VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI GIÚP HỌC SINH HỌC
TỐT PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU
HỌC TỨ LIÊN.
A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môn mĩ thuật là một môn học có vai trò quan trọng trong chương
trình giáo dục tiểu học. Qua môn học học sinh biết cách cảm thụ cái đẹp, yêu
cái đẹp từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay, trí óc của mình để tạo ra cái
đẹp qua việc phát huy óc sáng tạo, tính độc lập của mình. Môn mĩ thuật đã
góp phần cùng với các môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện
về Đức - Trí - Thể - Mỹ.
Thực tế chúng ta nhận thấy học sinh tiểu học rất ham thích học vẽ.
Nếu như chúng ta xây dựng cho các em có ý thức học tập tốt tạo ra không
khí thoải mái “vui mà học - học mà vui” thì sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.
Nhưng tùy theo từng trình độ nhận thức và năng khiếu của từng em,
từng độ tuổi khác nhau mà giáo viên biết quá trình nhận thức diễn ra ở từng
em. Vậy không thể tác động đến quá trình nhận thức của các cá nhân bằng
một biện pháp như nhau. Có học sinh ta phải tác động từ từ, có học sinh phải
vừa trực tiếp và vừa gián tiếp ở nhiều phía mới nắm bắt được. Có học sinh
chỉ cần tác động ít lâu đã nắm bắt ngay được nội dung bài học. Nếu như
không có sự gợi mở gây hứng thú của giáo viên thì học sinh không có sự
ham thích tìm tòi học tập.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy của đồng nghiệp và cùng với quá trình
giảng dạy của bản thân, đặc biệt là việc từng bước đổi mới phương pháp dạy
học, tôi luôn đặt cho mình mục tiêu là: “Phải làm gì để thực hiện yêu câu đổi
mới nhằm nâng cao chất lượng bài dạy của mình” và để các em học sinh
1
cảm nhận được cách sâu sắc về vẻ đẹp của con người, thiên nhiên xung
quanh mình qua đó phát huy được trí tưởng tượng và óc sáng tạo, hình thành
thị hiếu thẩm mỹ, hoàn thiện nhân cách thông qua nội dung các bài học mỹ
thuật.
Tuy nhiên môn mĩ thuật là một bộ môn năng khiếu, khả năng diễn đạt
những suy nghĩ, sáng tạo của các em bằng nét vẽ trên giấy là rất khó khăn.
Nhất là môn vẽ tranh đề tài. Vì thế trong bài học và nhất là trong quá trình
học sinh thực hành rất dễ gây ra tình trạng chán nản, mất hứng thú vì không
biết thể hiện ý tưởng của mình như thế nào.
Để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học phân môn thường thức mĩ
thuật đòi hỏi người giáo viên cần phải thực sự say mê giảng dạy và tạo hứng
thú cho học sinh trong giờ học mỹ thuật mà cụ thể là “Vận dụng phương
pháp trò chơi giúp học sinh học tốt phân môn thường thức mĩ thuật ở trường
Tiểu học Tứ Liên”.
Làm thế nào để học sinh thực sự hứng thú say mê học tập trong tiết
học thường thức mĩ thuật?
Môn mĩ thuật trong trường tiểu học có năm phân môn : Vẽ tranh, vẽ
theo mẫu, trang trí, tập nặn và thường thức mĩ thuật. Tuy nhiên môn mĩ thuật
vẫn bị coi là môn phụ dù đây là môn học quan trọng giúp học sinh phát triển
toàn diện. Vậy làm thế nào để học sinh thực sự có hứng thú, yêu thích môn
mĩ thuật không bị nhàm chán với môn học. Người giáo viên cần tìm ra
phương pháp thiết thực thông qua vận dụng phương pháp trò chơi để tạo
hiệu quả cho việc dạy học môn mĩ thuật nói chung và phân môn thường thức
mĩ thuật nói riêng.
2
Để gây được hứng thú cho các em trong tiết học thầy cô giáo là người
giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức điều khiển mọi hoạt động nói chung
cũng như hoạt động nhận thức riêng của học sinh.
Chuẩn bị nghiên cứu kỹ giáo án, tìm ra những phương pháp phù hợp
cho từng bài dạy và từng khối lớp khác nhau. Liên hệ ra một số môn học
khác để bài dạy được phong phú như môn: Hát nhạc, Tiếng Việt, thể dục …
Trong khi dạy giáo viên chỉ phụ thuộc vào sách giáo khoa thì bài dạy
sẽ không đạt được hiệu quả cao vì sách giáo khoa là chuẩn kiến thức cũng là
một tài liệu để tham khảo. Bên cạnh việc chuẩn bị giáo án tốt người giáo
viên nên tự làm, sưu tầm tài liệu, vẽ tranh, tìm hiể các trò chơi phục vụ cho
bài dạy của mình
Muốn có được một giờ dạy trong phân môn thường thức mĩ thuật tốt
thì người thầy có một vai trò vô cùng quan trọng nhất là việc tạo ra sự hứng
thú, tạo ra được khí thế trong tiết học và có được một tiết học đạt hiệu quả
cao nhất.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài: “Vận dụng phương pháp trò chơi giúp học sinh học tốt phân môn
thường thức mĩ thuật ở trường tiểu học Tứ Liên” giúp:
- Tìm ra các phương pháp trò chơi vận dụng được vào phân môn
thương thức mĩ thuật.
- Nghiên cứu thực trạng dạy và học phân môn thường thức mĩ thuật.
- Thiết kế một số trò chơi áp dụng vào phân môn thường thức mĩ thuật
để đạt hiệu quả tốt về việc dạy và học.
- Từ các phương pháp, trò chơi vận dụng được vào môn học còn giúp
học sinh tạo được hứng thú học tập, tham gia sôi nổi vào các trò chơi
liên quan tới bài học để tiết dạy và học đạt kết quả tốt nhất.
3
Trong một tiết học muốn gây được hứng thú và sự thích thú cho học
sinh thì việc chuẩn bị đồ dùng là rất quan trọng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu ở trên, nhiệm vụ nghiên cứu
tập trung vào:
- Nghiên cứu khái quát chung về môn mĩ thuật và phân môn thường
thức mĩ thuật ở trường tiểu học trước và sau khi áp dụng phương pháp trò
chơi vào phân môn thường thức mĩ thuật.
- Nghiên cứu về thực trạng việc dạy và học phân môn thường thức mĩ
thuật tại trường Tiểu học Tứ Liên.
- Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân của thực trạng trên, đưa ra
một số trò chơi và vận dụng phương pháp trò chơi vào việc dạy học phân
môn thường thức mĩ thuật.
- Thực nghiệm phương pháp trò chơi vào một số tiết dạy phân môn
thường thức mĩ thuật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng:
- Nghiên cứu về vấn đề vận dụng phương pháp trò chơi vào phân môn
thường thức mĩ thuật.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Quá trình dạy học môn mĩ thuật và phân môn thường thức mĩ thuật ở
trường Tiểu học Tứ Liên.
4
5. Phương pháp nghiên cứu
Để tạo được húng thú cho học sinh khi trong phân môn thường thức
mĩ thuật ở trường tiểu học Tứ Liên có nhiều phương pháp, nhưng với nội
dung đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp phỏng vấn.
6. Đóng góp đề tài:
- Nghiên cứu về đề tài này để giúp ích cho công tác giảng dạy của bản
thân.
- Giúp học sinh hứng thú học tập hơn trong môn mĩ thuật đặc biệt là
trong phân môn thường thức mĩ thuật trong trường tiểu học.
- Việc vận dụng các phương pháp trò chơi vào môn mĩ thuật ở trường
tiểu học để từ đó nâng cao chất lượng trong giảng dạy và học tập.
5
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MÔN MĨ THUẬT VÀ PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MĨ
THUẬT TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1 Khái quát môn mĩ thuật ở trường tiểu học
1.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ dạy và học môn mĩ thuật
* Mục tiêu: Giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm
quen, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, của đời sống và của các sản
phẩm mĩ thuật.
Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu thưởng thức cái đẹp sẽ
không ngừng được nâng cao, cái đẹp đã thực sự trở thành một động lực phát
triển của xã hội, góp phần tăng trưởng nền kinh tế. Mĩ cảm để sống đẹp là
mục tiêu của giáo dục, lấy những cái đẹp để giáo dục con người, như vậy
“Cái đẹp là cái đức”.Với nhiều lợi thế, môn mĩ thuật sẽ tạo điều kiện cho
học sinh học có hiệu quả hơn các môn học khác, thể hiện ở khả năng quan
sát, nhận xét,cách suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tư duy hình tượng và phương
pháp làm việc khoa học sẽ góp phần hình thành phẩm chất của con người
lao động trong thời đại mới. Đối với hầu hết mọi người khi đứng trước một
công trình kiến trúc cổ hay một tác phẩm hội hoạ đẹp chúng ta không khỏi
thắc mắc tác phẩm nghệ thuật này có ý nghĩa gì, được hình thành từ thời đại
nào, ai đã sáng tạo nó,…nhất là đối với học sinh, những câu hỏi đó luôn
xuất hiện trong đầu các em chính vì vậy tôi thấy rằng phân môn thường thức
mĩ thuật là một phân môn hay nhằm trang bị, cung cấp cho các em một số
hiểu biết về nghệ thuật tạo hình thông qua một số kiến thức sơ lược lịch sử
mĩ thuật Việt Nam và thế giới. Qua đó góp phần hình thành ở học sinh
khả năng cảm thụ cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình được thể hiện qua
đường nét, hình khối, đậm nhạt, không gian ánh sáng, màu sắc, bố cục. Các
em được làm quen với một số tác giả tác phẩm nổi tiếng từ đó thấy được giá
6
trị nghệ thuật trong các tác phẩm và khả năng sáng tạo của tác giả. Bên cạnh
hiểu biết về tạo hình truyền thống học sinh còn được mở rộng tầm nhìn ra
thế giới, các em được làm quen với các tác phẩm kiệt tác của các danh hoạ
thế giới qua các thời kì lịch sử. Đối với học sinh khối 4,5 các em đã được
làm quen với phân môn này từ lớp 2,3 nên phần nào cũng dễ dàng tiếp thu
hơn, các em có thể tìm hiểu, sưu tầm tư liệu trên sách báo, tạp chí và
internet để phục vụ cho việc học tập. Từ đó, các em càng nhận thức rõ hơn
tầm quan trọng của thường thức mĩ thuật đối với cuộc sống và phục vụ các
phân môn khác. Các em sẽ thấy quý trọng các giá trị truyền thống của dân
tộc. Để làm được điều này đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp dạy học
và phối hợp với học sinh một cách nhịp nhàng trong khi lên lớp nhằm giúp
học sinh từng bước nâng cao nhận thức làm cho tâm hồn các em trở nên
phong phú, phát triển toàn diện nhân cách. Từ đó, bản thân tôi đã chọn
nghiên cứu đề tài “Một số phương pháp phát triển khả năng thường thức mĩ
thuật cho học sinh”
Cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về môn mĩ thuật, hình
thành và củng cố các kĩ năng cần thiết để học sinh hoàn thành bài tập trong
chương trình. Bồi dưỡng năng lực quan sát, phân tích, phát triển trí tuệ, phát
huy trí tưởng tượng, sáng tạo, góp phần hình thành nhân cách người lao
động mới. Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật của học sinh.
* Nhiệm vụ: Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh là chính. Giúp học sinh tiếp
xúc, làm quen, cảm nhận, thưởng thức và bằng kiến thức, kinh nghiệm của
bản thân thể hiện cái hay, cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống; đồng
thời vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt, học tập hàng ngày.
Góp phần tạo dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội.
7
1.1.2 Nội dung chương trình dạy học và học môn mĩ thuật
* Nội dung:
Trong môn mĩ thuật bao gồm 5 phân môn: Vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ
trang trí, tập nặn tạo dáng và thường thức mĩ thuật.
- Phân môn vẽ tranh : Hướng dẫn học sinh thể hiện cảm nhận của mình qua
đề tài: sinh hoạt, lễ hội, quê hương,…
- Phân môn vẽ theo mẫu : Hướng dẫn cho học sinh vẽ từ những nét đơn giản
như nét thẳng, nét cong,…đến những mẫu có cấu trúc phức tạp như mẫu có
hai vật mẫu.
- Phân môn vẽ trang trí : Hướng dẫn học sinh vẽ từ bài tập đơn giản như vẽ
tiếp vào hình có sẵn, vẽ màu vào hình có sẵn đến những bài tập sáng tạo về
bố cục họa tiết một cách đơn giản.
- Phân môn tập nặn tạo dáng: Hướng dẫn học sinh khả năng tạo hình theo ý
thích qua hình khối của cây, vật, con người,…
- Phân môn thường thức mĩ thuật : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và cảm
nhận một số tác phẩm nghệ thuật và một số tranh thiếu nhi trong nước và thế
giới.
Các phân môn được sắp xếp theo trình tự từ dễ tới khó để có thể bổ sung,
hỗ trợ cho nhau.
* Chương trình:
- Chương trình mĩ thuật bậc tiểu học được chia làm 2 giai đoạn.
+ Giai đoạn 1 (lớp 1,2,3) : Giai đoạn này gọi là nghệ thuật.
Thời lượng cho mĩ thuật : 35 tiết/năm(một tuần học một tiết, mỗi tiết thừ 35
đến 40 phút)
Giáo viên có sách hướng dẫn.
+ Giai đoạn 2(mĩ thuật lớp 4,5) :là môn học đọc lập.
Thời lượng : 35 tiết/năm (một tuần có 1 tiết mỗi tiết từ 35 đến 40 phút)
Giáo viên có sách hướng dẫn.
8
1.1.3 Đặc điểm dạy và học môn mĩ thuật
Mĩ thuật là một trong những môn học đặc trưng của môn học là không
nhằm đào tạo hoạ sĩ tương lai hay tạo ra những người chuyên làm về công
tác mĩ thuật mà nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản của cái
đẹp để các em tiếp xúc và làm quen với cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, biết vận
dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. Hỗ trợ các em ở các môn học khác
giúp các em phát triển toàn hiện, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mĩ và các kỹ năng cơ bản góp phần hình thành con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Trong xã hội phát triển nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao, do vậy
việc đào tạo con người biết nhận thức, cảm thụ cái đẹp ngày càng quan
trọng.
1.1.4 Vai trò môn mĩ thuật
Những năm qua mĩ thuật trở thành môn học trong chương trình giáo dục
phổ thông, là một môn học độc lập, môn Mĩ thuật có mục tiêu chương trình
sách giáo khoa, sách hướng dẫn, thiết bị riêng cho dạy và học, giáo viên
được đào tạo, kết quả học tập của học sinh được theo dõi và kiểm tra, đánh
giá một cách nghiêm túc. Việc giảng dạy môn Mĩ thuật đảm bảo cho các em
có thể giải quyết được các bài tập hàng ngày và hiểu về vẻ đẹp, về nền mĩ
thuật truyền thống, ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho học sinh học có hiệu
quả cao hơn các môn học khác.
Mĩ thuật là một trong những môn học đặc trưng của môn học là không
nhằm đào tạo hoạ sĩ tương lai hay tạo ra những người chuyên làm về công
tác mĩ thuật mà nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản của cái
đẹp để các em tiếp xúc và làm quen với cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, biết vận
dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. Hỗ trợ các em ở các môn học khác
giúp các em phát triển toàn hiện, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mĩ và các kỹ năng cơ bản góp phần hình thành con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Trong xã hội phát triển nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao, do vậy
9
việc đào tạo con người biết nhận thức, cảm thụ cái đẹp ngày càng quan
trọng. Những năm qua giáo dục thẩm mĩ đã trở thành môn học trong chương
trình giáo dục phổ thông, là một môn học độc lập, môn Mĩ thuật có mục tiêu
chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn, thiết bị riêng cho dạy và học,
giáo viên được đào tạo, kết quả học tập của học sinh được theo dõi và kiểm
tra, đánh giá một cách nghiêm túc.
1.1.5 Các phương pháp dạy học môn mĩ thuật
Phương pháp dạy học mĩ thuật môn mĩ thuật cũng như các môn học khác
cần có những phương pháp dạy học chung, nhưng do đặc thù của mỗi môn
nên giáo viên cần vận dụng những phương pháp dạy học sao cho phù hợp để
phát huy tốt hiệu quả của việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
Để học sinh học tốt mĩ thuật, người giáo viên cần:
- Vận dụng phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, của từng đối tượng học sinh.
- Vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học chung cho các môn
như: Phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại, phương pháp trực
quan, phương pháp vấn đáp … đồng thời tìm ra phương pháp dạy học đặc
thù cho bộ môn.
- Không chỉ đơn giản là dạy kĩ thuật vẽ mà cần kết hợp dạy học cách cảm
thụ cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật, của thế giới xung quanh.
- Giáo viên huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm sống của học sinh để
xây dựng bài.
- Tạo không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn, sử dụng từ ngữ phù
hợp, tạo không khí như đang trò chuyện, trao đổi nội dung bài học với học
sinh.
10
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh,
động viên, khích lệ học sinh làm bài bằng chính khả năng và cảm thụ của
mình.
- Tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, tìm hiểu những vấn đề giáo viên đã
nêu.
- Lấy học sinh làm trung tâm; Kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và
phát triển nhận thức giúp học sinh có được các khả năng:
+ Biểu đạt và giao tiếp thông qua hình ảnh;
+ Khám phá và hiểu được văn hóa thông qua nghệ thuật thị giác;
+ Hình thành các kỹ năng sống trong lĩnh vực mĩ thuật;
+ Yêu thích cái đẹp và biết vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt, học tập hàng
ngày.
1.2 Phân môn thường thức mĩ thuật trong trường Tiểu học
Trong nhiều năm trở lại đây môn mĩ thuật trong trường tiểu học đã
được quan tâm nhiều hơn, tạo điều kiện cho các em học sinh có thể tham gia
môn học một cách nghiêm túc hơn. Đặc biệt đối với phân môn thường thức
mĩ thuật . Bản thân của môn học này ở trường tiểu học để các em có thể tiếp
thu được kiến thức là rất khó. Vì vậy ngoài việc tìm hiểu chương trình trong
sách vở, người giáo viên ngoài việc truyền thụ thêm kiến thức bên ngoài còn
phải kết hợp, vận dụng những phương pháp hữu ích vào phân môn này. Tùy
theo từng bài cụ thể mà vận dụng các phương pháp trò chơi thích hợp nhằm
tạo hứng thú hơn cho học sinh khi tham gia môn học này.
1.2.1 Mục đích,vai trò dạy học phân môn thường thức mĩ thuật
Trong mỗi một môn học đều có mục tiêu dạy và học riêng nhưng đều
hướng tới một mục tiêu chung đó là giáo dục cho các em có kiến thức mới,
hành trang mới, tiếp thu nhưng cái hay, cái đẹp trong kho tàng kiến thức của
11
Nhân loại. Vì vậy các môn học khác nói chung và môn mĩ thuật và phân
môn thường thức mĩ thuật nói riêng nó giáo dục cho các em nắm bắt, hiểu
biết được kiến thức về môn mĩ thuật và hiểu rõ hơn về Đức – Trí – Thể - Mĩ.
1.2.2 Đặc điểm dạy học phân môn thường thức mĩ thuật
Đối với học sinh tiểu học thì việc tiếp thu kiến thức đặc biệt là môn mĩ
thuật thì trí tưởng tượng của các em hết sức phong phú và đa dạng. Vì vậy,
ngoài việc áp dụng kiến thức trong chương trình giảng dạy thì người giáo
viên cần có những phương pháp dạy học sáng tạo để áp dụng tốt vào tiết
học, nhằm nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh.
1.2.3 Nội dung của phân môn thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
Căn cứ vào đặc trưng môn mĩ thuật và mục tiêu của môn học, phân môn
thường thức mĩ thuật nhằm phát triển khả năng tư duy sáng tạo và bồi dưỡng
óc thẩm mỹ cho học sinh, giúp học sinh hiểu khái quát về cách cảm thụ
tranh. Đồng thời qua phân môn này giáo dục học sinh thêm yêu thiên nhiên
cuộc sống và con người. Từ đó, các em có ý thức quan sát tinh tế về sự vật,
hiện tượng trong cuộc sống, là cơ sở để học tốt các môn học khác.
Trong chương trình mĩ thuật của phân môn thường thức mĩ thuật có nội
dung:
- Giới thiệu các tác phẩm hội hoạ.
- Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam.
- Xem tranh dân gian
- Xem tranh của các họa sĩ
Từ những bài đó yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung các tác phẩm qua bố
cục, hình vẽ và màu sắc. Học sinh biết sơ qua về một số chất liệu được sử
dụng trong tranh của các hoạ sĩ và một số chất liệu được sử dụng trong điêu
khắc cổ. Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp ở tranh vẽ của hoạ sĩ và ở điêu
khắc cổ Việt Nam. Ngoài ra học sinh yêu thích, quý trọng các tác phẩm nghệ
thuật của dân tộc.
12
Nói như vậy, nhưng những tiết dạy trên lớp ở phân môn này, ở phần giới
thiệu hoạ sĩ, chất liệu học sinh còn chưa được khắc sâu.
Xem tranh là để thưởng thức hết vẻ đẹp của một tác phẩm nhưng vì học
sinh phải xem bằng một phiên bản in trên sách giáo khoa vừa bé vừa khó
trung thành với tranh thật nên tác dụng của bài học này cũng bị hạn chế
nhiều. Ở các nước có điều kiện tốt thì học tổ chức cho học sinh xem tranh
ngay ở bảo tàng mĩ thuật, xem tranh phiên bản in tốt và có kích thước lớn
mới mong truyền đạt hết vẻ đẹp của một tác phẩm nghệ thuật.
Cái đẹp trong nghệ thuật chính là cái đẹp trong cuộc sống nhưng được
người nghệ sĩ cảm xúc và chắt lọc những điển hình tinh hoa và đưa vào
trong nghệ thuật dưới dạng hình tượng nghệ thuật. Người giáo viên phải có
đức tính kiên trì, tận tâm, nỗ lực sáng tạo hơn trong quá trình dạy học. Biết
vận dụng phối hợp các phương pháp sao cho linh hoạt, khéo léo để giờ học
luôn cuốn hút sự say mê học tập của học sinh.
1.2.4 Phương pháp dạy học phân môn thường thức mĩ thuật
Việc đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn thường thức mĩ
thuật là cần thiết và được làm liên tục nhằm tạo ra các giờ học bổ ích, lý thú
tạo hứng thú cho học sinh trong những giờ học này.
Một số phương pháp dạy học phân môn thường thưc mĩ thuật:
- Phương pháp quan sát: là thông qua việc ngắm nhìn, tìm hiểu đối
tượng để phân tích, so sánh. Giúp học sinh biết và cảm nhận vẻ đẹp
của đối tượng.
- Phương pháp trực quan: Dạy mĩ thuật chủ yếu bằng đồ dùng dạy học.
Dạy trên những gì học sinh nhìn thấy. Vì vậy, khi áp dụng phương
pháp này vào phân môn thường thức mĩ thuật thì giáo viên cần lựa
chọn đồ dùng trực quan sao cho phù hợp với nội dung bài học. Đặc
biệt là khi áp dụng trò chơi vào trong phân môn này.
13
- Phương pháp thuyết trình: Đối với môn mĩ thuật nói chung và phân
môn thường thức mĩ thuật nói riêng phương pháo thuyết trình không
thể thiếu trong tiết dạy. Phương pháp này quyết điịnh phần lớn đến sự
thành công của bài dạy. Người giáo viên có sự chuẩn bị tốt về giáo án,
đồ dùng trực quan, khả năng thuyết trình tốt thì khả năng thu hút học
sinh hứng thú hơn vào bài học sẽ rất cao.
- Phương pháp vận dụng trò chơi : Việc áp dụng phương pháp trò chơi
vào phân môn thương thức mĩ thuật là một điểm mới. Trò chơi giúp
học sinh có tinh thần học tập hứng thú hơn, sáng tạo và tiếp thu bài
học một cách tốt nhất. Đối với phương pháp này việc vận dụng các trò
chơi cần phù hợp với nội dung bài học, áp dụng thiết thực để giờ học
đạt được hiệu qua cao nhất.
- Ngoài những phương pháp trên còn áp dụng các phương pháp khác
cũng rất quan trọng như: Phương pháp gợi mở, phương pháp vấn đáp,
phương pháp đàm thoại... Một tiết dạy – học tốt cần có sự tương tác,
phối hợp của thầy và trò. Người thầy có vốn kiếm thức sâu rộng
nhưng cách truyền đạt đến học sinh không có sức thuyết phục thì tiết
dạy đó cũng trở nên nhàm trán. Ngược lại người học không chú ý tập
chung thì tiết dạy đó cũng không đạt hiệu quả. Vì vậy, để có tiết dạy
và học tốt cần có sự tương tác, gợi mở, áp dụng phương pháp phù
hợp, có sức thuyết phục để cho người học có hứng thú, tập chung và
say mê vào tiết học hơn.
Đối với phân môn thức mĩ thuật việc sử dụng đồ dùng dạy học và trò
chơi là một phần quan trọng của tiết dạy. Vì ngôn ngữ của mĩ thuật rất
phong phú và sinh động. Do đó việc phát huy tối đa việc sử dụng đồ dùng
dạy học và vận dụng trò chơi vào tiết học là một trong những phương pháp
dạy học đạt kết quả tốt nhất.
14
CHƯƠNG 2 :
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG HỌC TẬP
PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU
HỌC TỨ LIÊN – TÂY HỒ - HÀ NỘI.
2.1 Thực trạng dạy và học phân môn thường thức mĩ thuật tại trường
Tiểu học Tứ Liên
Là một giáo viên giảng dạy mĩ thuật trong trường Tiểu học, để có những
kiến thức truyền thụ cho các em thì bản thân cũng phải không ngừng tìm tòi,
học hỏi qua sách báo, đồng nghiệp, tài liệu chuyên môn về mĩ thuật để nâng
cao năng lực chuyên môn. Giáo viên phải không ngừng đổi mới phương
pháp, chọn những phương pháp dạy học thích hợp để giúp học sinh lĩnh hội
kiến thức một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, vấn đề học tập của học sinh cũng là yếu tố quan trọng tạo nên
kết quả dạy – học. Thực trạng học tập môn thường thức mĩ thuật ở học sinh
còn tồn tại không ít khó khăn cần giải quyết:
1/ Học sinh chưa nắm bắt được cách xây dựng hình tượng điển hình, bài
vẽ còn chung chung, mang nặng tính chất hình thức .
2/ Các mốc thời gian quan trọng chưa nắm được trong phân môn thường
thức mĩ thuật.
3/ Học sinh Tiểu học chưa có thói quen sưu tầm tài liệu phục vụ cho bài
vẽ hiệu quả hơn, và chưa có thói quen quan sát nhận xét sự vật hiện tượng
cho bài vẽ có chiều sâu và hiệu quả hơn.
4/ Kỹ năng sử dụng màu và cảm nhận màu của học sinh Tiểu học còn hạn
chế.
Từ những vấn đề cơ bản đó thì đối với phân môn thường thức mĩ thuật,
phương pháp giảng dạy phù hợp là phương pháp vận dụng trò chơi và
phương pháp liên hệ với thực tiển cuộc sống. Ngoài ra là sự kết hợp các
phương pháp dạy học như gợi mở, vấn đáp, luyện tập vv...
15
2.1.1 Giới thiệu và nét về trường Tiểu học Tứ Liên – Tây Hồ - Hà Nội
* Thuận lợi:
- Trường Tiểu học Tứ Liên có đội ngũ giáo viên trẻ, năng động.
- Lứa tuổi học sinh đồng đều, tiếp thu nhanh.
- Các thiết bị công nghệ thông tin đầy đủ.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ.
* Khó khăn:
- Nhà trường có vị trí phức tạp, nhỏ hẹp cho nên trường ít học sinh.
- Diện tích nhỏ hẹp, cơ sở vật chất còn thiếu thốn gây khó khăn cho việc đáp
ứng nhu cầu dạy học.
- Do lứa tuổi học sinh tiểu học nên còn rụt dè, chưa mạnh dạn.
2.1.2 Quan điểm nhận thức, vai trò của phân môn thường thức mĩ thuật
nói riêng và môn mĩ thuật nói chung trong nhà trường.
* Quan điểm của ban giám hiệu:
Trường Tiểu học Tứ Liên tuy nhỏ về diện tích, cơ sở vật chất vẫn còn
thiếu thốn nhưng Ban giám hiệu nhà trường vẫn tạo mọi điều kiện có thể để
giúp cho người giáo viên có được điều kiện dạy học tốt. Tuy nhiên đối với
môn mĩ thuật thì vẫn còn nhiều mặt hạn chế.
* Cán bộ giáo viên:
Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau
trong quá trình dạy và học.
* Quan điểm của phụ huynh học sinh
Đa số phụ huynh học sinh không quan tâm đến môn mĩ thuật, năng khiếu
của học sinh mà chỉ chú trọng vào các môn tự nhiên – xã hội. Nhưng dần
dần do sự phổ biến của nhà trường, giáo viên tác động tích cực tới phụ
huynh và tích cực khuyến khích đưa học sinh tham gia vào nhiều cuộc thi,
16
hoạt động của phòng giáo dục, nhà trường về bộ môn này,...Từ đó, nhận
thức của phụ huynh cũng có sự thay đổi đáng kể đối với môn học này.
* Đối với học sinh
Để nắm được mức độ hứng thú của học sinh đối với môn mĩ thuật và
phân môn thường thức mĩ thuật, tôi đã làm một cuộc khảo sát bằng phương
pháp điều tra thăm dò ý kiến học sinh. Tổng số phiếu là 50, dưới hình thức
trắc nghiệm như sau:
Khảo sát quá trình học tập môn mĩ thuật và phân môn thường thức
mĩ thuật ở học sinh khối 4,5
Câu 1: Em có thích học môn mĩ thuật hay không?
a. Có
b. Không
Câu 2: Trong môn mĩ thuật em có thích học phân môn thường thức mĩ
thuật hay không?
a. Có
b. Không
Câu 3: Em có thích các trò chơi được áp dụng vào phân môn thường
thức mĩ thuật không?
a. Có
b. Không
Số phiếu thu được là 50 và kết quả như sau:
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
KẾT QUẢ
72 %
38 %
91 %
28 %
62 %
9%
Qua khảo sát một số học sinh khối 4,5 tổng là 50 em, kết quả thu được
cho thấy nhận thức được tầm quan trọng, mức độ hứng thú của học sinh là
17
chưa cao. Vì vậy ta phải tìm hiểu nguyên nhân là do đâu? Qua khảo sát
nghiệp vụ sự phạm, trao đổi với học sinh trong quá trình dự và giảng dạy tôi
đã tìm ra nguyên nhân. Hầu hết các em đều yêu thích môn học này nhưng có
một em tự ty về khả năng của mình và do ban giám hiệu nhà trường, phụ
huynh học sinh chưa thực sự coi trong môn học này, coi môn học này như là
môn giải trí, một môn học phụ.
2.1.3 Dạy và học phân môn thường thức mĩ thuật
* việc dạy: Trong môn mĩ thuật nói chung và phân môn thường thức mĩ
thuật nói riêng đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng sáng tạo trong việc
dạy. Phân môn thường thức mĩ thuật là một phân môn khó đối với học sinh
tiểu học, để giúp cho các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng nhất đòi
hỏi người giáo viên phải không ngừng sáng tạo trong quá trình dạy. Do đó,
việc vận dụng phương pháp trò chơi vào phân môn này chắc chắn sẽ giúp
cho học sinh nắm được kiến thức bài giảng một cách hiệu quả nhất.
* Việc học: Qua quá trình điều tra làm phiếu thăm dò học sinh, có thể thấy
đa số học sinh không muốn học phân môn thường thức mĩ thuật. Do lứa tuổi
các em còn nhỏ nên việc tiếp thu những kiến thức này có đôi phần không tạo
được hứng thú đối với các em, khiến cho giờ học trở nên nhàm chán. Học
mà chơi - chơi mà học, việc học mà không những giúp các em vừa được
chơi và tiếp thu kiến thức là vô cùng hiệu quả. Do đó việc vận dụng các trò
chơi phù hợp vào từng bài học giúp các em tiếp thu tốt kiến thức mà vẫn
thoải mái là điều cần thiết.
2.2 Vận dụng trò chơi trong học tập phân môn thường thức mĩ thuật
2.2.1 Khái niệm, phương pháp trò chơi
Phương pháp làm việc theo hình thức tổ chức trò chơi là tạo điều kiện
cho mọi học sinh đều được tham gia vào quá trình học tập một cách tự giác
bằng khả năng của chính mình. Phương pháp học tập này sẽ được thông qua
hoặc diễn ra theo nội dung của trò chơi trong học tập nhằm xây dựng cho
18
học sinh tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng với công việc chung của tập thể.
Đồng thời hình thành cho học sinh phương pháp làm việc khoa học và có kế
hoạch.
Đối với bộ môn mĩ thuật, phương pháp dạy học tổ chức trò chơi giúp ích
rất nhiều và thường được thực hiện và vận dụng trong bài học tìm hiểu tác
phẩm nghệ thuật, trong các trò chơi ghép hình, vẽ tranh nhanh, vẽ màu…
Học sinh sẽ có điều kiện để bộc lộ ý kiến riêng của mình, tăng khả năng hợp
tác và năng lực làm việc cá nhân.
Phương pháp dạy học theo hình thức tổ chức trò chơi còn là mới so với đa
số giáo viên và học sinh. Nhưng việc hình thành và hướng dẫn cho các em
học sinh được học tập phương pháp dạy học tích cực này sẽ giúp các em chủ
động tìm kiến thức, chia sẻ những ý tưởng, mở rộng hiểu biết, rèn luyện
năng lực giao tiếp trình bày cho các em. Trong phương pháp dạy học theo
hình thức tổ chức trò chơi, học sinh sẽ dễ dàng trao đổi vơi nhau những hiểu
biết kiến thức của mình, các em sẽ dễ dàng trở nên thân thiện hơn, biết đoàn
kết với nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. Hơn nữa, với
sự dẫn dắt, hướng dẫn của giáo viên, sự điều hành của người nhóm trưởng,
các thành viên trong nhóm sẽ cùng nhau thống nhất ý kiến xây dựng tinh
thần đồng đội đoàn kết hơn. Đó chính là những đặc điểm trong phương pháp
dạy học tổ chức trò chơi và để tổ chức cho học sinh học tập theo hình thức
này không chỉ phát huy tính tích cực, tự giác, khả năng chủ động, sáng tạo
trong hoạt động nhận thức, tạo điều kiện để mọi người cùng tham gia, chia
sẻ kinh nghiệm mà qua cách học này nhiều kỹ năng xã hội cũng được hình
thành và phát triển như : Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ
năng nói, diễn đạt, tập hợp và ghi chép tài liệu…
2.2.2 Tiến trình, cơ sở khoa học thiết kế trò chơi
19
Cùng với học tập, giao lưu với bạn bè, vui chơi cũng là một nhu cầu của
thanh thiếu niên học sinh. Lý luận và thực tiễn đã chứng tỏ rằng : Nếu biết tổ
chức cho học sinh vui chơi một cách hợp lý, lành mạnh thì đều mang lại hiệu
quả giáo dục. Qua trò chơi, lớp trẻ không những được phát triển về mặt trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ mà còn được hình thành nhiều phẩm chất và hành vi
tích cực. Chính vì vậy, trò chơi được sử dụng như là một phương pháp dạy
học quan trọng với những vai trò quan trọng như :
- Giúp học sinh phát triển tâm lý, xây dựng thái độ đạo đức, có ý thức trách
nhiệm hơn và biết tôn trọng kỷ luật.
- Giúp trẻ nhận thức nhanh và khắc sâu hơn, tạo tâm lý học tập thoải mái.
Điều này sẽ kích thích cho các em bộc lộ năng lực, sở trường, ý thích một
cách tự nhiên và vận dụng những kỹ năng đó vào học tập.
- Qua trò chơi học sinh sẽ rèn luyện được khả năng quyết định lựa chọn
cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống.
- Qua trò chơi học sinh có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi.
Chính sự thể nghiệm này sẽ hình thành được ở các em niềm tin vào những
thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử
trong cuộc sống.
- Qua trò chơi học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện
kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi.
- Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh
động, không khô khan, nhàm chán. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình
luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời
giải trừ được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập.
- Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với
học sinh, giữa giáo viên với học sinh.
Tuy nhiên, không có một phương pháp nào là vạn năng và phương pháp
tổ chức trò chơi cũng vậy. Vậy nên việc lựa chọn và sử dụng các phương
20
pháp dạy học cần sự kết hợp khéo léo, có chọn lọc để có thể thực hiện tốt
hơn các mục tiêu trong giáo dục.
Vì vậy, cơ sở khoa học để tổ chức trò chơi trong học tập phân môn
thường thức mĩ thuật cần nắm rõ được các yếu tố sau :
- Nắm rõ được nội dung chương trình.
- Biết được đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh.
- Hiểu được thực trạng việc dạy và học trong phân môn thường thức mĩ
thuật.
2.3 Thiết kế một số trò chơi
2.3.1 Trò chơi ghép tranh
- Cách chơi : có một bức tranh (theo nội dung bài học) được chia thành
nhiều phần. Học sinh sẽ được chia theo tổ, mỗi tổ là một đội. Mỗi tổ sẽ ghép
một bức tranh, đội nào ghép được đúng và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.
- Mục đích: + Củng cố thêm nội dung bài học giúp học sinh nhớ bài dễ dàng
hơn.
- Tác dụng : + Giúp học sinh vận dung tốt khả năng khéo léo, nhanh nhẹn,
vào bài học.
+ Tạo hứng thú cho học sinh khi học phân môn thường thức mĩ
thuật.
2.3.2 Trò chơi “Xem tranh đoán tên họa sĩ”
- Cách chơi: Trò chơi này áp dụng cho các bài tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
Sau khi cho học sinh tìm hiểu về bài học, giáo viên củng cố lại kiến thức
bằng cách áp dụng trò chơi này. Học sinh sẽ được chia theo tổ, mỗi tổ là một
đội, đội nào trả lời được đúng và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng. Giáo
viên cho học sinh xem các bức tranh của một số họa sĩ tiêu biểu.
- Mục đích : Giúp cho học sinh nắm được kiến thức bài học.
- Tác dụng : Tạo hứng thú cho học sinh khi tham gia môn học.
21
2.3.3 Trò chơi “Vượt chướng ngại vật”
- Cách chơi : Giáo viên có các ô chữ hàng dọc, hàng ngang. Mỗi một hàng
ngang tương ứng với một câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng thì một hàng chữ sẽ
được mở ra. Đội nào trả lời nhanh, nhiều câu hỏi nhất, đúng từ khóa sẽ giành
chiến thắng.
1
2
3
4
5
...
- Mục đích : Nắm được kiến thức bài học
- Tác dụng : Rèn luyện khả năng nhanh trí, phản ứng nhanh.
2.4 Thực nghệm:
2.4.1 Mục đích thực nghiệm:
Phát triển một số trò chơi nhằm giúp cho học sinh hứng thú hơn trong quá
trình học tập phân môn thường thức mĩ thuật.
2.4.2 Phương pháp thực nghiệm
- Thời điểm dạy: Theo chương trình dạy học môn mĩ thuật
- Đối tượng dạy: Học sinh tiểu học các khối 4,5.
22
2.4.3 Tổ chức thực nghiệm
* Vận dụng trò chơi xem tranh đoán tên họa sĩ vào bài THƯỜNG
THỨC MĨ THUẬT “Xem tranh của họa sĩ”- Mĩ thuật lớp 4
Môn: Mỹ thuật.
Tên bài dạy: Thường thức mĩ thuật
XEM TRANH CỦA HOẠ SĨ
I/ MỤC TIÊU:
- Hiểu nội dung của các bức tranh qua hình vẽ, bố cục, màu sắc.
- HS làm quen với chất liệu và kĩ thuật làm tranh.
- Thêm yêu thích vẻ đẹp của các bức tranh.
- HS khá, giỏi: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh, ảnh trong SGK loại lớn.
- HS: Vở tập vẽ, SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Hoạt động 1: Xem tranh:
- Cho HS quan sát các tranh đã chuẩn bị, kết
hợp đặt câu hỏi:
+ Tranh vẽ đề tài nào?
+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính trong
tranh?
+ Hình ảnh phụ là gì?
+ Màu sắc trong tranh như thế nào?
+ Em có biết chất liệu để vẽ bức tranh này
không?
23
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Trưng bày dụng cụ học
tập.
- Quan sát, trả lời câu hỏi,
nhận xét bổ sung.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
+ Em thớch nht hỡnh nh no trờn tranh?
- B sung v túm tt ni dung tranh.
* V nông thôn sản xuất : Tranh sn du
hoạ sĩ Ngô Minh Cầu.
-GV chia nhóm:
- Yêu cầu HS quan sát tranh ở trang 28 SGK.
- Bc tranh v v ti gỡ? ( Vẽ tài sản
xuất ở nông thôn...)
- Trong tranh có những hình ảnh nào ?
( Tranh vẽ hai v chồng ngời nông dân đang
ra đồng .Ngời chồng vai vác bừa tay giong
bò, ngời v vai vác cuốc .Phía sau là nhà
tranh ,nhà ngói và có cả con bê đang chạy
theo sau..)
- Hình ảnh nào là hình ảnh chính? ( Hình
ảnh hai v chồng ngời nông dân đang giong
bò ra đồng .)
- Bức tranh c vẽ bằng những màu nào?
( Màu hồng , nâu ,vàng ,cam ,đen...)
* GV giới thiu v cht liu tranh:
- Tranh la là tranh c vẽ trên nn la, (la
làm từ tơ tằm, si nhỏ, b mt mm, mịn,
mỏng) . Tranh la c vẽ bằng màu nớc, kĩ
thuật vẽ kết hp với co ra tranh bằng nớc
sạch nên lớp màu bám vào mnh la rất
mỏng và trong.
+ GVKL: - V nông thôn sản xuất là bức
tranh đp có bố cc cht chẽ, hình ảnh rõ
ràng ,sinh động, màu sắc hài hoà, th hin
cảnh lao động trong cuộc sống hàng ngày ở
nông thôn sau chiến tranh.
* Gội đầu :Tranh khắc gỗ màu ca hoạ sĩ
Trần Văn Cẩn 1910-1994.
-GV chia nhóm:
-Tên ca bức tranh là gì? Do hoạ sĩ nào vẽ? (
Gội đầu ca hoạ sĩ Trần Văn Cẩn)
-Tranh vẽ v tài nào? ( Đ tài sinh hoạt)
- Hình ảnh nào là hình ảnh chính trong
tranh? ( Hình ảnh cô gái )
- Màu sắc trong tranh c th hin nh thế
nào ? ( Màu sắc trong tranh nh nhàng .Màu
24
- HS tr li.
- Quan sỏt, theo dừi.
HS quan sỏt tranh tr li:
- Quan sỏt, theo dừi.
- Quan sỏt, theo dừi.
- HS quan sỏt.
hồng ca thân cô gái và hoa .Màu xanh ca
nn và màu đen ca tóc..)
- Chất liu ca bức tranh này là gì ?
( Tranh khắc gỗ màu : tranh in từ các bản
khắc gỗ .Tranh khắc gỗ có th in c nhiu
bản.)
- GVb xung ý kiến cho HS.
GVkết luận:
- Bức tranh gội đầu là một trong nhng
bc tranh p ca hoạ sĩ Trần Văn Cốn với
đóng góp to lớn cho nn mĩ thuật Vit Nam
ó c nhà nớc tng giải thởng Hồ Chí
Minh v văn học ngh thuật đt 1-1996
c/ Hot ng 2: Trũ chi:
Trũ chi Xem tranh oỏn tờn ha s
- Cỏch chi: Trũ chi ny ỏp dng cho cỏc
bi tỡm hiu v tỏc gi, tỏc phm. Sau khi
cho hc sinh tỡm hiu v bi hc, giỏo viờn
cng c li kin thc bng cỏch ỏp dng trũ
chi ny. Hc sinh s c chia theo t, mi
t l mt i, i no tr li c ỳng v
nhanh nht s ginh chin thng. Giỏo viờn
cho hc sinh xem cỏc bc tranh ca mt s
ha s tiờu biu.
1. bc tranh chi ụ n quan do ha s no
sỏng tỏc?
2. Bc tranh v nụng thụn sn sut do ha
s no sỏng tỏc?
3. Bc tranh Gi u ca ha s no?
4. bc tranh gi u sỏng tỏc nm bao
nhiờu?
5. Bc tranh v nụng thụn sn sut c
25
- Quan sỏt, theo dừi.
- Lng nghe rỳt kinh
nghim.