Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

DTM GIỚI THIỆU VỀ NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH HÒA BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.28 KB, 14 trang )

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

LỚP K20M

ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG
KHOA CÔNG NGHỆ & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Môn học

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG
BTKN
CHỦ ĐỀ : GIỚI THIỆU VỀ NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN
SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH HÒA BÌNH

LỚP K20M
Sinh viên

Mã số sinh viên

1

Đinh Duy Mẫn

M144067

2

Bùi Ngọc Sơn

M146210



3

Trần Thị Hương Linh

M144321

4

Dương Văn Đình Lai

M145624

5

Kiều Đại Dũ

M145513

6

Huỳnh Văn Tân

M145892

Nộp bài: 15g30 ngày 01/03/2017
TP. HỒ CHÍ MINH 01 tháng 03/2017
1



ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

LỚP K20M

CHƯƠNG 1:
NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN
1.KHÁI NIỆM :
Năng lượng hạt nhân hay năng lượng nguyên tử là một loại công nghệ hạt
nhân được thiết kế để tách năng lượng hữu ích từ hạt nhân nguyên tử thông qua
các lò phản ứng hạt nhân có kiểm soát. Phương pháp duy nhất được sử dụng
hiện nay là phân hạch hạt nhân, mặc dù các phương pháp khác có thể bao
gồm tổng hợp hạt nhân và phân rã phóng xạ. Tất cả các lò phản ứng với nhiều
kích thước và mục đích sử dụng khác nhau đều dùng nước được nung nóng để
tạo ra hơi nước và sau đó được chuyển thành cơ năng để phát điện hoặc tạo lực
đẩy. Năm 2007, 14% lượng điện trên thế giới được sản xuất từ năng lượng hạt
nhân. Có hơn 150 tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân và một vài tên lửa đồng
vị phóng xạ đã được sản xuất.

Lò phản ứng hạt nhân.
2. QÚA

TRÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN TRÊN
THẾ GIỚI:

Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới
Điện lần đầu tiên được sản xuất bằng năng lượng hạt nhân vào ngày
20/12/1951 tại lò thử nghiệm EBR-1 của Mỹ và thắp sáng được bốn bóng đèn
nhưng các nhà máy điện hạt nhân thương mại đầu tiên trên thế giới bắt đầu
hoạt động vào thập niên 1950.
Ngày 26/6/1954, tổ máy điện hạt nhân đầu đầu tiên với công suất 5MW(e)

được đưa vào vận hành tại tại Obninsk thuộc Liên Xô cũ. Nhà máy điện hạt
2


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

LỚP K20M

nhân đầu tiên trên thế giới ở Obninsk không chỉ là xí nghiệp sản xuất điện mà
còn có một mục đích khác là đào tạo các chuyên gia điều khiển lò phản ứng hạt
nhân trên tàu ngầm. Tuy nhiên, sau khi nguy cơ chiến tranh hạt nhân đã giảm
đi, nhiệm vụ của nhà máy điện hạt nhân Obninsk đã thay đổi. Cơ sở này từ đó
đã trở thành phòng thí nghiệm khoa học có đóng góp vô giá vào sự phát triển
nền khoa học Nga.
Nhà máy điện hạt nhân Obninsk đã phục vụ cho nền khoa học và ngành năng
lượng trong thời gian 48 năm. Ngày 29/4/2002, lò phản ứng ngừng hoạt động.
Nhà máy biến thành Viện bảo tàng của ngành công nghiệp hạt nhân Nga.
Sơ lược về quá trình phát triển điện hạt nhân trên thế giới
Sau nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Obnisk, Liên Xô cũ, trên thế giới đã
xuất hiện các lò phản ứng hiện đại hơn và các sáng chế được sử dụng tại nhà
máy điện hạt nhân đầu tiên đã mang lại những kinh nghiệm bổ ích trong lĩnh
vực phát triển ngành năng lượng hạt nhân. Có thể sơ lược quá trình phát triển
điện hạt nhân trên thế giới qua những giai đoạn như sau:
- Giai đoạn những năm 1950-1960: Đây là giai đoạn khởi đầu, khi công nghệ
gần như chưa được thương mại hóa. Sau tổ máy điện hạt nhân đầu đầu tiên tại
Obninsk thuộc Liên Xô cũ, năm 1956, Nhà máy điện nguyên tử Calder Hall
thuộc Vương quốc Anh có quy mô công nghiệp đầu tiên trên thế giới được vận
hành. Tại Mỹ, dựa trên kinh nghiệm thành công xây dựng lò phản ứng PWR
cho tàu ngầm nguyên tử, Công ty Mỹ Westinghouse cũng đã xây dựng nhà
máy điện hạt nhân đầu tiên dùng lò PWR tại Shippingport bang Pensylvania

với công suất 60MW, bắt đầu hoạt động vào năm 1957. Nhìn chung, trong giai
đoạn này, phát triển điện hạt nhân chủ yếu nhằm mục tiêu phát triển khoa học,
công nghệ và xây dựng tiềm lực hạt nhân bảo đảm an ninh quốc gia.
- Giai đoạn 1970-1980: Giai đoạn công nghệ điện hạt nhân đã được thương
mại hóa cao. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới xảy ra vào thời gian này
đã làm cho nhiều quốc gia đẩy nhanh tốc độ phát triển điện hạt nhân, nâng tỷ
trọng điện hạt nhân trong sản lượng điện toàn cầu tăng gần hai lần, từ 9% lên
17%. Đây là giai đoạn hoàng kim của điện hạt nhân. Lò Unterweser 1.350 MW
ở Đức bắt đầu sản xuất điện từ năm 1978 và đến nay tổng sản lượng điện là
221,7 tỷ KWh, nhiều hơn so với bất kỳ lò nào khác.
- Giai đoạn cuối thập niên 1980 và những năm 1990: Sau sự cố Chernobyl
(1986), sự phản đối của công chúng, các yếu tố chính trị và sự đòi hỏi tăng
cường các yêu cầu về an toàn đã làm cho tốc độ xây dựng điện hạt nhân giảm
mạnh.
- Giai đoạn từ đầu thế kỷ XXI tới nay: Xu hướng phát triển điện hạt nhân có
những thay đổi tích cực khi an ninh năng lượng có ý nghĩa quyết định và công
nghệ điện hạt nhân ngày càng được nâng cao. Mỹ có kế hoạch đến năm 2020 sẽ
tăng thêm 10.000 MW điện hạt nhân. Vương quốc Anh quay trở lại phát triển
điện hạt nhân. Trung Quốc dự kiến phát triển điện hạt nhân đến năm 2020 đạt
70 GW.
3


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

LỚP K20M

Trải qua 60 năm phát triển nhiều thăng trầm, điện hạt nhân đã trở thành bộ
phận cấu thành quan trọng của ngành công nghiệp điện lực ở nhiều quốc gia.
Điện hạt nhân đã góp phần giải quyết nhu cầu năng lượng đối với phát triển

kinh tế - xã hội, đảm bảo anh ninh năng lượng, thực hiện đa dạng hóa nguồn
năng lượng và bảo vệ môi trường.
Hiện nay có trên 430 lò phản ứng năng lượng hạt nhân thương mại đang hoạt
động ở 31 nước, với công suất trên 370.000 MW. Khoảng 70 lò phản ứng đang
được xây dựng. Dự kiến điện hạt nhân toàn cầu đến giữa thế kỷ XXI đạt công
suất 1.000.000 MW, giữ vững tỷ trọng 19% tổng sản lượng điện chung của
toàn thế giới. Trong đó, tỷ trọng điện hạt nhân của nhiều nước đạt ở mức rất
cao như: Mỹ: 50%; Pháp: 85%; Nhật Bản: 60%; Hàn Quốc: 70%; Trung Quốc:
30%; Indonesia: 40% và Thái Lan, Philippines, Malaysia, Việt Nam: 20%.

4


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

LỚP K20M

CHƯƠNG 2:
NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN SỬ DỤNG
CHO MỤC ĐÍCH HOÀ BÌNH:
1. ỨNG DỤNG TRONG Y TẾ.
Các nguồn bức xạ Co-60 hoạt độ cao dùng trong xạ trị được sử dụng tại
một số bệnh viện trong nước từ những năm 1960. Năm 1971, Khoa Y học hạt
nhân được hình thành với một số thiết bị đo và chuẩn đoán bệnh đơn giản. Từ
tháng 3/1984, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được đưa vào hoạt động, cho phép
sản xuất các chất đồng vị và dược chất phóng xạ thì số lượng các Khoa Y học
hạt nhân tăng nhanh và đến nay, trong cả nước trên 30 khoa được hình thành,
nhiều thiết bị hiện đại được trang bị như máy hiện hình Gamma Camera, máy
chụp cắt lát CT.
Trung bình hàng tháng khoảng 100 bệnh nhân đối với các khoa có quy mô

nhỏ và gần 1.000 bệnh nhân với các khoa có quy mô lớn được chẩn đoán và
điều trị bệnh.
Các loại đồng vị chính được sản xuất tại Lò phản ứng hạt nhân là tấm áp P32 để điều trị các bệnh ngoài da; dung dịch I-131 dưới dạng tiêm hoặc uống để
chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến giáp; Tc-99m và các dược chất dưới dạng kit
in-vivo đánh dấu với Tc-99m để hiện hình tìm các khối u bất thường trong não,
chẩn đoán chức năng và bệnh lý các cơ quan nội tạng của cơ thể như thận, gan,
phổi, hệ tiêu hóa.
Các kit in-vitro miễn dịch học phóng xạ T3, T4 cũng được sản xuất và sử
dụng tại một số bệnh viện. Hàng năm, khoảng 150Ci chất phóng xạ các loại
được sản xuất tại Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, cung cấp cho ngành Y tế.

5


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

LỚP K20M

Ứng dụng năng lượng hạt nhân trong y tế.
2. ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP
Sử dụng các nguồn phóng xạ và các thiết bị hạt nhân để xây dựng các hệ
đo và tự động hóa trong các dây chuyền sản xuất của các nhà máy như đo mức
của các bể đựng phối liệu của các nhà máy xi măng và nhà máy giấy; xác định
mức trong các hộp bia và nước giải khát; xác định độ ẩm và mật độ giấy trong
các nhà máy giấy; các hệ đo phóng xạ trong các giếng khoan của công nghiệp
dầu khí...
Ưu điểm của phương pháp hạt nhân là không làm ảnh hưởng đến quá trình
làm việc của các hệ công nghệ, cho phép đo trong điều kiện nhiệt độ, áp suất
cao và với các dung dịch hóa chất độc hại.
Kỹ thuật đồng vị xạ đánh dấu cũng được sử dụng phổ biến, chẳng hạn,

việc tối ưu hóa quy trình và thời gian pha trộn phế liệu trong các dây chuyền
của các nhà máy.
Trong lĩnh vực khai thác dầu khí, kỹ thuật đánh dấu phóng xạ được sử
dụng để xác định mặt cắt nước bơm ép trong các giếng bơm ép, hiện tượng
ngập lụt trong các giếng khai thác của mỏ dầu Bạch Hổ.
Kỹ thuật kiểm tra không phá hủy mẫu cũng là một trong các hướng đặc
thù, chẳng hạn sử dụng phương pháp bức xạ truyền qua để chụp kiểm tra chất
lượng mối hàn các đường ống kim loại, kiểm tra đánh giá tình trạng bên trong
của các tháp công nghiệp với đường kính đến 4m và chiều cao đến 30m, kiểm
tra chất lượng các cọc nhồi của các công trình xây dựng; sử dụng phương pháp
bức xạ tán xạ ngược để xác định chất lượng của các công trình đường giao
thông...

6


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

LỚP K20M

Ứng dụng năng lượng hạt nhân trong công nghiệp: Điện hạt nhân

3. ỨNG DỤNG KỸ THUẬT HẠT NHÂN TRONG NÔNG NGHIỆP.
Nếu ứng dụng tốt kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp sẽ có ý nghĩa lớn trong
đảm bảo an ninh lương thực cho một quốc gia. Nhiều nhà khoa học cho rằng,
Nhà nước cần quan tâm hơn để có những chính sách khuyến khích việc triển
khai các kỹ thuật này hơn nữa.
Nhiều ứng dụng từ chiếu xạ
"Nhiều nước trên thế giới hiện nay yêu cầu nông sản nếu muốn vào thị trường
họ, bắt buộc phải chiếu xạ. Ví dụ, nếu không chiếu xạ, thanh long Việt Nam

không thể xuất khẩu sang thị trường Mỹ", Viện trưởng Viện Di truyền Nông
nghiệp Việt Nam - Lê Huy Hàm cho biết.
Không chỉ riêng với hoa quả, phương pháp này còn rất tốt đối với các mặt hàng
hải sản. Chiếu xạ để tiệt trùng, tiêu diệt các mầm bệnh, nấm mốc, vi khuẩn…,
tăng thời gian bảo quản nông sản. Ứng dụng thứ hai của kỹ thuật hạt nhân là
chiếu xạ để tiệt sản côn trùng, các loài sâu gây bệnh cho cây trồng.
Trên thế giới, nhiều nước đã xây nhà máy sản xuất côn trùng tiệt sản. Côn
trùng đã tiệt sản do nhà máy sản xuất ra được tung vào các vùng sản xuất rau,
quả, giao phối với côn trùng trên đồng ruộng, kết quả là làm tiệt giống gây hại
mà không phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật. Phương pháp này thân thiện
với môi trường, hiệu quả cao.
Một số ứng dụng khác quan trọng của kỹ thuật này là ứng dụng đồng vị phóng
xạ đánh dấu các phần tử trong phân bón, từ đó đánh giá được hiệu quả sử dụng
phân bón, giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế. Hay có thể sử dụng
đồng vị phóng xạ để xác định lượng và phương thức xói mòn của đất. Với cách
7


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

LỚP K20M

này, có thể xác định được đất sườn đồi bị rửa trôi đi đâu, bao nhiêu, từ đó đề
xuất các phương pháp phòng chống xói mòn.

Hình ảnh minh họa.
4. KỸ THUẬT HẠT NHÂN TRONG NGHIÊN CỨU VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường sử dụng các kỹ thuật phân tích hạt nhân và
liên quan cho phép theo dõi biến động của phóng xạ và tình trạng ô nhiễm môi

trường không khí, đất, nước và biển trên một số địa bàn trong nước.
Hiện nay cả nước ta đã có 3 trạm quan trắc môi trường phóng xạ thuộc
mạng lưới của 18 trạm quan trắc môi trường quốc gia cho phép theo dõi thường
xuyên tình trạng phóng xạ môi trường của một số địa dư điển hình trong nước.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu khảo sát nồng độ các nhân phóng xạ nhân tạo
Cs-137 sinh ra do các vụ thử vũ khí và sự cố hạt nhân trên thế giới ảnh hưởng
đến Việt Nam cũng được thực hiện trong thời gian qua.

8


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

LỚP K20M

5. ỨNG DỤNG KỸ THUẬT HẠT NHÂN TRONG KHỬ TRÙNG, BẢO
QUẢN VÀ BIẾN TÍNH VẬT LIỆU
Công nghệ khử trùng dụng cụ y tế (DCYT) và thanh trùng thực phẩm (TP)
bằng bức xạ iôn hóa là một công nghệ tiên tiến hiện đang được ứng dụng phổ
biến trên thế giới. Công nghệ này đã được Ngành Hạt nhân nước ta nghiên cứu
từ năm 1981, được ứng dụng triển khai từ năm 1991 và đã đạt đến ứng dụng
quy mô công nghiệp từ năm 1999 tại Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai
Công nghệ Bức xạ (VINAGAMMA).
Hiện nay ở Việt Nam, 06 máy chiếu xạ thuộc 5 đơn vị (02 nhà nước, 03 tư
nhân) đang hoạt động với mục đích khử trùng DCYT và chiếu xạ TP. Trong
năm 2011 sẽ có thêm 02 thiết bị chiếu xạ được đưa vào hoạt động (01 máy gia
tốc chùm tia điện tử, 01 máy chiếu xạ nguồn Cobalt-60). Bài viết này đề cập
đến một số kiến thức cơ bản về chiếu xạ khử trùng DCYT và chiếu xạ TP nhằm
phổ biến đến người đọc các thông tin khoa học bổ ích và mong muốn khích lệ
ứng dụng một công nghệ tiên tiến vào nền kinh tế quốc dân.

Sự phát triển của việc ứng dụng bức xạ iôn hóa trong lĩnh vực khử trùng DCYT
và chiếu xạ TP Ý tưởng dùng bức xạ iôn hóa để diệt vi sinh gây bệnh đã nẩy
sinh ngay sau khi Henri Becquerel phát hiện ra phóng xạ và Wihelm Conrad
Roentgen phát minh ra tia X vào năm 1895. Cũng từ đó hàng loạt các nghiên
cứu về tác dụng diệt vi sinh của tia X và tia phóng xạ đã được tiến hành. Năm
1905 hai sáng chế đã đăng ký ở Mỹ và Anh về diệt vi sinh bằng tia X. Tuy
nhiên, do vào thời gian đó nguồn phóng xạ duy nhất chỉ là Radium nên các ứng
dụng thực tế vẫn chưa thể thực hiện được.
Những nghiên cứu về lĩnh vực này chỉ được áp dụng và trở nên thương mại khi
công nghệ chế tạo máy gia tốc đã được phát triển và khi người ta đã sản xuất
được chất phóng xạ hoạt độ cao từ các lò phản ứng hạt nhân. Năm 1955 công
ty Johnson&Johnson, lần đầu tiên trên thế giới, đã đưa vào sử dụng máy gia tốc
chùm tia điện tử dùng cho chiếu xạ khử trùng chỉ phẫu thuật quy mô thương
9


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

LỚP K20M

mại và đến năm 1960 máy chiếu xạ nguồn Cobalt-60 với công suất xử lý
15.000 tấn khoai tây trong một năm được đưa vào hoạt động ở Canada.
6. PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN PHỤC VỤ CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
Chính sách phát triển năng lượng bền vững mà nội dung cơ bản là đa dạng
hóa các nguồn năng lượng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Ngành Hạt
nhân đã tham gia nghiên cứu xây dựng nhà máy điện nguyên tử trong quy
hoạch dài hạn.
Trên cơ sở phân tích một cách khoa học và đã khẳng định rằng
Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để thực thi chương trình điện hạt nhân

trong những năm đầu của thế kỷ 21...
Sau gần 25 năm hình thành và phát triển, ngành Hạt nhân nước ta đang
phấn đấu để bước sang một giai đoạn mới. Với khả năng và tiềm lực hiện có,
với nhu cầu của đất nước đối với khoa học kỹ thuật hạt nhân ngày càng cao;
trong tương lai ngành Hạt nhân nước ta sẽ có đóng góp ngày càng hữu hiệu và
thiết thực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chính kiến của nhóm về sử dụng năng lượng hạt nhân:
Theo quan điểm nhóm, qua những ứng dụng cơ bản trên, bên cạnh đó khi
những nguồn năng lượng hoá thạch như than đá ,dầu mỏ… đang ngày càng cạn
kiệt, chúng ta phải đứng trước thách thức tìm ra những nguồn năng lượng mới
để thay thế và nhóm nhận thấy năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng mới
để thay thể và nhóm nhận thấy năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng sang
giá góp ích nhiều cho việc cản thiện đời sống, cơ sở vật chật.

CHƯƠNG 3:
TẠI SAO CẦN SỬ DỤNG NĂNG
LƯỢNG HẠT NHÂN
Trong những lợi ích cơ bản từ việc sử dụng năng lượng hạt nhân, có nhiều lý
do để chọn năng lượng hạt nhân làm nguồn năng lượng để phát triển trong
tương lai:
1. Năng lượng hạt nhân là một giải pháp kinh tế, an toàn và là nguồn năng
lượng sạch đảm bảo sự phát triển bền vững trong việc thỏa mãn nhu cầu điện
năng đang tăng mạnh trên toàn cầu.

10


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

LỚP K20M


- Vào năm 2005, tiêu thụ năng lượng của thế giới sẽ gấp đôi và nhu cầu điện
năng sẽ gấp ba. Mức tiêu thụ ghê gớm đó, mà phần lớn ở các nước đang phát
triển, không thể thỏa mãn được nhờ “năng lượng mới” như gió, mặt trời cho dù
các nguồn này có thể đóng vai trò quan trọng ở một số vùng nào đó.
- Rất hiện thực, năng lượng hạt nhân là một công nghệ sạch, có khả năng mở
rộng trên quy mô lớn để cung cấp nguồn điện ổn định liên tục. Nguồn tài
nguyên uranium còn phong phú và triển vọng cung cấp nhiên liệu với giá ổn
định rất sáng sủa.
- Một phần ba dân số trên thế giới chưa được dùng điện, một phần ba nữa chỉ
dùng điện một cách hạn chế. Trong cuộc vật lộn đáp ứng nhu cầu năng lượng
của mình, một số nước đang phát triển đông dân có thể làm tăng phát thải
CO2 ở tầm toàn cầu.
- Uranium là nguyên tố tự nhiên và phóng xạ tự nhiên của nó vẫn ở quanh
chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.
- Nhiều nước có chính sách năng lượng gắn chặt với năng lượng hạt nhân,
trong số đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc với
tổng số dân chiếm một nửa dân số toàn cầu. Hiện có 440 tổ máy điện hạt nhân
đang hoạt động ở 31 quốc gia tạo cho sản lượng chiếm 16% tổng điện năng thế
giới và 30 tổ máy nữa đang xây dựng.
2. Lò phản ứng hạt nhân thực sự không phát thải, sử dụng chúng để phát
điện có thể giúp kiềm chế được mối nguy hiểm nóng lên toàn cầu và thay đổi
khí hậu. Bất kỳ một chiến lược nào thực sự muốn ngăn chặn mối đe dọa chưa
từng có này đều cần đến năng lượng hạt nhân.
- Carbon dioxide (CO2) là chất chính yếu gây lên hiệu ứng nhà kính và hiện
tượng ấm lên toàn cầu. Nhiên liệu hoá thạch (than, dầu, khí đốt) khi được dùng
để sản xuất điện hay dùng trong động cơ xe cộ và máy móc, sẽ phát tán khí
CO2 trực tiếp vào không khí. Năng lượng hạt nhân hầu như không thải khí
CO2 hay bất kỳ khí gây hiệu ứng nhà kính nào.
- Các chuyên gia khí hậu cảnh báo rằng chúng ta cần cắt giảm phát thải

CO2 toàn cầu từ 25 tỷ tấn hàng năm xuống 10 tỷ tấn, thậm chí cả khi tăng sản
xuất năng lượng.
- Các nhà máy điện hạt nhân hàng năm giúp tránh thải 2,5 tỷ tấn CO 2 một
lượng tương đương một nửa số khí thải của ngành vận tải thế giới. Mở rộng
công suất hạt nhân đồng nghĩa giảm thải chất gây hiệu ứng nhà kính được
nhiều hơn.
- Năng lượng hạt nhân còn giúp giảm bớt ô nhiễm không khí và bề mặt trái đất.
Lò phản ứng hạt nhân không thải ra khói (nguyên nhân gây ra sương mù và các
11


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

LỚP K20M

bệnh về đường hô hấp) và các chất khí tạo nên mưa a xit (huỷ hoại rừng và ao
hồ).
- Khi đánh giá tác động sinh thái của toàn bộ chu trình bằng các trọng số sử
dụng tài nguyên, ảnh hưởng đến sức khỏe, hậu quả của chất thải thì năng lượng
hạt nhân vượt lên trên các phương án năng lượng thông thường khác và ngang
bằng với năng lượng mới.
3. Điện hạt nhân có thành tích an toàn xuất sắc hơn hẳn so với các công
nghiệp năng lượng khác trong quãng kinh nghiệm vận hành trên 110.000 lò.
- Tại nạn Chernobyl năm 1986 tại Ukraine, tai nạn duy nhất gây chết người đã
bôi nhọ hình ảnh năng lượng hạt nhân. Loại lò này thiếu hẳn cấu trúc tường
ngăn có tác dụng chặn chất phóng xạ không cho rò thoát ra ngoài trong trường
hợp khẩn cấp và chắc chắn ngày nay nó sẽ không bao giờ được cấp giấy phép
hoạt động.
- Vụ Chernobyl thúc đẩy thành lập Liên đoàn các nhà vận hành hạt nhân thế
giới, một tổ chức nghề nghiệp quan tâm tới từng lò phản ứng thương mại trên

thế giới và thông qua nó, chủ các công ty điện lực áp dụng những tiêu chuẩn
thực tiễn tốt nhất như một phần văn hoá an toàn hạt nhân toàn cầu.
- Trong bất cứ hoàn cảnh nào, một lò phản ứng hạt nhân không bao giờ xảy ra
nổ như bom nguyên tử.
- Hồ sơ cho thấy rằng điện hạt nhân thương mại an toàn hơn rất nhiều so với
các hệ thống dùng nhiên liệu hoá thạch cả về mặt rủi ro cho con người trong
khi sản xuất nhiên liệu, cả về mặt ảnh hưởng sức khoẻ và môi trường khi tiêu
thụ. Những tai nạn chết người xảy ra thường xuyên trong các vụ vỡ đập thuỷ
điện, nổ mỏ than hay cháy ống dẫn dầu.
- Chế độ quy phạm hạt nhân nghiêm ngặt cả ở tầm quốc gia và quốc tế đảm bảo
an toàn cho người lao động, công chúng và môi trường. Mỗi nhà máy điện hạt
nhân được yêu cầu dành ưu tiên hàng đầu cho các biện pháp an ninh và những
kế hoạch cứu hộ nhằm bảo vệ công chúng trong tình huống xấu.
- Ngày nay, các lò phản ứng hạt nhân áp dụng triết lý “phòng thủ theo chiều
sâu” nghĩa là gồm nhiều lớp bảo vệ vững chắc và các hệ an toàn dự phòng - để
ngăn chặn rò rỉ phóng xạ thậm chí trong điều kiện tai nạn xấu nhất.
4. Vận chuyển vật liệu hạt nhân, đặc biệt là nhiên liệu mới, nhiên liệu đã qua
sử dụng và chất thải, trong suốt bốn thập kỷ qua hiếm khi gây rò thoát phóng
xạ, thậm chí cả khi có tai nạn.
- Nguyên, vật liệu hạt nhân đã và đang được chuyên chở bằng đường bộ, đường
sắt và đường biển. Ngành công nghiệp hạt nhân đã thực hiện trên 20.000
12


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

LỚP K20M

chuyến hàng, chở hơn 50.000 tấn trên quãng đường tổng cộng khoảng 30 triệu
kilomet.

- Những quy định quốc gia và quốc gia khắt khe đòi hỏi việc vận chuyển phải
sử dụng những thùng chứa được thiết kế đặc biệt có lớp vỏ thép dày, chịu được
những va chạm mạnh và chống được đập phá.
- Do có năng lượng khổng lồ trong khối lượng nhiên liệu uranium nhỏ nên
năng lượng hạt nhân cần chuyển rất ít. Trái lại những chuyến hàng nhiên liệu
hoá thạch là một gánh nặng của hệ thống chuyên chở quốc tế với mối đe doạ
môi trường, nhất là hiểm họa ô nhiễm dầu.
5. Nhà máy điện hạt nhân là thiết bị công nghiệp vững chắc, an toàn và được
bảo vệ tốt nhất trên thế giới.
- Kể từ cuộc tấn công khủng bố tháng 9/2001, những người vận hành lò và giới
chức chính phủ trên khắp thế giới đã xem xét lại vấn đề an ninh và đã nâng cấp
hệ thống an ninh nhà máy điện hạt nhân.
- Nhà máy điện hạt nhân ở Hoa Kỳ sẽ không là hiểm họa đối với cư dân địa
phương, thậm chí cả khi một máy bay cố tình đâm vào. Lớp vỏ thép và lớp bê
tông được gia cố cùng cấu trúc bên trong hạn chế tối thiểu khả năng rò thoát
phóng xạ trong trường hợp như vậy.

7. Phát điện bằng năng lượng hạt nhân không làm tăng nguy cơ phổ biến vũ
khí hạt nhân. Chế độ thanh sát quốc tế mà Liên hiệp quốc được uỷ quyền thi
hành và được hỗ trợ bởi hoạt động thanh tra đột xuất có thể phát hiện được mọi
ý đồ muốn chuyển thiết bị và nhiên liệu hạt nhân dân sự sang mục đích quân
sự.

Kết Luận:
Thực tế đã chứng minh, năng lượng hạt nhân là một trong những nguồn năng
lượng thần kỳ, thiết thực trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá làm cho
các nguồn năng lượng tự nhiên cạn kiệt. Nó đem lại lợi ích to lớn về năng
lượng đặc biệt cho các quốc gia không có nhiều tài nguyên để sản xuất năng
lượng như Nhật chẳng hạn. Nó đem lại sức mạnh, sự vượt trội của hải quân
Mỹ, Nga, giúp con người và kĩ thuật vươn xa hơn.


13


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

LỚP K20M

Năng lượng hạt nhân còn có nhiều lợi ích cho y học giúp y học tìm ra con
đường chữa trị ung thư căn bệnh ác liệt bằng cách dùng phóng xạ để tiêu diệt tế
bào ung thư.Ngoài ra nâng lượng hạt nhân còn mang đến những cải tiến trong
công nghiệp, nông nghiệp như sử dụng năng lượng hạt nhân để sản xuất điện…
Vậy tại sao chúng ta không sử dụng năng lượng hạt nhân để giúp ích cho cuộc
sống và nếu sử dụng nên có sự kiểm soát và có những chính sách để không lạm
dụng nguồn năng lượng hạt nhân cho mục tiêu chiến tranh hay phản động như
thế đảm bảo được nhân loại sẽ có được một nguồn năng lượng mới thay thế
cho nguồn năng lượng tự nhiên và cho những quốc gia nghèo tài nguyên năng
lượng đảm bảo nhu cầu năng lượng cho tượng lai.

Nguồn tài liệu tham khảo:
/> />_kt_dcyt_va_bao_quan_lt_updated_on_29102010-newest.pdf
/> />%E1%BA%A1t_nh%C3%A2n
/> />
14



×