Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Báo cáo thực tập nghiệp vụ môi giới chứng khoán tại VNDIRECT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.62 KB, 33 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP
NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNDIRECT

Sinh viên thực hiện:
Lớp:
Khóa học:
MSSV:
Giảng viên hướng dẫn:

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài báo cáo thực tập của riêng tôi và được sự
hướng dẫn của giáo viên Ths. Trần Tuấn Vinh. Các nội dung trong đề tài này là
trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu
trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác
giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung báo cáo thực tập của mình.

Tác giả


(Ký, ghi rõ Họ tên)

2


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài báo cáo thực tập, em đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể các anh chị cán bộ, nhân viên của Phòng môi
giới số 8 tại công ty chứng khoán VNDirect để có thể hoàn thành tốt khóa thực tập
cũng như đề tài báo cáo. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Em cũng rất cảm ơn các anh chị môi giới tại công ty đã bỏ thời gian công sức
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giảng dạy những kiến thức về nghiệp vụ môi giới trong
thực tế.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo
cho em hoàn thành báo cáo thực tập này

Tác giả
(Ký, ghi rõ Họ tên)

3


NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

 Xuất sắc
 Tốt
 Khá
 Đáp ứng yêu cầu
 Không đáp ứng yêu cầu
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

(Ký, ghi rõ Họ tên, đóng dấu)

4


PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO THỰC TẬP

Điểm:

Giảng viên 1 chấm

Giảng viên 2 chấm

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

5


MỤC LỤC

6


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa


HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

CTCK

Công ty chứng khoán

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

TSĐB

Tài sản đảm bảo

UBCK

Ủy ban chứng khoán

7


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Trang

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức của công ty chứng khoán VNDirect..........................4
Bảng 2.1. Danh sách các loại chứng từ cần thiết cho hồ sơ mở tài khoản.......13
Bảng 2.2. Quy định thời gian hoàn thành công việc........................................18
Hình 2.1. Quy trình xử lý yêu cầu mở tài khoản của khách hàng ...................11
Hình 2.2. Quy trình mở tài khoản online tại công ty VNDirect.......................12
Hình 2.3. Sơ đồ xác nhận phiếu lệnh ...............................................................15
Hình 2.4. Quy trình xử lý nợ đến hạn và sản phẩm margin của công ty .........17
Hình 2.5. Giá trị tài sản ròng (NAV) VNDirect quản lý 2013-2015................19
Hình 2.6. Số lượng tài khoản khách hàng của VNDirect 2013-2015..............20
Hình 2.7. Thị phần môi giới VNDirect 2012-2015..........................................20

8


MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và rất sơ khai.
Ngày nay, theo sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật, các phương thức
giao dịch ở các Sở giao dịch chứng khoán cũng được cải tiến dần theo tốc độ và
khối lượng yêu cầu nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cho giao dịch, các Sở giao
dịch đã dần dần sử dụng máy vi tính để truyền các lệnh và chuyền dần từ giao dịch
thủ công kết hợp với máy vi tính sang sử dụng hoàn toàn hệ thống giao dịch điện tử
thay cho thủ công trước kia. Trong bối cảnh đó, nghiệp vụ môi giới của các nhân
viên môi giới tại các công ty chứng khoán cũng có những bước thay đổi đáng kể.
Các nghiệp vụ truyền thống dần được thay thế bởi các nghiệp vụ hiện đại thông qua
sự trợ giúp của hệ thống phần mềm máy tính.
Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect tuy được thành lập cách đây
khoảng 10 năm nhưng hiện là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực ứng
dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động giao dịch, phân tích đầu tư, môi
giới chứng khoán. Với thị phần môi giới đứng thứ 2 sàn HNX và thứ 4 sàn HOSE
đã cho thấy sức mạnh cạnh tranh của công ty, trong đó nghiệp vụ môi giới đóng góp

một phần không nhỏ trong sự phát triển đó. Đó là lý do em chọn công ty chứng
khoán VnDirect để thực tập và thực hiện đề tài báo cáo thực tập về nghiệp vụ môi
giới chứng khoán.
Nội dung báo cáo thực tập gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty chứng khoán vndirect
Chương 2: Báo cáo thực tập nghiệp vụ môi giới chứng khoán tại công ty
chứng khoán vndirect
Chương 3: Một số giải pháp kiến nghị nâng cao hoạt động môi giới chứng
khoán

9


CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

VNDIRECT
1.1.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT được thành lập từ năm 2006 với
cổ đông sáng lập là tập đoàn đầu tư tài chính IPA. Công ty hoạt động theo giấy
phép số 22/UBCK – GPHĐKD ngày 16/11/2006 của UBCK Nhà nước (UBCKNN)
cấp với đầy đủ nghiệp vụ kinh doanh, bao gồm hoạt động Môi giới chứng khoán,
Lưu ký chứng khoán, Tư vấn tài chính doanh nghiệp, Tự doanh, Bảo lãnh phát hành
và Quản lý danh mục đầu tư.
Năm 2007, công ty tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng và thành lập chi nhánh
Hồ Chí Minh. Đồng thời, trở thành CTCK đầu tiên tại Việt Nam cung cấp giải pháp

giao dịch chứng khoán trực tuyến toàn diện với việc đưa hệ thống Call Center và
Data Center hoạt động. Năm 2008, VNDIRECT được xếp hạng trong Danh sách
500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam do báo Vietnamnet và Công ty Cổ
phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) bình chọn.
Tiếp tục thành công VNDIRECT liên tục nhận được các danh hiệu trong
năm 2009. Tiêu biểu như giải thưởng Thương hiệu Chứng khoán Uy tín và danh
hiệu Tổ chức trung gian và hỗ trợ dịch vụ tiêu biểu do Hiệp hội Kinh doanh Chứng
khoán Việt Nam (VASB), UBCK Nhà nước (SSC), Trung tâm Thông tin Tín dụng
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC), và các tổ chức uy tín khác phối hợp tổ
chức; lọt vào danh sách Top 200 thương hiệu “Tin & Dùng” do Thời báo Kinh tế
Việt Nam tổ chức; được xếp thứ hạng cao nhất trong số các CTCK, thứ 2 trong khối
tài chính ngân hàng.
Năm 2010 đánh dấu cột mốc quan trọng khi VNDIRECT lần đầu tiên niêm
yết cổ phiếu trên SGDCK Hà Nội (HNX) và tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng.
Nhận giải thưởng Thương hiệu chứng khoán uy tín 2010 dành cho các doanh
nghiệp tiêu biểu do Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán (VASB), UBCK Nhà nước
(SSC), Trung tâm Thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC)
trao tặng.
10


Năm 2011, Lần đầu tiên VNDIRECT dẫn đầu thị phần môi giới chứng khoán
tại sàn HNX quý 3/2011. Đạt danh hiệu “Doanh nghiệp có giao dịch trực tuyến tin
cậy nhất” tại tuần mua sắm trực tuyến 2011 do Hiệp hội Thương mại điện tử tổ
chức và trao tặng.
Năm 2012, thị phần môi giới tiếp tục dẫn đầu trên sàn HNX vào quý 3 và cả
năm VNDIRECT đứng thứ 2 về thị phần môi giới tại HNX, đứng thứ 8 tại HOSE.
Ra mắt dịch vụ Bloomberg EMSX, cung cấp thành công sản phẩm Direct Market
Access cho khách hàng tổ chức. Cổ phiếu VND đại diện cho ngành dịch vụ tài
chính được thêm vào rổ cổ phiếu HNX 30.

Năm 2013, công ty phát triển mạnh dịch vụ quản lý tài khoản và môi giới tư
vấn. Thị phần môi giới thuộc top 2 HNX và top 5 HOSE. Là CTCK đầu tiên tại
Việt Nam gia nhập mạng lưới liêt kết toàn cầu của Tập đoàn Fidessa. Trong năm
này, VNDIRECT nhận giải thưởng: Sao Khuê- Hạng mục Giải pháp thương mại
điện tử tiêu biểu cho cổng giao dịch trực tuyến www.vndirect.com.vn do Hiệp hội
Thương mại điện tử Việt Nam trao tặng. VNDIRECT là doanh nghiệp chứng khoán
đầu tiên được trao tặng giải thưởng này.
Công ty tiếp tục phát triển khi năm 2014 tăng vốn điều lệ lên 1.550 tỷ đồng,
trở thành top 3 công ty có vốn lớn nhất thị trường chứng khoán. Giữ vị trí top 3 thị
phần tại HNX, nâng hạng thị phần tại HOSE từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 4. Đồng
thời, được vinh danh là CTCK có chất lượng dịch vu cải tiến nhiều nhất trong năm
trong cuộc bầu chọn thường niên Brokers Poll 2014 của tạp chí Asiamoney.
VNDIRECT được HNX vinh danh là 1 trong 9 CTCK tiêu biểu giai đoạn 2009 –
2014.
1.2.

TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ NHỮNG CON SỐ NỔI BẬT

Tầm nhìn: VNDIRECT trở thành sự lựa chọn hàng đầu của mọi nhà đầu tư.
Sứ mệnh: Phát triển trường tồn vì lợi ích của mỗi khách hàng, mỗi cổ đông
và mỗi nhân viên.
Giá trị cốt lõi: Chính trực - Tận tâm - Tri thức nghề nghiệp - Thái độ tích cực
Slogan: Wisdom to success (Hội tụ trí tuệ - Lan tỏa thành công)
11


Sau 9 năm thành lập, VNDIRECT đã phát triển thành một CTCK định hướng
bán lẻ, với vốn chủ sở hữu 1.900 tỷ đồng, và một đội ngũ chuyên gia tài chính trẻ,
năng động. Nền tảng cạnh tranh khác biệt của Công ty chính là giá trị văn hóa và
con người VNDIRECT được xây dựng và nuôi dưỡng ngay từ những ngày đầu

thành lập. VNDIRECT đã khẳng định được vị thế là một trong những CTCK có
dịch vụ uy tín nhất trên thị trường, được vận hành bởi đội ngũ con người tận tâm,
chính trực, tri thức nghề nghiệp cao và luôn có thái độ tích cực trước mọi thách thức
và khó khăn của thị trường. Sự hội tụ trí tuệ để lan tỏa thành công tới mọi khách
hàng là phương châm hành động trong mỗi giao dịch công ty cung cấp.
Vốn chủ sở hữu: 1.900 tỷ đồng. Nhân sự: 593 thành viên. Thị phần: top 2 tại
sàn HNX và top 4 tại sàn HOSE. Số tài khoản quản lý: gần 75.000 tài khoản khách
hàng (Số liệu tính đến ngày 31/12/2015)
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức của công ty chứng khoán VNDirect
Nguồn: Báo cáo
VNDirect (2015)

thường niên của công ty chứng khoán

12


CHƯƠNG 2.

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI

CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VNDIRECT
2.1.
THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI
ĐƠN VỊ THỰC TẬP
2.1.1. Quy trình triển khai hoạt động thực tế nghiệp vụ môi giới chứng
khoán tại đơn vị
Mở tài khoản: Kênh tiếp cận mở tài khoản
Hiện tại CTCK VNDIRECT có 3 kênh tiếp nhận yêu cầu mở tài khoản của
khách hàng là mở tài khoản tại Sàn, mở tài khoản qua tổng đài và mở tài khoản trực

tuyến.
Mở tài khoản tại Sàn: dịch vụ được kích hoạt sau 5 phút. Khách hàng có thể
giao dịch tiền và chứng khoán bằng cả 3 cách: trên Sàn, online hoặc qua điện thoại.
Ngoài ra, khách hàng có thể đăng ký sử dụng mọi sản phẩm dịch vụ.
Mở tài khoản qua tổng đài: khách hàng sau khi yêu cầu mở tài khoản qua
tổng đài của công ty thì hoàn thiện hồ sơ và gửi về VNDIRECT trong vòng 14
ngày. Sau khi nhận được hồ sơ của khách hàng, thì dịch vụ sẽ được kích hoạt sau 15
phút và khách hàng có thể giao dịch chứng khoán qua tổng đài hoặc online.
Mở tài khoản trực tuyến: tương tự như phương thức mở tài khoản qua tổng
đài, sau khi nhận được yêu cầu mở tài khoản của khách hàng qua kênh onine và bộ
hồ sơ của khách hàng được hoản thiện trong vòng 14 ngày thì ngay khi nhận được
hồ sơ của khách hàng thì dịch vụ được kích hoạt trong sau 15 phút và khách hàng
có thể giao dịch chứng khoán qua tổng đài hoặc online.

13


Hình 2.1. Quy trình xử lý yêu cầu mở tài khoản của khách hàng
Hồ sơ khách hàng:

Nhập thông tin dữ liệu khách

Thông

tin
hàng

-

Hợp đồng mở tài


hàng vào hệ thống CRM

khách

(CRM là hệ thống quản lý

sẽ được lưu

-

khoản
Hợp đồng ủy

khách hàng bao gổm mở tài

trữ vào hệ

-

quyền
Đăng ký sản

khoản, đăng ký/thay đổi

thống DATA

thông tin sản phẩm dịch vụ,

CENTER


phẩm dịch vụ

quản lý thông tin khách
hàng)

Khách hàng giao dịch

Nhân viên môi giới thông qua phần mềm BO@ chấp
nhận tài khoản của khách hàng để thực hiện giao
dịch. Ngoài ra thông qua BO nhân viên cài đặt dịch
vụ, sản phẩm

Nguồn: Tài liệu quy trình nghiệp vụ của công ty chứng khoán VNDirect
Ngoài ra, công ty còn tận dụng internet trong việc mở tài khoản để rút ngắn
tối đa thời gian cần thiết để cấp tài khoản cho khách hàng. Khách hàng chỉ cần truy
cập vào website của công ty chứng khoán VNDirect điền một số thông tin cần thiết
cho việc mở tài khoản và hoàn thiện bộ hồ sơ có kèm chữ ký của mình trong vòng
14 ngày để hoàn tất việc mở tài khoản. Nhờ quy trình mở tài khoản nhanh chóng,
tiết kiệm thời gian cho khách hàng cùng với sự bùng nổ của thời đại công nghệ sử
dụng internet mà số lượng các nhà đầu tư cá nhân lựa chọn mở tài khoản tại công ty
ngày càng nhiều

14


Hình 2.2. Quy trình mở tài khoản online tại công ty VNDirect
Thời gian
thực hiện


Khách hàng

VNDIRECT

Bắt đầu

3-5 phút

Hệ thống gửi
email xác nhận

Nhập thông tin
mở tài khoản

1-2 phút
Xác nhận mở tài
khoản

3-4 phút

14 ngày

Hệ thống gửi lại thông tin giao dịch:
Số tài khoản
User online
Thẻ VTOS

Nhận thông tin và
giao dịch(online/điện
thoại)


Gửi hồ sơ gốc

Users online tự
động close

KHÔNG
Hồ sơ hợp lệ




KHÔNG
Thông báo tới
khách hàng

Cài đặt và kích
hoạt các dịch vụ
khác

Kiểm soát và lưu
trữ hồ sơ

Kết thúc

Nguồn: Tài liệu quy trình nghiệp vụ của công ty chứng khoán VNDirect

15



Bảng 2.1. Danh sách các loại chứng từ cần thiết cho hồ sơ mở tài khoản
Loại tài
khoản

Loại chứng từ
1. Hợp đồng mở

tài khoản
2. Chứng minh

thư

Tài
khoản
không
ủy
quyền

Tài khoản Tài khoản
Tài khoản
Tài khoản
cá nhân
tổ chức
tổ chức
cá nhân
trong
trong
nước
nước ngoài
nước

nước
ngoài
x

x

x

x

x

3. Hộ chiếu

x

4. Đăng ký kinh

x

doanh

x

5. Chứng minh

thư người đại
diện giao dịch
6. Hộ chiếu
người đại diện

giao dịch
7. Giấy xác nhận
Mã số giao
dịch

x
x
x

x

1. Các chứng từ như đối với tài khoản không ủy quyền

Tài
khoản
có ủy
quyền

2. Chứng minh

thư người được
ủy quyền giao
dịch
3. Hợp đồng ủy
quyền

x

x


x

x

x

x

x

x

Nguồn: Tài liệu quy trình nghiệp vụ của công ty chứng khoán VNDirect
Chào bán sản phẩm dịch vụ của công ty:
Tại CTCK VNDIRECT có nhiều sản phẩm tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu
vay để đầu tư của khách hàng như các sản phẩm Smart I, Smart T+, D10,
Trustlink…Tất cà những sản phẩm này nhìn chung đều bắt nguồn từ sản phẩm giao
dịch ký quỹ (margin) nhưng có thay đổi một số chính sách về lãi suất, kỳ hạn, danh
mục nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng.
16


Nhân viên môi giới có trách nhiệm tư vấn sản phẩm tài chính cho khách
hàng nhằm tìm sản phẩm giao dịch ký quỹ phù hợp với cách đầu tư của khách hàng.
Nhân viên môi giới phải giải thích toàn bộ những điều khoản trong hợp đồng đăng
ký sản phẩm tài chính cho khách hàng nhằm tránh những hiểu lầm có thể gây ra
tranh chấp sau này.
Trong quá trình tư vấn đầu tư cho khách hàng, theo quy định công ty, nhân
viên môi giới tuyệt đối không được cam kết lợi nhuận đầu tư với khách hàng do
hoạt động này chứa đựng rủi ro cao và có thể gây ra kiện tụng khi đầu tư thua lỗ.

Tuy nhiên, nhân viên thực hiện quản lý tài khoản có quyền đàm phán phí giao dịch
với khách hàng khi chào bán các sản phẩm giao dịch ký quỹ.
Mức phí của công ty dao động trong khoảng từ 0.15% đến 0.5%:
-

Mức phí từ 0.15% đến dưới 0.2%: tài khoản cần được phê duyệt từ cấp
Giám đốc kinh doanh trở lên. Thời gian đánh giá 3 tháng/ lần vào các

-

ngày cuối quý.
Mức phí từ 0.2% đến dưới 0.25%: tài khoản cần được phê duyệt từ cấp
Trưởng phòng trở lên. Thời gian đánh giá 3 tháng/lần vào các ngày cuối

-

quý.
Mức phí >=0.25%: nhân viên quản lý tài khoản chủ động thương lượng
mức phí với khách hàng

Bên cạnh việc thỏa thuận mức phí, nhân viên còn có quyền được duyệt và
cấp hạn mức theo quy định của công ty như sau:
-

Hạn mức đến 2 tỷ: nhân viên quản lý tài khoản xác nhận
Hạn mức trên 2 tỷ đến 5 tỷ: Trưởng phòng môi giới ký xác nhận
Hạn mức trên 5 tỷ đến 10 tỷ: Giám đốc kinh doanh ký xác nhận
Hạn mức trên 10 tỷ đến 20 tỷ: Giám đốc chi nhánh cấp I hoặc Phó giám

-


đốc khối khách hàng cá nhân ký xác nhận
Hạn mức trên 20 tỷ: Tổng giám đốc ký xác nhận

Nhận lệnh giao dịch của khách hàng và hoàn thiện phiếu lệnh:

17


Đối tượng khách hàng là tất cả khách hàng có lệnh đặt bằng user của hệ
thống phẩn mềm hỗ trợ giao dịch BO và BD của nhân viên quản lý tài khoản. Sau
khi nhận được lệnh giao dịch của khách hàng nhân viên có trách nhiệm xác nhận
lệnh đạt của khách hàng. Hiện tại do khách hàng có nhiểu phương thức để thực hiện
giao dịch do đó việc xác nhận lệnh của nhân viên môi giới có các phương thức xác
nhận sau:
-

Khách hàng xác nhận lệnh đặt qua kênh online bằng cách nhập một mật

-

mã gồm 3 ký tự trên thẻ VTOS
Khách hàng ký trực tiếp trên danh sách lệnh đặt
Khách hàng xác nhận qua điện thoại có ghi âm với nhân viên quản lý tài

-

khoản
Khách hàng xác nhận qua email đã đăng ký của khách hàng


Để đảm bảo tính chính xác của phiếu lệnh là do chính khách hàng yêu cầu
công ty có quy định về hoàn thiện phiếu lệnh để tránh rủi ro
-

Xác nhận qua điện thoại ghi âm: nhân viên ghi rõ thông tin xác nhận và
ký tại phần xác nhận, đồng thời ký nháy trên tất cả các trang nếu số trang

-

Báo cáo lệnh đặt > 1 trang
Xác nhận bằng chữ ký của khách hàng: khách hàng phải ký đúng vào
phần xác nhận và ký nháy trên tất cả các trang nếu số trang Báo cáo lệnh
đặt > 1 trang

Hình 2.3. Sơ đồ xác nhận phiếu lệnh
Khách hàng yêu cầu nhân viên quản lý tài khoản đặt lệnh
Nhân viên quản lý tài khoản đặt lệnh trên hệ thống BO hoặc BD
Nhân viên quản lý tài khoản xác nhận lệnh với khách hàng theo các phương
thức xác nhận phiếu lệnh
Nghiệp vụ chấm phiếu lệnh và duyệt lệnh trên BO@
Nguồn: Tài liệu quy trình nghiệp vụ của công ty chứng khoán VNDirect
Hoàn thiện thư xác nhận nợ và xử lý nợ đến hạn:

18


Nhân viên quản lý tài khoản khách hàng định kỳ vào tháng 6 và tháng 12
hằng năm phải hoàn thiện thư xác nhận nợ đối với khách hàng có dư nợ của từng
loại nợ >= 500 triệu đồng.
Phương thức xác nhận: khách hàng chỉ có phương thức duy nhất là ký trực

tiếp lên Thư xác nhận nợ và chữ ký đã được xác thực đồng thời khách hàng phải
chọn vào mục đồng ý hay không đồng ý.
Tài khoản khách hàng bị call margin khi tỷ lệ thực tế (R tt) của tài khoản giao
dịch ký quỹ của khách hàng nhỏ hơn tỷ lệ duy trì quy định của công ty hiện tại là
90%. Tỷ lệ thực tế (Rtt) lấy vào thời điểm 8h sáng và 15h50 hằng ngày. Khách hàng
có trách nhiệm theo dõi và bổ sung tài sản đàm bảo để đưa tỷ lệ thực tế (R tt)
>=90%. Nhân viên thực hiện quản lý tài khoản có trách nhiệm chủ động thông báo
tình trạng call margin đến khách hàng mình quản lý
Nguyên tắc call margin: tài khoản có tỷ lệ < 85% xử lý về 100%. Thời gian
xử lý là 13h, nếu không xử lý được trong ngày thì xử lý từ đầu ngày làm việc tiếp
theo. Giá bán xử lý là giá sàn
Một số công thức tính tỷ lệ thực tế và số tiền cần nộp hoặc bị bán
Tính tỷ lệ thực tế tài khoản: Rtt =TSĐB/(Nợ - Tiền - Tiền chờ về)
Tính số tiền nộp khi tài khoản bị call margin:
Để đạt tỷ lệ an toàn (100%): Số tiền nộp= Nợ - Tiền - Tiền chờ về - TSĐB
Để đạt tỷ lệ duy trì (90%): Số tiền nộp= Nợ - Tiền - Tiền chờ về- TSĐB/90%
Để đạt tỷ lệ xử lý (85%): Số tiền nộp= Nợ - Tiền - Tiền chờ về - TSĐB/85%
Tính số tiền bán khi tài khoản bị call margin:
Để đạt tỷ lệ an toàn (100%): Số tiền bán = {(Nợ - Tiền - Tiền chờ về) –
TSĐB}/(1- tỷ lệ tính TSĐB của mã bán*giá tham chiếu/giá bán)
Để đạt tỷ lệ duy trì (90%): Số tiền bán = {90%*(Nợ - Tiền - Tiền chờ về) –
TSĐB}/(90%- tỷ lệ tính TSĐB của mã bán*giá tham chiếu/giá bán)
Để đạt tỷ lệ xử lý (85%): Số tiền bán = {85%*(Nợ - Tiền - Tiền chờ về) –
TSĐB}/(85%- tỷ lệ tính TSĐB của mã bán*giá tham chiếu/giá bán)
19


Cách chọn mã chứng khoán bán: công ty có quyền lựa chọn bán mã chứng
khoán bất kỳ nhưng cách thông thường nhất là bán mã chứng khoán có tỷ lệ cho
vay cao nhất trước, nếu tỷ lệ cho vay như nhau thì chọn bán mã chứng khoán thanh

khoản hơn.
Hình 2.4. Quy trình xử lý nợ đến hạn và sản phẩm margin của công ty

Nguồn: Tài
nghiệp vụ của công ty chứng khoán VNDirect

liệu quy trình

2.1.2. Các tiêu chí nội bộ trong đánh giá hoạt động môi giới chứng
khoán

20


Công ty quy định thời gian hoàn thành công việc nhằm đánh giá tình hình
hoạt động của nhân viên môi giới theo bảng sau:
Bảng 2.2. Quy định thời gian hoàn thành công việc
Nghiệp vụ của nhân viên môi giới

Thời gian

Hoàn thiện thư xác nhận nợ

Theo ngày hết han ghi trên Thư xác
nhận nợ

Hoàn thiện phiếu lệnh

2 tuần/lần và muộn nhất là ngày mùng
10 tháng sau


Xác nhận lệnh và Danh sách thiếu phiếu Ngày 08 hàng tháng
lệnh
Cấp hạn mức margin

30 phút

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tài liệu quy trình nghiệp vụ của công ty chứng
khoán VNDirect
Về việc hoàn thiện phiếu lệnh công ty còn quy định về tỷ lệ hoàn thiện Phiếu
lệnh như sau:
-

2 tuần đầu của tháng tỷ lệ hoàn thiện là 70%
2 tuần cuối của tháng tỷ lệ hoàn thiện là 100% số phiếu lệnh

còn thiếu của cà tháng
Việc tuân thủ các quy định trên được theo dõi và đánh giá định kỳ hàng
tháng bởi Phòng quản lý sản phẩm và Phòng nghiệp vụ. Đối với mỗi nhân viên
quản lý tài khoản trong kỳ đánh giá nếu có vi phạm, kỳ tiếp theo sẽ bị trừ điểm theo
quy định xử lý vi phạm của từng sản phẩm với cấp độ phạt tương ứng.
Ngoài ra, công ty còn quy định mức doanh số tồi thiểu để nhận lương kinh
doanh là 5 tỷ đồng. Nhân viên sẽ được đánh giá trên mức doanh số giao dịch của
khách hàng thuộc quản lý của mình. Hàng kỳ nhân viên sẽ được đánh giá xếp loại
theo doanh số và từ đó sẽ được tính mức lương và hoa hồng được hưởng
2.1.3. Thực trạng kết quả hoạt động của nghiệp vụ môi giới chứng
khoán tại đơn vị

21



Năm 2015 là năm hoạt động của mảng Dịch vụ chứng khoán tập trung vào
việc tái cơ cấu hoạt động, đẩy mạnh các cải cách về cung cấp dịch vụ hướng đến
việc phát triển bền vững và đi vào chiều sâu.
Năm 2015, thanh khoản của toàn bộ thị trường chứng khoán giảm 16%, giá
trị giao dịch tại HNX giảm 33%, tại HSX giảm 10% so với năm 2014. Doanh thu
hoạt động môi giới của VNDIRECT năm 2015 đạt 146,8 tỷ đồng giảm 38,7 tỷ đồng
so với doanh thu môi giới năm 2014. Tuy nhiên tổng giá trị tài sản ròng (NAV) mà
VNDIRECT quản lý tăng đột biến với hơn 20.010 tỷ đồng NAV, tăng 166% so với
năm 2014. Tốc độ tăng này cũng tăng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng NAV năm
2013 (82%).
Mức tăng trưởng giá trị tài sản ròng cho thấy VNDIRECT đã có được sự tin
tưởng của các khách hàng có giá trị tài sản lớn. Và trong bối cảnh suy giảm của thị
trường về thanh khoản, VNDIRECT vẫn duy trì được sự an toàn trong việc bảo vệ
tài sản của khách hàng. Việc tập trung phát triển giá trị tài sản ròng thay vì phát
triển giá trị giao dịch cũng là một trong những chiến lược của mảng dịch vụ chứng
khoán để mang đến sự phát triển và tăng trưởng bền vững.
Hình 2.5. Giá trị tài sản ròng (NAV) VNDirect quản lý 2013-2015
ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty chứng khoán VNDirect (2015)
Hình 2.6. Số lượng tài khoản khách hàng của VNDirect 2013-2015

22


Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty chứng khoán VNDirect (2015)
Cùng với việc tăng trưởng tài sản quản lý, số tài khoản khách hàng mới tại
VNDIRECT năm 2015 đạt 23.857 tài khoản, tăng 41,5% so với năm 2014. Đây là
con số không nhỏ so với tốc độ tăng tài khoản mới của toàn thị trường được ước

lượng là 11%. Việc đẩy mạnh phát triển mở tài khoản mới trên cả ba thị trường Hà
Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh của VNDIRECT cũng là một trong những chiến lược
mà VNDIRECT thực hiện theo chủ trương của các sở Giao dịch để phát triển và
khai thác khách hàng mới tham gia vào đầu tư trên thị trường chứng khoán, với
mong muốn hướng đến việc mở rộng sự tiếp cận của kênh thị trường chứng khoán
đến số đông dân cư tại các thành phố lớn.
Về thị phần môi giới giao dịch, thị phần giao dịch sàn HSX tăng lên 8,1%
từ mức 7,2% năm 2014, duy trì vị trí thứ 2 trên thị trường. Tuy nhiên, thị phần giao
dịch tại HSX đã giảm xuống mức 5,67% từ mức 5,81% của 2014.
Hình 2.7. Thị phần môi giới VNDirect 2012-2015

Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty chứng khoán VNDirect (2015)

23


Trong năm 2016, tổng doanh thu quý 2 của VnDirect đạt 209,7 tỷ đồng,
tăng trưởng 81,1% so với quý 2/2015. Trong đó, doanh thu từ hoạt động môi giới
chứng khoán tăng 43%, đạt 46 tỷ đồng, chiếm 22% tổng doanh thu.
2.1.4. Các biện pháp của công ty trong kiểm soát rủi ro hoạt động môi
giới chứng khoán
Công ty luôn duy trì 3 tầng quản trị rủi ro:
-

Tầng thứ nhất(Hội đồng Quản trị, Ban Điều Hành): xác định chiến

lược, chính sách rủi ro, khẩu vị rủi ro.
-

Tầng thứ hai(Bộ phận Quản trị rủi ro): nhận diện rủi ro, thiết lập danh


mục rủi ro. Xây dựng các mô hình quy trình quản lý rủi ro. Phát hiện rủi ro và phối
hợp xử lý. Giám sát thực hiện quy trình quản lý rủi ro.
-

Tầng thứ ba(Các bộ phận): thực hiện quy trình quản lý rủi ro để giảm

thiểu rủi ro. Phát hiện các rủi ro mới phát sinh để đề xuất ý kiến xây dựng hệ thống
quản lý rủi ro…
Hội đồng quản trị và Ủy ban quản trị rủi ro đã ban hành chiến lược và chính
sách quản trị rủi ro. Các hoạt động kinh doanh đã được thực hiện theo một khẩu vị
rủi ro thống nhất quy định trong Chính sách quản trị rủi ro. Bộ phận Quản trị rủi ro
độc lập với các bộ phận kinh doanh, đảm bảo khả năng giám sát của quản trị rủi ro.
Trong năm qua, bộ phận đã có thay đổi về cơ cấu để giảm bớt các công việc mang
tính chất vận hành. Một mặt, công việc quản trị rủi ro sẽ được tập trung hơn cho
việc phân tích, hoạch định rủi ro. Mặt khác, việc tách biệt quản trị rủi ro và vận
hành sẽ giảm bớt những xung đột lợi ích tiếm ẩn.
Đối với rủi ro hoạt động: Công ty luôn xem xét tới mối tương quan giữa mục
đích quản trị rủi ro và tính cạnh tranh của kinh doanh. Với nhận định thị trường sẽ
đòi hỏi cao hơn về hệ thống, yêu cầu hệ thống vừa ổn định vừa phục vụ được nhu
cầu đa dạng của khách hàng, công ty đã đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống Core. Trách
nhiệm phát triển hệ thống không chỉ đặt lên bộ phận Nghiên cứu và Phát triển, mà
yêu cầu trưởng bộ phận và nhân viên tham gia. Hệ thống được phát triển trên cơ sở
phân tích đánh giá những điểm mạnh, yếu của hệ thống hiện tại, yêu cầu của thị
trường và chiến lược phát triển của công ty.
24


Bên cạnh đó, công ty còn tạo môi trường tuân thủ tốt, trong đó các cá nhân
có ý thức cao về trách nhiệm quản trị rủi ro. Điều này cho phép những phản ứng

linh hoạt đối với các rủi ro kinh doanh chưa được xác định và xử lý bởi hệ thống
quy trình. Trách nhiệm quản trị rủi ro tiếp tục được truyền thông và úy thác cho các
trưởng bộ phận kinh doanh. Việc nhận dạng và phân tích rủi ro có sự tham gia của
những nhân sự trực tiếp tiếp xúc với rủi ro trong công việc kinh doanh hàng ngày.
Đối với rủi ro thị trường: Rủi ro thị trường phát sinh từ các thay đổi về tỷ giá,
lãi suất, giá trị chứng khoán…dẫn tới sự giảm giá trị tài sản của công ty. Các tài sản
chịu ảnh hưởng nhiều của rủi ro thị trường là: danh mục đầu tư tự doanh, chứng
khoán của khách hàng làm tài sản đảm bảo cho giao dịch ký quỹ, danh mục đầu tư
ngắn hạn của nguồn vốn (tiền gửi, trái phiếu)
Danh mục đầu tư tự doanh: Công ty luôn duy trì một danh mục tự doanh
không lớn so với tổng giá trị tài sản. Ủy ban Đầu tư cho phép bộ phận Tự doanh có
sự linh hoạt trong khuôn khổ rõ ràng: các hạn mức và luật đầu tư được thiết lập và
yêu cầu báo cáo hằng ngày.
Chứng khoán của khách hàng làm tài sản đảm bảo cho giao dịch ký quỹ: Đối
với giao dịch ký quỹ, rủi ro thị trường đóng vai trò quan trọng hơn so với rủi ro tín
dụng khi nghĩa vụ trả nợ gần như hoàn toàn dựa trên giá trị tài sản đảm bảo của
khách hàng. Các biện pháp quản trị rủi ro đối với tài sản đảm bảo của khách hàng
bao gồm:
-

Xác định rõ một số mục tiêu kinh doanh của giao dịch ký quỹ: nguồn

vốn dành cho ký quỹ, mục tiêu lợi nhuận, tỷ trọng doanh thu từ nghiệp vụ ký quỹ
nói riêng và giao dịch nói chung. Các mục tiêu này được thống nhất giữa các cấp
lãnh đạo cao nhất và các bộ phận trực tiếp kinh doanh.
-

Xác định khẩu vị rủi ro cho nghiệp vụ: Hạn mức tối đa với nghiệp vụ,

bộ phận, sản phẩm, nhân viên.

-

Xây dựng một danh mục tối ưu, cân bằng giữa nhu cầu kinh doanh,

tính cạnh tranh và nhu cầu quản trị rủi ro. Cơ sở xây dựng danh mục là mô hình
định lượng sử dụng các thông tin về giao dịch, chỉ số tài chính, chỉ số vĩ mô…Danh
25


×