Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Văn mẫu mọi tác phẩm đều dang dở (R.ingarden)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.66 KB, 8 trang )

Đề: “Mọi tác phẩm đều dang dở” (R.Ingarden)
Bài làm
Văn học như bầu trời đón gió muôn phương,nó mời mọc biết bao tri kỷ say cùng
nó từng dáng chữ.Bầu trời văn học ấy là không biên giới,nó làm người ta mải mê
với bao cuộc tìm kiếm,tìm câu trả lời chưa được giải mã,tìm những khuất lấp chưa
được giãy bày,tưởng như tìm thay cho từng con chữ vậy.Cho đến khi ta bắt gặp
một lời nhận xét đúng đắn từ R.Ingarden-giáo sư người Ba Lan: “Mọi tác phẩm
văn học đều dang dở”.Ta chợt hiểu,sự “dang dở” ấy,sự khuất lấp ấy đòi hỏi luôn
có những cuộc “dấn thân” tìm tòi vô hạn,kéo dài một đời người hoặc cả một đời
nhân loại trong bầu trời rộng lớn của văn học.
Nói đến tác phẩm văn học,người ta bàn luận đến rất nhiều vấn đề.Riêng về phát
biểu của Ingarden ông nhấn mạnh về sự “dang dở” ở mỗi tác phẩm văn học một
cách ngắn gọn,xúc tích nhưng mở ra cho ta nhiều vấn đề lí luận văn học hiện đại.
“Dang dở” ở đây không có nghĩa là sự thiếu hụt của các tác phẩm về số lượng, nội
dung hay hình thức.Mà là tính không cố định,tính mơ hồ đa nghĩa của các tác
phẩm văn học.Sự tồn tại của nó trong dòng lịch sử văn học không tĩnh mà
động,không phải là sản phẩm cố định mà tác phẩm như là quá trình.Ở đó mỗi
người đọc phải luôn tìm thấy những điều mới mẻ,lạ lẫm,tựa như đón một luồn
gió mới,một linh hồn mới trong không gian cũ kĩ chập hẹp quen nhàm của mình.
Cái “dang dở” ấy luôn phải tạo ra những khoảng cách thẫm mỹ nhất định.Ở đó
ta phải tìm tòi,đào xới để vượt qua “sự đồng nhất thẫm mỹ” tối đa mà người đọc
muôn thuở cho là hay là đúng.Giống như mọi tác phẩm luôn đòi hỏi sự bổ sung để
toàn mỹ hơn,và càng là tác phẩm lớn ta càng không biết đâu là chân trời giới
hạn.Qua bao thế kỉ,sự mài giũa nghiệt ngã của thời gian đã làm sáng thêm những
tác phẩm toàn bích.Nhưng càng toàn bích nó lại càng cần khám phá,khám phá
được càng nhiều tác phẩm lại càng trường vĩnh.Văn học giống như những yêu
tinh cuốn hút lòng người,cho nó ăn no nó sẽ chết,chỉ có giữ nó mãi “đói khát” mới
có thể sống sót.Nói đến đây,tôi bỗng nhớ câu thơ của Hồ Dzếch,sự “dang dở” ấy
tạo nên cuộc sống vô hạn định cho muôn đời tác phẩm: “Thơ viết đừng
xong,thuyền trôi bến đỗ”.Giống như nhận định chắc chắn của Ingarden,Hồ Dzếch
cũng dự trù được tương lai nơi những tác phẩm đỗ bến,sẽ chỉ đẹp và vui khi còn


“dang dở”.Có lẽ chỉ trong văn học các nhà văn mới có quyền và bắt buộc phải tạo
nên những khoảng trắng,khe rỗng trong tác phẩm.Những lĩnh vực khác phần lớn
đều đòi hỏi một sự chuẩn xác nhất định,tuyệt đối.Thơ ca chỉ có giá trị khi nó “
nhòe nghĩa”,tự thân nó phải mở ra được một vùng trời liên tưởng cho người
đọc,mênh mang và vô tận.Lời phát biểu ngắn gọn của Ingarden mang một sức
1


chứa to lớn,nó cho ta biết sức sống của một tác phẩm văn học dựa vào đâu để
tồn sinh, vì “mọi tác phẩm văn học đều dang dở” nên cái “dang dở” đó mới là sức
mạnh nội tại giúp tác phẩm vượt qua “trăm lần thử lửa” của muôn đời.
Vậy “dang dở” bắt nguồn từ đâu? Tôi nghĩ có lẽ từ quá trình sáng tác của mỗi
nhà văn.Nếu ta coi giai đoạn nảy sinh ý đồ nghệ thuật của người nghệ sĩ là “hoài
thai”,thì ta cũng có thể coi giai đoạn tác phẩm rời khỏi ý thức nhà văn và tồn tại
độc lập là giai đoạn “cắt rốn”.Nghĩa là từ đây đời sống văn học của tác phẩm bắt
đầu,nhà văn không thể sửa chữa hay bổ sung một số chi tiết tiếp tục nảy nở.Và
chúng ta hay nhầm lẫn khái niệm về văn bản văn học và tác phẩm văn học.Văn
bản chỉ là những gì nhà văn viết trong quá trình sáng tác,chưa thông qua sự tiếp
nhận của người đọc.Còn tác phẩm văn học là “con đẻ” của nhà văn đã thông sự
tiếp nhận,không còn nằm thẳng đơ nơi trang giấy.Do đó về sự “dang dở” của tác
phẩm ta còn có thể hiểu là qua quá trình sáng tác,tác phẩm có thể bị “dang dở” vì
chưa đến tay người đọc hoặc tác phẩm bị lãng quên,bị cắt đứt con đường tồn
tại.Hơn ai hết người đọc còn phải “giải mã” được những “mã khóa” nơi tác phẫm
để tiếp xúc với một thế giới tinh thần đầy biến động và luôn thay đổi.
Khi ta bắt đầu bước vào nền văn học thế kỉ X-XVII,ta đã thấy thấp thoáng bóng
hình những nhà thơ có ý thức cách tân,thể hiện theo cách riêng về mặt tiếp tấu
nhịp điệu.Nguyễn Trãi cũng từng tả cái sắc hè chứa đựng nhiều gam màu nóng:
“Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
(Cảnh ngày hè)

Cách ngắt nhịp có thể tạo ra nhiều cách hiểu.Thơ Nguyễn Trãi làm cho người
đọc có thêm nhiều cách hiểu sở dĩ cũng chính vì ý thức cách tân nghệ thuật ở ông
luôn tồn tại.Một người có thể cách tân thơ thất ngôn bát cú bằng một câu lục “Rỗi
hóng mát thuở ngày trường” thì chắc chắn có thể tạo nên những lối ngắt nhịp độc
đáo,mở ra vô vàn bầu trời lien tưởng cho người đọc.Có người thích ngắt theo kiểu
3/4 tưởng miêu tả cái sắc hoa thạch lựu đỏ trộn chung hương sót nơi sen hồng.Có
người cho rằng có thể ngắt nhịp 2/1/4 để cả hiên thạch lựu phun đỏ ao sen hồng
tỏa hương nhuộm màu nhuộm sắc trong đôi mắt tác giả.Với riêng tôi càng là nét
bút tinh tế mộng ảo,đa nghĩa lại càng lôi cuốn,tôi tưởng như Nguyễn Trãi đang
dùng dằng cùng thiên nhiên không muốn tách biệt,vì cả sắc và hương tựa như đã
nhập vào khung cảnh vào lòng người tự lúc nào.Hay đến vị Bạch Vân cư sĩ ung
dung tự tại cũng nhập mình vào cuộc sống thiên nhiên dân dã:
“Một mai,một cuốc,một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
(Nhàn)
2


Có người nói,Nguyễn Bỉnh Khiêm đang đếm nông cụ giống hệt như một lão nông
tri điền,vui thú nhàn dật.Còn có người lại cho rằng hình ảnh ấy của Nguyễn Bỉnh
Khiêm giống như Kha Tử Nha ngồi câu cá bằng lưỡi câu thẳng đang đợi
thời.Nhưng riêng tôi,câu thơ như có gì cô đơn lắm,bảy chữ một dòng mà hết hết
ba chữ “một”đánh động vào mắt,giống như chỉ còn một mình ta với ta,thơ thẩn đi
cùng “một mai,một cuốc,một cần câu”,lặng lẽ đi riêng một con đường mà tưởng
như không có lấy một người tri ngộ.Tiếng thơ như mở một ngõ nhìn cho bạn
đọc,ai cũng giữ lấy riêng cho mình một cách hiểu,để tiếng thơ xuất phát từ thế kỉ
XVI này còn mãi nghìn đời.
Đến thế kỉ XVII-XVIII ,khi con người còn sống trong hoàn cảnh tối tăm, bị tước
đoạt quyền sống và bị định giá phận người, nền văn học ta đã bắt gặp những hồn
thơ nhân đạo,muốn phản kháng phá nát cái cũi mục ấy.Họ bị giam cầm,bị trói

gông cột xiềng vào bao định kiến “nam tôn nữ ti”,cái bi kịch đó hóa vào thơ ca
ngàn đời mang những trái tim vàng rơi tràn nước mắt.May mắn thay Nguyễn Du
đã xuất hiện như trái tim vàng mà đời mong mỏi,cất nên tiếng nói lòng nơi đáy
hồn họ:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
(Truyện Kiều)
Khi kiệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du ra đời,đã bắt gặp bao ý kiến trái
chiều,chê trách. Thúy kiều đã từng bị cụ Nguyễn Công Trứ kết tội tà dâm:
“Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa
Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm”
Vào mỗi thời kì lịch sử cách hiểu mỗi tác phẩm văn học khác nhau tùy thuộc vào
chuẩn mực văn hóa ,đạo đức,cách hiểu nông sâu của mỗi người về trình độ văn
hóa,vốn sống,độ nhạy cảm về tinh thần hay cả tâm thế tiếp nhận để tìm hiểu .Cho
nên có những người gọi “Truyện Kiều” là dâm thư.Còn có người coi Kiều như hiện
thân cho sự hi sinh thân mình để giữ gìn cương thường luân lí phong kiến:
“Ngẫm lại cổ kim người hào kiệt
Một thân mà gánh đạo cương thường”
( Tự Đức)
Hay như những nhà nho cho mình rằng sinh lầm thời coi Kiều giống như kiếp
người tài hoa bạc mệnh:
“Đoạn trường trong mộng căn duyên hết
Bạc mệnh đàn xong oán hận còn”
Nhà văn trước cách mạng coi Kiều như con người của nhân tính muôn thuở,còn
nhà văn cách mạng coi Kiều qua cảm hứng tố cáo đòi quyền sống. Số phận“Truyện
3


Kiều” trắc trở hệt như số phận cô Kiều,nếu cô Kiều phải trải qua mười lăm năm
lưu lạc long đong thì “Truyện Kiều” phải qua bao lần nghiệm sinh dưới đôi mắt lửa

của thời đại.Giá trị của nó là giá trị nội tại quý báu mà không một mốc thời
gian,không gian nào quật ngã được.Truyện Kiều đã bao lần “dang dở” dưới con
mắt các nhà phê bình và độc giả bao đời,tựa như “làm dâu trăm họ” bị “giày
vò”,được “nâng niu”, lúc tang thương lúc trìu mến.Đó là cuộc sống văn học của
một tác phẩm văn học vĩ đại,bao lần “chết đi sống lại”,đứt bao nỗi “đoạn trường”
để vạn lần tái sinh,vạn kiếp bất phục,muốn trỗi dậy tìm cho riêng mình một vị trí
xứng đáng.Lẽ nào ta không thể tin Nguyễn Du đã khắc hồn Kiều vào hồn đất
nước,tạc Truyện Kiều vào hàng triệu trái tim đồng bào,đủ để “đứa con” còn lớn
lao,tầm vóc hơn “đấng sinh thành”:
“Bà cụ không nhớ tên Nguyễn Du đâu có gì đáng trách
Một cái tên như bao cái tên thường
Nhưng cụ đã gửi lòng vào áng sách
Theo dõi đời Kiều từng đoạn từng chương”
(Tế Hanh)
Đối với riêng tôi, “Truyện Kiều” quí giá lắm,nhất là đối với một dân tộc kiên
trường bất khuất như nước Nam ta.Từng câu từng chữ trong “Truyện Kiều” như
lời hát ca dao đong đưa bên võng,thấm vào hồn dân tộc từ trong gốc gác và ru
mãi muôn đời.Điều thành công nhất của một đời cầm bút không phải là khắc tên
mình vào trí nhớ độc giả mà chính là lay thức được hang vạn tâm hồn “gửi lòng
vào áng sách”. Chỉ có những nhà văn,tác phẩm lớn mới tạo nên những nguồn suối
“dang dở” khơi hoài không cạn,uống mãi không vơi như vậy.
Lép-Tônx-tôi từng nói, độc giả mới chính là người quyết định số phận tác
phẩm.Có lẽ đó cũng là lí do mà mỗi nhà văn đều muốn viết nên những tác phẩm
khiến đời sống và nhân vật sống động khẳm sâu trong tâm tưởng người
đọc.Nhưng cũng chính người đọc là người đánh thức tác phẩm khi mà :
“Tôi trông thấy trên giá sách trước mặt
Những dòng chữ đang ngủ im lìm”
(Ngô Tự Lập)
Những dòng chữ ngủ say trong giấc mộng chỉ cần người đọc đến đánh thức
những giá trị trong nó,giống như báu vật chưng cất bao tinh túy cần người đến

thưởng thức.Theo như Montaigne thì việc đọc là một thứ hạnh phúc,đó là hạnh
phúc được cùng tham gia vào hành trình tái tạo của người viết.Hành trình ấy luôn
cần bạn đọc,giữa họ là những cuộc tri ngộ sâu sắc,là khúc hát “điệu hồn đi tìm
những tâm hồn đồng điệu”.

4


Những tâm hồn đồng điệu thời nào cũng có .Thời kì Hán học suy tàn,nước ta bị
Pháp chiếm đóng,tây học du nhập như vũ bão đã làm ta quên mất nhà nho,cụ đồ
chất phác uyên thâm một thời.Thi phẩm “Ông đồ” của Vũ Đình Liên chính là bức
tranh chân mộc về cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn,được những
người đồng tâm trạng ủng hộ rất nhiều:
“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Người của muôn nay cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”
Cái “bây giờ” ấy khắc khoải và da diết biết bao,dường như hiện tại nghiệt ngã đã
hất văng ông đồ sang bên lề cuộc sống,chất bi thương không chỉ xuất hiện ở cuối
bài mà ở ngay đầu bài thơ,ông đồ bé nhỏ trước cuộc sống phồn hoa đô thị,sự
tươi trẻ của hoa đào bên cái tàn phai của tuổi tác.Câu khắc khoải nhất chính là
câu hỏi cuối bài với vô vàn lớp nghĩa.Ta có thể hiểu hồn ở đâu chính là hồn ông đồ
từ thuở xa xưa vọng lại,có thể là tiếng thở dài của một lớp người thời tàn,hay còn
có thể là những khúc ca réo rắt của những giá trị cổ truyền bao đời đang bị san
lấp bởi nền văn minh phương Tây.Có rất thiên kiến nói về giá trị của bài thơ ở tình
thương người và hoài cổ,nhưng theo tôi thơ hay là thơ ngắn gọn mà ám ảnh,với
hai mươi lăm câu ngũ ngôn “Ông đồ” đã in đủ bóng dáng một thời tàn và nỗi ân
hận của lớp người đương đại.Cùng với Thế Lữ,Vũ Đình Liên là người mở đầu cho
phong trào Thơ Mới mang một chút bi quan.Tuy nhiên cũng cùng lúc này ta bắt
gặp một hồn thơ “mơ mộng”, “thả rông” tình cảm trong cơn mưa trữ tình, Lưu

Trọng Lư coi cõi mộng như quê hương,như hơi thở trong thơ.Khi thi phẩm “Tiếng
thu” xuất hiện cũng gặp không ít lời bình phẩm chê bai.Có người nói bài thơ mơ
hồ về chính trị,không có giá trị trước họng súng của phát xít.Nhưng thước đo giá
trị một bài thơ nào phải là tính chất chính trị hay xã hội,nghệ thuật không chỉ phục
vụ cho tư tưởng mà còn giúp con người bày tỏ những khoảng không gian tâm hồn
chưa từng được khám phá.Chỉ khi anh hướng được ngòi bút mình đến nội tâm
con người thì tác phẩm của anh mới có thể sống,vì một thời đại đi qua điều sót lại
duy nhất là trái tim con người,những tình cảm rất quý không thể diễn đạt thành
lời.
Nhìn vào hướng đi đó ta thấy có rất nhiều tác phẩm trong giai đoạn 1930-1945
bị phê bình,khi mà nhìn vào tùy bút Nguyễn Tuân,thơ Quang Dũng ( Tây Tiến ),thơ
Hữu Loan( Màu màu hoa sim),…coi là cái “rơi rớt” của chủ nghĩa lãng mạn tiểu tư
sản.Nhưng những tác phẩm đó cũng là cái còn lại khi tất cả trôi qua,vì nó khơi sâu
vào hồn người,nỗi đau riêng của từng cá nhân thức tỉnh:
“Lấy chồng thời chiến binh
5


mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
Thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê”
( Màu tím hoa sim)
Cái nghịch lý nảy sinh trong thời chiến cũng chính là nguồn gốc bi kịch của nỗi
đau,anh không sợ chết, điều anh sợ là người vợ “bé bỏng chiều quê” sẽ làm sao
sống nổi khi người đi không trở lại.Nỗi trăn trở ấy như sóng triền miên day dứt
lòng người lính,lớp áo lính cứng chắc không thể che nỗi trái tim anh,tình yêu làm
anh thương anh nhớ.Hay cả tâm hồn người lính trong giây phút “những đêm dài
hành quân nung nấu” lại thấy “bồn chồn nhớ mắt người yêu “ hoặc nhớ về một

thời xa xưa:
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
( Tây Tiến )
“Gửi mộng” là gửi giấc mộng hòa bình hay chiến thắng lập công?Nhớ “Hà Nội” là
nhớ quê hương người lính hay là nhớ mảnh đất chứa bao văn hóa cổ truyền của
dân tộc? “Dáng kiều thơm” là nét đẹp lạ lùng nơi xứ đất Hà Thành hay là người
con gái yêu kiều nơi đây? CHỉ với hai câu thơ nhưng ta thấy thật khó để giãy bày
cho đúng,nhất là tâm hồn những chàng trai Tây Tiến cứ luôn mang đậm chất nghệ
sĩ hào hoa, ưa nghệ thuật.“Tây Tiến” chính là một bức chân dung về con người
Việt Nam“lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa” tự bao đời.
Cùng giai đoạn 1932-1945 ta bắt gặp một nhà văn hiện thực xuất sắc nhất thời
bấy giờ,Nam Cao-“đôi mắt” sáng của thời đại. Đến với Nam Cao ta không thể
không nhắc đến kiệt tác “Chí Phèo” một đứa con tinh thần lớn lên với bút lực
thiên tài và tấm lòng nóng ấm với đời.Tôi tưởng như Nam Cao sẽ thất bại khi
bước chân vào mảnh đất thâm canh viết về người nông dân,nhưng ông lại thành
công,thành công rực rỡ trên những đường cày đã mòn đế.Người đọc hẳn sẽ ngạc
nhiên lắm khi tưởng Nam cao sẽ cho Chí Phèo sống hết cuộc đời trong men say và
sự tha hóa sau nhà tù.Nhưng không, ông lại để Chí chết,chết trong thân xác “quỉ”
tâm hồn người một cách đau đớn chỉ vì muốn đòi quyền sống.Còn Thị Nở lại nhìn
xuống bụng mình và nhớ đến cái lò gạch cũ,chi tiết “lò gạch cũ” xuyên suốt cả tác
phẩm nay lại xuất hiện ở đầu và cuối chuyện như một cấu trúc xoay vòng,số phận
sẽ tiếp tục đưa đẩy.Tha hóa dường như không chỉ dừng ở một kiếp người mà nó
cha truyền con nối,sống dai dẳng hành hạ hang vạn con người.Cái kết mở nhưng
làm người ta day dứt,phải chăng chính cái điều chưa nói hết,cái điều “dang dở” ấy
6


làm Nam Cao trở thành nhà văn vĩ đại.Ngòi bút ấy hướng người ta tự hiểu rằng
sau cái chết quằn quại ấy là một tâm hồn đang tìm về chốn thiện lương mong

được làm người,muốn yêu những gì chưa yêu,muốn làm những gì chưa làm,vội vã
và hấp tấp để được ban cho cái quyền sống cao quý.Cách viết lạnh lùng khách
quan nhưng nóng ấm tình đời của Nam Cao chợt làm tôi nhớ đến Hêmingwaymột ngôi sao băng qua thế kỉ XX đi vào văn học như một huyền thoại của đời.
Điều đặc biệt khiến người ta nhớ đến ông chính là lối viết “tảng băng trôi”,bảy
phần tám chìm và một phần tám nổi.Không có sự gò bó khiên cưỡng về nội dung
hay dung lượng ngôn từ, đủ để biểu hiện thế giới một cách tối đa, ông viết theo
lối “dang dở”, để cho người đọc tự ngộ ra.Trong tác phẩm “Giã từ vũ khí”(1929)
nhân vật Robert Jordan trong ba ngày chờ đợi cái chết nhưng vẫn chứng minh
lòng trung thành của mình trong sứ mệnh phá bỏ chiếc cầu chiến lược.Nếu ta chỉ
nhìn bề “ lộ thiên” thì sẽ chỉ thấy long trung can nghĩa đảm của một chiến
binh,nhưng nếu ta nhìn vào bề “trầm tích” ta sẽ thấy Robert Jordan là hiện thân
cho một thể nghiệm về con người trong sự giành giật sự sống và cái chết,tìm
được những giá trị đích thực mà anh đang phải đối diện.Giống như câu nói nổi
tiếng của Hêmingway: “ Một con người có thể bị hủy diệt nhưng không bao giờ bị
khuất phục”.Văn chương ông mời gọi mọi người đến bóc tách,lột từng lớp nghĩa
dưới những tầng băng “dang dở” kia theo một cách trọn vẹn nhất của văn chương
Nói đến chuyện tiếp nhận văn chương của người đọc,ta chắc chắn rằng nhờ có
sức gợi của ngôn ngữ Tiếng Việt mà mỗi người đọc đều tự sàng lọc cho mình
những ý riêng độc đáo,một thế giới quan mà người đọc thông qua tác phẩm kiến
tạo nên riêng mình.Nhưng cũng chính vì tính đa nghĩa của nó,nên có rất nhiều
người đọc hiểu nghĩa thơ văn tùy tiện lung tung.Một phần nó phụ thuộc vào tầm
đón đợi của mỗi chúng ta,vào tri thức sẵn có,văn hóa vùng miền,hoàn cảnh,cảm
xúc khi tiến nhận.Người đọc có thể đồng sáng tạo với nhà văn,bổ sung làm đẹp
cho văn chương nhưng không thể vì thế mà có quyền tự do ngôn luận tùy
tiện,hiểu sai lệch vấn đề.
Khi thời đại thông tin phát triển,người đọc có rất nhiều điều kiện để tiếp xúc với
các tác phẩm nổi tiếng thậm chí là cổ xưa.Một số người viết trẻ có tay nghề rất tốt
nhìn nhận vấn đề sâu,có sáng lọc chi tiết,nắm bắt thị hiếu người đọc nhạy, luôn
thay mới mình để không dậm chân tại chỗ,thụt lùi so với những bước tiến dài này
hôm qua.Nhưng vẫn còn một số người đua theo thị hiếu,sản xuất ra những tác

phẩm tồi,không thỏa mãn được nhu cầu đọc của những bộ phận yêu văn chương
về nhiều vấn đề trong cuộc sống.
Nhưng điều tốt đẹp nhất ở mọi tác phẩm văn học chính là nhờ sự “dang dở” mà
bất hủ.Học cách để viết như một nhà văn vĩ đại chính là tài nghệ “phải biết xóa
7


bỏ” (Dostoievesky).Theo như nhà văn vĩ đại nước Nga này từng nhận định,nhà
văn nên tập cách viết cho hàm xúc,gãy gọn,phải tạo nên được những miền liên
tưởng rộng lớn từ diện tích ngôn từ nhỏ hẹp mới là nhà văn tài giỏi.
Giống như lời R.Ingarden nói: “Mọi tác phẩm văn học đều dang dở”.Văn học
luôn “dang dở”,luôn săn tìm những con người có thể vùi được những khuất lấp
trong nó và tạo nên những “dang dở” mới.Ta chỉ có thể nói sự sống văn học
không thể cạn kiệt giống như vòng tuần hoàn mà nhà văn chính là người cho và
thay máu,còn tác phẩm chính là trái tim đập liên hồi

8



×