Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

giáo án bài 23 lich su 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.29 KB, 7 trang )

Giáo sinh thực tập đợt 1: Phạm Văn Lĩnh.
MSSV:1421402180048
Ngày soạn: 08/02/2017
Lớp dạy: 10A8
Ngày dạy:15/02/2017
Bài 23
PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC,
BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỈ XVIII.
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học yêu cầu HS nắm được:
- TK XVI – XVIII, đất nước bị chia làm 2 miền có chính quyền riêng biệt và hầu như các tập
đoàn phong kiến thống trị không còn khả năng thống nhất lại.
- Trước tình trạng khủng hoảng của chế độ phong kiến ở cả 2 miền, nguy cơ chia cắt càng gia
tăng, phong trào Tây sơn, đã xoá bỏ tình trạng chia cắt, bước đầu thống nhất lại đất nước.
- Trong quá trình đấu tranh của mình, phong trào Tây Sơn còn hoàn thành thắng lợi 2 cuộc
kháng chiến (Chống Xiêm và Thanh) bảo vệ nền độc lập dân tộc, góp thêm những chiến công
huy hoàng vào sự nghiệp giữ nước anh hùng của dân tộc
2. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu nước đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ toàn vẹn đất nước.
- Tự hào về tinh thần đấu tranh của người nông dân Việt Nam.
3. Kĩ năng:
- Kỹ năng sử dụng bản đồ lịch sử.
- Bồi dưỡng khả năng phân tích, nhận định sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của thầy:
- Tham khảo tài liệu, SGK, SGV.
- Chuẩn bị giáo án điện tử, máy chiếu, máy tính.
- Một số câu nói của Quang Trung, thơ ca người đương thời nói về Quang Trung.
- Phương án tổ chức: Hoạt động cá nhân, cả lớp.
2. Chuẩn bị của trò:


- SGK, đọc trước bài trong SGK, chú ý thử trả lời các câu hỏi, sưu tập tài liệu liên quan đến
bài giảng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:1p Kiểm tra sĩ số, thái độ học tập của HS.
2. Kiểm tra bài cũ: 5p
3. Giảng bài mới: Vào cuối thế kỷ XVIII chế độ phong kiến Đàng Ngoài, Đàng Trong đều
bước vào giai đoạn khủng hoảng suy tàn., không có khả năng thống nhất đất nước . Giữa lúc
đó thì phong trào nông dân Tây Sơn đã nổ ra đã đánh đổ các thế lực phong kiến, đánh bại giặc
ngoại xâm và bước đầu thống nhất được đất nước. Để hiểu rõ hơn về phong trào Tây Sơn thầy
BÀI 23

1

1


và các em cùng tìm hiểu bài 23: PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT
ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỈ XVIII.

TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TG

Hoạt động dạy

Hoạt động học

Nội dung

9’


HĐ1: Cả lớp, cá nhân.
GV:
Câu hỏi: Em hãy cho biết
tình hình Đàng Trong và
Đàng Ngoài giữa thế kỉ
XVIII như thế nào?

HĐ1:
HS: Cuối thế kỉ XVIII thì
chế độ phong kiến Việt Nam
bước vào giai đoạn khủng
hoảng sâu sắc.

I. Phong trào Tây Sơn và
sự nghiệp thống nhất đất
nước cuối thế kỉ XVIII:

+ Đàng Trong, chúa Nguyễn
xưng vương, thành lập triều
đình riêng. Đất nước bị chia
cắt thành hai miền. Nhưng
chính quyền mới lại suy
thoái, nhân dân cực khổ.

+ Đàng Trong, chúa Nguyễn
xưng vương, sau đó chính
quyền cũng bị suy thái.

- Giữa TK XVIII, chế độ
phong ở cả Đàng Ngoài và

+ Đàng Ngoài, phong trào Đàng Trong khủng hoảng
nông dân bùng lên rầm rộ, sâu sắc
kéo dài trong hơn 10 năm và + Đàng Ngoài, phong trào
sau đó bị đàn áp.
nông dân bùng lên rầm rộ.



Phong trào nông dân
bùng nổ.

GV kết luận:
+ Cuối thế kỉ XVIII, chế độ
phong kiến Đàng Ngoài
khủng hoảng nghiêm trọng
do sự chiếm đoạt ruộng đất
của địa chủ, thuế khóa vô
cùng nặng nề, kinh tế suy
sụp, sản xuất bị tàn phá,
nhân dân phải tha hương cầu
thực, họ bị dồn vào bước
BÀI 23

2

1


đường cùng không lối thoát.
Chính vì Thế họ đã đứng lên

đấu tranh.
Câu hỏi: Em hãy cho biết
phong trào tây sơn bùng nổ ở
đâu? Do ai lãnh đạo?sự phát
triển của phong trào?

Trả lời:
- Năm 1771, cuộc khởi nghĩa
nông dân Tây Sơn đã bùng
nổ ở Bình Định
- Do 3 anh em Nguyễn
Nhạc, Nguyễn Huệ và
Nguyễn Lữ lãnh đạo.
- Sau nhiều năm chiến đấu
kiên cường, nghĩa quân đã
đánh bại chính quyền chúa
Nguyễn ở Đàng Trong,
nghĩa quân đã làm chủ được
vùng đất từ Quảng Nam trở
vào.
- Sau đó nghĩa quân tiến ra
Bắc tiêu diệt chính quyền Lê
Trịnh (1786- 1788) . Sự
nghiệp thống nhất đất nước,
bước đầu được hình thành.

- Năm 1771, khởi nghĩa
nông dân bùng nổ ở Tây Sơn
(Bình Định) do 3 anh em
Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ

và Nguyễn Lữ lãnh đạo.
- Năm 1785 đánh đổ chính
quyền chúa nguyễn ở Đàng
Trong.
- Năm1786 - 1788, nghĩa
quân tiến ra Bắc lật đánh đổ
tập đoàn Lê - Trịnh, Bước
đầu thống nhất đất nước.

GV giới thiệu: 3 anh em
Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, HS nghe, ghi nhớ.
Nguyễn Lữ có gốc vốn là
người họ Hồ,tổ tiên ở Nghệ
an,sau đổi sang họ Nguyễn.
Lớn lên 3 anh em được đưa
đến thụ giáo văn võ với thầy
Trương Văn Hiến. Chính
người thầy này đã phát hiện
ra khả năng phi thường của
Nguyễn Huệ và khuyên 3
anh em khởi nghĩa gây dựng
đại nghiệp.
- Năm 1771 cả 3 anh em đổi
sang họ Nguyễn, dựng cờ
chống Trương Thúc Loan,
tại Tây Sơn - Bình Định.
Khởi nghĩa phát triển dần
thành phong trào rộng lớn,
BÀI 23


3

1


đảm nhận sứ mệnh tiêu diệt
các tập đoàn phong kiến,
thống nhất đất nước.

5’

GV dẫn dắt: Ngoài sự
nghiệp thống nhất đất nước
phong trào Tây Sơn còn đảm
đương nhiệm vụ kháng chiến
chống ngoại xâm bảo vệ Tổ
quốc.
HĐ2:
HĐ cả lớp, cá nhân:
GV
Câu hỏi: Em hãy trình bày
nguyên nhân quân Xiêm
đem quân sang xâm lược
nước ta ?

HĐ2:

II. Các cuộc kháng chiến
ở cuối Thế kỉ XVIII:
1. Kháng chiến chống quân

+ HS theo dõi SGK phát Xiêm (1785):
biểu: Nghĩa quân Tây Sơn đã
bắt giết 2 chúa là Nguyễn Nguyên nhân: Sau khi chúa
Phúc Dương, Nguyễn Phúc bị lật đổ Nguyễn Ánh cầu
Thuần. Còn lại một người viện quân Xiêm, vua Xiêm 5
cháu của chúa Nguyễn là vạn quân Xiêm sang xâm
Nguyễn Ánh chạy thoát. lược nước ta.
Trong 2 năm 1782-1783
Nguyễn Huệ đã 2 lần đem
quân đánh Nguyễn Ánh ở
Gia Định. Cùng đường
Nguyễn Ánh đã bỏ chạy
sang Xiêm cầu cứu. Vua
Xiêm sai tướng đem 5 vạn
quân thuỷ bộ tiến sang nước
ta..

GV bổ sung, kết hợp sử
dụng bài giảng điện tử để
trình bày diễn biến chiến
thắng Rạch Gầm-Xoài Mút
để trình bày về cuộc kháng
chiến chống quân Xiêm.

Diễn biến:
- Năm 1785 Nguyễn Huệ đã
tổ chức trận đánh phục kích
Rạch Gầm-Xoài Mút (trên
sông Tiền tỉnh Tiền Giang)
đánh tan quân Xiêm, Nguyễn

Ánh phải chạy sang Xiêm.

Câu hỏi: Em hãy cho biết ý + nói lên những hiểu biết của
nghĩa của trận Rạch Gầm- mình về chiến thắng này: Ý nghĩa: Đã đập tan mưu đồ
Xoài Mút.
Đây là một thắng lợi lớn tiêu xâm lược của quân Xiêm,
diệt gần 4 vạn quân Xiêm, Miền Nam trở lại yên bình.
thể hiện tài tổ chức, cầm
BÀI 23

4

1


quân của Nguyễn Huệ.
Chiến thắng đã đập tan mưu
đồ xâm lược của quân Xiêm,
nêu cao ý thức dân tộc của
phong trào Tây Sơn.
9’

HĐ cá nhân, cả lớp:
GV: sau khi đánh thắng
quân Xiêm, 1786 Nguyễn
Huệ kéo quân ra Bắc tiêu
diệt họ Trịnh. Ông tôn phù
vua Lê, kết duyên với công
chúa Lê Ngọc Hân (con gái
Lê Hiển Tông). Sau đó ông

về Nam (Phú Xuân).
Ở ngoài Bắc, Nguyễn Hữu
Chỉnh giúp vua Lê Chiêu
Thống phản bội Tây Sơn.
Sau khi bị quân Tây Sơn
đánh, vua Lê Chiêu Thống
đã cầu cứu nhà Thanh. Vua
Thanh đã cho 29 vạn quân
sang nước ta.
GV:
Trình bày nguyên nhân, diễn
biến, kết quả, ý nghĩa của
cuộc kháng chiến chống
quân Thanh.

2. Kháng chiến chống quân
Thanh (1789 ):
Nguyên nhân: Sau khi bị
quân Tây Sơn đánh bại, Lê
Chiêu Tống cầu cứu quân
Thanh. Vua Thanh cho 29
Vạn quân sang xâm lược
nước ta.
- Để bảo toàn lược lượng
quân Tây Sơn rút về Tam
Điệp (Ninh Bình) và Biện
Sơn (Thanh Hóa).

HS thấy được mục tiêu của
cuộc tiến quân ra Bắc lần

này và ý nghĩa bài hiểu dụ:
Thể hiện tinh thần dân tộc
cao cả, ý thức quyết tâm bảo
vệ độc lập. Bài hiểu dụ đã cổ
vũ, tạo khí thế quyết tâm
chiến đấu của nghiã quân
Tây Sơn. Sau 5 ngày hành
quân thần tốc, ngày 5 Tết
nghĩa quân thắng lợi ở Ngọc
Hồi - Đống Đa.

- Năm 1788, Nguyễn Huệ
lên ngôi Hoàng đế (hiệu
Quang Trung), chỉ huy quân
tiến ra Bắc.
- Giao thừa tết Kỷ Dậu quân
ta được lên tấn công.
- Mùng 5 tết 1789, nghĩa
quân Tây Sơn giành chiến
thắng vang dội ở Ngọc HồiĐống Đa, đánh bại hoàn toàn
quân xâm lược.

HĐ nhóm:
HS dựa vào phần kiến thức
Câu hỏi: Qua phần diễn vừa học trả lời.
biến em hãy cho biết đặc
BÀI 23

5


1


điểm của cuộc kháng chiến
chống Thanh?
GV tổng kết:
+ Hành quân thần tốc.
+Tiến công vô cùng mãnh
liệt.
+ Chiến thuật thông minh
sáng tạo (Rút khỏi kinh
thành Thăng Long lúc giặc
mạnh)
+ Tiến đánh chắc thắng.
GV kết luận.
Đàm thoại với HS về vai trò
của Nguyễn Huệ trong việc
tiêu diệt các tập đoàn phong
kiến phản động và trong
cuộc kháng chiến chống
quân Xiêm, quân Thanh.
6’

HĐ3:
HĐ cả lớp, cá nhân.
GV: Vương triều Tây Sơn
thành lập nhưng không giải
quyết các yêu cầu lịch sử,
phong trào khởi nghĩa vẫn
tiếp tục.

Trình bày tiếp sự kiện
Nguyễn Huệ lên ngôi 1788.
Câu hỏi: Em hãy cho biết Trả lời: + Thành lập chính
vương triều Quang Trung có quyền các cấp, kêu gọi nhân
những chính sách gì ?
dân khôi phục sản xuất.
+ Lập lại sổ hộ khẩu, tổ
chức lại quân đội, giáo dục,
thi cử, (dịch chữ Hán ra
chữ Nôm để làm tài liệu dạy
học).
+ Đối ngoại: Hoà hảo với
nhà Thanh, quan hệ với Lào
và Chân Lạp rất tốt đẹp.

BÀI 23

6

III. Vương triều Tây Sơn:
1.Sự thành lập vương triều
Tây Sơn:
- Năm 1778, Nguyễn Nhạc
xưng Hoàng đế (hiệu Thái
Đức) Vương triều Tây Sơn
thành lập.
- Năm 1788, Nguyễn Huệ
lên ngôi Hoàng đế (Quang
Trung), thống trị vùng đất
Thuận Hoá trở ra Bắc.

2. Chính sách vương triều
Quang Trung.
- Thành lập chính quyền
phong kiến, khôi phục sản
xuất.
- Lập lại sổ hộ khẩu, tổ
chức lại quân đội, giáo dục,
thi cử, (dịch chữ Hán ra
chữ Nôm để làm tài liệu dạy
học).
- Đối ngoại: Hoà hảo với
1


nhà Thanh, quan hệ với Lào
và Chân Lạp rất tốt đẹp.
Năm 1792, Quang Trung qua
đời. Năm 1802, Các vương
triều Tây Sơn lần lượt sụp
đổ.
4’

HĐ Củng cố kiến thức: trả
lời một câu hỏi tắc nghiệm
mà GV đưa ra.

4. Dặn dò: 3 phút
- Học bài cũ.
- Đọc trước bài 24: TÌNH HÌNH VĂN HOÁ Ở CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII.
- Bài tập về nhà: Sưu tầm tranh ảnh về những công trình nghệ thuật các TK XVI - XVIII.

IV. Nhận xét, đánh giá của giáo viên hướng dẫn:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
TP.TDM ngày … tháng … năm 2017
Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn

BÀI 23

Giáo sinh thực tập

7

1



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×