1
TÁC GIẢ: Thái Thị Thu Thắm
MỤC LỤC
MUCLUC .......................................................................................................................... 1
MỞ ĐÂU.... ........ ... ....... . ................................................................................................1
1 ■ Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
2. ...................................................................................................................
Tình hình nghiên cứu ...................................................................................................1
3. ...................................................................................................................
Muc đích và nhiêm vu của đề tài .................................................................................2
4. Cơ sở lý luân và phương pháp nghiên cứu ............................................................3
5. ...................................................................................................................
Giới han của đề tài .......................................................................................................3
6. Đóng góp mới của đề tài .......................................................................................3
7. Ỷ nghã lý luận và V nghĩa thực tiễn ......................................................................4
8. Kết cấu của đề tài ................................................................................................... 4
CHƯƠNG L LICH sử HÌNH THẢNH, PHÁT TRIỀN TRUYẺN KỂ JATAKA ...........5
1 ■ 1 ■ Bối cảnh lịch sử xã hội - văn hỏa ....................................................................5
1.2. Lịch sứ phát triển ................................................................................................. 7
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU NỒI DUNG JATAKA .............................................................11
2.1 ■ Nội dung tôn giáo ...............................................................................................11
2.2. Nôi dung lieh sử - xã hôi và văn hóa..................................................................28
CHƯƠNG 3. TÌM HIỂU NGHÊ THƯẢT JATAKA: .................................................... 33
3 ■ 1 ■ Nghê thuât kết cấu. ■ ■ .................................................................................33
3.2. ................................................................................................................
Nghê thuât so sánh, ấn du, tương trưng .......................................................................40
3.3. Các motif tiêu biểu đươc sử dung ..................................................................... 46
KẾT LUÁN .................................................................................................................... 50
TẢI LIÊU THAM KHẢO ............................................................................................... 51
PHƯLƯC........................................................................................................................ 52
1
MỞ ĐÀU
1. Tính cẩp thiết của để tài
Ấn Độ là một trong những nền văn hóa xuất hiện sớm nhất trên thế giới. Vãn hóa
Ấn Độ đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn và có ảnh hưởng sâu sắc đến các nền văn hóa
khác trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Phật giáo là một trong những
di sản văn hóa lớn lao của nhân loại được hình thành ở Ản Độ. Tuy nhiên, hiện nay, tại
Việt Nam, những nghiên cứu về văn học và vãn hóa Ản Độ còn hạn chế. Đặc biệt, lĩnh vực
văn học thuộc về tôn giáo như Jataka vẫn ít được phổ biến rộng rãi trong đông đảo bạn
đọc và cũng không có nhiều những công trình xứng tầm với di sản vãn hóa đồ sộ này. Nếu
muốn tìm hiểu những tinh hoa của Nho giáo, chúng ta cần bắt đầu với Tứ thư, Ngũ kinh những kinh điển của Nho gia. Cũng như vậy, nếu muốn tìm hiểu văn hóa, văn học Phật
giáo Ản Độ không thể không tìm về với Jataka - một bộ phận của Tiểu Bộ Kinh (nằm
trong bộ Nikàya). Nó thuộc về những kinh điển ra đời sớm nhất của của Phật giáo trên
chính quê hương Ản Độ.
Thứ nữa, Jataka là một bộ truyện có sự ảnh hưởng rộng lớn đến văn học Đông,
Tây. Vì vậy, việc tìm ra những nét tiêu biểu, những bộ phận được tiếp thu, học tập từ
Jataka của các nền vãn học khác là một việc cần thiết.
Ngoài ra, Phật giáo là một tôn giáo phát triển mạnh ở Châu Á.. Việc tìm hiểu
những đặc trưng truyện kể Jataka sẽ cung cấp nhiều hiểu biết về Phật học cho những
người quan tâm đến Phật giáo. Theo số liệu thống kê của Adherents thì mười nước có số
Phật tử đông nhất đều nằm ở Châu Á (Trung Quốc có 102000000 người, Nhật Bản có
89650000 người, Thái Lan có 55480000 người, Việt Nam có 49619000 người, Myanma
có 12540000 người, Hàn Quốc có 10920000 người, Đài Loan có 9130000 người,
Campuchia có 9130000 người và Ấn Độ là 7000000 người).
2. Tĩnh hình nghiên cứu
Khi tìm đọc những cuốn sách về văn học Ấn Độ, văn học phương Đông, chẳng
hạn như: Văn học Ấn Độ do tiến sĩ Phan Thu Hiền tuyển chọn và giới thiệu, Tủ sách Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn xuất bản vào năm 1997, chứng ta đều thấy nhắc đến kho
tàng truyện kể Jataka. Mặt khác, do thuộc về lĩnh vực tôn giáo nên chúng ta cũng thấy có
ít nhiều những tài liệu tôn giáo nhắc đến Jataka như trong cuốn Đại tạng kinh Việt Nam,
Kinh Tiểu Bộ được Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ra mắt độc giả vào năm 2001.
Jataka đã được dịch ra tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác. Tại Việt Nam, Jataka mới chỉ
bắt đầu được dịch từ năm 1989 và hoàn thành vào năm 1993 với các dịch giả Thích Minh
Châu, Nguyên Tâm Trần Phương Lan, Trần Tuấn Mần. Chúng ta cũng có thể tìm đọc đầy
đủ truyện Jataka
trên Internet thông qua một số website sau:
www.budhanet.net,www.thuvienhoasen.org với bản dịch của
Thích Minh Châu và Trần Phương Lan; www.phatviet.com với bản dịch của Nguyên Hiệp
dựa theo bản Anh ngữ của Robert Chalmers. Ngoài ra, văn bản truyện kể Jataka còn được
phổ
biến
trên
nhiều
trang
web
Phật
giáo
khác
như:
www.daotam.org,www.nigioingaynay.com,www.tangthuphathoc.net,
www.daitangkinhvietnam.org.
2
về lịch sử nghiên cứu vấn đề: cho đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam mới chỉ xuất
hiện một số những bài nghiên cứu nhỏ ve Jataka đăng trên các báo, tạp chí và trang web
về văn học, văn hóa và Phật giáo. Nghiên cứu toàn bộ Jataka trên một khía cạnh thì có bài
viết Phương diện kết cấu trong nghệ thuật kể chuyện thuyết pháp của Jataka - Những câu
chuyện tiền thân Đức Phật đãng trên Tạp chỉ văn học tháng tám năm 2008 và đuợc tải lên
trang web www.vanhoahoc.com của PGS.TS Phan Thị Hiền. Bài viết đã phân tích bốn
kiểu kết cấu chính đặc trung cho nghệ thuật tự sự phuơng Đông và hình thức kể chuyện thuyết pháp của Jataka. Ngoài ra, cũng có một số bài viết đề cập đến nội dung của một bộ
phận hoặc một câu chuyện trong kho tàng Jataka. Chẳng hạn nhu bài viết Hoa và mưa
trong kinh văn Đức Phật đăng tải trên www.phapluan.net có một phần nội dung cho ta
thấy ý nghĩa của hình ảnh mua và hoa sen trong hai câu chuyện tiền thân Đức Phật; bài
viết Hình tượng Bồ Tát Quan Âm và vấn đề bình đẳng giới ưên website www.giacngo.vn
nêu lên sự tiếp nối tinh thần bình đẳng giới trong Phật giáo từ thời kì khai thủy đến sau
này mà điểm xuất phát còn đuợc ghi lại ở nội dung của Jataka. Bên cạnh đó, chứng ta
cũng có thể tham khảo đuợc nhiều bài viết mang tính chất giới thiệu về Jataka nhu bài
giới thiệu của Thích Minh Châu ở đầu cuốn sách tập một Chuyện tiền thân Đức Phật Jataka, bài giới thiệu Kinh Tiểu Bộ, trong đó có Jataka của GS. Trần Phuơng Lan.
Nhìn chung, số luợng các bài nghiên cứu ve Jataka ở Việt Nam là không nhiều
và cũng không có một công trình nghiên cứu quy mô nào đuợc thực hiện xứng tầm với giá
trị của Jataka.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Jataka là tập kinh ghi lại những chuyện tiền thân của Đức Phật. Những câu chuyện
này vừa có một khối luợng đồ sộ với 547 truyện; vừa có những đặc sắc về văn học nhu kết
cấu, phuơng thức tự sự...; vừa chứa đựng những kiến thuc thuộc về văn hóa và lịch sử Ản
Độ; vừa có một sự ảnh huởng rộng lớn đến vãn học, vãn hóa nhiều nuớc trong khu vục và
trên thế giới đặc biệt là ở Thái Lan, Srilanka, Myanma, Trung Quốc, Việt Nam, ...Nói tóm
lại, Jataka có giá trị trên nhiều phuơng diện khác nhau: vãn học, tôn giáo, văn hóa, lịch
sử,...Vì vậy, việc tìm hiểu Jataka một cách bao quát và toàn diện hơn là cần thiết. Đó là
cơ sở để khẳng định giá trị của kho tàng văn học tôn giáo này.
Jataka thuộc về kho tàng văn học Phật giáo cổ xua nhất của Ãn Độ. Cùng với lịch
sử hơn 2500 năm của Phật giáo, Jataka đã tìm đến với bạn đọc nhiều vùng lãnh thổ khác
nhau trên thế giới cả phuơng Đông lẫn phuơng Tây. Ở Việt Nam, Jataka cũng đuợc dịch
sang Việt ngữ từ năm 1989 và đuợc hoàn thành, giới thiệu với độc giả từ năm 1993. Trong
thời gian gần hai muơi năm xuất hiện tại Việt Nam, Jataka vẫn còn là “mảnh đất mới” với
nhiều nhà nghiên cứu văn học, văn hóa; vẫn còn là “miền đất hoang sơ” bởi chua đuợc phổ
biến với đông đảo bạn đọc. Vì thế, đề tài nhằm huớng đến mục đích giới thiệu và tạo cơ
sở lí luận để mọi nguời có thể tìm hiểu, khám phá những nét đặc sắc của truyện kể tồn giáo
độc đáo này.
Mặt khác, qua việc nghiên cứu Jataka, chúng ta sẽ hiểu thêm phần nào về Phật
giáo - một trong hai tôn giáo lớn của Ãn Độ, hiểu thêm về Ản Độ - một trong những nền
văn hóa lớn của thế giới, có ảnh huởng manh mẽ đối với văn
3
hóa Việt. Những mục đích này chỉ có thể thực hiện được thông qua việc tìm hiểu các
phương diện khác nhau của truyện kể Jataka - nơi vừa thể hiện những nội dung tôn giáo
lại vừa cung cấp những hiểu biết về lịch sử văn hóa; vừa mang những đặc sắc của vãn học
phương Đông giai đoạn cổ đại vừa biểu hiện những sinh hoạt tôn giáo vào giai đoạn khởi
thủy.
Um hiểu Jataka, người thực hiện đề tài còn nhằm mục đích tìm hiểu về quá trình
tu tập của Đức Phật. Qua đó làm sâu sắc thêm những đặc sắc của tôn giáo này và đi đến
khẳng định những giá trị của nó trong đời sống tâm linh phương Đông.
Đề tài được thực hiện với mong muốn tiếp cận một vài đặc điểm tiêu biểu của
Jataka. Qua đó, góp thêm cơ sở cho sự khẳng định di sản vãn hóa độc đáo này của Ấn Độ
nói riêng và phương Đông nói chung. Đề tài cố gắng đi vào tìm hiểu các đặc điểm về mặt
nội dung tập trung vào những triết lí Phật giáo và những giá trị văn hóa của Ãn Độ được
thể hiện qua câu chuyện về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ghi chép trong Jataka. Bên canh
đó, đề tài cũng đúc kết một số những đặc sắc vãn chương của truyện kể tôn giáo này về
mặt nghệ thuật như hình thức kết cấu, biện pháp ẩn dụ, tượng trưng.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đe tài được thực hiện trên cơ sở sử dụng thao tác nghiên cứu chính là liệt kê, hệ
thống: giúp cho việc nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn với những bảng biểu tác phẩm và hệ
thống nhân vật, sự kiện. Qua sự liệt kê đó, chúng ta sẽ nhóm gộp các tác phẩm theo tiêu
chí nhất định để dễ dàng tiếp cận tác phẩm.
Phương pháp phân tích, tổng hợp dùng để nhận ra những giá trị của tác phẩm, công
việc phân tích, tổng hợp là cần thiết. Qua đó, những cái hay, cái đẹp sẽ được trình bày sâu
sắc hơn.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: văn học - tôn giáo - triết học là phương pháp
chính được sử dụng để thực hiện đề tài. Do đặc thù của đối tượng nghiên cứu, phương
pháp liên ngành xã hội sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Jataka. Bằng kiến thức mỗi ngành,
chúng ta sẽ hiểu được một phương diện nào đó của Jataka. Tù đó, chúng ta sẽ có được
diện mạo tương đối đầy đủ về kho tàng truyện kể này.
5. Giới hạn của đề tài
Đe tài tiến hành khảo sát 547 truyện kể Jataka theo bảng tiếng Pali được nhà sư
Thích Minh Châu và tiến sĩ Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch ngữ, đãng tải trên trang
web www.budhanet.net dựa trên văn bản của cuốn sách Chuyện tiền thân Đức Phật, Jataka
(dựa trên nguyên bản tiếng Pali và bản tiếng Anh của H.T.Francis, E.B.Cowell, W.F.Rouse
do Hội kinh tạng Pali ở London, Anh quốc giới thiệu) được Viện nghiên cứu Phật học Việt
Nam xuất bản năm 1993. Phần Jataka này được sắp xép vào tập bốn, năm, sáu, bảy, tám,
chín và mười trong mười tập của bộ sách Đại tạng kinh Việt Nam, Kinh Tiểu Bộ được Viện
nghiên cứu Phật học Việt Nam ra mắt độc giả vào năm 2001.
6. Đóng góp mới cửa đề tài
Đề tài đi vào trình bày những nội dung tôn giáo và văn hóa - xã hội được thể hiện
trong Jataka. Việc làm này sẽ giúp chúng ta có thể “giải mã” được Jataka dễ dàng hơn.
4
Đe tài cũng đi sâu vào trình bày những hình ảnh mang tính chất ẩn dụ, tượng trưng
và những hình ảnh so sánh đã góp phần làm cho ý nghĩa của Jataka thêm sâu sắc. Đe tài
còn tìm hiểu một số những motif chính được sử dụng vào trong tác phẩm. Chính những
đặc điểm này góp phần tạo nên những đặc sắc về mặt nghệ thuật ngôn từ của tác phẩm.
Từ đó, chứng ta có thể có được diện mạo tổng quan tương đối về Jataka.
7. Ỷ nghĩa lý luận và ỷ nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa lý luận: Đe tài thực hiện sẽ góp phần cung cấp những tư liệu cơ sở để đi
sâu tìm hiểu truyện kể Jataka. Từ đó, chúng ta sẽ có thêm những hiểu biết về nền văn học
Ấn Độ. Đồng thời, đề tài có thể sử dụng để tham khảo về những đặc điểm văn hóa, lịch sử
của Ấn Độ cổ đại.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài thực hiện có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những
công trình nghiên cứu liên quan đến văn học, văn hóa Ản Độ.
8. Kết cẩu của đề tài
Đe tài sẽ đi vào tỉm hiểu vấn đề nghiên cứu trên hai phương diện chính là đặc
trưng nội dung và nghệ thuật truyện kể. Bên cạnh đó, đề tài có phần Chương một mang
tính chất giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của truyện kể. Ngoài ra, đề tài còn
có phần Phụ lục gồm bảng, hình vẽ, tranh ảnh mang tính chất minh họa và thể hiện nội
dung nghiên cứu của đề tài. Đe tài sẽ được trình bày theo kết cấu như sau:
MỤC LỤC
Mỏ ĐẦŨ
CHƯƠNG 1. LỊCH sử HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỀN JATAKA
1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội - văn hóa
1.2. Lịch sử phát triển truyện kể Jataka CHƯỞNG
2. TÌM HIỂU NỘI DUNG JATAKA
2.1. Nội dung tôn giáo
2.2. Nội dung lịch sử xã hội và văn hóa CHƯỜNG 3.
TIM HIỂU NGHỆ THUẬT JATAKA
3.1. Nghệ thuật kết cấu
3.2. Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, tượng trưng
3.3. Các motif tiêu biểu được sử dụng
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
5
CHƯƠNG 1. LỊCH sử HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TRUYỆN
KẺ JATAKA
1.1. Bổi cảnh lịch sử xã hội - văn hóa
Ãn Độ là nơi phát sinh và nuôi dưỡng nhiều tôn giáo lớn của thế giới, trong đó có
Phật giáo. Đe có thể hiểu thấu đáo hơn về kinh điển của Phật giáo, chúng ta cần tìm về
hoàn cảnh lịch sử xã hội và văn hóa của Ản Độ trong giai đoạn hình thành những kinh điển
Phật giáo. Việc làm này sẽ giúp chúng ta nhận ra tính tất yếu của việc hình thành kinh điển
đồng thời nhận thấy được cơ sở ra đời, những tác động tạo nên hệ thống tư tưởng của Phật
giáo cũng như chất liệu lịch sử được sử dụng trong kinh điển. Ở đây, chúng ta sẽ đi vào
tìm hiểu bối cảnh lịch sử hình thành nên Jataka, một bộ phận của Tiểu Bộ Kinh
(Khunddaka Nikàya), nằm trong kho tàng kinh Nikàya.
Đầu tiên, chúng ta phải nhận thấy rằng sự ra đời của lataka dựa trên sự phát triển
của Phật giáo trong bối cảnh lịch sử, xã hội lúc bấy giờ. Phật giáo ra đời ở miền Bắc Ấn
Độ vào khoảng thế kỉ thứ VI trước công nguyên. Vào thời kì này, lãnh thổ Ấn Độ phân
chia thành bốn nước lớn là: Vatsa, Avanti theo chế độ Quân chủ chuyên chế; Kosala và
Magadha theo chế độ Cộng hòa. Trở về trước, tư tưởng của Bà la môn giáo luôn thống trị
trong xã hội (như Rig Veda, Bràhmana và Upanishad). Thế nhưng, đến giai đoạn Đức
Phật tại thế thì thế lực của Bà la môn giáo ngày càng giảm sút, nhiều hệ thống tư tưởng
mới xuất hiện, thỏa mãn việc tìm kiếm giải thoát trong đời sống tâm linh của người dân
Ấn Độ, trong đó có đạo Phật. Đạo Phật với tinh thần bình đẳng, không phân biệt đẳng cấp,
có cái nhìn chân thực, ít yếu tố siêu hình, chủ yếu dựa trên phẩm hanh đạo đức và trí tuệ
đã đáp ứng được những nguyện vọng của đông đảo người dân Ản Độ lúc bấy giờ. Đạo
Phật còn có được sự ủng hộ của nhiều vị vua hùng manh, nhiều nhà trưởng giả trong xã
hội Ản đương thời nên càng có nhiều điều kiện thuận lợi để lan tỏa sâu rộng không những
trong phạm vi lãnh thổ Ấn Độ mà còn vươn ra khu vực và thế giới. Phật giáo là tôn giáo
của cả những ông hoàng lẫn kẻ ăn mày.
Chúng ta biết rằng, lúc Đức Phật tại thế, hình thức phổ biến để khuyến giáo cho
chúng sinh là truyền miệng, ngôn ngữ chủ yếu được sử dụng là tiếng Pàli - thứ ngôn ngữ
được đông đảo dân chúng Ãn Độ, cả người giàu lẫn người nghèo dùng trong giao tiếp hằng
ngày. Do đó, thời kì này kinh Phật chưa được ghi chép thành vãn bản dù trong xã hội, đạo
Phật giữ vai trò trọng yếu trong đời sống tâm linh và được các quốc vương đề cao lên thành
quốc giáo. Mãi gần 100 năm sau khi Đức Phật nhập diệt thì lataka mới ra đời. Sự xuất
hiện của lataka như một hiện tượng tất yếu trên cơ sở truyền thống văn học tôn giáo đã có
trước kia ở Ấn Độ, yêu cầu mở rộng và phát triển tôn giáo cùng những điều kiện xã hội
thuận lợi. Cụ thể như sau:
Sự ra đời của latáka dựa trên cơ sở của văn học nghệ thuật đương thời và lịch sử
của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Jataka là những câu chuyện tiền thân do Đức Phật nhớ
mà kể lại cho tăng chúng nghe. Khả năng nhớ lại tiền kiếp của Đức Phật được ghi nhận
như là kết quả của việc ngồi thiền định suốt 49 ngày đêm dưới gốc cây Bồ đề
(Bodhydruma) hay còn gọi là Tất-bà-la (Pippala). Và không những Đức Phật có thể nhớ
được tiền kiếp của mình mà
6
còn biết được tiền kiếp của mọi người. Ngoài ra, Jataka cũng tiếp thu những câu chuyện
dân gian. Các bài học đạo đức đúc kết từ những câu chuyện này có liên hệ gần gũi với giáo
lí của đạo Phật. Bên canh đó, hình thức thuyết pháp bằng các tác phẩm truyện kể và thơ ca
cũng đã có từ trước đó, bắt nguồn từ Rig Veda đến Upanishad. Hình thức thuyết pháp của
Đức Phật chịu ảnh hưởng của những nhà ngụy biện đương thời. Trong những bài thuyết
pháp như vậy, để mọi người dễ nhớ và để buổi thuyết giáo sinh động, Ngài thường đặt ra
các câu hỏi, kể những ngụ ngôn và tóm tắt các giáo lí trong những câu ngắn mà chúng ta
gọi là kệ.
Jataka hình thành còn xuất phát từ những yêu cầu tôn giáo.
Thứ nhất do yêu cầu giáo hóa chúng sinh. Thời Đức Phật tại thế, một trong những
cách giáo hóa hữu hiệu mà Đức Phật sử dụng là lấy quá trình tu tập của bản thân mình,
những kinh nghiệm mà mình đã trải qua làm ví dụ để giúp chúng sinh giác ngộ. Và số
lượng truyện kể tiền thân lên đến 547 truyện bởi vì theo Đức Phật, giáo pháp là phương
tiện để giúp người học đạo thành công và tùy nơi, tùy cảnh huống, tùy đối tượng mà có
những pháp thoại tương ứng để giúp họ có được sự an lạc, tìm đến được với sự giải thoát.
Thứ hai, bằng hệ thống truyện kể này, chúng ta sẽ phác họa được chân dung của
Đức Phật: vừa là một con người gần gũi, tâm lí, đầy trí tuệ, đủ sự tinh tường; vừa là một
thánh nhân với những yếu tố huyền thoại bao quanh: khả năng thấu thị quá khứ, tương lai,
những phép thần thông (quán tưởng, thần giao cách cảm, biến hóa sự vật...)
Thứ ba, thể hiện những triết lí của Đạo Phật. Bởi tác phẩm sinh ra từ chính tư
tưởng, thái độ, tinh thần của tác giả.
Thứ tư, hình thức truyện kể xen lẫn thi kệ là hình thức thuyết giảng giáo lí sinh
động, dễ đi vào lòng người hơn những kinh điển khô khan. Các Jataka vừa giúp ta hiểu về
những triết lí nhà Phật, vừa thể nghiệm được bản thân mình trong giáo lí ấy lại vừa có thể
mang lại sự giải trí bổ ích với những câu chuyện mang đầy tính chất nhân đạo, đôi khi có
pha chút mỉa mai, chế giễu. Tính chất giáo huấn và giải trí song song tồn tại.
Tóm lại, khi nói đến yêu cầu tôn giáo, chứng ta thấy Jataka đã hướng đến mục
đích giáo hóa trước hét. Thứ nữa, Jataka là hình thức giáo hóa phù hợp với tình hình xã
hội và tôn giáo bấy giờ. Chính những yêu cầu trên đã dẫn đến những đặc điểm hình thức
và nội dung của Jataka. Jataka thể hiện phương pháp giáo hóa là đối thoại và nêu ví dụ
sinh động. Phương pháp này khiến người nghe dễ hiểu và nhanh chóng đốn ngộ. Xuất phát
từ căn cơ của đối tượng cần thuyết giảng mà lựa chọn những câu chuyện phù hợp.
Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, đạo Phật tiếp tục được phát triển với quá trình
giáo hóa chúng sinh do các đệ tử của Phật đảm trách. Việc ghi nhớ, truyền dạy, thuyết
phục bằng những ngôn từ của Đức Phật; yêu cầu xây dựng một kho tàng kinh điển thống
nhất làm cơ sở cho giáo lí nhà Phật trở nên cấp thiết bởi đã có những ý kiến không thống
nhất với nhau về quan điểm tu tập và những dị biệt trong sự ghi nhớ nội dung những lời
dạy do Đức Phật thuyết giáo.
Cùng với những yêu cầu tôn giáo trên, điều kiện xã hội cũng tạo ra những tiền đề
thuận lợi để ghi chép và lan truyền kinh điển. Đất nước Ãn Độ
7
lúc bấy giờ đã là quốc gia của Phật giáo. Jataka được ra đời trong lần kết tập kinh điển thứ
ba diễn ra sau khi Phật nhập Niết Bàn trên dưới 100 năm dưới thời đại của vua Asoka. Lần
kết tập thứ ba diễn ra vào thế kỉ in trước công nguyên dưới thời vua Asoka. Đây là một
vị vua vốn rất hung bạo nhưng từ khi trở thành Phật tử, ông đã thực hành nhiều điều thiện,
nâng Phật giáo trở thành quốc giáo, xây dựng nhiều công trình kiến trúc lấy đề tài từ Phật
giáo và đặc biệt là bảo trợ cho Đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba của Phật giáo. Dưới thời
đại của vị vua này, Phật giáo mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra ngoài Ãn Độ. Giáo lí của đạo
Phật theo chân những nhà truyền đạo đến với châu Âu, sang các nước Trung Á, qua Trung
Đông, Trung Quốc, Myanma, Srilanka,...Đây là lần kết tập có số lượng tỳ kheo tham dự
đông nhất và những kết quả đạt được cũng đánh dấu sự phát triển cao của Phật giáo với
việc hoàn thành kho kinh điển gồm Luật tạng, Kinh tạng, Luận tạng. Jataka cũng là bộ
kinh được hình thành trên những “ngôn hành” của Đức Phật được tưởng nhớ lại, thuyết về
đời quá khứ của các vị Phật và những đệ tử của Phật trong đại hội tập kết kinh điển thứ ba
trên cơ sở những bộ kinh đã có từ những lần tập kết trước. Thời điểm này, Phật giáo đã
được phân chia ra nhiều nhánh khác nhau với những quan điểm khác nhau về giới luật
cũng như về giáo pháp. Cũng chính từ đại hội này, những kinh điển của Phật giáo được
phổ biến sang nhiều nước trong khu vực, mở ra một giai đoạn phát triển rực rỡ của Phật
giáo nhờ vào công đức của con trai vua Asoka.
Trên đây là những cơ sở về xã hội và vãn hóa cơ bản tạo điều kiện cho sự ra đời
và lan truyền Jataka - Chuyện tiền thân Đức Phật.
1.2. Lịch sử phát triển
Jataka cấu tạo từ jata có nghĩa là tiền thân. Jataka được dịch ra dưới nhiều tên gọi
khác nhau. Ngoài tên được dịch là Chuyện tiền thân Đức Phật thì Jataka còn được dịch là
Kinh Bon sinh, Bổn sinh truyện, Túc sinh truyện.
Đây là bộ truyện đồ sộ nhất trong kinh điển Pali. Jataka có 6 tập, chia thành 22
chương. Sự phân chia này dựa trên số lượng các bài thi kệ xuất hiện trong mỗi Jataka.
Jataka đã được đưa vào Kinh Tiểu bộ ở đợt kết tập kinh tạng lần thứ ba dưới thời
vua Asoka (khoảng thế kỉ in trước công nguyên). Đây là tập thứ mười trong 15 tập của
Tiểu Bộ Kinh (Khunddaka Nikàya). Dù là bộ kinh chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong
năm bộ Nikàya (Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng Chi Bộ và Tiểu Bộ) nhưng
nó lại mang tên gọi là Tiểu Bộ Kinh, theo Giáo sư Trần Phương Lan thì: “ “Tiểu ” ở đây,
theo các vị luận sư, muốn chỉ tỉnh cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể
vãn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Đức Phật thuyết giảng, các tiền thân Đức Phật
với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Đức Phật, các vị A la hán, sự
tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn..., đến các luận thư phân
tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Đàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau”.1
Cơ sở ban đầu của Jataka là những bài thi kệ do Đức Phật cảm hứng đọc lên, các
đệ tử của Phật ghi nhớ và đưa ra tại những lần tập kết để lưu giữ, gọi là
1
GS. Trần Phương Lan, Giới thiệu kinh Tiểu Bộ (Khuddaka Nikàya), www.buddhismtodav.com
8
“ngôn hành” của Đức Phật. Có khi những bài thi kệ trong tác phẩm cũng do các chư tăng
là tôn đồ nhà Phật cảm tác nên. Những vị đệ tử của Phật, cả tỳ kheo lẫn tỳ kheo ni, cũng
sáng tác ra nhiều bài kệ hay. Chúng ta có thể khẳng định điều này qua hai bộ kinh cũng
được tập hợp trong Tiểu Bộ Kinh dẫn ra trên đây. Giả thuyết này có tính thuyết phục cao
nhờ vào dấu vết còn lại ở hình thức kết cấu của các câu chuyện tiền thân này. Các câu
chuyện luôn mở đầu bằng những câu kệ.
Hiện nay, đa số các học giả đồng ý với giả thuyết về tác giả và thời gian ra đời của
Jataka như sau:
về tác giả: đầu tiên, cơ sở tạo thành Jataka là những lời dạy và những bài thi kệ
mà Đức Phật giảng thuyết lúc còn tại thế; sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, các đệ tử nhà
Phật đã khéo đưa những câu chuyện dân gian vào và thay đổi, bổ sung, phát triển nó thành
phần thứ hai là câu chuyện quá khứ về tiền thân Đức Phật, bắt đầu sử dụng những câu
chuyện này vào lĩnh vực truyền giáo và thuyết pháp giáo lý nhà Phật; cuối cùng, những đệ
tử Phật mới dần dần đưa những tác phẩm Jataka này vào kho tàng kinh điển nhà Phật,
nâng cao giá trị của nó lên thành di sản vãn học nghệ thuật, văn hóa - tôn giáo của Ấn Độ
và của nhiều quốc gia, dân tộc, nhiều khu vực trên thế giới. Như vậy, tuy trong kho tàng
Jataka, chứng ta thấy rằng về hình thức, người kể chuyện chính là Đức Phật nhưng thực
tế, Ngài không phải là tác giả của những truyện kể này, những vấn đề được Đức Phật giảng
thuyết chỉ mang tính chất cơ sở nền và cung cấp bài học giáo hóa cơ bản làm mục đích cho
nội dung sáng tác của những tác phẩm mà thôi. Tác giả của Jataka có thể là những chư
tăng, tỳ kheo, tỳ kheo ni, những cư sĩ, những tín đồ nhà Phật. Và cũng có thể như nhiều
tác phẩm văn chương khác ở Ản Độ vào thời kì cổ đại, tác giả Jataka là tác giả tập thể và
không thể xác định cụ thể tên tuổi, về thời gian: vào thời Đức Phật còn tại thế, những câu
chuyện Jataka này chưa được ghi chép và lưu giữ trong kho tàng kinh điển nhà Phật. Ở
giai đoạn sơ kì của Phật giáo, hình thức giáo hóa chủ yếu là “sư sư tương thừa, dĩ khẩu
truyền khẩu”. Chính vì thế nên Jataka không thể được ghi chép khi Đức Phật còn tại thế
được. Mặt khác, Đức Phật cũng không bận tâm đến việc ghi chép lại vào sách vở các giáo
lí của đạo Phật. Khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giới luật không còn được thực hiện nghiêm
túc, yêu cầu mở rộng giáo phái cùng với việc ổn định trật tự, chỉnh chu giáo lí được đặt ra.
Chính vĩ thế mà diễn ra ba lần kết tập kinh điển trong vòng trên dưới 100 năm sau khi Phật
nhập Niết Bàn. Như vậy, phải mãi sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, những câu chuyện này
mới thực sự được phát triển và hoàn thiện. Căn cứ vào cách sử dụng ngôn ngữ, cách hành
vãn, những nội dung xã hội, tính chất của các giáo lý được chuyển tải, những học giả đã
kết luận rằng: thời gian ra đời những Jataka này có thể là sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn
khoảng vài chục năm. Tuy nhiên, lataka không phải một sớm một chiều mà thành hình,
đó là cả một quá trình, có thể trải dài từ khi Đức Phật còn tại thế cho đến vài trăm năm sau
khi Đức Phật tịch diệt. Và những tác giả Jataka có thể đã xuất hiện từ thời Đức Phật còn
tại thế bởi: Các Jataka trình bày những cách thức tổ chức tăng đoàn, hình thức sinh hoạt
của tăng chúng, các phương pháp tu tập ở thời kì Đức Phật còn tại thế, mang tính nguyên
thủy của Đạo Phật, chưa có sự phân chia chi nhánh trong Đạo Phật. Một nguyên nhân khác
là chỉ những người sống
9
vào giai đoạn đó mới có thể hiểu một cách thấu đáo những giáo thuyết đương thời mà Đức
Phật truyền dạy, mới có thể có một cách nhìn nhận tình hình xã hội chính xác, mới có thể
nắm vững những nội dung của các tác phẩm văn học dân gian đã hình thành trước khi Phật
giáo xuất hiện và có sự kết dính chúng với những cơ sở giáo lý nhà Phật thành công và
chân thật đến vậy.
Cùng với sự hoàn thiện về hình thức và nội dung, Jataka cũng có sự phát triển
trong hình thức lưu truyền. Ban đầu, đó chỉ là những câu chuyện được lưu truyền bằng
miệng, thông qua những bài thuyết pháp, truyền giáo của những bậc sư trưởng của Phật
giáo, về sau, Jataka có được hình thức lưu truyền ổn định bằng văn bản tức được ghi chép
trong kho tàng kinh điển nhà Phật. Tóm lại, Jataka có một quá trình hình thành, phát triển,
hoàn thiện khá dài lâu.
Jataka có sức ảnh hưởng rộng rãi đến khu vực văn học ngoài Ản Độ, đặc biệt là
ở những nước có Đạo Phật chiếm vị trí trọng yếu trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng. Mặt
khác, Jataka còn tác động đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa,...
về sự ảnh hưởng và lan truyền của Jataka:
Cần khẳng định rằng Jataka là kho tàng văn học tôn giáo, do đó, trước hét, Jataka
ảnh hưởng đến nền văn học Phật giáo những dân tộc, quốc gia, khu vực lãnh thổ có Đạo
Phật phát triển với yêu cầu truyền giáo. Khi Jataka du nhập vào Thái Lan, nó có sự biến
đổi phù hợp với văn hóa bản địa cũng như đặc trưng về văn học của người Thái, trở thành
những câu chuyện gọi là Xattakham. Ở Malaysia và Lào cũng xảy ra trường hợp tương tự,
kết quả là sự hình thành nên truyện kể Jataka truyện tụng kể Jetaka và Satok ? (Xin Xay).
Tại khu vực Đông Nam A, Jataka khi vào Campuchia cũng mang một sắc thái riêng biệt
và không kém phần thú vị. Ở Ba Tư (tức Iran hiện nay), những chuyện tiền thân Đức Phật
đã được biết đến từ rất sớm. Vào khoảng thế kỉ VI, vua Ba Tư lúc bấy giờ là Khusru đã ra
chiếu chỉ dịch Jataka sang tiếng Ba Tư với tên gọi là Pancatantra. Đến thế kỉ VUI, Jataka
mở rộng sự ảnh hưởng trong khu vực Trung Đông nhờ vào bản dịch tiếng Ả Rập dưới tên
gọi là Kaỉiỉag và tiếng Xy-ri với tên gọi là Damnag. Ở Srilanka, Chuyện Tiền thân Đức
Phật được gọi là Pansiya Panas Jathakaya. Nước này đã đưa truyện Jataka lên mạng tại
địa chỉ website www.jathakakatha.org. Ngoài ra, Jataka còn được dịch sang nhiều thứ
tiếng khác như Hy Lạp, La Mã, Do Thái. Như vậy, Jataka đã có một phạm vi ảnh hưởng
rộng lớn trên nhiều khu vực thế giới.
Hơn nữa, Jataka cũng chứa đựng nhiều motif của các truyện kể dân gian Ấn Độ,
cho nên, một số câu chuyện Jataka được nhân dân các dân tộc khác, đặc biệt là các dân
tộc ở Châu Á vay mượn vào việc sáng tác các tác phẩm dân gian của mình. Nguồn Jataka
được vay mượn nhiều nhất có lẽ là các Jataka có nhân vật là loài vật. Những truyện này
được phát triển thành những ngụ ngôn.
Thêm một lí do khác để các Jataka ảnh hưởng đến văn học dân gian ở nhiều nước
là vì tuy là tích Phật nhưng các Jataka vẫn mang đậm hơi thở cuộc sống với những bức
tranh miêu tả cuộc sống thường nhật và thiên nhiên tươi đẹp xung quanh con người cùng
những bài học đạo đức mang tính chất phổ biến và có giá trị bất biến đối với toàn nhân
loại. Học giả Quang Sơn đã có một bài viết đăng trên Tập san Pháp Luân, số 6, tháng 9
năm 2004 là ‘‘Trong cơn
10
nguy khốn biết tình bạn thân ”, nói về sự liên hệ giữa câu chuyện tiền thân Jataka sổ 206,
Tiền thân Kurunga-Miga với câu chuyện ngụ ngôn về tình bạn được đọc trong sách Tập
đọc lớp hai.Cả hai câu chuyện trên đều chứa đựng motif mẹo lừa nhưng trong lúc hoạn
nạn, một bên thì giúp đỡ nhau cùng vượt qua, còn một bên thì bỏ rơi bạn vì sự ích kỉ.
Quảng Kiến cũng có một bài viết với tiêu đề “Từ chiếc bát trong kinh điển Phật giáo đến
chiếc niêu trong truyện cổ dân gian ” cũng cho ta thấy sự vay mượn motif chiếc bát khất
thực của các tu sĩ vào vãn học dân gian. Trong văn học dân gian phương Tây, chúng ta
thấy câu chuyện hai gấu con tranh pho mát rất gần với truyện hai rái cá tranh mồi, chó
rừng hưởng lợi được chép trong Jataka sổ 400. về sau này, người ta còn sử dụng Jataka
làm ngụ ngôn để giáo dục trẻ thơ và để cho cả người lớn suy nghiệm về bản thân, về cuộc
đời với những nghĩ suy thâm trầm hơn. Chứng ta có thể kể đến Jataka tales của Ellen
C.Babbitt. Theo những nghiên cứu đã thực hiện thì Jataka cũng là một trong những nguồn
ảnh hưởng quan trọng đến truyện ngụ ngôn bằng thơ của nhà văn Pháp thế kỉ XVII là La
Fontaine (1621- 1695). Đó là những bài học đạo đức thú vị, nhẹ nhàng mà không khô khan.
Jataka thuộc về vãn học, một loại hình nghệ thuật gắn kết mật thiết với nhiều loại
hình vãn học nghệ thuật khác, và cũng thuộc về di sản tôn giáo, với mục đích truyền giáo.
Vì vậy, Jataka trở thành nguồn cảm hứng sáng tác các tác phẩm tôn giáo khác, trở thành
đề tài cho những lĩnh vực nghệ thuật tôn giáo khác. Những dấu tích văn hóa còn lưu lại ở
Ãn Độ cũng như ở những nước Đạo Phật phát triển đã chứng minh cho luận điểm trên. Đó
là các tác phẩm điêu khắc ở Sanchi, Amaravati tại Ấn Độ vào khoảng thế kỉ m trước công
nguyên. Đó là ngọn tháp ở Bharhut khắc hình khỉ chúa nhảy qua sông Hằng trong tiền thân
số 407, Chuyện Đại Hầu Vương, Tiền thân Mahàkapi. Đó là bức tranh vẽ tường được thể
hiện trên trần những ngôi chùa, tháp ở Ản Độ. Đó là các vở kịch có kịch bản sáng tác dựa
trên chuyện tiền thân của Đức Phật diễn trong những ngày lễ Phật Đản của Ản Độ. Ngoài
ra, tại nhiều nơi khác được xem là thánh địa của đạo Phật như Srilanka, Myanma hay Thái
Lan, trong việc trang trí các đền đài, chùa chiền, các nghệ nhân cũng thường lấy đề tài tù
các Jataka. Ở Srilanka, chúng ta còn tìm thấy nhiều tranh sự tích Đức Phật tại hang động
ở Dabulla. Tại Afghanistan, chúng ta thấy Jataka cũng trở thành đề tài của nhiều địa danh
nổi tiếng là trung tâm nghệ thuật Phật giáo như Zaranj, Bamiyan, Paktia, Kabul, Zabul, và
Peshawar. Tại Trung Hoa, chúng ta thấy những tranh tượng có liên quan đến đề tài Jataka
ở động Đôn Hoàng (Dunhuang) tại tỉnh Cam Túc. Tại Việt Nam, khi đến viếng cảnh chùa,
chúng ta cũng nhận thấy có đặc điểm này (chẳng hạn như chùa Bửu Đức tại Đồng Nai).
Ngoài ra, tại các nước Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanma còn có hình thức múa rối và
kịch diễn lại những tích trong Jataka nữa.
Trên đây, chúng ta đã tìm hiểu quá trình phát triển là ảnh hưởng của Jataka trên
địa phận văn học và tôn giáo. Qua đó, chúng ta có thể khẳng định rằng: Jataka là một di
sản vãn hóa-tôn giáo quan trọng về Ấn Độ cổ đại, về Phật giáo cần được phổ biến và đi
sâu nghiên cứu.
11
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU NỘI DUNG JATAKA
2.1. Nội dung tôn giáo
Là một bộ truyện Phật giáo nên nội dung của Jataka chứa đựng nhiều kiến thức
về tôn giáo.
Mặt thể hiện đầu tiên nội dung tôn giáo trong Jataka là lấy đề tài từ những vẩn
đề tu tập thực tế của các đệ tử Phật hay những sự kiện đã xảy ra trong lịch sử tồn tại và
phát triển của đạo Phật.
về các vẩn đề tu tập, thường các Jataka trình bày những trở lực khách quan và chủ
quan khiến cho các đệ tử Phật không thể đạt được thành quả tu tập như: tỳ kheo thối thất
Ụataka sổ 2, sổ 3, sổ 23, số 51, số 55), tỳ kheo bị ái tình cám dỗ Ụataka sổ 30, sổ 61, sổ
106), tỳ kheo nói khoác Ụataka sổ 80), tỳ kheo làm ồn phi thời Ụataka sổ 119), tỳ kheo
uống nước không trong sạch (Jataka số 31), tỳ kheo có nhiều đồ vật Ụataka số 6, so 32),
tỳ kheo đần độn Ụataka số 5), tỳ kheo an lạc Ụataka số 10), tỳ kheo bị ái tình quyến rũ
Ụataka số 13), tỳ kheo tham dục ựataka so 14), tỳ kheo ngang bướng Ụataka sổ 15),...
về các sự kiện Phật giáo: Phần lớn các câu chuyện hiện tại là những chuyện đã
xảy ra trong lịch sử Phật giáo khi Đức Phật còn tại thế. Vĩ vậy, đây là nguồn cung cấp cho
chúng ta những sự việc có vai trò quan trọng; đánh dấu quá trình phát triển và ảnh hưởng
của Phật giáo trong xã hội đương thời. Những sự việc này có thể chứng minh cho sức sống
manh mẽ của Phật giáo, khẳng định đạo hanh của Đức Phật và chư tăng, tín đồ của Ngài.
Hơn thế nữa, đó là những sự kiện dẫn ra để thuyết phục chứng ta rằng bao giờ cái xấu và
cái tốt cũng song song tồn tại nhưng chân lí luôn thuộc về người chính nghĩa và cái xấu
luôn phải chịu những hậu quả đáng tiếc. Chứng ta có thể kể ra đây một số những sự kiện
như thế được kể lại trong Jataka như sau:
Đe-bà-đạt-đa (Devadatta) lập nhiều mưu kế nhằm gây hại cho sinh mạng của Đức
Phật và phá bỏ sự tồn tại của Phật giáo. Trong Jataka số 11, Chuyện con nai Thụy Tướng,
Tiền thân Lakkhana, chúng ta lại được biết đến sự việc Đề-bà-đạt-đa (Devadatta) thỉnh
nguyện năm điều kiện ngũ tà với Đức Phật nhằm phá hòa hợp tăng vì Đức Phật không trao
chức trưởng giáo cho Đồ-bà- đạt-đà. Kết cục, Đồ-bà-đạt đa đã kéo theo 500 người trong
tăng đoàn bỏ đi. Nhờ Xá Lợi Phất đến nhiếp phục mà những người này đã trở về. Những
việc làm thất đức của Đe-bà-đạt-đa đối với Đức Phật không chỉ diễn ra một lần mà diễn ra
nhiều lần.
Jataka số 95, Chuyện vua Đại Thiện Kiến, Tiền thân Mahasudassana, sự việc
Anan khuyên Đức Phật nên chọn một nơi phồn thịnh như thành Vương Xá hay Xá Vệ để
nhập Niết Bàn chứ không nên chọn Kusãvatĩ, một thành phố nhỏ nằm ở ngoại ô được ghi
lại. Tuy nhiên ở đây, khi kể sự việc này, tác giả Tataka nhằm mục đích thuyết giảng về sự
vô thường. Sự vật nào cũng nằm trong vòng sinh tử. Ngay cả thành phố này cũng vậy,
những kiếp trước, nó là một thành phố hưng thịnh nhưng kiếp này, nơi đây chỉ còn là một
thành phố tồi tàn. Sự đời luôn luôn biến hóa và con người cần nhận biết được sự việc này
để không rơi vào chấp ngã.
Đại sự xuất thế của Đức Phật cũng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các
Tataka. Đó là sự thật đã diễn ra trong lịch sử của Phật giáo. Đức Phật là
12
một vị thái tử thuộc dòng họ vương tướng nhưng Ngài đã từ bỏ ngai vàng, từ bỏ những vật
dục to lớn để tìm đến với đời sống của tu nhân và thành đạo. Chúng ta có thể nhận thấy rõ
ở những câu chuyện này sự ca ngợi ý chí quyết tâm học đạo và hành đạo của Đức Phật
đồng thời đây cũng là một bài học về sự xả bỏ để đem lại an lạc tâm hồn. Chẳng hạn như
ở Jataka số 460, Chuyện Thải tử Yuvanjana, Tiền thân Yuvanjana, Đức Phật đã từ bỏ ngôi
vị thái tử để đi tìm con đường giải thoát. Sự kiện này cũng được sử dụng làm chi tiết chỉ
nội dung câu chuyện hiện tại được kể trong Jataka số 538 vkJataka số 539.
Sự nhập diệt của Mahàmoggaỉỉàna (Mục Kiền Liên) và Sàriputta (Xá Lợi Phất)
được nói đến trong Jataka sổ 522 như một sự tán thán. Cả hai vị đều nhập diệt ở những
thành phố lớn và nhằm vào ngày rằm, nhập diệt trước khi Đức Phật nhập Niết Bàn. Sự
nhập diệt này chứng tỏ được công quả mà họ đã đạt được trong cuộc đời tu tập của mình.
Khi họ qua đời, những tràng hoa từ trời tung xuống trần gian như đón chào một vị Thánh
lên cõi trời thiên giới.
Sụ hi sinh tính mạng của Anan nhằm bảo vệ Đức Phật cũng được ghi lại trong
Jataka. Câu chuyện này xuất hiện khá nhiều lần như trong Jataka sổ 533 và Jataka sổ
534. Ở đây, sự kiện được kể ra nhằm mục đích ca ngợi sự trung thành của vị đệ tử này đối
với Đức Phật, đối với tăng đoàn. Đối lập với sự việc Đe-bà-đạt-đa tìm mọi cách ám hại
Đức Phật, chân dung của Anan trong việc giải cứu Đức Phật càng sáng đẹp gấp nhiều lần.
Bà la môn Cìncamànavikà luôn tìm cách vu cáo cho Đức Phật bằng những bằng
chứng giả. Sự việc này được đưa vào nhiều Jataka như Jataka số 384. Ở đây, việc vu oan
cho Đức Phật thể hiện những sai trái của người Bà la môn đối với một vị tu sĩ đồng thời
cũng như một phép thử chứng tỏ đạo hạnh của Đức Phật.
Thứ hai, nội dung tôn giáo được thể hiện qua hệ thống nhân vật. Đó là những
nhân vật gắn liền với sự ra đời, phát triển của Phật giáo. Đó là Đức Phật, người khai mở
tôn giáo này. Đó là một số đại đệ tử của Đức Phật, hàng tôn giả của Đức Phật như: Anan
(Ananda), La Hầu La (Ràhula), Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất (Sàriputta),...Chúng ta có thể
dẫn ra đây một số nhân vật nổi bật được đề cập đến trong các Jataka.
Anan (Ananda): Ngài là đại đệ tử thứ năm đồng thời cũng là người trong thân tộc
của Đức Phật. Tên gọi Ananda có nghĩa là Khánh Hỷ với ý nghĩa đem lại niềm vui cho
mọi người. Ngài là thị giả của Đức Phật, luôn ở bên, hầu hạ chu đáo cho Đức Phật. An an
được xưng tụng là người đa văn đệ nhất bởi vì: ông là người đã ghi nhớ tất cả các bài thuyết
giáo của Phật và các tỳ kheo là đệ tử của Đức Phật (84.000 bài kinh). Chính vì phải dành
thời gian cho việc ghi nhớ này mà mãi đến sau khi Đức Phập nhập Niết Bàn, tôn giả mới
chứng được quả A la hán. Đức Phật ca ngợi năm đức hạnh tốt đẹp ở Anan là: học uyên
bác, trí nhớ tốt, kiên định, săn sóc chu đáo, ứng xử tốt. Có nhiều truyền thuyết kể lại rằng
tôn giả Anan là đệ tử của Phật chuyên giúp nữ giới xuất gia và chịu ưách nhiệm thuyết
giảng cho các tỳ kheo ni. Trong Jataka sổ 92, Chuyện đại bảo vật, Tiền thân Mahasara,
chúng ta cũng thấy có sự việc tôn giả Anan đến giáo hóa cho các cung nữ trong cung của
vua Câu-tát-la (Kosala). Ngoài ra, Anan còn xử lí các việc tranh cãi vừa thông minh vừa
nhân từ. Điều này chứng tỏ đức hanh trí tuệ và từ bi của một vị Bồ Tát. Chúng ta có thể
dùng lời Đức Phật đã
13
nhận định về Anan trong Jataka số 92, Chuyện đại bảo vật , Tiền thân Mahasara để ca
ngợi phẩm chất này của ông: ‘‘nhờ sáng suốt, quảng học và đại trí, Tôn giả A-nan đã
phương tiện tìm lại được viên ngọc bị đảnh mat và giúp nhiều người thoát khỏi nỗi lo sợ
mất mạng”.
La Hầu La (Ràhula): La Hầu La chính là con trai của Đức Phật Thích Ca. Ông
cũng chính là vị sa di đầu tiên trong lịch sử Phật giáo. La Hầu La được mệnh danh là mật
hanh đệ nhất. La Hầu La nổi tiếng với đức nhẫn nhục. Trong Jataka số 16, Chuyện con nai
cổ ba tư thế nằm, khi không được phép ngủ chung với những vị tỳ kheo, trưởng lão, La
Hầu La đã không đi tìm sự trợ giúp của bất cứ người thân nào mà chỉ lặng lẽ đến nhà vệ
sinh của Đức Phật để nghỉ qua đêm.
Xá Lợi Phất (Sàriputta): Xá Lợi Phất là đệ tử thứ hai trong số mười đại đệ tử của
Phật. Ông được xem là một vị tôn sư chân chính. Xá Lợi Phất là người đảm nhận công
việc giáo hóa cho chúng sinh ở nhiều nơi nếu Đức Phật không có điều kiện đến đó. Ngoài
ra, Xá Lợi Phất còn được biết đến như là người có khả năng thuyết giáo bậc nhất. Bên cạnh
đó, ông còn nổi tiếng bởi đức hạnh nhịn và nhường. Trước những lời khen, tiếng chê, ông
đều không để ý đến. Đối với những kẻ hại mình, ông không bao giờ tỏ ra giận dữ; đối với
những đệ tử thiếu tôn trọng mình, ông không bao giờ lên tiếng cãi cọ. Điều này thể hiện
tấm lòng khoan dung nhân ái của ông. Trong Jataka số 3 7, Chuyện con chim trĩ, Tiền thân
Tittira, chúng ta thấy có ghi lại một sự việc chứng tỏ đức khoan dung và nhường nhịn của
tôn giả. Tôn giả Xá Lợi Phất được truyền tụng là vị đệ tử trí tuệ đệ nhất. Điều này đã được
khẳng định một lần nữa trong các sự kiện diễn ra ở những Jataka đã nhắc đến. Cụ thể là:
ở Jataka sổ 99, Chuyện hơn một ngàn kẻ ngu, Tiền thân Parosahassa, Xá Lợi Phất chính
là người đã hiểu được những lời dạy hàm súc của Đức Phật và giảng giải cho mọi người
cùng hiểu. Chính vì thế mà Bồ Tát trong câu chuyện tiền thân đã tán thán trí tuệ của vị đệ
tử của mình cũng như Đức Phật tán thán Xá Lợi Phất rằng:
“Dầu một ngàn kẻ ngu Thương
khóc suốt trăm năm Không bằng
được một người Nghe xong hiểu
ngay nghĩa. ”
Cũng nhằm ca ngợi đức tính trên của Xá Lợi Phất, Jataka số 11, Chuyện con nai
Thụy Tướng, Tiền thăn Lakkhana, Đức Phật đã đem sự ngu dốt của nai Hắc Ám (Kala)
(tức tiền thân của Đề-bà-đạt-đa) đối lập với sự tinh khôn của nai Thùy Tướng (Lakkhana)
(tức tiền thân của Xá Lợi Phất). Chính sự ngu si của mình mà Hắc Ám đã khiến hội chúng
phải vong mạng, ngược lại, bằng sự tài trí của mình, nai Thùy Tướng đã cứu được cả đoàn
nai thoát nạn.
Xá Lợi Phất còn được Đức Phật nhận định là một người có ý chí kiên định. Trong
Jataka sổ 69, Chuyện con rắn phun nọc độc, Tiền thân Visavanta, sau khi nguyện sẽ không
bao giờ ăn bánh ngọt nữa thì thầy đã thực hiện đúng như vậy. Đức Phật đã tán thán rằng:
“Xá-ỉợi-phẩt mỗi khi từ bỏ điều gì thì cho dù mất mạng cũng sẽ không bao giờ dùng trở
lại”.
Tôn giả Nanda: xuất hiện trong Jataka 182. Vị tôn giả này là em cùng cha khác
mẹ với Đức Phật. Vì ra đi cùng Đức Phật ngay trong ngày cưới của mình nên Nanda luôn
có ý luyến tiếc vợ sắp cưới. Sự việc này được ghi lại ở
14
Jataka sổ 182. Đức Phật đã giúp ông tịnh tấn tinh thần để tu đạo bằng cách cho ông nhìn
thấy cảnh thiên giới mà ông có thể đạt được sau khi tu thành Thánh quả. Chính vì có một
trí tuệ thông minh nên chỉ một lời chỉ bảo ấy thôi, tôn giả đã có thể tự kiềm chế bản thân.
Đức Phật đã khen ngợi Nanda là đệ tử Tiết chế đệ nhất.
Tôn giả Radhà là người đệ tử được Đức Phật ngợi khen là biện tài đệ nhất. Chuyện
về vị đệ tử này đã được nói đến ở Jataka sổ 145. Trong Jataka này, do nhìn thấy việc làm
sai trái của người vợ chủ mình, vị đệ tử này rất khó chịu và lên tiếng phê phán việc phạm
hanh đó. Ở đây, Radhà đã thể hiện được sự khát khao chân lí ở đời.
Nữ Tôn giả Uppaỉàvana (Liên Hoa Sac): vị nữ tỳ kheo này là nhân vật trong nhiều
Jataka khác nhau. Tiền thân của vị nữ tôn giả này thường là các nữ thần. Vốn là người
con gái xinh đẹp, sinh trưởng trong gia đình giàu có nhưng nàng lại vâng theo lời cha mẹ
mà xuất gia. Liên Hoa sắc nổi tiếng với những phép thần thông của mình.
Ngoài ra, chứng ta còn thấy xuất hiện nhiều đệ tử của Phật khác như:Trưởng lão
Sàgota trong Jataka sổ 81, Tôn giả Lakuntala ở Jataka sổ 202, Trưởng lão Làdudàyi khờ
khạo trong Jataka sổ 123, Jataka sổ 211, Jataka sổ 247.
Qua các nhân vật là các đệ tử của Phật,, ta có nhận xét rằng: đệ tử Phật có cả nam
lẫn nữ, có cả già lẫn trẻ, có cả người nghèo lẫn người giàu, có cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Điều
chính yếu là khi đi vào tu tập, họ đã nhận ra con đường giải thoát và rèn luyện, thay đổi
bản thân thành tốt đẹp với những nỗ lực mạnh mẽ.
Đó là các ưu bà tắc và ưu bà di luôn ủng hộ và cúng dường cho Phật:
Nổi bật hơn cả là trưởng giả cấp Cô Độc (Anàthapindika): Tối thắng về bố thí.
Tên thực của ông là Sudatta nhưng do công đức bố thí và cúng dường của ông nên mọi
người gọi ông là Trưởng giả cấp Cô Độc (Anathapindika). Ông là người đã mua lại khu
vườn của Thái tử Kỳ Đà (Jeta) và xây dựng ở đây tinh xá Kì Viên. Trong Jataka so 148,
Chuyện con chó rừng, Tiền thân Sigãla, người kể chuyện có nhắc đến sự kiện này:
“Trưởng giả cấp Cô Độc đã mua nó bằng sổ tiền vàng lát khắp khu vườn Đây chính là
một bài học có tính thực té về hanh bố thí. Ngoài ra, ông cũng được nói đến trong Jataka
sổ 103, Chuyện kẻ thù, Tiền thân Veri như một người có trí khi đã đi nhanh về nhà, không
chút chậm trễ vì gặp kẻ cướp trên đường. Những bài thuyết pháp mà Đức Phật giảng cho
trưởng giả cấp Cô Độc được xem là những bài học giáo lí cơ bản giành cho các cư sĩ tại
gia. Đó là những phạm trù giáo lí: hạnh cúng dường, công đức quy y, giữ gìn năm giới,
phát triển trí tuệ. Ngoài ra, trong những câu chuyện với vị trưởng giả này, Đức Phật cũng
đề cập đến bốn niềm vui của Phật tử tại gia là: niềm vui có của cải, niềm vui được giàu có,
niềm vui không có nợ nần, và niềm vui không có gì bị chê trách.
Nữ cư sĩ Suppavàsà (Suppavàsà Koliyadhità), con gái vua Koliya, xuất hiện trong
Jataka sổ 100, Chuyện sẳc thân bất lạc, Tiền thân Asàtarùpa cũng được nói đến như một
tín đồ mộ đạo, thường xuyên cúng dường cho chư tăng, Đức Phật và người đã nhận được
phước đức của mình. Vị nữ cư sĩ này được mệnh danh là đa văn đệ nhất. Có lẽ chính vì
vậy mà đứa con do cô sinh ra là
15
Sivaỉi mới chỉ có bảy ngày đã có thể đàm đạo với Trưởng lão Xá Lợi Phất và về sau đã
chứng được quả A la hán. Sự chịu đựng những đau đớn trong thời gian mang thai (bảy
năm), thời gian đau đẻ (bảy ngày) của cô như là đức tính chấp nhận nghiệp mà Đức Phật
đã chỉ bảo.
Ngoài ra còn có đại tín nữ Tỳ-xá-khư (Visãkhã), xuất hiện trong Jataka so 12,
Chuyện con nai Ni-câu-lưu-đà, Tiền thân Nigrodhamiga. Đây là một nữ cư sĩ tại gia không
những thực hiện bố thí rộng rãi mà còn nổi tiếng là đức hanh, làm tròn bổn phận gia đình
của mình. Bà đã cảm hóa vị cha chồng ngoại đạo của mình đi theo Phật giáo.
Thông qua những nhân vật ưu bà tắc và ưu bà di này, Jataka thể hiện ý nghĩa cứu
khổ, tu tập bố thí, cũng dường. Đó là mối dây liên hệ giữa tăng đoàn và xã hội.
Thứ ba, nội dung tôn giáo của Jataka còn được thể hiện sâu sắc qua việc trình
bày những giới luật của Phật giáo thông qua những bài thuyết giáo và những câu chuyện
thuyết pháp của Đức Phật. Giới luật như một chiếc gương để các đệ tử Phật soi vào mà
sửa mình, lau đi vết dơ trên mặt. Đức Phật không chỉ chú trọng đến giới hạnh của người
xuất gia mà còn đề cập đến cả giới hạnh của những cư sĩ tại gia bởi những bài học cuộc
sống của đạo Phật là những bài học đạo đức mang tính phổ quát cho toàn thể mọi người.
Thêm nữa, những người tu hành chống lại bốn thứ ma là ma phiền não, ma ngũ ấm, tử ma,
thiên ma không bằng một loại vũ khí thực dụng nào mà chỉ bằng việc hành trì giới luật mà
thôi. Do đó, giới luật là một vấn đề hết sức quan trọng đối với các đệ tử của Phật và luôn
được đề cập đến trong các kinh điển của Phật, trong đó có Jataka. Giới luật được đề cập
trong Jataka là những giới luật trong thời Phật giáo nguyên thủy. Bấy giờ, các giới luật
chưa được ghi chép lại thành Luật tạng mà chỉ được Đức Phật chế định; có những Jataka
còn nêu lên câu chuyện nguyên nhân dẫn đến việc Đức Phật chế định giới luật đó. Thời
gian này, Đức Phật còn tại thế, Ngài còn ở bên canh các tu sĩ để mà dẫn dắt họ trong con
đường tu tập, khuyên ngăn trực tiếp họ khi họ mắc sai lầm. Sau này, Đức Phật tịch diệt, để
duy trì trật tự trong giáo hội và phổ biến những quan niệm về xã hội, về con người, các
giới luật được hệ thống lại như sau: Cực ác Ba-la-di (Pàràjjka) - nếu phạm vào sẽ bị đuổi
khỏi giáo hội; 13 pháp Tăng tàn Tăng-già-bà-thi-sa (Samghà-vasena) - nếu phạm tội phải
sám hối trước tăng, phải được hai mươi vị tỳ kheo giáo hóa để xóa tội; 2 pháp Bất định
(Aniyata) - chỉ liên quan đến giới luật về bất dâm; 30 pháp Xả đọa Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề
(Nissagiya-pàcittiya) - liên quan đến đồ dùng như y, bát, tọa cụ, nếu phạm tội thì phải xả
đồ vật trước tăng; 90 pháp Đơn đoạ Ba-dật-đề (Pàcittiya) - liên quan đến các tội tiểu vọng
ngữ, cố ý sát hại côn trùng, cùng với nữ giới đi chung đường, phạm tội thì bị đọa; 4 pháp
Hối quá Ba-la-đề Đe-xá-ni (Pàtidesanniya) - tôi nhỏ, nếu phạm vào chỉ cần sám hối với
một tỳ kheo khác là được xóa tội; 100 pháp Chúng học Thức-xoa-ca-la-ni (Sikkhà
Karaniya) - chỉ về những quy định trong sinh hoạt hằng ngày, rất dễ bị phạm vào nhưng
vì là tội nhỏ nên chỉ cần tự kiểm điểm bản thân thì có thể xóa tội được rồi; 7 pháp Diệt
tránh (Adhikaramà-samathà) - bảy phương pháp trị tội cũng là cách thức chấm dứt những
tranh cãi về tội lỗi do người tu hành phạm vào. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu những giới
luật cơ bản nhất được đề cập đến trong các Jataka.
16
về vật dụng của sa môn : Đầu tiên là hình thức y phục, màu sắc phải giản dị, quần
áo được may từ chính vải y do các thiện nam tín nữ cúng dường. Quan trọng nhất là số
lượng. Đe thể hiện sự biết đủ, không tham lam thì mỗi tỳ kheo chỉ được giữ một bộ áo ba
cái gọi là Tam y. Ba áo đó gồm: một áo chính mặc khi hành lễ hay hội họp, khất thực, nghe
thuyết pháp, tiếng Phạn là Sangãti ( y Tăng già lê, Tăng già trí, Tăng già chi) tức đại y;
một áo mặc trong sinh hoạt thường ngày, tiếng Phạn là Uttarãsanga (y uất đa la tăng) tức
thượng y; một y mặc trong cùng, tiếng Phạn là Antaraãsaka (y An đà hội) tức nội y. Đối
với tỳ kheo ni thì có năm áo gọi là Ngũ y. Và theo quy định thì tỳ kheo khi được các thí
chủ cúng dường nhiều áo, không được nhận quá bộ ba y như trên đã nói. Chính vì vậy mà
trong Jataka sổ 92 và Jataka sổ 157, tôn giả An an đã thọ nhận một lúc một ngàn tấm y.
Theo như giới luật thì Ngài đã phạm vào tội chứa nhiều vật dụng. Nhưng ở đây, nếu xét kĩ
thì việc thọ nhận đó là hợp lí theo tục thọ y của các đệ tử Phật sau mùa an cư; và Anan thọ
nhận không chỉ cho mình mà dùng số y được thọ nhận này chia đều khắp cho thành viên
của tăng đoàn. Việc làm đó đáng quý thay, nó chứng tỏ lòng từ bi và tính vô tham. Ngoài
ra, mỗi tỳ kheo không được sử dụng nhiều vật dụng quá. Chẳng hạn như vị tỳ kheo ở
Jataka so 6, Chuyện thiện pháp, Tiền thân Devadhamma, do có nhiều đồ dùng hơn nhu
cầu nên phải xả vật trước tăng và xin sám hối. Việc làm của vị tỳ kheo này được xem là
phạm vào một trong ba mươi pháp Xả đọa Ni-tát-kỳ Ba- dật-đề (Nissagiya-pàcittiya).
Cũng về vật dụng, đối với một sa môn thì có ba vật dụng bất li thân đó là: y, bát
và túi lọc nước. Tủi lọc nước là vật dụng dùng để gạn nước cho trong sạch, tinh khiết rồi
mới uống. Như thế sẽ không làm hại những sinh linh bé nhỏ ở trong đó và biểu hiện sự
thanh sạch của người sa môn. Neu không làm theo như vậy thì đã phạm vào giới luật. Ở
đây, ta thấy được ý nghĩa của giới luật này là nhằm thể hiện tấm lòng từ bi của Phật giáo.
Đức Phật luôn mong muốn mọi người biết quý trọng và thương yêu hết thảy những gì xung
quanh mình bởi ai cũng phải chịu ơn những sự vật, những con người dù là bé nhỏ, thấp
hèn. Ngay cả một ngọn cây cũng cho ta bóng mát vậy. Quy định này đã xuất hiện từ thời
Đức Phật còn tại thế. Trong Jataka chúng ta cũng thấy có đề cập đến thông qua Jataka số
31, Chuyện con chim non, Tiền thân Kulavaka.
về hình thức xuất gia : Đối với nam thì trước khi chính thức thọ giới làm tỳ kheo
phải trải qua thời gian làm sa di. Đây là thời gian để thử thách, học tập. Đến khi người sa
di đủ hai mươi tuổi, được tăng đoàn nhận xét có đầy đủ điều kiện và khả năng, thực hiện
những nghi lễ cần thiết thì mới chính thức trở thành tỳ kheo. Trong Jataka so 16, Chuyện
con nai có ba tư thế nằm, La Hầu La là một sa di, một người chưa thọ giới nên không thể
ngủ chung với các tỳ kheo. Nếu các tỳ kheo vẫn cho ngủ chung thì sẽ phạm vào tội Badật-đề (Pãcittiya, Đoạ tội, tội cần phải sám hối trước Tăng chúng). Đối với nữ, cũng tương
tự như trên nhưng cần thêm một điều kiện nữa là nếu đã có chồng thì phải được chồng
đồng ý cho xuất gia. Chính vì thế mà trong Jataka sổ 12, Chuyện con nai Ni-câu-lưu-đà,
Tiền thân Nigrodhamiga, mẹ của Trưởng lão Cưu-ma-la-ca-diếp (Kumarakassapa), con
gái của phú thương Vương-xá (Räjagaha), dù có ý nguyện xuất gia tu đạo từ nhỏ nhưng cô
vẫn phải kết hôn vỉ
17
cha mẹ không cho phép xuất gia; đến khi có chồng thì chỉ đi tu khi đã được chồng cho
phép mà thôi.
về sự tôn trọng, hòa hợp trong tăng đoàn: đây là một yêu cầu cần thiết để giữ vững
sức mạnh của tập thể đồng thời thể hiện quan niệm đối nhân xử thế của Phật giáo. Việc
phá hòa hợp trong tăng đoàn bị xem là một trong bốn tội nặng nhất cần bị xử phạt bằng
hình thức trục xuất khỏi tăng đoàn, vấn đề này đã được đề cập đến hết sức sinh động và
sâu sắc trong Jataka số 37, Chuyện con chim trĩ, Tiền thân Tittira. Bằng câu chuyện kể về
sự kính trọng và nhường nhịn nhau của ba con vật gà gô, khỉ và voi, Đức Phật đã dạy cho
các tỳ kheo bài học về sự tôn trọng và kính nhường nhau; hơn nữa, cần phải nghênh tiếp,
đảnh lễ và phục vụ những bậc trưởng lão lớn tuổi. Từ đó mà định ra giới luật cho các tỳ
kheo rằng: “người lớn tuổi phải được tôn trọng, kinh lễ và xứng đáng được phục vụ. Người
lớn tuổi sẽ được trú xứ tốt nhất, nước uống tốt nhất và đồ ăn tốt nhất, và đứng bao giờ để
cho người ít tuổi giành lẩy cho ở của người lớn tuổi. Những ai tranh giành sẽ bị phạm tội.
Ngoài ra, đối với vị đạo sư hoặc trưởng lão của mình, đệ tử cần phải đứng dậy chào khi
thầy đến. Chính vì “Khi các Trưởng lão cao niên nhất đến gần, chàng(Bhaddaji) vẫn
không đứng dậy, nhưng khi bậc Đạo Sư đến thì chàng đứng lên ngay ” nên các trưởng lão
đã có lời bàn luận về chàng thanh niên ấy với thái độ phê phán. Câu chuyện này được ghi
lại trong Jataka số 264, Chuyện đại vương Panàda, Tiền thân Mahà Panàda.
về lời nói và hành động: đây là một vấn đề được đạo Phật rất quan tâm, được đưa
vào trong bốn tội ba-la-di, một trong mười giới của sa di, một trong năm giới của cư sĩ tại
gia. Trong các Jataka, Đức Phật không những phê phán việc các đệ tử nói dối, nói điều ác
mà còn phê phán cả việc nói lời đẹp mà không hành động hay. Chúng ta sẽ lấy ra đây vài
dẫn chứng cụ thể. Jataka số 80, Chuyện thợ dệt Tất-ma-tắc-na, Tiền thân Bhĩmasena là
câu chuyện về một thầy tỳ kheo khoác lác về dòng dõi của mình. Đức Phật đã dạy cho
người kia hiểu ra được rằng đạo Phật luôn xem mọi người đều bình đẳng với nhau nên
việc lừa dối đó chẳng chứng tỏ được rằng người này cao quý hơn bạn hữu mà chỉ cho thấy
rằng người này vẫn chưa từ bỏ được cõi đời trần tục, nhiều cố chấp mà thôi. Bằng câu
chuyện về người thợ dệt vải ở phương Bắc vì khoác lác về tài bắn cung mà mình không hề
có nên cuối cùng đã phải chịu nhục. Còn Tataka sổ 285, Chuyện con heo trong hang pha
lê, Tiền thân Manisukara, chứng ta thấy rằng chính lời vu cáo của đám ngoại đạo đối với
Đức Thế Tôn đã dẫn chúng đi đến diệt vong, chính việc chối bỏ những tội lỗi mà mình đã
gây ra khiến họ bị đày vào cuộc sống tăm tối ở chốn địa ngục trong thời mai hậu. Đức Phật
đã nhắc nhở chúng sinh nên nói lời chân thật, nói điều thiện lành, không nên nói dối, không
nên nói mà không làm qua bài kệ nhỏ sau:
“Vào địa ngục người ưa nói dổi,
Cùng người nào chổi việc mình làm
Cả hai, thần chết đã mang
Như người ác hạnh vẫn thường tái sanh. ”
Nói những lời đẹp đẽ, chân thành sẽ hưởng được phước lành và mang lại niềm vui
cho mọi người.
18
Ngoài ra, Phật còn giới định đệ tử của Phật không được uổng
rượu. Đây là một trong năm giới luật cơ bản của người xuất gia
cũng như người cư sĩ. Trong Jatakaso 512, Bồ Tát đã chỉ ra
những tác hại của rượu đối với mọi tầng lớp trong xã hội, đối với
nhiều cảnh huống cuộc sống. Từ sự phạm giới này mà dẫn đến
hàng loạt những tội ác, những sai phạm khác.
về việc rèn luyện bản thân : nhẫn nhục, tự kiềm chế, thận trọng và tinh tấn. Trong
Jataka sổ 394, Chuyện chim cút, Tiền thân Vattaka, chúng ta thấy có đề cập đến lối sống
trang nghiêm, tránh kiểu cách phóng túng trong sinh hoạt, trong ăn uống nằm ngồi; phải
biết đủ mới có thể sống an nhàn được; phải biết kiềm chế lòng ham muốn của mình để
không phải sợ hãi.
Bon ác hạnh mà nhà Phật luôn luôn khuyên bảo tín đồ của mình nên tránh được
trình bày một cách ngắn gọn trong một bài kệ ở Jataka so 431 như sau:
“4. Bon ác dục này ở thế gian Uy quyền lẩn áp cứ lan tràn:
Tham, sân, vô độ và si ám,
Tri kiến không sao đứng vững vàng. ”
về cơ bản, Phật dạy tỳ kheo phải chọn cuộc sống thanh bần về vật chất, giữ lấy sự
đơn sơ, giản dị; chỉ đi xin của tín thí mà ăn, không giữ lại bất cứ món gì làm của riêng, có
như vậy mới không đắm mê vật chất, không bị trói buộc vào tham dục thể xác.
Thứ tư, nội dung tôn giáo còn được thể hiện ở không gian trong Jataka. Đó là
những địa điểm gan liền với sự ra đời và phát triển của Phật giáo như tinh xá Kì Viên,
tinh xá Trúc Lâm, núi Thứu Lĩnh, về tinh xá Trúc Lâm và Kì Viên, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ
hơn ở phần sau. về núi Thứu Lĩnh, địa danh này đã được đề cập trong Jataka số 164,
Chuyện chim kên kên, Tiền thân Gijjiha: Núi Thứu Lĩnh có tên khác là Thứu Phong sơn
hoặc Thứu Đầu Sơn, phiên âm Phạn là Kỳ - xà - quật. Thứu là chim kên kên hay còn gọi
là diều hâu, ó. Vậy núi Thứu Sơn có nghĩa là núi có hình như con chim ó. Núi này nằm
gần thành Vương Xá, phía Bắc Ấn Độ. Người đời thường cho rằng đây là nơi ở của thánh
nhân. Truyện nhà Phật viết rằng: Đức Thích Ca sinh thời tới núi Thứu Lĩnh dùng thần lực
3 lần biến đổi uế độ thành Tịnh độ. Ngài đã đén đây nhiều lần để giáo hóa dân chúng. Ngọn
núi này đã trở thành một điển cố trong văn học Phật giáo của Trung Hoa và Việt Nam.
Jataka số 16, Chuyện con nai có ba tư thế nằm, Tiền thân Tỉpallatthamỉga lấy địa
điểm là điện A-già-la-bà (AggãỊava), tinh xá Bạt-đà-lợi (Badarika), thành A-la-tì (AỊati)ở
nước Kiều-thưởng-di (Kosambĩ). Đây là nơi Đức Phật đã trú lại trong bốn mùa mưa , một
trong số những nơi Đức Phật đến giáo hóa nhiều lần.
Jataka số 33, Chuyện hòa hợp, Tiền thân Sammodaman lấy thành Ca-tì- la-vệ
(Kapilavatthu) làm không gian của câu chuyện. Đây là quê hương của Đức Phật và Ngài
cũng đã trở về nơi này sau khi thành đạo để giáo hóa cho đông đảo thân tộc của mình: nào
vua cha, nào dì, nào vợ, nào con, nào anh em họ,...
19
Chúng ta cũng biết đến một không gian khác gắn liền với Phật giáo là vườn hoa
Ananda. Do tăng đoàn của Đức Phật phải đi khuyến giáo ở nhiều nơi nên các tín đồ của
Phật không thể cúng dường cho Phật như mong muốn được. Vĩ vậy, tôn giả Ananda dựa
trên những lời của Đức Phật dạy đã cho trồng trong vườn Kì Viên một cây bồ đề. Từ đó
mà có tên gọi vườn hoa Ananda. Không gian này được sử dụng làm bối cảnh câu chuyện
ở Jataka sổ 259 và Jataka số 479.
Ngoài ra, chúng ta còn thấy nhiều địa điểm khác xuất hiện trong các Jataka liên
quan mật thiết đến cuộc đời truyền giáo của Đức Phật như tinh xá Vương Lâm
(Ràjakàramado); vườn xoài Tapodàràma; ...
về tính chất của những không gian này, chúng ta có thể nhận thấy một số đặc điểm
sau:
Có hai không gian chính là các tinh xá ở chốn thành thị và các khu rừng ở chốn
sâu thâm; các nơi trú xứ gần suối, gần sông trong các khu rừng. Thành thị thì có Vương
Xá, Xá Vệ, Ma kiệt đà, Kiều thưởng di; rừng núi thì có Tuyết Sơn, Ihứu Lĩnh,
Subhaga;...Đô thành thì có nhiều cám dỗ vật dục như gái đẹp, thức ăn ngon, tiền tài, danh
vọng. Núi rừng thì chứa đựng những thử thách về trí lực như đối diện với quỷ Dạ xoa, với
La sát, với quỷ nước,...; thử thách sự dũng cảm và lòng trung thành với cướp đường, với
thú dữ,...Giữa hai không gian này còn có một sự nối kết đặc biệt là “người từ rừng ra”. Có
những câu chuyện Jataka miêu tả hình ảnh những ẩn sĩ đạt đạo ra khỏi rừng, trở về với
thành thị để khuyến giáo, công đức của họ chói ngời; cũng có những ẩn sĩ từ rừng đi ra,
công đức bị suy giảm, thần thông bị tan biến do vật dục chi phối. Rồi có những câu chuyện
miêu tả những người từ thành phố vào rừng, đa số là những vị Bà la môn chọn cuộc sống
ẩn cư, hoặc thành tâm tu tập mà ngộ đạo, khiến cho những loài sinh vật quanh đó kính nể;
hoặc còn chưa vứt bỏ được những tham dục gây ra những tội ác sát sinh, giả dối khiến các
loài vật tránh xa.
Thứ năm, nội dung tôn giáo thể hiện qua cách thức tổ chức và những sinh hoạt
Phật giáo ở các tịnh xá được lấy làm chi tiết trong các Jataka. Tổ chức Tăng, hay Tăng
già do tiếng Phạn là Sangha mà ra. Đó là chỉ chung cho giáo hội, tập hợp tất cả những đệ
tử của Phật đã xuất gia và thọ trì đủ giới luật. Theo thứ tự và vị trí, Tăng đoàn đệ tử Phật
có bảy chúng: Tỳ kheo (Bhiksu), Tỳ kheo ni (Bhiksun), Thức xoa ma ni (Siksamànà), Sa
di (Sràma), Sa di ni (Sràmanerikà), Ưu bà tắc (Upàsaka), Ưu bà di (Upàrikà). Đây là một
tổ chức mang tính chất thống nhất, bình đẳng giữa mọi thành viên không phân biệt giới
tính, tuổi tác, điạ vị xã hội và có mục tiêu tối cao là đem lại giác ngộ cho mọi thành viên.
Khác với những người thế tục, những đệ tử xuất gia phải đạt được trí tuệ giải thoát ngay ở
đời hiện tại. Ngoài ra còn có các cư sĩ tại gia. Các chư tăng có thể hội họp nhau lại để phán
xét các trường hợp phạm lỗi, khuyên răn, khuyến khích lẫn nhau. Vĩ có ý thức tu tập nên
dù tập hợp rất nhiều người nhưng ở đông mà Tăng vẫn rất yên lặng, trật tự. Trong lúc tu
tập, có người mềm lòng, thối chí đều được tập thể nâng đỡ để vượt qua, còn bị sai phạm
dù vô tình hay cố ý đều được tập thể phán xét phân minh và chỉ cho đường ngay nẻo chính
mà đi. Những sai phạm chủ yếu được xử lí dựa vào tinh thần tự giác, sám hối của người
phạm lỗi. Khi Phật vừa thành Đạo, sáng lập giáo hội tăng
20
già, vĩ số tăng sĩ còn ít và Đức Phật còn ở bên canh để uốn nắn chỉ dạy nên chưa cần đến
giới luật. Những việc đúng sai nên hay không nên vị tăng có thể trực tiếp thưa hỏi Phật.
Neu có ai không biết mà làm việc không phải cũng có Phật ngăn cản dạy dỗ. Chứng ta có
thể dẫn ra đây một số nét chính như sau:
Lệ An cư kiết hạ'. Việc ẩn trú chờ cho hết mùa mưa này, Bà-la-môn giáo gọi là
Dhruvasìla, Kỳ-na giáo gọi là Pajjusama, và Phật giáo gọi là Vassa . Đó là một lối sinh
hoạt của tăng già vào mùa mưa, tức khoảng từ tháng bảy đến tháng mười một ở Ản Độ.
Trong bốn tháng này, cả tăng già chỉ ở yên một chỗ, thực hiện thiền định và chỉ nhận vật
dụng được dân chúng mang đến cúng dường. Lệ này được thực hiện bắt nguồn từ nguyên
nhân sau: vào mùa mưa, tất cả các loài sinh vật sinh sôi, nảy nở khắp mọi nơi; do đó, nếu
đi lại nhiều thì sẽ gây hại đến tính mạng của các sinh vật, phạm vào tội sát sinh. Để tránh
được tội ác đó, các tu sĩ ngồi một chỗ. Trong nhiều Jataka, lệ này được đề cập đến để tạo
nên thời gian và không gian cho câu chuyện.
Lệ thọ y: Đây là một sinh hoạt của các tín đồ Phật sau kì an cư vào mùa mưa.
Theo đó, các đệ tử của Phật có thể thọ nhận y vải từ các ưu bà tắc và ưu bà di để giải quyết
việc áo quần bị ướt cả sau mùa mưa. Lệ này cũng đã được nhắc đến trong Jataka số 92,
Jataka sổ 157.
Sinh hoạt Bổ tát (Uposatha): Đây là hình thức tự sám hối của các đệ tử Phật. Sau
khi được nghe các giới bổn, các tỳ kheo và tỳ kheo ni tự nhận ra những lỗi của mình mà
sửa chữa. Chẳng hạn như vị tỳ kheo có nhiều vật dụng trong Jataka số 6, sau khi nghe
giảng về các giới định của tăng đoàn đã nhận ra việc làm sai trái của mình và tiến hành tự
xả bỏ đồ vật.
Tự tứ (Pavàràna): Đây như là một hình thức phê bình tập thể. Nếu như ở hình thức
Bố tát, tự thân nhân vật nhận ra lỗi sai mà chỉnh sửa thì ở hình thức này, nhân vật nhận
được sự nhận xét của các thành viên khác trong tăng đoàn để sửa chữa. Như việc tôn giả
Anan trong Jataka 157 nhận một ngàn chiếc y, chuyện đó đã được nhiều người thưa
chuyện với Đức Phật và nhiều người đưa ra bàn luận. Việc luận bàn này nhằm mục đích
khuyến giáo cho tôn giả và xin ý kiến nhận xét đúng sai từ Bậc Chánh Đẳng Giác.
Thứ sáu, nội dung tôn giáo thể hiện trong các Jataka sâu sắc nhất là ở những
quan niệm về cuộc đời, về con người, về tự nhiên được thể hiện qua các Jataka. Đáng chú
ý nhất là quan niệm về Luân hồi và Nghiệp báo.
Đạo Phật không phải là tôn giáo “thoát tục” hoàn toàn. Đạo Phật chứa đựng những
quan niệm “rất đời”. Đó là những quan niệm về hành vi ứng xử trong gia đình và trong xã
hội: quan hệ cha mẹ và con cái, quan hệ vợ và chồng, quan hệ anh em, quan hệ bạn
hữu,...được đề cập đến vô cùng sâu sắc. Đó là những quan niệm về vũ trụ, về tự nhiên.
Trong quan hệ gia đình, chúng ta thấy Jataka thể hiện những quan niệm
sau:
Một, con cái phải hiếu thảo đối với cha mẹ. Đây là phẩm chất cần có ở cả người
xuất gia lẫn người thế tục. về quy chế, người xuất gia tu hành không được tham gia những
chuyện thế tục nhưng việc phụng dưỡng cha mẹ được Đức Phật xem là một trong những
việc làm thể hiện sự trí tuệ của con người. Người có trí sẽ biết việc gì nên làm, việc gì
không nên làm. Đồng thời, hiếu thảo với cha mẹ cũng là một việc làm thể hiện sự biết ơn
sâu sắc đối với người
21
đã mang lại sự sống cho mình, nuôi dưỡng mình. Bài học này đã được nói đến trong nhiều
Jataka, ở cả câu chuyện hiện tại lẫn câu chuyện quá khứ. Những câu chuyện này khiến
người ta phải xúc động vĩ ở đó người ta thấy sự nhân đạo, chất nhân vãn của con người
nói chung. Đó là câu chuyện Lộc vương Hoan Hỷ (tiền thân của Đức Phật) đã hi sinh thân
mình để cứu cha mẹ khỏi mũi tên của vua, vì thế mà làm nhà vua xúc động, chấm dứt sát
sinh còn Lộc vương thì được sống an vui cùng cha mẹ ở Jataka sổ 385, Chuyện Lộc vương
Hoan Hỷ, Tiền thân Nandiyamiga. Những yếu tố thể hiện chính của lòng hiếu thảo được
đề cập đến trong các Jataka là: săn sóc cha mẹ khi họ về già (chăm lo ăn uống cho cha mẹ
như trong Jataka số 540). Ngoài ra, việc giữ gìn nghề nghiệp hoặc chức vụ truyền thống
của gia đình cũng được xem là biểu hiện của lòng hiếu thảo, như trong Jataka sổ 100, Bồ
Tát tái sinh làm một vị vua Ba la nại, con của Ngài (tiền thân của Sivali ) đã vây hãm thành,
lấy lại được vương quốc, như vậy cũng có thể nói là hoàng tử đã tỏ được lòng hiếu thảo.
Bên canh đó, việc chăm lo tang lễ chu đáo cho cha mẹ cũng được Phật giáo xem là một
hành động cần thiết để tỏ lòng hiếu thảo.
Ngược lại, cha mẹ cũng cần hoàn thành bổn phận của mình đối với con như: một,
dạy cho con một nghề. Chẳng hạn như trong Jataka sổ 60, người cha của Bồ Tát làm một
người thổi tù và trong các lễ té sao, người này đã truyền lại nghề này cho con trai mình là
Bồ Tát. Hai, phải cho con thừa hưởng gia tài và chức vụ khi đến lúc. Vỉ vậy, việc làm của
khỉ chúa (tiền thân của Đe-bà-đạt-đa) trong Jataka số 58 là không hợp lí chút nào. Dù đã
đến tuổi già nhưng khỉ chúa không hề có ý định nhường quyền lãnh đạo cho con, hơn nữa,
vì sự ích kỉ của mình mà khỉ chúa đã lập mưu giết con mình. Ba, phải chọn nơi dựng vợ,
gả chồng xứng đảng cho con. Bon, cha mẹ phải khuyên răn, ngăn cản con khi con làm
những điều sai trái. Chẳng hạn như trong Jataka sổ 59, khi người con đi qua khu rừng
vắng có toán cướp mà lại đánh trống ầm ĩ thì người cha đã khuyên con mình nhưng do
người con là một kẻ khó bảo nên cuối cùng tiền hai người khó khăn kiếm được đều mất
cả.
Hai, vợ và con dâu phải tận tụy và nhẫn nhục đối với gia đình chồng. Trong Jataka
sổ 519, chúng ta được nghe về câu chuyện người vợ từ bỏ đời sống giàu sang chốn cung
cấm, cùng chồng sống đời khổ cực chốn rừng sâu, chăm sóc chồng lúc chồng bệnh tật và
sẵn sàng chấp nhận cái chết để giữ sự trinh tiết với chồng. Nội dung của câu chuyện Jataka
số 446 lại nói về một người vợ không chăm sóc cho gia đình chồng. Kết quả là người ấy
đã bị đuổi ra khỏi nhà. Trong một câu chuyện Jataka khác có kể lại câu chuyện Đức Phật
đến thăm nhà vị trưởng giả Đại cấp Cô Độc và đã thuyết giáo cho người con dâu của gia
đình về bảy loại vợ cả ác lẫn thiện nhằm làm thay đổi những phương diện xấu ác của người
này. Đức Phật đã nói đến bảy loại vợ bằng một bài kệ: Vợ phá hoại, vợ tặc gian, vợ cao
cường, vợ mẫu nghi, vợ hiền muội, vợ thân bằng, vợ nô tỳ.
Trong bảy loại vợ đó, Đức Phật đã chỉ ra ba kiểu xấu và bốn kiểu tốt.
Qua đó, Đức Phật chỉ ra những nhiệm vụ của người vợ trong gia đình. Đó là chăm
lo việc nhà, khéo chỉ bảo người làm, chuyên cần trong mọi việc và phải giữ gìn của cải do
chồng mang về, tiết trinh.
22
Ba, người chồng phải làm tròn bổn phận của mình, phải gắn bó và chăm sóc vợ
mình; giữ mối liên hệ thân ái tại gia. Những chuyện tiền thân Jataka số 504, Chuyện Đại
vương Bhallàtiya, Tiền thân Bhallàtiya; Jataka số 519, Chuyện hoàng hậu Sambulà, Tiền
thân Sambulà,... đều thể hiện lời khuyên hòa hợp gia đình trong quan hệ vợ chồng. Vị vua
trong Jataka sổ 504 đã không biết kính trọng và thương yêu vợ, như vậy, đã không làm
tròn bổn phận. Mặt khác, người chồng cũng cần phải trung thành với vợ mình. Có câu
chuyện Jataka số 419 kể về người kĩ nữ thượng lưu tên Sattuka đã yêu một tên cướp nhưng
vỉ lòng tham, tên cướp lại lập mưu giết hại vợ mình để lấy hết tài sản. Cuối cùng, nó phải
nhận hậu quả là chết trong đau đớn. Và không được coi thường vợ mình. Trong Jataka sổ
7, Chuyện cô gái lượm củi, Tiền thân Katthahàrỉ, nhà vua đã khinh thường người vợ của
mình vì nàng chỉ là một cô gái lượm củi, đã không nhìn nhận con trai của mình vì sự ích
kỉ. Đó là việc làm sai trái đã được Đức Phật hướng dẫn.
Trong quan hệ giữa người cao quý và những tu sĩ, ẩn sĩ cũng được các Jataka
hướng dẫn. Đó là những bậc cao quý như vua chúa, quan lại, trưởng giả phải nói lời dịu
dàng, làm việc cứng dường, cử chỉ hiền hòa và trân trọng đối với ẩn sĩ, tu sĩ. Chính vì thê,
trong nhiều Jataka, chứng ta thấy ngay cả nhà vua cũng phải có thái độ tôn trọng và kính
dường đối với ẩn sĩ.
Trong quan hệ giữa đồ dệ và tôn sư, chúng ta thấy có những mẫu mực ững xử như
sau: người đệ tử phải chú ý lời dạy của thầy, săn sóc thầy, kính trọng thầy. Những công
việc mà người đệ tử phải làm cho thầy được kể khá rõ trong Jataka số 321: chuẩn bị nước
tắm cho thầy, chuẩn bị nước súc miệng cho thầy, dọn dẹp phòng cho thầy trước khi mời
thầy nghỉ, mời thầy ăn trước khi dùng bữa...
Trong quan hệ với những người xung quanh, đạo Phật chú trọng vào những phẩm
chất đạo đức và những việc làm xã hội sau:
Một, hạnh bố thỉ. Một trong những đức hanh cần thiết của con người trong sinh
hoạt thường ngày là hạnh bổ thỉ. Bố thí là một trong lục độ, giúp con người có thể tích
đức để có thể đạt được một cuộc sống tốt đẹp hơn vào thời vị lai. Chiếc bát và chiếc gậy
đã trở thành những vật dụng gắn liền với đời sống của một tu sĩ. Truyền thống truyền y bát
cũng xuất phát từ ý nghĩa của hai vật dụng này. Chiếc bát là nơi chứa đựng những vật
phẩm do dân chúng cúng dường. Chiếc bát còn là nơi chứa đựng những công đức của tín
chú, thể hiện tuệ năng và đức hạnh của người sa môn. Trao đồ vật vào chiếc bát ấy thì sẽ
nhận lại phước đức cho mình. Có thể nói bố thí là một hình thức để tích đức và một phương
thức để dẹp bỏ lòng tham. Đó chính là ý nghĩa của việc bố thí vậy. Trong các Jataka, hanh
bố thí luôn được đề cao. Đó có thể là công đức của Bồ Tát trong những tiền thân. Jataka
số 40, Chuyện Hố than lửa cây keo, Tiền thân Khadirangàra ghi lại câu chuyện tiền thân,
khi Đức Phật là một vị Bà la môn, Ngài đã thực hiện việc bố thí rộng rãi. Dù bị ác quỷ cản
trở nhưng Ngài vẫn thực hiện việc thiện của mình. Hoặc trong Jataka số 77, Chuyện tượng
vương đức hạnh, Tiền thân Sìỉavanàga , Đức Phật là một con voi và con voi này đã bố thí
cho một kẻ biếng làm, quên ơn cả hai ngà của mình rồi đến chân ngà của mình. Đó có thể
là công đức của những vị ưu bà tắc, ưu bà di trong thời Đức Phật tại thế hay thời quá khứ.
Trong Tataka số 407, khi là một khỉ vương, Bồ
23
Tát đã hi sinh thân mình làm câu để cho đàn khỉ đi qua sông, thoát chết. Một đặc điểm
nhân văn sâu sắc của hanh bố thí trong Phật giáo là: Đối với người bố thí thì có thể cho đi
tất cả những gì mình có: bố thí tiền của, bố thí vợ con, bố thí cả thân thể mình. Đối với
người nhận phẩm vật bố thí thì không phân biệt phẩm vật giá trị nhiều hay ít; công đức
đáp lại không tùy thuộc vào phẩm vật mà tùy thuộc lòng chân thành của người cúng dường
tức tùy tâm. Cũng trong câu chuyện Jataka sổ 40, Chuyện Hố than lửa cây keo, Tiền thăn
Khadỉrangàra, Đức Phật đã nêu rõ ý kiến của mình về thái độ đối với người nhận bố thí
qua bài kệ sau:
“Khi tâm được tịnh tín,
Bổ thi không gọi nhỏ,
Cho Như Lai, chư Phật,
Hay cho đệ tử Ngài,
Không có cúng dường nào
Được xem là bé nhỏ. ’’
Hai, quan niệm về sự bình đẳng trong việc đối xử với mọi người và công bằng
trong việc phán xét những sự việc. Jataka sổ 22, Chuyện con chỏ, Tiền thân Kukkura là
một bài học về phẩm chất này. Chứng ta cần phải giữ một thái độ “công bằng như cán
cân”, tránh thiên vị, ganh ghét, ngu si và sợ hãi khi thực hiện bất cứ lời nói hay hành động
gì. Điều này sẽ tạo phúc cho người thực hiện cũng như người chịu nhận lời nói và hành
động đó. Neu không xử sự được như vậy thì sẽ rơi vào bốn ác đạo và nhận lấy quả báo.
Ba, trong cách hành nhân xử thế cũng cần phải nuôi lòng từ bi. Đó là việc xóa bỏ
thù hận, nuôi lòng yêu thương đối với con người, tha thứ cho kẻ thù. Lấy lòng nhân mà
đối đãi thì sẽ thu phục được nhân tâm, sẽ chiến thắng được kẻ thù mà không cần gây bạo
lực, không đem lại sự tổn thương cho người khác. Chứng ta sẽ học được bài học bổ ích
cho cuộc sống này trong Jataka số 23, Chuyện con tuấn mã, Tiền thân Bhojãjãnĩya; Jataka
số 24, Chuyện con ngựa tốt, Tiền thân Ajañña. Trong cả hai câu chuyện trên, về thời quá
khứ, Đức Phật đều hiện sinh là một con ngựa chiến dũng mãnh. Khi chiến trận đã qua đi,
Bồ Tát dù phải mất mạng vì cuộc chiến nhưng vẫn cầu xin nhà vua tha chết cho bảy vị vua
mang quân xâm chiếm đất nước. Việc làm này khiến người ta phải cảm động và khiến kẻ
thù phải cảm thấy xấu hổ trước tấm lòng nhân đạo cao cả.
Bổn, trong Jataka cũng có đưa ra hai mươi mốt kế sinh nhai phi pháp mà con
người không nên làm; sự chỉ dẫn này gắn với sự tu tập trong cuộc sống đời thường. Nội
dung này được đề cập khá rõ ràng trong Jataka sổ 179, Jataka sổ 237. Đó là các nghề như
thầy thuốc, đổi đồ khẩn tế, đánh cá, đi săn,...
Quan trọng hơn là thái độ đối với cá nhân moi người. Đức Phật luôn đề cao ý chí
kiên định và thái độ thận trọng đối với người và việc. Jataka sổ 26, Chuyện con voi Nữnhan, Tiền thân Mahilamukha là bài học về sự dễ dãi, không có ý chí vững vàng. Vì những
phẩm không tốt ấy mà một vị tỳ kheo đã để cho bạn mình dẫn dắt đi theo con đường tà đạo
của Đề-bà-đạt-đa, phản bội lại niềm tin vào Phật giáo, cuối cùng phải hối cải về những
việc đã làm, những điều đã nghĩ.
24
Bên canh đó, các Jataka còn góp phần thể hiện quan niệm của Phật giáo về sự
giải thoát. Trong các Jataka, Đức Phật khi kể một câu chuyện tiền thân thường hướng
đến một đối tượng đệ tử nào đó hoặc xuất gia hoặc tại gia nhằm giúp họ nhận ra con đường
giải thoát. Kết thúc mỗi câu chuyện, chứng ta thấy có một số vị đạt được các Thánh vị.
Trong đạo Phật có bốn Thánh vị như sau: Dự lưu quả (Suratapanna phata); Nhất
lai quả (Sarkdàgàmin phata); Bất lai quả: (Anagàmin phata); Vô học quả (Arhat phata)
(Xem bảng 1, phần phụ lục).
Quan trọng hơn cả là quan niệm về vô thường, luân hồi và nghiệp báo.
về vô thường, Vô thường có ý chỉ mọi sự vật đều luôn luôn biến hóa không ngừng,
không có cái gì là bất biến, không có cái gì là hằng cửu. Người có sinh có tử, hoa có nở có
tàn. Từ đó dẫn đến quan niệm cho rằng mọi cái hiện hữu đều mang tính tạm bợ cả, không
có gì tồn tại độc lập nó. Neu không nhận thức được những điều đó, con người sẽ rơi vào
sự khổ vỉ lòng tham đắm và sự vô minh.
về luân hồi: Tư tưởng luân hồi và cho rằng sinh vật có các vòng sinh tử thoát thai từ
đạo Bà La Môn (hay sớm hơn từ tư tưởng Veda). Phật giáo vẫn tiếp tục tư tưởng này. Theo
đó, luân hồi không phải là linh hồn đầu thai mà có sự biến đổi
về nghiệp báo: nghiệp có thể do ý nghĩ, do lời nói hoặc do hành động tạo ra. Có ác
nghiệp như sát sinh, trộm cắp và tà dâm và thiện nghiệp như phóng sinh, bố thí, đức hanh
đứng đắn. Phật giáo luôn tin rằng cái hôm nay là kết quả của cái hôm qua và cái ngày mai
sẽ là kết quả của cái hôm nay. Đa số quả báo xảy ra ở một cuộc đời khác, một kiếp sống
khác nhưng cũng có những quả báo xảy ra trong thời hiện đại. Ví dụ như trong Jataka sổ
38, một vị tỳ kheo may áo đã lừa những bạn hữu của mình và cuối cùng, người ấy lại bị
lừa bởi một người khác. Tất cả nảy sinh từ lòng ham dục và từ những hành động của con
người.
Qua ba nội dung trên, chúng ta sẽ nhận ra nội dung phổ quát là Tứ diệu đế như sau:
con người thường phải đối diện với nhiều sự khổ não trong cuộc đời (Khổ đế), điều quan
trọng là phải hiểu nguyên nhân phát sinh những đau khổ đó, tính tất yếu của nó (tập đế, ba
hình thức cơ bản là tham dục, tham sinh và tham thành tựu) chính là lòng ham đắm của
con người để tìm cách tiết dục, làm hạn chế hoặc xóa bỏ những khổ đau (diệt đế), muốn
làm được như vậy thì chúng ta cần phải đi theo những con đường mà Đức Phật đã chỉ (đạo
đế).
Thứ bảy, những quan niệm của đạo Phật về thế giới, vũ trụ cũng được thể hiện
trong các Jataka. Khi tìm hiểu Jataka chúng ta thấy xuất hiện những khái niệm về không
gian mang đậm màu sẳc tôn giáo. Đó là vực núi Tu-di (Sneru), cõi trời Tam Thập Tam
có quỷ thần A-tu-la (Asura) được nhắc đến ở Jataka số 31, đó là khu vườn Nandana, khu
vườn Thiên lạc ở cõi trời Ba mươi ba của Sakka xuất hiện trong Jataka sổ 429, Chuyện
Đại Anh Vũ, Tiền thân Mahàsuka; đó là những ngục thất địa ngục Khuradhà, Vetara,
Kekakà, Ussada, Kisavaccha, Andhaka, Màtanga, Dipàyana được dẫn ra ở Jataka sổ 530.
Những khi nói về phương hướng thì lại hay đề cập đến núi Tu di (Semeru) như là một điểm
mốc. Sự xuất hiện những không gian tâm linh đó được lí giải bởi quan niệm về thế giới
của Phật giáo. Theo đó, thế giới có bốn châu ở bốn phương đông, tây, nam, bắc lấy núi Tu
di làm địa mốc phân định, có sáu cõi trời thuộc