Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC CUỘC CÁCH MẠNG vô SẢN TIÊU BIỂU TRONG LỊCH sử PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.29 KB, 19 trang )

1

CÁC CUỘC CÁCH MẠNG VÔ SẢN TIÊU BIỂU TRONG LỊCH SỬ
PHONG TRÀO CỘNG SẢN CÔNG NHÂN QUỐC TẾ
1. CÁC CUỘC ĐẤU TRANH ĐỘC LẬP ĐẦU TIÊN CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
TRƯỚC KHI XUẤT HIỆN CHỦ NGHĨA MÁC

Lịch sử đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản rất lâu dài, khó khăn phức tạp từ
đấu tranh chưa độc lập đến đấu tranh độc lập; từ tự phát đến tự giác mà đỉnh cao là
cách mạng vô sản... Do đó, trước khi nghiên cứu các cuộc cách mạng vô sản tiêu biểu,
cần khái lược các cuộc đấu tranh độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản.
* Khởi nghĩa Liông (Pháp): 1831 -1834
Nguyên nhân: Sau cách mạng tư sản 1789, giai cấp tư sản nắm chính quyền,
nhưng đã thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế hà khắc do Lu i Phi líp đứng đầu...
Đời sống giai cấp công nhân khốn khổ, mâu thuẫn giai cấp vô sản – giai cấp tư sản
tăng lên. Năm 1826, Công nghiệp dệt Li ông khủng hoảng do đặt hàng của Anh,
Mỹ giảm, nhiều người rời thành phố đi ăn xin. Công nhân ngày làm 15 giờ, thất
nghiệp, lương 450 Phrăng/năm. Năm 1830, công nhân lập quỹ để dùng vào những
ngày gieo neo không thành. Tháng 3/ 1831, quân chủ tháng 7 ban hành thuế nhà
theo số cửa ra vào, cửa số. Mùa thu 1831, Lợi dụng thất nghiệp, giới chủ hạ tiền
công công nhân. Ngày 25/10/ 1831 Đại biểu uỷ ban và chủ doanh nghiệp ấn định
nâng mức lương tối thiểu theo đề nghị của công nhân. Nhưng những người môi
giới không tuân thủ. Quần chúng gởi đơn Viện Dân biểu kiện Quận trưởng và
không được chấp nhận.
Diễn biến:
Giai đoạn 1: ngày 20/11/ 1831 Công nhân kéo đến Quảng trường ngoại ô
Croa Rút xơ quyết định ngừng làm việc ngày hôm sau cùng kéo vào thành phố đưa
yêu sách, bị cảnh sát giữ lại. Ngày 21/11/ 1831 Đấu tranh vũ trang quy mô lớn,
công nhân chiếm được một số ngôi nhà Li ông, lập chiến luỹ, lấy vũ khí tự trang bị.



2
Khẩu hiệu “Sống có việc làm, chết trong tranh đấu”. Ngày 22/11/ 1831 chiến đấu
ác liệt, đẫm máu. Ngày 23/11/ 1831 Chiếm được Li ông có 3 vạn người tham gia,
1000 người chế và bị thương. Tuy nhiên, sau khi chiếm xong họ chỉ duy trì trật tự;
chiếm vũ khí; trụ sở toà thị chính; lập Bộ tổng tham mưu; chứ không nắm chính
quyền, không động chạm đến thị trưởng, quận trưởng, không cắt liên lạc giữa
chúng với Pa ri. Như vậy, “Tất cả mọi tương phản đều thể hiện rõ: Họ đói ăn nhưng
không cướp bóc, căm phẫn nhưng không lợi dụng thắng lợi. Họ không thừa nhận
chính quyền nhưng không rời bỏ ngọn cờ ấy. Kết quả công nhân và tư sản đều
được tôn trọng”
Giai đoạn 2: Ngày 9/4/ 1834, công nhân biểu tình. Khẩu hiệu: “Tự do, bình
đẳng hay là chết”, “ Cộng hoà hay là chết”. Bọn sen đầm đã xả súng vào công nhân
tay không. Sau đó công nhân đấu tranh vũ trang, chiếm Ly ông, lập chiến luỹ, phát
động nhân dân khởi nghĩa. Giai cấp tư sản dùng pháo binh phá sập nhà. Ngày
15/4/1834 lực lượng khởi nghĩa bị thất bại.
* Khởi nghĩa Xilêdi (Đức): 1844
Nguyên nhân: từ 1830-1840 công nghiệp Đức phát triển, giai cấp công nhân
Đức phát triển; giai cấp công nhân Đức chịu áp bức nặng nề của cả giai cấp tư sản
và địa chủ. Từ 1842 -1844: tiêu thụ vải bông giảm, tiền công giảm, giá cả tăng, để có
bánh mì, công nhân phải bán tủ giường, bàn ghế. Giai cấp công nhân Đức chịu áp
bức nặng nề bị bắt chẹt, phạt tiền, thô bạo với công nhân của cả giai cấp tư sản và địa
chủ (họ phải đóng thuế cho địa chủ mới được đi dệt vải). Căm thù chủ xưởng đánh
đập công nhân rất dã man, công nhân đa đứng lên khởi nghĩa.
Diễn biến: từ 4 đến 5/6/1844: công nhân đã đập phá các chủ xưởng. Nhưng
đến 9/6/1844 công nhân phải đi làm lại.
* Phong trào Hiến chương(Anh): 1835 -1848
Nguyên nhân: Những năm 1830 chủ nghĩa tư bản Anh phát triển. Giai cấp
công nhân với đời sống khó khăn (làm việc 16-18 giờ trong ngày, 1/3 lao động trẻ



3
em, 1/2 lao động nữ bị cúp phạt, trả lương bằng hàng hoá... ). Mâu thuẫn giữa giai
cấp tư sản và giai cấp công nhân ngày càng tăng lên. Cho nên,Giai cấp công nhân
cần tham gia chính quyền để cải tạo chế độ xã hội,
Diễn biến: năm 1835 đòi yêu sách cải cách bầu cử “chính quyền là của chúng
ta”. Tháng 6 năm 1839 Đại hội phong trào Hiến chương lần1 diễn ra. Ngày
15/7/1839 phong trào bùng lên ở Bơcminhham. Năm 1842 có 3,5 triệu chữ ký, bãi
công. Năm 1847, 1848 thu 5 triệu chữ ký nhưng chính phủ không chấp nhận, phong
trào lắng dần
Nguyên nhân các cuộc đấu tranh độc lập đầu tiên thất bại:Gia cấp công
nhân còn non trẻ; đấu tranh tự phát, chưa có lý luận, chưa có đảng chưa có đường
lối, phương pháp đúng; chưa liên minh với các giai cấp khác. Trong khi đó, giai
cấp tư sản đang lên, đang mạnh, đang đóng vai trò tiến bộ.
Ý nghĩa của các cuộc đấu tranh độc lập đầu tiên: Các cuộc cách mạng bũng
nổ với những kết quả bước đầu đã chứng tỏ chủ nghĩa tư bản chứa đầy mâu thuẫn,
và chỉ có giai cấp công nhân mới có thể giải quyết được mâu thuẫn đó bằng đấu
tranh cách mạng; Chứng tỏ giai cấp công nhân quốc tế trở thành lực lượng chính trị
độc lập, triệt để cách mạng; Nó mở đầu cho phong trào đấu tranh của giai cấp công
nhân mà đỉnh cao là các cuộc cách mạng vô sản sau này; Đây là cơ sở thực tiễn
quan trọng đòi hỏi và cho phép ra đời lý luận cách mạng – Chủ nghĩa Mác sau này.
2. CÁC CUỘC CÁCH MẠNG VÔ SẢN TIÊU BIỂU

Trong lịch sử đã có nhiều cuộc cách mạng vô sản đã nổ ra: 1871 - Công xã
Pa ri, 1917- Cách mạng Tháng Mười, 1921 - Cách mạng Mông Cổ, 1944 - Cách
mạng Anbani, Bunga ri, Rumani, Ba lan, - 1945 - Cách mạng Hungga ri, Tiệpkhắc,
Việt Nam, Nam Tư, 1949 Cách mạng Công hoà dân chủ Đức, Trung Quốc, 1959 Cách mạng Cu Ba, 1976 - Cách mạng Lào, 1979 - Cách mạng Cămpuchia (theo
quan niệm trước đây).


4

Ngoài ra, còn một số nước, sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân đã tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội: Ănggôla, Môdămbích, Nica ragoa,
Apgani xtan. Gần đây phong trào cánh tả Mỹ la tin: Vênêduyêla, ChiLê, Bôlivia,
Nicaragoa, Ănggôla, Môdămbích đang tuyên bố xây dựng chủ nghĩa xã hội trong
thế kỷ 21. Trong chuyên đề này tập trung vào hai cuộc cách mạng vô sản tiêu biểu
Công xã Pa ri, Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 và điểm qua một số cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
* CÔNG XÃ PA RI

a. Hoàn cảnh lịch sử:
Thứ nhất, nước Pháp từ 1851-1872 dưới triều đại Đế chế II 1851-1870, dưới
sự thống trị của Đế chế 2, đời sống giai cấp công nhân, quần chúng nhân dân cực
khổ, mâu thuẫn giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ngày càng tăng.
Đế chế II là chính quyền không phải của giai cấp tư sản nói chung mà của
một nhóm tư bản tài chính đầu sỏ, cùng bọn đại địa chủ, phú nông( thiết lập
2/12/1852, sau thất bại của cách mạng 1848-1849) do LuiBônapác đứng đầu (giải
tán Qhội, quyền lực tập trung vào LuiBônapác). LuiBônapác cháu 3 đời của
Napôlêông, bị trục xuất khỏi Pháp. Sau quay về ứng cử Tổng thống..
Biểu hiện:
* Về kinh tế xã hội :
- Cách mạng công nghiệp từ 1820 – 1860, làm cho Pháp thành cường quốc
về kinh tế thứ 2 sau Anh
- Giai cấp công nhân phát triển: Đến 1860 công nhân chiếm 67%
* Về chính trị xã hội
- Đối nội:
+Bóc lột tàn khốc; đời sống nhân dân cực khổ, tệ nạn xã hội gia tăng; nhân
dân giảm niềm tin và Đế chế II; xuất hiện mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp tư sản và
giai cấp vô sản.



5
- Đối ngoại: Xâm lược ở Ý, đánh nhau với Áo, đánh Nga; Viễn Đông: xâm
lược Việt Nam 1858. Châu Mỹ: xâm lược Mêhicô. Phần lớn bị thất bại (trừ Việt
Nam là đặt được ách đô hộ).
* Trong khi đó, ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân
ngày càng mạnh: Có 4 chi bộ Cộng sản(Pa ri có 1), nhiều hoạt động của Quốc tế I
đã thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ. Cho nên cách mạng Pa ri là
tất nhiên trong lịch sử.
- Thứ hai, 7/1870 Pháp gây chiến tranh với Phổ - nguyên nhân trực tiếp
dẫn đến cách mạng ở Pa ri.
Do bản chất xâm lược của Đế chế II; Mâu thuẫn trong nước Pháp đã lên cao,
cần đẩy mâu thuẫn ra ngoài, nên muốn gây chiến tranh. Pháp đã gây chiến với Phổ
vì: Phổ đang tranh giành thuộc địa với Pháp; Phổ phản bội Pháp trong chiến tranh
với áo; Phổ có âm mưu thống nhất nước Đức bằng sắt và lửa (Bixmác). Về phía
Phổ, cũng muốn diệt Đế chế II để chiếm thuộc địa và đánh tan trở lực thống nhất
của Phổ mà Pháp muốn ngăn chặn.
* Diễn biến chiến tranh Pháp- Phổ: ngày 19.7.1870, chiến tranh bùng nổ;
ngày 20.8.1870, Pháp bị bao vây ở Mếch; Mac ma Hông đã đưa quân đến phá vây,
bị vây ở Xê đăng; ngày 2.9.1870, Pháp đầu hàng; ngày 4.9.1870, nhân dân làm
cách mạng lật đổ Đế chế II, lập nền Cộng hòa 3 do Tơ-Rô- Suy thống đốc quân sự
Pa ri cầm đầu: Vệ quốc chống Phổ xâm lược Pa ri- có 60 tiểu đoàn quân chính phủ;
20 tiểu đoàn khoảng 3 vạn người.( Rơi vào tay tư sản do cộng hòa tư sản và nhóm
bảo hoàng chi phối). Còn các lãnh tụ Quốc tế I chưa bị sung lính, không có liên lạc;
Giai cấp vô sản chưa đủ sức để làm cuộc cách mạng.
Đánh giá về hoàn cảnh lịch sử này, C.Mác viết: Đế chế II là hình thức chính
trị hũ bại nhất, là vườn ươm tất cả những điều thối tha của của xã hội. Nó biểu
hiện giai cấp tư sản mất năng lực quản lý. Còn giai cấp vô sản thì chưa có năng
lực quản lý xã hội (Nội chiến ở Pháp); “Lưỡi lê của Phổ đã bóc trần sự thối nát



6
của Đế chế II, dù chiến tranh có kết thúc như thế nào thì tiếng chuông cáo chung
của Đế chế II đã điểm”.
Ngày 18.9.1870 Phổ bao vây Pa ri: Chính phủ vệ quốc không tổ chức bảo
vệ, quay lưng lại tuyên chiến với công nhân, buộc công nhân cầm súng bảo vệ tổ
quốc, chống lại tư sản Pháp và chống Phổ xâm lược. Ủy ban Trung ương 20 quận
Pa ri thành lập 05.9.1870 phải đứng ra đảm nhiệm chống trả quân thù có cương
lĩnh: Bảo vệ Tổ quốc và nền cộng hòa; Tuyên bố quyền tự do ngôn luận báo chí,
bầu cử; Giải tán cảnh sát quốc gia, giao nhiệm vụ cho nhân dân.
Đến ngày 28.01.1871 chính phủ Tơ-Rô-Suy ký hiệp ước đầu hàng không
điều kiện, cắt hai tỉnh A-Giát-xơ và Lo-ren, bồi thường cho quân Phổ 5000 triệu
Phơ-Răng. Ngày 02.1871 Quốc hội Pháp triệu tập ở Boóc-Đô để phê chuẩn hiệp
ước đầu hàng, bầu Chie lên thay Tơrôsuy. Chie lên thay, kích động công nhân khởi
nghĩa để đàn áp, hủy lệnh hoãn nợ, cắt lương cận vệ, thu đại bác.
Thứ ba, Vào ngày 18.3.1871 khoảng 6 nghìn người của chính phủ Chie đến
cướp 300 khẩu đại bác của Uỷ ban trung ương cận vệ (do nhân dân góp tiền mua
được) các công nhân xông lên giữ được để chiến đấu chống Phổ đánh lại giai cấp
tư sản Pháp, giành chính quyền.
Tóm lại, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản phát triển ngày
càng cao. Đế chế 2 gây chiến tranh với Phổ (Đức) bị thua, bị Phổ xâm lược. Đế chế
2 bị lật đổ, lập nên nền cộng hoà - Chính phủ Vệ quốc. Chính phủ Vệ quốc đầu
hàng, quay lại tuyên chiến giai cấp công nhân, buộc giai cấp công nhân phải đảm
đương nhiệm vụ chiến đấu chống Phổ bảo vệ Tổ quốc (thay giai cấp tư sản), và để
bảo vệ Tổ quốc trước hết phải đánh lại giai cấp tư sản Pháp, giữ vũ khí, thừa thắng
giành chính quyền.
Lênin đã viết về nguyên nhân của công xã Pa ri: “Chiến tranh thất bại với
Đức, hoàn cảnh khốn cùng khi bị bao vây, vô sản bị thất nghiệp, tiểu tư sản bị phá
sản, quần chúng gắn bó với giai cấp bên trên và với bọn chức trách đã tỏ ra hoàn



7
toàn không có năng lực, cùng với nhiều nhân tố khác đã đẩy nhân dân lao động tới
cuộc cách mạng 18.3 là cuộc cách mạng bỗng nhiên giao chính quyền vao tay giai
cấp công nhân”
b. Sự bùng nổ của cách mạng Pa ri:
Ngày 18.3.1871: Khoảng 6 nghìn người đến cướp 300 khẩu đại bác của ủy
ban trung ương cận vệ (do nhân dân góp tiền mua được) các công nhân xông lên
giữ được. Thừa thắng ủy ban trung ương ra lệnh đến Pa ri chiếm tòa thị chính, Chie
bỏ chạy về Vécxây. Cách mạng kết thúc, toàn Pa ri về tay giai cấp vô sản. Cũng
trong ngày 18/3/ 1871: giai cấp công nhân Pari khởi nghĩa lật đổ chính phủ tư sản.
Tối 18.3, cách mạng tuyên bố bãi bỏ lệnh giới nghiêm; Bãi bỏ tòa án quân sự; Thả
các tù chính trị;
Ngày 26.3.1871: Tổ chức bầu ủy ban Công xã. Kết quả: có 85 ủy viên( 17
ủy viên là tư sản; 32 là trí thức; 25 là công nhân; 8 là viên chức; 2 tiểu chủ; 1 thủ
công nghiệp). Ngày 28.3 Công xã ra mắt nhân dân có nêu lên tuyên bố:
Mọi ủy viên đều do bầu cử mà ra. Ngày 1.4, mỗi ủy viên đều được hưởng lương
bằng lương công nhân: 5.475 phăng/năm; 15 phăng/ngày. Bầu ra một loạt các ủy
ban: ủy ban quốc phòng; ủy ban an ninh; ủy ban tài chính; ủy ban tư pháp; ủy ban
giáo dục; lao động.
Như vậy, hơn hẳn cách mạng tháng hai 1848 và cách mạng 4/9/1870 dâng thành
quả của giai cấp công nhân cho giai cấp tư sản, không giành lấy chính quyền.
c. Hoạt động của Công xã Pari (18.3-28.5.1871)
Mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn 72 ngày, với điều kiện hết sức khó
khăn, nhưng nó là sự nghiệp vĩ đại nhất trong phong trào công nhân lúc đó, nó đã là
nhà nước vô sản đầu tiên, là mẫu hình chuyên chính vô sản. Nhưng nhà nước
chuyên chính vô sản đó thực sự đã có những hoạt động thiết thực.
Về chính trị: Xoá quân đội thường trực, vũ trang toàn dân; 6/4 Huỷ chiếc máy
chém, thủ tiêu lực lượng cảnh sát, giao cho người lao động tự quản; bãi bỏ quan lại



8
cũ, lập hội đồng mới; xây dựng hệ thống quản lý từ trung ương đến cơ sở; tách giáo
hội khỏi nhà nước; bảo đảm quyền lợi người nước ngoài.
Về kinh tế: Giao xí nghiệp tư bản cho công nhân quản lý; ổn định, cải thiện
đời sống người lao động, xoá nợ, giải quyết việc làm, nâng lương.
Về văn hoá - xã hội: Giáo dục băt buộc, không phải trả tiền; tách nhà thờ khỏi
nhà trường, loại bỏ biểu tượng tôn giáo trong nhà trường; sung tài sản giáo hội vào
quốc gia, ban hành sắc lệnh giải phóng phụ nữ; bảo đảm đời sống vật chất, tinh
thần người lao động; bảo đảm an ninh, trật tự, tự do.
Cuộc chiến đấu bảo vệ Công xã:
Ngày 2.4.1871 quân Chie bắt đầu tiến công do Mácmahông chỉ huy. Ngày
21.5.1871 quân chính phủ vào cửa Bắc, bắt đầu tuần đàn áp đẫm máu cho đến 26.5.
Kết quả 1 vạn người bị chết, 4 vạn người bị tù đày.
Nguyên nhân thất bại:
GCCN làm cách mạng giữa chừng dừng lại, quá độ lượng với kẻ thù ko tiến
công đến Vé xây; Ko mạnh tay với đội ngũ gián điệp, đợi đến tuần lễ dẫm máu thì
đã muộn; Ko tịch thu ngân hàng, bưu điện; Quân đội ko được huấn luyện, chia rẽ
trong cơ quan lãnh đạo Công xã; Kẻ thù với những âm mưu thủ đoạn hết sức xảo
quyệt
c. Ý nghĩa lịch sử:
Khái quát
Đây là cuộc CMVS vĩ đại đầu tiên chứng minh bản chất cách mạng, khả
năng sáng tạo to lớn của GCVS.
Đã giáng một đòn nặng vào CNTB thế giới ; cỗ vũ, mở đường cho GCVS,
nhân dân lao động đấu tranh...
Cơ sở thực tiễn chứng minh tính cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác.


9
Qua đây thấy rõ điểm đặt của lịch sử: Cùng với sự ra đời của Chủ nghĩa Mác

(1848) và Quốc tế 1 (1864) cùng với Công xã Pa ri 1871 chứng tỏ rằng giai cấp vô
sản đang bước lên vũ đài chính trị, khẳng định sứ mệnh lịch sử của mình.
Thứ nhất, Công xã Pari là một cuộc cách mạng vĩ đại đầu tiên, chứng minh bản
chất cách mạng và khả năng sáng tạo to lớn của giai cấp vô sản; Vì: lần đầu giành
chính quyền và dùng chính quyền thực hiện nền dân chủ( sáng tạo kiểu nhà nước
mới và điều hành nhà nước đó). Mác coi: “ Nhờ Công xã Pari mà cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân chống giai cấp các nhà tư bản và nhà nước của nó đang
bước vào 1 giai đoạn mới”. Mác coi: “ đó là hành động xông lên đoạt trời”; “Hãy
nhìn vào Công xã Pari chuyên chính vô sản là thế đấy”. Theo Lênin: “ Công xã Pari
là chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử tuy chưa đầy đủ và vững vàng”.
Thứ hai, Công xã Pari đã giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản, đánh
dấu sự đi xuống của chủ nghĩa tư bản, cổ vũ, mở đường cho giai cấp vô sản đứng
lên tự giải phóng.
Đó là tấm gương chỉ rõ giai cấp tư sản Pháp phản bội dân tộc; gương về
giành và giữ chính quyền, xây dựng đoàn kết giai cấp công nhân;
Thứ ba, là cơ sở chứng minh tính cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác, và
thực tiễn cho Mác, Ăngghen phát triển lý luận, để lại những bài học quý báu. Biến
“bóng ma” thành hiện thực, đúng như Mác khẳng định; Con đường bạo lực cũng
đúng như Mác khẳng định; Phát triển lý luận: Đập tan nhà nước như thế nào, lấy gì
thay thế nhà nước cũ. Để lại những bài học quý, còn nóng hổi tính thời sự.
Mặc dù chỉ 72 ngày tồn tại nhưng Pari công nhân, với công xã của nó sẽ mãi
mãi được người đời ngưỡng mộ coi là tiền khu quang vinh của một xã hội mới.
Hình ảnh của những bậc tiên liệt thành viên của Công xã sẽ được đời đời in sâu vào
trái tim vĩ đại của giai cấp công nhân
* CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1917

a. Hoàn cảnh lịch sử:


10

+ Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1/8/1914 -11/11/1918) làm nhiều
nước đế quốc kiệt quệ, suy yếu, mâu thuẫn xã hội gay gắt, nước Nga là khâu yếu
trong dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc. Tình hình nước Nga: cách mạng dân chủ
tư sản 1905- 1907 và cách mạng Tháng Hai đã lật đổ Nga hoàng, lập chính phủ tư
sản; mâu thuẫn xã hội chưa giải quyết triệt để, 7/ 1917 chính phủ tư sản đàn áp
cách mạng, công nông căm phẫn, tình thế cách mạng lên cao; Lênin bảo vệ phát
triển chủ nghĩa Mác, sáng lập Đảng Bôn sêvích Nga, đủ sức lãnh đạo cách mạng
giành thắng lợi.
Lịch sử đã cho thấy, chiến tranh thế giới lần thứ nhất làm cho đế quốc Nga suy
yếu, cách mạng tháng Hai- 1917 diễn ra và giành thắng lợi, Nga hoàng( Nicôlai II)
bị lật đổ. Chiến tranh thế giới I từ 1914- 1918: Anh- Pháp- Nga và Đức- Áo- Hung;
Nga hoàng suy yếu: Nga hoàng vay nước ngoài 8 tỉ rúp; nạn đói tràn lan khắp nông
thôn cho đến thành thị. Mâu thuẫn giai cấp gay gắt, cách mạng dân chủ tư sản
tháng 2- 1917 nổ ra, nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của
chủ nghĩa đế quốc.
+ Dưới sự lãnh đạo của những người Bônsêvích công nhân và binh
lính( nông dân) đã chuyển từ bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang ngày 272-1917 lật đổ chế độ Nga hoàng.
Sau cách mạng tháng 2 nước Nga có đặc điểm: 2 chính quyền song song
tồn tại: Chính quyền Xô Viết do quần chúng công nông lập ra và Chính phủ lâm
thời do giai cấp tư sản và địa chủ nắm( đứng đầu là Công tước Lơ Vốp cho đến sau
này là Kêrenxki). Sở dĩ có đặc điểm trên là vì: Đảng Bônsêvích chưa nắm được
các Xôviết, thành phần Xôviết phức tạp, các chiến sỹ cách mạng đang bận chiến
đấu hoặc bị cầm tù, bọn Mensêvích và Xã hội cách mạng “lẻn” vào các Xôviết; Các
Xôviết có vũ khí, có sức mạnh đang ủng hộ chính phủ lâm thời; Chính phủ lâm thời
còn yếu, chưa có đủ lực lượng; Hàng triệu quần chúng chưa am hiểu chính trị, cơ
cấu giai cấp công nhân không thuần nhất.


11
Từ đầu tháng 7-1917 chính phủ tư sản đã củng cố, quay lại đàn áp cách

mạng, tìm bắt Lênin. Quần chúng công nông sẵn sàng vùng dậy chống lại chính
phủ tư sản. Đảng Bônsêvích đã chuẩn bị đầy đủ cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức
để lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền. Đảng đã nêu cương lĩnh chuyển từ cách
mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chỉ ra phương pháp cách
mạng: trước tháng 7/ 1917: giành chính quyền về tay Xôviết bằng phương pháp hòa
bình; Từ 7-1917 trở đi, Lênin và Đảng Bônsêvich khẳng định khởi nghĩa vũ trang
giành chính quyền. Lực lượng cách mạng: Công- nông các dân tộc bị áp bức và
binh lính trong quân đội tư sản. Xác định kẻ thù: Chính phủ lâm thời và giai cấp tư
sản. Cho đến thời điểm này phong trào cộng sản quốc tế chỉ còn Đảng Bônsêvich là
Đảng duy nhất có lập trường đúng đắn.
b. Diễn biến
Giai đoạn 1: tháng 3-7 cách mạng phát triển bằng phương pháp hoà bình
Giai đoạn 2: tháng 7- 10 cách mạng phát triển bằng phương pháp bạo lực
khởi nghĩa vũ trang. Ngày 7.10.1917 Lênin từ Phần Lan về Nga trực tiếp lãnh đạo
cách mạng. Ngày10.10 Trong hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Bônsêvich Lênin đặt vấn đề khởi nghĩa vũ trang ngay lập tức . Vì: quần chúng cách
mạng sẵn sàng ủng hộ và chiến đấu dưới lá cờ của Đảng; giai cấp tư sản đã sắn
sàng dâng thủ đô Pêtơrôgrát cho Đức; Anh, Pháp sẵn sàng thương lượng với Đức
để bóp chết cách mạng Nga. Theo đề nghị của Lênin BCH TƯ quyết định 25.10
(7/11 lịch mới) sẽ khởi nghĩa. Trốt-xki đề nghị chờ hội nghị Xôviết toàn Nga.
Camênhép, Dinôviép phản đối việc giành chính quyền bằng cách viết bài đằng báo
“Đời sống mới” cho chưa đủ điều kiện, bám vào luận điểm của Mác: cách mạng
phải nổ ra ở đồng thời ở tất cả các nước tư bản phát triển, chúng đã báo cho
Kêrenxki, thời gian khởi nghĩa bị lộ.
Trung ương giao cho Lênin chọn ngày khởi nghĩa. Người đã chon sớm trước
một ngày so kế hoạch: Đó là đêm 24.10.1917 từ Điện Xmônưi Lênin phát lệnh khởi


12
nghĩa “hiện nay trì hoãn khởi nghĩa là chết”, “không thể để chính quyền trong tay

Kêrenxki và đồng bọn cho đến ngày 25, việc đó phải tuyệt đối giải quyết ngay tối
nay hay đêm nay”. Cách mạng đã nổ ra ở thủ đô. Ngày 25.10.1917. Quân cách
mạng đã chiếm được thủ đô, chính phủ lâm thời hoàn toàn bị sụp đổ (llượng cách
mạng 6 người hi sinh, 50 người bị thương). Ngày 26.10.1917. Đại hội II các Xôviết
đã tuyên bố: Toàn bộ chính quyền đã về tay các Xôviết. Đại hội thông qua sắc lệnh:
Hòa bình, ruộng đất, thành lập chính phủ công nông do Lênin đứng đầu. Cách
mạng đã thắng lợi ở thủ đô. Tháng 2.1918. Cách mạng thắng lợi trong cả nước.
c. Hoạt động bước đầu của chính quyền Xô Viết
Những hoạt động đập tan bộ máy nhà nước tư sản đồng thời xây dựng nhà
nước Xô Viết. Đập tan nhà nước tư sản: Giải tán quốc hội lập hiến tư sản, giải tán
các bộ của nhà nước cũ, giải tán quân đội, xóa bỏ chế độ đẳng cấp; Xây dựng nhà
nước Xôviết: Lập ra những cơ quan hành chính, điều chỉnh hoạt động của Xôviết
các cấp; ra sắc lệnh thành lập Hồng quân; Lập ủy ban đặc biệt để chấn áp bọn phản
động cách mạng.
Khôi phục kinh tế và thực hiện quyền tự do dân chủ: Chia ruộng đất cho
nông dân; Quốc hữu hóa công nghiệp, ngân hàng, giao thông vận tải, thực hiện
quyền bình đẳng.
Kí hòa ước Brét-li-tốp đưa đất nước thoát khỏi chiến tranh.
d. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười
Nga
Nguyên nhân thắng lợi:
Trước hết nhờ có sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua
Đảng Bônsêvich Nga do Lênin sáng lập và rèn luyện. Giai cấp công nhân
Nga đã lớn mạnh, có kinh nghiệm trong đấu tranh cách mạng, vừa là lực
lượng lãnh đạo, vừa là lực lượng đi đầu trong đấu tranh, tập dượt qua
cách mạng 1905- 1907, cách mạng tháng 2.1917. Có sự lãnh đạo của


13
Đảng Bônsêvich và Lênin, Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Đảng

có đường lối, chiến lược, sách lược đúng đắn: từ phương pháp hòa bình
chuyển sang phương pháp khởi nghĩa vũ trang, chỉ rõ kẻ thù, tập hợp
đông đảo lực lượng.
Thiết lập được khối liên minh công nông vững chắc dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Giai cấp công nhân phát triển mạnh, đã có thời gian được rèn luyện, thử
thách. Rút được kinh nghiệm thất bại của Công xã. Liên minh giữa Công nhânnông dân (đặc biệt là nông dân mặc áo lính). Từng bước giải quyết vấn đề ruộng
đất. Còn tập hợp rộng rãi các lực lượng đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc dân
chủ. Vừa tăng cường lực lượng những vừa làm tan rã hàng ngũ của địch.
Nước Nga khâu yếu trong dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc, nơi tập
trung mâu thuẫn của thời đại. Kẻ thù của cách mạng Nga ở trong nước đang
còn yếu. Ra đời sau giai cấp tư sản ở Châu Âu, kinh tế phụ thuộc vào đế quốc
Anh và Pháp. Chính trị thì yếu, chưa có kinh nghiệm nắm chính quyền. Nền
chuyên chính tư sản chưa được củng cố, nội bộ mâu thuẫn. Vì vậy mà nước
Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc nên
cách mạng có thể nổ ra và giành thắng lợi.
Cách mạng tháng Mười nổ ra trong điều kiện quốc tế thuận lợi. Đế quốc
đang đánh nhau không giúp được giai cấp tư sản Nga. Giai cấp công nhân quốc tế
ủng hộ mạnh mẽ: chống can thiệp nước Nga Xô viết.
b. Ý nghĩa lịch sử
Với nước Nga: Thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra thời kỳ
mới đưa Nga lên xây dựng chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới; Đưa Nga thoát
khỏi chiến tranh đế quốc, khỏi phụ thuộc vào phương Tây
Với quốc tế:
Lần đầu tiên trong lịch sử chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực, chế độ người
bóc lột người bị xóa bỏ, nhân dân lao động trở thành người làm chủ đất nước. Xóa bỏ


14
chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản, thiết lập chuyên chính vô sản, đảng cầm quyền
nhân dân lao động làm chủ. Xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu về tư

liệu sản xuất. Áp bức dân tộc bị xóa bỏ, các dân tộc bình đẳng.
Thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức bóc lột đứng lên đấu tranh tự giải phóng
cho mình. Cổ vũ phong trào công nhân các nước tư bản, nhiều nơi thành lập được
đảng và các xô viết. Thức tỉnh và làm thay đổi về chất phong trào giải phóng dân
tộc ở Á, Phi, Mỹ Latinh.
Để lại nhiều bài học quý cho cách mạng thế giới: “ Kinh nghiệm đã chứng
minh rằng trong một số vấn đề cơ bản của cách mạng vô sản, tất cả các nước đều
không tránh khỏi đi qua con đường mà người Nga đã trải qua”.
Mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người: thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Trước cách mạng Tháng Mười là
thời đại đế quốc chủ nghĩa; Sau cách mạng Tháng Mười là thời đại quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Xuất hiện hai hệ thống đối lập: chủ nghĩa tư bản,
chủ nghĩa xã hội. Nước Nga xô viết là trung tâm của cách mạng thế giới. “ Giống như
mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh
hàng triệu hàng triệu người bị áp bức đứng lên tự giải phóng…Trong lịch sử chưa
từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế .
* CÁC CUỘC CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN CHỦ YẾU SAU
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II

a. Hoàn cảnh lịch sử
Sau Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra thời đại mới. Chiến tranh thế
giới lần thứ hai (1/9/1939 – 26/6/1941 – 8/1945) làm sâu sác thêm các mâu thuẫn
thời đại, thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng. Các cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân nổ ra giành thắng lợi, định hướng lên chủ nghĩa xã hội
b. Các cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiêu biểu
Năm 1921, cách mạng Mông Cổ, 1944 - Cách mạng Anbani, Bunga ri,
Rumani, Ba lan, - 1945 - Cách mạng Hungga ri, Tiệpkhắc, Việt Nam, Nam Tư,


15

1949 Cách mạng Công hoà dân chủ Đức, Trung Quốc, 1959 - Cách mạng Cu Ba,
1976 - Cách mạng Lào, 1979 - Cách mạng Cămpuchia (theo quan niệm trước đây).
Ngoài ra, còn một số nước, sau khi hoàn thành CMDTDCND đã tuyên bố đi lên
CNXH: Ănggôla, Môdămbích, Nicaragoa, Apganixtan. Gần đây phong trào cánh tả
Mỹ la tinh: Vênêduyêla, ChiLê, Bôlivia, Nicaragoa, Ănggôla, Môdămbích đang
tuyên bố xây dựng CNXH thế kỷ 21.
c. ý nghĩa của các cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiêu biểu
Chứng minh quy luật vận động tất yếu của lịch sử xã hội loài người; Làm
thay đổi tương quan lực lượng cách mạng với lực lượng phản cách mạng. Để lại
nhiều bài học quý cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
4. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

* Công xã Pa ri (1871), Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), các cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiêu biểu đã để lại các bài học cơ bản sau:
Bài học về sự sáng tạo ra nhà nước kiểu mới và thực hành nền chuyên chính vô
sản:
Công xã Pa ri: Thông qua bầu cử, bãi miễn của nhân dân; Mục đích là phục
vụ nhân dân, không đặc quyền, đặc lợi; Chức năng: trấn áp và xây dựng; Phương
pháp bạo lực đập tan nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới. Mác viết: “Giai cấp
công nhân không thể chỉ nắm lấy bộ máy nhà nước sẵn có và điều hành nó phục vụ
cho mục đích của mình. Công cụ chính trị để nô dịch họ không thể là công cụ chính
trị để giải phóng họ mà phải đập tan nó”. Công xã là một hình thức chính trị linh
hoạt đến cao độ, là hình thức chính trị rốt cuộc đã tìm ra được khiến cho quần
chúng có thể thực hiện được giải phóng nguời lao động.
Cách mạng Tháng Mười:
Nhà nước Nga Xô viết, kể từ 31/12/1922 là Liên bang Xôviết đã ra đời. Sự ra
đời và tồn tại của nhà nước Xô viết mặc dù đã đạt rất nhiều thành tựu và giá trị tốt


16

đẹp. Song cũng có không ít khuyết tật không được nhận thức đầy đủ và khắc phục
có phương pháp, cho nên dẫn đến sụp đổ.
Các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân:
Sự phong phú hoá loại hình nhà nước phù hợp với điều kiện lịch sử và nhất
là khắc phục các khuyết tật quan liêu, gia trưởng, chuyên quyền, độc đoán.
* Bài học đồng thời giải quyết tốt 2 nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giai cấp,
tinh thần yêu nước chân chính và quốc tế cao cả
Công xã Pa ri: Quần chúng nhân dân vừa chống Phổ vừa chống tư sản
Pháp. Ngày 12.4.1871 Phá cột Ven dô me, tượng Napôlêông xâm lược( 1809)
(thu vũ khí cướp được trong các cuộc chiến tranh xâm lược để đúc, cổ vũ tư
tưởng xâm lược, sô vanh). Thực hiện tôn trọng người nước ngoài, kêu gọi
đoàn kết quốc tế, được nhiều tổ choc quốc tế ủng hộ: Cômanốpxkaia,
Đômbrâuxki, Vrôblépxki, Lêô Prăng ken (Hung) ủng hộ .
Cách mạng Tháng Mười: cả thành công và thất bại đã để lại bài học
quý:
Cách mạng Tháng Mười đã giải quyết tốt vấn đề chớp thời cơ trong
nước, quốc tế tốt, phát huy chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa quốc tế vô sản cao
cả. Đồng thời vấn đê đó cong được thực hiện tốt trong chiến tranh Vệ quốc,
chống chủ nghĩa phát xít và thực hiện nghĩa vụ quốc tế, Quốc tế Công sản,
Liên Xô căn cứ địa thành trì cách mạng thế giới.
Các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: Biết chớp thời cơ trong
nước, quốc tế, phát huy chủ nghĩa yêu chủ nghĩa quốc tế vô sản, trong đấu tranh
giành, giữ chính quyền và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
* Bài học về tính tất yếu phải có chính Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo
Công xã Pa ri: Công xã tự phát, không có sự chuẩn bị, phong trào bị ảnh
hưởng, tác động của tư tưởng Pruđông (phủ nhận đấu tranh chính trị, cách mạng
bạo lực, chuyên chính vô sản, không xã hội hóa tư liệu sản xuất) Blăngki (bảo vệ


17

Pari nhưng không tham gia kinh tế - xã hội , duy ý chí, hội kín). Dẫm đạp trong
công tác giữa Ban Chấp hành Công xã và Bộ chỉ uy tín tuyệt đối, không có một
đảng lãnh đạo, thậm chí còn ghen ghét nhau
Cách mạng Tháng Mười: Đảng Bônsêvích Nga đã thực hiện tốt sự lãnh đạo
huy đội Vệ quốc, mâu thuẫn, chia rẽ, công kích lẫn nhau. Mác viết: thật đáng chán
Công xã luôn chuyển tay người này sang người khác không có một nguyên tử có
Cách mạng Tháng Mười (luận cương Tháng 2, tháng 7, xác định mục tiêu, lực
lượng, phương pháp, nắm vững tình thế, thời cơ cách mạng để giành tháng lợi),
trong chiến tranh Vệ quốc, trong xây dựng phát triển đất nước (đạt nhiều thành tựu
mọ mặt, thay đổi bộ mặt hành tinh, buộc chủ nghĩa đế quốc phải điều chỉnh, thích
ứng), nhưng cũng phạm ko ít sai lầm, và sai lầm nghiêm trọng cả về tư tưởng,
chính trị và tổ chức, tráI với học thuyết xây dựng Đảng kiểu mới của Lênin và đã
phải trả giá (quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ, bao biện làm thay nhà nước, cải
tổ không đúng nguyên tắc, xa rời hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác lênin).
Các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: đã sớm có đảng lãnh đạo
thu thắng lợi. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng đảng mác xít lênin nít chân chính,
ngang tầm với nhiem vụ. Phê phán tính đa nguyên, đa đảng mắc mưu kẻ thù.
* Bài họcvề tính tất yếu phải liên minh giai cấp công nhân- nông dân
Công xã Pa ri: Công xã không liên minh được do nhận thức của giai cấp
công nhân, giai cấp nông dân và bị kẻ thù bao vây, điều kiện lịch sử.( mặc dù Mác
có quan tâm hướng dẫn).
Cách mạng Thâng Mười: Cách mạng tháng Mười thắng lợi vì đã liên
minh được công-nông (nhất là nông dân mặc áo lính đã vừa tăng cường được
lực lượng vừa làm phân hoá, tan rã kẻ thù). Lênin đã nói: nếu Công xã thất bại
vì không liên minh công- nông thì cách mạng tháng Mười thắng lợi vì đã liên
minh được công-nông.


18
Các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: đã làm phong phú hơn nội

dung này ở các nước thuộc địa phụ thuộc tỷ lệ nông dân cao.
* Bài học về sử dụng bạo lực kiên quyết, triệt để, mau lẹ
Công xã Pa ri: Công xã có sử dụng bạo lực, nhưng còn mơ hồ, liều lượng ít,
thiên về tổ chức xây dựng xã hội mới. Lênin viết: “ Giai cấp vô sản nửa đường
dừng lại, quá độ lượng với kẻ thù, mặc dù trong kho có 30 vạn súng”.
Cách mạng Tháng Mười: Xác định rõ phương pháp cách mạng; trước tháng
7 có thể bằng hoà bình, sau tháng 7 khi kẻ thù đã sử dụng bạo lực để đàn áp cách
mạng, lùng bắt Lênin thì khả năng sử dụng phương pháp hoà bình ko còn, Lênin,
Đảng Bôn sê vích Nga đã chỉ đạo chuyển ngay sang phương pháp bạo lực, khởi
nghĩa vũ trang giành chính quyền. Bài học về phân tích tình thế, thời cơ cách mạng,
về liên minh, về phân hoá kẻ thù, về thoả hiệp.
Các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: càng chứng minh tính khoa
học cách mạng của việc sử dụng bạo lực cách mạng, không lơ là, mất cảnh giác.
* Bài học về đấu tranh chống các trào lưu tư tưởng chống cộng, cơ hội, xét lại
Công xã Pa ri: Đâu tranh chống lại phái Blăng ki, Pruđông, chia rẽ giữa Ban
Chấp hành Công xã với Chỉ huy đội Vệ quốc.
Cách mạng Tháng Mười: Đấu tranh với Mensevích, sau này với
Goocbachốp, En xin. Do đó Đảng Cộng sản ko bao giờ được phép lơ là mất cảnh
giác. Thực sự đó là những bài học kiểu mẫu, đắt giá cho các đảng cộng sản học tập
noi theo.
Các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do dân trí, văn hoá mà cơ
hội xét lại còn nhiều và phức tạp hơn, nhất là khi cách mạng đứng trước những
bước ngoặt. Ngoài ra còn một số bài học xung quanh các vấn đề chính trị, kinh
tế xã hội khác.
Kết luận


19

Cách mạng vô sản là tất yếu khách quan, trải qua quá trình khó khăn, phức

tạp, lâu dài, từ đấu tranh giai cấp tự phát đế tự giác, từ chưa thắng lợi đến thắng lợi,
cũng có lúc tụt lùi, bị dìm trong biển máu nhưng theo quy luật tất yếu chủ nghĩa tư
bản sẽ bị thay thế bằng một chế độ xã hội cao hơn – chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
cộng sản thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Để khỏi trả giá đắt trong thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân,
các đảng cộng sản của giai cấp vô sản phải nghiên cứu, học tập, rút ra những bài
học xương máu từ lịch sử phong trào công nhân quốc tế, cả thành công và thất bại
qua các cuộc đấu tranh giai cấp, cách mạng vô sản. Đồng thời, trong quá trình thực
hiện sứ mệnh lịch sử của mình, các đảng cộng sản, giai cấp vô sản cần tiếp tục sáng
tạo nên những nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp nhằm thực hiện thắng lợi sứ
mệnh lịch sử trong điều kiện lịch sử mới.



×