Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Giáo trình những điểm sáng trong tác phẩm thuốc vả AQ chính truyện của lỗ tấn cần hightlight

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.06 KB, 4 trang )

Lỗ Tấn: Một tác gia lớn của văn học Trung Quốc
1)Tác giả
a/ Cuộc đời :
- Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân , là nhà văn cách mạng nổi tiếng của nền văn học hiện đại Trung
Quốc nửa đầu thế kỷ XX , sinh năm 1881 , mất 1936 , xuất thân trong một gia đình quan lại sa sút ở
tỉnh Chiết giang TQ .
- Ông là một trí thức yêu nước có tư tưởng tiến bộ , học nhiều nghề
b/ Ngòi bút:
- Lỗ Tấn chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần cho quốc dân với chủ đề "phê
phán quốc dân tính" , nhằm làm thay đổi căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Hoa .
Làm văn nghệ, Lỗ Tấn đã tập trung “chọn đề tài từ cuộc sống của những người bất hạnh trong xã hội
bệnh tật, với mục đích là lôi hết bệnh tật của họ ra, làm cho mọi người chú ý tìm cách chạy chữa” (Vì
sao tôi viết tiểu thuyết”.
-Điều cần lưu ý là nhà văn chỉ muốn “lôi hết bệnh tật của quốc dân”, đặc biệt là cái mà ông gọi là “liệt
căn tính” (cái xấu căn bản) như tinh thần AQ trong “AQ chính truyện”, như thói quen an phận, cam
chịu trong “Cầu phúc” và “Cố hương”, như thái độ dửng dưng, vô cảm trước sự hi sinh của những
người đổ máu vì chính mình trong “Thuốc”. Nhà văn không có ý định và cũng không đặt ra vấn đề bốc
thuốc cho xã hội.

2.Tác phẩm:
a ) Tác phẩm “Thuốc”
“Thuốc” (nguyên văn “Dược”) viết năm 1919 sau “Nhật ký người điên” một năm và trước “AQ chính
truyện”, “Cố hương” hai năm. Tên truyện đã phản ánh một quá trình suy tư nặng nề của Lỗ Tấn – nhà
văn được tôn vinh là “linh hồn dân tộc”. Đọc lại bài “Tựa viết lấy” in đầu tập “Gào thét” (viết năm
1922), chúng ta hiểu rõ động cơ sáng tác “Thuốc” và nhìn chung cả tập “Gào thét”.

Nội dung bắt đầu:
-Bối cảnh của truyện là xã hội tăm tối, ngột ngạt dưới ách thống trị của triều đình Mãn Thanh trước
khi nổ ra phong trào cách mạng Ngũ Tứ - sự kiện mở đầu cho lịch sử Trung Quốc hiện đại. Sự xâm
chiếm và can thiệp thô bạo của một số đế quốc như Anh, Pháp, Mĩ, Nhật đã biến Trung Quốc thành
một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa. Thời vàng son của các triều đại vua chúa đã lui vào dĩ vãng.


Thay vào đó là một xã hội đình trệ, suy thoái mà theo nhận định của Lỗ Tấn : So với tiến bộ thì đình
trệ cũng gần với con đường diệt vong rồi,để lại những con bệnh trầm kha ngu muội và trì trệ.
-Nội dung chính:Lỗ Tấn kể chuyện vợ chồng lão Hoa Thuyên mua bánh bao tẩm máu tử tù để làm
thuốc chữa bệnh lao cho con, chuyện Hạ Du làm cách mạng mà bị chết chém... qua đó tác giả thể hiện
tình trạng u mê, tê liệt của quần chúng và bi kịch của người cách mạng tiên phong trong xã hội Trung
1


Quốc những năm đầu của thế kỷ XX.
Lỗ Tấn chia truyện làm bốn phần:
1) Lão Hoa Thuyên đi mua thuốc - bánh bao tẩm máu tử tù - đem về chữa bệnh lao cho con.
2) Vợ chồng lão Hoa nướng “thuốc” và thằng Thuyên - con trai ăn “thuốc”.
3) Bọn khách trong quán trà và bác Cả Khang (đao phủ) nói về “thuốc” và bàn về tên tử tù.
4) Bà Hoa và bà Tứ (mẹ tử tù) cùng đi thăm mộ con và gặp nhau trong nghĩa địa nhân ngày thanh
minh.

*Giải thích nhan đề: có ít nhất 3 tầng ý nghĩa:
+Một là: Tầng ngoài cùng là phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao. Một phương thuốc u mê ngu
muội giống hệt phương thuốc mà ông thầy lang bốc cho bố Lỗ Tấn bị bệnh phù thũng với hai vị
“không thể thiếu” là rễ cây mía kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực con cái, một thang thuốc
quái đản đã dẫn đến cái chết oan uổng của người bố thân yêu. Với tầng nghĩa này, chủ đề tư tưởng của
truyện chỉ có thể là chống mê tín dị đoan.
+Hai là: Ở tầng nghĩa sâu hơn, biểu tượng thuốc mang tính khai sáng, đó là thuốc này là thuốc độc,
mọi người phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh được sùng bái vốn là thuốc độc. Người
Trung Quốc phải tỉnh giấc, không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có của sổ”.
+ Ba là: Liều thuốc độc ấy trớ trêu thay lại được pha chế bằng máu của người cách mạng – một người
cách mạng dũng cảm. ?. Tên truyện do đó có một tầng nghĩa thứ ba: Phải tìm một phương thuốc làm
cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.

*Một số hình ảnh tiêu biểu trong truyện ngắn Lỗ Tấn

*“Thuốc” (nguyên văn “Dược”) viết năm 1919 sau “Nhật ký người điên” một năm và trước “AQ
chính truyện”, “Cố hương” hai năm. Tên truyện đã phản ánh một quá trình suy tư nặng nề của Lỗ Tấn
– nhà văn được tôn vinh là “linh hồn dân tộc”. Đọc lại bài “Tựa viết lấy” in đầu tập “Gào thét” (viết
năm 1922), chúng ta hiểu rõ động cơ sáng tác “Thuốc” và nhìn chung cả tập “Gào thét”.
+Vòng hoa là biểu tượng cho niềm lạc quan của tác giả
+Con đường – một biểu tượng mang nhiều tầng nghĩa
+ Biểu tượng mùa – thời gian nghệ thuật

b) Tác phẩm “AQ chính truyện”
*Nội dung:
1. Giới thiệu về AQ chính truyện: AQ chính truyện là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp văn học
của Lỗ Tấn, được sáng tác năm 1921, nghĩa là trong giai đoạn thứ nhất trong cuộc đời cầm bút của nhà
văn (1918 – 1925).
Về hình tượng nhân vật AQ, từ trước đến nay, trên quan điểm giai cấp, vẫn coi đây là một hình tượng
điển hình về người nông dân Trung Quốc chịu nhiều tổn thương nghiêm trọng về vật chất lẫn tinh thần
trong bối cảnh là trước và sau cuộc cách mạng Tân Hợi. Để chứng minh cho luận điểm này thì người
2


viết vẫn thường dẫn ra nguồn gốc, hoàn cảnh, phép thắng lợi tinh thần, con đường đến với cách
mạng... của AQ. Điều này cũng phù hợp với ý đồ sáng tạo của Lỗ Tấn.

*Điểm khác và giống với tác phẩm với “CHí Phèo” của Nam Cao:
1:Về mặt nội dung:
- Hai nhà văn của hai đất nước, hai thế kỷ, khác nhau cả về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ… nhưng lại
cùng nhìn nhận về xã hội đương thời, về hình tượng người nông dân quen thuộc với những nỗi bi kịch
cùng cực gần giống nhau, đặc biệt là người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đại diện
cho hình tượng người nông dân ấy là hai nhân vật điển hình AQ (AQ chính truyện của Lỗ Tấn) và Chí
Phèo (Chí Phèo của Nam Cao).
- Chí Phèo và AQ chính truyện đều tố cáo bọn địa chủ phong kiến áp bức bóc lột người nông

dân về vật chất lẫn tinh thần.
AQ chính truyện

Chí Phèo

Địa chủ

Cố Triệu, Cố Tiền…

Bá Kiến, Đội Tảo…

Nông dân

AQ, Cu Dê, Vương Râu,
Xồm…

Binh Chức, Chí Phèo, Năm
Thọ…

Qua ngòi bút của Nam Cao và Lỗ Tấn, “tấm màn sân khấu” của bọn địa chủ (Cố Triệu, Cố Tiền,
Bá Kiến, Đội Tảo…) bị tháo xuống; những mánh khóe, tiểu xảo của kẻ bóc lột bị vạch trần. Còn trơ lại
là những con người khốn khổ sống dưới đáy xã hội (Binh Chức, Chí Phèo, Năm Thọ, AQ, Cu Dê…).
Chí Phèo và AQ đều có cuộc sống bần cùng, tính cách mâu thuẫn và tha hoá.
AQ chính truyện phê phán cuộc cách mạng tư sản nửa vời. Đó là thứ cách mạng không đúng chất
“cách mạng”, cách mạng đến mà kẻ sợ, người hoang mang, duy chỉ có AQ là phấn khởi. AQ cho rằng
cách mạng là cướp của nhà giàu làm lợi cho mình, là “làm giặc”. Chính vì hiểu sai hai từ “cách mạng”
mà người nông dân này đã nhận một kết quả bi thảm. Đây là bóng dáng của cách mạng Tân Hợi 1911
– Cuộc cách mạng không triệt để. Lỗ Tấn phê phán cách mạng nửa vời minh chứng cho một tư tưởng
cách mạng dân chủ mới, Lỗ Tấn muốn thức tỉnh người nông dân về tư tưởng cách mạng thật sự.
Chí Phèo tuy ra đời sau AQ chính truyện 20 năm nhưng vẫn chưa thấy rõ chất đấu tranh cách

mạng của quần chúng nhân dân. Có lẽ, Nam Cao chỉ là trí thức yêu nước, chuộng dân, chứ tư tưởng
cách mạng chưa hoàn toàn xuất hiện.
Do đó, dẫn đến những điểm tương đồng, cũng không ít nét riêng biệt cho hai nhân vật AQ và
Chí Phèo.

+Vd: Cuộc sống của Chí Phèo và AQ luôn bị động vì hoàn cảnh đưa đẩy.Chính vì thế tính cách AQ
và Chí Phèo hoàn toàn không bình thường, nó mâu thuẫn và tha ho

2) Về mặt nghệ thuật
1. Những mặt tương đồng
a) Giọng điệu khách quan lạnh lùng
b) Ngôn ngữ cá tính hoá
2. Những điểm khác biệt
3


a) Trần thuật tuyến tính và phi tuyến tính
Tác phẩm “AQ chính truyện” được trần thuật theo một trình tự nhất định, nhân
vật xuất hiện và sau đó là những hành động, sự kiện diễn ra nói chung theo trình tự
trước sau.
Với “Chí Phèo” cách trần thuật của Nam Cao có khác.Hình ảnh đầu tiên không
phải là hình ảnh bắt đầu, mà cốt truyện hiện ra trong sự đan xen giữa quá khứ và hiện
tại của nhân vật.
b) “Vẽ rồng điểm mắt” và khắc hoạ tỉ mỉ
c) Mô tả tâm lý và mô tả hành động
. Về mặt điển hình hoá, Lỗ Tấn tỏ ra càng sâu sắc hơn, vì ông không những là
nhà văn, mà còn là nhà nghiên cứu văn học sử, hơn nữa là nhà tư tưởng. Tuy nhiên, về
nghệ thuật viết truyện, Nam Cao có phần hiện đại hơn
3) Tổng kết:
-Lỗ Tấn nổi tiếng trước hết là vì hơn ba mươi thiên truyện ngắn của ông .Trong truyện ngắn của

ông, “Thuốc” là một truyện ngắn đa nghĩa như nhiều truyện ngắn khác của Lỗ Tấn,nhưng đặc biệt nhất
vẫn là AQ,người ta băn khoăn về Aq đến độ “không bao giờ quên được bộ mặt khổ não của AQ” (Rômanh Rô-lăng).
-Bằng thực tiễn sáng tác của mình Lỗ Tấn đưa ra một chân lí: giá trị của một nhà văn không phải ở chỗ
sáng tác ít hay sáng tác nhiều;sinh mệnh của một tác phẩm không phải ở chỗ đề cập vấn đề trước mắt
hay lâu dài.Vấn đề cơ bản là sự thống nhất giữa nội dung sâu sắc và nghệ thuật điêu luyện.Vì thế
truyện ngắn Lỗ Tấn trở thành “truyện ngắn mẫu mực” sống mãi với thời gian.
-Cụ Phan Bội Châu có nói: “Văn chương thì phải ngậm triết lí mới hay”,chân lý này gặp gỡ “tảng
băng trôi” của Hê-ming-uê ,nghệ thuật đều có chung một cội nguồn.Lỗ Tấn cho vòng hoa trong truyện
“Thuốc” xuất hiện như là một dự cảm về con đường bão táp, một tia lửa hôm nay sẽ báo hiệu một đám
cháy ngày mai!

4



×