Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Nghiên cứu, đánh giá các chỉ tiêu hình thái nông học của một số giống lúa bản địa có khả năng kháng đạo ôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 45 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài. ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu. ...................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3
5. Dự kiến kết quả nghiên cứu. ......................................................................... 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
1.1. Sơ lƣợc về nguồn gốc, sự phân loại và phân bố của Chi Oryza ................ 4
1.2. Tổng quan về đặc điểm hình thái và đặc tính nông học của cây lúa ........ 5
1.2.1. Đặc điểm hình thái của cây lúa. .............................................................. 5
1.2.2. Đặc tính nông học của cây lúa ................................................................ 7
1.3. Bệnh đạo ôn ở lúa....................................................................................... 9
1.3.1. Triệu chứng bệnh đạo ôn......................................................................... 9
1.3.2. Tình hình nhiễm bệnh đạo ôn ở lúa tại Việt Nam................................. 11
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 14
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 14
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 14
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 14
2.4. Địa điểm và thời gian thực hiện. .............................................................. 20
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 21
3.1. Kết quả gieo cấy của 15 giống lúa có khả năng kháng bệnh đạo ôn ....... 21
3.2. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu đặc tính nông học của 15 giống lúa có
khả năng kháng đạo ôn.................................................................................... 24
3.3. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu đặc điểm hình thái của 15 giống lúa có
khả năng kháng bệnh đạo ôn. .......................................................................... 29
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO. .............................................................................. 39


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


SĐK

: Số đăng ký của mỗi giống lúa trên ngân hàng gen hạt.

Cs

: Culm Strength

Sen

: Leaf Senescence

Exs

: Panicle Exsertion

Thr

: Panicle Threshability

SpFert : Spikelet Fertility
Mat

: Maturity

LL

: Leaf Length

LW


: Leaf Width

LBP

: Leaf Blade Pubescence

LBC

: Leaf Blade Color

LgC

: Ligule Color

BLSC

: Basal Leaf Sheath Color

FLA

: Flag Leaf Angle

PnT

: Panicle Type

CmN

: Culm Number


CmA

: Culm Angle

PnL

: Panicle Length

LmPb

: Lemma and Palea Pubescence

IRRI

: Viện nghiên cứu lúa quốc tế.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Triệu chứng bệnh đạo ôn hại lúa .................................................... 10
Bảng 2.1: Các giống lúa bản địa có khả năng kháng bệnh đạo ôn ................. 14
Bảng 3.2a. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu đặc tính nông học của 15 giống
lúa có khả năng kháng đạo ôn. ........................................................................ 25
Bảng 3.2b. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu đặc tính nông học của 15 giống
lúa có khả năng kháng đạo ôn (tiếp theo). ...................................................... 28
Bảng 3.3a. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu đặc điểm hình thái của 15 giống
lúa có khả năng kháng đạo ôn. ........................................................................ 30
Bảng 3.3b. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu đặc điểm hình thái của 15 giống
lúa có khả năng kháng đạo ôn (tiếp theo). ...................................................... 32
Bảng 3.3c. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu đặc điểm hình thái của 15 giống

lúa có khả năng kháng đạo ôn (tiếp theo). ...................................................... 34


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 3.1a: Hình ảnh mẫu hạt thóc sau thời gian ngâm và ủ ........................... 21
Hình 3.1b: Hình ảnh 15 giống lúa kháng đạo ôn trong quá trình gieo hạt. .... 22
Hình 3.1c: Một số hình ảnh cây mạ sau 12 ngày ............................................ 23
Hình 3.1d: Hình ảnh giai đoạn nhổ mạ và cấy. ............................................... 24


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Lúa gạo là cây lƣơng thực chính và có giá trị nhất cho hơn 50% dân số
thế giới (Latif và cs., 2011) [15]. Hiện nay, mức tiêu thụ lúa gạo đang tăng và
nhu cầu về chất lƣợng gạo cũng tăng dần theo chất lƣợng cuộc sống. Các
nghiên cứu đã chỉ ra rằng để đáp ứng nhu cầu gia tăng về lúa gạo thì sản
lƣợng lúa gạo của toàn thế giới phải tăng thêm 40% vào năm 2030 (Khush và
Jenal, 2009) [12]. Đây là một thách thức lớn đối với các nhà chọn giống để
phát triển các giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt và chống chịu sâu
bệnh cũng nhƣ điều kiện bất thuận khác của môi trƣờng (Selvaraj và cs.,
2011) [24].
Bệnh đạo ôn do nấm Magnaporthe oryzae (Hebert) Barr gây ra, là một
trong những bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho hầu hết những
vùng trồng lúa trên thế giới (Ou, 1985) [21]. Khi cây lúa bị nhiễm bệnh đạo
ôn thì năng suất sẽ giảm mạnh, có thể giảm đến 50% (Scheuermann KK et al.,
2012) [23]. Việc giảm năng suất lúa nhƣ vậy cần đƣợc hạn chế tới mức thấp
nhất để đáp ứng nhu cầu về lúa gạo của thế giới (Latif MA et al., 2011) [15].
Cho đến nay, biện pháp sử dụng giống kháng bệnh đƣợc xem là xu hƣớng có
hiệu quả về cả mặt kinh tế và môi trƣờng. Định hƣớng trong nghiên cứu chọn
tạo giống là tạo giống kháng bền vững mang từ một đến nhiều gen kháng có

năng suất cao, chất lƣợng tốt để tiến tới có thể thay thế dần các giống nhập
nội. Tập đoàn các giống lúa địa phƣơng thƣờng mang nhiều đặc tính quý về
các khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận và sâu bệnh hại, trong đó khả
năng kháng bệnh đƣợc các nhà chọn giống đặc biệt quan tâm. Đây chính là
nguồn cung cấp gen kháng bệnh phong phú và rất có ý nghĩa trong công tác
chọn tạo giống chống bệnh.
Trong các chƣơng trình chọn và lai tạo các dòng/giống lúa có khả năng
chống chịu đồng thời mang các đặc tính chất lƣợng tốt đòi hỏi phải có những
1


thông tin đầy đủ, chi tiết về dữ liệu phenotype của mỗi giống lúa. Việc tìm
hiểu đặc tính nông học và đặc điểm hình thái của các giống lúa nhƣ chiều dài
bông, phân nhánh thứ cấp trên bông, chiều dài hạt, chiều rộng hạt,… không
chỉ giúp các nhà nghiên cứu nhận biết và phân biệt các giống khác nhau bằng
mắt thƣờng trên thực địa một cách nhanh chóng mà còn có ý nghĩa quan trọng
trong việc bố trí cơ cấu cây trồng, mùa vụ gieo cấy và các biện pháp kĩ thuật
khác, đồng thời còn là căn cứ quan trọng trong công tác giống cây trồng,
trƣớc hết phục vụ cho bảo tồn và khai thác sử dụng nguồn tài nguyên này,
cung cấp các thông tin có giá trị cho các nhà nghiên cứu và chọn tạo giống.
Xuất phát từ đó chúng tôi tiến hành thực hiện khóa luận: “Nghiên cứu, đánh
giá các chỉ tiêu hình thái nông học của một số giống lúa bản địa có khả
năng kháng đạo ôn”
2. Mục đích nghiên cứu
Giúp hình thành cơ sở dữ liệu phenotype của các giống lúa bản địa có
khả năng kháng đạo ôn phục vụ cho công tác bảo tồn, lai tạo, khai thác và sử
dụng nhằm nâng cao năng suất và khả năng chống chịu các yếu tố tác động
của các giống lúa này.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Đánh giá các chỉ tiêu hình thái, nông học của 15 giống lúa có khả năng

kháng bệnh Đạo ôn.
STT

Số đăng kí

1

12666

Tiêu râu

2

12667

Tam sắc

3

12673

Nàng thơm chùm

4

12676

Bằng sậu

5


12682

Ba len

6

12695

Đốc phụng

Tên giống lúa

2


7

12699

Lúa tiêu

8

12705

La mơ

9


12710

Nàng keo xiêm

10

12725

Nàng rá

11

12744

Nàng sậu đỏ bến lội

12

12969

Ble sua chƣ ha

13

12973

Lo vàng

14


12984

Khẩu niêu Vĩnh Phúc

15

12999

Plầu ca đung

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
+ Ý nghĩa khoa học:
Cung cấp thêm dữ liệu, thông tin khoa học hữu ích cho việc hình thành
cơ sở dữ liệu phenotype của các giống lúa bản địa có khả năng kháng đạo ôn
tạo cơ sở lý luận cho việc chọn lọc, phục tráng để nâng cao tiềm năng di
truyền của các giống lúa có khả năng kháng đạo ôn trong sản xuất.
+ Ý nghĩa thực tiễn:
Góp phần vào công tác bảo tồn và chọn giống lúa có phẩm chất gạo
tốt, năng suất cao, có khả năng kháng đạo ôn.
5. Dự kiến kết quả nghiên cứu.
Đánh giá đƣợc các chỉ tiêu nông học và hình thái của 15 giống lúa bản
địa có khả năng kháng bệnh đạo ôn.

3


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lƣợc về nguồn gốc, sự phân loại và phân bố của Chi Oryza
Theo Watanabe (1997) [26], do tính đa dạng và phức tạp về mặt hình
thái và di truyền của chi Oryza đã gây khó khăn trong việc phân loại và đặt

tên các loài thuộc chi này. Chi Oryza có khoảng 20 loài hoang dại phân bố ở
các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, chỉ có hai loài lúa trồng là: O. sativa L.
(trồng ở châu Á và nhiều vùng khác khắp địa cầu) và O. glaberrima Steud (chỉ
trồng ở một số quốc gia Tây Phi).
Về nguồn gốc của lúa trồng và sự tiến hoá của chúng, đến nay có nhiều
giả thuyết khác nhau. Tuy nhiên, theo Oka (1991) [20], tổ tiên của O. sativa
là loài O. perennis Châu Á và của O. glaberrima là O. breviligulata. Hai loài
này tiến hoá độc lập nhau mà tổ tiên của chúng còn chƣa đƣợc xác định. Về
nguồn gốc cây lúa trồng châu Á cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Matsuo
(1997) [18] đã nêu lên bốn giả thuyết về nguồn gốc của lúa trồng Ấn Độ,
Trung Quốc, các vùng núi ở Đông Nam Á và phạm vi rộng lớn với các nguồn
gốc đa chủng loại. Tuy nhiên, hiện giờ ngƣời ta tin rằng các khu vực miền núi
ở Đông Nam Á rất có thể là nguồn gốc của lúa trồng.
Kết luận này ủng hộ học thuyết của Morinaga năm 1967 cho rằng lúa
trồng xuất phát từ phía Đông Nam chân núi Hymalaya. Điều này đã đƣợc tác
giả Bùi Huy Đáp đề cập từ năm 1964: Việt Nam là một trong những trung
tâm sớm nhất của Đông Nam Á đƣợc nhiều nhà khoa học gọi là quê hƣơng
của cây lúa trồng; nó xuất hiện cách đây chừng 10 - 12 nghìn năm cùng với
nền văn hoá Hoà Bình (Bùi Huy Đáp, 1999) [1].
Sự phân loại các giống lúa trồng thuộc loài O. sativa dựa trên hai cơ sở
chính: (i) độ hữu thụ của các cây lai F1, và (ii) các đặc điểm hình thái, sinh lý
và sinh thái. Chẳng hạn, dựa vào độ hữu thụ của các cây lai F1, lần đầu tiên
Kato và cs (1928) đã phân biệt O. sativa thành hai loài phụ (subspecies), còn

4


gọi là kiểu (type) hay nhóm giống (group): kiểu Indica và kiểu Japonica[11].
Việc khảo sát sự phân bố địa lý của hai loài phụ này cho thấy các giống lúa
địa phƣơng ở Nhật, Bắc Triều Tiên và Bắc Trung Quốc đều thuộc loài phụ

Japonica. Trái lại, các giống lúa địa phƣơng Ấn Độ, Java, Nam Trung Quốc
và Đài Loan thuộc loài phụ Indica. Các kết quả 28 nghiên cứu của Terao và
Mizushima năm 1943 và Morinaga năm 1953 phát hiện sự tồn tại của một
kiểu trung gian không thuộc Indica và Japonica và đặt tên là kiểu Javanica,
vì các giống nghiên cứu này hầu hết bắt nguồn từ Java, tức Indonesia
(Kushibuchi 1997; Watanabe 1997) [13;26]. Năm 1952, Matsuo lấy hình thái
học làm cơ sở chính để phân loại các giống lúa trên thế giới và đã phân chia 3
kiểu A, B và C. Trong đó, kiểu A (Japonica) hầu nhƣ chỉ trồng ở Nhật, Bắc
Triều Tiên và Bắc Trung Quốc; kiểu B (Javanica) phân bố chủ yếu ở
Indonesia và các quần đảo Thái Bình Dƣơng; và kiểu C (Indica) hầu hết đƣợc
trồng ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc và các nƣớc Đông Nam Á. Ở nƣớc ta, các
kết quả phân loại loài phụ các giống lúa của các vùng khác nhau cho thấy quỹ
gene lúa gồm 89% lúa Indica, 9,5% lúa Japonica và 1,5% chƣa phân loại
đƣợc (Luu Ngoc Trinh và cs, 1998)[17]. Phần lớn giống lúa ở vùng Tây Bắc
nƣớc ta là lúa Japonica (Chaudhary, 2000) [9].
1.2. Tổng quan về đặc điểm hình thái và đặc tính nông học của cây lúa
1.2.1. Đặc điểm hình thái của cây lúa.
Lúa có nhiều ngoại hình khác nhau do điều kiện ngoại cảnh thay đổi, do
quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, đã hình thành nhiều giống lúa khác
nhau. Hình thái bên ngoài là một đặc điểm thích ứng với điều kiện ngoại
cảnh. Vì vậy, đánh giá hình thái cây lúa gắn với môi trƣờng sinh sống
của nó đề những biện pháp kỹ thuật hợp lý là một vấn đề có ý nghĩa thực tế.
Nghiên cứu, đánh giá hình thái cây lúa đƣợc tiến hành bằng nhiều
phƣơng pháp khác nhau, mỗi phƣơng pháp cung cấp cho ngƣời sử dụng các
loại thông tin khác nhau. Việc lựa chọn phƣơng pháp đánh giá phụ thuộc vào
5


mục đích của ngƣời nghiên cứu. Nghiên cứu, đánh giá các tính trạng hình
thái là phƣơng pháp cổ điển, hiện nay vẫn đƣợc sử dụng phổ biến. Phƣơng

pháp này giúp các nhà nghiên cứu nhận biết và phân biệt các giống khác
nhau bằng mắt thƣờng trên thực địa một cách nhanh chóng. Các đặc điểm
chính về hình thái nhƣ dạng thân cây, dạng lá, hình dạng, màu sắc, kích
thƣớc, dạng hoa, hạt v.v... đƣợc xem nhƣ là các tính trạng cơ bản để nhận
biết giữa các giống với nhau.
- Hình thái lá lúa: Hình thái màu sắc và kích thƣớc lá là một trong những
yếu tố quyết định trực tiếp đến khả năng quang hợp, khả năng chống chịu sâu
bệnh của cây lúa. Hƣớng chọn giống của các nhà chọn giống hiện nay là chọn
những giống lúa có lá to, bản lá dày, màu xanh đậm, sẽ có lợi cho quang hợp
và giúp tích lũy chất khô cho lúa (Trần Văn Đạt, 2005) [2].
Góc lá lúa có liên qua đến khả năng nhận ánh sáng để quang hợp tạo
chất khô cho cây lúa, các giống lúa có lá ở dạng thẳng đứng thì diện tích hấp
thu ánh sáng nhiều nên khả năng quang hợp tích lũy chất khô cao và ngƣợc
lại. Kích thƣớc lá đòng cũng có ý nghĩa trong việc nhận ánh sáng để quang
hợp (Nguyễn Thị Lẫm, 2003) [4] .
Lá đòng là lá rất quan trọng, nó quyết định đến năng suất cây lúa, nếu
những ruộng lúa để sâu bệnh phá hại hỏng bộ lá đòng thì chắc chắn năng suất
lúa sẽ giảm (Nguyễn Thị Hảo, 2011) [3].
- Hình thái bông lúa: một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất
của giống lúa là bông lúa. Một số chỉ tiêu liên quan nhƣ số bông và chiều dài
của bông lúa...vv thƣờng đƣợc quan tâm khi tiến hành đánh giá giống lúa có
năng suất cao hay không (Trần Văn Đạt, 2005) [2]. Những giống lúa có bông
càng dài thì tiềm năng cho năng suất cao và ngƣợc lại. Chiều dài bông của
một giống mang bản chất di truyền của giống đó, tuy vậy nhƣng nó cũng còn
phụ thuộc vào các yếu tố khác nhƣ mức nƣớc, dinh dƣỡng, nhiệt độ...các yếu
tố này ảnh hƣởng mạnh vào thời kỳ phân hóa đòng. Số bông trên một khóm
6


cũng là yếu tố ảnh hƣởng lớn đến năng suất, yếu tố này tỷ lệ thuận với năng

suất khi số bông trên khóm càng nhiều thì có thể năng suất của giống lúa đó
càng tăng.
- Hình thái Hạt lúa: các chỉ tiêu đánh giá liên quan đến hạt lúa nhƣ chiều
dài hạt, chiều rộng hạt, màu sắc hạt...vv là yếu tố quan trọng trong việc đánh
giá chất lƣợng của gạo. Chỉ tiêu chất lƣợng rất quan trọng trong quá trình lai
tạo và chọn giống. Theo các nhà khoa học thì những giống có hạt gạo thon,
dài thƣờng đƣợc đánh giá cao về chất lƣợng gạo.
1.2.2. Đặc tính nông học của cây lúa
Lúa là cây thân thảo sinh sống hàng năm. Thời gian sinh trƣởng của các
giống dài ngắn khác nhau và nằm trong khoảng 60 - 250 ngày tuỳ theo giống
ngắn ngày hay dài ngày, vụ lúa chiêm hay mùa, cấy sớm hay muộn. Chu kỳ
sinh trƣởng, phát triển của cây lúa bắt đầu từ hạt và cây lúa cũng kết thúc một
chu kỳ của nó khi tạo ra hạt mới. Quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây
lúa đƣợc chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn sinh trƣởng đƣợc tính từ thời kì mạ
đến đẻ nhánh; Giai đoạn sinh thực tính từ thời kì làm đốt đến hạt chín.
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về các đặc tính
nông học của rất nhiều giống lúa. Các giống lúa có đặc tính nông học tốt
thƣờng có các đặc điểm nhƣ cây thấp có khả năng chống chịu gió lớn, ngắn
ngày phù hợp với thâm canh tăng vụ, chiều dài và số hạt trên bông lớn cho
năng suất cao…vv. Theo tiêu chuẩn đánh giá của IRRI (1996) [10], các đặc
tính nông học của cây lúa đƣợc đánh giá thông qua 12 đặc điểm. Thang điểm
đƣợc thiết kế bằng cách chia toàn bộ những biểu hiện bên ngoài các tính trạng
của cây lúa ra nhiều lớp. Việc phân cấp bằng mắt thƣờng mang tính logarit.
Khi các tính trạng thể hiện càng rõ thì sai số càng giảm. Vì trí tuệ của con
ngƣời không thể nhanh chóng phân biệt đƣợc 10 cấp cho một tính trạng, nên
ngƣời ta có thể sử dụng thang điểm 3 cấp hoặc 5 cấp để đánh giá các mẫu

7



giống trong tập đoàn nghiên cứu chi tiết, ngƣời ta có thể sử dụng thang 10
điểm nếu cần thiết.
Đến nay có nhiều vùng, địa phƣơng tiến hành đánh giá chất lƣợng giống
lúa dựa trên năng suất và phẩm chất của giống lúa, đánh giá các đặc tính nông
học, khả năng chống chịu sâu bệnh đƣợc cho là những ƣu tiên khi đánh giá
một giống lúa, xem nó có phù hợp với địa lý và điều kiện ở địa phƣơng, khu
vực gieo trồng hay không. Các đặc tính nông học điển hình cần nghiên cứu
đánh giá nhƣ:
- Độ cứng cây: ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất của lúa. Trong thời kì

hạt bắt đầu chín, độ cứng cây cần đạt yêu cầu để giữ cho cây lúa không bị đổ
gục trƣớc những đợt gió hoặc mƣa to. Các yếu tố ảnh hƣởng đến độ cứng cây
nhƣ bón phân, ánh sáng và chất lƣợng giống. Cây càng yếu thì khả năng nâng
đỡ bông lúa càng kém.
- Độ tàn lá: thông thƣờng ngƣời ta cho rằng sự xuống lá nhanh có thể hại

tới năng suất nếu hạt thóc chƣa mẩy hoàn toàn.
- Độ thoát cổ bông: khả năng không trỗ thoát cổ bông nhìn chung đƣợc

coi là một nhƣợc điểm di truyền, có ảnh hƣởng đến năng suất lúa nếu giống
lúa có tỉ lệ thoát cổ bông thấp, nhiều hạt lúa không thoát ra khỏi bẹ lá đòng
dẫn tới hình thành hạt lép.
- Độ rụng hạt: có ảnh hƣởng lớn đến năng suất thực thu của lúa. Khi cây

lúa bƣớc vào thời kì chín hạt, độ rụng đƣợc xác định theo tỉ lệ hạt rụng trên
toàn bộ hạt của bông lúa. Tỉ lệ rụng càng cao thì năng suất thu đƣợc càng
thấp.
- Độ thụ phấn của bông: trên một bông, những hoa đầu bông và đầu gié

nở trƣớc, các hoa ở gốc bông thƣờng nở cuối cùng, những bông nở cuối cùng

nếu gặp điều kiện không thuận lợi sẽ dẽ bị lép hoặc khối lƣợng hạt thấp, điều
này ảnh hƣởng không nhỏ tới năng suất sau khi thu hoạch.

8


- Thời gian sinh trưởng: Thời gian sinh trƣởng của các giống lúa bắt đầu

từ khi gieo đến khi thu hoạch đƣợc chia làm nhiều giai đoạn khác nhau, các
giai đoạn sinh trƣởng luôn biến động theo giống, mùa vụ tác động của con
ngƣời thông qua các biện pháp kỹ thuật trong quá trình sản xuất.
1.3. Bệnh đạo ôn ở lúa.
Bệnh đạo ôn do nấm Magnaporthe oryzae B.Couch [Pyriculariagrisea
(Cooke) Sacc.] gây ra và là một trong những bệnh gây hại chính ngày càng
trở nên nghiêm trọng đối với nền sản xuất lúa gạo trên thế giới (Padmavathi et
al., 2005) [22] đặc biệt ở một số nƣớc châu Á nhƣ Nhật Bản, Ấn Độ,
Phillipines và Việt Nam (Moffat, A.S. 1994) [19]. Mặc dù năng suất của lúa
gạo đạt 10 tấn/ha, nhƣng thực tế nông dân thu hoạch trung bình khoảng 5
tấn/ha (Khush GS, Jena KK, 2009) [12]. Sự khác biệt về năng suất này là do
các bệnh gây hại ở cây lúa tạo ra, trong số đó thì bệnh đạo ôn là mối đe dọa
nguy hiểm nhất đối với năng suất cao của lúa (Kwon JO; Li YB et al., 2007)
[14;16]. Khi cây lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn thì năng suất sẽ giảm mạnh, có thể
giảm đến 50% (Scheuermann KK et al., 2012) [23]. Việc giảm năng suất lúa
nhƣ vậy cần đƣợc hạn chế tới mức thấp nhất để đáp ứng nhu cầu về lúa gạo
của thế giới (Latif MA et al., 2011) [15].
Đây là bệnh hại lúa đƣợc phát hiện từ rất lâu, từ những năm 1560 ngƣời
ta đã phát hiện bệnh đạo ôn hại lúa đầu tiên là tại nƣớc Ý (Lê Lƣơng Tề,
1988) [7]. Tiếp đến năm 1637 bệnh đã đƣợc phát hiện ở Trung Quốc, năm
1760 là ở Nhật Bản, năm 1906 là ở Mỹ và năm 1913 là ở Ấn Độ (Lê Lƣơng
Tề, 1988; Sharma et al., 2012) [7; 25]. Từ đó đến nay, ngƣời ta đã phát hiện

thấy bệnh đạo ôn lúa xuất hiện ở trên 85 quốc gia thuộc Châu Á, Châu Âu,
Châu Mỹ, Châu Phi,…
1.3.1. Triệu chứng bệnh đạo ôn
Bệnh hại trên cây nhƣng thƣờng thấy rõ nhất trên lá, đốt thân và cổ bông
hoặc những phần khác trên cổ bông đôi khi cả trên hạt. Trong quá trình gây
9


bệnh, nấm tiết ra một số độc tố nhƣ axit - picolinic (C6H5NO2), piricularin
(C18H14N2O3) có tác dụng kìm hãm hô hấp và phân huỷ các enzim chứa kim
loại của cây, kìm hãm sự sinh trƣởng của cây lúa. Nấm đạo ôn có khả năng
biến dị cao, tạo ra nhiều chủng, nòi sinh học (Vũ Triệu Mân và Lê Lƣơng Tề,
(2001) [5]. Khi thƣơng tổn đầu tiên xuất hiện, chúng thƣờng có màu trắng
hoặc, màu xanh xám, với viền ngoài màu xanh sẫm. Dần dần, những vết
thƣơng tổn này chuyển thành màu xám với viền ngoài bị chết hoại. Hình dạng
thƣơng tổn thƣờng là hình elip, tuy nhiên hình dạng và kích thƣớc của vết
bệnh cũng biến đổi theo điều kiện môi trƣờng, tuổi và tính kháng của cây chủ
(Ou, 1985) [21], vị trí bệnh. Những thƣơng tổn trên phiến lá của cây ở giai
đoạn sinh sản thƣờng lớn hơn (dài khoảng 2cm) so với cây con (1cm)
(Bonman 1992) [8].
Một vết bệnh điển hình có hình thoi, rộng ở giữa và nhọn ở hai đầu, tâm
thƣờng có màu xám hoặc hơi trắng, xung quanh thƣờng có màu nâu hay nâu
đỏ. Một vết bệnh phát triển đầy đủ có thể dài khoảng 1 - 1,5 cm và rộng 0,3 0,5 cm. Trên các giống nhiễm, vết bệnh ban đầu chỉ là đốm úng nƣớc, nhỏ,
màu xanh xám, sau đó lan ra phát triển thành một vết bệnh điển hình. Nếu gặp
thời tiết ẩm và giống có tính nhiễm cao, vết bệnh sẽ có màu xám xanh do đài
và bào tử nấm phát triển trên đó, viền nâu hẹp hay mờ có quầng màu vàng
quanh vết bệnh; Trên các giống kháng mạnh, đốm bệnh là những đốm nâu
nhỏ từ bằng đầu kim đến 1-2 mm còn ở giống kháng vừa, vết bệnh có hình
tròn hay hình trứng, tâm xám trắng, viền nâu, 2-3 mm. Nhiễm đạo ôn cổ bông
là triệu chứng phá hoại nặng nhất trong hầu hết các môi trƣờng xuất hiện bệnh

đạo ôn (Ou, 1985) [21].
Bảng 1.1: Triệu chứng bệnh đạo ôn hại lúa
Bệnh

Triệu chứng

10


Trên lá

Vết đầu nhỏ, màu xanh dần thành hình thoi, rìa
màu nâu đỏ, giữa bạc trắng, các vết có thể liên kết
với nhau thành mảng lớn, hình thù không rõ.

Trên

Đoạn cổ giáp tai lá hoặc sát hạt thóc có màu nâu

cổ bông

xám, vết bệnh to dần, bao quanh cổ bông làm cổ
bông bị héo.

Trên đốt thân

Có màu nâu sậm đến đen. Các đốt gần đất mục ra

Trên hạt


Đốm tròn, viền nâu, tâm màu xám trắng, đƣờng
kính 1-2mm

1.3.2. Tình hình nhiễm bệnh đạo ôn ở lúa tại Việt Nam
Ở Việt Nam bệnh đƣợc phát hiện ở vùng Nam Bộ rất sớm, từ thời Pháp
thuộc năm 1921 do Vincens (ngƣời Pháp). Tính đến thời điểm hiện nay,
bệnh đạo ôn hại lúa là một đối tƣợng gây tác hại nghiêm trọng ở một số nƣớc
nhƣ Nhật Bản, Ấn Độ, Philippin và Việt Nam. Cũng chính điều này mà bệnh
đạo ôn đã trở thành đối tƣợng đƣợc nghiên cứu, tìm hiểu sớm và nhiều nhất.
Tại Việt Nam, có năm bệnh đạo ôn đã gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất,
gần nhƣ mất trắng trong đợt dịch hại xảy ra ở Hà Đông (cũ) vào năm 1955 1956. Đối với bệnh đạo ôn thối cổ bông, ƣớc tính cứ 10% gié bị nhiễm bệnh
thì năng suất thất thu 6% và tỷ lệ hạt kém phẩm chất gia tăng 5%.
Ở miền Bắc, các vùng Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình, Bắc Giang
thƣờng bị thiệt hại nặng. Ở ĐBSCL, đây cũng là bệnh phổ biến và nguy hiểm
nhất với hai cao điểm là khoảng cuối năm và tháng 5 - 6 dƣơng lịch, nhất là ở
các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang... Vụ lúa Hè Thu 2012, ở ĐBSCL đã
có hơn 70.000 ha lúa bị bệnh đạo ôn. Tại nhiều nơi, nông dân phải phá bỏ,
gieo sạ lại hàng trăm hecta lúa do bị nhiễm bệnh quá nặng với tỷ lệ bệnh trên
25%.

11


Theo Trung tâm BVTV phía Nam, vào thời điểm cuối tháng 1 năm 2013
toàn khu vực phía Nam có 56.818 ha lúa bị nhiễm bệnh bệnh đạo ôn lá và
4.675 ha nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông với tỷ lệ bệnh phổ biến từ 5 đến 15%.
Các tỉnh có bệnh xuất hiện nhƣ Long An, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu,
Vĩnh Long, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Đồng Nai... Chỉ riêng tại An Giang, có
thời điểm bệnh đạo ôn lá đã lan rộng ra diện tích trên 22.318 ha, tăng hơn
2.000 ha so cùng kỳ của vụ Đông Xuân năm 2012. Tại Long An, diện tích

nhiễm bệnh đạo ôn lá là 17.498 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 5 - 10%, tập trung trên
lúa giai đoạn đẻ nhánh. Tại miền Trung và Tây Nguyên, bệnh đạo ôn đã phát
sinh gây hại trên lúa Đông Xuân cực sớm giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái.
Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, vụ đông Xuân 2003 - 2004 tổng
diện tích lúa bị nhiễm đạo ôn ở miền Bắc là 202.998 ha, trong đó diện tích bị
nhiễm đạo ôn lá là 178.147 ha (diện tích bị nặng là 4.348 ha), diện tích bị
nhiễm đạo ôn cổ bông là 24.752 ha. Hầu hết các giống phổ biến trong sản xuất
đều bị nhiễm đạo ôn với mức độ khác nhau: Khang dân 18, Q5, Bắc thơm,
VN10, DT10, DT11. v.v. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trồng
lúa lớn nhất Việt Nam, khi bị nhiễm bệnh đạo ôn thiệt hại cho năng suất lúa ƣớc
tính giảm tới 20%. Một vài năm trở lại đây, trƣớc những biến đổi bất lợi của điều
kiện ngoại cảnh bệnh đạo ôn có nguy cơ bùng phát triên diện rộng và có thể phát
triển thành dịch nếu không đƣợc phát hiện kịp thời, hầu hết các giống chất lƣợng
đang trồng phổ biến (OM149, OMCS2000) đều bị nhiễm đạo ôn với các mức độ
khác nhau. Trong vụ đông Xuân 2005 - 2006 bệnh gây thiệt hại lớn ở hầu hết các
địa phƣơng (An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ) trên giống lúa OM1490, thiệt hại
cho năng suất ƣớc tính giảm từ 20 - 80%. Để phòng trừ bệnh đạo ôn, nông dân
thƣờng sử dụng thuốc hóa học nhƣ một phƣơng thức hữu hiệu, ở một số nơi
khác nông dân thƣờng tiến hành phun nhiều lần và trộn nhiều loại thuốc với
nhau, điều này đã gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chính ngƣời
nông dân đồng thời môi trƣờng xung quanh cũng bị ảnh hƣởng.
12


Theo Cục bảo vệ thực vật, vụ xuân 2014 diện tích bị nhiễm còn khoảng
25.300 ha, trong đó diện tích bị nhiễm nặng là 2.289 ha. Tại các tỉnh Bắc
Trung bộ, bệnh đạo ôn hại cổ bông xảy ra trên diện tích 328 ha và tập trung
chủ yếu tại Thừa Thiên Huế. Tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, các
đối tƣợng sâu, bệnh gây hại nhẹ, rải rác trên trà lúa Đông xuân muộn, trong
đó diện tích đạo ôn hại lá nhiễm 150 ha.


13


Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Các mẫu lúa đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là các dòng/giống lúa bản
địa có khả năng kháng bệnh đạo ôn của Việt Nam.
Bảng 2.1: Các giống lúa bản địa có khả năng kháng bệnh đạo ôn
STT

Số đăng kí

1

12666

Tiêu râu

Kháng cao

2

12667

Tam sắc

Kháng cao

3


12673

Nàng thơm chùm

Kháng cao

4

12676

Bằng sậu

Kháng cao

5

12682

Ba len

Kháng cao

6

12695

Đốc phụng

Kháng cao


7

12699

Lúa tiêu

Kháng cao

8

12705

La mơ

Kháng cao

9

12710

Nàng keo xiêm

Kháng cao

10

12725

Nàng rá


Kháng cao

11

12744

Nàng sậu đỏ bến lội

Kháng cao

12

12969

Ble sua chƣ ha

Kháng cao

13

12973

Lo vàng

Kháng cao

14

12984


Khẩu niêu Vĩnh Phúc

Kháng cao

15

12999

Plầu ca đung

Kháng cao

Tên giống

Tính kháng

2.2. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá một số chỉ tiêu hình thái nông học của các giống lúa trong tập
đoàn lúa bản địa có khả năng kháng bệnh đạo ôn.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.
+ Bố trí thí nghiệm

14


Sơ đồ thí nghiệm nhƣ sau:
Bắc
Đƣờng biên


Tây

15

10

5

14

9

4

13

8

3

12

7

2

11

6


1

Đông

Nam (đƣờng đi vào)
- Bố trí thí nghiệm đồng ruộng đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp của Đỗ
Thị Ngọc Oanh, 2004. [6]
- Thí nghiệm đánh giá đƣợc bố trí trên chân đất thịt trung bình, chủ động
nƣớc. Các công thức thí nghiệm bố trí tuần tự không nhắc lại, diện tích mỗi ô
thí nghiệm là 8m2 (2 x 4m), khoảng cách giữa các ô là 0,4m.
b. Kỹ thuật trồng trọt
- Chuẩn bị giống: giống đƣợc kiểm tra độ nảy mầm trƣớc khi làm thí
nghiệm, giống phải đạt tiểu chuẩn trên 85% hạt nảy mầm mới dùng cho thí
nghiệm.
- Cách ngâm ủ và gieo hạt: Gieo theo hàng, cấy 1 dảnh đối với các thí
nghiệm đánh giá tập đoàn.
Các mẫu hạt của 15 giống lúa có khả năng kháng đạo ôn sau khi đƣợc
thu theo từng khóm đƣợc phơi khô. Sau đó, tiến hành ngâm ủ, gieo.
Các bƣớc tiến hành:
+ Chọn hạt chắc, đều.

15


+ Sau đó ngâm hạt giống trong môi trƣờng nƣớc sạch 18-20 giờ, khi hạt
giống hút no nƣớc đem rửa sạch mùi chua, chất nhờn (4 - 5 giờ đãi chua thay
nƣớc một lần), đãi sạch để ráo nƣớc của hạt lúa trƣớc khi đem ủ;
+ Tiến hành ủ ấm ngay từ ban đầu (khi thóc chƣa nứt nanh) ở nhiệt độ
35-40oC. Trong quá trình ủ, kiểm tra nếu hạt thóc khô phải tƣới thêm nƣớc;
khi thóc đã nứt nanh phải nhanh chóng đảo nhẹ, rải mỏng (hạ nhiệt độ xuống

khoảng 25oC); khi hạt thóc ra mộng và rễ đều, mộng mập, khô ráo (hạt giống
nảy mầm dài bằng 1/3 chiều dài hạt thóc) thì đi gieo; gieo đều và chìm mộng.
- Chuẩn bị đất: đất đƣợc cày bữa kỹ, san phẳng, vơ sạch cỏ dại.
- Mật độ: 20 - 23 khóm/m2.
- Các khâu kỹ thuật khác theo đại trà sản xuất.
c. Các tính trạng theo dõi và phương pháp đánh giá
- Phƣơng pháp đánh giá bằng mắt đƣợc thực hiện qua quan sát toàn ô thí
nghiệm, trên từng cây hay các bộ phận của cây và cho điểm. Các chỉ tiêu định
lƣợng đƣợc đo đếm trên mẫu hoặc toàn ô thí nghiệm. Các mẫu lấy ngẫu
nhiên, trừ cây ở rìa ô. Các chỉ tiêu đƣợc theo dõi theo đúng giai đoạn sinh
trƣởng thích hợp của cây lúa.
- Quan sát và đánh giá các chỉ tiêu theo mẫu mô tả, đánh giá cây lúa
(IRRI, 1980) và Hệ thống đánh đánh giá tiêu chuẩn cây lúa của (IRRI, 1996)
[10].
- Theo hƣớng dẫn của IRRI (1996) [10], quá trình sinh trƣởng của cây
lúa đƣợc chia thành 9 giai đoạn nhƣ sau:
Giai đoạn 1: Nảy mầm

Giai đoạn 4: Vƣơn lóng

Giai đoạn 7: Chín sữa

Giai đoạn 2: Mạ

Giai đoạn 5: Làm đòng

Giai đoạn 8: Vào chắc

Giai đoạn 3: Đẻ nhánh


Giai đoạn 6: Trỗ bông

Giai đoạn 9: chín

Các tính trạng theo dõi và đánh giá trong thí nghiệm.
- Trong thí nghiệm này chúng tôi tiến hành đánh giá 6 chỉ tiêu của đặc
tính nông học ảnh hƣởng đến năng suất của cây lúa:
16


Độ cứng cây

Độ rụng hạt

Độ thụ phấn của bông

Độ tàn lá

Độ thoát cổ bông Thời gian sinh trƣởng

1. Độ cứng cây (Cs): Đƣợc đánh giá lần đầu vào lúc trỗ xong bằng
cách lay nhẹ các dảnh, ngƣợc xuôi trong vài lần. Lần quan sát cuối
cùng tiến hành vào lúc chín nhằm ghi lại thế đứng của cây.
Giai đoạn sinh trƣởng 8 - 9.
Thang điểm (số cây đổ): 1. Cứng (cây không bị nao); 3. Cứng trung
bình (hầu hết cây bị nao); 5. Trung bình (hầu hết cây bị nao vừa
vừa); 7. Yếu (hầu hết cây gần nằm rạp); 9. Rất yếu (tất cả cây bị đổ
rạp).
2. Độ tàn lá (Sen): Thông thƣờng ngƣời ta cho rằng sự xuống lá nhanh
có thể có hại tới năng suất nếu hạt thóc chƣa mẩy hoàn toàn.

Quan sát sự xuống lá ở giai đoạn sinh trƣởng 9.
Thang điểm: 1. Muộn và chậm (lá giữ màu xanh tự nhiên); 5. Trung
bình (lá trên biến vàng); 9. Sớm và nhanh (tất cả các lá vàng hoặc
chết).
3. Độ thoát cổ bông (Exs): Khả năng không trỗ thoát cổ bông nhìn
chung đƣợc coi là một nhƣợc điểm di truyền. Môi trƣờng và bệnh
hại cũng ảnh hƣởng tới nhƣợc điểm này.
Giai đoạn sinh trƣởng 7-9.
Thang điểm: 1. Thoát tốt; 3. Thoát trung bình; 5. Vừa đúng cổ bông;
7. Thoát một phần; 9. Không thoát đƣợc.
4. Độ rụng hạt (Thr): Giữ chặt và vuốt tay dọc bông và ƣớc tính số %
hạt rụng.
Giai đoạn sinh trƣởng 9.
Thang điểm (độ rụng hạt): 1. Khó (<10%); 3. Khó vừa (1-5%); 5.
Trung bình (6-25%); 7. Mầu (26-50%); 9. Dễ rụng (51-100%).

17


5. Độ thụ phấn của bông (SpFert): Xác định bằng cách dùng ngón tay
bóp hạt và ghi lại số hạt, không, rỗng, lép.
Giai đoạn sinh trƣởng 9.
Thang điểm (hạt hữu dục): 1. Hữu thụ cao (>90%); 3. Hữu thụ (7589%); 5. Hữu thụ bộ phận (50-74%); 7. Bất thụ cao (<50% đến rất
ít); 9 (0%).
6. Thời gian sinh trƣởng (Mat): Sử dụng số ngày từ khi gieo đến lúc
hạt chín (85% số hạt trên bông đã chín). Giai đoạn sinh trƣởng 9.
- Chúng tôi tiến hành đánh giá 13 chỉ tiêu liên quan đến các đặc điểm hình
thái có sự ảnh hƣởng đến năng suất của cây lúa:
Chiều dài lá


Dạng bông

Độ phủ lông vỏ trấu

Chiều rộng lá

Dài thân

Góc thân

Độ phủ lông của

Số dảnh

Dài bông


Màu phiến lá

Màu gốc bẹ lá
Góc lá đòng

Màu thìa lìa
1. Chiều dài lá (n=5)/cm: Đo thực tế chiều dài lá ngay dƣới lá đòng và
biểu thị bằng cm.
Giai đoạn sinh trƣởng: 6
2. Chiều rộng lá (n=5)/cm: Đo chỗ rộng nhất của lá ngay dƣới lá đòng và
biểu thị bằng cm.
Giai đoạn sinh trƣởng: 6
3. Độ phủ lông của lá (LBP): Ngoài việc xem xét bằng mắt, vuốt ngón tay

từ đỉnh lá xuống gốc lá. Đánh giá sự hiện diện của lông trên mặt lá và
phân loại.
Giai đoạn sinh trƣởng: 5-6
Thang điểm: 1. Trơn ; 2. Trung bình; 3. Phủ lông.
18


4. Màu phiến lá (LBC):
Giai đoạn sinh trƣởng: 4-6
Thang điểm: 1. Xanh nhạt; 2. Xanh; 3. Xanh đậm; 4. Tím ở đỉnh lá;
5. Tím ở mép lá; 6. Có đốm tím (xen lẫn màu xanh); 7. Tím.
5. Màu thìa lìa (LgC) :
Giai đoạn sinh trƣởng: 4-5
Thang điểm: 1. Trắng; 2. Sọc tím; 3. Tím.
6. Màu gốc bẹ lá (BLSC):
Giai đoạn sinh trƣởng: 3-5 (giai đoạn dinh dƣỡng từ sớm đến muộn).
Thang điểm: 1. Xanh; 2. Có sọc tím; 3. Tím nhạt; 4. Tím.
7. Góc lá đòng (FLA): Đo góc giữa trục bông chính với góc lá đòng.
Kích thƣớc mẫu = 5
Giai đoạn sinh trƣởng: 4-5
Thang điểm: 1.đứng; 3. Trung bình; 5. Ngang; 7. Gập xuống.
8. Dạng bông (PnT): Bông đƣợc phân loại theo cách phân nhánh, góc
nhánh sơ cấp và độ đóng hạt.
Giai đoạn sinh trƣởng: 8
Thang điểm: 1. Chụm; 5. Trung gian; 9. Mở.
9. Độ dài thân (n=10)/cm: Đo từ mặt đất đến cổ bông, đơn vị đo là cm.
Kích thƣớc mẫu: 5
Giai đoạn sinh trƣởng: 7-9
10. Số dảnh (n=5)/cm: Đếm tổng số dảnh sau khi trổ bông hoàn toàn, ghi
rõ số bông trên khóm.

Giai đoạn sinh trƣởng: 6-9
11. Góc thân (CmA):
Giai đoạn sinh trƣởng: 7-9
Thang điểm: 1. Đứng (<30˚); 3. Trung gian (≈ 45˚); 5. Mở (≈60˚); 7.
Tòe (> 60˚); 9. Bò lan (thân hoặc phần dƣới bò tựa vào mặt đất)
19


12. Chiều dài bông (n=5)/cm: Đo thực tế chiều dài từ cổ đến đỉnh bông.
Giai đoạn sinh trƣởng: 8
13. Độ phủ lông vỏ trấu (LmPb):
Giai đoạn sinh trƣởng: 7-9
Thang điểm: 1. Nhẵn; 2. Có lông trên sống vỏ trấu; 3. Có lông phần
trên ; 4. Lông ngắn; 5. Lông dài (nhƣ nhung).
2.4. Địa điểm và thời gian thực hiện.
- Địa điểm nghiên cứu: tại khu thí nghiệm đồng ruộng Tây Tựu;
- Phân tích và xử lý số liệu: tại Bộ môn Kĩ thuật Di truyền, Viện Di
truyền Nông nghiệp;
- Thời gian thực hiện: vụ mùa ( năm 2015).

20


Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả gieo cấy của 15 giống lúa có khả năng kháng bệnh đạo ôn
Quan sát trên tổng số 15 mẫu giống lúa có khả năng kháng bệnh đạo ôn
sau khi ngâm và ủ 3 ngày cho thấy: ở mỗi giống các mẫu hạt thóc ra mộng
mập và rễ đồng đều. Chiều dài mầm của các hạt giống đạt tỷ lệ khoảng 1/3
chiều dài hạt thóc, mầm có màu trắng và cứng (hình 3.1a).


Hình 3.1a: Hình ảnh mẫu hạt thóc sau thời gian ngâm và ủ

21


×