Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

chi tiêu trong gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.32 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

1


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Cuộc sống hôn nhân là một trong những đề tài muôn thuở của xã hội, nhiều
người hay e dè khi quyết định bước vào cuộc sống gia đình bởi họ sợ những thay đổi,
những cặp đôi thường vỡ mộng về tính cách và nếp sống của nhau. Chính điều đó là
nguyên nhân xảy ra những xung đột, bất hòa và cãi vả. Thế nhưng một vấn dẫn đến
xung đột vợ chồng không kém phần quan trọng đó chính là chi tiêu trong gia đình.
Khi yêu, hai người thường không quan tâm quá nhiều đến vấn đề tiền nong.
Trước khi cưới, các cặp đôi thường ngại đề cập đến chuyện quản lý tiền nong, một
phần cũng e ngại người yêu đánh giá mình là người thực dụng. Nhưng khi bước vào
cuộc sống hôn nhân và phải đối mặt với những lo toan về cơm áo, gạo tiền thì tài
chính là vấn đề sẽ khiến vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn nếu gặp khó khăn.
Bất đồng quan điểm về việc sử dụng tiền bạc được xem là một trong những xung đột
phổ biến và dễ gây rạn nứt tình cảm trong đời sống vợ chồng. Việc chi tiêu không hợp
lý đôi khi lại là vấn đề ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, Chi tiêu trong gia đình là
chuyện hết sức tế nhị, chỉ cần có một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến sự đổ vỡ hạnh
phúc. từ những chi tiêu nhỏ nhặt nhất đến những chi tiêu lớn và rất lớn dường như là
1 bài toán khó. Vậy phải làm sao?
Có rất nhiều câu hỏi luôn thường trực trong đầu của những cặp đôi mới cưới, của
những người đã lên chức ba, mẹ hay thậm chí ông ,bà là chi tiêu như thế nào cho phù
hợp? Chi tiêu như thế nào là đúng? Hay ai là người giữ tiền chi tiêu trong gia đình? Ai
là người nắm quyền quyết định chi tiêu? Thì bài tiểu luận dưới đây sẽ phần nào giải
đáp thắc mắc và trả lời những câu hỏi trên.

2



PHẦN 2: NỘI DUNG
1.

Khái niệm chi tiêu trong gia đình
Trong gia đình, để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt của cả gia đình phải chi tiêu
vào các hoạt động của các thành viên trong gia đình. Chi tiêu trong gia đình là chi
phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên gia đình.

2.

Chi tiêu trong gia đình và chức năng kinh tế của gia đình
Chức năng kinh tế gia đình là chức năng cơ bản quan trọng của gia đình nhằm
tạo ra của cải, vật chất, là chức năng đảm bảo sự sống còn của gia đình, đảm bảo
cho gia đình được ấm no, giàu có làm cho dân giàu, nước mạnh như lời Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã từng nói: “dân có giàu thì nước mới mạnh “. Chức năng này bao
quát về nhu cầu ăn, ở, tiện nghi, là sự hợp tác kinh tế giữa các thành viên trong gia
đình nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời sống.
Để có kinh tế của mỗi gia đình ngày càng được cải thiện và nâng cao, ngoài
những thành viên đang còn ở độ tuổi trẻ em thì những thành viên đang ở độ tuổi
lao động cần có một công việc, một mức thu nhập ổn định. Ngoài ra còn cần có
nguồn thu nhập thêm để có thêm nguồn thu chi trả cho những chi phí lặt vặt hàng
ngày.
Chi tiêu trong gia đình phụ thuộc vào mức thu nhập của cả gia đình. Muốn
Mua sắm một thứ gì đó cho gia đình, muốn thỏa mãn về nhu cầu tinh thần cần có
3


tiền để sử dụng. Chính vì vậy chi tiêu trong gia đình quan hệ hết sức chặt chẽ với
chức năng kinh tế của gia đình.


Chức năng kinh tế gia đình đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của gia đình.
Kinh tế của gia đình chính là là tổng thể các hoạt động nhằm đem lại thu nhập cho
gia đình. Những nguồn thu từ các hoạt động kinh tế nhằm thỏa mãn cho các nhu
cầu ăn, mặc, học hành, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, các hoạt động lễ
hội...Thực hiện tốt chức năng kinh tế giúp gia đình có một cuộc sống bền vững.
Thực hiện tốt chức năng kinh tế gia đình tạo ra mức thu nhập ổn định. Thu nhập
cao mức chi tiêu cho các hoạt động gia đình cao, thoải mái và đầy đủ. Thu nhập
thấp bắt buộc gia đình phải biết cách chi tiêu tiết kiệm.
Trong chứ năng kinh tế gia đình còn có một khía cạnh đó chính là chức năng
tiêu dùng các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội. Mọi sản xuất của cải vật chất,
tinh thần của xã hội đều do các cá nhân tiêu thụ. Chức năng tiêu dùng tạo nên hoạt
động chi tiêu trong gia đình.
3.

Chi tiêu trong gia đình và chức năng tổ chức đời sống vật chất và văn hóa của
gia đình
Mục tiêu chính của của chức năng tổ chức cuộc sống gia đình, là mang lại
hạnh phúc cho mọi thành viên trong gia đình.Vì vậy cần phải tổ chức cuộc sống
gia đình sao cho hợp lý, khoa học, trong đó bao gồm các công việc như chi tiêu, sự
4


phân công lao động và cách thức điều hành các công việc, sự bàn bạc dân chủ giữa
các thành viên. Gia đình không chỉ thỏa mãn nhu cầu vật chất cho mỗi thành viên
mà còn thỏa mãn nhu cầu tinh thần cho họ.
Kinh tế phát triển mỗi gia đình đều có đủ phương tiện hiện đại thỏa mãn nhu
cầu thưởng thức văn hóa. Các quan hệ trong gia đình nhìn chung vẫn duy trì được
truyền thống tốt đẹp, các giá trị nhân văn được đề cao. Nhu cầu thưởng thức văn
hóa giao lưu phát triển, gia đình có điều kiện thỏa mãn cho các thành viên tốt hơn.
Gia đình như một xã hội thu nhỏ, việc mang lại hạnh phúc cho các thành viên

trong gia đình và mức độ hạnh phúc ở chừng mực nào một phần quan trọng nhiều
khi có tính chất quyết định là phụ thuộc vào việc chi tiêu và giao lưu tình cảm.Việc
chi tiêu trong gia đình nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất như là ăn uống,
ở, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏa…cho đến việc thỏa mãn các nhu cầu tinh thần vui
chơi, giải trí,học tập.
4.

Chi tiêu và cuộc sống gia đình
4.1.

Chi tiêu trong gia đình và cuộc sống vợ chồng

Chữ “tiền” luôn là một chủ đề nhạy cảm không phải ai cũng muốn đề cập đến
trong cuộc sống vợ chồng. Nhưng trong thời buổi thứ nào cũng cần tiền như hiện
nay, đó lại là một vấn đề cần bàn tới của gia đình.Với không ít người, vẫn biết rằng
khi đã là vợ chồng thì không hề có sự tính toán với nhau trong chuyện tiền nong,
nhưng vẫn xảy ra mâu thuẫn, khúc mắc quanh chữ tiền. Và một thống kê cho thấy,
tiền bạc là nguyên nhân của 1/3 số vụ li hôn. Việc chi tiêu không hợp lý trong cuộc
sống hốn nhân rất dễ dẫn tới các xung đột không đáng có.
Tiền bạc vô cùng quan trọng trong hôn nhân. “Hạnh phúc sẽ đội nón ra đi khi
cái đói vào nhà” gia đình nghèo đói là nguyên nhân của sự xung đột. Nhiều gia
đình lục đục vì thiếu tiền, vì tiền giúp thỏa mãn mọi nhu cầu của cuộc sống gia
đình. Nhưng nhiều gia đình lắm tiền vẫn xung đột vì sự quản lý chi tiêu tiền bạc
trong gia đình không có kế hoạch, người keo kiệt, người hoang phí. Việc phụ nữ
quá chặt chẽ trong chi tiêu cũng khiến chồng khó chịu. Phụ nữ không nên thu hết
tiền lương của chồng, nê tôn trọng những khoảng riêng và những nhu cầu thiết yếu
của bạn đời. Theo kinh nghiệm của các gia đình hạnh phúc thì người chồng nên
bớt keo kiệt và người vợ căn cơ trong vấn đề quản lý tiền bạc và cả hai tin tưởng
nhau về vấn đề tài chính.
Không đồng tình trong sử dụng tiền bạc cũng là nguyên nhân gây ra bất hòa

trong gia đình. Chồng thì muốn mua một cái tivi lớn, vợ lại muốn mua một cái tủ
đựng quần áo thật to. Vợ muốn mua máy giặt nhưng chồng lại muốn có xe xin
trước đã. Vợ chồng không thống nhất được ý kiến trong chi tiêu dẫn đến các xung
5


đột. Nếu vợ chồng bạn không đồng quan điểm về vấn đề tài chính, cách tốt nhất
trong mọi tình huống chính là đối thoại cởi mở và chân thật. Hãy cố gắng thấu
hiểu quan điểm của người kia thay vì cho rằng ý kiến của mình bao giờ cũng là
nhất. Bạn cũng nên xem xét lại thói quen chi tiêu của mình, điều đó giúp bạn hiểu
được tại sao người bạn đời không đồng ý với quyết định của bạn và từ đó bạn có
hướng để phát triển.

Nhiều người cho rằng, mặc dù tiền bạc không phải là tất cả nhưng nó vẫn là
phương tiện cực kỳ quan trọng để người ta đạt được đến hạnh phúc, nhất là hạnh
phúc trong cuộc sống lứa đôi. Vì thế, một cuộc hôn nhân có bền vững hay không
phụ thuộc rất nhiều vào trách nhiệm của người vợ và chồng khi quan niệm về tiền
bạc. Nhiều đôi vợ chồng trẻ sống phóng khoáng nên quan niệm về tiền bạc cũng
rất thoáng. Khi mới cưới nhau xong, họ đã thống nhất rằng tiền của ai người nấy
tiêu. Khi có việc gì chung thì sẽ bàn bạc, cùng đóng góp lại. Ban đầu, mọi việc có
vẻ dễ dàng và ổn thỏa. Nhưng khi có con, kéo theo nó là một loạt những chi tiêu
chung. Tuy nhiên vợ chồng không thể sống theo kiểu công nghiệp và phân công rõ
ràng như thế được, bởi vợ chồng còn rất nhiều cái chung nhau. Việc chi tiêu như
vậy sẽ khiến cả hai rời rạc trong cuộc sống vợ chồng cũng như so bì nhau trong
các khoản chi chung. Việc cả hai tiền ai nấy tiêu chẳng khác nào hai người xa lạ về
6


sống cùng nhà. Việc có một khoản chi tiêu chung cho cả gia đình là điều cần thiết
và nó cần sự đóng đóng góp của cả vợ lẫn chồng nếu cả hai cùng đi làm.

“Tiền anh, tiền em, tiền chúng ta”, đôi khi do thói quen tiêu tiền khác nhau
mà cặp vợ chồng quyết định mỗi người có một tài khoản riêng đồng thời lập một
ngân sách chung cho gia đình để tránh những tranh cãi trong tương lai. Đó thường
là những cặp vợ chồng mà cả hai đều độc lập, tự chủ về kinh tế, có thể thu nhập
cao hoặc có thừa kế, người này không muốn phụ thuộc kinh tế vào người kia. Điều
này giúp mỗi người tự chi tiêu phù hợp với thu nhập và nhu cầu của mình nhưng
nó vẫn có thể dẫn đến sự không hài lòng khi người này thấy người kia chi tiêu quá
nhiều. Bởi điều này có thể khiến khả năng tiết kiệm của vợ chồng giảm, và khó đạt
được những mục tiêu tương lai thông thường như du lịch hay tiết kiệm cho lúc về
hưu.
Trong gia đình chỉ có một người đi làm hoặc một người kiếm nhiều tiền hơn
hẳn người kia, thì rất dễ rất đến tình trạng người kiếm nhiều tiền hơn sẽ là người
quyết định cách chi tiêu, giống như "một sự bắt nạt về tài chính”. Điều này có thể
trầm trọng hơn trong hoàn cảnh một người thất nghiệp, cảm thấy bị phụ thuộc và
đôi khi bị xúc phạm đến tổn thương. Tuy các ý tưởng về chi tiêu trong gia đình dễ
dàng được thực hiện khi chỉ chịu sự quyết định của người vốn có thu nhập cao hơn
nhưng rõ ràng sự bình đẳng và thoải mái trong gia đình đã giảm đáng kể. Chính vì
vậy trong cuộc sống hôn nhân, nếu người chông có thu nhập cao thì không nên làm
“quản gia” trong gia đình, nếu người vợ có thu nhập cao hơn phải cư xử khéo léo
với chồng và chồng thấy vai trò của họ trong việc chi tiêu chung. Dù thế nào đi
nữa việc chi tiêu trong gia đình cần có sự bàn bạc và thống nhất của cả vợ và
chồng.
4.2.

Chi tiêu trong gia đình mở rộng

Với gia đình mở rộng, việc sống chung với bố mẹ và việc đóng góp cho chi
tiêu gia đình lớn là một việc hết sức tế nhị trong đời sống. Không có công thức cụ
thể. Trách nhiệm đóng góp tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình, mức chi
tiêu của từng nhà, thu nhập của con cái cũng như điều kiện kinh tế của bố mẹ.

Theo các chuyên gia tâm lý, bố mẹ đã nuôi con cả đời, vì thế việc đóng góp
tài chính cho bố mẹ nếu sống chung cũng là điều nên làm, thể hiện trách nhiệm của
người làm con. Kể cả bố mẹ khá giả, không đòi hỏi, thì đạo làm con cũng phải
đóng góp cho cha mẹ, dù chỉ có nghĩa tượng trưng nhưng đó là cách để người con
tập sống có trách nhiệm.

7


Trường hợp cha mẹ khó khăn, đương nhiên con cái phải có trách nhiệm
phụng dưỡng. Khi đó, con cái cần xem mức độ chi tiêu của cha mẹ như thế nào,
tiêu dùng hàng ngày ra sao, thuốc men thế nào, phải tính toán thật kỹ rồi các anh
chị em (nếu đông) cùng nhau lo cho cha mẹ. Thực ra, ở tuổi già, ngoài vấn đề
thuốc thang thì nhu cầu chi tiêu của các cụ ít hơn người trẻ rất nhiều. Lo cho cha
mẹ nhưng tuyệt đối không được gia trưởng, cậy có tiền rồi đối xử với cha mẹ này
nọ. Nên cho tiền cha mẹ và biến tiền của mình thành tiền của họ thay vì giữ tư
tưởng tích lũy tiền để lo cho bố mẹ. Người già thích có tiền, được biếu tiền, có tiền
để dành giúp các cụ vui hơn và an tâm hơn.

Thực tế, có những gia đình nhỏ sống cùng bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ, mức
đóng góp tiền cho bố mẹ có thể khiến người bạn đời không thoải mái. Vì có trường
hợp vợ hoặc chồng đưa hết tiền chi tiêu cho bố mẹ mà không bàn bạc với bạn đời.
Vợ chồng phải tính toán giữa chi tiêu của gia đình nhỏ, nuôi con cái và tiền đưa
cho bố mẹ. Tốt nhất, hai vợ chồng cần bàn bạc kỹ, lên kế hoạch chi tiêu cho cả gia
đình. Việc vợ chồng bàn bạc trước chuyện đóng góp cho cha mẹ trước hết là để
cha mẹ không phải buồn, đồng thời cũng không để oan cho bất kỳ người nào. Ví
dụ, vợ nghĩ chồng đem tiền bạc mang hết về cho bố mẹ chồng hay bố mẹ nghĩ con
dâu, con rể không chịu đóng góp tiền. Nếu ở cùng cha mẹ chồng thì người đưa tiền
nên là con dâu, còn ở cùng cha mẹ vợ thì người đưa tiền cho cha mẹ nên là con rể,
sau khi hai vợ chồng đã bàn bạc với nhau.

8


5.

Ai nên là người giữ tiền trong gia đình?
Phụ nữ trước giờ luôn là người chăm lo cho tài chính gia đình nhưng không
phải ai cũng khéo vun vén nên trường hợp vợ đoảng, vung tay quá trán, không thể
quản chi tiêu hợp lý do bệnh “ghiền” mua sắm hay lén giúp đỡ cho gia đình của
riêng mình không phải hiếm. Lúc đó, các ông chồng thường phải đứng ra đảm
nhận trọng trách này trong gia đình. Do đó, không quá khó để bắt gặp cảnh những
ông chồng phát tiền tiêu cho vợ hàng ngày. Tuy nhiên, song song với các trường
hợp vợ đoảng thì cũng có nhiều ý kiến cho rằng các ông chồng một khi “tay hòm
chìa khoá” thì trở nên chi li như đàn bà, mất hết vẻ đàn ông. Trong trường hợp này
người vợ thường cảm thấy khổ sở, thiếu tự tin do phải sống một cách thiếu thốn,
mất đi sự thoải mái tự do. Vì thế, hình ảnh người đàn ông lý tưởng cũng dần mất đi
trong mắt người vợ và tình yêu cũng theo đó mà lụi tàn”.
Vậy, phụ nữ hay đàn ông nên là người giữ trách nhiệm quản lý tài chính trong
gia đình?
Trên thực tế, không có một câu trả lời chính xác cho câu hỏi ai là người nên
giữ vai trò nhạy cảm này trong gia đình. Điều đó thật ra phụ thuộc vào hoàn cảnh
cụ thể và suy nghĩ của cá nhân người trong cuộc. Ai cảm thấy mình đảm nhận
được thì cứ nhận. Nếu một trong hai người cảm thấy khó khăn trong việc quán
xuyến chi tiêu, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người còn lại. Xã hội hiện nay bình
đẳng, phụ nữ cũng ra ngoài làm việc thì không có gì lạ khi đàn ông là người vun
vén tài chính cho gia đình. Điều quan trọng nhất không phải ai là người giữ tiền,
mà là cách giữ sao cho hợp lý vì không một ông chồng hay bà vợ nào muốn mình
đi làm cật lực để kiếm tiền rồi sau đó phải ngửa tay xin người bạn đời của mình
từng đồng.
Vì lý do đó, các cặp vợ chồng nên ngồi lại và cùng bàn bạc xem đâu là giải

pháp tốt nhất cho tài chính của gia đình mình.
Có hai cách mà các cặp vợ chồng thường dùng đó là:
-

Tiền ai nấy giữ, mỗi người tự quản chi tiêu cá nhân và mỗi người lãnh trách
nhiệm chi cả cho một số khoản trong gia đình.

+ Ví dụ như trong nhà, chồng nhận phần lo tiền học cho con và tiền điện nuớc
còn vợ lo các khoản chi tiêu khác hàng ngày cho gia đình. Còn lại thì ai chi cho
việc gì thì tự quản việc đấy, không ai đụng chạm vào tiền bạc của người kia.
+ Mặt lợi của việc này là cả hai vợ chồng đều có đóng góp vun vén vào tổ ấm
và vẫn giữ được tự do chi tiêu cá nhân. Xét ra cũng rất khó kiểm soát 100% thu
9


nhập của người bạn đời bởi nhiều người ngoài lương còn có thưởng, có lợi nhuận
từ kinh doanh bên ngoài nên nếu người kia muốn giấu thì làm sao mà biết được
nên thôi không quản là tốt nhất. Một lý do nữa là vì có nhiều người cho rằng giữ
tiền của người bạn đời là không hợp lý. Một là gây khó khăn cho người kia khi cần
chi tiêu gấp. Hai là một trong hai người giữ hết tiền thì có khi sinh thêm tật xấu.
Vợ thì có thể mua sắm hay làm đẹp quá trớn, chồng thì có dễ la cà quán xá, tiêu
tiền vào các thiết bị công nghệ. Nên vợ chồng tự giữ tiền có khi còn tốt hơn là một
người giữ cho cả hai.
+ Tuy nhiên, mặt trái của cách này là vợ chồng mất đi sự giao tiếp và gắn bó
trong tình cảm vợ chồng. Vợ chồng không thể sống theo kiểu công nghiệp và phân
công rõ ràng như thế bởi vợ chồng còn rất nhiều cái chung nhau như con cái, sửa
chữa và sắm sửa thêm cho tổ ấm. Không thể rạch ròi từng chút một những việc
nhỏ như thế được. Ngoài ra, nếu vợ chồng không quan tâm gì về thu nhập của
nhau cũng có thể tạo điều kiện cho sự xuất hiện của những cái xấu như cờ bạc,
rượu chè hay lén gửi tiền cho nhà cha mẹ…

-

Mỗi người tự quản chi tiêu cá nhân và mỗi người đóng góp vào quỹ chung
cho các khoản chi trong gia đình.

+ Cách này cũng tương tự như cách trên nhưng thay vì mỗi người nhận trách
nhiệm chi trả một số khoản thì bây giờ gộp chung vào một quỹ cho tất cả các
khoản. Mặt lợi mặt hại cũng tương tự như cách trên. Ngoài ra, cách này còn có thể
phát sinh thêm tranh cãi quyết định ai là người giữ quỹ chung đó và tệ hơn có thể
kéo theo nghi ngờ lẫn nhau khi chi tiêu không hợp lý hay thiếu minh bạch.
Tóm lại, câu trả lời tốt nhất ở đây là cả hai cùng giữ. Theo lời khuyên của các
chuyên gia, cởi mở thoả thuận cách quản lý tài chính trong gia đình ngay từ đầu là
điều nên làm nhằm tránh xung đột trong quá trình chung sống.

6.

Chi tiêu trong gia đình với việc giaó dục con cái
Nhiều gia đình thường không để ý đến việc giáo con cái của họ về vấn đề tiền
bạc. Dẫn đến cách chi tiêu của bố mẹ, ảnh hưởng nhiều đến cách sống của con cái
sau này. Gia đình tiêu xài hoang phí, con cái không biết quí trọng giá trị của đồng
tiền, không biết quí trọng lao động và lười nhác trong hoạt động. Thực tế chứng
minh rằng con cái trưởng thành chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thói quen sinh hoạt và
cách chi tiêu của bố mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào con cái cũng ý thức được
giá trị mà mình thụ hưởng. Nhiều bậc phụ huynh thực sự lúng túng trước nhu cầu
chi tiêu của con.
10


Theo một kết quả nghiên cứu, để con cái hiểu được vấn đề, bố mẹ nên giải
thích nguồn gốc những đồng tiền bố mẹ có được để giúp con hiểu được giá trị của

lao động. Việc giáo dục con cái biết cách quản lý và chi tiêu tài chính rất quan
trọng và cần thiết. Cha mẹ nên chủ động dạy cho trẻ biết chi tiêu, làm quen với tiền
từ sớm, đặc biệt là thông qua đó dạy trẻ hiểu được giá trị của lao động, giúp trẻ sớm
biết tiết kiệm.
Thường không mấy khi trẻ có được một ý niệm rõ ràng về tiền bạc, tiêu dùng.
Thậm chí nhiều người trưởng thành cũng rất mơ hồ về điều này và họ thường phải
đối diện với tình trạng rỗng túi mặc dù mức thu nhập không thấp. Theo các nhà xã
hội học, nếu được thẩm thấu cách chi tiêu hợp lý ngay từ nhỏ, khi trưởng thành.
Con người sẽ có những quyết định chính xác về tài chính.

Warren Buffett là tỷ phú Mỹ, giàu thứ 2 thế giới, sau Bill Gates nhưng luôn có lối sống
tiết kiệm và dạy con không đặt tiền bạc lên hàng đầu. Ông quyết định đem 85% trong
tổng số tài sản để làm từ thiện khi về già.Ông từng thành lập "Bí mật câu lạc bộ tỷ phú"
để giúp trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết cũng như tạo các thói quen quản lí tiền.
Tại đây, ông không có ý định dạy cho trẻ cân bằng tài chính mà chỉ cung cấp cho trẻ
những thủ thuật vui giúp trẻ hiểu về kinh doanh và phát triển các thói quen tốt từ khi còn
nhỏ.

11




Dạy con cách chi tiêu ngay từ bé

-Dạy

trẻ cách quản lý tiền từ việc tiết kiệm tiền. Đây chính là bài học về tiền bạc đầu
tiên, quan trọng nhất mà bạn cần dạy trẻ. Cha mẹ cần nói cho trẻ hiểu tầm quan
trọng và ý nghĩa, giá trị của việc tiết kiệm tiền, cần phải cho chúng hiểu việc tiết

kiệm tốt chính là cái gốc cơ bản của sự ổn định và giàu có. Đồng thời, vì trẻ còn
nhỏ, chưa thể suy nghĩ được sâu xa nên bố mẹ cần hướng dẫn cho trẻ các hình thức
của việc tiết kiệm tiền bao gồm, tiết kiệm tiền tiêu vặt, tiền ăn quà vặt hàng ngày,
tiết kiệm tiền khi không chọn mua những thứ không thật cần thiết, tiết kiệm điện
nước trong nhà, tiết kiệm giấy một mặt để làm giấy nháp hay thậm chí là ăn uống,
nghỉ ngơi, tập luyện điều độ để tiết kiệm chi phí chữa bệnh… Dần dần sẽ hình
thành cho trẻ những thói quen tiết kiệm rất tốt và hiệu quả từ những việc nhỏ nhất.

-Nhận

biết giá trị của đồng tiền là cách quản lý tiền hợp lý. Nhận biết giá trị đồng
tiền là rất quan trọng với trẻ, với trẻ ví tiền của bố mẹ hay thẻ ATM là những nguồn
ngân sách vô giới hạn, vì chúng thấy ở trong ví luôn luôn có nhiều tiền hay chỉ cần
đưa thẻ ATM vào máy là tiền chạy ra nên chúng không thể ý thức được tiền từ đâu
mà có. Chính vì vậy, bố mẹ cần phân tích cho trẻ hiểu để có tiền mua nhà, mua xe,
sắm áo quần bố mẹ phải làm việc vất vả như thế nào nên các bé phải biết quý trọng,
12


tiết kiệm tiền, cất giữ tiền cẩn thận, không được lãng phí,…Có dạy trẻ chi tiêu qua
việc dạy trẻ giá trị của các vật phẩm sử dụng hằng ngày thế nào.
-Dạy

trẻ nỗ lực kiếm thứ mình muốn bởi điều này sẽ cho trẻ hiểu rằng mọi thứ không
dễ dàng gì mà có được, tất cả đều phải trải qua quá trình lao động vất vả, cực nhọc.
Do đó, ngay khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ không nên thỏa mãn mọi yêu cầu của trẻ, hãy
giúp trẻ nhận biết được giá trị của những món đồ và buộc chúng phải cố gắng để có
được điều đó.

-Khi


trẻ muốn mua một món đồ chơi mà chúng yêu thích, đừng vội mua ngay cho
chúng mà hãy cùng trẻ phân tích xem món đồ đó giá trị bao nhiêu, phải tiết
kiệm trong khoảng thời gian bao lâu và trong thời gian tiết kiệm trẻ sẽ không được
tiêu vặt nhiều, không được mua những món đồ chơi khác,… lúc ấy trẻ sẽ cảm nhận
được để có được một điều gì đó dù nhỏ cũng phải nỗ lực, cố gắng như thế nào, chắc
chắn các bé sẽ vô cùng vui sướng và biết trân trọng, giữ gìn món đồ mà chúng có
được do chính bản thân chúng tiết kiệm, nỗ lực, cố gắng.

-Có

trách nhiệm với đồng tiền bỏ ra. Dạy cho trẻ học cách chịu trách nhiệm với những
hành động và những món đồ mà mình sở hữu là việc rất cần làm. Bố mẹ có thể áp
dụng nhiều cách khác nhau để giúp con xây dựng thói quen này. Chẳng hạn: Nếu
con có thói quen vứt đồ chơi, kẹo bánh, đĩa nhạc lung tung khắp nhà thì bố mẹ gom
chúng lại, đặt vào một chỗ chỉ mình bạn mới có thể lấy được và giữ những món đồ
đó khoảng 3 ngày, như một biện pháp trừng phạt. Nếu con muốn lấy lại những món
đồ đó sớm hơn, đừng đưa lại dễ dàng, hãy để chúng “chuộc” lại đồ chơi bằng tiền
tiết kiệm. Tuy nhiên, dạy con thói quen tiêu tiền không dễ. Và nguyên tắc đầu tiên
mà bố mẹ nên nhớ mình luôn phải làm gương cho con.

7.

Cách quản lý chi tiêu trong gia đình
Khi bắt đầu một cuộc sống gia đình, tài chính luôn là yếu tố hàng đầu. Không
phải là vấn đề bạn kiếm được bao nhiêu tiền mỗi tháng, thu nhập tổng nhiều hay ít
mà là sự điều phối tài chính sao cho linh hoạt để đảm bảo chi tiêu gia đình. Cân
bằng giữa thu và chi để có thể thõa mãn đầy đủ các nhu cầu của các thành viên
trong gia đình. Việc biết cách quản lý chi tiêu sẽ giúp giữ vững gia đình.
-


Rõ ràng vấn đề tài chính

Hãy thảo luận với nhau những vấn đề liên quan đến tài chính và cởi mở với
những phương án giải quyết khó khăn liên quan. Khi bắt đầu cuộc sống hôn nhân,
cả hai vợ chồng nên thống nhất các quy tắc tài chính chung và công khai khoản thu
nhập cũng như chi tiêu cá nhân để có sự quan tâm, thông cảm và bình đẳng với
nhau về tài chính. Rõ ràng vấn đề tài chính luôn là cách hạn chế được những xung
13


đột không đáng giữa vợ chồng. Tuyệt đối không nên có quỹ đen. Nên trao đổi với
nhau về các thói quen chi tiêu của nhau và biết cách trung hòa chúng.
-

Có một khoản tiết kiệm nhỏ

Vấn đề tài chính gia đình thường bị phụ thuộc theo kinh tế thị trường. Bởi vậy cần
một khoản tiết kiệm nhỏ để đảm bảo được phương án hỗ trợ gia đình mỗi khi cần
thiết hoặc cho những dự định tương lai xa hoặc gần. Cần có khoản tiết kiệm để
dưỡng già. Dù cho gia đình trẻ hay đã vài chục năm cũng cần một khoản tiết kiệm
cho tương lai về già. Để đảm bảo cuộc sống dưỡng già được thoải mái mà không
quá phụ thuộc vào con cháu để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc liên quan
đến tiền bạc trong gia đình giữa các thế hệ. Tiết kiệm nên là cả hai vợ chồng cùng
làm, vợ hoặc chồng nên bàn vói nhau về hình thức tiết kiệm. Có những người vợ
vì muốn tiest kiệm nhưng lại không nói cho chồng biết, dẫn đến khi biết về khoản
đó người bạn đời cảm thấy không được tôn trọng, cũng như nghi ngờ về số tiền.

-


Theo dõi ngân sách

Việc theo dõi số tiền tiêu hàng ngày cũng quan trọng không kém việc thiết lập
ngân sách. Nếu bạn không biết chính xác tiền tiêu mỗi ngày vào những khoản gì,
cuối cùng bạn sẽ không kiểm soát được mức chi tiêu và phải "rút lõi" từ các khoản
tiết kiệm cố định. Theo dõi được các khoản chi tiêu cũng giúp bạn nắm được tình
hình tài chính hiện tại của gia đình và có những điều chỉnh cho hợp lý.
-

Quản lý tài chính một cách linh hoạt
14


Hãy linh hoạt thay đổi mức chi tiêu hàng tháng sao cho hợp lý với giá cả của
nhu cầu trong gia đình. Sẽ có những khoản chi phát sinh không có dự tính trước,
hay những chi tiêu cá nhân có sự thay đổi theo nhu cầu phù hợp. Không nên cứng
nhắc cố định một khoản chi tiêu của gia đình hàng tháng.
-

Cách giải quyết cho các bất đồng về tài chính

Sẽ có những lúc nảy sinh bất đồng giữa những thành viên trong gia đình
thường là những trường hợp chi tiêu không rõ ràng cho cá nhân. Do vậy, cần có
một sự thống nhất rõ ràng về tài chính với nhau giữa các thành viên sẽ hạn chế
được những bất đồng này. Nên tham khảo ý kiến của bạn đời trong việc quyết định
chi tiêu trong gia đình. Bên cạnh đó nếu vợ hoặc chồng bạn không thể quản lý chi
tiêu hay tiêu xài hoang phí thì người còn lại phải là tay hòm chìa khóa trong gia
đình. Sự bất đồng trong thói quen chi tiêu là nguồn cơn rạn nứt trong gia đình.
Những nguyên tắc xử lý tình huống xung đột thu chi.
+ Nói chuyện thẳn thắng tế nhị với nhau. Nhiều cặp vợ chồng thường giữ sự

khó chịu trong lòng, không chịu nói với người kia cho đến khi sự bực tức
bùng cháy thành phẫn nộ. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên trong giải quyết mọi
xung đột là hãy bộc lộ thẳng thắn cho đối tác biết để tránh xảy ra tranh cãi
gay gắt. Đồng thời, bạn cần giữ thái độ đúng mực trong suốt cuộc nói
chuyện. Đừng quy chụp hay đổ lỗi cho nhau, điều này làm sự việc căng
thẳng hơn.
+ Xem lại chi tiêu bản thân. Không phải tự nhiên mà lại xảy ra bất đồng. Cái
gì cũng có nguyên nhân của nó và hai vợ chồng nên chọn thời điểm phù hợp
để ngồi lại với nhau, cùng kiểm tra các hạng mục chi tiêu trong tháng. Hãy
ghi thật chi tiết số tiền hai vợ chồng phải dùng như tiền điện nước, thực
phẩm cũng như giải trí, ăn uống bên ngoài... Đồng thời, liệt kê ra từng cột
những khoản vợ và chồng chi tiêu riêng.
+ Cân đối các hạng mục chi tiêu. Hãy cắt giảm chi tiêu hợp lý bằng cách hạn
chế những hoạt động không cấp thiết. Ví dụ như giai đoạn này, gia đình còn
khó khăn về kinh tế thì bạn giảm bớt các hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè.
mua sắm... Đồng thời, vẫn phải đảm bảo mức sống ổn định cho gia đình.
Đừng vì tiết kiệm mà co hẹp khoản dành cho thực phẩm. Nó sẽ ảnh ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
+ Đề ra giới hạn mua sắm. Định mức này phải được bàn bạc cụ thể và thống
nhất giữa hai vợ chồng. Bạn không nên giấu giếm mua cái này, sắm cái nọ
để rồi thâm hụt đến ngân sách gia đình cũng như khả năng tài chính của bản
15


thân. Việc chi tiêu càng cố gắng công khai, minh bạch bao nhiêu thì càng
tránh được hiểu lầm bấy nhiêu.
-

Trả các khoản nợ sớm


Nợ nần luôn khiến bạn áp lực và mệt mỏi, vậy nên ưu tiên cho việc trả nợ
không chỉ giúp bạn giữ uy tín với người cho vay mà còn là cách để bạn cảm thấy
dễ chịu hơn mà việc trả lãi cũng đỡ nặng nề theo mỗi tháng. Nếu bạn đang rơi vào
tình trạng nợ nần, hãy ưu tiên cho những khoản nợ cần trả trước trước khi dành chi
tiêu cho những khoản chi khác trong gia đình.
-

Mở một tài khoản riêng hoặc chung

Nếu bạn giỏi quản lý tài chính cá nhân, nên mở các tài khoản tiết kiệm riêng
biệt. Việc mở chung một tài khoản tiết kiệm với số tiền lớn bạn sẽ kiểm soát đơn
giản hơn nhưng cũng sẽ có ít tiền lãi hơn. Chỉ cần hai vợ chồng cùng đồng ý và
đưa ra những phương án chi tiêu rõ ràng về tài chính sẽ tránh được những bất đồng
ý kiến về tiền bạc. Đây cũng là cách bảo vệ hạnh phúc của cuộc sống hôn nhân.
Không nên có những khoản ngầm mà bạn đời không biết. nên tin tưởng và chia sẻ
với nhau.
-

Lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình

Để quản lý tốt chi tiêu trong gia đình, ắt hẳn rằng không thể thiếu một
bảng kế hoạch chi tiêu. Kế hoạch chi tiêu giúp bạn dự tính được các khoản chi,
giúp bạn chi tiêu hợp lý khỏi thâm hụt ngân sách.

PHẦN 3: KẾT LUẬN
Chi tiêu là việc mà gia đình nào cũng phải làm. Chi tiêu hợp lí, có kế
hoạch giúp gia đình thõa mãn các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống và tránh
được các xung đột không tốt trong gia đình. Do vậy chi tiêu trong gia đình phải
có kế hoạch, phải hợp lí đáng tiêu thì tiêu và phải có ưu tiên trước sau, tiết
kiệm. Chính vì vậy, vợ và chồng cần có những bàn bạc với nhau và thống nhất

về vấn đề chi tiêu của cả gia đình. Chi tiêu trong gia đình cũng đóng góp vào
quá trình nuôi dạy con cái, phải biết vận dụng việc chi tiêu của gia đình để giáo
dục con cái về các giá trị của cuộc sống.

16


PHẦN 4: PHỤ LỤC

1.

Ngô Công Hoàn. (1993). Tâm lý học gia đình. Hà Nội: xưởng in trường Đại
học Sư phạm Hà Nội.

2.

/>
3.

/>
4.

/>
5.

/>
6.

/>
7.


/>
8.

/>
9.

/>
17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×