Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.3 KB, 1 trang )
Đề thi HSG lớp 12- Sinh thái
Câu 1: Ở Đông Nam Á xem: “ Hổ là chúa tể sơn lâm”. Hãy giải thích theo khái niệm dòng năng lượng
trong hệ sinh thái xem tại sao động vật ăn thịt cỡ lớn như hổ và cá mập lại tương đối hiếm?
Câu 2: Bằng kiến thức sinh thái học hãy giải thích câu nói: “ Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”
Câu 3: Lựa chọn đúng, sai, giải thích?
a/ Hiện tượng “ cây bóp cổ” ở rừng nhiệt đới phản ánh mối quan hệ cạnh tranh.
b/ Hai loài có ổ sinh thái trùng khít nhau vẫn có thể chung sống hòa bình.
c/ Khô hạn làm thất bát vụ lúa mì là ví dụ về nhân tố phụ thuộc mật độ
d/ Trong các đầm nông vào những ngày hè, nhân tố giới hạn chính đối với động vật thủy sinh là ánh
sáng và độ PH.
Câu 4: a/Tại sao quần xã có độ da dạng loài càng cao, lưới thức ăn có nhiều chuỗi thức ăn khác nhau
thì quần xã càng ổn định ?
b/ Trong một số hồ tương đối giàu dinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng. Người ta thả vào
đó một số loài ăn động vật nổi muốn để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ trở nên phì dưỡng gây
hậu quả ngược lại là năng suất thu hoach cá giảm? Giải thích vì sao?
Đáp án
Câu 1:
- Khái niệm dòng năng lượng: là sự vận chuyển năng lượng qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi
thức ăn và bị giảm dần từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao
( nếu phát biểu theo Quy luật hình tháp sinh thái cũng cho điểm)
- Hổ và cá mập là động vật ăn thịt cỡ lớn bao giờ cũng ở mắt xích cuối cùng của chuỗi thức ăn
( là sinh vật tiêu thụ cấp II hoặc III ) ở đỉnh tháp sinh khối, nên có số lượng rất ít, vì vậy
chúng tương đối hiếm.
Câu 2:
- Câu nói trên chỉ mối quan hệ vật dữ - con mồi → động lực cho sự tiến hóa thích nghi của mỗi
loài trong cuộc đấu tranh sinh tồn.
- Con mồi (vỏ quýt): xu hướng giảm tác động khai thác của vật dữ → khả năng bảo vệ ( hình
thành gai góc, chứa chất độc, nghệ thuật ngụy trang…)
- Vật dữ (móng tay) xu hướng tăng hiệu quả bắt mồi → cơ quan săn mồi hiệu nghiệm và nhiều
mánh khóe…
- Quan hệ này xác lập cân bằng ổn định: con mồi ↔ vật dữ I ↔ vật dữ II . Dẫn đến sự tiến hóa