Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án bài 19 lịch sử 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.13 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Phần Ba
LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858-1918)
Chương 1
VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX
BÀI 19: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐÀNG
THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯC
(Từ năm 1858 đến trước năm 1873)

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược.
- Q trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ giữa thế kỉ XIX.
- Cuộc kháng chiến của nhân ta chống thực dân Pháp xâm lược.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét, so sánh.
- Liên hệ, rút ra bài học.
3. Tư tưởng
- Thơng qua bài học, HS nắm được bản chất xâm lược của chủ nghĩa thực dân và sự tàn bạo
của chúng.
- Nêu cao tinh thần bất khuất chống ngoại xâm.
- Có nhận thức đúng đắn đối với các hiện tượng lịch sử và nhân vật lịch sử.
II. Phương pháp, thiết bị, tài liệu dạy - học:
1. Phương pháp:
- Phương pháp tường thuật.
- Phương pháp miêu tả.
- Phương pháp phát vấn
- Phương pháp thảo luận nhóm.
2. Thiết bị, tài liệu dạy học: Tranh ảnh và tài liệu có liên quan
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức (1’) Nắm sĩ số lớp học.


2. Giới thiệu sơ lược về lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 (2’)
3. Dạy - học bài mới (42’)
Trường THPT Nguyễn Minh Quang
Lớp: Mơn: Lịch Sử
Tiết thứ: Ngày:
Họ và tên GVHDCM: Lương Thị Hồng Hà
Họ và tên GSh: Nguyễn Đức Tồn
Mã số Sinh viên: 6075597
- Giới thiệu bài mới (1’) Cuối thế kỉ XIX, lịch sử Việt Nam đứng trước những thử thách cực
kì nghiêm trọng. Thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình phong kiến nhà Nguyễn trượt
dài trên con đường thoả hiệp. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta gặp nhiều khó khăn.
Để hiểu được những vấn đề đó, hơm nay chúng ta học bài 19.
Thời
lượn
g
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Kiến thức HS cần nắm
I. LIÊN QN PHÁP – TÂY BAN NHA XÂM LƯỢC VIỆT NAM
1. Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược
10’ Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- GV Dựa vào nội dung SGK giáo viên nêu câu
hỏi và chia lớp làm 4 nhóm
Em hãy cho biết tình hình kinh tế, chính trị, xã
hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX như thế nào ?
+ Nhóm 1: Tình hình chính trị.
+ Nhóm 2: Tình hình kinh tế.
+ Nhóm 3: Qn sự.
+ Nhóm 4: Xã hội, đối ngoại
- Mỗi nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi.
- GV chốt lại: Vào giữa thế kỉ XIX Việt Nam là
một quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế

độ phong kiến Việt Nam đang đứng trước
khủng hoảng suy yếu. Trong khi đó các nước
tư bản phương Tây đang đẩy mạnh xâm lược
thuộc địa khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, VN tất
yếu trở thành đối tượng xâm lược của thực dân
phương Tây.
- Chính trị: các vua triều Nguyễn ra sức khơi
phục chế độ qn chủ chun chế.
- Kinh tế: Nơng nghiệp, cơng thương nghiệp
ngày càng sa sút, tài chính khó khăn.
- Qn sự: yếu kém
- Xã hội: Đời sống nhân dân khó khăn. Mâu
thuẫn xã hội gay gắt, làm bùng nổ nhiều cuộc
khởi nghĩa chống triều đình.
- Chính sách đối ngoại sai lầm, nhất là việc
cấm đạo đã gây bất hòa trong nhân dân.
2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam
15’ Hoạt động 2: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi:
+ Em hãy cho biết Việt Nam tiếp xúc với tư
bản phương Tây từ khi nào ?
HS xem SGK trả lời:
GV nhận xét và bổ sung:
- Tư bản phương Tây nhòm ngó Việt Nam từ
rất sớm (TK XVI), các giáo sĩ Pháp đã tích cực
gây dựng cơ sở cả ở trong Nam lẫn ngồi Bắc.
+ GV phát vấn: Trong cuộc chạy đua chiếm
Việt Nam thực dân Pháp sử dụng chiêu bài gì ?
HS suy nghĩ trả lời
GV chốt ý:

- Tư bản Pháp lợi dụng đạo Thiên chúa làm
cơng cụ xâm lược Việt Nam.
- Từ giữa thế kỉ XV – XVII, người phương Tây
đã đến Việt Nam bn bán. Người Anh âm
mưu thơn tính đảo. Cơn Lơn nhưng thất bại.
- Thơng qua con đường truyền đạo các giáo sĩ
người Pháp tích cực thúc đẩy chiến tranh xâm
+ Thế kỉ XVI-XVII, các giáo sĩ Pháp đến Việt
Nam truyền đạo kết hợp xem xét tình hình, vẽ
bản đồ.
+ Nhờ sự môi giới của Giám mục Bá Đa Lộc,
Hiệp ước Véc-xai được kí kết. Pháp hứa sẽ
giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn, Nguyễn Ánh
nhường cho Pháp sỡ hữu cảng Hội An, đảo
Côn Lôn và độc quyền buôn bán với Việt Nam.
Tuy nhiên, Hiệp ước không thực hiện được vì
Cách mạng Pháp (1789) bùng nổ.
lược Việt Nam.
- 1787, Bá Đa Lộc đã giúp tư bản Pháp can
thiệp vào Việt Nam bằng Hiệp ước Véc-xai.
- 1857, Na-pô-lê-ông lập Hội đồng Nam Kì để
bàn cách can thiệp vào Việt Nam. Đồng thời,
tích cực chuẩn bị đánh Việt Nam.
- Lợi dụng chính sách cấm đạo của nhà
Nguyễn, Napoleon III liên minh với Tây Ban
Nha phát động cuộc chiến tranh chống Việt
Nam. Thực chất là để chạy đua với các nước
khác bành trướng thuộc địa sang phương Đông.
3. Chiến sự ở Đà Nẵng
12’ Hoạt động 3: Cá nhân

- GV phát vấn: Vì sao thực dân Pháp chọn Đà
Nẵng làm mục tiên tấn công đầu tiên?
HS xem SGK trả lời
- Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc-Nam,
có hải cảng sâu và rộng tàu chiến có thể hoạt
động dễ dàng.
- Gần kinh thành Huế, cách Huế 100 km về
phía Bắc, nhằm làm bàn đạp buộc triều đình
đầu hàng.
- Nơi đây Pháp đã xây dựng cơ sở giáo dân
theo đạo Kitô, hy vọng sẽ được giáo dân ủng
hộ…
- Hậu phương Quảng Nam, Quảng Ngãi giàu
có và đông dân có thể giúp chúng thực hiện
khẩu hiệu lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
- GV phát vấn: Trước hành động xâm lược
của thực dân Pháp, nhân dân ta có phản ứng
như thế nào ?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét: Quân và dân ta anh dũng chống
trả quân xâm lược. đẩy lùi nhiều đợt tấn công
của địch, sau đó thực hiện kế sách “vườn không
nhà trống” làm cho địch gặp nhiều khó khăn.
Bọn chúng bị cầm chân trong suốt hơn 5 tháng
trời (Từ 8-1858 đến 2-1859) trên bán đảo Sơn
Trà. Sau đó, Tây Ban Nha rút khỏi cuộc xâm
lược
- Sáng 1/9/1858, Pháp tấn công bán đảo Sơn
Trà, mở màn cho cuộc xâm lược.
- Quân và dân ta anh dũng chống trả đẩy lùi

các đợt tấn công của địch, sau đó thực hiện kế
sách “vườn không nhà trống” làm cho địch gặp
nhiều khó khăn.
- Quân Pháp – Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5
- GV phát vấn: Âm mưu của Pháp đánh chiếm
Đà Nẵng có thực hiện được không ? Vì sao ?
HS suy nghĩ trả lời
GV kết luận: Không thực hiện được vì quân ta
đánh trả quyết liệt, bị thương vong nhiều, khí
hậu và điều kiện sinh hoạt không hợp, ốm đau
bệnh tật, tiếp tế khó khăn.
tháng trên bán đảo Sơn Trà.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
5’
4. Củng cố
- Giữa thế kỉ XIX, lợi dụng việc triều đình nhà Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa, đàn áp giáo sĩ và
giáo dân, Pháp đã đem quân sang xâm lược nước ta.
- Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến của nhân dân ở Đà Nẵng?
5. Dặn dò
- Trả lời các câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài học tiếp theo.

Giáo viên hướng dẫn. Ngày soạn: 22/02/2011.
Ngày duyệt…/…/2011. Người Soạn: Nguyễn Đức
Toàn
Chữ ký:………………………………
………………………………………
…………………………
Nguyễn Đức Toàn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×