Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tieu luan ve lang minh mang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.79 MB, 23 trang )

ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SỬ

Tiểu luận

ĐÔI NÉT VỀ LĂNG MINH MẠNG VÀ
LĂNG KHẢI ĐỊNH

Sinh viên : Phạm Văn Lĩnh
Lớp

BÌNH DƯƠNG: 4 -2016

: D14LS01


Sinh Viên: Phạm Văn Lĩnh

Đề tài: Quan hệ Việt Nam – ASEAN (1975 – 1988).

Lớp: D14LS01

2


Sinh Viên: Phạm Văn Lĩnh

Lớp: D14LS01

Lời phê của giảng viên
...................................................................................................................................


...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
......................................................................................................................

1. Lý do chọn đề tài:
3


Sinh Viên: Phạm Văn Lĩnh

Lớp: D14LS01

Để làm rõ hơn về Lăng Minh Mạng và Lăng Khải Định và với sự tích

thú về kiến trúc nhà Nguyễn nên tôi chọn đề tài “ĐÔI NÉT VỀ LĂNG MINH
MẠNG VÀ LĂNG KHẢI ĐỊNH” làm đề tài viết bài tiểu luận của mình sau
chuyến đị thực tế miền trung – tây nguyên.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tôi chọn đề tài đề tài “ĐÔI NÉT VỀ LĂNG MINH MẠNG VÀ LĂNG
KHẢI ĐỊNH” với mục đích làm tăng vốn hiểu biết thêm chủ nhân của các
lăng, quá trình xây dựng và nét kiến trúc của các lăng này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu lăng Minh Mạng và Lăng Khải Định
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: không gian về lăng Minh Mạng và lăng Khải Định
( gồm kiến trúc, không gian tư nhiên quanh lăng)
Thời gian: thời gian bắc đầu xây lăng đến hoàn thành và mốc thời
gian lăng tồn tại tới nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình giải quyết các nội dung của đề tài, thì phương pháp lịch sử
vàlogic là phương pháp chính được nhóm sinh viên chúng tôi chọn để thực hiện
đề tài:
 Phương pháp nghiên cứu lịch sử: sử dụng phương pháp lịch sử trong
nghiên cứu để trình bày quá trình hình thành và phát triển chữ quốc ngữ
theo đúng tiến trình các giai đoạn lịch sử dựa trên cứ liệu rõ ràng, đúng
như nó đã diễn ra.
 Phương pháp logic: là phương pháp có quan hệ chặt chẽ với phương
pháp lịch sử, giúp cho việc giải thích các sự kiện cơ sở để hình thành, phát
triển chữ viết ở Việt Nam.
 Phương pháp điền dã: đến tận nơi kiểm kiện với tài liệu đã dọc và tự
mình cảm nhận bằng mắt, giúp đề tài tăng tính thực tiễn hơn, có dược hình
ảnh tư liệu gốc tại nơi.
 Ngoài ra còn có các phương pháp khác bổ trợ cho nghiên cứu đề tài gồm
có: so sánh, đối chiếu, phân tích để khái quát hóa nhằm đạt được kết quả

nghiên cứu khách quan.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
4


Sinh Viên: Phạm Văn Lĩnh

Lớp: D14LS01

Vấn đề này đã được nghiên cứu rất nhiều như các cuốn “Lăng thẩm Huế - Một
kì quan” , “ kiến trúc cố đô Huế” của Phan Thuận An; ngoài ra còn rất nhiều
các bài báo cáo, nghiên cứu khao học, luận án tốc nghiệp làm về đề tài Lăng
thẩm của các vua thời Nguyễn.
6. Nguồn tài liệu:
Nguồn tài liệu tiếng việt, các cuốn sách của Phan Thuận An, các sách trên
thư viện và Thư viện số của trường đại học Thủ Đầu Một.
7. Nội dung nghiên cứu:

LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG CHÍNH

1. LĂNG MINH MẠNG (Hiếu Lăng)
1.1. Sơ lược về vua Minh Mạng
1.2. Lăng Minh Mạng
2. LĂNG KHẢI ĐỊNH (Ứng Lăng)
2.1. Sơ lược về vua Khải Định
2.2. Lăng Khải Định
KẾT LUẬN

8. Tài liệu tham khảo

1. Lý Nhân Phan Thứ Lang, Bảo Đại vị vua cuối cùng trong lịch sử phong

kiến việt nam, Nhà xuất bản nhân dân
2. Nguyễn Đăc Xuân, Chín đời chúa mười ba đời vua Nguyễn, Nhà xuất bản

Thuận Hóa, Huế.
3. Phan Huy Lê, Triều Nguyễn và lịch sử của chúng ta, Nhà xuất bản Hồng
Đức.
4. Phan Thuận An, Lăng thẩm Huế - Một kì quan, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
5.

Phan Thuận An, Kiến trúc Cố đô Huế, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế.

6. Một vài tài liệu tham khảo trên thư viện số Đại học Thủ Dầu Một

5


Sinh Viên: Phạm Văn Lĩnh

Lớp: D14LS01

LỜI MỞ ĐẦU

Triều Nguyễn (1802 – 1945), triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử
Việt Nam, đã để lại cho dân tộc một di sản văn hóa đồ sộ mang giá trị quốc tế,
trong đó có hệ thống lăng tẩm của các vị vua miền núi Ngự Sông Hương.
Ngay vào đầu thập niên 1910, một người Tây phương, Ph.Eberhardt, đã viết:
“Huế là một treung tam du lịch hấp dẫn, nơi có kinh thành, Hoàng thành và
Lăng tẩm có một sức cúng hút sự chú ý đặc biệt của du khách và các nhà mỹ

thuật. Chỉ riêng lăng tẩm các vua nhà Nguyễn không thôi cũng đã đủ giá trị đối
với du lịch rồi, theo ý kiến chung, lăng tẩm Huế đẹp hơn lăng tẩm các vua nhà
Minh ở Trung Quốc”.
Triều Nguyễn có 13 vị vua, nhưng vì những lý do lịch sử phức tạp khác nhau,
nên hiện nay ở Huế chỉ có 7 khu lăng tẩm. Trong đó có lăng Minh Mạng và lăng
Khải Định.
1. LĂNG MINH MẠNG ( Hiếu Lăng)
1.1. Sơ lược về vua Minh Mạng
Minh Mạng tên huý là Nguyễn Phúc Ðảm, sinh ngày 23 tháng giêng năm Kỷ
Dậu (1789), là con thứ của Gia Long. Tháng giêng năm Canh Thìn (1820),Thái
tử Ðảm lên ngôi Vua, niên hiệu là Minh Mạng. Minh Mạng có tư chất thông
minh, hiếu học, năng động và quyết đoán. Minh Mạng đặt ra lệ: các quan ai được
thăng điện, bổ nhiệm…đều phải đến kinh đô gặp Vua, để Vua hỏi han công việc,
kiểm tra năng lực và khuyên bảo…
Là người tinh thâm nho học, sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mạng rất quan tâm
đến học hành, khoa cử, tuyển chọn nhân tài, năm 1821 cho dựng Quốc Tử Giám,
đặt chức Tế Tửu và Tư Nghiệp, mở lại thi Hội và thi Ðình, trước 6 năm một khoa
thi, rút xuống 3 năm. Minh Mạng cũng rất quan tâm đến võ bị, nhất là thủy quân,
nên đã sai người tìm hiểu cách đóng tàu của châu Âu và ước vọng làm sao cho
người Việt đóng được tàu kiểu tây Âu và biết lái tàu vược đại dương. Minh Mạng
đã hoàn chỉnh hệ thống đê điều ở Bắc Bộ, đặt quan khuyến nông, khai hoang ven
biển Bắc Bộ lập thêm hai huyện Kim Sơn và Tiền Hải.
Về đối ngoại, Minh Mạng đặc biệt chú ý thần phục nhà Thanh, nhưng lại lạnh
nhạt và nghi kỵ đối với các nước phương Tây do vậy đã kìm hãm sự phát triển
của đất nước.
6


Sinh Viên: Phạm Văn Lĩnh


Lớp: D14LS01

Minh Mạng có rất nhiều vợ nên đã có 78 hoàng tử và 64 công chúa, tổng
cộng 142 người con. Tháng 12 năm 1840, Minh Mạng ốm nặng rồi mất, trị vì
được 20 năm, thọ 50 tuổi.

2.3. Lăng Minh Mạng

Chú thích:
1. Đại Hồng Môn
2. Sân chầu (Bái đình)
3. Nhà bia (Bi đình)
4. Hiển Đức Môn
5. Điện Sùng Ân
6. Hoằng Trạch Môn
7. Cầu Trung Đạo
8. Minh Lâu
9. Cầu Thông Minh Chính Trực
10. Mộ Vua
11. Hồ Trừng Minh
12. Nghênh Lương Quán
13. Điếu Ngư Đình
14. Hồ Tân Nguyệt
15. Truy Tư Trai
16. Quan Lan Sơ
17. Linh Phương Các
18. Tả Tùng Phòng
19. Hững Tùng Phòng
20. Hư Hoài Tạ


7


Sinh Viên: Phạm Văn Lĩnh

Lớp: D14LS01

 Quá trình xây dựng lăng
Vào năm Minh Mạng thứ 7, tức năm 1826, nhà vua đã bảo các quan giỏi
về địa lý phong thủy trong triều đi coi đất để xây lăng cho mình. Nhưng mãi 14
năm sau (1840), mới chọn được địa điểm. Quan Lê Văn Đức là người tìm ra địa
cuộc tốt lành cho nhà vua được cho thăng hai cấp.
Tháng 4 – 1840, vua lên xem lại chỗ đất và đổi tên vùng núi Cẩm Kê ở đó
thành ra Hiếu Sơn. Vua sai các đại thần Trương Đăng, Bùi Công Huyên đem
Giám Thành Vệ lên tiến hành khảo sát địa thế và đo đạt đất đai.
Đến tháng 9 – 1840, triều đình huy động 3000 lính và thợ lên điều chỉnh
mặt bằng và xây vòng La thành chung quanh khu vực kiến trúc. Hai Đổng lý đại
thần Trương Đăng Quế và Hà Duy Phiên thay phien nhau lên giám sát công
trường.
Qua năm sau (20 – 01 – 1841), nhà vua băng hà giữa lúc 50 tuổi.
Một tháng sau (20 – 02 – 1841), vua Hiệu Trị cho tiếp tục việc làm lăng
và sai các đại thần Tạ Quang Cự, Hà Duy Phiên, Nguyễn Hữu Lễ, Nguyễn Tri
Phương và Tôn Thất Đường đứng ra lo liệu công tác ấy. Triều đình điều ngần 1
vạn lính và thợ ở Bộ Binh và Bộ Công lên làm việc: 7 viên quản vệ, 140 viên
suất đội, 7000 biền binh, hơn 2000 lai dịch và thợ thuyền các loại. Riêng binh
lính cứ 2 tháng thay phiên 1 lần về nghỉ.Vua Hiêu Trị cũng ra lệnh cho Thự Văn
Minh Điện Đại Học sĩ trương Đăng Quế phải thường xuyên kiểm tra dôn đốc
công việc xây lăng được chu đáo.
Trong không khí oi bức mùa hè năm ấy , tại công trường này có đến 3000
người bị bệnh kiết lỵ cùng một lúc. Nhà vua bắt Thái Y Viện phải đem tấc cả y

sinh và thuốc men trong viện lên chữa cho bằng được, nếu không lành thì sẽ bị
phạt. Ngay khi dịch bệnh khỏi hẳng công việc lại tiếp tục. Quan tài vua Minh
Mạng được đưa lên và chon ở Bửu thành bằng đường toại đạo ngày 20 - 08 –
1841, và tấm bia “Thánh đức thần công” dựng ngày 25 – 01 – 1842, nhưng công
tác xây lăng mãi đến năm sau mới hoàn tất theo đồ án của vua Minh Mạng để lại.
 Bố cục kiến trúc lăng
Lăng Minh Mạng có bố cục kiến trúc cân bằng đối xứng, xung quanh một
trục kiến trúc là đường thần đạo, xuyên qua một loạt các hạng mục công trình
gồm: cửa chính, sân chầu, nhà bia, sân tế, Hiển Đức môn, điện Sùng Ân
(thờ vua Minh Mạng và Hoàng hậu), hồ Trừng Minh, Minh Lâu, hồ Tân Nguyệt
(trăng non), cổng tam quan Quang Minh Chính Trực, Trung Đạo kiều và cuối

8


Sinh Viên: Phạm Văn Lĩnh

Lớp: D14LS01

cùng là Bửu thành (mộ vua Minh Mạng). Lăng có diện tích 18 ha (nhưng diện
tích cấm địa quanh lăng là 475 ha), xung quanh lăng có La thành bao bọc.
Cửa chính của lăng tên là Đại Hồng môn, là cửa chỉ để rước linh cữu của
vua nhập lăng. Hai bên cửa chính là hai cửa Tả Hồng môn và Hữu Hồng môn.
Hồ Trừng Minh gồm hai nửa nối thông với nhau ở phía sau điện Sùng Ân nơi có
ba cây cầu đá bắc qua, giống như hai lá "phổi xanh", bao bọc lấy điện Sùng Ân
và các kiến trúc vòng ngoài nằm trên trục thần đạo (khu vực tưởng niệm).
Ở giữa hai hồ Trừng Minh và Tân Nguyệt, trên đường thần đạo, là Minh
Lâu. Hồ Tân Nguyệt hình vầng trăng non ôm lấy một phần khu mộ vua (Bửu
thành). Bửu thành là một quả đồi thông hình tròn, bao quanh bởi tường thành,
bên trong, sâu bên dưới là mộ vua. Ở chính giữa hồ Tân Nguyệt có một cây cầu

mang tên Trung Đạo kiều, nối Minh Lâu với Bửu thành và đường dạo quanh
lăng. Phía sau Bửu thành là rừng thông xanh thẳm, đem lại một cảm giác u tịch.
Trên mặt cắt kiến trúc dọc theo đường thần đạo, các công trình cao thấp theo một
nhịp điệu vần luật nhất quán, âm dương xen kẽ, tạo nên nét đẹp riêng cho công
trình kiến trúc lăng tẩm này.
Bố cục kiến trúc đăng đối của các hạng mục chính trong lăng đem lại cho
lăng một vẻ uy nghiêm cần có của công trình lăng mộ. Tuy vậy, ở ngoài rìa, men
theo con đường dạo quanh co vòng quanh hai hồ nước và viền xung quanh lăng,
xen lẫn với cây cối có các công trình kiến trúc nhỏ dùng để nghỉ chân ngắm cảnh
như: đình Điếu Ngư, gác Nghênh Phong, hiên Tuần Lộc, sở Quan Lan, Tạ Hư
Hoài... làm cho toàn bộ quần thể lăng uy nghiêm nhưng vẫn hài hòa với thiên
nhiên và duyên dáng tráng lệ.
Trong khoảng diện tích được giới hạn bởi vòng La thành dài 1.750 m là
một quần thể kiến trúc gồm cung điện, lâu đài, đình tạ được bố trí đăng đối trên
một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700 m, bắt đầu từ Đại Hồng Môn đến
chân La thành sau mộ vua. Hình thể lăng tựa dáng một người nằm nghỉ trong tư
thế thoải mái, đầu gối lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông ở trước mặt,
hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên.
Ngoài các công trình mang tính cách đăng đối uy nghiêm đường lệ, lăng
Minh Mạng còn có những nét quyến rũ của thiên nhiên đã được chỉnh trang lại
để làm bối cảnh cho các công trình kiến trúc.
Các kiến trúc sư bật thầy ngày nay cũng phải khâm phục trước nghệ thuật
tạo hình tuyệt diệu của Lăng vua Minh Mạng.

9


Sinh Viên: Phạm Văn Lĩnh

Lớp: D14LS01


2. LĂNG KHẢI ĐỊNH ( Ứng Lăng)
2.1. Sơ lược về vua Khải Định
Vua Khải Định (1885–1925) là vị vua thứ 12 của nhà Nguyễn, trị vì
từ 1916 đến 1925.Khải Định tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, còn có tên
là Nguyễn Phúc Tuấn, con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Hựu Thiên Thuần
Hoàng hậu Dương Thị Thục, sinh ngày 1 tháng 9 năm Ất Dậu tức 8 tháng
10 năm 1885.
Khi nhà vua Đồng Khánh mất, Bửu Đảo còn nhỏ tuổi nên không được kế
vị. Nǎm 1906 Bửu Đảo được phong là Phụng Hóa Công. Bửu Đảo là người mê
cờ bạc, thường xuyên bị thua, có khi phải cầm bán cả những đồ dùng và những
người hầu hạ. Bửu Đảo còn bắt vợ mình, là con gái của quan đại thần Trương
Như Cương, về xin tiền bố mẹ gán nợ để đánh bạc tiếp.
Việc Bửu Đảo lên ngôi cũng không hoàn toàn suôn sẻ. Vì sau khi buộc tội
vua Duy Tân, người Pháp đã có ý muốn xóa bỏ nền quân chủ ở Việt Nam nhưng
các triều thần, đặc biệt là thượng thư Nguyễn Hữu Bài không chịu nên Pháp phải
chiều theo ý. Ngày 18 tháng 5 năm 1916, Nguyễn Phúc Bửu Đảo lên ngôi
lấy niên hiệu là Khải Định.
Dưới thời vua Khải Định, triều đình Huế không có xích mích với Pháp.
Mọi việc đều do Tòa khâm sứ định đoạt. Khải Định cũng hết thân với Khâm sứ
Trung kỳ Jean François Eugène Charles và gửi gắm con mình là Vĩnh Thụy (tức
vua Bảo Đại) cho vợ chồng Khâm sứ. Khải Định bị đánh giá là một ông vua chỉ
ham chơi bời. Ông tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình và cho cả quan
hộ vệ. Ông rất chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, không tuân theo y phục hoàng
bào truyền thống của các vua chúa và thường bị đả kích trên báo chí đương thời.
Ngày 20 tháng 5 năm 1922, Khải Định sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa
ở Marseille. Đây là lần đầu tiên một ông vua triều Nguyễn ra nước ngoài.
Chuyến đi công du của Khải Định đã làm dấy lên nhiều hoạt động của người Việt
Nam yêu nước nhằm phản đối ông. Phan Chu Trinh đã gửi một bức thư dài trách
Khải Định 7 tội, thường gọi là Thư thất điều hay Thất điều trần. Trong bức thư

đó Phan Chu Trinh chỉ gọi là Bửu Đảo chứ không gọi vua Khải Định và trách
Khải Định tội "ăn mặc lố lăng". Tại Pháp, trên tờ báo Người cùng khổ, Nguyễn
Ái Quốc có một loạt bài chế giễu Khải Định và còn viết vở kịch Con rồng tre,
diễn ở ngoại ô Paris.
Tháng 9 năm 1924, từ Pháp về Khải Định còn lo tổ chức lễ tứ tuần đại

1


Sinh Viên: Phạm Văn Lĩnh

Lớp: D14LS01

khánh rất lớn và tốn kém, bắt nhân dân khắp nơi gửi quà mừng. Sau lễ mừng thọ,
ngân sách Nam triều kiệt quệ, Khải Định cho tǎng thêm 30% thuế điền.
Vua Khải Định có tất cả 12 bà vợ. Sách sử còn chép vua Khải Định bất
lực, không thích gần đàn bà, chỉ thích đàn ông . Khải Định chỉ có một con trai
duy nhất là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, con bà Hoàng Thị Cúc và chuyện này đã
gây ra nhiều đồn đại. Nhưng Khải Định cũng đã đối xử tốt với các bà vợ của
mình. Bà vợ con gái của quan đại thần Trương Như Cương bỏ đi tu, ông vẫn
giành cho chức Hoàng quý phi. Bà Hoàng Thị Cúc, xuất thân là con nhà dân dã,
không được cưới hỏi một cách đàng hoàng, nhưng đã sinh được Vĩnh Thụy, Khải
Định giành cho bà nhiều quyền lợi, sau trở thành bà Từ Cung.
Vua Khải Định có xây cất nhiều công trình, trong đó nổi tiếng nhất chính
là lăng của ông. Lǎng Khải Định khác hẳn các lǎng tẩm xưa nay và đã trở thành
vấn đề thảo luận của nhiều người, cả dư luận chung và trong giới chuyên
môn kiến trúc. Nhiều người chê lăng Khải Định có kiến trúc lai căng, nhưng lại
có ý kiến cho là độc đáo và khác lạ.
Vua Khải Định ở ngôi được 10 năm thì bị bệnh nặng và mất vào ngày 20
tháng 9 năm Ất Sửu tức 6 tháng 11 năm 1925, thọ 40 tuổi. Lăng của vua Khải

Định hiệu Ứng Lăng, tại làng Chân Chữ, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.

2.2. Lăng Khải Định

1


Sinh Viên: Phạm Văn Lĩnh

Lớp: D14LS01

(sơ đồ lăng Khải Định)

12


Sinh Viên: Phạm Văn Lĩnh

Lớp: D14LS01

 Quá trình xây dựng lăng
So với 6 khu lăng khác của các vua nhà Nguyễn, lăng Khải Định là
lăng sau cùng, và mặt bằng xây dựng nhỏ hẹp nhất, nhưng đây lại là công trình
đòi hỏi nhiều nhất về thời gian, công sức và tiền của. Lăng Khải Định được xây
kéo dài đến 11 năm (1920 – 1931).
Vào năm 1920, sau khi các thầy địa đi coi đất và chọn địa điểm xong,
triều đình huy động nhiều tù nhân và binh lính ở Huế lên làm việc khổ sai tại đó:
mở đường, phá núi, làm toại đạo, tạo ra những mặt bằng xây dựng ở triền phía
tây của một ngọn núi thuộc vùng Châu Chử. Bây giờ, vùng núi Châu Chử, nơi có
khe Châu Ê chảy qua, là nơi nước độc, đầy lam sơn chướng khí. Tù nhân, Binh

lính và thợ thuyền lên làm việc ở đây đã bị bệnh, bị thương và chết khá nhiều.
cho nên, ở Huế lúc ấy lưu truyền câu ca dao:
Châu Ê ơi hỡi Châu Ê,
Khi đi thì có, khi về thì không.
Triều đình đã đưa tất cả thợ thủ công có tay nghề cao nhất trong “Nê
ngõa tượng cuộc” lên đây làm việc dài hạn. Trong đó, có một nghệ nhân nổi
tiếng nhất về tài trang in bằng cách vẽ những bức họa long vân trên trần và đắp
nổi cảnh vật lên tường, là cụ Phan Văn Tánh, về sau được tặng hàm Bát phẩm.
Trong lăng Khải Định hiên nay còn có hai pho tương bằng đồng tạc
hình nhà vua: một pho tượng ngồi trên ngai vàng và một pho tương đứng. sự có
mặt của tượng vua trong lăng là một điều đặc biệt so với các lăng khác.
Pho tượng ngồi trên ngai vàng được thực hiện ở Paris vào năm 1920,
do hai người Pháp là P.Ducuing tạc tượng và F.Barbedienne dúc tượng. Trong
tượng rỗng nên không nặng lắm, sau khi chở về đến Huế mới mạ vàng bên ngoài.
Còn pho tượng đứng thì đúc ngay tại Huế do một người lính thợ,quê ở
Quảng Nam, thực hiện. Tượng ngày nguyên đặt trong ngôi nhà bát giác xinh xắn
mang tên là Trung Lập Đình ở trong sân trước cung An Định. Vào năm 1960,
trong hoàn cảnh chính trị thay đổi, pho tượng được đưa lên đặc tại Bi đình ở lăng
Khải Định. Kể từ năm 1975, nó bị dẹp cất vào trong một phòng kín tại lăng,
nhưng nay đã được trưng bày ở hữu trực phòng.
Để thực hiện các công trình kiến trúc và trang trí tốn kém ở lăng Khải
Định, nhà nước bấy giờ tăng thuế điền trên toàn quốc lên 30%. Kinh phí lớn nhất
là phải mua vật liệu từ nước ngoài . sắt, xi-măng, ngói ác –đoa phải mua từ Pháp.

1


Sinh Viên: Phạm Văn Lĩnh

Lớp: D14LS01


Sành ngang chở từ Hà Đông vào, nhưng sành khiểu, sứ tốt, vỏ chai, thủy tinh
phải nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản…
 Bố cục kiến trúc lăng
Địa thế của Lăng Khải Định được tính toán rất kỹ lưỡng, vị trí các ngọn
núi đồi, khe suối xung quanh lăng đều ứng với các yếu tố phong thủy địa lý, tạo
nên một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Kiến trúc của Lăng Khải
Định rất lạ, khác hắn kiến trúc lăng mộ của các vị vua triều Nguyễn trước đó.
Tổng thể của Lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn cao tới 127 bậc.
Núi đồi, khe suối của một vùng rộng lớn quanh Lăng được dùng làm các yếu tố
phong thủy: tiền án, hậu chẩm, tả thanh long, hữu bạch hổ, minh đường, thủy tụ,
tạo cho lăng Khải Định một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất và là kiến trúc chính của Lăng. Công
trình này gồm 5 phần liền nhau: hai bên là Tả, Hữu Trực phòng dành cho lính hộ
lăng, phía trước là điện Khải Thành – nơi để án thờ và chân dung vua Khải Định,
chính giữa là Bửu án, pho tượng nhà vua và mộ phần ở phía dưới, trong cùng là
khám thờ với bài vị của vị vua quá cố.
Giá trị nghệ thuật cao nhất của Lăng là phần trang trí nội thất cung Thiên
Định. Ba gian giữa trong cung đều được trang trí phù điêu ghép bằng sánh sứ và
thủy tinh màu. Đặc biệt chiếc Bửu tán trên pho tượng đồng, nặng 1 tấn với những
đường lượn mềm mại, thanh thoát khiến người xem có cảm giác làm bằng nhung
lụa rất nhẹ nhàng. Bên dưới Bửu tán là pho tượng đồng Khải Định được đúc tại
Pháp năm 1922 theo yêu cầu của nhà vua.
Lăng Khải Định là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh,
đây thực sự là một công trình có giá trị nghệ thuật và kiến trúc.
Lối vào Lăng Khải Định là một cổng chào uy nghi sừng sững và 37 bậc
cấp thang với thành được đắp tượng rồng rất lớn. Thêm 29 bậc nữa đến sân chầu
Bái Đình. Hai bên sân chầu có hai hàng tượng lính hướng mặt vào giữa sân. Các
bức tượng đều được làm bằng đá hiếm và được tạc rất công phu.
Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất và là công trình chính của Lăng,

được xây dựng rất công phu và tinh xảo. Toàn bộ nội thất trong cung đều được
trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Đó là các bộ tranh tứ
quý, bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện... và các vật dụng hiện đại như
đồng hồ báo thức, vợt tennis, đèn dầu hỏa... của vua cũng được trang trí nơi đây.

1


Sinh Viên: Phạm Văn Lĩnh

Lớp: D14LS01

Cung Thiên Định chia làm 5 phần liền nhau: hai bên là Tả, Hữu Trực
phòng dành cho lính hộ lăng, phía trước là điện Khải Thành – chính là nơi để án
thờ và chân dung vua Khải Định, chính giữa là pho tượng Bửu Tán - được hai
người Pháp thực hiện ở Paris vào năm 1920 và mộ phần nhà vua ở phía dưới.

KẾT LUẬN

Lăng Minh Mạng với lối kiến trúc thuần túy của phương đông tạo nên sự
hài hòa giữa khiến trúc với thiên nhiên. Lăng Minh Mạng gợi cho ta thấy được
một phần nào đó của lối sống người xưa. Lăng Minh Mạng chịu ảnh hưởng khá
lớn với kiến trúc Trung Hoa, đến với lăng Minh Mạng ta tựa như đang đi trên 1
khuôn viên của một gia thế giàu có, quý tộc thời phong kiến.
Khác với lăng Minh Mạng và những lăng khác Lăng Khải Định là sự hài
hòa giữa kiến trúc Đông và Tây tạo nên một dấu ấn đặc biệt trong kiến trúc việc
Nam. Trong quyển “L’art Vietnamien”, L.Bezacier đã gọi nghệ thuật thời Khải
Định là thời “Tân cổ điển” trong lịch sử nước ta. Nó có giá trị đặc biệt làm phong
phú them nên nghệ thuật nước nhà.


15


Sinh Viên: Phạm Văn Lĩnh

Lớp: D14LS01

HÌNH ẢNH

(Vua Minh Mạng)

1


Sinh Viên: Phạm Văn Lĩnh

Lớp: D14LS01

(cổng vào lăng Minh Mạng- ảnh chụp Phạm Văn Lĩnh)

(Quan cảnh khi phía trước khi vừa bước vào Lăng Minh Mạng)

1


Sinh Viên: Phạm Văn Lĩnh

Lớp: D14LS01

(Tượng đá ở sân Lăng Minh Mạng - ảnh chụp Phạm văn Lĩnh)


(Lăng Minh Mạng :Minh Lâu nhìn từ cầu Trung Đạo)

1


Sinh Viên: Phạm Văn Lĩnh

Lớp: D14LS01

(Lăng Minh Mạng: Bia “Thánh đức thần công”)

1


Sinh Viên: Phạm Văn Lĩnh

Lớp: D14LS01

(Vua Khải Định)

20


Sinh Viên: Phạm Văn Lĩnh

Lớp: D14LS01

(Cổng vào lăng Khải Định-ảnh Phạm Văn Lĩnh)


(tượng quan văn- võ đứng chầu ở lăng Khải Định)

21


Sinh Viên: Phạm Văn Lĩnh

Lớp: D14LS01

(Lăng Khải Định:bức tranh cửu long ẩn vân-ảnh chụp Phạm Văn Lĩnh)

(tượng Vua Khải Định trong lăng Khải Định)

22


Sinh Viên: Phạm Văn Lĩnh

Lớp: D14LS01

(Lăng Khải Định -ảnh chụp Phạm Văn Lĩnh)

23



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×