Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây chùm ngây (moringa oleifera l ) ở một số địa phương tại miền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 57 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3
4.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 4
5. Điểm mới ....................................................................................................... 4
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 5
1.1. Giới thiệu chung về cây Chùm Ngây ......................................................... 5
1.1.1. Nguồn gốc ............................................................................................... 5
1.1.2 Đặc điểm sinh học cây Chùm Ngây ......................................................... 6
1.1.2.1. Đặc điểm hình thái ............................................................................... 6
1.1.2.2 Đặc điểm giải phẫu thực vật.................................................................. 8
1.1.3. Điều kiện phân bố cây Chùm Ngây ...................................................... 10
1.2. Thành phần dinh dƣỡng ........................................................................... 11
1.3. Giá trị sử dụng cây Chùm Ngây ............................................................... 14
1.4. Năng suất và giá trị kinh tế cây Chùm Ngây ........................................... 16
1.5. Trồng và thu hoạch cây Chùm Ngây ....................................................... 18
1.6. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ......................................................... 19
1.7. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 21
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 23
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 23
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
2.3.1. Phƣơng pháp đánh giá các điều kiện sinh thái và lựa chọn địa điểm ... 23


2.3.2. Đánh giá sinh trƣởng và phát triển cây Chùm Ngây giai đoạn cây con 23
2.3.3. Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm trên đảo và đất liền .................... 24


2.3.4. Đánh giá sự sinh trƣởng phát triển cây Chùm Ngây............................. 25
2.3.5. Theo dõi phát triển của sâu bệnh và biện pháp phòng trừ .................... 26
2.3.6. Phƣơng pháp tính toán và xử lý số liệu ................................................. 27
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 28
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên huyện đảo Cô Tô ....................................... 28
3.1.1. Một vài đặc điểm chung ........................................................................ 28
3.1.2. Đặc điểm khí hậu .................................................................................. 30
3.1.3. Đặc điểm thảm thực vật ........................................................................ 31
3.2. Lựa chọn địa điểm, đặc điểm phẫu diện và tính chất đất khu vực đảo Cô
Tô và đảo Trần ................................................................................................ 33
3.2.1. Lựa chọn địa điểm ................................................................................. 33
3.2.2. Đặc điểm phẫu diện và tính chất đất trên đảo Cô Tô và đảo Trần ....... 33
3.3. Đánh giá sự sinh trƣởng phát triển cây Chùm Ngây ................................ 36
3.3.1. Đánh giá sinh trƣởng và phát triển cây Chùm Ngây giai đoạn cây con 36
3.3.2. Tỷ lệ sống của cây con sau khi trồng .................................................... 37
3.3.3. Đánh giá sinh trƣởng phát triển cây Chùm Ngây sau 2 tháng tuổi ....... 38
3.3.4. Đánh giá sinh trƣởng phát triển cây Chùm Ngây sau 4 tháng tuổi ....... 39
3.3.5. Năng suất lá Chùm Ngây ...................................................................... 40
3.3.6. Theo dõi phát triển của sâu bệnh và biện pháp phòng trừ .................... 42
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 44
4.1. Kết luận .................................................................................................... 44
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 46
PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Hoa đồ cây Chùm Ngây ...................................................................... 6
Hình 2. Thân, lá, hoa, quả, hạt Chùm Ngây .................................................... 7
Hình 3. Cấu tạo giải phẫu của thân cây Chùm Ngây ....................................... 8

Hình 4. Cấu tạo giải phẫu lá Chùm Ngây......................................................... 9
Hình 5. Cấu tạo giải phẫu rễ cây Chùm Ngây ................................................ 10


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Thành phần dinh dƣỡng trong 100 gam lá tƣơi................................. 12
Bảng 2. Thành phần dinh dƣỡng trong 100 gam hạt tƣơi .............................. 13
Bảng 3. So sánh chất dinh dƣỡng trong lá cây Chùm Ngây với một số thực
phẩm khác ....................................................................................................... 14
Bảng 4. Đặc điểm phẫu diện đất khu vực trồng cây Chùm Ngây trên đảo Cô
Tô và đảo Trần ................................................................................................ 34
Bảng 5. Một số chỉ tiêu tính chất đất .............................................................. 35
Bảng 6. Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống và khả năng sinh trƣởng ................... 36
cây Chùm Ngây giai đoạn cây con.................................................................. 36
Bảng 7. Tỷ lệ cây Chùm Ngây sống sau khi trồng (2 tháng tuổi) ................. 38
Bảng 8. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trƣởng phát triển cây Chùm Ngây (2
tháng tuổi) ....................................................................................................... 39
Bảng 9. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trƣởng phát triển cây Chùm Ngây (4
tháng tuổi) ....................................................................................................... 40
Bảng 10. Khả năng phân cành và năng suất lá Chùm Ngây 6 tháng tuổi ...... 41
Bảng 11. Tỷ lệ nƣớc trong lá Chùm Ngây...................................................... 42


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CCC

: Chiều cao cây

CS


: Cộng sự

CT1

: Trồng tập trung

CT2

: Trồng xen

ĐKG

: Đƣờng kính gốc

ĐT

: Đảo trần

KHCN

: Khoa học công nghệ

NSC

: Năng suất lá tƣơi/cây

SCC

: Số cành trên cây


TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TLN

: Tỉ lệ nƣớc

TLS

: Tỷ lệ cây sống


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cây Chùm Ngây (Moringa oleifera L.), thuộc họ Chùm Ngây (Moringaceae),
xuất xứ từ vùng Nam Á nhƣng cũng mọc hoang và đƣợc trồng, khai thác, sử
dụng nhiều nơi trên thế giới do có giá trị dinh dƣỡng và kinh tế cao. Trên thế giới
còn có nhiều tên gọi khác nhƣ "cây thần diệu" (Miracle tree), "cây kỳ quan"
(Wonder tree), "cây vạn năng" (Multipurpose tree)…. Ở Việt Nam cây Chùm
Ngây đƣợc phát hiện mọc hoang từ lâu tại một số vùng nhƣ Thanh Hóa, Ninh
Thuận, Bình Thuận, vùng Bảy Núi ở An Giang.
Hầu hết các bộ phận nhƣ lá, hoa, quả, hạt, rễ, thân của cây Chùm
Ngây đều sử dụng nhƣ là nguồn thực phẩm cung cấp dinh dƣỡng có giá trị
cao cho con ngƣời. Lá, hoa và quả non của Chùm Ngây, với rất nhiều dinh
dƣỡng và nguyên tố vi lƣợng, đƣợc dùng làm thực phẩm cho con ngƣời, góp
phần đảm bảo an ninh lƣơng thực, chống suy dinh dƣỡng trẻ em tại các quốc
gia đang phát triển. Bằng cách canh tác Chùm Ngây, nhà nông có thể cải
thiện đất bạc màu nghèo dinh dƣỡng [4], [7].

Cây Chùm Ngây đƣợc chú ý ở Việt Nam khoảng hơn 20 năm trƣớc,
đƣợc trồng ở một số địa phƣơng thuộc các tỉnh miền Nam và Nam Trung Bộ,
hiện nay đƣợc trồng nhiều ở một số tỉnh miền Bắc, đƣợc đánh giá là cây có
giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học về giá trị dinh dƣỡng, khả năng
sinh trƣởng và phát triển ở các vùng sinh thái khác nhau, cũng nhƣ qui trình
kỹ thuật trồng và chế biến cây Chùm Ngây ở Việt Nam là rất ít, các thông tin
về giá trị sử dụng và kỹ thuật canh tác của cây Chùm Ngây chủ yếu đƣợc tổng
hợp từ các tài liệu nƣớc ngoài và hoặc kinh nghiệm của một số ngƣời đã trồng
Chùm Ngây đƣợc phổ biến trên Internet.

1


Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nƣớc cùng toàn thể nhân dân
ta đã quan tâm đặc biệt đến biển đảo, trong đó có vấn đề đảm bảo rau xanh và
các loại thực phẩm khác cho bộ đội và ngƣời dân sống trên biển đảo. Các đơn
vị bộ đội đã tích cực trồng rau xanh nhằm phục vụ hậu cần tại chỗ khá hiệu
quả và thiết thực. Tuy nhiên, do xa đất liền, điều kiện sinh thái khó khăn, giao
thông không thuận tiện lƣợng rau xanh sản xuất tại chỗ cung cấp cho bộ đội
và ngƣời dân sống trên đảo là không đủ và không kịp thời, đặc biệt trong thời
điểm giao mùa hoặc khi thời tiết bất thuận, nên hầu hết lƣợng rau xanh phải
vận chuyển từ đất liền, hơn nữa trong những năm gần đây trên một số đảo có
sự phát triển của khách du lịch ngày tăng cao, nhu cầu sử dụng rau xanh trên
các đảo lại càng lớn.
Xuất phát từ cơ sở lý luận trên chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu
trồng thử nghiệm cây Chùm Ngây (Moringa oleifera L.) ở một số địa
phƣơng tại miền Bắc”, nhằm góp phần đảm bảo hậu cần tại chỗ cho bộ đội
và ngƣời dân sống trên các đảo và bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn để
phát triển thêm một loài rau xanh giàu dinh dƣỡng cho các tỉnh miền Bắc.

2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá đƣợc sự sinh trƣởng và phát triển của cây Chùm Ngây trên
một số đảo vùng Đông Bắc (Quảng Ninh) và tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh
Hải Dƣơng.
3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Đánh giá các điều kiện sinh thái, lựa chọn địa điểm và xây dựng
phƣơng án trồng thử nghiệm:
Cây Chùm Ngây tuy đã đƣợc trồng trên đất liền ở một số địa phƣơng
của miền Bắc, tuy nhiên đối với các đảo khu vực Đông Bắc chƣa có những
nghiên cứu đánh giá về khả năng sinh trƣởng và phát triển cũng nhƣ các yếu
tố sinh thái, thổ nhƣỡng khác. Chính vì vậy nghiên cứu này đã tiến hành đánh

2


giá, điều tra tổng hợp, phân tích một số đặc điểm chung, yếu tố sinh thái, thổ
nhƣỡng… khu vực đảo Đông Bắc (đảo Trần và đảo Cô Tô) để có cơ sở khoa
học cho việc trồng và chăm sóc cây Chùm Ngây.
- Thu thập các thông tin về khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa... tại
các địa điểm thử nghiệm mô hình.
- Xác định phẫu diện đất và phân tích thành phần thổ nhƣỡng khu vực
thử nghiệm mô hình để đề xuất biện pháp canh tác cho phù hợp.
- Lựa chọn địa điểm để thử nghiệm mô hình đảm bảo cây sinh trƣởng
phát triển tốt, ít bị ảnh hƣởng của gió bão, hơi nƣớc biển...
Nội dung 2: Đánh giá sinh trƣởng và phát triển cây Chùm Ngây giai đoạn
cây con.
- Đánh giá tỷ lệ nảy mầm của hạt giống.
- Đánh giá sinh trƣởng phát triển của cây con giai đoạn trồng trong bầu đất.
Nội dung 3: Đánh giá các chỉ tiêu sinh trƣởng phát triển của cây Chùm Ngây
trồng trên đảo và đất liền.

- Đánh giá sự sinh trƣởng phát triển của cây trong từng giai đoạn và
trên mỗi địa điểm thử nghiệm.
- Theo dõi phát triển của sâu bệnh trong điều kiện tự nhiên và biện
pháp phòng trừ.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
Những kết quả nghiên cứu về sự sinh trƣởng và phát triển của cây
Chùm Ngây tại một số địa phƣơng ở miền Bắc sẽ là cơ sở khoa học có giá trị
để nhân rộng cây Chùm Ngây cho các đảo và các địa phƣơng đƣợc tốt hơn.
Đặc biệt góp phần đảm bảo rau xanh giàu dinh dƣỡng cho bộ đội và ngƣời
dân sống trên các đảo.

3


4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu này góp phần khẳng định có thể phát triển trồng cây Chùm
Ngây trên đảo cho các đơn vị bộ đội và ngƣời dân trên các đảo khác hoặc các
vùng có điều kiện khó khăn và sinh thái khắc nghiệt khác nhƣ miền Trung,
Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, các trạm/đồn biên phòng… để phục vụ quân
đội và nhu cầu dân sinh.
5. Điểm mới
Nghiên cứu đầu tiên có hệ thống về sự sinh trƣởng và phát triển cây
Chùm Ngây trên một số đảo Đông Bắc và huyện Cẩm Giàng, Hải Dƣơng.

4


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu chung về cây Chùm Ngây
1.1.1. Nguồn gốc
Cây Chùm Ngây có tên khoa học là Moringa oleifera L. họ Moringaceae,
tên tiếng anh là Drumstick tree (cây đùi trống), Horseradish tree (củ cải ngựa)
và Ben oil tree (cây dầu Ben). Tên gọi khác ở các nƣớc nhƣ Muringa ở
Malayxia, Sajiwan ở Nepal, Marum ở Thái Lan, Malungay ở Philippine, Kelor ở
Indonesia [12], [17].
Chùm Ngây có nguồn gốc ở chân núi Hymalaya, tây bắc Ấn Độ có lịch sử
hơn 4 ngàn năm. Một số tài liệu cho biết đã tìm thấy các dạng hoang dại ở Trung
Đông (Ả Rập) và châu Phi. Ngày nay cây Chùm Ngây đƣợc trồng rộng rãi và
phân bố tự nhiên ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, Srilanka, Ấn độ, Malayxia và quần
đảo Philippine. Ở Việt Nam, Chùm Ngây là loài duy nhất của Chi Chùm Ngây
đƣợc phát hiện mọc hoang từ lâu đời tại nhiều nơi nhƣ Thanh Hóa, Ninh
Thuận, Bình Thuận, vùng Bảy Núi ở An Giang, đảo Phú Quốc [4], [7], [17].
Chùm Ngây (danh pháp hai phần: Moringa oleifera L.) là loài thực
vật thân gỗ phổ biến nhất trong Chi Chùm Ngây (danh pháp khoa học: Moringa)
thuộc họ Chùm Ngây (Moringaceae).
Giới:

Plantae

Bộ:

Brassicales

Họ:

Moringaceae

Chi:


Moringa

Loài:

M. oleifera

5


1.1.2 Đặc điểm sinh học cây Chùm Ngây
1.1.2.1. Đặc điểm hình thái
Chùm Ngây là cây thân gỗ cao cỡ trung bình, sống lâu năm, ở độ tuổi
trƣởng thành cây có thể mọc cao đến 10 m, sau 1 năm trồng cây có thể cao tới
5 - 6 m và có đƣờng kính 10 cm.
Thân: xốp, mềm, óng chuốt, không có gai, mọc đứng, tán rộng nhiều
cành tiết diện tròn cao từ 8 - 12 m.
Lá: mọc cách, kép lông chim 3 lần lẻ, dài 30 - 60 cm, có từ 5 đến 7 cặp
lá phụ bậc 1, 4 đến 6 cặp lá phụ bậc 2, 6 đến 9 cặp lá phụ bậc 3, màu xanh
mốc; lá chét dài 12 - 20 mm hình trứng, mọc đối có 6 - 9 đôi. Gân lá hình
lông chim dài 1,5 đến 2,5 cm, rộng 1,0 đến 2,0 cm.
Cụm hoa: xim hai lá mọc ở nách lá hay ngọn cành.
Hoa: ra vào các tháng 1 - 2, màu trắng kem, có cuống, hình dạng giống
hoa đậu, mọc thành chùy ở nách lá, có lông tơ, nhiều mật. Bộ nhị gồm 5 nhị
thụ màu vàng xen với 5 nhị lép, nhị thụ nằm đối diện với cánh hoa, nhị lép
nằm xen kẽ giữa cánh hoa, bao phấn 2 ô hƣớng ngoài. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn
dính với nhau thành 1 ô, đính môi trắc mô, bầu noãn thƣợng.
Quả: dạng nang treo, dài 25 - 40 cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, chỗ có hạt
hơi gồ lên, dọc theo quả có khía rãnh, chứa khoảng 20 - 40 hạt tròn. Hạt màu
nâu đen, tròn có 3 cạnh, lớn cỡ hạt đậu Hà Lan [7], [17].

Hoa thức: *♀ K5 C5 A5 G(3)
Hoa Đồ: Hoa đồ của hoa Chùm Ngây đƣợc thể hiện ở hình 1

Hình 1. Hoa đồ cây Chùm Ngây

6


Dạng sống

Lá cây Chùm Ngây

Dạng sống



Cụm hoa

Hoa

Quả

Hạt

Hình 2. Thân, lá, hoa, quả, hạt Chùm Ngây

7


1.1.2.2 Đặc điểm giải phẫu thực vật

* Thân:
Tiết diện tròn từ ngoài vào trong gồm có:
Lớp bần: Gồm 2 - 4 lớp tế bào hình chữ nhật vách hóa bần, sắp xếp
thành dãy đồng tâm và xuyên tâm, rải rác có những đám tế bào bị rách bong
ra ngoài. Nhu mô vỏ: gồm những tế bào có hình đa giác hay bầu dục, vách
cellulose, bên trong có tinh thể calci oxalate hình cầu gai. Sợi trụ bì: hóa mô
cứng thành từng đám. Libe I: gồm những tế bào vách cellulose có màu hồng
đậm, sắp xếp lộn xộn thành từng đám trên 1 vòng tròn. Libe II: phân bố đều
trên 1 vòng, gồm những lớp tế bào hình chữ nhật vách cellulose, trong tế bào
chứa những tinh thể calci oxalate hình cầu gai. Gỗ II: phân bố đều trên 1
vòng, gồm các mạch gỗ to hình cầu hay bán nguyệt, sắp xếp liên tục thành 1
dãy từ trong ra ngoài, nhu mô gỗ sắp xếp thành những vòng liên tục, xen kẽ
có những tia gỗ thẳng hàng. Gỗ I: sắp xếp thành từng cụm dƣới gỗ II, gồm 23 mạch gỗ, xung quanh có những đám tế bào nhu mô gỗ vách cellulose. Nhu
mô tủy: ở trong cùng [30].

Hình 3. Cấu tạo giải phẫu của thân cây Chùm Ngây

8


* Lá cây:
Phần gân giữa: Mặt trên phẳng, mặt dƣới lồi. Biểu bì trên tế bào to hơn
biểu bì dƣới, ở ngoài phủ một lớp cutin, có lông che chở đơn bào. Nhu mô:
gồm những tế bào hình đa giác, vách mỏng bằng cellulose, sắp xếp lộn xộn để
hở những khoảng gian bào nhỏ, trong tế bào có chứa tinh thể calci oxalate
hình cầu gai. Bó dẫn xếp thành hình cung, gỗ ở trên, libe ở dƣới. Mô dày góc
ở trên biểu bì dƣới .
Phiến lá: Tế bào biểu bì trên có kích thƣớc to hơn tế bào biểu bì dƣới và
có lông che chở; biểu bì dƣới có lỗ khí, không có lông che chở. Dƣới biểu bì
trên là nhu mô hình giậu chứa những hạt lục lạp. Nhu mô khuyết: tế bào có

hình bầu dục hay đa giác, vách cellulose, sắp xếp lộn xộn chừa những khuyết
to, trong tế bào có chứa calci oxalate canxi hình cầu gai; rải rác có những bó
libe - gỗ của gân phụ [30].

Hình 4. Cấu tạo giải phẫu lá Chùm Ngây

9


* Rễ cây
Mặt cắt rễ gần tròn, từ ngoài vào trong có:
Lớp bần: Gồm những tế bào nhỏ, dẹt, xếp thành dãy đồng tâm và xuyên
tâm, phía ngoài có nhiều chỗ bị bong ra. Nhu mô vỏ: cấu tạo từ những tế bào
hình đa giác, vách mỏng, xếp lộn xộn, rải rác trong vùng này có những cụm
mô cứng. Libe I: bị ép dẹp khó xác định. Libe II: gồm những lớp tế bào hình
chữ nhật vách bằng cellulose, sắp xếp thành dãy xuyên tâm rõ. Gỗ II: chiếm
tâm, mạch gỗ II ít, xếp rải rác, nhu mô gỗ vách cellulose, sắp xếp thành dãy
xuyên tâm [30].

Hình 5. Cấu tạo giải phẫu rễ cây Chùm Ngây
1.1.3. Điều kiện phân bố cây Chùm Ngây
Cây Chùm Ngây có tính thích nghi rộng, có thể sống đƣợc trong điều
kiện từ á nhiệt đới khô đến các vùng đất ẩm, qua cả nhiệt đới rất khô đến rừng
nhiệt đới ẩm. Cây Chùm Ngây là loại cây ƣa sáng và nóng ấm, chịu hạn tốt.
Để cây sinh trƣởng phát triển bình thƣờng yêu cầu nhiệt độ bình quân 18,7 28,50C và độ pH từ 4,5 - 8,0. Cây lớn nhanh ở vùng có khí hậu á nhiệt đới và

10


nhiệt đới, ra hoa và cho quả liên tục. Nó cũng sinh trƣởng tốt trên đất cát, chịu

khô hạn. Cây kém chịu úng và lạnh [16], [26].
1.2. Thành phần dinh dƣỡng
Cây Chùm Ngây (Moringa Oleifera L.) hiện đƣợc 80 quốc gia trên thế
giới trồng và sử dụng, những quốc gia tiên tiến sử dụng rộng rãi và đa dạng
trong công nghệ dƣợc phẩm, mỹ phẩm, nƣớc giải khát dinh dƣỡng và thực
phẩm chức năng. Các quốc gia đang phát triển sử dụng Chùm Ngây nhƣ một
loại thảo dƣợc kỳ diệu kết hợp để chữa những bệnh hiểm nghèo, bệnh thông
thƣờng và làm thực phẩm. Ngƣời ta phân tích và thấy rằng trong cây Chùm
Ngây chứa rất nhiều chất dinh dƣỡng cần thiết cho cơ thể ngoài ra còn chứa
nhiều hợp chất quý có tác dụng chữa bệnh [17].
Đầu thập niên 1950, Vialard Goudou đã phân tích lá Chùm Ngây mà
nhân dân Việt Nam bán ở các chợ để làm rau ăn, cho thấy lá cây Chùm Ngây
rất giàu dinh dƣỡng, nhất là chất đạm, chất sắt và vitamin C [25].
Trong 100 g lá Chùm Ngây tƣơi chứa 6,35 g chất đạm, 1,7 g chất béo, 8
g bột đƣờng; 1,9 g chất xơ; 3,75 g chất khoáng; 50 mg phosphor; 25 mg natri;
216 mg kali; 122 mg calci; 123 mg magnesium; 0,1 mg đồng, 16,4 mg sắt, và
110 mg vitamin C.
Theo tài liệu Nghiên cứu y học cổ truyền Đông Dƣơng (Les Plantes
Médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam) của Alfred Petelot, Saigon 1953,
cho thấy tất cả bộ phận của cây đều chứa một chất glycosid có vị cay cay
giống nhƣ hột Cải cay (mù tạc) [25].
Thân, cành và vỏ rễ Chùm Ngây chứa moringinin, athonin, spirochin,
pterigospermin. Chất gôm tiết từ thân cây Chùm Ngây chứa polyuronid gồm
arabinoz, galactoz, rhamnoz, glycuronic acid. Mùi Cải ngựa và rễ Chùm Ngây
là do chất benzyl - isothiocyanat [25].

11


Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), thành phần chất dinh dƣỡng

trong cây Chùm Ngây nhƣ sau [25]:
Bảng 1. Thành phần dinh dƣỡng trong 100 gam lá tƣơi
Thành phần dinh dƣỡng trong 100 gam lá tƣơi
Năng lƣợng

64 kcal (270 kJ)

Carbohydrates

8,28 g

Chất xơ

2,0 g

Chất béo

1,40 g

Protein

9,40 g

Nƣớc

78,66 g

Vitamin A equiv.

378 μg (47%)


Thiamine (vit. B1)

0,257 mg (22%)

Riboflavin (vit. B2)

0,660 mg (55%)

Niacin (vit. B3)

2,220 mg (15%)

Pantothenic acid (B5)

0,125 mg (3%)

Vitamin B6

1,200 mg (92%)

Folate (vit. B9)

40 μg (10%)

Vitamin C

51,7 mg (62%)

Calcium


185 mg (19%)

Iron

4,00 mg (31%)

Magnesium

147 mg (41%)

Manganese

0,36 mg (17%)

Phosphorus

112 mg (16%)

Potassium

337 mg (7%)

Sodium

9 mg (1%)

Zinc

0,6 mg (6%)


12


Bảng 2. Thành phần dinh dƣỡng trong 100 gam hạt tƣơi
Thành phần dinh dƣỡng trong 100 gam hạt tƣơi
Năng lƣợng

37 kcal (150 kJ)

Carbohydrates

8,53 g

Chất xơ

3,2 g

Chất béo

0,20 g

Protein

2,10 g

Nƣớc

88,20 g


Vitamin A equiv.

4 μg (1%)

Thiamine (vit. B1)

0,0530 mg (5%)

Riboflavin (vit. B2)

0,074 mg (6%)

Niacin (vit. B3)

0,620 mg (4%)

Pantothenic acid (B5)

0,794 mg (16%)

Vitamin B6

0,120 mg (9%)

Folate (vit. B9)

44 μg (11%)

Vitamin C


141 mg (170%)

Calcium

30 mg (3%)

Iron

0,36 mg (3%)

Magnesium

45 mg (13%)

Manganese

0,259 mg (12%)

Phosphorus

50 mg (7%)

Potassium

461 mg (10%)

Sodium

42 mg (3%)


Zinc

0,45 mg (5%)

13


Bảng 3. So sánh chất dinh dƣỡng trong lá cây Chùm Ngây với một số thực
phẩm khác
Chất dinh
dƣỡng

Thực phẩm thông dụng

Lá cây Chùm
Ngây

Vitamin A

Củ Carrot

1,8 mg

6,8 mg

Calcium

Sữa tƣơi

120 mg


440 mg

Potassium

Chuối

88 mg

259 mg

Protein

Sữa chua

3,1 g

6,7 g

Vitamin C

Cam

30 mg

220 mg

1.3. Giá trị sử dụng cây Chùm Ngây
Các công trình nghiên cứu đã công bố cho thấy Chùm Ngây là cây có giá
trị kinh tế cao, cây phân bố tại nhiều vùng ở các quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt

đới. Cây vừa là nguồn thực phẩm, vừa là nguồn dƣợc liệu rất tốt. Các bộ phận
của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng và là nguồn cung cấp chất đạm,
vitamin, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics [4], [14], [19].
Lá: Lá cây đƣợc dùng làm thực phẩm nhƣ là một loại rau xanh có giá
trị dinh dƣỡng cao, lá làm rau ăn nhƣ xào, nấu canh, bột dinh dƣỡng, ủ chua
làm gia vị, làm trà giải khát, ngoài ra còn đƣợc sử dụng làm thức ăn cho gia
súc, tinh dầu chiết suất trong lá có thể sử dụng làm chất kích thích sinh
trƣởng... Lá Chùm Ngây chứa nhiều vitamin và muối khoáng có ích, với hàm
lƣợng rất cao: vitamin C cao gấp 7 lần trong Cam, provitamin A cao gấp 4 lần
trong Cà - rốt, Canxi cao gấp 4 lần trong sữa, Kali cao gấp 3 lần trong chuối,
Sắt cao gấp 3 lần trong rau diếp và ngay cả Protein cũng cao gấp 2 lần trong
sữa. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin B, các acid amin có lƣu huỳnh nhƣ

14


methionin, cystein và nhiều acid amin cần thiết khác. Do vậy, lá Chùm Ngây
đƣợc xem là một trong những nguồn dinh dƣỡng thực vật có giá trị cao. Ở
nhiều nƣớc đang phát triển, lá Chùm Ngây đƣợc dùng để chống suy dinh
dƣỡng cho trẻ em.
Hạt: Hạt Chùm Ngây chứa nhiều dầu, lƣợng dầu chiếm đến 30 - 40%
khối lƣợng hạt, nhiều nơi trồng Chùm Ngây ép lấy dầu. Dầu hạt Chùm Ngây
chứa 65,7% acid oleic, 9,3% acid palmitic, 7,4% acid stearic và 8,6% acid
behenic. Nhiều nƣớc sử dụng hạt Chùm Ngây dùng để ăn nhƣ hạt lạc. Dầu
hạt Chùm Ngây có thể dùng làm dầu ăn hoặc dùng bôi trơn máy móc, dùng
cho công nghệ mỹ phẩm, xà phòng... Trong hạt Chùm Ngây có chứa 4alpha-L-Rhamnosyloxy benzylisothiocyanate đƣợc xác định là có hoạt tính
kháng sinh, có khả năng ức chế sự tăng trƣởng của nhiều vi khuẩn và nấm
gây bệnh. Hạt Chùm Ngây có chứa một số hợp chất đa điện giải
(polyelectrolytes) tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nƣớc.
Dùng hạt Chùm Ngây làm chất tạo trầm lắng và kết tụ, đƣợc áp dụng khá

rộng rãi tại Ấn Độ [13], [17].
Các bộ phận khác của cây cũng đƣợc sử dụng khá phổ biến nhƣ hoa và
quả non dùng để xào, nấu canh nhƣ một loại thực phẩm. Rễ (dạng củ) cây
Chùm Ngây cũng đƣợc sử dụng với nhiều hình thức: củ non dùng để hầm,
nấu cháo dinh dƣỡng, củ già phơi khô nấu nƣớc uống hoặc ngâm rƣợu giúp
tăng cƣờng sức khỏe. Ngƣời dân nhiều nƣớc trên thế giới còn sử dụng thân
Chùm Ngây cắt lát phơi khô nấu nƣớc uống hàng ngày, đƣợc coi nhƣ một loại
nƣớc uống bổ dƣỡng và rẻ tiền.
Các công trình nghiên cứu đã cho thấy trong Chùm Ngây chứa hơn 90
chất dinh dƣỡng tổng hợp bao gồm rất nhiều khoáng chất, 18 axit amin, nhiều
chất chống oxy hóa, các chất kháng sinh chống viêm nhiễm, các chất có khả
năng ngăn ngừa khối u, u xơ tiền liệt tuyến, đào thải độc tố, giúp ổn định huyết

15


áp, tốt cho bệnh nhân tiểu đƣờng và bảo vệ gan. Ngƣời dân nhiều nƣớc trên thế
giới coi Chùm Ngây nhƣ là một cây thuốc dân gian có giá trị [18], [26].
Theo Maroyi (2009), khi nghiên cứu về vai trò và giá trị cây Chùm Ngây
đã cho rằng đây là cây đa tác dụng, với một số vai trò chủ yếu nhƣ sau [13].
Xây dựng
` Lắng đọng nƣớc

Dƣợc liệu
(lá, rễ, vỏ, hạt)

(cột chống, ván, sợi)

Chùm Ngây


Thức ăn gia súc

Thực phẩm cho ngƣời

(Moringa oleifera L.) (lá, rễ, hoa, quả non, hạt, dầu)

Tinh dầu, nhiên liệu sinh học

Vật liệu trang trí

Củi đun, phân xanh
1.4. Năng suất và giá trị kinh tế cây Chùm Ngây
Qua các nghiên cứu trên thế giới cho thấy Chùm Ngây là cây đa tác
dụng, dễ trồng và có biên độ sinh thái rộng, chịu đƣợc điều kiện khô hạn, đất
cát ven biển, có khả năng giữ vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm
nghèo, góp phần thay đổi quan niệm và phƣơng thức sản xuất nông lâm
nghiệp ở các nƣớc đang phát triển.
Cây Chùm Ngây có khả năng tăng trƣởng rất nhanh, có thể đƣợc thu
hoạch lá trong khoảng thời gian 15 - 75 ngày, tùy thuộc vào điều kiện từng
địa phƣơng, nhiều nƣớc trồng Chùm Ngây để làm thức ăn cho gia súc có

16


sản lƣợng lá khoảng 27 - 120 tấn/ha/năm, số lần thu hoạch lá khoảng 9
lần/năm [19].
Nếu trồng Chùm Ngây để lấy vỏ thân làm sợi, có thể thu hoạch 7 tháng
sau khi trồng, sản lƣợng vỏ khoảng 19 kg/cây/năm, tƣơng đƣơng với 30 tấn
sợi/ha/năm. Ở Tanzania trồng Chùm Ngây để thu hạt, năng suất hạt khoảng
3,3 kg/cây/năm, tƣơng ứng với khoảng 1 đến 1,5 tấn dầu/ha [12]. Các sản

phẩm đƣợc làm từ Chùm Ngây hiện đang đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế
giới nhƣ: Sản phẩm làm đẹp của The Body Shop (Mỹ); Nƣớc uống dinh
dƣỡng của Cty Zija (Mỹ); Sản phẩm bột và viên dinh dƣỡng của Yelixir
(Ấn Độ); Viên Chùm Ngây; Bột Chùm Ngây; Dầu hạt Chùm Ngây và các
sản phẩm lá Chùm Ngây tƣơi… Theo nghiên cứu tại Niger, Chùm Ngây
đƣợc trồng chủ yếu thu hoạch lá tƣơi, Chùm Ngây trồng với khoảng cách 1
x 1 m có thể thu lợi nhuận trung bình 59.634USD/ha/năm [12], [16].
Ở Việt Nam, chỉ có 1 loài thuộc họ Chùm Ngây là cây Chùm Ngây
(Moringa oleifera L.) phân bố ở Nam Trung Bộ và miền Nam… Cây Chùm
Ngây đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung và miền Nam từ nhiều năm
trƣớc, đặc biệt là ở tỉnh An Giang. Tuy nhiên, do chƣa biết cách thức sử dụng
và giá trị của nó, những năm gần đây nhờ sự phổ biến và công tác khuyến
nông tốt nên cây Chùm Ngây mới đƣợc biết đến nhiều hơn, ngƣời dân cứ nghĩ
đây là loài cây mới đƣợc du nhập vào Việt Nam hơn 20 năm trƣớc. Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã chính thức đƣa cây Chùm Ngây vào danh
sách giống cây trồng nông nghiệp [4], [7], [24].
Ở miền Bắc cây Chùm Ngây đã đƣợc trồng thí điểm tại một số địa
phƣơng (Hà Nội, Bắc Giang, Ninh Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa…). Qua
đánh giá mô hình trồng Chùm Ngây tại Vĩnh Phúc năm 2013 cho thấy, cây
sinh trƣởng phát triển tốt và năng suất khá cao, mặc dù không sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật nhƣng trên cây chƣa phát hiện bất kỳ một loại sâu bệnh nào,

17


theo tính toán thì cây Chùm Ngây sẽ cho sản lƣợng trung bình một năm từ 22
- 27 tấn/ha, giá trị ƣớc đạt từ 1,5 - 1,9 tỷ đồng (với giá thị bán 60.000 - 80.000
đồng/kg). Tại Bắc Giang, mô hình trồng Chùm Ngây cũng đang đƣợc thử
nghiệm với kết quả ban đầu rất khả quan, cây phát triển rất tốt, sau 6 tháng
trồng đã cho thu hoạch lần đầu tiên, năng suất đạt 2,5 tấn lá tƣơi/ha [20], [22].

Hiện nay nhu cầu rau Chùm Ngây tại thị trƣờng Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh là tƣơng đối lớn, một số siêu thị lớn ở Hà Nội đã bán các sản
phẩm từ Chùm Ngây nhƣ rau, quả non, bột, trà túi lọc, bánh bích quy… Tuy
nhiên mức độ phổ biến và những hiểu biết của ngƣời dân về giá trị cây Chùm
Ngây chƣa đƣợc rộng rãi, cho nên sự phát triển nguồn nguyên liệu và tiêu thụ
sản phẩm chƣa cao.
1.5. Trồng và thu hoạch cây Chùm Ngây
Cây Chùm Ngây có thể trồng bằng hai phƣơng pháp khác nhau là gieo hạt
và giâm cành. Tùy thuộc vào nguồn cung cấp vật liệu ban đầu để lựa chọn cho
thích hợp. Gieo hạt Chùm Ngây vào sâu trong đất từ 1 - 2 cm sau khi đã làm đất
kỹ, có thể gieo hạt trong bầu đất hoặc gieo trực tiếp trên luống, hạt sẽ nảy mầm
sau 1 - 2 tuần. Nếu giâm cành, có thể cắt các đoạn cành bánh tẻ từ dài 45 - 100
cm và tiến hành giâm cành trong vƣờn ƣơm hoặc cắm vào nơi đất ẩm.
Phƣơng thức trồng Chùm Ngây rất đa dạng, có thể đƣợc trồng thuần
loài hoặc trồng xen với các loại cây trồng khác nhƣ cây rau, cây ăn quả, cây
công nghiệp … Khoảng cách trồng giữa các cây tùy thuộc vào mục đích trồng
và điều kiện cụ thể của từng địa điểm, trong các nhà vƣờn có thể trồng với
khảng cách 20 x 20 cm để thu lá, khoảng cách 75 cm x 100 cm đƣợc trồng ở
khu vực có diện tích lớn. Nếu trồng với mục đích lấy vỏ, có thể trồng với
khoảng cách 2,5 x 2,5 m. Nhiều nơi trồng để thu hạt và lấy gỗ thì khoảng cách
trồng có thể đến 5 x 7 m. Khi bố trí trồng xen với các loại cây trồng khác thì
tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể, nhƣng lƣu ý phải cách xa gốc các cây

18


khác để không bị ảnh hƣởng của tán lá và sự cạnh tranh dinh dƣỡng và nƣớc.
Cây Chùm Ngây trồng sau 3 tháng có thể thu hoạch lá lần đầu tiên,
năng suất lá tăng cao dần ở các lần thu hoạch tiếp theo nhƣng phụ thuộc vào
cách thức thu hoạch và khoảng cách giữa các lần thu lá, tuy nhiên theo

khuyến cáo nếu trồng với mục đích lấy lá thì cần chăm sóc giai đoạn đầu cho
cây sinh trƣởng phát triển tốt, chỉ nên cắt tỉa những lá già, khi cây cao 0,8 1,0 m thì tiến hành bấm ngọn để kích thích tạo nhiều cành, tăng năng suất lá.
Nếu trồng với mục đích thu vỏ thân là chủ yếu thì sau 1 năm có thể thu hoạch
đƣợc, có hai hình thức thu hoạch vỏ nhƣ chặt đốn thu toàn bộ cây hoặc bóc
lấy một phần vỏ thân cây. Nếu trồng với mục đích thu hoa quả và hạt thì
không nên thu lá, chỉ nên bấm ngọn một lần khi cây cao 1 - 1,5 m, thƣờng thì
sau 2 năm cây sẽ ra hoa quả, hoa mới nở, nụ và quả non thu làm thực phẩm
xào nấu hoặc chế biến đóng hộp, hạt già sử dụng làm thực phẩm nhƣ rang,
chế biến bột dinh dƣỡng, bột làm bánh kẹo hoặc ép hạt lấy dầu làm dầu ăn và
dầu công nghiệp [5], [12], [17], [19].
1.6. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Cây Chùm Ngây đƣợc trồng ở một số địa phƣơng thuộc các tỉnh miền
Nam và Nam Trung Bộ. Trong thời gian gần đây, cây Chùm Ngây đƣợc trồng
ở miền Bắc, một vài trang trại sản xuất rau Chùm Ngây đã bắt đầu thu hoạch
sản phẩm và cung cấp rau xanh cho thị trƣờng, với giá thành 60.000 - 80.000
đồng/kg rau tƣơi.
Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học về giá trị dinh dƣỡng cũng nhƣ
qui trình kỹ thuật trồng và chế biến cây Chùm Ngây ở Việt Nam là rất ít, các
thông tin về giá trị sử dụng và kỹ thuật canh tác của cây Chùm Ngây chủ yếu
đƣợc tổng hợp từ các tài liệu nƣớc ngoài hoặc kinh nghiệm của một số ngƣời
đã trồng Chùm Ngây đƣợc phổ biến trên Internet.

19


Tại Việt Nam, vào những năm cuối thế kỉ 20, Đại sứ Hoàng gia Anh đã
tài trợ cho Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long nghiên cứu trồng cây Chùm
Ngây dùng làm rau xanh và thuốc nam tại một số tỉnh ở Nam Bộ [27]. Năm
1995 Chùm Ngây đƣợc trồng và bảo quản tại Trạm Huấn luyện và Thực
nghiệm nông nghiệp Văn Thánh [28]. Theo điều tra khảo sát, tháng 2/2009

ngành kiểm lâm An Giang đã phát hiện cây Chùm Ngây ở các vƣờn, rừng đồi
núi hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, một số vƣờn nhà vùng đồng bào Khmer
cƣ trú có trồng cây Chùm Ngây nhƣng chỉ là để làm hàng rào chứ không biết
đƣợc đặc tính quí hiếm của cây. Từ đây đã mở ra một hƣớng mới cho đời
sống của ngƣời dân hai huyện này. Năm 2010, dự án trồng cây Chùm Ngây ở
vùng Bảy Núi huyện Tri Tôn tỉnh An Giang do Bộ Khoa học - Công nghệ đầu
tƣ, trong vòng 3 năm chính thức triển khai với tổng diện tích 200 ha, trung
bình 1 ha trồng 2,500 cây.
Ở miền Bắc theo thông tin của sở KHCN tỉnh Bắc Giang, cây Chùm
Ngây đã đƣợc trồng thử nghiệm ở huyện Tân Yên (Bắc Giang), kết quả cho
thấy sau khi trồng bằng hạt 6 tháng cây đã cho thu hoạch, năng suất khoảng
2,5 tấn lá/ha/năm, có thể thu liên tục nhiều lần/năm và trong nhiều năm. Gần
đây nhóm tác giả Võ Hồng Thi và cs (2012) đã nghiên cứu sử dụng hạt Chùm
Ngây để làm trong nƣớc, khi sử dụng bột của hạt Chùm Ngây để thực hiện
quá trình keo tụ với nƣớc sông, hiệu quả giảm độ đục đạt đƣợc khoảng 50%
đối với nƣớc đục trung bình, nhƣng lên tới 76% với nƣớc đục nhiều, làm
trong nƣớc bằng hạt Chùm Ngây có thể coi là phƣơng pháp khá phù hợp với
quy mô hộ gia đình cho cộng đồng nông thôn Việt Nam. Các tác giả Nguyễn
Thị Thu Hƣơng và cs (2014) đã nghiên cứu tác dụng của cao Chùm Ngây trên
chuột, kết quả mới chỉ ra rằng cao Chùm Ngây có thể hiện tác dụng kiểu
estrogen, có sự biến đổi và tăng sinh của tế bào trong nội mạc tử cung với sự
xuất hiện ƣu thế của tế bào biểu mô trụ so với tế bào biểu mô vảy [8], [9].

20


×