầy Nguyễn Văn Nhơn- giảng viên khoa Quản lý Công
nghiệp trƣờng Đại học Bách Khoa Tp.HCM đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện.
…Xin tri ân đến tất cả các đáp viên, những ngƣời đã nhiệt tình trả lời bảng câu hỏi của
tôi và góp phần rất quan trọng cho sự thành công của nghiên cứu.
…Xin gởi lời tri ân đến gia đình và các anh chị, bạn bè đã cổ vũ, động viên và giúp đỡ
tôi rất nhiều.
TPHCM, ngày 04 tháng 01 năm 2011
NGUYỄN THỊ THANH THÚY

i


TÓM TẮT LUẬN VĂN
-------------- Ω --------------Đề tài kết hợp nghiên cứu khám phá và mô tả, tìm hiểu về thái độ của ngƣời sử dụng
Internet đối với một loại hình quảng cáo mới phát triển tại thị trƣờng Việt Nam trong
những năm gần đây- quảng cáo trực tuyến.
Nghiên cứu đƣợc tiến hành thông qua hai bƣớc chính: nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lƣợng. Kết quả nghiên cứu thể hiện rằng ngƣời sử dụng Internet có thái độ
nhìn chung chỉ gần với mức trung bình, nghĩa là họ thích loại hình quảng cáo mới
nhƣng mức độ không cao và không ảnh hƣởng nhiều đến hành vi mua. Bên cạnh đó,
thông tin quảng cáo là yếu tố tạo sự chú ý cho khách hàng nhất, trong đó quảng cáo về
thông tin khuyến mãi thu hút đƣợc sự quan tâm chú ý của họ nhất.
Ngoài ra nghiên cứu còn đi sâu vào phân tích hai hình thức quảng cáo trực tuyến đƣợc
sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Nghiên cứu chứng minh đƣợc tính hiệu quả của hai

hình thức này. Đặc biệt đối với hình thức quảng cáo bằng Banner, trong khi thái độ
chung đối với quảng cáo trực tuyến nói chung chỉ trên mức thì đối với hình thức này
nằm ở mức hoàn toàn thích. Chứng tỏ hình thức này đang đƣợc khai thác tốt và áp
dụng rất hiệu quả tại Việt Nam.
Nghiên cứu đã cho thấy một cách tổng quan về cách nhìn nhận của ngƣời tiêu dùng
đối với một loại hình quảng cáo mới. Qua đó, các nhà làm quảng cáo cũng nhƣ các
công ty kinh doanh loại hình quảng cáo này có thể nắm bắt đƣợc thái độ, mức độ ảnh
hƣởng của kênh quảng cáo để từ đó có thể phát triển nó tốt hơn. Đồng thời, nghiên cứu
cũng là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo đi sâu hơn về mức ảnh hƣởng đến hành vi
cũng nhƣ hiệu quả của kênh quảng cáo trực tuyến.

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH SÁCH HÌNH VẼ ..............................................................................................vi
DANH SÁCH BẢNG BIỂU ....................................................................................... vii
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1
1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ..............................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................2
1.3. PHẠM VI CỦA ĐỂ TÀI ......................................................................................... 2
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................... 3
CHƢƠNG 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN..............4
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN ...................................4
2.1.1. Quảng cáo trực tuyến là gì? ...................................................................................4
2.1.2 Ƣu điểm của quảng cáo trực tuyến .........................................................................4
2.2 MỘT SỐ LOẠI HÌNH QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN ..........................................5

2.2.1 Quảng cáo bằng Banner-logo ................................................................................5
2.2.2 Quảng cáo bằng đƣờng Text link ...........................................................................6
2.2.3 E-mail Quảng cáo ...................................................................................................6
2.2.4 Quảng cáo với từ khóa ............................................................................................ 6
2.2.5 Rich Media ............................................................................................................6
2.2.6 Pop-up .....................................................................................................................6
CHƢƠNG 3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................8
3.1 LÝ THUYẾT THÁI ĐỘ ........................................................................................... 8
3.1.1 Định nghĩa về thái độ: ............................................................................................ 8
3.1.2 Các thành phần của thái độ .....................................................................................8
3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................................9
CHƢƠNG 4 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..................................................................14
4.1 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................14
4.1.1 Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................14
4.1.2 Nhu cầu thông tin .................................................................................................15
4.2 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH..................................................................................16
iii


4.3 THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI .................................................................................17
4.4 THIẾT KẾ MẪU .....................................................................................................21
4.4.1 Cỡ mẫu..................................................................................................................21
4.4.2 Phƣơng pháp lấy mẫu ........................................................................................... 21
4.5 KẾ HOẠCH PHÂN TÍCH ......................................................................................21
CHƢƠNG 5 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU & TRÌNH BÀY KẾT QUẢ ........................ 23
5.1 MÔ TẢ DỮ LIỆU ...................................................................................................23
5.1.1 Thống kê mô tả mẫu theo giới tính ......................................................................23
5.1.2: Thống kê mô tả mẫu theo độ tuổi ........................................................................23
5.1.3: Thống kê mô tả mẫu theo nghề nghiệp ............................................................... 24
5.1.4 Thống kê mô tả mẫu theo thu nhập ......................................................................24

5.2 ĐÁNH GIÁ BỘ THANG ĐO ................................................................................24
5.2.1: Phân tích độ tin cậy của dữ liệu bằng hệ số Cronbach Alpha ............................. 24
5.2.2: Phân tích nhân tố .................................................................................................26
5.2.3 Tạo biến mới .........................................................................................................29
5.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ......................................................................................... 30
5.3.1 Thời gian sử dụng Internet ...................................................................................30
5.3.2 Mục đích sử dụng Internet ....................................................................................31
5.3.3 Nhận biết các hình thức quảng cáo.......................................................................33
5.3.4 Mức độ chú ý ........................................................................................................34
5.3.5 Yếu tố thu hút sự chú ý ......................................................................................... 35
5.3.6 Phân tích 4 yếu tố ảnh hƣởng: ..............................................................................35
5.3.6 Phân tích thái độ chung đối với quảng cáo trực tuyến: ........................................39
5.4 PHÂN TÍCH ANOVA ........................................................................................... 39
5.4.1 Phân tích Anova một yếu tố với biến giới tính .....................................................40
5.4.2 Phân tích Anova một yếu tố với biến thu nhập ....................................................40
5.5 PHÂN TÍCH SÂU HÌNH THỨC BANNER VÀ EMAIL QUẢNG CÁO .............41
5.5.1 Banner ...................................................................................................................41
5.5.2 Email quảng cáo ...................................................................................................43
CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 45
6.1 KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 45
6.2 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................46
6.3 HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ..........................................47
iv


PHỤ LỤC A: BẢNG CÂU HỎI .................................................................................48
PHỤ LỤC B: DANH SÁCH BIẾN MÃ HÓA ........................................................... 53
PHỤ LỤC C: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SPSS ........................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 77


v


DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mô hình đáp ứng. .......................................................................................... 10
Hình 5.1: Mô tả mẫu theo giới tính ...............................................................................23
Hình 5.2: Mô tả mẫu theo độ tuổi..................................................................................23
Hình 5.3: Mô tả mẫu theo thu nhập ...............................................................................24
Hình 5.4: Mô tả mẫu theo nghề nghiệp .........................................................................24
Hình 5.5: Mức độ chú ý của ngƣời dùng Internet đối với quảng cáo trực tuyến ..........34
Hình 5.6: Yếu tố gây chú ý nhất đối với quảng cáo trực tuyến .....................................35

vi


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Xây dựng thang đo cho nghiên cứu mô tả ...................................................18
Bảng 4.2: Các câu hỏi dự kiến. .....................................................................................19
Bảng 4.3: Các câu hỏi khác. .......................................................................................... 20
Bảng 5.1: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha. .................25
Bảng 5.2: Kiểm định độ tin cậy của thang đo sau khi loại biến. ...................................26
Bảng 5.3: Kết quả phân tích nhân tố lần 1. ...................................................................27
Bảng 5.4: Kết quả phân tích nhân tố lần 2. ...................................................................28
Bảng 5.5: Thống kê mô tả các biến mới. .......................................................................30
Bảng 5.6: Mục đích sử dụng Internet. ...........................................................................31
Bảng 5.7: Phần trăm nhận biết các hình thức quảng cáo trực tuyến. ............................ 33
Bảng 5.8: Thống kê mô tả cho nhóm biến thẩm mỹ. ....................................................36
Bảng 5.9: Thống kê mô tả cho nhóm biến thông tin. ....................................................36
Bảng 5.10: Thống kê mô tả cho nhóm biến nội dung. ..................................................38
Bảng 5.11: Thống kê mô tả cho nhóm biến ý định. ......................................................38

Bảng 5.12: Thống kê mô tả cho nhóm biến thái độ chung. ...........................................39
Bảng 5.13: One way Anova đối với biến giới tính. ....................................................... 40
Bảng 5.14: One way Anova đối với biến thu nhập. ......................................................40
Bảng 5.15: Thống kê mô tả cho nhóm Banner. ............................................................. 41
Bảng 5.16: Mức độ chú ý đến Banner đặt ở Website gốc .............................................42
Bảng 5.17: Thống kê mô tả cho nhómEmail. ................................................................ 43

vii


Chương 1: Giới thiệu

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Bức tranh của ngành quảng cáo Việt Nam ngày càng nhiều màu sắc, khi chúng ta đặt
chân đến bất kì đâu, đều có thể nhìn thấy hình ảnh của quảng cáo dƣới nhiều hình thức
đa dạng: truyền hình, báo chí, đài phát thanh, bảng hiệu, trên xe buýt, trên đƣờng
phố…
Theo nghiên cứu của Nielsen thì Việt nam đứng thứ 8 trong top 10 quốc gia tin vào
quảng cáo nhất, có 60% ngƣời Việt Nam đƣợc hỏi cho biết họ tin vào quảng cáo1.
Do đó quảng cáo là một trong những công cụ quan trọng nhất của hoạt động
Marketing nhằm truyền đạt thông điệp, xây dựng thƣơng hiệu và quảng bá sản phẩm
đến tay ngƣời tiêu dùng.
Hiện nay các hình thức quảng cáo ngày càng đa dạng và phong phú. Quảng cáo xuất
hiện mọi lúc mọi nơi ngƣời tiêu dùng có mặt. Tuy nhiên, sử dụng hình thức quảng cáo
nào để mang lại hiệu quả nhiều nhất là một câu hỏi khiến doanh nghiệp phải cân nhắc
khi lựa chọn.
Theo thống kê tháng 7.2010 của VNNIC, hiện có gần 25,1 triệu ngƣời Việt Nam sử
dụng Internet, chiếm 29.24% dân số. Bên cạnh đó tổng lƣu lƣợng các Website đƣợc

mở tại Việt Nam đạt 15 tỷ page views hàng tháng2. Rõ ràng đây là một mảnh đất tiềm
năng để ngành quảng cáo khai thác.
Hiện quảng cáo trực tuyến đang đƣợc khai thác, tuy còn non trẻ nhƣng đầy tiềm năng,
doanh thu quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam năm 2009 đạt 278 tỷ đồng, tƣơng đƣơng
15,5 triệu đôla3. "Dù vẫn còn non trẻ, thị trƣờng quảng cáo Việt Nam đã tăng trƣởng
71% so với năm 2008"- ông Lukas Mira, Giám đốc trực tuyến của Cimigo nhận xét.
Và quảng cáo trực tuyến đang đƣợc đánh giá rất khả quan trong những năm tới, khi mà
Internet đang từng bƣớc phổ cập đến mọi ngƣời dân cùng với sự phát triển của GPRS,
mạng 3G…ngƣời ta có thể lƣớt web, online mọi nơi, trên máy tính cá nhân, trên
laptop, netbook, điện thoại di động….
Quảng cáo trực tuyến đã và đang phát triển tại Việt Nam, rõ ràng nó mang lại hiệu quả
tích cực. Có hơn 30% ngƣời dùng Internet click vào Banner quảng cáo, hơn 25% tham
gia mạng xã hội…Quảng cáo trực tuyến giúp truyền thông thông điệp của doanh
nghiệp đến với ngƣời tiêu dùng, đồng thời nó cũng tác động đến hành vi mua hàng của
ngƣời tiêu dùng.
Tuy nhiên, vẫn có những mặt hạn chế của hình thức quảng cáo này, thứ nhất là đối
tƣợng khách hàng mục tiêu, hiện ngƣời dùng Internet chủ yếu thuộc giới trẻ, có gần
80% thuộc vào độ tuổi khoảng 15-30%. Bên cạnh đó còn "thiếu quá nhiều thông tin

1

/>Thống kê tháng 8.2010 của Google Ad Planner
3
Theo số liệu mới công bố của Công ty Nghiên cứu thị trƣờng Cimigo
2

1


Chương 1: Giới thiệu


cho các đơn vị cần quảng cáo trực tuyến"- Trong khi những thông tin cần thiết khó
cung cấp thì lại có khá nhiều thông số ràng buộc khác khiến các doanh nghiệp hoang
mang khi đầu tƣ quảng cáo trực tuyến. Quan trọng hơn hết là ngƣời sử dụng Internet
cũng ngày càng khó tính, họ có tỏ ra phớt lờ và cảm thấy khó chịu đối với các hình
thức quảng cáo này hay không?
Quảng cáo trực tuyến có ảnh hƣởng đến cảm nhận, hành vi mua hàng của họ hay
không? Hiểu đƣợc thái độ của ngƣời tiêu dùng là điều tối cần thiết trong việc nâng cao
tính hiệu quả và tính cạnh tranh của loại hình truyền thông này trong tƣơng lai.
Và câu hỏi đặt ra là ngƣời tiêu dùng có thái độ nhƣ thế nào đối với kênh quảng cáo
trực tuyến trong thời gian hiện tại? Những yếu tố nào từ kênh quảng cáo này đã ảnh
hƣởng đến tình cảm và hành vi của ngƣời tiêu dùng?
Với đề tài “Nghiên cứu thái độ của ngƣời sử dụng Internet đối với quảng cáo trực
tuyến”, tác giả muốn nghiên cứu nhằm trả lời cho câu hỏi trên.Thêm vào đó là mong
muốn thông qua kết quả nghiên cứu, sẽ góp phần đánh giá đƣợc hiệu quả của quảng
cáo trực tuyến hiện nay, để có những biện pháp đẩy mạnh phát triển cũng nhƣ khắc
phục đƣợc những hạn chế của hình thức quảng cáo rất mới mẻ này.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tác giả thực hiện nghiên cứu này với mong muốn đạt đƣợc các mục đích sau:
- Đánh giá thái độ của khách hàng đối với kênh quảng cáo trực tuyến.
- Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến thái độ của khách hàng đối với kênh quảng cáo
trực tuyến.
- Kiến nghị giải pháp nhằm phát huy tính hiệu của quảng cáo trực tuyến.
1.3. PHẠM VI CỦA ĐỂ TÀI
Internet hiện phát triển chủ yếu ở các thành phố lớn, các chƣơng trình quảng cáo trực
tuyến đƣợc thiết kế nhằm thu hút đối tƣợng khách hàng mục tiêu tại các thành phố nhƣ
TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng….
Vì một số hạn chế về mặt địa lý, kinh phí và thời gian nên tác giả tập trung nghiên cứu
thái độ của ngƣời tiêu dùng đang sinh sống tại TPHCM.
Quảng cáo trực tuyến là hình thức truyền đạt thông điệp của doanh nghiệp thông qua

kênh truyền thông Internet, quảng cáo trực tuyến có nhiều hình thức, do đặc trƣng và
tính phổ biến tại Việt Nam nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu thái độ của ngƣời tiêu
dùng đối với các hình thức sau:
- E-mail quảng cáo
- Quảng cáo qua Banner
- Text link
- Quảng cáo với từ khóa
- Rich Media
2


Chương 1: Giới thiệu

- Pop-up
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Cung cấp thông tin để doanh nghiệp áp dụng hiệu quả các hình thức quảng cáo trực
tuyến. Đề tài còn có thể đƣợc sử dụng để làm tƣ liệu cho các công trình nghiên cứu
khác

3


Chương 2: Giới thiệu chung về các hình thức quảng cáo trực tuyến

CHƢƠNG 2
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN
2.1.1. Quảng cáo trực tuyến là gì?
Từ Advertising (Quảng cáo) có nguồn gốc từ chữ “Adverto” – nghĩa là hƣớng tới.
Quảng cáo là hƣớng sự chú ý của ai đó đến một cái gì đó hoặc một vấn đề nào đó.

Quảng cáo là phƣơng tiện nhằm cung cấp những thông điệp mua bán một cách thuyết
phục nhất cho một số đối tƣợng khách hàng nhất định với nguồn chi phí nhất định
nhằm hƣớng sự chú ý của họ đến nhãn hàng, góp phần thay đổi hành vi mua của họ4
Về căn bản, quảng cáo trực tuyến cũng giống nhƣ các hình thức quảng cáo khác. Điểm
khác nhau cơ bản là quảng cáo trực tuyến sử dụng phƣơng tiện truyền thông Internet.
Do đó quảng cáo trực tuyến có nhiều ƣu điểm nổi bật. Trong khi các hình thức quảng
cáo khác bị giới hạn bởi không gian và thời gian, phụ thuộc nhiều vào kênh quảng cáo,
ví dụ quảng cáo trên truyền hình, dựa vào lịch chiếu, không gian phát sóng....thì quảng
cáo trực tuyến hầu nhƣ vƣợt qua khỏi giới hạn này, ngƣời ta có thể truy cập vào
Internet 24/24 và ở bất kỳ đâu có đƣờng truyền Internet, giúp tăng tối đa đƣợc tần suất
tiếp xúc của khách hàng với các mẫu quảng cáo.
2.1.2 Ƣu điểm của quảng cáo trực tuyến
Quảng cáo trực tuyến có các ƣu điểm chính sau:
Khả năng nhắm chọn
Quảng cáo trực tuyến sử dụng mạng Internet làm phƣơng tiện truyền đạt thông điệp
của mình. Ƣu điểm lớn nhất là khả năng nhắm chọn- tức là chọn lựa đƣợc đúng đối
tƣợng và không bị hạn chế bởi không gian, vị trí địa lý.
Internet cung cấp cho nhà quảng cáo trực tuyến một cơ sở dữ liệu có sẵn. Qua đó
ngƣời làm quảng cáo có thể chọn đối tƣợng có sở thích, hành vi… phù hợp với nhãn
hàng của mình. Tuy nhiên việc lựa chọn này cũng mang tính tƣơng đối, không chính
xác hoàn toàn.
Ƣu điểm thứ hai là việc lựa chọn này vƣợt qua đƣợc nhiều ràng buộc, nhà quảng cáo
có thể chọn đối tƣợng phù hợp ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực địa lý khác nhau. Đây
cũng là một ƣu điểm khác biệt so với các hình thức quảng cáo khác, thƣờng bị giới hạn
bởi văn hóa, địa lý….
Khả năng theo dõi
Các nhà quảng cáo trực tuyến cũng có thể theo dõi hành vi của ngƣời sử dụng đối với
nhãn hiệu họ quảng cáo và tìm hiểu sở thích cũng nhƣ mối quan tâm của những khách
4


Concepts of advertising- Wikieducator

4


Chương 2: Giới thiệu chung về các hình thức quảng cáo trực tuyến

hàng triển vọng. Ví dụ, một hãng sản xuất xe hơi có thể theo dõi hành vi của ngƣời sử
dụng qua Website và xác định xem có nhiều ngƣời quan tâm đến quảng cáo của họ hay
không?
Các nhà quảng cáo cũng có thể đánh giá đƣợc hiệu quả của một quảng cáo (thông qua
số lần quảng cáo đƣợc click vào xem, số ngƣời mua sản phẩm, và số lần tiến hành
quảng cáo,…) những điều này rất khó thực hiện đối với kiểu quảng cáo truyền thống
nhƣ trên Tivi, báo chí và các phƣơng tiện khác.
Với những phần mềm ngày càng hiện đại và đƣợc cung cấp miễn phí nhƣ Google
Analytics giúp cho việc theo dõi này càng tiện lợi hơn.
Việc theo dõi không những giúp đánh giá đƣợc hiệu quả quảng cáo mà còn giúp cho
doanh nghiệp kịp thời có những thay đổi và hiệu chỉnh kịp thời cho phù hợp.
Tính linh hoạt và khả năng phân phối
Một quảng cáo trên mạng đƣợc truyền tải liên tục 24/24 giờ một ngày, cả tuần, cả năm.
Hơn nữa, chiến dịch quảng cáo có thể đƣợc bắt đầu cập nhật hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc
nào. Nhà quảng cáo có thể theo dõi tiến độ quảng cáo hàng ngày, xem xét hiệu quả
quảng cáo ở tuần đầu tiên và có thể hiệu chỉnh quảng cáo ở tuần thứ hai nếu cần thiết.
Điều này khác hẳn kiểu quảng cáo trên báo chí, chỉ có thể thay đổi quảng cáo khi có
đợt xuất bản mới, hay quảng cáo tivi với mức chi phí rất cao cho việc thay đổi quảng
cáo thƣờng xuyên.
Tính tương tác
Mục tiêu của nhà quảng cáo là gắn khách hàng triển vọng với nhãn hiệu hoặc sản
phẩm của họ. Điều này có thể thực hiện hiệu quả trên mạng, vì khách hàng có thể
tƣơng tác với sản phẩm, kiểm tra sản phẩm và nếu thoả mãn thì có thể mua. Ví dụ, một

quảng cáo cho phần mềm máy tính có thể đƣa khách hàng tới nơi trƣng bày sản phẩm
để lấy thông tin và kiểm tra trực tiếp. Nếu khách hàng thích phần mềm đó, họ có thể
mua trực tiếp. Không có loại hình thông tin đại chúng nào lại có thể dẫn khách hàng từ
lúc tìm hiểu thông tin đến khi mua sản phẩm mà không gặp trở ngại nào nhƣ mạng
Internet.
Ngoài ra quảng cáo trực tuyến còn có một ƣu điểm khác đó là chi phí rẻ hơn quảng cáo
trên báo giấy và trên truyền hình rất nhiều.
2.2 MỘT SỐ LOẠI HÌNH QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN
Có nhiều cách phân loại các hình thức quảng cáo trực tuyến, tác giả dựa vào cách phân
loại của trên www.eBrandium.com để làm cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu của mình.
Cách phân loại này đƣợc dễ hiểu và đơn giản với ngƣời làm quảng cáo, tránh các thuật
ngữ và cách phân chia nhƣ những nhà mạng.
2.2.1 Quảng cáo bằng Banner-logo
Là những bảng quảng cáo đuợc đặt trên các Website nổi tiếng, Có link liên kết khi
click vào. Thƣờng Banner đƣợc đặt trên những Website có lƣợng khách hàng truy cập
5


Chương 2: Giới thiệu chung về các hình thức quảng cáo trực tuyến

lớn hay những Website đƣợc tìm kiếm cao trên các công cụ tìm kiếm và nó là cách
quảng cáo trực tuyến hiệu quả nhất hiện nay.
2.2.2 Quảng cáo bằng đƣờng Text link
Là đặt quảng cáo bằng chữ có đƣờng link đến Website giới thiệu sản phẩm dịch vụ
muốn quảng cáo. Hình thức này bắt buộc nhãn hàng phải có tiêu đề cho đoạn quảng
cáo, địa chỉ Website gốc, thông tin giới thiệu về Website và sản phẩm dịch vụ để có
thể đăng ký vào bất kỳ danh bạ nào trên Internet phục vụ việc tra cứu, tìm kiếm sản
phẩm dịch vụ của các cỗ máy chủ tìm kiếm. Lợi ích của hình thức quảng cáo này là
thƣờng xuyên có hàng trăm ngàn robot và spider của các search engine truy cập vào và
sẽ tự động cập nhật Website của bạn lên search engine trong vòng chỉ có 3 đến 7 ngày.

2.2.3 E-mail Quảng cáo
Hình thức quảng cáo trực tuyến sơ khởi và khá phổ biến. Nó tạo cơ hội cho các công
ty tùy biến nội dung quảng cáo và phân phối tới khách hàng với chi phí rẻ. Gần gũi với
hình thức này nhƣng hiện đại hơn là dịch vụ cung cấp thông tin giản đơn RSS (Really
Simple Syndication), đƣợc hỗ trợ bởi công cụ tập hợp tin tức từ nhiều Website và phân
phối tới ngƣời sử dụng. Hình thức này đƣợc xem là có hiệu quả cao hơn so với việc
gửi E-mail nhƣng đồng thời có thể giúp tránh đƣợc nguy cơ bị công cụ lọc E-mail và
Pop-up chặn lại hoặc lạm dụng để phát tán thƣ rác.
2.2.4 Quảng cáo với từ khóa
Đây đƣợc xem là hệ thống quảng cáo có tính năng thông minh, nhắm chọn vào những
từ khóa nhất định. Mỗi trang kết quả của Google, Yahoo! hoặc Monava của Việt Nam
đều có sử dụng hình thức này. Với bất cứ từ khóa liên quan đến dịch vụ hoặc sản phẩm
nào đó các mẩu quảng cáo sẽ xuất hiện bên phải, trên cùng hoặc dƣới cùng màn hình ở
các trang hiển thị kết quả tìm kiếm đầu tiên. Nghĩa là khi khách hàng truy tìm một từ
khóa bất kỳ, các cỗ máy tìm kiếm lập tức mang một nhà tài trợ (sponsor) có liên quan
đặt ngay lên đầu kết quả tìm kiếm.
2.2.5 Rich Media
Một hình thức tiềm năng của quảng cáo trên phƣơng tiện truyền thông Internet đƣợc
các chuyên gia kinh tế đánh giá cao nhƣ các video quảng cáo trên truyền hình. Những
địa chỉ tiện lợi và có hiệu quả cho các loại hình này là các Website chia sẻ video, hoạt
hình, nhạc trực tuyến và đặc biệt là trò chơi trực tuyến. Các công ty quảng cáo có thể
đăng xen sản phẩm, dịch vụ vào các loại hình này đồng thời xây dựng một số thành
phần tích hợp liên quan đến thƣơng hiệu của họ. Hình thức này đƣợc dự báo có tốc độ
tăng trƣởng cao nhất trong các loại hình quảng cáo trực tuyến.
2.2.6 Pop-up
Pop-up là một dạng của Banner, nó là một cửa sổ trình duyệt chứa trang quảng cáo
xuất hiện ngay khi bạn mở một Website mới, ngoài không gian trang web chính, có thể
che khuất nội dung trang chính hoặc nằm ẩn dƣới trang web chính. Quảng cáo bằng
6



Chương 2: Giới thiệu chung về các hình thức quảng cáo trực tuyến

Pop-up thƣờng gây phiền hà cho ngƣời sử dụng Internet, nó khác với các hình thức
khác là thay vì để ngƣời xem tình nguyện xem thì nó hiện ra ngay khi ngƣời sử dụng
Internet cập nhật vào Website.

7


Chương 3: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

CHƢƠNG 3
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1 LÝ THUYẾT THÁI ĐỘ
3.1.1 Định nghĩa về thái độ:
Trong quá trình thao tác trên Internet, ngƣời sử dụng sẽ tƣơng tác với các mẫu quảng
cáo trực tuyến. Trong quá trình tƣơng tác, ngƣời tiêu dùng sẽ thấy, nhận biết, cảm thấy
thích và click chuột vào để xem thông tin. Sau khi nhận đƣợc thông điệp mà mẫu
quảng cáo truyền tải, sẽ hình thành hành vi mua hàng, mà bƣớc đầu tiên là sẽ có ý định
tìm xem sản phẩm. Trong quá trình này, khách hàng trải qua một diễn biến tâm lý,
trong đó thái độ đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Định nghĩa: Thái độ là quá trình mang tính trực giác và nhận biết của một cá nhân đối
với một đối tƣợng hay sự kiện nào đó dựa trên kiến thức hay đánh giá và nó có khuynh
hƣớng chỉ đạo hành vi của cá nhân đó. (Kinnear & Taylor, 1997)
Đối tƣợng ở đây chính là các mẫu quảng cáo đƣợc thiết kế sao cho ngƣời xem cảm
thấy thích thú, click chuột để xem thêm thông tin và hình thành ý định tìm xem sản
phẩm. Một mẫu quảng cáo thành công sẽ khiến ngƣời xem thích thú với thông điệp,
muốn biết thêm thông tin về sản phẩm, dịch vụ và có ý định tìm xem sản phẩm dịch vụ
đó. Ngƣợc lại, một mẫu quảng cáo thiết kế gây phiền hà cho ngƣời sử dụng, thông

điệp quảng cáo không đƣợc quan tâm, và hình ảnh thƣơng hiệu bị ảnh hƣởng sẽ đánh
dấu sự thất bại của mẫu quảng cáo đó.
3.1.2 Các thành phần của thái độ
Muốn đo lƣờng đƣợc thái độ cần xác định những yếu tố tạo nên thái độ. Con ngƣời có
thái độ khác nhau đối với những đối tƣợng khác nhau bởi vì khi tiếp xúc với mỗi đối
tƣợng, con ngƣời có những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi khác nhau. Quá trình này
hình thành nên ba thành phần căn bản của thái độ, đó là: nhận thức (cognitive
component), cảm tình (affective component) và hành vi (behavioral component). Và
ba thành phần lần lƣợt đi qua các giai đoạn: nhận biết, hiểu biết, thích, thích hơn, dự
định mua và mua. Các giai đoạn này có thể xuất hiện theo các chuỗi khác nhau dựa
vào mức độ quan tâm của ngƣời mua và mức độ khác biệt giữa các sản phẩm thay thế
(Kinnear & Taylor, 1997).
 Nhận thức (cognitive component): thái độ đƣợc tạo thành từ nhận thức, nhận thức thể
hiện mức độ nhận biết, nắm bắt thông tin, kiến thức của một cá nhân về một đối tƣợng
nào đó. Trong tiếp thị, đối tƣợng đƣợc hiểu là sản phẩm, thƣơng hiệu hay dịch vụ.
(Jaworski 1989). Thực tế, đối với mỗi thuộc tính của đối tƣợng ngƣời tiêu dùng có
mức độ nhận thức khác nhau. Có thể vì một đặc tính nổi trội nào đó mà đối tƣợng
đƣợc chú ý đến. Trong nghiên cứu này, thuộc tính của sản phẩm có thể đƣợc xem xét ở
những khía cạnh nhƣ những thông tin lợi ích mà quảng cáo trực tuyến mang lại, nội
dung, hình thức, tính thẩm mỹ, giải trí…của từng hoạt động quảng cáo trực tuyến.
8


Chương 3: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

 Cảm tình (affective component): thể hiện sự đáp ứng thích và thích hơn đối với đối
tƣợng. Nhờ vào nhận thức mà khách hàng có những trạng thái tự nhiên là thích hay
không thích một đối tƣợng nào đó, yếu tố cảm tình là một trong những thành phần
quan trọng của thái độ, xuất phát từ nhận thức và có thể đƣa đến hành vi của khách
hàng. Tuy nhiên, ngƣời tiêu dùng có thể bày tỏ thái độ một cách trực tiếp thông qua sự

biểu hiện thích hay không thích đối tƣợng mà không có sự phân biệt riêng từng thuộc
tính của đối tƣợng đó. Một trong những cách diễn đạt thái độ tổng thể nhƣ “tôi rất
thích sản phẩm này” cho biết mức độ ƣa thích cuối cùng. Cho nên ngƣời sử dụng
thông tin sẽ gặp nhiều hạn chế khi tìm cách tác động làm thay đổi cảm tình của con
ngƣời.
 Hành vi (behavioral component): diễn biến tâm lý không dừng lại ở sự cảm tình thích
hay không thích mà thƣờng sẽ dẫn đến hệ quả của nó là một hành động để đáp ứng lại
xúc cảm đang tồn tại. Hành vi là trạng thái sẵn lòng hoặc có hành động hồi đáp lại đối
tƣợng. Nhƣng không phải tất cả các sở thích đều trực tiếp dẫn đến hành vi mua mà
phải trải qua một trung gian là ý định mua. Trƣớc khi mua thì ý định mua đã đƣợc định
hình trong suy nghĩ của ngƣời tiêu dùng. Do đó, ý định mua là yếu tố dự đoán tốt nhất
hành vi mua (Ajzen và Fishbein 1975). Trong tiếp thị, hành vi thể hiện việc mua của
ngƣời mua hoặc dùng thử sản phẩm hay dịch vụ. Ý định hay ý định mua là dự định
hoặc có khuynh hƣớng sẽ thực hiện việc mua hay tiêu dùng sản phẩm mà khách hàng
cảm thấy thích.
3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Tác giả sử dụng mô hình đáp ứng cho nghiên cứu của mình để nghiên cứu thái độ của
ngƣời tiêu dùng đối với kênh quảng cáo trực tuyến và qua đó có hành vi đối với sản
phẩm hay dịch vụ đang đƣợc kênh quảng cáo truyền tải.
Tuy nhiên mô hình đƣợc hiệu chỉnh để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

9


Chương 3: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Tác động
Tổ hợp tiếp thị

Yếu tố tình huống


Thái độ
Thành phần

Trình tự ảnh hƣởng

Nhận thức

Nhận biết
Hiểu biết

Cảm tình

Thích
Thích hơn

Hành vi

Dự định mua
Mua

Kết quả
Đo lƣờng kết quả

Hình 3.1: Mô hình đáp ứng5

5

Sách Đại cƣơng về nghiên cứu Marketing, Lê Nguyễn Hậu (2007)


10

Nhận biết mẫu
quảng cáo trực
tuyến
Quảng cáo có thu
hút hay không
(Thích hay không
thích)
Ý định tìm xem
sản phẩm


Chương 3: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Giá trị quảng cáo
trực tuyến mang lại

Nhận thức

Nhận
biết

Nhận biết sự tồn tại của
kênh quảng cáo

- Tính giải trí
- Tính thẩm mỹ
- Thông tin


Nội dung quảng cáo

Cảm tình

Thích

Mức độ yêu thích đối với
giá trị và nội dung của
quảng cáo trực tuyến

Sự tin tƣởng

Hành vi

Ý định
mua

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu

11

Tìm xem sản phẩm

Thái độ của
ngƣời sử dụng
Internet đối với
quảng cáo trực
tuyến



Chương 3: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Các thành phần chính của mô hình
Theo nghiên cứu của FTA6 giá trị mà quảng cáo mang lại cho ngƣời tiêu dùng bao
gồm tính thấm mỹ, tính giải trí và thông tin. Vì quảng cáo trực tuyến cũng có những
tính chất tƣơng tự quảng cáo nói chung, nên tác giả lựa chọn 3 yếu tố giá trị này để
tiếp tục nghiên cứu. Bên cạnh đó, qua nghiên cứu định tính, yếu tố nội dung quảng cáo
và sự tin tưởng vào quảng cáo cũng ảnh hƣởng đến thái độ của ngƣời sử dụng Internet
đối với quảng cáo trực tuyến.
Do đó tác giả nghiên cứu 5 nhóm biến ảnh hƣởng đến quảng cáo trực tuyến:
- Tính thẩm mỹ
- Tính giải trí
- Thông tin quảng cáo mang lại
- Nội dung quảng cáo
- Sự tin tƣởng vào quảng cáo.
Tác giả cũng dựa vào mô hình đáp ứng để thiết kế mô hình nghiên cứu. Sau đây là ba
thành phần chính của mô hình nghiên cứu
Nhận thức
Nhận thức chỉ bao gồm nhận biết, không có yếu tố hiểu biết bởi vì cũng nhƣ các kênh
quảng cáo khác, đây là một kênh truyền thông tác động lên sự nhận biết của khách
hàng về thƣơng hiệu và các loại sản phẩm đƣợc quảng cáo, từ đó tác động đến tình
cảm và hành vi. Khách hàng sẽ không có sự tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc, tính hiệu
quả hay sự phát triển của nó để quyết định thích hay không thích mà chỉ đơn giản là
nhận biết đến sự tồn tại và một số giá trị mà kênh quảng cáo mang lại.
Trong nghiên cứu này, nhận thức đóng vai trò quan trọng nhất, nó thể hiện mức độ thu
hút của kênh quảng cáo này.
Cảm tình
Cảm tình chỉ bao gồm ƣa thích, không có yếu tố ƣa thích hơn. Đó là cảm tình về các
giá trị mà kênh quảng cáo mang lại.
Kênh quảng cáo đƣợc thiết kế giúp cho ngƣời xem có thể nhìn thấy một cách tình

nguyện, cung cấp thông tin cho ngƣời tiêu dùng khi họ sử dụng Internet. Bên cạnh đó
còn có tính thẩm mỹ, giải trí, nội dung và sự tin tƣởng. Do đó, từ sự nhận biết kênh
quảng cáo, ngƣời tiêu dùng sẽ thấy thích các mẫu quảng cáo và cảm nhận đƣợc lợi ích
và giá trị mà nó mang lại
Hành vi

6

Advertising Trends 2010 - 8/2010- FTA

12


Chương 3: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Đối với thành phần hành vi, sau khi xem quảng cáo hành vi của khách hàng là hành vi
mua sản phẩm đƣợc quảng cáo. Đây cũng chính là mục đích cuối cùng của kênh quảng
cáo này. Tuy nhiên, trƣớc đó khách hàng phải trải qua giai đoạn dự định mua thể hiện
qua hành vi tìm xem thử sản phẩm. Do đó, giai đoạn dự định mua sẽ là bƣớc trung
gian quan trọng dẫn đến hành động mua thử hoặc mua lại của ngƣời tiêu dùng.
Bên cạnh sự tác động của kênh quảng cáo trực tuyến, hành vi mua của khách hàng còn
chịu tác động của nhiều kênh khác nhƣ các kênh truyền thông khác, ngƣời thân, bạn
bè, thu nhập, niềm tin thƣơng hiệu... Do đó, với mô hình nghiên cứu này, hành vi mua
của khách hàng sẽ không đƣợc đo lƣờng, mô hình chỉ dừng lại ở dự định mua bị tác
động bởi kênh quảng trực tuyến.
Dự định mua sản phẩm sau khi xem quảng cáo đƣợc tác giả phân thành ba loại tƣơng
ứng với ba loại sản phẩm. Đó là sản phẩm khác thƣơng hiệu với sản phẩm mà khách
hàng đang dùng, là sản phẩm mà họ chƣa dùng qua bao giờ hoặc là chính sản phẩm mà
họ đang dùng.
Đúc kết lại, mô hình nghiên cứu cho đề tài gồm ba thành phần chính của thái độ: nhận

thức, cảm tình và hành vi đƣợc trải qua các giai đoạn: nhận biết, thích và ý định mua.

13


Chương 4: Thiết kế nghiên cứu

CHƢƠNG 4
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.1 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1.1 Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ đƣợc thực hiện qua hai bƣớc: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lƣợng.
-

Nghiên cứu định tính:

Sử dụng các tài liệu thứ cấp, phƣơng pháp quan sát và phỏng vấn trực tiếp ngƣời tiêu
dùng về thái độ của họ đối với các hình thức quảng cáo trực tuyến. Đối tƣợng phỏng
vấn là ngƣời tiêu dùng sinh sống tại TPHCM và thỏa mãn điều kiện về thời gian sử
dụng Internet, độ tuổi, lý do sử dụng Internet.
Bên cạnh đó sẽ có phỏng vấn chuyên gia về lĩnh vực quảng cáo trực tuyến. Chuyên gia
là các nhà làm quảng cáo trực tuyến hiện nay tại các công ty truyền thông, họ là ngƣời
trực tiếp tƣ vấn thiết kế và thực hiện quảng cáo trực tuyến cho doanh nghiệp.
Mục tiêu của nghiên cứu định tính là nhằm xác định lại các yếu tố ảnh hƣởng đến thái
độ (nhân thức, cảm tình) của khách hàng. Nghiên cứu định tính giúp điều chỉnh thang
đo phù hợp cho việc thiết lập bảng câu hỏi
-

Nghiên cứu định lượng:


Sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát, dùng phép thống kê, phân tích thái độ của ngƣời
tiêu dùng đối với quảng cáo trực tuyến nhằm trả lời cho câu hỏi: “Ngƣời tiêu dùng có
thái độ nhƣ thế nào đối với kênh quảng cáo trực tuyến trong thời gian hiện tại? Những
yếu tố nào từ kênh quảng cáo này đã ảnh hƣởng đến tình cảm và hành vi của ngƣời
tiêu dùng?”

14


Chương 4: Thiết kế nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu
Mục tiêu

Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu khám phá
(định tính)

Nghiên cứu mô tả
(định lƣợng)

Phân tích dữ liệu

 Phỏng vấn trực tiếp 15 ngƣời tiêu dùng
 xác định và điều chỉnh các yếu tố ảnh
hƣởng đến thái độ của khách hàng
 Thiết lập thang đo cho nghiên cứu mô tả

 Phỏng vấn trực tiếp ngƣời tiêu dùng dựa

trên bảng câu hỏi hoàn chỉnh

 Xử lý số liệu bằng phần mền SPSS 16.0
 Phân tích nhân tố, Thống kê, ANOVA

Báo cáo kết quả_đƣa ra kiến nghị
Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu
4.1.2 Nhu cầu thông tin
Tài liệu thứ cấp:
-

Nhu cầu thông tin:
Tổng quan về quảng cáo trực tuyến
Tình hình quảng cáo trực tuyến tại VN trong những năm gần đây

15


×