Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

TIỂU LUẬN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở NÔNG THÔN pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.34 KB, 22 trang )


PHẦN I
MỞ ĐẦU
Nước là nguồn tài nguyên có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời
sống của chúng ta. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp tới sức khỏe
con người mà còn quyết định đến sự thành công trong các chiến lược, kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của quốc gia.
Nó tạo môi trường sống và quyết định đến sự tồn vong của nhiều loài sinh
vật.
Tuy nhiên, hiện nay nguồn tài nguyên quý giá này đang đứng trước
nguy cơ cạn kiệt và tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều khu vực nước
dường như không thể sử dụng được nữa. Điều đó đe dọa rất lớn đối với sự
tồn tại và phát triển của loài người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất
Các nhà khoa học cho rằng sau thời kì đấu tranh dầu mỏ sẽ đến thời
kì đấu trang vì nguồn nước ngọt. Đó là những nguy cơ và hiểm họa mà
chúng ta không thể lường trước được nếu chúng ta không biết sử dụng hợp
lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này.
Trước tình trạng quản lý và sử dụng nước như hiện nay, đang làm cho
tài nguyên nước suy giả
m cả về chất và lượng mà nguyên nhân gây ra lại chính là con người chúng
ta.
Tại Việt Nam, thì vấn đề sử dụng và quản lý nước đang là một vấn đề
rất bức bách. Nó là vấn đề hàng đầu cần được quan tâm và giải quyết. Đặc
biệt đối với vùng nông thôn khi mà điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn,
đời sống sinh hoạt của bà con còn thấp thì vấn đề đó càng trở lên nghiêm
trọng.
Vì những lý do đó nên tôi quyết định chọn đề tài tài nguyên nước
ở xã Thái Đào – huyện Lạng Giang – tỉnh Bắc Giang.
Mục tiêu của bài tiểu luận này muốn đề cập tới những vấn đề mà tài
nguyên nước của xã Thái Đào đang gặp phải, từ đó tìm ra những giải pháp
hữu hiệu để giải quyết vấn đề đó. Mặc dù chỉ tìm hiểu trong một khu vực


nhỏ nhưng đây là một trong những khu vực nông thôn điển hình của nước ta,
trên thực tế thì những vấn đề này có thể xảy ra ở khắp nơi. Vì vậy cá nhân
tôi mong muốn truyền tải tới người đọc những vấn đề thực tế về nguồn tài
nguyên quý giá này, để từ đó kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ và
sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này.
• Đối tượng nghiên cứu: Nguồn tài nguyên nước tại xã Thái Đào.
• Điạ điểm nghiên cứu: Xã Thái Đào – huyện Lạng Giang – tỉnh Bắc
Giang
• Các phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu và kế thừa
2. Phương pháp thực tế
3. Phương pháp điều tra
PHẦM II
NỘI DUNG
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ VÀ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA ĐỊA PHƯƠNG
I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Xã Thái Đào là khu vực nằm ở tạo độ :
21°17′44″B và 106°15′58″Đ
Đây là khu vực có địa hình đồi núi thấp xen lẫn những cánh đồng tương đối
bằng phẳng.
Thái Đào là một xã nằm ở phía nam của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Với diện tích 10,42 km
2
,
dân số theo thống kê năm 2009 là 12.460 người, xã
gồm có 16 thôn, xóm. Phía Bắc giáp với xã Dĩnh Trì (huyện Lạng Giang),
phía Nam giáp với xã Tân An (huyện Yên Dũng), phía Đông giáp với xã Đại
Lâm (huyện Lạng Giang), phía Tây giáp với thành phố Bắc Giang.
Nhìn chung khu vực xung quanh xã có địa hình tương đối cao. Trên địa bàn

xã có nhánh của dòng sông Thương chảy qua cung cấp nước cho hoạt động
sản xuất nông nghiệp cũng như những hoạt động khác của bà con ở đây,
ngoài ra còn có nhiều kênh rạch khác với tổng chiều dài khoảng hơn 50 km .
Do nằn ở phía Bắc của Việt Nam, trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa nên Thái Đào cũng như nhiều địa phương khác có lượng mưa tương đối
lớn và tập trung theo mùa, mưa nhiều chủ yếu vào tháng 6,7,8 và lượng mưa
tương đối ít vào các tháng 10, 11, 12. Chế độ nhiệt, ẩm và ánh sáng cũng có
sự biến đổi theo mùa.
II ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
Thái đào là một vùng đất nông nghiệp điều kiện kinh tế gặp khá nhiều khó
khăn. Mọi hoạt động kinh tế chủ yếu theo kiểu truyền thống, ít được ứng
dụng khoa học kỹ thuất tiên tiến vào sản xuất nên thường cho hiệu quả kinh
tế thấp và gây nhiều tác hại với môi trường. Trong chăn nuôi thì chưa có
trang trại tập trung, chủ yếu chăn nuôi lẻ tẻ theo hộ gia đình.
Theo ước tính thu nhập bình quân của người nông dân ở đây chỉ khoảng
480.000 (nghìn đồng/ tháng) đó là mức thu nhập vô cùng ít ỏi đối với cuộc
sống ngày nay. Với dân số hơn 10.000 người trong đó độ tuổi lao động chiến
khoảng chiếm khoảng 60% và 89% trong số đó làm nông nghiệp. Có thể nói
kinh tế của xã còn đang gặp rất nhiều khó khăn.
Về tình hình xã hội thì trên địa bàn xã bà con nông dân chủ yếu là dân tộc
kinh, mức độ tập trung dân số cao mật độ dân số khoảng 1150 người/km
2
do
vậy

bà con ở đây có đời vô cùng khó khăn từ nhu cầu đất ở đến nhu cầu
thiết yếu như nước sinh hoạt cũng đều thiếu thốn.
CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
I. KHÁI NIỆM:
Tài nguyên nước là là nguồn tài nguyên có thể tái tạo được nó bao gồm tất

cả các dạng tồn tại của nước trong tự nhiên nó có tầm quan trọng đặc biệt
đối với con người và sự sống trên trái đất này.
II. PHÂN LOẠI :
Theo tính chất nước được chia thành 3 loại chính: nước mặn, nước ngọt,
nước lợ.
Theo nguồn nước thì nước đươc chia thành : nước mặt, nước ngầm, nước
trời, nước biển.
III. VAI TRÒ CỦA NƯỚC
Nước có vai trò đặc biệt đối với sức khỏe con người, trong sinh hoạt
cũng như trong hoạt động sản xuất. Mọi sự sống trên trái đất sẽ không còn
tồn tại nếu thiếu nước .
Chúng ta đã biết 75% cơ thể người là nước, theo các nhà khoa học chúng ta
có thể nhịn ăn trong 4 -6 tuần nếu được cung cấp nước đầy đủ nhưng không
thể nhịn uống trong 3-5 ngày. Nước chi phối mọi hoạt động của cơ quan
trong cơ thể, nó tham gia vào các quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng. Nó
đi tới từng tế bào và thực hiện các chức năng vận chuyển, thẩm thấu, trao
đổi…nên khi người dân uống thiếu nước hay sử dụng nước ô nhiễm thì tất
cả các tế bào, cơ quan trong cơ thể đều bị ảnh hưởng điều này rất nguy hiểm
đối với con người.
Trong đời sống sinh hoạt nước cũng có vai trò vô cùng quan trọng nó đảm
bảo mọi nhu cầu thiết yếu hàng ngày như tắm rửa, giặt rũ, vệ sinh,…của
người dân.
Ngoài ra nước còn cần cho các hoạt động khác của con người như sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp và hoạt động dịch vụ. Lượng nước dùng cho trồng
trọt, chăn nuôi rất lớn: trung bình 1 ha mầu cần 0,12 - 0,29 l/s; 1 ha trồng lúa
nước cần 1,5 -7 l/s; mỗi đầu vật nuôi như ngựa, trâu bò tiêu tốn 20 - 80 lít
nước một ngày, lợn: 15 - 60, gà, vịt, ngan, ngỗng: 1 - 1,25 lít. Nhu cầu nước
cho sản xuất công nghiệp cũng vậy: để sản xuất 1 tấn thép hay 1 tấn giấy
phải dùng 44.000 lít nước; lọc một lít dầu cần 10 lít; sản xuất một lít bia phải
có 15 lít nước sạch; lượng nước dùng làm mát máy cũng không nhỏ (động

cơ đốt trong: 10 lít /giờ, động cơ dầu: 25 - 50 lít/giờ )
4. khái quát hiện trạng của tài nguyên nước trên thế giới và ở Việt Nam
• trên thế giới:
Nước bao phủ 71% diện tích của quả đất trong đó có 97% là nước mặn, còn
lại là nước ngọt. Nước giữ cho khí hậu tương đối ổn định và pha loãng các
yếu tố gây ô nhiễm môi trường, nó còn là thành phần cấu tạo chính yếu
trong cơ thể sinh vật, chiếm từ 50% - 97% trọng lượng của cơ thể, chẳng hạn
như ở người nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và ở Sứa biển nước chiếm
tới 97%.
Trong 3% lượng nước ngọt có trên quả đất thì có khoảng hơn 3/4 lượng
nước mà con người không sử dụng được vì nó nằm quá sâu trong lòng đất,
hoặc bị đóng băng, hay ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên lục
điạ chỉ có 0, 5% nước ngọt hiện diện trong sông, suối, ao, hồ mà con người
đã và đang sử dụng. Tuy nhiên, nếu ta trừ phần nước bị ô nhiễm ra thì chỉ có
khoảng 0,003% là nước ngọt sạch mà con người có thể sử dụng được và nếu
tính ra trung bình mỗi người được cung cấp 879.000 lít nước ngọt để sử
dụng (Miller, 1988).
Bảng 1. Trữ lượng nước trên thế giới (theo F. Sargent, 1974)
Loại nước Trữ lượng (km3)
Biển và đại dương
Nước ngầm
Băng và băng hà
Hồ nước ngọt
Hồ nước mặn
Khí ẩm trong đất
Hơi nước trong khí ẩm
1.370.322.000
60.000.000
26.660.000
125.000

105.000
75.000
14.000
Nước sông
Tuyết trên lục địa
1.000
250
• nước ở việt nam
Việt Nam là một quốc gia có lượng mưa trung bình năm khá lớn tới
trên 2000 mm. Mạng lưới sông, suối, đầm, hồ ao, kênh mương khá dày và
có nước quanh năm. Nhờ đó tài nguyên nước nhìn chung tương đối phong
phú: Hàng năm lượng nước mặt sản sinh nội địa đạt 32,5 tỷ m
3
/năm, nếu kể
cả lượng nước từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào khoảng 889 tỷ m
3
/năm, nước
dưới đất có trữ lượng tiềm năng khoảng 48 tỷ m
3
/năm
Tuy nhiên, lượng nước mặt thì đang ô nhiễm nghiêm trọng còn lượng
nước mưa thì bấp bênh không ổn định, nước ngầm thì đang bị hạ thấp rất
nhiều điều đó làm cho nước ta có nguồn nước dồi dào song để khai thác và
sử dụng hiệu quả thì thực sự không dễ dàng.
CHƯƠNG III VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG
I - TÌNH TRẠNG NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG
Thái Đào hiện có khoảng trên 30 kênh, mương lớn nhỏ ngoài ra còn có
đầm hồ với tổng diện tích khoảng 2,096 km
2
chứa nước phục vụ cho mọi

hoạt động sản xuất của người dân. Với lượng mưa hàng năm tương đối
lớn và do là khu vực thấp hơn xung quanh nên khi mùa mưa tới đây sẽ
trở thành nơi chứa nước cho cả vùng. Lượng nước vào tương đối lớn tuy
nhiên chất lượng nước là điều rất đáng lo ngại. Nước ở đây có đầu vào từ
nước thải của thành phố với rất nhiều tạp chất độc hại cùng với nước ở
các khu vực xung quanh chảy qua rất nhiều địa hình khác nhau đổ về đây
thế nên chất lượng nước ngày càng suy giảm và biến đổi liên tục. Nước
ngầm ở Thái Đào cũng được xem là có trữ lượng không nhỏ tuy nhiên do
nguồn nước mặt ô nhiễm nên nước ngầm cũng đang bị ảnh hưởng rất
nhiều.
Nước ở đây ô nhiễm chủ yếu do chứa quá nhiều hàm lượng các chất hữu
cơ và kim loại nặng. Qua khảo sát nước mặt ở khu vực hàn lượng Fe, Mn
cao gấp 2 – 4 lần tiêu chuẩn nước loại B, nồng độ tổng Nito cao gấp 2
lần, còn lượng chất rắn lơ lửng gấp khoảng 2 – 6 lần…
Một ví dụ điển hình là tình trạng nước tại kênh Bờ Lương trên địa bàn xã
được đo bởi các cán bộ của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
Bắc Giang:
Bảng số liệu tình trạng ô nhiễm nước mặt tại kênh Bờ Lương.
(8/2010)
Chỉ tiêu
đánh giá
Đơn vị Tiêu chuẩn nước
mặt (B2)
Nước tại kênh
Bờ Lương
Ph - 5,5 – 9 6,5 – 8.5
BOD
5
Mg/l <25 98 – 204
COD Mg/l < 35 129 – 477

SS Mg/l 80 230 – 400
Fe Mg/l 2 4
Cu Mg/l 1 4
Zn Mg/l 2 5
Tổng N Mg/l 60 200 – 320
Coliform MPN/100ml 10.000 36.000 – 50.000
Đối với nguồn nước ngầm thì chủ yếu được người dân sử dụng trong sinh
hoạt tuy nhiên nước ngần trong khu vực cũng đang bị ô nhiễm nghiêm
trọng. Theo tiêu chuẩn vệ sinh nước sinh hoạt dựa trên quyết định 1329
của bộ y tế, nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn ở mức hàm lượng amoni: 1,5
mg/l, độ oxy hóa là: 2mg/l. Trên thực tế thì tất cả các mẫu nước được
kiểm tra đều vượt quá chỉ tiêu cho phép , nhiều hộ dân cao gấp 20 đến 30
lần. Tầng nước ngầm trên (cách mặt đất từ 25 đến 40 mét) – nơi người
dân khai thác bằng các giếng khoan, giếng đào đã bị ô nhiễm nặng nề ở
nhiều nơi. Điển hình như thôn Tân Đông có hàm lượng amoni là 3,16
mg/l, độ oxy hóa 31,2mg/l. Một số hộ dân ở thôn Then có hàm lượng
amoni 13,5mg/l và độ oxy hóa là 15,5 mg/l. Nguy hiểm hơn là mức độ ô
nhiễm đang tăng nhanh chóng theo thời gian năm 2002 lượng amoni
trung bình của các hộ dân trong xã là 18,3 mg/l nhưng tới nay theo kết
quả đo đạc năm 2011 thì đã lên tới 23,1 mg/l đây là điều rất đáng lo ngại.
Đó là một trong những chỉ số ô nhiễm của nguồn nước ngầm ở đây trên
thực tế thì nguồn nước này còn bị ô nhiễm bởi rất nhiều tác nhân khác
như Fe, Mn, asen, vi sinh vật ….
Từ tình hình ô nhiễm nước nghiêm trọng, nhiều khu vực nước sẽ không
còn sử dụng được dẫn tới tình trạng thiếu nước. Mà điều nghị lý là tình
trạng thiếu nước lại sảy ra trên khu vức vốn được coi là có nguồn nước
dồi dào vì vậy cần phải có những biện pháp hữu hiệu để giả quyeeta vấn
đề này.
II. NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ
1 Nguyên nhân ô nhiễm và giải pháp đối với nguồn nước mặt

a, Nguyên nhân;
Nước mặt là nguồn nước chịu tác động trực tiếp của con người cũng như
nhiều tác nhân khác nên nguy cơ ô nhiễm là rất cao. Trên thực tế có rất
nhiều nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm nguồn nước này ở đây tôi xin đề cập tới
2 nguyên nhân chính là do con người và do tự nhiên.
• Nguyên nhân do tự nhiên:
Nước mặt có thể bị ô nhiễm do trong nước mặt chưa nhiều vi sinh vật sinh
sống. Những vi sinh vật này phát triển nhanh chóng làn tăng hàm lượng của
chúng trong nước đẫn tới tình trạng nước bị ô nhiễm ví dụ như với vi khuẩn
E. coli tiêu chuẩn trong nước mặt loại B là 10000 MPN/100ml nếu vượt quá
mức này thì nước sẽ trở thành nước ô nhiễm.
Ngoài ra còn do các loài thủy sinh khác trong quá trình sinh sống đã thải vào
môi trường những chất gây ô nhiễm, hay tác động làm tăng độ ô nhiễm của
nước ví vụ như những loài cá sống dưới nước hoạt động của chúng đã làm
tăng độ đục của nước, hoặc khi các loài thủy sinh chết đi, bị phân hủy sẽ làm
cho môi trường nước ô nhiễm.
Nước mặt còn có thể bị ô nhiễm do nước mưa, khi trong nước mưa chứa
những thành phần gây ô nhiễm như nồng độ axit cao, hay khi mưa mang
theo nhiều bụi bẩn…
Trên thực tế thì nước mặt bị ô nhiễm rất nhiều do lũ lụt, mỗi khi có lũ đến
thì mang theo rất nhiều rác thải và những chất lạ vào môi trường nước làm
thay đổi hoàn toàn tình chất vật lý cũng như hóa học của nước.

• Ô nhiễm do con người:
Hoạt động của con người là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ô nhiễm
nước, đặc biệt là nước mặt.
Trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày: Hàng ngày con người không ngừng
thải vào môi trường nước những chất gây ô nhiễm như nước xà phòng tắm
giặt, nước vệ sinh… làm cho môi trường nước ô nhiễm nặng nề. Thậm chí
người dân ở Thái Đào còn có thói quen vứt rác bừa bãi xuống ao, hồ làm

nguồn nước ở các ao hồ trong khu vực này trở lên ô nhiễm ngày càng
nghiêm trọng.
Hình 1: hình ảnh về ô nhiễn nước tại khu hồ của xã Thái Đào
Trong hoạt động nông nghiệp: Trong nông nghiệp bà con thường xuyên
sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học đó là những hóa chất vô cùng
độc hại đối với con người và nhiều loài sinh vật khác. Trong nước các
chất này lan truyền càng nhanh chỉ với hàm lượng rất nhỏ đã đủ làm ảnh
hưởng tới các loài thủy sinh. Khi hàm lượng DDT > 0,005 đã có thể gây
chết một số loài sinh vật. Hàng năm nông dân ở đây bón khoảng 514 –
613 kg/ ha phân bón các loại tuy nhiên chỉ có khoảng 30 – 40% trong số
đó được cây trồng hấp thụ còn lại chúng được tích tụ trong đất và nước
Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế người nông dân chỉ chú
trọng đến năng suất, sử dụng bao đê khép kín đã làm dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật tích tụ trên đồng ruộng, thâm canh tăng vụ đã sử dụng phân
bón thuốc bảo vệ thực vật ngày càng tăng, mặc dù hiện nay đã có những
chương trình như: Ba giảm ba tăng, biện pháp phát trừ dịch hại tổng
hợp… nhưng tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không giảm. Đối
với các đối tượng gây hại như ốc bưu vàng, cỏ dại, rầy nâu… người nông
dân hiện nay đều sử dụng các loại thuốc để phòng trừ và các loại thuốc
này đều có tính lưu tồn trên đồng ruộng, khi nước trên đồng đổ ra ngoài
sông hòa theo dòng chảy đã làm nguồn nước tại vùng đó bị ô nhiễm.
Ngoài ra trong nông nghiệp sau mỗi mùa vụ bà con thường hay để lại rất
nhiều loại rác thải vào nước như vỏ thuốc trừ sâu, xác của các cây nông
nghiệp…
Trong hoạt động công nghiệp: Tuy không phải là vùng công nghiệp
nhưng Thái Đào chịu ảnh hưởng rất lớn từ nước thải của các khu công
nghiệp trong thành phố Bắc Giang thải ra. Hàng ngày có hàng trăm mét
khối nước thải đổi về đây với rất nhiều chất độc hại khác nhau trong đó
nồng độ kim loại nặng rất cao ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nước.
b, hậu quả

Nước mặt là nguồn nước cố vai trò đặc biệt quan trọng đặc biệt đối với
hoạt động sản xuất của người dân do vậy khi nguồn nước này bị ô nhiễm
thì ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp,
sinh vật thủy sinh cũng sẽ chết vì không thích nghi nổi điều đó gây thiệt
hại lớn về kinh tế, và gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Đặc biệt ô nhiễm nguồn nước mặt sẽ dẫn tới ô nhiễm nguồn nước ngầm
và khi sử dụng trong nông nghiệp nó sẽ làm ô nhiễm đất nông nghiệp, đó
là những hậu rất lớn khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm.
c, Giải pháp
Hiện nay, với tình trạng nguồn nước mặt đang ô nhiễm nghiêm trọng cần
phải có biện pháp giải quyết triệt để.
Trước mắt ta nên thu gom rác thải trong nước, xây dựng các khu vực rác
thải tập trung, để hạn chế lượng rác thải trong nước. Đây là việc làm cần có
sự tham gia của toàn thể người dân vì vậy cần kết hợp tuyên truyền cho
người dân thực hiện.
Thứ hai phải hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học thay vào đó ta
nên sử dụng những sản phẩm sinh học, để vừa tiết kiệm kinh phí vừa bảo vệ
môi trường.
Đặc biệt là rác thải nông nghiệp cần thu gom và sử lý sau mùa vụ, vỏ thuốc
trừ sâu, phân bón cũng cần được vứt vào khu vực tập trung để xử lý.
Cần xây dựng đường dẫn nước như máng bê tông bể chứa nước và kênh
mương cần được nạo vét thường xuyên để vừa đảm bảo hạn chế ô nhiễm
vừa giảm hao phí nước khi vận chuyển.
Đối với nước thải sinh hoạt hay nước từ các khu vục khác đổ về ta có thể áp
dụng theo mô hình đơn giản này:

nước thải
sinh hoạt
nước thải từ thành phố
và các khu vực khác

cống
rãnh
kênh
mương
màng
ngăn rác
HỒ
SINH
HỌC
Tưới tiêu
HỒ SINH HỌC : Là hồ chứa nước cần có diện tích khá rộng tại đây
nước thải được xử lý bằng phương pháp sinh học tương tự như quá trình làm
sạch nước của tự nhiên nhờ các sinh vật trong hồ. Đây là công trình cần chi
phí thấp có thể tận dụng được nhiều yếu tố từ tự nhiên, dễ áp dụng song rất
hiệu quả trong xử lý nước thải để phục vụ nước cho tưới tiêu và chăn nuôi
thủy sản.
Xem xét điều kiện thực tế của địa phương thì mô hình này có thể áp
dụng khá tốt.
2. Ô NHIỄM NƯỚC NGẦM
a, nguyên nhân
• Do tự nhiên: Ta đã biết bản thân trong nước ngầm đã chứa hàm lượng
há cao các chất như Fe, Mn, Asen… đó là những kim loại nặng gây
lên tình trạng ô nhiễm nước. Ngoài ra trong nước còn chứa quá nhiều
các vi sinh vật sinh sống làm cho nước trở lên ô nhiễm.
• Nguyên nhân ô nhiễm do con người: Nước ngầm tuy được bảo vệ bởi
lớp đất đá nhưng ngày nay do sự tác động mạnh mẽ của con người
nguồn nước này ngày càng trở lên ô nhiễm và các tác nhân gây ô
nhiễm ngày càng phức tạp. Những hoạt động gây ô nhiễm nước ngầm
của con người là:
Con người hàng ngày xả rất nhiều nước thải vào môi trường đất như nước

thải do hoạt động tắm giặt, vệ sinh… từ đó ngấm xuống làm ô nhiễm nước
ngầm. Trong hoạt động chăn nuôi của bà con do tình trạng chăn nuôi lẻ tẻ
mỗi hộ gia đình thường nuôi khoảng 2 – 4 con lợn, 10 – 20 con gà, 1 con
châu (bò) … nhưng trong quá trình chăn nuôi không có hệ thống xử lý phân
và nước thải phù hợp nên khi mưa xuống chúng sẽ ngấm xuống làm ô nhiễm
nước ngầm. Đó là lý do chính khiến cho nguồn nước ngầm hiện nay chưa
hàm lượng cao chất hữu cơ. Ngoài ra còn do sai sót trong kỹ thuật khai thác
như khoan, đào làm cho nguồn nước ngày càng ô nhiễm.
Tóm lại ngoài nguyên nhân tự nhiên thì nước ngầm còn bị ô nhiễm chủ yếu
do nguồn nước mặt ô nhiễm ngấm xuống hay chính là do tác động của con
người.
b, hậu quả:
Ô nhiễm nguồn nước ngầm gây hậu quả rất lớn đối với con người đặc biệt là
vấn đề sức khỏe. Vì nước rất dễ dàng đi tới từng tế bào, từng cơ quan trong
cơ thể. Đã có rất nhiều căn bệnh gây hại cho con người có nguyên nhân từ
nước như bệnh ngoài da, bệnh về mắt, bệnh phụ khoa, bệnh ung thư…
c,Biện pháp
Nước ngầm là nguồn nước vô cùng quan trọng đối với đời sống của
chúng ta nếu bị ô nhiễm nó sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và đời sống
của người dân vì vậy chúng ta nên tìm cách khắc phục tình trạng ô nhiễm
này. Hiện tại nước ngầm đang ô nhiễm bởi rất nhiều tác nhân khác nhau như
nhiễm sắt, nhiễm chất hữu cơ, hay do vi khuẩn… thế nên trước mắt biện tối
ưu nhất là ta xây dựng các bể lọc nước theo mô hình đơn giản để có thể loại
bỏ các tác nhân ô nhiễm.
Đầu tiên cho nước đi qua vòi sen để tạo mưa đồng thời làm giàu Oxi
trong nước, tạo kết tủa ion Fe
2+
thành Fe(OH)
3
. Tại lớp cát, nước đã được lọc

sơ các loại bụi bẩn, các tạp chất lơ lửng trong nước và một phần Fe, Mn.
Nước sẽ thấm qua lớp than hoạt tính, cát Mangan. Lớp than hoạt tính và cát
Mangan này có tác dụng hấp phụ các chất độc hại, các loại vi sinh vật nguy
hiểm, khử Mn và trung hòa các khoáng chất khó hoàn tan trong nước. Qua
lớp than hoạt tính, cát Mn này, nước tiếp tục thấm qua lớp cát thạch anh và
lớp sỏi thạch anh để đi ra bể chứa nước sạch.Tại phần đáy bể các nên sử
dụng ống nước bằng nhựa, có khoan lỗ đường kính khoảng 0,5 cm dọc thân
ống, còn đầu ống phía trong được bịt lại. Như vậy, nước sẽ thấm qua các lỗ
nhỏ rải đều trên ống chứ không chảy trực tiếp vào đầu ống. Điều này sẽ
tránh tắc ống, khiến lưu lượng nước ra đảm bảo công suất.
Mô hình được thiết kế như sau:
hình 3: mô hình bể lọc nước
Mô hình bể lọc nước này thường cho hiệu quả rất cao và kinh phí thấp
vì vậy người dân nên áp dụng mô hình này. Đây là mô hình có thể áp dụng
rộng rãi chất lượng nước tạo ra cũng khá tốt.
Để hạn chế tình trạng ô nhiễm nước ngần hiệu quả nhất thì chúng ta
nên xử lý tốt nước thải trong sinh hoạt cũng như trong chăn nuôi ở từng hộ
gia đình.
Với nước thải chăn nuôi chúng ta cần sử lý trước khi thải ra môi
trường. Có thể áp dụng mô hình hầm biogas như sau:

hình 4 mô hình hầm biogas
Mô hình này đảm bảo vừa xử lý nước thải chăn nuôi vừa tạo ra năng
lượng phục vụ cho sinh hoạt vừa tạo phân bón phục vụ cho sản xuất vì vậy
ứng dụng mô hình này sẽ mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích và kinh phí
đầu tư cho mô hình cũng không cao kỹ thuật tương đối đơn giản.
Chúng ta có thể kết hợp với mô hình VAC để có thể tận dung tối đa các
điều kiện sẵn có nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và đặc biệt là bảo vệ môi
trường.
Còn với nước thải sinh hoạt như nước xà phòng tắm giặt, nước vệ

sinh… chúng ta nên xây dựng hệ thống cống rãnh đảm bảo và trung hòa
bằng các hợp chất sinh, hóa học trước khi thải ra môi trường.
Tóm lại các biện pháp xử xý phải mang tính toàn diên và triệt để từ trên
trên nước mặt xuống nước ngầm, ngoài các biện pháp khoa học để xử lý
nước thải trước khi được thải ra như: Phương pháp lý học (dùng để lắng cát),
phương pháp sinh học (dùng vi sinh, các ao hồ lọc chất thải), phương pháp
hóa học (trung hòa nước thải, khử trùng…), phương pháp quá trình tự nhiên
(cánh đồng lọc, dùng thủy sinh vật…) thì việc quan trọng nhất là giáo dục ý
thức giữ gìn nguồn nước sạch cho mọi người dân như: Không xả nước và
rác thải sinh hoạt xuống kênh rạch ao hồ, không phóng uế bừa bãi, xây cầu
tiêu ngay trên ao nuôi cá, lắp đặt ống nước ngay trong hố ga, trong ống
cống. Ban hành những quy định chặt chẽ, nghiêm khắc về xử lý chất thải và
thực hiện những chương trình hành động thiết thực nhằm phục hồi môi
trường đang bị xâm hại nghiêm trọng, tăng cường tuyên truyền ý thức bảo
vệ môi trường cho mọi người dân nhất là những người dân sống ở ven và
trên kênh rạch. Mỗi con người cần ít nhất 1 – 1,5 lít nước trong 1 ngày để
uống và khoảng 2 lít nước để nấu ăn, 100 – 150 ml nước cho sinh hoạt (vệ
sinh, tắm giặt). Do đó mọi người phải nhận thức được vai trò quan trọng của
nước uống và phải biết lo n gại, quan tâm đến nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
từ nước thải chứa hóa chất độc hại gây biến dị sinh lý lâu dài theo hệ di
truyền, những vi khuẩn gây bệnh như thương hàn, dịch tả v.v… đang có
khuynh hướng gia tăng trong nước để có ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn
nước, một tài nguyên không phải là vô hạn của trái đất.
Mặt khác cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, và cần xử
phạt nghiêm minh đối với những cá nhân, tập thể gây ô nhiễm môi trừơng
nước. Đồng thời hoàn chỉnh luật pháp luật
CHƯƠNG III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I KẾT LUẬN
Tài nguyên nước được xem là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của thiên

nhiên. Nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mọi sự sống trên trái
đất này. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay nguồn tài nguyên này đang ô nhiễm
nghiêm trọng điều đó đã đe dọa lớn tới sự sống của nhiều loài sinh vật trong
đó có cả con người chúng ta. Qua bài tiểu luận “tài nguyên nước ở xã Thái
Đào huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang” đã đề cập tới tình trạng ô nhiễm
nước nặng nề ở một vùng nông thôn điển hình của Việt Nam. Với nộng dung
ngắn gọn trong 3 chương bài tiểu luận đã cung cấp cho chúng ta những
thông tin cơ bản nhất về thực trạng nước ở khu vực này.
Nội dung cụ thể :
Chương I: Trong chương này đã đề cập khái quát về điều kiện tự nhiên
và kinh tế xã hội của điạ phương. Đây là một khu vực tập trung đông dân
cư có điều kiệnkinh tế khá khó khăn với hoạt động nông nghiệp là chủ
yếu, đời sống của bà con còn nghèo nàn.
chương II : Trong chương này đã khái quát tình hình nước trên thế giới
và Việt Nam nêu bật nên vai trò của nước đối với đời sống cũng như
trong mọi hoạt động của xã hội
chương III : Đây là chương nêu nên tình hình ô nhiễm nước của địa
phương, nguyên nhân, hậu quả, và những phương án giả quyết vấn đề.
Qua bài tiểu luận bản thân tôi muốn truyền đạt những vấn đề nóng bỏng
nhất về tài nguyên nước của chúng ta tại một khu vực nông thôn tuy
nhiên đây không phải là vấn đề diễn ra ở một khu vực mà nó đang diễn ra
ở khắp mọi nơi trên trái đất. Vì vậy qua đây chúng ta cần có những biện
pháp quản lý cũng như sử dụng bền vững nguồn tài nguyên quan trọng
này.
II KIẾN NGHỊ
Vấn đề ô nhiễm nguồn nước là vấn đề rất nghiêm trọng ở địa phương
hiện nay nó đang từng ngày từng giờ làm ảnh hưởng tới cuộc sống của
người dân địa phương. Vì vậy cần nhanh chóng có một cuộc điều tra
chuyên sâu về vấn đề này để có thể tìm ra phương án hữu hiêu nhất hạn
chế tình trạng ô nhiễm này. Đồng thời cũng rất cần tới sự phối hợp của bà

con địa phương nên cũng cần những đợt tuyên truyền, giáo dục ý thức
bảo vệ tài nguyên nước cho bà con, và cần thyế phải có những biệp pháp
xử phạt nhiêm minh thỏa đán với các cá nhân, tập thể gây ô nhiễm cho
nguồn tài nguyên quý giá này.
PHẦN IV TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. LÊ VĂN KHOA, khoa học môi trường, NXB giáo dục, Hà Nội,
2001.
2. LÊ HUY BÁ, cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ
môi trường, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2002.
3. PGS - TS TRỊNH LÊ HÙNG, kỹ thuật xử lý nước thải, NXB giáo
dục, Hà Nội, 2008.
4. PGS – TS LƯƠNG ĐỨC PHẨM, công nghện xử lý nước bằng biện
pháp sinh học, NXB giáo dục, Hà Nội, 2009.
các địa chỉ wedsite:
1. />2. />3. />cateid=5&code=dsgun9922\1
&id=99221&tabid=4288
4. />the-nao/
5. />%A7m

×