Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Giáo trình kỹ thuật CD(P2) _ Cao đẳng nghề Yên Bái(Sưu tập)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.64 MB, 40 trang )

Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

Giáo trình: Kỹ thuật CD

BÀI 4: HỆ THỐNG TÙY ĐỘNG
1. Sơ đồ khối hệ thông tuỳ động

Photo
Diode
Array

Tracking
servo
amp

Tracking
servo

Tracking
Coli
MDA

Hình 66: Sơ đồ khối hệ thông tuỳ động.

2. Các mạch tuỳ động
2.1. Mạch tuỳ động vệt ghi
Nhiệm vụ: có nhiệm vụ lái cuộn, tracking trên đàu quang học để tạo nên sự
dịch chuyển của vật kính theo chiều ngang (tracking) nhằm đảm bảo diểm sáng
laser rơi đúng vào track cần đọc.
Photo
Diode


Array

Trackin
g servo
amp

Trackin
g servo

Trackin
g Coli
MDA

Hình 67: Sơ đồ điều khiển cuộn tracking

Tín hiệu từ ma trận diode (Nếu cụm quang học loại 3 tia: Xuất phát từ hai
diode E, F; còn loại 1 tia bóng râm của điểm sáng laser khi đập vào 4 diode). Được
cấp cho khối tracking servo amp, tracking servo và MDA, ngõ ra của khối MDA là
điện áp điều khiển cuộn tracking được dùng để lái vật kích dịch chuyển theo chiều
ngang nhằm nhằm đảm bảo điểm sáng laser đập đúng vào vệt của nó trên mặt đĩa.
* Sơ đồ chi tiết:

75


Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

Giáo trình: Kỹ thuật CD

Hình 68: Sơ đồ chi tiết.


Tín hiệu TE ( làm lệch đường ghi) qua biến trở VR để điều chỉnh độ lợi trước
khi đưa vào cực (+) của Opamp 1. Tín hiệu đi qua đường mạch khuếch đại thuật
toán bù pha Opamp 1, ngõ ra qua 1 mạch khuếch đại thuật toán bù pha Opamp 2
khác.
Tín hiệu ra từ Opamp 2 qua Opamp 3 để khuếch đại dòng điện đưa vào cuộn
dây vạch của đầu quang để điều khiển vật kính.Các thành phần R 5, R 12, C2, C3
điều chỉnh độ lợi lấy tần số qua chân: khóa điện trung gian, đáp tuyến tần số có thể
có điều chỉnh theo TG1 kết hợp với C5 các mạch khóa điện này được kích do việc
nhảy dò vệt và tìm đọc vệt để làm ổn định hệ tùy động vệt ghi.Mạch T2C làm phát
sinh tín hiệu định thời để bật tắt tùy động vệt ghi theo sự hoạt động nhảy dò hay khi
số lượng các vẹt lỗ được đến cùng tín hiệu phản chiếu trong thời gian tìm đọc vệt.
Các thành phần tần số thấp trong tín hiệu TE được C và R loại bỏ trước khi
tín hiệu đưa vào Opamp 3.Khóa điện TM1 bật lên để ngắt mạch vòng tùy động cùng
lúc với các khóa điệnTM3, TM4.
2.2. Mạch tuỳ động hội tụ
* Mạch MDA cho cuộn Focus

76


Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

Giáo trình: Kỹ thuật CD

Nhiệm vụ: có nhiệm vụ lái cuộn Focus, trên đàu quang học để tạo nên sự dịch
chuyển của vật kính theo chiều đứng (focus) nhằm đảm bảo điểm sáng laser rơi
đúng vào track cần đọc.
Sơ đồ khối: Mạch điều khiển cuộn focus
Focus

Servo
amp
A

B

C

D

Focus
servo

Focus
Coli
MDA

Hình 69: Mạch điều khiển cuộn focus

Tín hiệu nhận từ ma trận diode A,B,C,D trên cụm quang học focus, servo amp đến
mạch servo, ngõ ra của mạch servo là tín hiệu điều khiển cuộn focus sẽ quyết định
đến dịch chuyển và khoảng cách dịch chuyển cuộn Focus.
* Focus error (EF)
Khi hội tụ đúng, chùm tia phản chiếu tạo ra một đốm tròn trên bộ photodiode.
Nhưng nếu mất hội tụ, nó tạo ra dạng elip với một tỷ lệ khác nhau. Bằng cách so
sánh (A+C) với (B+D), một tín hiệu FE được tạo ra như chỉ rõ trong hình vẽ. Khi
tia hội tụ đúng thì (A+C) – (B+D) = 0. Trái lại, FE sẽ dương khi hội tụ quá ngắn và
âm khi hội tụ quá dài.

77



Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

Giáo trình: Kỹ thuật CD

Hình 70: Mạch điều chỉnh hội tụ.

Ngoài chùm tia chính tạo ra các tín hiệu RF và EF còn có hai tia bên được tạo ra bởi
thấu kính nhiễu xạ hai tia hai tia này chiếu vào hai diode cảm quang riêng (E và F)
đặt hai bên bộ diode cảm quang.
* Tracking error.
Khi chùm tia chiếu trên vệt ghi, ngõ ra của các diode E và F bằng nhau. Nhưng nếu
chùm tia lệch khỏi track ngõ ra của các diode không bằng nhau, tạo ra tín hiệu sai
lệch vệt ghi TE (tracking error) âm hoặc dương.

78


Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

Giáo trình: Kỹ thuật CD

E

A

B

D


C

F
Đung tracking

Sai tracking
TRACKING
Hình 71: Mạch điều chỉnh sai lệch tracking.

* Sơ đồ chi tiết:

Hình 72: Sơ đồ chi tiết mạch tùy động hội tụ.

79

E –
T=TE


Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

Giáo trình: Kỹ thuật CD

Chùm tia từ khối đầu quang phải duy trì độ hội tụ trên bờ mặt đĩa để đọc
chínhxác thông tin. Khi độ hội tụ trên đĩa bị lệch, hệ tùy động độ hội tụ sẽ dời vật
kính lên hay xuống để điều chỉnh.
Khi chùm tia lazer được rọi tổ hợp qua thấu kính nó được dẫn ra và sau đó và
trở thành 1 vòng tròn hoàn hảo, khi chùm tia lazer phản chiếu từ đĩa nó được lăng
kính đưa trực tiếp vào thấu kính trụ và sau đó vào diode cảm quang, tại đây nó tách

ra thành 4 vòng tròn.
Những tín hiệu ra từ 4 diode quang này được đưa vào mạch khuếch đại
làm lệnh và tạo nên điện thế ra bằng 0. Mạch làm lệch độ hội tụ được bố trí để dò
những thay đổi khoảng cách từ diode cảm quang đến đĩa nhờ đó đảm bảo chùm tia
lazer hội tụ chính xác trên mặt đĩa
2.3. Mạch điều khiển mô tơ đọc thông tin và mô tơ đọc.
+ Mạch MDA điều khiển động cơ dịch chuyển đầu đọc
Nhiệm vụ: Nhận lệch từ điều khiển từ sled servo đưa ra nguồn cung cấp cho motor
để điều khiền cụm quang học di chuyển.
Sơ đồ khối: Mạch điều khiển Sled motor
Servo
Amp

Optical
Pick - up

+ Vcc
SO
SI
Servo
cotrol
- Vcc

Sled

motor
FWD

REV


Hình 73: Mạch điều khiển Sled moto

80

M


Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

Giáo trình: Kỹ thuật CD
* Mạch Sled servo

Nhiệm vụ: Đảm bảo cho tia laser đọc đúng track cần đọc bằng cách cấp điện áp dịch
chuyển cụm quang học
Sơ đồ khối: Hoạt động mạch sled servo
Tầng lái

Integral Circuit
Mạch tích phân

(so sánh)
Comparat
or

TEO
Tracki
ng
servo

Drive


Buffer

Ngõ ra
của
tracking

SE

SW4

M

Hình 74: Mạch hoạt động Sled moto.

* Nguyên lý: Điện áp TE sẽ tăng dần khi đọc đĩa từ trong ra ngoài nhưng đến
một ngưỡng nào mà không tăng tiếp được thì tracking chuyển sang sled. Đây chính
là nhiệm vụ của mạch tích phân. Sự khác biệt theo điện áp trung bình được lấy ra
nhờ mạch tích phân tín hiêu TE, tín hiệu SE được sử dụng để lái Sled motor sao
cho vật kích được giữ trong tầm điều chỉnh so với điện áp chuẩn ngay tại tâm của hệ
cơ.
Mức độ dịch chuyển cụm quang học được tính toán từ dữ liệu của bảng nội
dung TOC bằng cách đối chiếu sai lệch giữa vị trí hiện hành và vị trí sắp được truy
suất
* Mạch Spindle servo:
Nhiệm vụ: Đảm bảo cho motor quay đĩa với vận tốc dài không đổi. đầu vào
của Spindle servo sẽ lấy BCK, đồng bộ khung DSP để báo về vận tốc của motor
quay đĩa.
Sơ đồ khối:


81


Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

Giáo trình: Kỹ thuật CD

7.35
KHz
OSC

Frame Sync
Protection/detection

Frequence
Comparation

EFM
CLV - P
CLV- S

Bit clock Separation

Spindle Phase
Servo

DRIV
E

4.3218 MHz

Phase
Comparasion

SW
Spindle
motor

M

OSC

Hình 75: Sơ đồ khối của mạch Spindle servo.

Nguyên lý: Mạch CLV – servo có hai chế độ hoạt động: chế độ CLV –S
(Speed) và CLV- Phân (Phase).
Chế độ CLV –S là chế độ hoạt động thô của mạch CLV – Servo dùng trong các
trường hợp: Tại thời điểm quay đĩa (chỉnh thô) và trường hợp nhảy track ( trong
trường hợp này tốc độ quay đĩa có sự thay đổi đột ngột do sự thay đổi đột ngột
đường kính đĩa)
Mạch CLV- S so sánh tần số dao động của tín hiệu đồng bộ khung 7,35 khz được
tách ra từ tín hiệu EFM và dao động chuẩn 7,35 khz.
Mạch CLV-P điều khiển hoạt động so pha giữa bit clook 4.3218 MHZ tách dữ liệu
ra từ tín hiệu EFM trong quá trình phát và tín hiệu dao động thạch anh 4,3218 MHZ
điều chỉnh sự quay của quay đồng pha của motor đĩa.
* Sơ đồ chi tiết mạch tùy động đọc thông tin:

82


Trường Cao đẳng nghề Yên Bái


Giáo trình: Kỹ thuật CD

Hình 76: Sơ đồ chi tiết mạch tùy động đọc thông tin.

Motor đọc tin cũng dược vận hành từ IC tùy động trong hầu hết các máy CD
Mạch điều khiển motor đọc thông tin dùng để dời khối đầu quang ra khỏi phía biên
ngoài của đĩa giữ vật kính không xê dịch theo đường tâm của trục quay.
3. Thực hành kiểm tra sửa chữa hệ thống tuỳ động
- Mạch điều khiển mô tơ đọc thông tin và mô tơ đọc.
* Hiện tượng: Đĩa không quay
* Cách kiểm tra:
+ Thử xem đĩa có bị cọ khay đĩa không
+ Kiểm tra áp cấp cho mô tơ và kiểm tra mô tơ
+ Kiểm tra nguồn cấp cho mạch MDA và mạch MDA có chập,đứt không
+ Kiểm tra áp điều khiển cấp cho mạch MDA từ mạch servo tới
* Cách sửa chữa và thay thế
- Khi bị cọ khay đĩa cần tháo lắp và cân chỉnh lại hoặc thay thế phần cơ khí
- Khi có áp cấp vào cho mô tơ nhưng vẫn không quay thỡ cần kiển tra và thay thế
mô tơ đúng loại hoặc tương đương
- Khi không có nguồn cấp cho mạch MDA cần kiểm tra lại mạch MDA cú bị chạm
chập hay hỏng IC hay không thì cần thay IC. Nếu IC còn tốt kiểm tra lại nguồn cấp
và sửa chữa thay thế
- Nếu điện áp điều khiển cấp cho mạch MDA từ servo tới mất . tiến hành kiểm tra
và sửa chữa thay thế
Câu hỏi:
1. Vẽ sơ đồ mạch điện và phân tích nguyên lý mạch điều khiển mô tơ đọc thông
tin và mô tơ đọc?
2. Nêu sơ đồ khối chung khối hệ thống tùy động?


83


Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

Giáo trình: Kỹ thuật CD

BÀI 5: HỆ THỐNG MẠCH ĐIỀU KHIỂN
1. Sơ đồ khối hệ thống điều khiển.

Hình 77 : Sơ đồ khối mạch điều khiển hệ thống

1.1. Sơ đồ khối chức năng của mạch điều khiển hệ thống (CPU):
Hình vẽ dưới đây sẽ trình bày sơ đồ khối dạng tóm tắc tổng quát các tín hiệu liên lạc
vào/ ra và các tín hiệu quang trọng đảm bảo cho mạch điều khiển hệ thống hoạt
động.
1.2. Nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển hệ thống (CPU)
84


Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

Giáo trình: Kỹ thuật CD

Để có cái nhìn bao quát, tổng thể cho một hệ thống điều khiển dùng trong máy
CD/VCD, chúng ta cần nắm rõ mối quan hệ, liên lạc giữa mạch CPU và các mạch
chức năng khác trong máy, nhiệm vụ của chúng.
1.2.1. Nhóm tín hiệu đảm bảo cho CPU hoạt động:
- Nguồn cấp (+5V) và Mass (Vss): Cấp nguồn nuôi và đất cho IC vi xử lý hoạt
động.

- Tín hiệu RESET: Reset được sử dụng để đặt lại toàn bộ các trạng thái của vi xử lý
tại thời điểm bắt đầu cấp Điện cho máy bằng cách tạo một mức thấp đột biến ở ngõ
vào khối vi xử lý. Người ta có thể tạo xung Reset bằng IC.

Hình 78 : Xung Reset bằng IC.

Hoặc bằng Transistor rời bên ngoài.

Hình 79 : Xung Reset bằng TZT.

- Khối tạo xung đồng hồ (OSC): Khối dao động tạo xung đồng hồ (clock) kết nối
với thạch anh dao động.

Hình 80 : Xung đồng hồ kết nối với thạch anh dao động

85


Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

Giáo trình: Kỹ thuật CD

Hoặc mạch dao động rời bên ngoài, nó có nhiệm vụ tạo xung nhịp cấp cho các
mạch số bên trong IC vi xử lý.

Hình 81 : Xung đồng hồ là mạch dao động rời bên ngoài.

1.2.2. Nhóm tín hiệu điều khiển từ bàn phím (Key):
Đây là các tín hiệu được cung cấp từ bàn phím trước mặt máy do người sử
dụng điều khiển cho mạch điều khiển hệ thống, nhằm thực hiện các chức năng như

lệnh Play/Stop, dò nhanh… Trong máy CD/ VCD, hệ thống phím liên lạc với CPU
dưới dạng ma trận hoặc dưới dạng dạng cầu phân áp.
a. Dạng hệ thống phím liên lạc với CPU dưới dạng ma trận.

Hình 82 : Hệ thống phím liên lạc với CPU dưới dạng ma trận.

Nguyên lý hoạt động:
Khi bấm một phím lệnh, xung lệnh tại một ngõ "Key Out" sẽ nối vớí một ngõ
"Key In" tương ứng. Bằng phương thức này, nếu thiết kế n ngõ "Key Out" và m
ngõ "Key In" thì số phím lệnh thực hiện tương ứng sẽ là (m x n). Như ở hình trên,
86


Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

Giáo trình: Kỹ thuật CD

ta dễ dàng thấy được số lệnh điều khiển ở khối vi xử lý sẽ là 4 x 4 = 16 lệnh phân
biệt.
Trong máy CD/ VCD , người ta thường bố trí các phím lệnh như sau :
- OPEN/CLOSE :

Lệnh nạp đĩa vào máy hoặc lấy đĩa ra khỏi máy.

- SKIP : Nhảy đến vị trí bản nhạc cần chọn.
- SEARCH:

Dò đến đoạn nhạc cần chọn.

- PROGRAM : Chọn bài theo chương trình. Ví dụ: Một đĩa CD/ VCD có nội

dung là 12 bản nhạc, ta thích nhất là 3 bản nhạc theo thứ tự là 2, 4, 6, bạn bấm các
số 2, 4, 6, trên hệ thống phím lệnh sau đó bấm Program. Lúc này máy CD/ VCD
chỉ phát các bản nhạc theo thứ tự 2, 4, 6,
- REPEAT : Lặp lại một bản nhạc. Thí dụ : Khi nhìn vào "List” nhạc in sẳn
trên vỏ hộp CD/ VCD , ta thích bản nhạc số 2, ta muốn máy của ta chỉ phát bản
nhạc số 2 nhiều lần
bấm số "2” sau đó bấm "REPEAT".
- PLAY: phát lại chương trình
- STOP : Ngưng chương trình
- PAUSE : Tạm ngưng chương trình
- F.F : Dò tới nhanh. (Fast Foward).
- REW : Dò lui nhanh (Rewind) - DISC CHANGE : Đổi đĩa, được dùng trong
máy có khả năng chứa nhiều đĩa, khi bấm "Disc Change", hệ cơ sẽ chuyển vị trí cần
đọc đến cụm quang học để phát lại chương trình trên đĩa.
b. Bàn phím ấn dạng cầu phân áp:

Hình 83 : Hệ thống phím liên lạc với CPU dưới dạng cầu phân áp.

Nguyên lý hoạt động: Thông qua cầu phân áp mà tương với mổi phím lệnh
được ấn sẽ có các mức điện áp khác nhau đưa vào chân Key in tương ứng. Do đó, sẽ
có các lệnh khác nhau.
1.2.3. Nhóm tín hiệu liên lạc với IC nhớ (ROM):
87


Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

Giáo trình: Kỹ thuật CD

Tuỳ cấu tạo của IC –CPU mà nhóm này có thể có hoặc không có. Nó được sử

dụng để lưu trữ các mã lệnh cố định do nhà sản xuất cài đặt và các mã lệnh có thể
thay đổi do người sử dụng cài đặt.
Các tín hiệu liên lạc gồm có:
- Các đường địa chỉ, ký hiệu là A (Adrress): Để truyền tín hiệu địa chỉ ô nhớ
cần Ghi/đọc từ IC vi xử lý đưa tới.
- Câc đường dữ liệu,ký hiệu là D (Data): Để truyền tín hiệu Data Vào/ ra ô
nhớ.
- Chân cho phép ghi lên RAM : WE (Write Enable).
- Chân cho phép đọc từ RAM : RE (Read Enable).
- Chân chọn chíp : CS (Chip Select).
* Ví dụ : Sơ đồ liên lạc giữa S - RAM với CPU được thể hiện như sau:

Hình 84 : Sơ đồ liên lạc từ RAM đến vi xử lý.

1.2.4. Nhóm tín hiệu cảm biến hoặc giám sát (Sense) báo về CPU:
a. Cảm biến hay giám sát khay đĩa (Tray Sensor hay Tray SW hay Open/Close
SW).
Giám sát vị trí khay đĩa trên hệ cơ (Tray Sensor):
Tray Sensor hay Tray SW có nhiệm vụ nhận diện vị trí khay đĩa đang ở ngoài
hay đã vào hẳn trong máy thông qua một chuyển mạch cơ khí hoặc một cảm biến
quang.
Khay đĩa dịch chuyển theo trục của rãnh trượt thông qua chuyển động quay
của Loading Motor, vị trí của khay đĩa ở trong hay ngoài hệ cơ được nhận diện bởi
88


Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

Giáo trình: Kỹ thuật CD


Tray SW. (có khi còn được gọi là OPEN hay CLOSE SW dựa vào các mức cao/thấp
do các khóa Điện bị tác động tạo ra).

Hình 85 : Vị trí của chuyển mạch đóng/mở khay đĩa.

Có 2 loại cảm biến:
- Loại sử dụng chuyển mạch cơ khí (SW) :

Hình 86 : Sơ đồ mạch liên lạc giữa Tray SW với khối vi xử lý

Hoạt động của mạch :
Khi khay đĩa ở ngoài máy- SW hở - Vi xử lý nhận mức điện áp cao (H).
Khi khay đĩa đã vào trong máy - SW đóng - Vi xử lý nhận mức điện áp thấp
(L) - ra lệnh ngắt Motor Loading.
- Loại sử dụng cảm biến quang (Led diode - Photo Transistor) :
Người ta dựa vào khoảng che của hệ cơ để nhận biết trạng thái của khay đĩa.
89


Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

Giáo trình: Kỹ thuật CD

Hình 87 : Sơ đồ mạch liên lạc giữa Tray SW với khối vi xử lý dùng cảm biến quang.

Hoạt đông của mạch :
- Khi khay đĩa ở ngoài máy - ánh sáng từ Led không đến được Photo Transistor làm
Photo Transistor tắt dẫn tới chân Tray Sensor ở mức cao (H).
- Khi khay đĩa đã vào trong máy - ánh sáng đi đến Photo Transistor - Photo
Transistor dẫn - vi xử lý nhận mức thấp (H) - lệnh điều khiển MDA làm ngắt động

cơ.
b. Cảm biến giám sát báo thứ tự đĩa (Position Sensor):
Cảm biến này được trang bị trong các máy nhiều đĩa, chứa chức năng đổi đĩa.
Khi bấm lệnh "Disc Change" đến vị trí quy định, Motor đổi đĩa quay đến vị
trí tương ứng cụm quang học được đặt đúng vị trí đĩa đó và nhấc lên,sẵn sàng đọc
dữ liệu ghi sẵn trên đĩa. Như vậy, nhà sản xuất phải thiết kế một hệ thống cảm biến
để nhận biết được đĩa đang đọc là đĩa có thứ tự là (I), (2), (3). (4), (5)...
Vi xử lý xác định vị trí đĩa thông qua số lượng xung phát ra từ cảm biến đưa
đến vi xử lý.
Số lượng xung được tạo ra nhờ số lượng rãnh khoét sẳn trên hệ cơ, các rãnh
này cho phép ánh sáng từ Led đến Photo Transistor.
Ví dụ: ở vị trí đĩa thứ nhất, người ta thiết kế 1 lỗ xuyên sáng, đĩa thứ hai là 2
lỗ, đĩa thứ ba là 3 lỗ…bằng cách
đếm số lượng xung trong một
khoảng thời gian nào đó, vi xử lý sẽ
nhận biết được vị trí đĩa cần đọc.
(Hình 2.4.2-1)
Hình 88 : Kết cấu hệ cơ xác định vị trí
diện đĩa bằng ánh sáng.

90


Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

Giáo trình: Kỹ thuật CD

Sơ đồ mạch liên lạc giữa cảm biến vị trí đĩa và vi xử lý

Hình 89 : Sơ đồ mạch liên lạc giữa cảm biến vị trí đĩa và vi xử lý.


c. Cảm biến giám sát vị trí cụm quang học:
Như ta đã biết, cụm quang học được bố trí trên hệ cơ chuyển động tịnh tiến từ
trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong theo hướng vuông góc với các đường tròn
đồng tâm của đĩa nhờ Sled (Slide) motor.
Khoá Điện nhận diện vị trí cụm quang học được sử dụng để khống chế
chuyển động của khối này khi ở vị trí trong cùng hoặc ngoài cùng so với đĩa.
Ví dụ : Trong các máy Sony, khoá Điện Up/Down SW được trang bị để nhận
diện trạng tháí của cụm quang học, mạch điện được minh họa như sau:

Hình 90 : Khoá Điện nhận diện vị trí cụm quang học.

1.2.5. Lệnh mở nguồn Diode Laser (LD ON):
Để tăng tuổi thọ của Diode Laser cũng như bảo vệ mắt khi chưa có đĩa vào
máy, người ta chưa cấp nguồn cho Diode Laser khi khay ở vị trí ngoài, bằng cách
thiết kế đường lệnh mở nguồn cho Diode Laser.

91


Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

Giáo trình: Kỹ thuật CD

Hình 91 : Lệnh mở nguồn Diode Laser

Khi chân LD ON = L : Transistor Q dẫn, cấp nguồn cho Diode Laser, đây là
mạch điện chung nhất, thường gặp nhất trong các máy CD/VCD.
1.2.6. Nhóm các tín hiệu giao tiếp với khối xử lý âm thanh:
a. Lệnh "MUTE " :

Lệnh Mute xuất phát từ khối vi xử lý thường được dùng để làm câm tín hiệu
âm thanh ngõ ra bằng cách ngắt âm thanh ở ngõ ra, hoặc nối mass âm thanh ở ngõ
ra bằng các khoá chuyển mạch, hoặc khống chế khối DSP. Dưới đây là các dạng
làm câm âm thanh ở ngõ ra :
- Làm câm bằng mức Logic: Ở đây người ta sử dụng mức Logic H hoăc L để ngắt
âm thanh.

Hình 92 : Mạch làm câm âm thanh ở ngõ ra.

Khi chân Mute = H, Q1 dẫn, Q2 và Q3 dẫn, nối mass âm thanh ở ngõ ra.
- Làm câm bằng chương trình:
Phương pháp này được sử dụng trên các máy hiện đại. Khi sản xuất,người ta
nạp chương trình ngắt vào ROM. Trong trường hợp ngắt, một chuỗi xung nối tiếp
được cấp vào IC DSP, bằng cách tách dò xung làm ngắt (bằng số lượng xung, căn
cứ vào sự đột biến về cạnh hoặc mức Logic) mà khối DSP bị khoá hay hoạt động
làm mất âm thanh ngõ ra hoặc có âm thanh ngõ ra.
92


Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

Giáo trình: Kỹ thuật CD

Hình 93 : Mạch làm câm âm thanh ở ngõ ra bằng chương trình.

b. Nhóm các tín hiệu giao tiếp khác giữa vi xử lý và khối (DSP) :
Thực tế gồm các tín hiệu sau :
- DATA : Đường dữ liệu từ CPU gửi đến điều khiển khối DSP.
- CLOCK (CLK): Xung nhịp đồng bộ giữa khối CPU và DSP.
- XLT (Latch) : Tín hiệu cho phép chốt Data.

- SQ DATA : Dữ liệu mã phụ từ DSP đến CPU
- SQCK : Mã phụ dưới dạng xung clock từ DSP đến CPU.
1.2.7. Nhóm các tín hiệu giao tiếp giữa khối CPU và Servo:
Bao gồm các đường sau:
- FOR : Tín hiệu "Focus OK" báo từ khối Servo về CPU.
- CLOCK (CLK) : Xung nhịp giữa khối CPU và Servo.
- DATA : Dữ liệu.
- C.IN : (Track Count) : Tín hiệu (xung) đếm Track
2. Mạch chỉ thị.
2.1. Sơ đồ khối, chức năng và nhiệm vụ của các khối trong các mạch hiển thị
thường dùng trong máy CD/VCD:
2.1.1. Hiển thị bằng đèn LED 7 đoạn:

Hinh 94 : Hiển thị bằng đèn LED 7 đoạn

93


Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

Giáo trình: Kỹ thuật CD
* Nhiệm vụ của các khối:

+ Mạch điều khiển hệ thống (CPU): Cấp dữ liệu hiển thị cho khối giảI mã hiển thị
(Dislay Decoder) khi máy đang thực hiện một chức năng nào đó như, báo số bản,
thời gian phát…
+ Khối giảI mã hiển thị (Dislay Decoder): Thực hiện giảI mã dữ liệu từ CPU đưa tới
thành mã 6 đoạn, 7 đoạn và 15 đoạn cho các LED tương ứng.
+ Khối đèn Led 7 đoạn: Phát sáng để chỉ báo số từ 0 - 9, cho người dùng biết các
thông tin cần thiết mà máy đang thực hiện.

+ Khối đèn Led 15 đoạn: Phát sáng để chỉ báo các chữ cáI từ A - Z, cho người dùng
biết các thông tin cần thiết mà máy đang thực hiện.
+ Khối đèn Led 6 đoạn: Phát sáng để chỉ báo các lệnh Play, FF, REW, Pause, Still,
cho người dùng biết các thông tin cần thiết mà máy đang thực hiện.
* Nguyên lý hoạt động của mạch:
Khi thực hiện một chức năng nào đó do người dùng điều khiển hoặc do máy
thực hiện tự động (như báo play, FF.. hoặc báo số bản, thời gian phát ..). Lúc này,
CPU sẽ cấp các bit dữ liệu cho khối giải mã hiển thị. Tuỳ theo cách phân bố các
đoạn hiển thị mà khối giải mã sẽ thực hiện phướng án giải mã khác nhau. Nhưng
vẫn tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
+ Cách đấu các đoạn của Led: có 2 cách theo Anode chung (P com) hoặc Kathode
chung. Theo Kathode chung (N com): Thì các ngõ ra của khối Dislay Decoder có
mức cao - đèn sáng. Theo Anode chung (P com): Thì các ngõ ra của khối Dislay
Decoder có mức thấp - đèn sáng.

Hình 95: Cách đấu các đoạn của Led.

+ Khối giải mã phải tuân thủ theo các bảng sau ứng với các loại LED

94


Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

Giáo trình: Kỹ thuật CD

Hình 96: Mã đoạn và các số hiển thị tương đương của LED 7 đoạn.

Hình 97: Mã đoạn và các số hiển thị tương đương của LED 15 đoạn.


Hình 98: Mã đoạn và các số hiển thị tương đương của LED 6 đoạn

2.1.2. Hiển thị bằng đèn huỳnh quang hay còn gọi là đèn Catốt lạnh (FLFlourescent):

95


Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

Giáo trình: Kỹ thuật CD

Với đèn FL thì sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động như LED nhiều đoạn, chỉ
khác một tý về mặt cấu tạo của FL mà thôi.
* Cấu trúc của đèn FL: Đèn FL có cấu tạo như đèn điện tử 3 cực trong đó:
- Các đoạn đóng vai trò như các Anode, còn gọi là Lá hay Segments có tráng chất
phát xạ ánh sáng màu (đỏ, xanh, vàng..).
- Các lưới (Grid) tương ứng với các Anode.
- Có 1 Kathode (K) chung và 1 dây nung tim giúp K phát xạ điện tử.

Hình 99: Cấu trúc của đèn FL

Nguyên lý hoạt động của đèn FL:
Do có cấu tạo như đèn điện tử 3 cực nên hoạt động của nó cũng giống như
đèn điện tử 3 cực. Chỉ khác một tý là:
Trong 1 đèn người ta bố trí các Anode (Segment) thành những đoạn a, b, c,
… như đèn LED hay LCD để tạo số hoặc chữ hoặc một biểu tượng nào đó. Các
96


Trường Cao đẳng nghề Yên Bái


Giáo trình: Kỹ thuật CD

đoạn này hay các Segments kích thích bởi các xung điện áp nhỏ (<5Vpp) từ ngõ ra
khối FL Drive (khối giải mã).
Để đạt độ phân cực cho đèn hoạt động thì UAK > 20VDC và UGK = - 10V
phải phân cực cho Kathode điện áp âm từ ( - 28V đến - 45V). Chính vì vậy người ta
mới gọi là đèn Kathode lạnh (âm nhiều).
Để điều khiển đèn người ta cấp xung điện áp dương cho các đoạn S (Anode)
và xung điện áp dương cho Lưới G sao cho G ít âm hơn . Lúc này, có dòng tia điện
tử từ Kathode bắn vào các đoạn S - làm các đoạn tương ứng phát sáng - các số, chữ
tương ứng được hiển thị.
Cũng như các đoạn LED, LCD thì FL người ta cũng bố trí các đoạn để kích
thích theo hàng và cột như (Hình 2.31-1), lúc này các ngõ ra của mạch FL Drive sẽ
kích thích xung điện áp vào các lưới G theo hàng và các đoạn S theo cột.

Hình 100: Kích thích xung cho các đoạn theo hàng và cột.

Như vậy:
Trên mặt đồng hồ hiển thị người bố trí tương ứng nhiều đèn FL để hiển thị
các số và chữ cùng các biểu tượng theo ý muốn. Do đặc điểm đèn phát xạ bằng tia
điện tử có chất phát quang nên đèn sáng và màu sắc rất đẹp, nên hầu hết các máy
hiện nay sử dụng loại đèn này.
3. Mạch điều khiển từ xa (Remote Control):
Đây là tín hiệu điều khiển thực hiện các lệnh như các tín hiệu từ bàn phím,
nhưng có khác là các tín hiệu này được thực hiện thông qua bộ điều khiển từ xa
(biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện tương ứng) cấp cho mạch CPU tại chân
R/C. Đây là chuỗi dữ liệu nối tiếp. Thông thường khối giải mã hồng ngoại được bố
trí ngay bên trong CPU. Để nhận tín hiệu từ bộ điều khiển từ xa tới, người ta sử
dụng bộ thu tín hiệu hồng ngoại (IR Receiver). Mô hình mạch được có thể tóm tắt

như sau:
Hình 101: Mô hình
mạch điều khiển từ
xa.

97


Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

Giáo trình: Kỹ thuật CD

Hình 102: Điều khiển từ xa.

98


Trường Cao đẳng nghề Yên Bái

Giáo trình: Kỹ thuật CD

Đây là menu của một bộ điều khiển từ xa CD, vì vậy khi ta cần điều chỉnh thông số nào
thi ta chỉ cần nhấn vào phím SETUP rồi sau đó sẽ vào bất kỳ thông số nào đó, khi điều
chỉnh ta dùng phím UP, DOWN, LEFT, RIGHT. Khi ta chỉnh các thông số đó vừa ý rồi
nhấn phím ENTER là đã chọn được chương trình theo ý muốn.

* Nhiệm vụ:
Bộ điều khiển từ xa có nhiệm vụ giúp cho con người sử dụng máy một cách dễ
dàng và không cần tiếp xúc với máy mà vẫn có thể điều khiển được theo ý muốn. Mặt
khác nó còn rất tiện lợi cho người sử dụng ở mọi tư thế mà ta vẫn có thể điều chỉnh được.

* Chức năng các phím điều khiển.
+ Phím POWER: Đây là phím tắt, mở nguồn trên điều khiển từ xa có tác dụng đóng, cắt
nguồn khi người sử dụng muốn.
+ Phím TRK: Có chức năng hiển thị bài đang chạy / số bài trong một đĩa, số thời gian
chạy một bài.
+ Phím REPEAT: Có chức năng lặp lại một bài bất kỳ hoặc lặp lại tất cả chương trình đĩa
đang chạy.
+ Phím repeat A-B;AB: khi chạy đĩa DVD và ấn vào phím này thì nó có tác
dụng là lặp lại một lớp của đĩa hoặc lặp lại cả hai lớp.
+ Phím MENU PLAY: có chức năng giúp cho máy ở chế độ play khi máy đang có đĩa.
+ Phím PROGRAM : Cho hiện tất cả chương trình mà máy đang chạy DVD một đĩa nhạc
đang chạy có bao nhiêu bài. Nếu ta thích bài nào chi cần dùng phím U, UP, DOWN,
LEFT, RIGHT, rồi sau đó ấn enter thì sẽ được như ý muốn.
+ Phím SYSTEM: Có chức năng cho máy hoạt động ở hệ PAL hoặc auto, NTSC, PAL60.
+ Phím setup: Khi ta ấn vào phím này lập tức hiện một thanh menu và ta chỉnh một thông
số nào đó chỉ việc dùng phím up/down, left/right. Sau đó nhấn enter. Phím này ta có thể
điều chỉnh được cả âm thanh lẫn hình ảnh.
+ Phím KEY-PAD: Có chức năng chọn một bài nào đó mà người sử dụng thích. Phím này
bao gồm các con số 1, 2,3,4,5,6,7,8,9,0, 10 +. Trên điều khiển từ xa giúp cho người sử dụng
tua mà vẫn chọn được bài thích nghe (chủ yếu dùng khi xem đĩa ca nhạc hoặc hát
karaoke).
+ Phím Close/ Open: Có chức năng cho đĩa vào máy hoặc ra khỏi máy theo yêu cầu người
sử dụng.
+ Phím UP,DOWN,LEFT,RIGHT: Khi ta điều chỉnh về một thông số nào đó thì phải dùng
phím này để di chuyển đến thông số đó.
+ Phím Enter: có tác dụng kết thúc một quá trình điều khiển.
+ Phím NEXT- +PREW: Có chức năng chuyển một bài hát liên tiếp trước đó và ngược lại.

4. Mạch điều khiển mô tơ.
4.1. Mạch điều khiển mô tơ quay đĩa:

99


×