Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Nghiên cứu một số chỉ tiêu hình thái, sinh lý ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện nội tiết tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.28 KB, 71 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ VĂN DŨNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÌNH THÁI, SINH LÝ
VÀ HĨA SINH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Ngêi híng dÉn khoa häc:
TS: TƠN THỊ BÍCH HỒI

NghƯ An - 2012


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ VĂN DŨNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÌNH THÁI, SINH LÝ
VÀ HĨA SINH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


Mã số: 60.42.30

Ngêi híng dÉn khoa häc:
TS: TƠN THỊ BÍCH HỒI

NghƯ An - 2012


3

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau Đại học Trường
Đại học Vinh, Bộ môn Sinh lý người và động vật, Khoa Sinh học đã giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập nghiên cứu và hồn thành luận văn
này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Tôn Thị Bích Hồi, người cơ
đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu và hồn thành luận văn tại nhà trường.
Tơi xin cũng chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Th.S- BS chuyên khoa
2 Trịnh Hùng Trường trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Th.S- BS chuyên
khoa 2 Trần Văn Hiên Trưởng khoa Đái tháo đường Bệnh viên nội tiết Thanh
Hóa. Và tập thể y bác sĩ trong khoa đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho tơi
trong q trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, các
bạn đồng nghiệp cùng tập thể anh chị em học viên lớp cao học K18- Sinh học
thực nghiệm đã động viên, ủng hộ tôi rất nhiều trong q trình học tập và
hồn thành luận văn này.
Vinh, Tháng 10 năm 2012
Lê Văn Dũng



4

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................iv
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...................................................................................vi
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về bệnh ĐTĐ...........................................3
1.2. Khái niệm bệnh ĐTĐ...........................................................................3
1.3. Chuẩn đoán - phân loại........................................................................4
1.4. Nguyên nhân - Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường..............................6
1.5. Biến chứng bệnh đái tháo đường......................................................10
1.6. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường...........................13
1.7. Một số biện pháp can thiệp................................................................16
1.8. Tình hình đái tháo đường trên thế giới và ở Việt Nam...................17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............21
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.....................................................21
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................21
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN............................25
3.1. Kết quả nghiên cứu............................................................................25
3.1.1. Các đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến bệnh nhân ĐTĐ...25
3.1.2. Các chỉ tiêu hình thái và sinh lý..................................................31
3.1.3. Chỉ tiêu hóa sinh...........................................................................34



5
3.2. Bàn luận...............................................................................................39
3.2.1. Các đặc điểm và một số yếu tố liên quan dến bệnh nhân ĐTĐ...39
3.2.2. Các chỉ tiêu hình thái và sinh lý...................................................46
3.2.3. Các chỉ tiêu hóa sinh.....................................................................48
KẾT LUẬN....................................................................................................52
KIẾN NGHỊ...................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................55


6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BMI
ĐTĐ
HDL
HDL- C
LDL
LDL- C
VLDL
IDL
WHO
WHR
IDF
JNC

Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
Đái tháo đường
High Density Lipoprotein (Lipoprotein tỉ trọng cao)

High Density Lipoprotein - Cholesterol (Cholesterol tỷ trọng cao)
Low Density Lipoprotein (Lipoprotein tỉ trọng thấp)
Low Density Lipoprotein - Cholesterol (Cholesterol tỷ trọng thấp)
Very Low Density Lipoprotein (Lipoprotein tỉ trọng rất thấp)
Intermediate Density Lipoprotein (Lipoprotein tỉ trọng trung bình)
World Heath organisation (tổ chức y tế thế giới)
Waist to Hip Ratio (tỉ lệ vịng bụng/vịng mơng)
International Diabetes Federation (Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế)
United States Joint National Committee (Liên ủy ban Quốc gia Hoa

Kỳ)
ADA American Diabete Association (Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ)
UKPDS United Kingdom Prospective Diabetes Study (Nghiên cứu tương lai
về đái tháo đường của Vương quốc Anh)


7

DANH MỤC BẢNG
Bảng
2.1
2.2
2.3
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7

3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15

Nội dung
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường của WHO 1998.
Phân loại thể trạng theo chỉ số BMI áp dụng cho người châu Á.
Bảng phân loại tăng huyết áp theo JNC VI – 1997.
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi, giới.
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo khu vực.
Thời gian mắc bệnh theo nhóm tuổi.
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có biến chứng tính theo nhóm tuổi.
Một số biến chứng theo thời gian mắc bệnh.
Cách sử dụng thuốc hạ glucose máu ở đối tượng nghiên cứu.
Tiền sử và một số thói quen của đối tượng nghiên cứu.
Mức độ tập thể dục thể thao của đối tượng nghiên cứu.
Một số chỉ tiêu hình thái của bệnh nhân.
Thể trạng của đối tượng nghiên cứu theo chỉ số BMI.
Chỉ số WHR ở đối tượng nghiên cứu.
Một số chỉ tiêu tim mạch của bệnh nhân ĐTĐ.
Tỷ lệ tăng huyết áp ở đối tượng nghiên cứu.
Chỉ số glucose máu trung bình ở đối tượng nghiên cứu.
Mức độ kiểm sốt glucose máu theo tiêu chuẩn của WHO năm

3.16

3.17
3.18

Trang
21
22
23
25
26
26
27
28
29
30
30
31
32
33
34
34
35
35

2002.
Mức độ kiểm soát glucose máu theo nghề nghiệp.
Hàm lượng trung bình một số thành phần lipid máu.
Tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid máu.

36
36

38

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Nội dung
3.1
Thời gian mắc bệnh theo nhóm tuổi.
3.2
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có biến chứng tính theo nhóm
3.3

tuổi.
Thể trạng của đối tượng nghiên cứu theo chỉ số BMI.

Trang
27
29
32


3.4
3.5

8
Chỉ số WHR ở đối tượng nghiên cứu.
Mức độ kiểm soát glucose máu theo tiêu chuẩn của WHO

33
36


3.6
3.7

năm 2002.
Tương quan giữa HbA1C và Glucose máu.
Tương quan giữa HbA1C và nồng độ HDL - C máu.

37
38

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo WHO và hiệp hội ĐTĐ quốc tế (International Diabetes Federation
– IDF), năm 2010 có khoảng 285 triệu người mắc bệnh (chiếm khoảng 6,6%
dân số thế giới), tháng 8/2011 tăng lên 346 triệu người và con số đó có thể
tăng gấp đôi lên tới hơn 400 triệu người vào những năm 2030 [4]. Đây là một
trong những căn bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất và là một trong những
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển. Trong năm
2004, ước tính có khoảng 3,4 triệu người đã chết vì hậu quả lượng đường


9
trong máu tăng cao, 20% bệnh nhân ĐTĐ tử cong do suy thận, 50% do tim
mạch và đột quỵ, Nguy cơ tử vong chung tăng gấp đôi so với những người
bình thường [57].
Việt Nam khơng xếp vào 10 nước có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao
nhưng lại là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh nhất
thế giới (8%-20%). Một nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương vào
cuối tháng 10/2008 cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam tăng nhanh
từ 2,7% (năm 2002) lên 5,7% dân số (năm 2008), trong đó có tới 65% người

bệnh khơng biết mình mắc bệnh [5]. Theo số liệu báo cáo tại Hội nghị thượng
đỉnh Quỹ đái tháo đường năm 2009, tỉ lệ người bị mắc bệnh đái tháo đường
trên toàn quốc là 2,7%, ở thành phố là 4,4%, ở miền núi và trung du là 2,1%
và ở đồng bằng là 2,7%.
Đái tháo đường đang là vấn đề thời sự cấp bách của sức khoẻ cộng
đồng. Cho đến nay, nhiều cơng trình nghiên cứu về đái tháo đường đã được
tiến hành trên phạm vi cả nước nhưng để xác định được cụ thể các yếu tố cốt
lõi của bệnh này, cần tăng cường thêm những nghiên cứu điều tra phân tích
chính xác về các chỉ tiêu hình thái, sinh lý, hóa sinh và các biến chứng của
bệnh nhân ĐTĐ típ 2 là để góp phần vào công tác chữa trị sau này.
Một số nghiên cứu trong nước điển hình như nghiên cứu của Nguyễn
Thị Thu Thủy, Trần Anh Tuấn, Diệp Thanh Bình khảo sát biến chứng mắt trên
bệnh nhân ĐTĐ điều trị tại bệnh viện Đại học Y Dược Tp HCM tháng
06/2007 đền tháng 03/2008 thì tỉ lệ biến chứng mắt chung là 54,7% và nhận
tháy có sự tương quan biến chứng mắt chung và tuổi bệnh ĐTĐ [48]. Phạm
Thị Thu Trang, Trần Hoài Nam, Đào Văn Tùng đã nghiên cứu tỷ lệ HBA1C,
nồng độ Glucose và các chỉ số lipit máu ở bệnh nhân ĐTĐ typ II được điều
trị ngoại trú tại bệnh viện hữu nghị Hải phòng năm 2011 kết quả nghiên cứu
là có sự tương quan vừa giữa nồng độ HbA1C và nồng đồ Glucose máu, r =
0,684, p<0,05, Chỉ số HbA1c trung bình là 8,45 ± 2,28, nồng độ Glucose
trung bình là 9,86 ± 4,46... Các kết quả này góp phần vào việc chuẩn đoán
lâm sàng và điều trị của các bác sỹ [47].
Tại Thanh Hóa, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về
kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện thì tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường


10
tại các cơ sở khám chữa bệnh đang ngày một gia tăng. Biện pháp hữu hiệu để
làm giảm tiến triển và biến chứng của bệnh, chi phí cho chữa bệnh ít tốn kém
nhất là phải phát hiện sớm và điều trị người bệnh kịp thời. Tuy nhiên, công

tác phát hiện sớm, chăm sóc và điều trị bệnh đái tháo đường tại Thanh hóa
cịn gặp rất nhiều khó khăn. Theo trung tâm nội tiết tỉnh có tới 72,83% người
mắc bệnh ĐTĐ chưa được phát hiện. Một trong những nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến tình trạng trên là nhận thức của cộng đồng dân cư về bệnh ĐTĐ rất
thấp, mới chỉ có 15,8% hiểu biết về bệnh ĐTĐ, hiểu biết về phòng ngừa bệnh
ĐTĐ.
Cho đến nay ở thanh hóa có rất nhiều nghiên cứu về ĐTĐ nhưng chưa có
nghiên cứu nào về phân tích các chỉ tiêu hình thái, sinh lý, hóa sinh, các biến
chứng của bệnh nhân ĐTĐ típ 2.
Góp phần tìm hiểu vấn đề này, Chúng tơi tiến hành đề tài “Nghiên cứu
một số chỉ tiêu hình thái, sinh lý và hóa sinh của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 tại
Bệnh viện Nội tiết tỉnh Thanh hóa”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1. Phân tích các đặc điểm hình thái, sinh lý, hóa sinh và một số biến
chứng ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 điều trị tại Bệnh viện Nội Tiết tỉnh Thanh Hóa.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường

Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về bệnh ĐTĐ
Trong các bệnh chuyển hoá, đái tháo đường là bệnh lý thường gặp nhất
và có lịch sử nghiên cứu rất lâu năm nhưng những thành tựu nghiên cứu về
bệnh chỉ cóđược trong vài thập kỷ gần đây.


11
Thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, Aretaeus đã bắt đầu mô tả về những
người mắc bệnh đái nhiều. Dobson (1775) lần đầu tiên hiểu được vị ngọt của
nước tiểu ở những bệnh nhân đái tháo đường là do sự có mặt glucose .
Năm 1869, Langerhans tìm ra tổ chức tiểu đảo, gồm 2 loại tế bào bài
tiết ra insulin và glucagon không nối với đường dẫn tụy.

Năm 1889, Minkowski và Von Mering gây đái tháo đường thực nghiệm
ở chó bị cắt bỏ tụy, đặt cơ sở cho học thuyết đái tháo đường do tụy.
Năm 1921, Banting và Best cùng các cộng sự đã thành công trong việc
phân lập insulin từ tụy. Vào các năm 1936, 1976 và 1977 các tác giả
Himsworth, Gudworth và Jeytt phân loại đái tháo đường thành hai típ là đái
tháo đường típ 1 và típ 2.
Nghiên cứu UKPDS (được công bố năm 1998) và nghiên cứu thử
nghiệm lâm sàng về kiểm soát bệnh và biến chứng đái tháo đường (được công
bố năm 1993) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho điều trị bệnh đái tháo đường,
đó là kỷ nguyên của sự kết hợp y tế chuyên sâu và y học dự phòng, dự phòng
cả về lĩnh vực hạn chế sự xuất hiện và phát triển bệnh [5]. Đáng lưu ý là trong
nghiên cứu UKPDS, có tới 50% bệnh nhân khi phát hiện bệnh thì đã có các
biến chứng [53]. Điều này nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc cần phải
phát hiện và điều trị sớm bệnh đái tháo đường.
1.2. Khái niệm bệnh ĐTĐ
Khái niệm 1:
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) 1994, thể bệnh đái tháo đường biểu
hiện sự tăng Glucose máu cùng với các rối loạn về chuyển hóa glucid, protid,
chất khoáng kết hợp với giảm tuyệt đối hay tương đối về tác dụng bài tiết
insulin [5].
Khái niệm 2:
Theo ADA (American Diabete Association) là bệnh rối loạn chuyển
hoá gây tăng đường huyết do giảm bài tiết insulin hoặc giảm hoạt động của
insulin hoặc phối hợp cả hai yếu tố trên gây tăng glucose máu mạn tính dẫn


12
tới rối loạn chức năng, suy giảm chức năng và tổn thương rất nhiều cơ quan
đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu [6].
1.3. Chuẩn đoán - phân loại

1.3.1. Chuẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định: Theo ADA năm 1997 và được Tổ chức
Y tế Thế giới công nhận năm 1998, tuyên bố áp dụng vào năm 1999, đái tháo
đường được chẩn đốn xác định khi có bất kỳ một trong ba tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l. Kèm theo các triệu chứng
uống nhiều, đái nhiều, sút cân khơng có nguyên nhân.
- Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc bệnh nhân
đã nhịn đói sau 6 - 8 giờ không ăn.
- Tiêu chuẩn 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng
glucose máu ≥ 11,1 mmol/l.
Các xét nghiệm trên phải được lặp lại 1 - 2 lần trong những ngày sau đó [5].
1.3.2. Phân loại bệnh đái tháo đường
1.3.2.1. Đái tháo đường típ 1
Đái tháo đường típ 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 10% tổng số bệnh nhân đái
tháo đường thế giới. Nguyên nhân do tế bào bê - ta bị phá hủy, gây nên sự
thiếu hụt insulin tuyệt đối cho cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất
hoàn toàn). Các kháng nguyên bạch cầu người (HLA) chắc chắn có mối liên
quan chặt chẽ với sự phát triển của đái tháo đường típ 1 [43].
Đái tháo đường típ 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường được
phát hiện trước 40 tuổi. Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành
niên biểu hiện nhiễm toan ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đa số các
trường hợp được chẩn đoán bệnh đái tháo đường típ 1 thường là người có thể
trạng gầy, tuy nhiên người béo cũng không loại trừ. Người bệnh đái tháo
đường típ 1 sẽ có đời sống phụ thuộc insulin hồn tồn. Có thể có các dưới
nhóm:
- Đái tháo đường qua trung gian miễn dịch.
- Đái tháo đường típ 1 khơng rõ nguyên nhân.


13

1.3.2.2. Đái tháo đường típ 2
Đái tháo đường típ 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% đái tháo đường trên thế
giới, thường gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng
dần theo tuổi. Tuy nhiên, do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói
quen ăn uống, đái tháo đường típ 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng phát triển
nhanh.
Đặc trưng của đái tháo đường típ 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu
hụt tiết insulin tương đối. Đái tháo đường típ 2 thường được chẩn đốn rất
muộn vì giai đoạn đầu tăng glucose máu tiến triển âm thầm khơng có triệu
chứng. Khi có biểu hiện lâm sàng thường kèm theo các rối loạn khác về
chuyển hoá lipid, các biểu hiện bệnh lý về tim mạch, thần kinh, thận…, nhiều
khi các biến chứng này đã ở mức độ rất nặng.
Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của đái tháo đường típ 2 là có sự
tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường trong cơ chế bệnh sinh. Người
mắc bệnh đái tháo đường típ 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen,
kết hợp dùng thuốc để kiểm sốt glucose máu, tuy nhiên nếu q trình này
thực hiện khơng tốt thì bệnh nhân cũng sẽ phải điều trị bằng cách dùng
insulin.
1.3.2.3. Đái tháo đường thai nghén
Đái đường thai nghén thường gặp ở phụ nữ có thai, có glucose máu
tăng, gặp khi có thai lần đầu. Sự tiến triển của đái tháo đường thai nghén sau
đẻ theo 3 khả năng: Bị đái tháo đường, giảm dung nạp glucose, bình thường
[7].
1.3.2.4. Các thể đái tháo đường khác (hiếm gặp)
- Nguyên nhân liên quan đến một số bệnh, thuốc và hoá chất.
- Khiếm khuyết chức năng tế bào bê - ta.
- Khiếm khuyết gen hoạt động của insulin.
- Bệnh tụy ngoại tiết: Viêm tụy, chấn thương, carcinom tụy…
- Các bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, cường năng tuyến giáp…
- Thuốc hoặc hóa chất.



14
- Các thể ít gặp qua trung gian miễn dịch.
1.4. Nguyên nhân - Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường
1.4.1. Nguyên nhân
1.4.1.1. Các yếu tố bên trong
- Các yếu tố gen.
Yếu tố di truyền đóng vai trị rất quan trọng trong bệnh đái tháo đường
típ 2. Những đối tượng có mối liên quan huyết thống với người bị bệnh đái
tháo đường như có bố, mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh đái tháo đường
thường có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường cao gấp 4 - 6 lần người bình
thường (trong gia đình khơng có ai mắc bệnh đái tháo đường). Khi cha hoặc
mẹ bị bệnh đái tháo đường thì nguy cơ bị bệnh đái tháo đường của con là
30%, khi cả hai cha mẹ đều bị bệnh thì nguy cơ này tăng tới 50%, [52], [58].
- Các nguyên nhân về nhân chủng học (giới, tuổi, chủng tộc).
Tỷ lệ mắc bệnh và tuổi mắc bệnh đái tháo đường thay đổi theo sắc tộc,
ở Tây Âu tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường típ 2 ở người da vàng cao hơn người
da trắng từ 2 – 4 lần, tuổi mắc bệnh ở người da vàng trẻ, thường trên 30 tuổi,
ở người da trắng thường trên 50 tuổi [26]. Yếu tố tuổi (đặc biệt là độ tuổi từ
50 trở lên) được xếp lên vị trí đầu tiên trong số các yếu tố nguy cơ của bệnh
đái tháo đường típ 2 [7], [15], [55].
Khi cơ thể già đi, chức năng tụy nội tiết cũng bị suy giảm theo và khả
năng tiết insulin của tụy cũng bị giảm. Khả năng tiết insulin của tụy giảm,
nồng độ glucose máu có xu hướng tăng, đồng thời giảm sự nhạy cảm của tế
bào đích với các kích thích của insulin. Khi tế bào tụy khơng cịn khả năng
tiết insulin đủ với nhu cầu cần thiết của cơ thể, glucose máu khi đói tăng và
bệnh đái tháo đường thật sự xuất hiện [51]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh
tuổi có liên quan đến sự xuất hiện bệnh đái tháo đường típ 2; tuổi càng tăng,
tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường và RLDNG càng cao. Ở Châu Á, bệnh đái tháo

đường típ 2 có tỷ lệ cao ở những người trên 30 tuổi; ở Châu Âu bệnh thường
xảy ra sau tuổi 50. Từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường lên tới
16% [57].


15
- Các nguyên nhân về rối loạn lipid và lipoprotein huyết tương.
Ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 hay gặp rối loạn lipid máu kiểu tăng
triglycerid và giảm HDL [20], [27].
Trong nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt và cộng sự năm 2003 thấy
91,89% có giảm HDL-C và 59,64% có tăng triglycerid. ILIB cũng nhận thấy
đái tháo đường típ 2 hay có rối loạn lipid máu và với đặc điểm tăng triglycerid
và giảm HDL [30]. Còn Jean Marcel Brun (2000) thì cho rằng HDL có giá trị
dự đốn bệnh mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Ngồi ra, cịn
thấy bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tăng cholesterol, LDL-C và VLDL
60% VLDL nằm trong triglycerid [21].
Tăng huyết áp là một yếu tố thường gặp ở các bệnh nhân đái tháo đường,
nó làm tăng đáng kể các bệnh lý mạch máu lớn và nhỏ [32]. Nghiên cứu của
Tarnow còn đưa ra tỷ lệ 61% [25]. Tỷ lệ này cao hơn rõ rệt nhóm người
khơng bị đái tháo đường. ở Việt Nam tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo
đường (chủ yếu là típ 2) tại Bệnh viện Hữu Nghị (1994 – 1995) là 41,1% và
tỷ lệ này ở các nhóm bệnh nhân đái tháo đường có bệnh mạch vành là 54,1%.
Tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường trong Câu lạc bộ đái tháo
đường Hà Nội là 47,8% (Đỗ Trung Quân). Trong khi tỷ lệ tăng huyết áp ở
người Việt Nam chỉ là 5%.
1.4.1.2. Các yếu tố bên ngồi
- Béo phì (phân bố và khoảng thời gian béo phì).
Ở người béo phì, lượng mỡ phân bố ở bụng nhiều dẫn đến chỉ số WHR
tăng hơn bình thường. Béo bụng có liên quan chặt chẽ với hiện tượng kháng
insulin do thiếu hụt sau thụ thể; dẫn đến sự thiếu insulin tương đối do giảm

lượng thụ thể ở các mô ngoại vi (chủ yếu là mơ cơ, mơ mỡ). Do tính kháng
insulin cộng với sự giảm tiết insulin dẫn đến sự giảm tính thấm của màng tế
bào với glucose ở tổ chức cơ và mỡ, ức chế q trình phosphoryl hóa và oxy
hóa glucose, làm chậm q trình chuyển hóa carbohydrat thành mỡ, giảm
tổng hợp glycogen ở gan, tăng tân tạo đường mới và bệnh đái tháo đường
xuất hiện [51].


16
Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Trần Đức Thọ và cộng sự cho thấy
những người có BMI > 25 có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường típ 2 nhiều hơn
gấp 3,74 lần so với người bình thường. Theo nghiên cứu của Thái Hồng
Quang, ở những người có béo phì độ 1 tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng lên
gấp 4 lần, béo phì độ 2 tỷ lệ bệnh tăng lên gấp 30 lần so với người bình
thường [39].
Béo phì là một trong những nguy cơ có thể phịng tránh được của bệnh
đái tháo đường típ 2. Ở Pháp 40 – 60% người béo phì bị mắc bệnh đái tháo
đường típ 2; 7 – 80% người bệnh đái tháo đường típ 2 bị béo phì [6]. Nghiên
cứu của Frank và cộng sự từ 1980 đến 1986 được thực hiện trên 84941 phụ
nữ không bị bệnh đái tháo đường tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu; Kết quả
cho thấy thừa cân và béo phì là nguy cơ số một của bệnh đái tháo đường típ 2
[41], [45].
- Ít hoạt động thể lực.
Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã cho thấy việc tập luyện thể
lực thường xuyên có tác dụng làm giảm nhanh nồng độ glucose huyết tương ở
bệnh nhân đái tháo đường típ 2, đồng thời giúp duy trì sự bình ổn của lipid
máu, huyết áp, cải thiện tình trạng kháng insulin và giúp cải thiện tâm lý. Sự
phối hợp hoạt động thể lực thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn có thể giúp
làm giảm 58% tỷ lệ mới mắc đái tháo đường type 2 [36], [37].
- Chế độ ăn.

Nhiều nghiên cứu đã nhận thấy tỷ lệ bệnh đái tháo đường tăng cao ở
những người có chế độ ăn nhiều chất béo bão hịa, nhiều carbohydrat tinh chế.
Ngoài ra thiếu hụt các yếu tố vi lượng hoặc vitamin góp phần làm thúc đẩy sự
tiến triển bệnh ở người trẻ tuổi cũng như người cao tuổi. ở người già mắc
bệnh đái tháo đường có sự tăng sản xuất gốc tự do, nếu bổ xung các chất
chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E thì phần nào cải thiện được hoạt
động của insulin và quá trình chuyển hóa. Một số người cao tuổi mắc đái tháo
đường bị thiếu magie và kẽm, khi được bổ xung những chất này đã cải thiện
tốt được chuyển hóa glucose [3], [4].


17
Chế độ ăn nhiều chất xơ, ăn ngũ cốc ở dạng chưa tinh chế (khoai, củ)
ăn nhiều rau là giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường [3].
1.4.2. Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường
- Đái tháo đường típ 1: (Phụ thuộc insulin)
Cơ chế sinh bệnh ĐTĐ típ 1 rất phức tạp và đa yếu tố với sự đóng góp
của hệ gen nhạy cảm, phản ứng miễn dịch và vai trị của mơi trường, thường
gạp ở người trẻ gầy; hay xuất hiện các biến chứng; bạch cầu thuộc nhóm
HLADR3, HLADR4, có kháng thể chống tế bào β langerhans.
- Đái tháo đường típ 2: (Khơng phụ thuộc insulin)
Các rối loạn về tiết insulin và tăng tính kháng insulin thường kết hợp
với nhau để tăng tình trạng tăng Glucose máu. Hai yếu tố này khơng ngang
hang nhau trong vai trị sinh bệnh học ĐTĐ mà thay đổi theo từng cá thể.
Trong hai yếu tố rối loạn tiết insulin và kháng insulin yếu tố nào xuất hiện
trước và yếu tố nào là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ĐTĐ típ 2 đến nay còn là
vấn đề đang được thảo luận. Giảm tiết insulin thường thấy ở bệnh nhân ĐTĐ
típ 2 thể khơng béo, ĐTĐ típ 2 có béo phì, yếu tố rối loạn chủ yếu là đề kháng
insulin. Thường gặp ở người nhiều tuổi và thể trạng béo, ít xuất hiện bến
chứng [1], [24].

1.5. Biến chứng bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh
sẽ tiến triển nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Bệnh
nhân có thể tử vong do các biến chứng này.
1.5.1. Biến chứng cấp tính
Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đốn muộn, nhiễm
khuẩn cấp tính hoặc điều trị khơng thích hợp. Ngay cả khi điều trị đúng, hôn
mê nhiễm toan ceton và hơn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến
chứng nguy hiểm.
Nhiễm toan ceton là biểu hiện nặng của rối loạn chuyển hóa glucid do
thiếu insulin gây tăng glucose máu, tăng phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton
gây toan hóa tổ chức. Mặc dù y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ về trang thiết


18
bị, điều trị và chăm sóc, tỷ lệ tử vong vẫn cao 5 - 10%. Hôn mê tăng áp lực
thẩm thấu là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose nặng, đường huyết tăng
cao. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu chiếm 5 - 10%. Ở bệnh nhân đái tháo
đường típ 2 nhiều tuổi, tỷ lệ tử vong từ 30 - 50% [43]. Nhiều bệnh nhân hôn
mê, dấu hiệu đầu tiên của bệnh chính là tăng glucose máu. Điều đó chứng tỏ
sự hiểu biết về bệnh đái tháo đường còn chưa được phổ biến trong cộng đồng.
1.5.2. Biến chứng mạn tính
1.5.2.1. Biến chứng tim - mạch
Bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường là biến chứng thường
gặp và nguy hiểm. Mặc dù có nhiều yếu tố tham gia gây bệnh mạch vành,
nhưng các nghiên cứu cho thấy nồng độ glucose máu cao làm tăng nguy cơ
mắc bệnh mạch vành và các biến chứng tim mạch khác. Người đái tháo
đường có bệnh tim mạch là 45%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2 - 4 lần so
với người bình thường. Nguyên nhân tử vong do bệnh tim mạch chung chiếm
khoảng 75% tử vong ở người bệnh đái tháo đường, trong đó thiếu máu cơ tim

và nhồi máu cơ tim là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất. Một nghiên cứu
được tiến hành trên 353 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 là người Mỹ gốc
Mêhicơ trong 8 năm thấy có 67 bệnh nhân tử vong và 60% là do bệnh mạch
vành [5].
Tăng huyết áp thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, tỷ lệ mắc bệnh
chung của tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường gấp đôi so với người
bình thường. Trong đái tháo đường típ 2, 50% đái tháo đường mới được chẩn
đốn có tăng huyết áp. Tăng huyết áp ở người đái tháo đường típ 2 thường
kèm theo các rối loạn chuyển hoá và tăng lipid máu [4], [54].
Ngoài ra, tỷ lệ biến chứng mạch não ở bệnh nhân đái tháo đường gấp
1,5 – 2 lần, viêm động mạch chi dưới gấp 5 - 10 lần so với người bình thường.
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình, khoảng 80% bệnh nhân
đái tháo đường mắc thêm các bệnh liên quan đến tim mạch [5].
1.5.2.2. Biến chứng thận


19
Biến chứng thận do đái tháo đường là một trong những biến chứng
thường gặp, tỷ lệ biến chứng tăng theo thời gian. Bệnh thận do đái tháo đường
khởi phát bằng protein niệu; sau đó khi chức năng thận giảm xuống, ure và
creatinin sẽ tích tụ trong máu.
Bệnh thận do đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy
thận giai đoạn cuối. Với người đái tháo đường típ 1, mười năm sau khi biểu
hiện bệnh thận rõ ràng, khoảng 50% tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối và
sau 20 năm sẽ có khoảng 75% số bệnh nhân trên cần chạy thận lọc máu chu
kỳ. Khả năng diễn biến đến suy thận giai đoạn cuối của bệnh nhân đái tháo
đường típ 2 ít hơn so với bệnh nhân đái tháo đường típ 1, song số lượng bệnh
nhân đái tháo đường típ 2 chiếm tỷ lệ rất lớn nên thực sự số bệnh nhân suy
thận giai đoạn cuối chủ yếu là bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
Để theo dõi bệnh thận đái tháo đường có thể định lượng microalbumin

niệu, đo mức lọc cầu thận, định lượng protein niệu/ 24 giờ. Ngày nay, nhiều
phòng xét nghiệm chọn phương pháp định lượng protein niệu trong mẫu nước
tiểu qua đêm.
Tại Việt Nam, theo một điều tra năm 1998, tỷ lệ có microalbumin niệu
dương tính khá cao chiếm 71% trong số người mắc bệnh đái tháo đường típ 2
[5].
1.5.2.3. Bệnh lý mắt ở bệnh nhân đái tháo đường
Đục thuỷ tinh thể là tổn thương thường gặp ở bệnh nhân đái tháo
đường, có vẻ tương quan với thời gian mắc bệnh và mức độ tăng đường huyết
kéo dài. Đục thuỷ tinh thể ở người đái tháo đường cao tuổi sẽ tiến triển nhanh
hơn người không đái tháo đường.
Bệnh lý võng mạc đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu của mù ở
người 20 - 60 tuổi. Bệnh biểu hiện nhẹ bằng tăng tính thấm mao mạch, ở giai
đoạn muộn hơn bệnh tiến triển đến tắc mạch máu, tăng sinh mạch máu với
thành mạch yếu dễ xuất huyết gây mù loà. Sau 20 năm mắc bệnh, hầu hết
bệnh nhân đái tháo đường típ 1 và khoảng 60% bệnh nhân đái tháo đường típ
2 có bệnh lý võng mạc do đái tháo đường. Theo nghiên cứu của Tô Văn Hải,


20
Phạm Hoài Anh tại Bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội, số bệnh nhân có bệnh về
mắt chiếm 72,5%, trong đó tỷ lệ bệnh võng mạc đái tháo đường 60,5%, đục
thủy tinh thể 59%. Nghiên cứu của Đặng Văn Hòa tại Bệnh viện Đa khoa
Trung ương Thái Nguyên cho thấy 52,94% bệnh nhân bị đục thuỷ tinh thể,
22,94% bệnh nhân bị bệnh võng mạc đái tháo đường [26].
1.5.2.4. Bệnh thần kinh do đái tháo đường
Bệnh thần kinh do đái tháo đường gặp khá phổ biến, ước tính khoảng
30% bệnh nhân đái tháo đường có biểu hiện biến chứng này. Người bệnh đái
tháo đường típ 2 thường có biểu hiện thần kinh ngay tại thời điểm chẩn đoán.
Bệnh thần kinh do đái tháo đường thường được phân chia thành các hội

chứng lớn sau: Viêm đa dây thần kinh, bệnh đơn dây thần kinh, bệnh thần
kinh thực vật, bệnh thần kinh vận động gốc chi.
1.5.3. Một số biến chứng khác
1.5.3.1. Bệnh lý bàn chân do đái tháo đường
Bệnh lý bàn chân đái tháo đường ngày càng được quan tâm do tính phổ
biến của bệnh. Bệnh lý bàn chân đái tháo đường do sự phối hợp của tổn
thương mạch máu, thần kinh ngoại vi và cơ địa dễ nhiễm khuẩn do glucose
máu tăng cao.
Một thông báo của WHO tháng 3 - 2005 cho thấy có tới 15% số người
mắc bệnh đái tháo đường có liên quan đến bệnh lý bàn chân, 20% số người
phải nhập viện do nguyên nhân bị loét chân. Bệnh nhân đái tháo đường phải
cắt cụt chi dưới nhiều gấp 15 lần so với người không bị đái tháo đường, chiếm
45 - 70% tổng số các trường hợp cắt cụt chân [13]. Tỷ lệ cắt cụt của người bị
biến chứng bàn chân đái tháo đường của Việt Nam cũng khá cao, khoảng 40%
tổng số người có bệnh lý bàn chân đái tháo đường [40].
1.5.3.2. Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đái tháo đường
Bệnh nhân bị đái tháo đường thường nhạy cảm với tất cả các loại
nhiễm khuẩn do có nhiều yếu tố thuận lợi. Có thể gặp nhiễm khuẩn ở nhiều


21
cơ quan như: viêm đường tiết niệu, viêm răng lợi, viêm tủy xương, viêm túi
mật sinh hơi, nhiễm nấm ...[6].
1.6. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường
1.6.1. Tuổi
Qua nhiều nghiên cứu thấy tuổi có sự liên quan đến sự xuất hiện bệnh
đái tháo đường típ 2. Tuổi càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường càng cao.
Ở châu Á, đái tháo đường típ 2 có tỷ lệ cao ở những người trên 30 tuổi. Ở
châu Âu, thường xảy ra sau tuổi 50 chiếm 85 - 90% các trường hợp đái tháo
đường. Từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ bệnh đái tháo đường lên tới 16% [32]. Sự gia

tăng đái tháo đường típ 2 theo tuổi có nhiều yếu tố tham gia, các thay đổi
chuyển hóa hydrate liên quan đến tuổi, điều này giải thích tại sao nhiều người
mang gen di truyền đái tháo đường mà lại khơng bị đái tháo đường từ lúc cịn
trẻ đến khi về già mới bị bệnh.
Tuy nhiên với tốc độ phát triển cuộc sống hiện nay, ngày càng có nhiều
người trẻ tuổi mắc đái tháo đường típ 2. Quan sát sự xuất hiện bệnh đái tháo
đường típ 2 trong gia đình có yếu tố di truyền rõ ràng, người ta thấy rằng ở
thế hệ thứ nhất mắc bệnh ở độ tuổi 60 - 70, ở thế hệ thứ 2 tuổi xuất hiện bệnh
giảm xuống còn 40 - 50 tuổi và ngày nay người được chẩn đốn đái tháo
đường típ 2 dưới 20 tuổi khơng cịn là hiếm [43].
1.6.2. Giới tính
Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở hai giới nam và nữ thay đổi tuỳ thuộc vào
các vùng dân cư khác nhau. Ảnh hưởng của giới tính đối với bệnh đái tháo
đường khơng theo quy luật, nó tuỳ thuộc vào chủng tộc, độ tuổi, điều kiện
sống, mức độ béo phì.
Ở các vùng đơ thị Thái Bình Dương tỷ lệ nữ/nam là 3/1, trong khi ở
Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở cả hai giới tương
đương nhau.
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Hoàng Kim Ước và cộng sự, tỷ lệ
mắc đái tháo đường ở nam là 3,5%; ở nữ là 5,3% [45] . Nghiên cứu về tình


22
hình đái tháo đường và yếu tố nguy cơ được tiến hành trên cả nước năm 2002
- 2003 cho thấy khơng có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh theo giới [5].
1.6.3. Phân bố
Các nghiên cứu tỷ lệ mắc đái tháo đường đều cho thấy lối sống công
nghiệp hiện đại ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mắc bệnh đái tháo đường. Tỷ
lệ mắc đái tháo đường tăng gấp 2 - 3 lần ở những người nội thành so với
những người sống ở ngoại thành theo các công bố nghiên cứu dịch tễ ở

Tunisia, Úc... Một số nghiên cứu của Việt Nam cũng cho kết quả tương tự.
Nghiên cứu của Nguyễn Huy Cường tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo
đường ở nội thành là 1,4%, ngoại thành là 0,6%. Nghiên cứu của Trần Hữu
Dàng tại Quy Nhơn thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nội thành là 9,5% cao hơn so với
ngoại thành là 2,1% có ý nghĩa thống kê với p <0,01 [12]. Yếu tố địa dư ảnh
hưởng đến tỷ lệ mắc đái tháo đường thực chất là sự thay đổi lối sống: ít vận
động, ăn uống nhiều dẫn đến béo phì gây ra.
1.6.4. Béo phì
“Béo phì là trạng thái thừa mỡ của cơ thể ” [44]. Theo các chuyên gia
của WHO, béo phì là yếu tố nguy cơ mạnh mẽ nhất tác động lên khả năng
mắc đái tháo đường típ 2. Có nhiều phương pháp chẩn đốn và phân loại béo
phì, trong đó chẩn đốn béo phì bằng chỉ số khối cơ thể và chỉ số bụng mông
được áp dụng khá rộng rãi. Cho tới nay, tiêu chuẩn chẩn đốn béo phì đã được
WHO thống nhất. Tuy nhiên tiêu chuẩn này là khác nhau cho các vùng địa lý,
châu lục khác nhau.
Trong bệnh béo phì, tích lũy mỡ xảy ra trong một thời gian dài, do đó
sự suy giảm khả năng tự bảo vệ chống lại q trình nhiễm mỡ có thể xảy ra ở
một số thời điểm và triglycerid dần được tích lũy lại. Ở người béo phì, đái
tháo đường lâm sàng thường xuất hiện sau khi 50 - 70% tiểu đảo Langerhans
bị tổn thương.
Béo bụng còn được gọi là béo dạng nam, là một thuật ngữ chỉ những
người mà phân bố mỡ ở bụng, nội tạng và phần trên cơ thể chiếm tỷ trọng
đáng kể. Béo bụng, ngay cả với những người cân nặng không thực sự xếp vào


23
loại béo phì hoặc chỉ béo vừa phải là một yếu tố nguy cơ độc lập gây ra rối
loạn mỡ máu, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa đường.
Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng béo phì là nguyên nhân quan trọng
nhất dẫn đến sự kháng insulin. Nghiên cứu của Colditz G.A và cộng sự kết

luận béo phì và tăng cân đột ngột làm tăng nguy cơ của đái tháo đường [48].
Kết quả nghiên cứu của Hoàng Kim Ước cho thấy những người có
BMI > 23 có nguy cơ đái tháo đường típ 2 gấp 2,89 lần so với người bình
thường [45].
Ngày nay, béo phì đang ngày càng gia tăng, kéo theo sự gia tăng của
bệnh đái tháo đường típ 2 và bệnh tim mạch.
1.6.5. Thuốc lá và bia rượu
Thuốc lá và bia rượu là những chất gây hại cho cơ thể, làm nặng thêm
các rối loạn chuyển hoá. Một số nghiên cứu ở châu Âu cho thấy tỷ lệ hút
thuốc lá ở bệnh nhân đái tháo đường khá cao, có nhiều vùng trên 50% [52].
Trường đại học Lausanne (Anh) đã tiến hành 25 cuộc nghiên cứu trên 1,2
triệu bệnh nhân và nhận thấy những người hút thuốc có 44% nguy cơ mắc
bệnh đái tháo đường típ 2 [5]. Những người hút thuốc có xu hướng hình thành
những thói quen khơng có lợi khác, chẳng hạn như khơng tập thể dục thể thao
hoặc ăn những thực phẩm khơng có lợi cho sức khỏe.
Rượu có tác động rất xấu đến sức khỏe con người, gây ảnh hưởng đến
toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Những người bệnh đái tháo đường nếu uống
nhiều rượu thì hậu quả thường nặng hơn so với người bình thường. Theo
nghiên cứu của Tơ Văn Hải, bệnh nhân nam đái tháo đường có tỷ lệ uống bia
rượu 22,3% và hút thuốc lá 16,8% [21].
1.7. Một số biện pháp can thiệp nhằm phòng và chữa bệnh ĐTĐ típ 2
1.7.1. Can thiệp bằng thuốc
Thuốc chỉ nên dùng trong những trường hợp bắt buộc. Ở mỗi mức
đường huyết có sử dụng thuốc khác nhau. Thuốc chỉ là phương tiện trợ giúp
cho chế độ ăn và luyện tập [3], [4].


24
1.7.2. Can thiệp bằng chế độ ăn uống
Can thiệp bằng chế độ ăn thực chất là phòng bệnh về ăn uống. Hay nói

cách khác là dùng chế độ ăn để điều chỉnh các yếu tố nguy cơ ở những đối
tượng dễ mắc bệnh ĐTĐ típ 2 [10]. Có thể nói trước khi phát hiện ra insulin
(năm 1921) chế độ dinh dưỡng có vai trị gần như quyết định tiên lượng của
người mắc bệnh ĐTĐ. Lúc đầu người ta không dám cho người bệnh ăn nhiều
vì cho rằng ăn nhiều sẽ làm nguyên nhân gây tăng lượng glucose trong máu.
nhưng càng nhịn ăn thì tình trạng người bệnh càng xấu. Thậm chí những
trường hợp người bệnh bị các biến chứng như nhiễm trùng, cắt cụt chi …, nếu
không cho bệnh nhân ăn chế độ giàu năng lượng [3], [4], [11].
Điều trị ĐTĐ bằng nhịn đói (1915). Những lời khuyên tương tự này
khá phổ biến ở những năn đầu của thế kỷ 20. Từ đó đến nay đã có nhiều tiến
bộ đã đạt được trong lĩnh vực điều trị bệnh ĐTĐ, dinh dưỡng trị liệu cũng có
hàng loạt các chuyển đổi – từ điều trị bằng nhịn đói vào năm 1915 đến các
khuyến cáo dựa trên bằng chứng năm 2002 [4].
1.7.3. Can thiệp bằng chế độ hoạt động TDTT
Là yếu tố quan trọng quyết định yếu tố thành cơng của chương trình
phịng chống ĐTĐ. Tăng hoạt động thể lực luôn phải phối hợp với thực hiện
chế độ ăn. Nếu áp dụng riêng rẽ từng biện pháp người ta chỉ hạ cân nặng từ 4
- 5kg/3 tháng [3], [4].
Kế hoạch tăng cường hoạt động thể lực còn phải dựa vào tuổi, vào
những ham muốn và sở thích cá nhân, dựa trên cơ sở thói quen tập tục văn
hóa của từng dân tộc. Kiến thức về các đáp ứng sinh lý của cơ thể với luyện
tập ở những người mắc bệnh ĐTD đã tăng lên nhanh chóng trong vài thập kỷ
qua. Tuy nhiên, thậm chí trước đó những tác động của hoạt động thể lực đối
với sức khỏe và sự thoải mái của người bệnh ĐTĐ đã là mối quan tâm lớn đối
với các bác sỹ và các nhà khoa học. Các khuyến cáo đều nhấn mạnh rằng hoạt
động thể lực cần được coi là một biện pháp trị liệu đối với người có nguy cơ
hoặc được chẩn đoán chắc chắn là ĐTĐ đã được đề nghị từ thời cổ đại [33],
[34].



25
1.8. Tình hình đái tháo đường trên thế giới và ở Việt Nam
1.8.1. Tình hình đái tháo đường trên thế giới
Theo nhận xét của nhiều chuyên gia sức khoẻ trên Thế giới, bệnh lý đặc
trưng của thế kỷ 21 là bệnh lý của các rối loạn chuyển hoá đặc biệt là bệnh
ĐTĐ.
Bệnh đái tháo đường là một trong những bệnh khơng lây phổ biến nhất
hiện nay trên tồn cầu. Theo báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế,
năm 2000 có khoảng 151 triệu người tuổi từ 20 - 79 mắc bệnh đái tháo đường,
chiếm tỷ lệ 4,6%. Trong đó, nơi có tỷ lệ đái tháo đường cao nhất là Khu vực
Bắc Mỹ, Khu vực Địa Trung Hải và Trung Đông với tỷ lệ tương ứng là 7,8%
và 7,7%; tiếp đến là Khu vực Đông Nam Á với tỷ lệ là 5,3%; châu Âu 4,9%;
Trung Mỹ 3,7%; Khu vực Tây Thái Bình Dương 3,6%; và châu Phi 1,2% [3].
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc ĐTĐ gia tăng mạnh mẽ trên toàn
cầu, WHO đã lên tiếng báo động về vấn đề nghiêm trọng này trên toàn Thế
giới, số người bị ĐTĐ năm 1985 là 30 triệu người [2].
Theo cơng bố của WHO đến năm 1995 có khoảng 135 triệu người mắc.
Năm 2000 có khoảng 157,3 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Năm 2011 có khoảng
346 triệu người trên tồn cầu mắc bệnh [2], [20]. Trong năm 2004, ước tính
khoảng 3,4 triệu người đã chết vì hậu quả của lượng đường trong máu tăng
cao. Hơn 80% các trường hợp tử vong do bệnh đều sảy ra ở các nước có thu
nhập thấp và trung bình. WHO cũng đưa ra dự đốn tỉ lệ tử vong sẽ tăng gấp
đơi từ năm 2005 đến 2030. ĐTĐ và các biến cứng của nó gây ảnh hưởng rất
lớn đến kinh tế đối với cá nhân, gia đình, hệ thống y tế và các quốc gia. Cả
thế giới hàng năm chi phí 1030 tỷ USD cho chữa bệnh, tại Mỹ với 13 triệu
người ĐTĐ hàng năm chi phí chữa bệnh khoảng 44,1 tỷ USD, tại Trung quốc
sẽ mất 558 tỷ USD trong thu nhập quốc gia do hệ lụy của các biến chứng đột
quỵ, tim mạch và tiểu đường đơn thuần[2].
Hiện khu vực Tây Thái Bình Dương và khu vực Đơng Nam Á là hai
khu vực có số người măc đái tháo đường cao nhất tương ứng là 44 triệu người

và 35 triệu người [22]. Những báo cáo mới đây của Hiệp hội đái tháo đường


×