Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Tiểu luận quản lý công nghệ trong xây dựng ứng dụng công nghệ bê tông đầm lăn ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 47 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

TIỂU LUẬN
QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ TRONG XÂY DỰNG

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Đinh Tuấn Hải
Học viên: Lưu Tuấn Anh
Mã học viên: 1582850302001
Lớp: 23QLXD21
Đơn vị công tác: Sở Nông nghiệp và PTNT TP Hà Nội


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn Hải

Hà Nội, tháng 11 năm 2016

Học viên: Lưu Tuấn Anh - Lớp 23QLXD21

MHV: 1582850302001


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn Hải

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay công nghệ đã đi vào từng ngõ nghách của cuộc sống và trở thành một
phần không thể thiếu trong các hoạt động của con người. Trong nghành xây dựng,


công nghệ đã giúp con người xây dựng lên những công trình kiến trúc đồ sộ, những
tòa nhà chọc trời, những đập nước lớn … tạo nên một thế giới nhiều tiện ích cho cuộc
sống. Vì vậy quản lý công nghệ trong xây dựng là hoạt động vô cùng quan trọng làm
cho những công trình xây dựng được hoàn thiện nhanh chóng với chất lượng tốt nhất.
Bắt kịp với xu hướng công nghệ mới nhất không chỉ giúp cho Chủ đầu tư mà cả Nhà
thầu thi công công trình tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Trong công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, việc áp dụng công nghệ mới vào thi công
các công trình xây dựng là một yêu cầu sống còn với các Công ty xây dựng. Một trong
những công nghệ đó là bê tông đầm lăn (BTĐL), đặc biệt là ứng dụng công nghệ
BTĐL trong thi công xây dựng đập thủy điện. Công nghệ BTĐL đã giúp cho việc xây
dựng đập thủy điện rút ngắn đáng kể thời gian thi công mà vẫn đảm bảo chất lượng
công trình. Chính vì vậy, hầu hết các công trình thủy điện lớn hiện nay ở Việt Nam đã
và đang áp dụng công nghệ này một cách hiệu quả.
Bằng kinh nghiệm và kiến thức của bản thân tích lũy được trong thời gian công
tác, cùng với sự giảng dạy nhiệt tình môn “Quản lý công nghệ trong xây dựng” của
thầy TS. Đinh Tuấn Hải, tôi xin được trình bày bài tiểu luận “Ứng dụng công nghệ bê
tông đầm lăn ở Việt Nam” của mình:
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy TS. Đinh Tuấn Hải đã tận
tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức quý báu đến tôi. Kính chúc thầy và toàn thể gia
đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để luôn duy trì và thành công hơn nữa trong sự
nghiệp giảng dạy.
Học viên

Lưu Tuấn Anh

Học viên: Lưu Tuấn Anh - Lớp 23QLXD21

MHV: 1582850302001



Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn Hải

Phần I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ BÊ TÔNG ĐẦM LĂN
I.1. Mô tả công nghệ BTĐL:
I.1.1. Khái niệm:
Viện nghiên cứu Bê tông của Mỹ (ACI) 116R1 xác định BTĐL là “bê tông
được đầm bằng máy đầm lăn; bê tông ở dạng chưa đông cứng có khả năng hỗ trợ cho
máy đầm khi đầm”. Các tính chất của BTĐL đã đông cứng có thể tương tự như các
tính chất bê tông thường. Tuy nhiên, BTĐL cũng có thể tạo ra các tính chất đông cứng
mà tính chất này nằm ngoài các tính chất chung của bê tông thường. Thuật ngữ “đầm
lăn” cũng được ACI định nghĩa như “một quá trình đầm bê tông sử dụng máy đầm lăn,
thường là loại máy đầm rung”.

Hình 1: Thi công đập bằng bê tông đầm lăn
Bê tông đầm lăn (BTĐL) là sử dụng bê tông không có độ sụt, được làm chặt
bằng thiết bị rung lèn từ mặt ngoài (lu rung). Công nghệ này thích hợp cho các công
trình bê tông khối tích lớn, hình dáng không phức tạp như đập, mặt đường. Việc đầm
lèn bê tông bằng lu rung cho phép sử dụng hỗn hợp bê tông khô, ít chất kết dính hơn
so với bê tông thường nhờ vậy đối với một số đập và đường bê tông, thi công bằng
công nghệ này nhanh hơn và rẻ hơn so với dùng công nghệ đổ bê tông truyền thống.
I.2. Phạm vi áp dụng công nghệ:
BTĐL có thể được xem xét để sử dụng ở những nơi bê tông không có độ sụt có
thể đầm, vận chuyển, đổ, sử dụng thiết bị thi công đắp đất và đắp đá. Các công trình
BTĐL lý tưởng liên quan tới các diện tích đổ lớn, có ít hoặc không có cốt thép, và có ít
hoặc không có thép bọc hoặc các công việc không liên tục khác như cọc. BTĐL phải
Học viên: Lưu Tuấn Anh - Lớp 23QLXD21


MHV: 1582850302001


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn Hải

được xem xét khi có tính cạnh tranh về mặt kinh tế so với các biện pháp thi công khác.
BTĐL có thể được xem xét thay cho rọ đá hoặc đá đổ để bảo vệ bờ, đặc biệt ở các khu
vực mà ở đó rất hiếm đá. BTĐL có thể được xem xét đối với các khu vực lát, chắn
hoặc tấm đế cho các công trình lớn, các nền móng hở lớn, các tấm chân đế, đê quai,
khối đắp lại khối lượng lớn, các công việc sửa chữa khẩn cấp, và bảo vệ nước tràn qua
đỉnh đối với đập đắp. BTĐL có thể dùng để thay cho bê tông thường trong đập bê tông
trọng lực và đập vòm trọng lực.

Hình 2: Công trình đập thủy điện Trung Sơn
Bê tông đầm lăn (BTĐL) có thể được xem xét để dùng trong các đê có nền
móng đáp ứng yêu cầu và cũng có thể dùng trong các đỉnh đê chắn sóng để giảm khối
lượng đá cần thiết. Đối với các dự án đập, việc sử dụng BTĐL có thể cho phép bố trí
các hạng mục công trình một cách kinh tế hơn như đập tràn qua đỉnh thay cho đập tràn
dạng kênh xả nằm bên bờ của đập đắp. Tóm tắt sơ lược đập BTĐL với chiều cao lớn
hơn 15m (50 ft) đã từng được Dunstan biên soạn (1997). Phạm vi áp dụng rộng rãi chỉ
có thể có được ở BTĐL. Các kết cấu xây dựng theo cách tương tự như các kết cấu sử
dụng bê tông thường có thể được xây dựng bằng BTĐL với nhiều tính chất tương tự.
BTĐL cũng có thể thiết kế các kết cấu đòi hỏi yêu cầu thấp hơn, vì vậy tạo cho các kết
cấu đó tiết kiệm hơn.
I.3. Con người và tổ chức liên quan:
Vào năm 1961, đê quây của đập Thạch Môn ở Đài Loan Trung Quốc, năm
1961-1964 đập Alpe Gera ở Ý đã được áp dụng công nghệ BTĐL. Đến năm 1975, ở
Pakistan trong công việc sữa chữa các công trình, đã áp dụng công nghệ BTĐL để thi

công. Đây là lần sớm nhất ở các đập cục bộ xuất hiện BTĐL.
Học viên: Lưu Tuấn Anh - Lớp 23QLXD21

MHV: 1582850302001


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn Hải

Đến năm 1980 - 1984 ở Nhật Bản, Anh, Mỹ cũng đã xây dựng xong các đập
BTĐL. Năm 1986 - 1989 ở Trung Quốc xây dựng xong các đập BTĐL Khang Khẩu,
Cầu Thiên Sinh, Long Môn Than, Phan Gia Khẩu...

Hình 3: Biểu đồ phần bố đập BTĐL trên thế giới
Do hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao mang lại, nên rất nhiều công trình BTĐL
được xây dựng khắp nơi trên thế giới. Cùng quá trình phát triển đến nay đã hình thành
3 trường phái chính về công nghệ BTĐL trên thế giới : Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Mặc
dù công nghệ BTĐL được áp dụng muộn hơn so với các nước phương Tây, song đến
nay Trung Quốc với sự nỗ lực và sáng tạo, đã trở thành quốc gia đầu đàn trên thế giới
về công nghệ này, thể hiện qua những yếu tố sau:
- Số lượng đập BTĐL được xây dựng nhiều nhất so với các nước trên thế giới.
- Số lượng đập cao được xây dựng nhiều nhất so với các nước trên thế giới. Đập
cao nhất đã nghiên cứu và thi công là cao gần 200m (đập Long Than).
- Cường độ thi công đạt cao nhất thế giới (thể hiện tính cơ giới hoá cao).
- Đã phát minh ra bê tông biến thái theo đó đã đưa tỷ lệ: BTĐL /tổng khối
lượng bê tông đập lên cao nhất thế giới. Trình độ thiết kế đập BTĐL được thể hiện
thông qua tỷ lệ này. Tỷ lệ càng cao thể hiện trình độ càng cao.
- Lần đầu tiên trên thế giới đã áp dụng công nghệ BTĐL vào đập vòm trọng lực
và ngay cả vòm mỏng.

Về xây dựng đập trọng lực, tính đến 2005 toàn thế giới đã xây dựng được trên
dưới 300 đập BTĐL với khối lượng tổng cộng khoảng trên 90 triệu m3 BTĐL. Từ khi
ra đời cho đến nay, việc xây dựng đập BTĐL đã và đang phát triển theo các hướng
chính, cụ thể như sau:
- BTĐL nghèo chất kết dính (CKD) (hàm lượng CKD < 99kg/m3) do USACE Mỹ phát triển dựa trên công nghệ thi công đất đắp;
- BTĐL có lượng CKD trung bình (hàm lượng CKD từ 100 đến 149 kg/m3);
- BTĐL giàu CKD: (hàm lượng CKD > 150 kg/m3) được phát triển ở Anh.
Việc thiết kế thành phần BTĐL được cải tiến từ bê tông thường và việc thi công dựa
vào công nghệ thi công đập đất đắp.
Học viên: Lưu Tuấn Anh - Lớp 23QLXD21

MHV: 1582850302001


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn Hải

Ngoài ra còn một hướng phát triển BTĐL khác đó là hướng phát triển RCD của
Nhật bản (Japannese Roller Compacted Dams), chuyển từ đập trọng lực bê tông
thường sang sử dụng BTĐL. Theo hướng này, BTĐL có lượng chất kết dính nằm giữa
loại BTĐL có lượng chất kết dính trung bình và loại BTĐL có lượng chất kết dính cao.
Sau hơn 30 năm ứng dụng trên thế giới, công nghệ xây dựng đập bê tông liên
tục được cải tiến cả về vật liệu chế tạo và kỹ thuật thi công. Cho tới nay, đập BTĐL
được thi công xây dựng ở nhiều nước thế giới, ở nơi có nhiệt độ môi trường từ rất thấp
cho đến rất cao và có thể trong cả những vùng thường xuyên có mưa lớn.
BTĐL cũng được ứng dụng trong xây dựng mặt đường và sân bãi. BTĐL cho
mặt đường lần đầu tiên được áp dụng ở Canada vào năm 1976 tại Caycuse trên đảo
Vancouver với diện tích tổng cộng36.000m2. Cho tới nay, hàng chục triệu m2 đường
và sân bãi được xây dựng bằng công nghệ BTĐL ở các nước Mỹ, Nhật và một số nước

khác. Các công trình mặt đường và sân bãi bằng bê tông đầm lăn đều cho hiệu quả sử
dụng tốt và giảm chi phí bảo dưỡng.
Ngoài việc áp dụng cho xây dựng đập, mặt đường và sân bãi, BTĐL còn được
áp dụng được cho các dạng kết cấu khác. Năm 1986 cầu treo lớn nhất thế giới Akashi
được khởi công xây dựng tại Nhật Bản. Cây cầu này nối liền đảo Honshu và đảo
Shikoku với chiều dài nhịp giữa hai tháp chính 1960m. Đây là công trình đã ứng dụng
nhiều công nghệ bê tông tiên tiến như bê tông tự lèn, bê tông đổ trong nước và BTĐL.
Móng trụ neo cáp của công trình này được thiết kế là bê tông trọng lực khối lớn (hình
3). Để thi công khối móng với khối tích khoảng 200.000m3 trong thời gian ngắn, công
nghệ BTĐL đã được lựa chọn áp dụng.
Ở Việt Nam công nghệ thi công BTĐL được áp dụng cho nhiều công trình đập
thuỷ điện như Thủy điện Pleikrong, Thủy điện Bản Vẽ, Thủy điện SeSan 4, Thủy điện
A Vương, Thủy điện Sơn La, Thủy điện Lai Châu, Trung Sơn...
Đặc biệt, Dự án công trình Thủy điện Sơn La là công trình đập thủy điện lớn nhất
Đông Nam Á thi công bằng công nghệ BTĐL do Tập đoàn Điện lực Việt Nam mà đại
diện là Ban quản lý Dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La quản lý thi công xây dựng.

Học viên: Lưu Tuấn Anh - Lớp 23QLXD21

MHV: 1582850302001


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn Hải

PHẦN II
ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ BÊ TÔNG ĐẦM LĂN
VỀ CÁC MẶT KỸ THUẬT, KINH TẾ, CHI PHÍ, THỜI GIAN, TÍNH ƯU VIỆT
VÀ MỚI, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG, TÍNH CẠNH TRANH

BTĐL có các ưu điểm sau:
- Thi công nhanh: Các kỹ thuật thi công nhanh (so với các kỹ thuật thi công đập bê tông
thường và đập đắp) và do giảm số lượng vật liệu (so với số lượng vật liệu đập đắp) mang lại
việc giảm giá thành nhiều nhất trong đập BTĐL. Quy trình thi công BTĐL tạo điều kiện cho
công tác đổ gần như liên tục và tạo ra tốc độ thi công nhanh. Tốc độ thi công này rút ngắn đáng
kể thời gian thi công đập. Khi đem so với đập đắp hoặc đập bê tông thường, thời gian thi công ở
các dự án BTĐL lớn có thể giảm đi được vài tháng tới vài năm. Các lợi ích khác từ công tác thi
công nhanh kể cả giảm giá thành quản lý, các lợi ích từ vận hành công trình sớm hơn, có thể
giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn các phương tiện dẫn dòng, và có thể xây dựng đập ở các tuyến có
thời gian thi công ngắn. Về cơ bản, thi công BTĐL tạo ra nhiều lợi ích kinh tế về mọi mặt trong
thi công đập có liên quan tới thời gian.
- Toàn bộ đập tràn và các kết cấu phụ trợ: Cũng như đập bê tông thường, đập tràn
BTĐL được nối liền với đập chính. Sơ đồ bố trí điển hình cho phép lưu lượng xả qua đỉnh đập
xuống mặt hạ lưu. Trái lại, đập tràn trong đập đắp thường được thi công ở một trong hai vai đập
hoặc ở một yên ngựa nào đó. Đập đắp có đập tràn và lỗ xả tách biệt khỏi đập và nói chung tốn
kém hơn so với đập BTĐL có cả đập tràn và các lỗ xả nằm trong đập. Đối với các công trình
yêu cầu cửa lấy nước đặt ở nhiều cao trình để kiểm soát chất lượng nước hoặc để quản lý bùn
cát trong hồ chứa, cửa lấy nước có thể neo vào mặt thượng lưu đập BTĐL. Đối với đập đắp,
loại cửa lấy nước tương tự là một tháp đứng tách riêng ở trong hồ hoặc một kết cấu xây bên bờ
hồ. Giá thành cửa lấy nước đập BTĐL dường như thấp hơn đáng kể so với giá thành kết cấu
cửa lấy nước đập đắp, đặc biệt ở những khu vực có động đất mạnh. Kích thước chiều rộng đáy
của đập BTĐL ngắn hơn so với kích thước chiều rộng đáy đập đắp và do đó làm giảm kích
thước cũng như chiều dài của đường ống xả và đường ống áp lực cho các công trình xả và nhà
máy điện và cũng làm giảm giá thành chuẩn bị nền.
- Giá thành: Giá thành thi công của các đập BTĐL và đập bê tông thường đã hoàn thành
cho thấy giá thành tính cho một m3 BTĐL rẻ hơn rất nhiều đối với bê tông thường. Giá thành
của BTĐL rẻ bằng khoảng 25 đến 50% bê tông thường. Sự chênh lệch giá thành này phụ thuộc
vào giá thành cốt liệu và vật liêụ kết dính, tính phức tạp của công tác đổ, và toàn bộ số lượng bê
tông cần phải đổ. Các phần tiết kiệm liên quan tới BTĐL trước hết là do giảm phần giá thành
cho cốp pha, giá thành đổ, giá thành đầm và giảm thời gian thi công.

- Các ưu điểm khác: Khi so sánh với đập đắp, khối lượng thi công đập trọng lực BTĐL
nhỏ hơn nên yêu cầu về nguồn vật liệu thi công ít hơn trong việc lựa chọn tuyến. Hơn nữa,
nguồn khai thác sẽ ít hơn đáng kể và về phương diện môi trường có thể ở mức chấp nhận được.
Đập trọng lực BTĐL cũng vốn chịu được xói bên trong và tràn qua đỉnh tốt hơn.
PHẦN III
NGUYÊN NHÂN
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN ÁP DỤNG CÔNG
NGHỆ BTĐL VÀO XÂY DỰNG ĐẬP NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN
- Thi công nhanh: So với đập bê tông thường, đập BTĐL được thi công với tốc
độ cao hơn do có thể dùng băng tải để vận chuyển bê tông, dùng máy ủi để san gạt,
Học viên: Lưu Tuấn Anh - Lớp 23QLXD21

MHV: 1582850302001


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn Hải

máy lu rung để đầm lèn và ít phải chờ khối đổ hạ nhiệt. So với đập đất đắp có cùng
chiều cao, khối tích của đập BTĐL nhỏ hơn nên thi công nhanh hơn. Công trình đập
càng cao, hiệu quả kinh tế của đập BTĐL càng lớn so với đập đất đắp. BTĐL đã mang
lại nhiều lợi ích cho công trình thủy điện Sơn La nhưng lợi ích lớn nhất đó là rút ngắn
đáng kể thời gian thi công. Theo tiến độ đề ra, đến năm 2012 thủy điện Sơn La phát
điện tổ máy số 1, công trình hoàn tất vào năm 2015. Nhưng việc đẩy nhanh được tốc
độ thi công đập đã giúp thời gian phát điện tổ máy số 1 sớm hơn vào năm 2010 và
hoàn thành toàn bộ công trình năm 2012. Hiện nay công trình thủy điện Lai Châu cũng
đang được xây dựng bằng đập BTĐL.
- Giá thành hạ: Theo các tính toán tổng kết từ các công trình đã xây dựng trên
Thế giới, giá thành đập BTĐL rẻ hơn so với đập bê tông thi công bằng công nghệ

truyền thống từ 25% đến 40%. Việc hạ giá thành đạt được là do giảm được chi phí cốp
pha, giảm chi phí cho công tác vận chuyển, đổ, đầm bê tông. Công nghệ BTĐL cho
phép giảm giá thành vật liệu từ đó giúp Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công xây dựng
giảm tổng vốn đầu tư. Thông thường bê tông cho lõi đập trọng lực thường được thiết
kế với mác thấp (khoảng 15-20MPa) nên lượng dùng xi măng thấp và vì vậy nếu
không sử dụng thêm các phụ gia khoáng mịn, hàm lượng hồ chất kết dính sẽ quá thấp
dẫn tới bê tông kém lưu động và không có độ đặc chắc cao, giảm tính chống thấm,
chống xâm thực và giảm độ bền lâu của bê tông. Việc sử dụng các phụ gia khoáng mịn
cho bê tông khối lớn ngoài việc giảm nhiệt sinh ra do CKD thuỷ hoá còn có tác dụng
giảm giá thành, cải thiện tính công tác của hỗn hợp bê tông.Từ trước tới nay, phụ gia
khoáng đã được sử dụng phổ biến cho các công trình bê tông khối lớn thi công theo
công nghệ bê tông thường với mục đích giảm nhiệt thuỷ hoá, hạ giá thành bê tông như
các đập thuỷ lợi (Đập sông Lòng Sông, đập Bái Thượng...) và đập thuỷ điện (Sê San
3). Thực tế cho thấy các loại phụ gia khoáng đã sử dụng cho các công trình nói trên
đều mang lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật tốt. Ở nước ta hiện có nhiều nguồn phụ gia
khoáng có thể sử dụng làm PGK cho BTĐL gồm các nguồn nhân tạo như tro nhiệt
điện (nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Ninh Bình, Uông Bí) và các loại pu giơ lan tự nhiên
như pu giơ lan Sơn Tây, Đá si lic Hải Phòng, pu giơ lan Phong Mỹ - Thừa Thiên Huế,
pu giơ lan Gia Lai, điatomit Kontum, pu giơ lan Bà Rịa-Vũng Tầu, điatomit Phú Yên...
- Giảm chi phí cho các kết cấu phụ trợ: So với đập đắp, chi phí làm cửa tràn
của đập BTĐL rẻ hơn (tương tự như đập bê tông thường). Đối với đập thuỷ điện được
thiết kế có nhiều cửa nhận nước ở nhiều cao trình khác nhau thì phương án đập BTĐL
càng rẻ hơn so với phương án đập đắp. Hơn nữa khi làm đập BTĐL, chiều dài của
kênh xả nước ngắn hơn so với kênh xả nước của đập đắp và vì vậy giảm chi phí làm
bản đáy và chi phí xử lí nền đập.
- Giảm chi phí cho biện pháp thi công: Việc thi công đập bằng BTĐL có thể
giảm chi phí dẫn dòng trong thời gian xây dựng và giảm các thiệt hại, các rủi ro khi
nước lũ tràn qua đê quai. Đối với đập BTĐL, đường ống dẫn dòng ngắn hơn ống dẫn
dòng của đập đắp. Hơn nữa thời gian thi công đập BTĐL ngắn nên các ống dẫn dòng
cho đập BTĐL chỉ cần thiết kế để đáp ứng lưu lượng xả nước lớn nhất theo mùa thay

vì lưu lượng lớn nhất theo năm như đối với đập bê tông và đập đắp. Vì vậy đường kính
cống dẫn dòng của đập BTĐL nhỏ hơn và chiều cao đê quai cho đập BTĐL cũng thấp
hơn so với phương án đập bê tông thường và đập đắp.
+ Giảm được đáng kể số lượng xi măng trong 1m3 bê tông , do vậy giảm được
nhiệt phát sinh trong khối bê tông là nguyên nhân chính gây nứt nẻ bê tông.
Học viên: Lưu Tuấn Anh - Lớp 23QLXD21

MHV: 1582850302001


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn Hải

+ Thi công nhanh, giảm được thời gian xây dựng so với bê tông thường (so
sánh trong cùng điều kiện công trình xây dựng và hoàn tất công tác chuẩn bị) .
+ Có thể thi công liên tục nếu thiết kế khoảnh đổ và tổ chức thi công hợp lý
+ Sử dụng ván khuôn ít hơn so với bê tông thường
+ Giảm giá thành công trình so với bê tông thường, có thể từ 15%-20%
PHẦN IV
KHẢ NĂNG NHẬN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ BTĐL
VÀ PHƯƠNG THỨC NHẬN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Trong một vài năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển
đáng kể nhờ có chính sánh mở cửa của Nhà nước. Nhiều công trình lớn đang được xây
dựng để phát triển cơ sở hạ tầng như các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện.
Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu phụ tải điện tăng cao trong giai đoạn 2005-2015,
Tổng công ty điện lực Việt nam (EVN) đã lập các dự án xây dựng mới 32 nhà máy
điện trong đó có 20 nhà máy thuỷ điện. Từ năm 2003, EVN đã khởi công nhiều công
trình thuỷ điện như thủy điện Avương (xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) công
suất lắp máy 170MW khởi công 8/2003, Pleikrông (Kontum) công suất lắp máy

100MW (khởi công 11/2003), Bản Vẽ (Nghệ An) công suất lắp máy 300MW (khởi
công 2004), thuỷ điện Sơn La (Sơn La) với công suất lắp máy 2400MW (khánh thành
cuối năm 2012), thủy điện Lai Châu (Nậm Nhùn, Lai Châu) với công suất lắp máy
1200MW (dự kiến hoàn thiện cuối năm 2017). Vì các công trình này đều đòi hỏi thời
gian thi công ngắn, năng suất thi công lớn hơn nhiều so với trước đây nên giải pháp
xây dựng đập dâng bằng bê tông trọng lực thi công bằng công nghệ đầm lăn đã được
đề nghị lựa chọn.
IV.1. Tiềm năng về nguyên vật liệu và thiết bị thi công dùng cho công nghệ
Bê tông đầm lăn ở Việt Nam
IV.1.1. Tiềm năng về nguyên vật liệu:
Thông thường bê tông cho lõi đập trọng lực thường được thiết kế với mác thấp
(khoảng 15-20MPa) nên lượng dùng xi măng thấp và vì vậy nếu không sử dụng thêm
các phụ gia khoáng mịn, hàm lượng hồ chất kết dính sẽ quá thấp dẫn tới bê tông kém
lưu động và không có độ đặc chắc cao, giảm tính chống thấm, chống xâm thực và
giảm độ bền lâu của bê tông. Việc sử dụng các phụ gia khoáng mịn cho bê tông khối
lớn ngoài việc giảm nhiệt sinh ra do CKD thuỷ hoá còn có tác dụng giảm giá thành,
cải thiện tính công tác của hỗn hợp bê tông.
Từ trước tới nay, phụ gia khoáng đã được sử dụng phổ biến cho các công trình
bê tông khối lớn thi công theo công nghệ bê tông thường với mục đích giảm nhiệt thuỷ
hoá, hạ giá thành bê tông như các đập thuỷ lợi (Đập sông Lòng Sông, đập Bái
Thượng...) và đập thuỷ điện (Sê San 3). Thực tế cho thấy các loại phụ gia khoáng đã
sử dụng cho các công trình nói trên đều mang lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật tốt.
Ở nước ta hiện có nhiều nguồn phụ gia khoáng có thể sử dụng làm PGK cho Bê
tông đầm lăn gồm các nguồn nhân tạo như tro nhiệt điện (nhà máy nhiệt điện Phả Lại,
Ninh Bình, Uông Bí) và các loại pu giơ lan tự nhiên như pu giơ lan Sơn Tây, Đá si lic

Học viên: Lưu Tuấn Anh - Lớp 23QLXD21

MHV: 1582850302001



Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn Hải

Hải Phòng, pu giơ lan Phong Mỹ - Thừa Thiên Huế, pu giơ lan Gia Lai, điatomit
Kontum, pu giơ lan Bà Rịa-Vũng Tầu, điatomit Phú Yên...
IV.1.2. Tiềm năng về thiết bị:
Thiết bị thi công Bê tông đầm lăn không phức tạp, các thiết bị chính để thi công
bê tông theo công nghệ này hiện đều có ở Việt Nam. Thiết bị chính để thi công Bê
tông đầm lăn cho đập và đường giống nhau. Tuy nhiên ở mỗi loại hình công nghệ đòi
hỏi thêm những thiết bị thi công đặc chủng riêng. Các thiết bị chính cho thi công đập
bằng công nghệ Bê tông đầm lăn gồm: Máy trộn cưỡng bức có khả năng trộn hỗn hợp
bê tông khô sử dụng cốt liệu có đường kính lớn; băng tải hoặc các thiết bị tương
đương để vận chuyển bê tông; xe tải tự đổ; máy san ủi; máy lu rung; máy tạo khe co;
máy đánh xờm; hệ thống phun nước cao áp làm sạch bề mặt bê tông mạch ngừng, hệ
thống phun nước bảo dưỡng bê tông. Thiết bị cho thi công đường, sân bãi: Máy trộn
cưỡng bức; xe tải tự đổ; máy rải (asphalt); xe lu rung; xe lu lốp; mắy cắt bê tông. Có
thể thấy rằng các thiết bị chính cho thi công bê tông bằng công nghệ Bê tông đầm lăn
đã có sẵn ở Việt Nam hoặc có thể chế tạo một phần tại Việt Nam. Nếu phổ biến công
nghệ Bê tông đầm lăn ở Việt Nam thì có thể tận dụng được các thiết bị có sẵn ở trong
nước.
IV.1.3. Hiệu quả áp dụng Bê tông đầm lăn làm đập và mặt đường ở Việt Nam:
Về kinh tế, hiệu quả lớn nhất mà công nghệ thi công Bê tông đầm lăn đem lại là
rút ngắn thời gian thi công, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng, ngoài ra đối với
xây dựng công trình thuỷ lợi và thuỷ điện, công nghệ này cho phép giảm giá thành vật
liệu đáng kể tức giảm tổng vốn đầu tư. Về kỹ thuật, khi áp dụng công nghệ Bê tông
đầm lăn cho xây dựng các công trình khối lớn cho phép giảm nhiệt thuỷ hoá nhờ giảm
được lượng dùng xi măng vì vậy giảm được nguy cơ nứt khối do ứng suất nhiệt. Đối
với xây dựng mặt đường, sân bãi, việc sử dụng Bê tông đầm lăn có thể rút ngắn thời

gian đưa công trình vào sử dụng nhanh gấp hai lần so với bê tông thường.
IV.2. Một số điểm cần lưu ý khi áp dụng công nghệ Bê tông đầm lăn cho
xây dựng đập.
Mặc dù công nghệ Bê tông đầm lăn đã được khẳng định là công nghệ xây dựng
tối ưu áp dụng cho đập trọng lực nhưng việc xây dựng đập Bê tông đầm lăn chỉ thực
sự phát huy được tính ưu việt và tạo ra sản phẩm có chất lượng tương đương với đập
bê tông thường khi khắc phục được những điểm yếu của loại hình công nghệ này:
IV.2.1. Về chất lượng bám dính giữa các lớp:
Cường độ bám dính giữa các lớp đối với đập Bê tông đầm lăn là điểm yếu nhất
của Bê tông đầm lăn. Vì vậy cường độ kéo bê tông tại vùng tiếp giáp giữa các lớp đổ
là mối quan tâm lớn nhất khi thiết kế kết cấu đập Bê tông đầm lăn. Do vậy cần phải có
những thử nghiệm kỹ càng trên mô hình với các điều kiện về vật liệu, thiết bị và quy
trình thi công thực tế để xác định các tính chất của bê tông tại vùng tiếp giáp giữa các
lớp thi công và đảm bảo rằng các giá trị của các tính chất của bê tông không thấp hơn
yêu cầu thiết kế.
IV.2.2. Về vấn đề thấm:
Do Bê tông đầm lăn được thi công thành những lớp nên các khe tiếp giáp giữa
các lớp có thể là đường chính để nước thấm qua thân đập. Ngoài ra do sử dụng ít chất
kết dính hơn so với bê tông thường nên Bê tông đầm lăn có tính chống thấm kém hơn
Học viên: Lưu Tuấn Anh - Lớp 23QLXD21

MHV: 1582850302001


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn Hải

so với bê tông thường cùng mác. Vì vậy cần nghiên cứu kỹ các giải pháp cấu tạo
chống thấm, thành phần vật liệu và quy trình thi công thích hợp để đảm bảo khả năng

chống thấm cho đập.
IV.2.2. Một số vấn đề khác:
- Do bê tông khô, ít xi măng, dễ bị phân ly vật liệu vữa BTĐL khi vận chuyển,
đổ, san, ủi, đầm nén, dẫn đến làm chất lượng bê tông không đều, thậm chí suy giảm
không đạt cường độ thiết kế.
- Phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nền nhiệt độ nơi đổ bê tông
- Thời gian ninh kết đạt cường độ thiết kế khá lâu thông thường từ 90-120 ngày
thậm chí 180 ngày sau đổ bê tông
- Phụ thuộc vào trạm trộn và nguồn cung cấp phụ gia tro bay.
IV.2. Phương thức chuyển giao công nghệ BTĐL
Tuy có nhiều thuận lợi để nhận chuyển giao công nghệ BTĐL nhưng để thực sự
nắm bắt được công nghệ thi công này các công ty xây dựng của Việt Nam đã và đang
tiếp tục phải hocj hỏi nhiều hơn nữa để hoàn thiện phương pháp thi công BTĐL. Một
ví dụ thực tế việc tiếp nhận công nghệ thi công BTĐL là thi công đập thủy điện Trung
Sơn. Đơn vị chủ lực được giao nhiệm vụ xây dựng đập bê tông đầm lăn là Cty Xây
dựng 47. Với chiều dài gần một ki-lô-mét từ bờ trái vắt ngang qua bờ phải nhằm chặn
đứng dòng chảy của sông Mã, bề rộng đáy thân đập là 120m và phải đắp lên cao trình
138m, vì vậy, cần đến gần 3 triệu m3 BTĐL để đắp đập. Cty Xây dựng 47 được Chính
phủ bảo lãnh cho đặt mua toàn bộ hệ thống dây chuyền công nghệ sản xuất BTĐL
công suất 720m3/giờ từ Cộng hòa Liên bang Đức. Đây là công nghệ sản xuất bê tông
hiện đại đã xuất hiện ở một số nước trên thế giới nhưng lần đầu được áp dụng một
cách đồng bộ với số lượng lớn tại Việt Nam.
Để sản xuất ra những mẻ bê tông đặc hiệu trên, Cty Xây dựng 47đã phải xây dựng
riêng một nhà máy sản xuất đá lạnh công suất lớn, phải đặt mua số lượng nguyên liệu
tro bay từ Nhiệt điện Phả Lại, Uông Bí làm phụ liệu. Cùng với đó là lắp đặt cả một hệ
thống dây chuyền khai thác cát, đá sau đó đưa qua các trạm nghiền, sàng, tinh lọc
thành những nguyên phụ liệu đủ tiêu chuẩn mới đưa vào nhà máy sản xuất. Tất cả mọi
công đoạn trên đều phải tiến hành đồng bộ và phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ
thuật với sự giám sát chặt chẽ. Sản phẩm bê tông của nhà máy sau khi kiểm định chất
lượng sẽ được vận chuyển lên băng tải dài hơn 2km đưa đến mặt đập bàn giao cho lực

lượng cơ giới thuộc Cty Xây dựng 47.
Theo quy trình kỹ thuật, Cty Xây dựng 47 phải thi công 3 ca liên tục 24/24 giờ
ròng rã trong hai năm liền. Mỗi lớp BTĐL rải dày 35cm để rồi lu, lèn, đầm nén xuống
còn 30cm. Bề mặt đập được nhà thầu phân chia thành nhiều khối. Khối này rải bê tông
thì khối kia đầm. Điều kiện tiên quyết là sau 7-8 tiếng phải kết thúc rải và đầm một lớp
rồi mới tiếp tục rải lớp kế tiếp. Nếu không sau 16 tiếng, bê tông sẽ liên kết, sinh nhiệt
tạo thành khe ẩm giữa chân đập.
Khó khăn lớn nhất đối với đơn vị thi công đập là cường độ làm việc lớn. Khối
lượng bê tông thi công mỗi ngày đạt 5.600 đến 6000m3, khi cao điểm có thể lên tới
8000m3/ngày. Việc làm chủ kỹ thuật BTĐL tại thủy điện Trung sơn đã giảm bớt nhân
công, tiết kiệm sức lực cho người lao động.

Học viên: Lưu Tuấn Anh - Lớp 23QLXD21

MHV: 1582850302001


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn Hải

PHẦN V
QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ BTĐL
CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN
Khi đưa BTĐL vào thi công Thủy điện Trung Sơn cũng khá nan giải. Các
chuyên gia Việt Nam phải đi tham khảo học hỏi kỹ thuật sản xuất BTĐL ở nhiều nước
châu Âu như Canada, Tây Ban Nha, Pháp, Braxin, đồng thời mời chuyên gia Thụy Sỹ
vào nghiên cứu và giám sát kỹ thuật. Công ty tư vấn thiết kế xây dựng Điện I đã mua
hẳn dây chuyền thiết bị mới hàng chục tỷ đồng và phá hẳn một xưởng cơ khí lấy mặt
bằng làm thí nghiệm BTĐL. Phải qua rất nhiều thí nghiệm chứng minh, rất nhiều cuộc

tranh luận, bàn cãi, cuối cùng phương án BTĐL mới được thông qua với kế hoạch điều
chế tro bay từ bã than chưa cháy hết của nhà máy Nhiệt điện Phả Lại. Ngay sau đó,
trạm trộn bê tông 720m3/h được nhập về, Cty Xây dựng 47 chịu trách nhiệm thi công
đổ BTĐL. Từ trạm trộn 720m3/h, các hỗn hợp nguyên liệu được pha chế nhào trộn
hoàn toàn tự động và theo hệ thống băng tải hiện đại rót trên mặt đập. Cứ 30cm lớp
vữa bê tông rải xuống lập tức sẽ được các loại thiết bị đầm lăn nén chắc làm phẳng.
Công nghệ này giúp cho thi công nhanh hơn, rẻ hơn so với công nghệ đổ bê tông
truyền thống. Tuy nhiên, yêu cầu kỹ thuật và thời gian cũng khắt khe hơn. Những ngày
nắng nóng, thợ phải trộn cỡ 20 kg nước đá cho mỗi mét khối BTĐL để đảm bảo nhiệt
độ bê tông luôn ở 22 độ C để giữ bê tông không bị nứt. Việc đổ bê tông phải liên tục
nên dù trời mưa hay nắng, kể cả khi gió bão cũng phải căng bạt lên, chia ca kíp để làm
việc 24/24h. Để đảm bảo chất lượng, Ban Quản lý dự án phải thành lập hẳn một phòng
thí nghiệm tại công trường để kiểm tra. Cán bộ giám sát thực hiện giao ca, ăn cơm tại
công trường để đảm bảo bám sát hiện trường 24/24h. Các hạng mục thực hiện giao ban
hàng ngày, hàng tuần giao ban chuyên đề và hàng tháng giao ban kiểm tra tiến độ. Đó
là chưa kể những cuộc hội ý đột xuất để giải quyết tất cả mọi khó khăn phát sinh.
V.I CÁC YÊU CẦU ĐƯA RA:

V.I.1. YÊU CẦU VỀ VẬT LIỆU:
XIMĂNG:
1. Xi măng Pooclăng sử dụng cho RCC phải thỏa mãn các yêu cầu của Mục 2.3
Chương 0430 – Bê tông thường (CVC).
2. Xi măng sử dụng cho RCC được cung ứng dưới dạng xi măng rời hoặc đóng
bao. Nếu sử dụng qui trình khí nén để nạp xi măng vào các bồn chứa hoặc si lô
thì nhiệt độ sẽ không được vượt quá 65 oC. Nhiệt độ sẽ được xác định bằng cách
đo nhiệt bên ngoài ống vận chuyển bằng một thiết bị đo nhiệt bề mặt.
3. Ngay sau khi vận chuyển tới công trường, xi măng được giữ trong các si lô, bể
chứa hoặc các kết cấu khác được thông gió hợp lý, khô và kín. Cơ sở kho bãi
chứa phải có đường vào để kiểm tra và lấy mẫu và phải được Tu vẫn chấp
thuận. Khả năng chứa tại công trường tùy thuộc vào khả năng vận chuyển và

sản xuất xi măng, nhưng khối lượng chứa xi măng để sử dụng cho sản xuất bê
tông không nhỏ hơn công suất trong 20 ngày, dựa trên công suất trung bình của
máy trộn.
4. Khi có sự thay đổi về nguồn cung cấp xi măng cho sản xuất RCC, Nhà thầu
phải thông báo cho Tư vấn và chỉ khi được Tư vấn chấp thuận mới được sử
dụng.
Học viên: Lưu Tuấn Anh - Lớp 23QLXD21

MHV: 1582850302001


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn Hải

5. Trong quá trình thi công nếu có sử dụng các loại xi măng khác thì Nhà thầu và
Tư vấn phải xác định chính xác phạm vi trong đập để theo dõi, quản lý và đánh
giá chất lượng.
6. Nhà thầu phải có sổ theo dõi hàng ngày về xi măng sử dụng cho RCC bao gồm:
khối lượng nhập về, khối lượng đã sử dụng, khối lượng lưu kho và trong si lô.
Số liệu này phải cấp cho Tư vấn khi có yêu cầu kiểm tra và xác nhận.

PHỤ GIA
Phụ gia khoáng hoạt tính
1. Phụ gia khoáng hoạt tính được sử dụng cho RCC nhằm mục đích giảm lượng xi
măng và nhiệt thủy hoá của xi măng để giảm nhiệt độ trong khối RCC. Phụ gia
khoáng hoạt tính/Puzơlan sử dụng cho RCC phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật
trong các Tiêu chuẩn tại Mục 1.4.
2. Phụ gia khoáng hoạt tính/Puzơlan sử dụng cho RCC là loại Puzơlan thiên nhiên
(Loại N trong ASTM C 618-99) được nghiền từ đá bazan bọt hoặc là loại tro

bay của nhà máy nhiệt điện (Loại F trong ASTM C 618-99). Các yêu cầu kỹ
thuật chủ yếu đối với phụ gia khoáng hoạt tính được nêu trong
3. Bảng 2-1 và 2-2
Bảng 2-1: Yêu cầu hoá học bắt buộc đối với phụ gia khoáng hoạt tính
Chỉ tiêu

Đơn vị

Loại phụ gia khoáng
N

F

Si02 + Al203 + Fe203,

%

≥70

≥70

Na20

%

Max 1,5

Max 1,5

S03


%

Max 4

Max 5

Tổn thất khi nung

%

Max 10

Max 6

Bảng 2-2: Yêu cầu vật lý bắt buộc đối với phụ gia khoáng hoạt tính
Chỉ tiêu

Đơn
vị

Loại
phụ
khoáng
N

F

+ Hàm lượng hạt > 45µm, max.


%

34

34

+ Độ ẩm, max

%

3

3

+ Chỉ số hoạt tính cường độ: 7 ngày tuổi, min

%

75

75

+ Chỉ số hoạt tính cường độ: 28 ngày tuổi, min

%

75

75


+ Nhu cầu nước, max

%

105

105

+ Độ nở trong thùng chưng áp. Max

%

0,8

0,8

Học viên: Lưu Tuấn Anh - Lớp 23QLXD21

gia

MHV: 1582850302001


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn Hải

4. Các yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia khoáng hoạt tính sử dụng cho RCC kiểm
tra theo các phương pháp qui định trong Tiêu chuẩn ASTM C311.
5. Nếu sử dụng qui trình khí nén để nạp phụ gia khoáng vào các bồn chứa hoặc

silô thì nhiệt độ sẽ không được vượt quá 65oC. Nhiệt độ của phụ gia khoáng sẽ
được xác định bằng cách đo nhiệt ở bên ngoài ống vận chuyển bằng thiết bị đo
nhiệt bề mặt.
6. Các yêu cầu về si lô chứa phụ gia khoáng cũng tương tự như đối với si lô chứa
xi măng. Lượng phụ gia khoáng trữ tại công trường phải đảm bảo đủ cho tối
thiểu 20 ngày sử dụng theo công suất trung bình của máy trộn.
7. Nhà thầu phải có sổ theo dõi hàng ngày về tro bay/Puzơlan sử dụng cho RCC
bao gồm: khối lượng nhập về, khối lượng đã sử dụng, khối lượng lưu kho và
trong si lô. Số liệu này phải cấp cho Tư vấn khi có yêu cầu kiểm tra và xác
nhận.

Các loại phụ gia khác
1. Phụ gia chậm đông kết sử dụng cho hỗn hợp RCC nhằm kéo dài thời gian bắt
đầu quá trình đông kết của RCC, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác san, đầm
RCC.
2. Phụ gia chậm đông kết phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật qui định cho phụ
gia loại A và loại D trong Tiêu chuẩn ASTM C 494.
3. Phụ gia sử dụng phải còn hạn sử dụng theo qui định của nhà sản xuất. Phụ gia
đã được lưu giữ quá 6 tháng tại công trường sẽ không được sử dụng cho công
trình trừ khi được kiểm tra lại cho thấy vẫn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
4. Nhà thầu phải có sổ theo dõi hàng ngày về phụ gia sử dụng cho RCC bao gồm:
khối lượng nhập về, khối lượng đã sử dụng, khối lượng lưu kho. Số liệu này
phải cấp cho Tư vấn khi có yêu cầu kiểm tra và xác nhận.
5. Phụ gia trước khi đưa vào sử dụng phải được lấy, thí nghiệm và được Tư vấn
chấp nhận.
6. Hỗn hợp thiết kế cấp phối phải được Tư vấn chấp thuận.

NƯỚC CHO RCC:
1. Nước dùng để trộn RCC phải đáp ứng các yêu cầu tương tự như các điều khoản
có liên quan tại Chương 0430.

2. Để đảm bảo nhiệt độ của hỗn hợp RCC tại khối đổ theo yêu cầu, tuỳ theo nhiệt
độ của môi trường trong quá trình thi công, nước để trộn RCC có thể phải được
làm mát đến nhiệt độ thích hợp.

CỐT LIỆU MỊN CHO RCC
1. Cốt liệu mịn dùng cho RCC được nghiền từ đá khai thác từ mỏ đá 3A hoặc vật
liệu từ công tác đào. Cốt liệu mịn được sản xuất từ đá nghiền sẽ được tiến hành
đồng thời với việc sản xuất đá dăm.
2. Tổng số phần trăm của các tạp chất trong cốt liệu mịn khi đưa đến trạm trộn
không vượt quá 3%.

Học viên: Lưu Tuấn Anh - Lớp 23QLXD21

MHV: 1582850302001


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn Hải

3. Mô đun độ lớn của cốt liệu mịn phải đảm bảo mức ổn định và đồng đều tương
đối. Tại mọi thời điểm, mô đun độ lớn của ít nhất 9 trong số 10 mẫu thí nghiệm
liên tiếp có giá trị thay đổi không quá 0,2 so với mô đun độ lớn trung bình của
10 mẫu thí nghiệm.
4. Tại trạm trộn RCC, cốt liệu mịn phải được để trong khu vực có mái che để tránh
nắng và mưa. Từ kho chứa, cốt liệu mịn được đưa vào thùng chứa của trạm trộn
bằng hệ thống băng tải có mái che.
5. Cốt liệu mịn khi đưa đến trạm trộn phải có độ ẩm đồng đều và hàm lượng độ ẩm
không vượt quá 3%. Lượng nước trong cát ẩm phải được kể đến như là nước
trộn hỗn hợp RCC.

6. Nhà thầu phải đảm bảo khả năng cung cấp cốt liệu mịn liên tục đến máy trộn,
cốt liệu mịn trong kho trữ không được nhỏ hơn lượng yêu cầu cho việc sản xuất
RCC trong 1 tháng.

CỐT LIỆU THÔ CHO RCC
1. Cốt liệu thô dùng cho RCC được nghiền từ đá Granit lớp IIA; IIB đào từ mỏ đá
3A . Việc sản xuất cốt liệu thô sẽ được tiến hành đồng thời với việc nghiền đá
làm cốt liệu mịn trên cùng một hệ thống thiết bị.
2. Đá lớp IIA; IIB được nghiền thành cốt liệu thô theo 3 nhóm cỡ hạt định danh
như sau:
- Cỡ hạt 4,75 ÷ 12,5mm
- Cỡ hạt 12,5 ÷ 25,0mm
- Cỡ hạt 25,0 ÷ 50,0mm
3. Để đạt được cấp phối tốt nhất sau khi trộn cốt liệu mịn và cốt liệu thô yêu cầu
thành phần cấp phối phải nằm trong đường bao giới hạn thể hiện trong Bảng 23:
Bảng 2-3: Đường bao giới hạn cho cốt liệu được pha trộn
Cỡ sàng (mm)

Phần trăm qua sàng (%)
Cận dưới

Cận trên

50,00

100,0

100,0

37,50


90,0

100,0

25,00

74,0

85,0

19,00

64,0

74,0

12,50

52,0

63,0

9,50

44,0

56,0

4,75


33,0

43,0

2,36

27,0

35,0

1,18

20,0

28,0

0,60

13,0

22,0

Học viên: Lưu Tuấn Anh - Lớp 23QLXD21

MHV: 1582850302001


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng


Cỡ sàng (mm)
0,30

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn Hải

Phần trăm qua sàng (%)
10,0

17,0

0,15

7,0

12,0

0,075

4,0

8,0

4. Trong mỗi nhóm hạt, tỉ lệ hạt dài và hạt dẹt tối đa không quá 25%. Hạt dài và
hạt dẹt là các hạt có kích thước lớn nhất và kích thước nhỏ nhất chênh lệch nhau
hơn 5 lần.
5. Các nhóm cỡ hạt cốt liệu thô được để thành từng đống riêng ở kho chứa có mái
che gần trạm trộn RCC để tránh nắng, mưa. Cốt liệu thô được chuyển vào thùng
chứa cốt liệu thô của trạm trộn RCC bằng hệ thống băng tải có mái che.
6. Tổng giá trị phần trăm của các tạp chất trong cốt liệu khi đưa đến máy trộn
không vượt quá 2%.

7. Để tránh phân tầng cốt liệu thô, cần hạn chế số lần vận chuyển cốt liệu thô ở
mức có thể. Khi đổ cốt liệu thô có đường kính lớn hơn 40mm thì chiều cao đổ
không quá 3m nếu để rơi tự do.
8. Nhà thầu phải đảm bảo khả năng cung cấp liên tục cốt liệu thô đúng yêu cầu kỹ
thuật cho sản xuất RCC với một lượng dự trữ phù hợp với năng lực sản xuất của
trạm nghiền sàng. Trong mọi trường hợp, lượng đá dăm dự trữ phải đảm bảo
không ít hơn khối lượng đá dăm cần sử dụng trong thời gian 2 tháng theo cường
độ thi công trung bình thời đoạn.

THÉP GIA CỐ, THANH NÉO
1. Nhà thầu phải tiến hành lắp đặt thép gia cố và các thanh néo như thể hiện trong
các bản vẽ thiết kế.
2. Thép gia cố và các thanh néo sẽ phải phù hợp với Chương 0420 “Cốt thép” và
Chương này.

VẬT LIỆU CHO CÁC KHE NHIỆT TRONG RCC
1. Nhà thầu phải tiến hành đặt các khe nhiệt trong RCC như thể hiện trong các bản
vẽ thiết kế.
2. Vật liệu cho các khe nhiệt RCC là các tấm màng mỏng PE.
3. Màng mỏng PE sử dụng cho khe nhiệt trong RCC phải là mới, không bị thủng,
rách hoặc hư hỏng. Vật liệu cho các khe nhiệt trong RCC phải được Tư vấn thoả
thuận trước khi sử dụng.

Học viên: Lưu Tuấn Anh - Lớp 23QLXD21

MHV: 1582850302001


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng


GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn Hải

V.I.2. CẤP PHỐI RCC VÀ VỮA LIÊN KẾT
CẤP PHỐI RCC
1. Trên cơ sở thực hiện các qui định trong Mục 1.6 “Cấp phối RCC và các thí
nghiệm”, Nhà thầu sẽ đề xuất cấp phối RCC và GEVR để Tư vấn thoả thuận
trước khi thi công.
2. Nhà thầu được phép thay đổi nguồn cung cấp các nguyên liệu kết dính (xi
măng, tro bay, phụ gia khác) so với nguyên liệu của cấp phối RCC đã được
duyệt nhưng phải có sự thoả thuận của Tư vấn. Trong trường hợp này Nhà thầu
phải thực hiện các qui định trong Mục 1.6 “Cấp phối RCC và các thí nghiệm”
của Chương này.
3. Khi có thoả thuận về sự thay đổi của bất kỳ thành phần nào của cấp phối RCC
so với cấp phối cũ thì tại phòng thí nghiệm ở công trình phải lưu giữ các mẫu
mới để có thể kiểm tra trong bất kỳ lúc nào.
4. Trong quá trình thi công, cấp phối RCC đã được duyệt có thể được điều chỉnh
cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khối đổ, điều kiện thời tiết... nhưng
mọi sự điều chỉnh này phải được Tư vấn chấp thuận.
5. Tất cả vật liệu sử dụng trong cấp phối phải tuân thủ theo Mục 2 “Các yêu cầu
về vật liệu sản xuất RCC và vật liệu trong kết cấu RCC” của Chương này.

CẤP PHỐI VỮA LIÊN KẾT
1. Các yêu cầu cấp phối vữa liên kết:
- Các loại vật liệu sử dụng cho cấp phối vữa liên kết phải phù hợp với qui
định tại Mục 2.
- Độ lưu động

: 15 - 25cm

2. Cấp phối vữa dự kiến

- Xi măng PC40

: 450kg

- Nước

: 250 lít

3. Trên cơ sở kết quả thí nghiệm đầm nén trong phòng qui định trong Mục 1.6,
Nhà thầu kiến nghị cấp phối vữa liên kết để Tư vấn thoả thuận trước khi sử
dụng.

CẤP PHỐI VỮA CHO LỚP GEVR
1. Vữa sử dụng cho lớp GEVR là dung dịch có thành phần gồm xi măng và nước
được trộn với tỉ lệ theo trọng lượng N/X = 0,6 hoặc 0,7, tỷ lệ này sẽ được tiếp
tục chuẩn xác ở giai đoạn thí nghiệm hiện trường. Phụ gia chậm đông kết sử
dụng cho vữa cho lớp GEVR phải là cùng một loại sử dụng cho cấp phối RCC
và với tỉ lệ trộn phù hợp để có thời gian chậm đông kết cũng tương tự như hỗn
hợp RCC.
2. Các loại vật liệu sử dụng để sản xuất vữa cho lớp GEVR phải phù hợp với qui
định trong Chương này.

Học viên: Lưu Tuấn Anh - Lớp 23QLXD21

MHV: 1582850302001


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn Hải


V.I.3. TRẠM TRỘN VÀ THIẾT BỊ SẢN XUẤT RCC
TRẠM TRỘN
1. Trạm trộn RCC bao gồm máy trộn, các thùng chứa và si lô, các băng tải chuyển cốt
liệu vào và chuyển hỗn hợp RCC ra, các kho chứa cốt liệu, các bộ phận khác. Trạm
trộn được đặt ở bên trái đập, tại cao độ 158,00m.
2. Trạm trộn được thiết kế với tổng công suất thiết kế không dưới 375m 3/h, tổng công
suất trung bình trong thời gian dài không dưới 250m3/h. Trạm trộn RCC phải bao
gồm không ít hơn 2 máy trộn.
3. Lượng xi măng, tro bay/puzzơlan và mỗi kích cỡ cốt liệu vào thùng trộn bê tông
đuợc xác định theo trọng lượng mỗi loại. Sai số khi cân đo vật liệu không vượt quá
các trị số sau:
-

Ximăng

: ± 1% trọng lượng vật liệu cần thiết được đo.

-

Phụ gia khoáng

: ± 1% trọng lượng vật liệu cần thiết được đo.

-

Nước

: ± 1% trọng lượng nước cần thiết được đo.


-

Cốt liệu thô và mịn : ± 2% trọng lượng vật liệu đối với mỗi loại cốt liệu.

-

Phụ gia chậm đông kết: ± 1 % trọng lượng hoặc khối lượng vật liệu cần thiết
được định lượng.

Độ chính xác của thiết bị điều khiển nạp nguyên liệu phải đảm bảo độ chính xác qui
định và phải được kiểm tra mỗi 30ca/lần.
4. Trạm trộn phải được trang bị thiết bị lấy mẫu hỗn hợp RCC ở cửa xả của máy
trộn. Các thiết bị lấy mẫu kiểm tra trang bị ở trạm trộn phải phù hợp với các yêu
cầu kiểm tra chất lượng nêu trong Mục 10 “Kiểm tra chất lượng” của Chương
này. Việc lấy mẫu kiểm tra phải đảm bảo tính đại diện cho hỗn hợp RCC và
không được ảnh hưởng đến công tác sản xuất bình thường của trạm.
5. Trạm trộn phải có khả năng xả bỏ toàn bộ hỗn hợp RCC trong thùng của máy
trộn khi các số liệu kiểm tra cho thấy hỗn hợp RCC trong thùng trộn không đảm
bảo các yêu cầu của Điều kiện kỹ thuật. Việc xả bỏ này phải theo các đường
riêng và không được làm ảnh hưởng đến công tác sản xuất bình thường của
trạm.
6. Trạm trộn phải có thiết bị làm lạnh bao gồm đá lạnh và nước đá để đảm bảo
nhiệt độ của hỗn hợp RCC phù hợp với yêu cầu về nhiệt độ của hỗn hợp RCC
tại khối đổ. Nhiệt độ của hỗn hợp RCC tại khối đổ có kể đến sự gia tăng nhiệt
độ trong quá trình vận chuyển.
7. Nhà thầu phải lập báo cáo chi tiết, bao gồm cả phần sơ đồ bố trí trạm trộn để Tư
vấn xem xét thoả thuận trước khi xây dựng.
8. Nhà thầu phải tiến hành xây dựng và lắp đặt trạm trộn tại khu vực được qui định
trong Bản vẽ. Trước khi sản xuất hỗn hợp RCC cho thi công đập, trạm trộn phải
được tiến hành thử nghiệm tất cả các chức năng, thông số của trạm nhằm đảm

bảo sự phù hợp của trạm trộn với các yêu cầu đặt ra.
9. Tất cả các bộ phận tạo thành trạm trộn phải đảm bảo khả năng làm việc ổn định,
liên tục trong thời gian dài.
Học viên: Lưu Tuấn Anh - Lớp 23QLXD21

MHV: 1582850302001


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn Hải

10.Trạm trộn chưa được đưa vào sử dụng nếu chưa sự phù hợp với các qui định
trong Chương này.
11.Trạm trộn phải đuợc trang bị máy tính va máy in để liệt kê khối lượng mỗi loại
vật liệu cho mỗi mẻ trộn và tổng hợp vật liệu sau mỗi ca hoặc mỗi ngày. Nhà
thầu phải cấp dữ liệu dưới dạng bản in liên tục các khối luợng vật liệu trộn đo
được cho Tư vấn. Máy tính phải có khả năng lưu trữ mỗi cấp phối bê tông để sử
dụng và điều chỉnh độ ẩm của cấp phối mà không gây ảnh huởng đến công tác
vận hành trạm trộn. Máy tính phải có khả năng lưu trữ tối thiểu 20 cấp phối. Tại
trạm trộn phải có máy tính dự phòng để đảm bảo thông tin được lưu giữ liên tục.

MÁY TRỘN
1. Các máy trộn phải là loại trục đôi, có cánh trộn cưỡng bức, trộn theo từng mẻ
(Twin - Shaft Batch Mixer). Các máy trộn phải có khả năng chuyển trong vòng
2 phút từ một cấp phối đã định trước tới một cấp phối khác bằng cách bấm nút
với các yêu cầu về dung sai và độ đồng nhất theo qui định.
2. Các máy trộn không được nạp nguyên liệu vào vượt quá công suất kiến nghị của
nhà máy sản xuất. Các máy trộn phải có khả năng kết hợp nguyên liệu thành
một hỗn hợp đồng bộ và đẩy hỗn hợp ra cửa máy trộn mà không bị phân tầng.

3. Hệ thống cánh của máy trộn phải được liên kết theo dạng bắt bulông để có thể
thay thế dễ dàng không ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Trục của máy trộn phải
có gioăng kín để tránh rò rỉ hỗn hợp RCC trong khi trộn.

THÙNG CHỨA VÀ SI LÔ
1. Mỗi máy trộn phải có 1 thùng chứa cốt liệu mịn và 3 thùng chứa cốt liệu thô.
Các thùng chứa này phải đủ lớn và được thiết kế để dòng vật liệu chảy ra không
bị phân tầng, có khả năng xử lý cốt liệu trong điều kiện ẩm ướt mà không bị tắc
nghẽn. Các thùng chứa phải được chứa đầy và phải có kích cỡ đủ để đảm bảo
dòng vật liệu (cốt liệu mịn, thô) đồng dạng chảy ở tốc độ liên tục. Các dòng vật
liệu chảy ra từ các thùng chứa phải có khả năng điều chỉnh tự động từ trung tâm
điều khiển để đảm bảo tốc độ chảy ra của các cốt liệu khác nhau phù hợp với
cấp phối đã định trước.
2. Cốt liệu mịn và thô được chuyển từ kho chứa cốt liệu vào các thùng chứa của
máy trộn bằng hệ thống băng tải.
3. Mỗi máy trộn phải có ít nhất 2 si lô, 1 để chứa xi măng, 1 để chứa phụ gia
khoáng hoạt tính. Khả năng chứa của các si lô phải phù hợp với công suất của
trạm trộn. Các si lô phải có hệ thống tiếp nhận xi măng, phụ gia khoáng khi
trạm trộn đang ở trạng thái làm việc.
4. Dòng chảy xi măng và phụ gia khoáng hoạt tính từ si lô vào máy trộn phải được
điều chỉnh tự động từ phòng điều khiển.
5. Tất cả các thùng chứa, si lô phải kín để không bị ảnh hưởng của nước mưa và
phải được sơn màu sáng để giảm bức xạ ánh nắng chiếu vào.
6. Các máy trộn phải có các thùng chứa và hệ thống cấp các loại phụ gia khác phù
hợp với lượng các loại phụ gia được sử dụng cho RCC.

Học viên: Lưu Tuấn Anh - Lớp 23QLXD21

MHV: 1582850302001



Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn Hải

NẠP XI MĂNG, PHỤ GIA KHOÁNG VÀ CỐT LIỆU
Xi măng, phụ gia khoáng và cốt liệu phải được nạp bằng thiết bị cơ. Bộ nạp
phải có khả năng điều chỉnh từ từ khi đang vận hành.

NẠP NƯỚC CHO MÁY TRỘN
1. Hệ thống chuyển nước (bao gồm cả nước làm lạnh nếu cần) tới các máy trộn
phải là loại không bị rò rỉ. Các van điều khiển nước cho máy trộn phải có khả
năng điều chỉnh từ từ khi đang trong quá trình trộn để bù vào hàm lượng độ ẩm
thay đổi trong cốt liệu. Các van này phải được điều khiển tự động để chúng có
thể đóng lại nếu xi măng, phụ gia khoáng hoặc cốt liệu ngừng nạp vào máy trộn
ở mức yêu cầu.
2. Các thiết bị trộn phải có khả năng phân phối khối lượng nước đồng đều vào máy
trộn.

NẠP PHỤ GIA CHO MÁY TRỘN
1. Trạm trộn phải có khả năng nạp liên tục và đồng bộ các loại phụ gia được thoả
thuận sử dụng cho RCC.
2. Phụ gia phải được cấp liên tục cho máy trộn theo tỷ lệ được qui định trong cấp
phối bê tông được thoả thuận.

VẬN HÀNH TRẠM TRỘN
1. Toàn bộ trạm trộn phải được vận hành một cách liên tục ở một mức độ nạp
nguyên liệu nhất định. Cần phải hạn chế đến mức tối thiểu các lần khởi động và
đóng máy trong lúc sản xuất hỗn hợp RCC.
2. Trạm trộn phải được thiết kế, khống chế và vận hành với toàn bộ nguyên liệu

được nạp đồng thời vào máy trộn ở các mức chính xác khi máy trộn khởi động.

CÁC THIẾT BỊ LẤY MẪU
1. Trạm trộn RCC phải được trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ cần thiết để lấy
mẫu kiểm tra theo các nội dung qui định trong Mục 10 “Kiểm tra chất lượng”
của Chương này.
2. Các thiết bị lấy mẫu phù hợp phải đảm bảo lấy được mẫu vật liệu làm đại diện
khi chúng đi vào máy trộn, khi chúng được xả ra từ máy trộn hoặc từ các thùng
chứa.

GIÁM SÁT QUÁ TRÌNH TRỘN VÀ THỜI GIAN TRỘN
1. Nhà thầu phải đảm bảo công tác kiểm tra chính xác tất cả các thành phần
nguyên liệu của RCC theo đúng cấp phối được thoả thuận.
2. Thời gian giữ hỗn hợp trong máy trộn tối thiểu là 45 giây trừ khi các thí nghiệm
máy trộn được Tư vấn tham gia cho thấy hỗn hợp RCC có thể đạt yêu cầu với
thời gian trộn ít hơn. Thời gian trộn có thể được kéo dài ra nếu việc này là cần
thiết để tạo ra hỗn hợp RCC có chất lượng phù hợp hơn.
3. Nếu giảm thời gian trộn dự kiến thì phải tiến hành với thời gian trộn giảm một
bộ gồm 3 thí nghiệm đồng bộ được nêu trong Mục 10.3 “Các tiêu chuẩn đánh
giá…” của Chương này để xác định xem việc giảm thời gian trộn có sản xuất ra
Học viên: Lưu Tuấn Anh - Lớp 23QLXD21

MHV: 1582850302001


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn Hải

được hỗn hợp RCC đạt yêu cầu kỹ thuật qui định hay không. Các mẫu thí

nghiệm phải lấy ở bãi đổ, sau khi rải và ngay trước khi đầm.
4. Nhà thầu có thể đề xuất hiệu chỉnh thời gian trộn tối đa 5 giây, chỉ được Tư vấn
chấp thuận nếu kết quả thí nghiệm có thể chấp nhận được. Qui trình điều chỉnh
thời gian trộn có thể được lặp lại cho đến khi xác định được thời gian trộn tối
thiểu để tạo ra hỗn hợp RCC có thể đáp ứng được các yêu cầu qui định.

V.I.4. THIẾT BỊ ĐỂ VẬN CHUYỂN VÀ CHUYÊN CHỞ RCC
TỔNG QUAN
Hỗn hợp RCC phải được chuyển từ trạm trộn tới khu vực đổ càng nhanh càng
tốt, bằng các biện pháp hạn chế phân tầng, bụi bẩn và khô. Hệ thống băng tải
được sử dụng để vận chuyển hỗn hợp RCC từ trạm trộn đến các vị trí thích hợp
ở đầu trái đập. Băng tải sẽ chuyển hỗn hợp RCC vào trong các thùng chứa có
cửa xả tự động ở dưới để xả hỗn hợp RCC vào trong thùng xe tải. Ở cuối băng
tải phải có vách ngăn, ống dẫn để hạn chế mức đổ tự do, hạn chế sự phân tầng
của hỗn hợp RCC.

CÁC BĂNG TẢI
1. Băng tải được thiết kế và lắp đặt để chuyển hỗn hợp RCC từ trạm trộn đến
thùng chứa gắn vào cuối băng tải ở đầu trái khối đập đang thi công. Độ dốc của
băng tải phải đảm bảo không gây ra hiện tượng phân tầng hỗn hợp RCC. Thông
thường giới hạn độ dốc của băng tải khi đi xuống khoảng 25 o, khi đi lên khoảng
28o. Tuy nhiên giá trị giới hạn này phụ thuộc vào tốc độ vận chuyển của băng
tải, tính chất bề mặt của băng tải, tính chất của hỗn hợp RCC và một số yếu tố
khác.
2. Việc thiết kế và lắp đặt hệ thống băng tải phải đồng bộ với các cao độ khác nhau
phù hợp với các giai đoạn thi công. Các trụ móng băng tải làm bằng bêtông
hoặc bằng kết cấu khung thép có thể đặt trong khu vực đáy đập và được để lại
trong khối bê tông đập nếu được Tư vấn thoả thuận.
3. Các băng tải phải có kích thước và công suất vận hành phù hợp với công suất
của trạm trộn, đáp ứng các yêu cầu về cường độ đắp đập và không làm phân

tầng vật liệu. Toàn bộ băng tải phải được che kín 3 mặt (mặt trên và 2 mặt bên)
để tránh RCC bị khô do gió và ánh nắng mặt trời hoặc bị ẩm ướt do gặp mưa.
Băng tải phải là loại được thiết kế, chế tạo để vận hành liên tục, bảo dưỡng ít,
các mặt băng tải khi quay lại phải luôn sạch sẽ, không bị chùng xuống khi vận
chuyển hỗn hợp RCC.
4. Các lớp phủ băng tải phải được sơn màu trắng để giảm sự hấp thụ nhiệt, có thể
phải dùng các vòi phun sương (ở những vị trí không phun vào phần RCC) để
làm mát nếu nhiệt độ của lớp phủ băng tải quá cao làm cho hỗn hợp RCC bị
tăng nhiệt độ quá mức trong khi vận chuyển trên băng tải.

CÁC MÁNG VẬN CHUYỂN HỖN HỢP RCC
Tại những chỗ có độ dốc lớn có thể sử dụng máng tự chảy để vận chuyển hỗn
hợp RCC, công suất vận chuyển của của máng phải phù hợp với công suất đổ
RCC. Máng phải được vận hành theo trọng lực của hỗn hợp RCC và phải được

Học viên: Lưu Tuấn Anh - Lớp 23QLXD21

MHV: 1582850302001


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn Hải

thiết kế sao cho hỗn hợp RCC có thể chảy tự do dọc theo chiều dài máng mà
không có lượng RCC nào bám vào cạnh của máng.

CÁC THÙNG CHỨA TẠM
1. Các thùng chứa tạm để chứa hỗn hợp RCC được gắn vào cuối băng tải, tại các
cao độ khác nhau phù hợp với các giai đoạn thi công. Cao độ của các thùng

chứa trong các giai đoạn thi công phải đồng bộ với hệ thống băng tải chuyển
hỗn hợp RCC vào thùng xe và hệ thống đường cho xe ôtô vào lấy hỗn hợp RCC
để vận chuyển tiếp ra các lớp đổ.
2. Các thùng chứa phải có đủ khả năng chứa hỗn hợp RCC để đảm bảo công tác
trộn liên tục không dừng lại hoặc chậm lại trong khi sản xuất nếu như các
phương tiện chuyên chở bị chậm. Các thùng chứa phải được thiết kế có hai mái
nghiêng bên và các lối xả ra để cho phép RCC chảy tự do mà không bị phân
tầng hoặc nghẽn lại. Các thùng chứa phải có thiết bị định lượng xả hỗn hợp vào
thùng xe tải để có thể tận dụng tốt nhất khả năng vận chuyển của xe đồng thời
không làm rơi vãi hỗn hợp RCC.
3. Phải đảm bảo duy trì thông tin liên tục giữa các khu vực trạm trộn - các thùng
chứa - khu vực đổ RCC.

CÁC PHƯƠNG TIỆN CHUYÊN CHỞ
1. Hỗn hợp RCC được chuyển đến các sân đắp bằng các xe ôtô tải tự đổ có dung
tích thùng xe trong khoảng 8-10m3. Để tránh làm bụi bẩn lên hỗn hợp RCC, các
xe tải phải sạch và kín, đường vận chuyển bên ngoài đập (nếu có) phải được đổ
các cốt liệu sạch, bố trí các điểm rửa sạch lốp của tất cả các loại xe đi vào khu
vực mặt đập đang thi công và sử dụng các biện pháp khác nếu cần.
2. Các phương tiện chuyên chở phải được bảo dưỡng trong điều kiện vận hành tốt,
không bị làm tràn hoặc chảy dầu, mỡ cũng như các chất bẩn khác lên RCC.
3. Toàn bộ các phương tiện chuyên chở phải được vận hành theo cách tránh quay
ở góc hẹp, ngừng đột ngột hoặc các quy trình thao tác khác mà làm hỏng lớp
RCC đã đầm trước đó. Nếu bề mặt RCC do các phương tiện đi lại phá hỏng, thì
bề mặt đã bị hỏng đó phải được làm sạch, vật liệu đã bị phá hỏng đó phải được
chuyển đi theo hướng dẫn của Tư vấn, và bề mặt đó phải được xử lý như một
khớp nối lạnh theo qui định trong Chương này.
4. Trong khi đổ ở thời tiết nóng hoặc vào những ngày nắng, thì phải phủ lớp vải
dầu lên trên RCC để tránh thất thoát độ ẩm và bụi bẩn. Nếu thời gian vận
chuyển bị kéo dài vì lý do kỹ thuật thì cũng phải sử dụng lớp vải để giữ ẩm cho

RCC.

V.I.5. CHUẨN BỊ NỀN
TỔNG QUAN
1. Nền của RCC là lớp bêtông CVC M200 đáy đập được thi công trước khi thi
công RCC. Các bề mặt nền móng phải được chuẩn bị theo các yêu cầu trong
Chương 0430 “Bê tông thường (CVC)” về công tác xử lý bề mặt đá phía dưới
đập.

Học viên: Lưu Tuấn Anh - Lớp 23QLXD21

MHV: 1582850302001


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn Hải

2. Hỗn hợp RCC chỉ được đổ sau khi bề mặt nền đã được Tư vấn nghiệm thu. Sau
khi bề mặt nền được nghiệm thu quá 6 giờ mà công tác đổ RCC vẫn chưa bắt
đầu thì phải tiến hành nghiệm thu lại và được Tư vấn chập thuận.

ĐỔ BÊ TÔNG THƯỜNG Ở NỀN ĐẬP
1. Việc xử lý bề mặt đá trong khu vực móng đập phải tuân thủ theo đúng các qui
định trong Chương 0430 “Bê tông thường (CVC)” về công tác xử lý bề mặt đá
phía dưới đập. Bê tông đáy đập phải được đổ như thể hiện trong các bản vẽ và
chỉ dẫn của Tư vấn ở hiện trường.
2. Bê tông ở nền đập là bê tông loại M200 như qui định trong Chương 0430 “Bê
tông thường (CVC)” về công tác bê tông thông thường (CVC). Ngay khi lớp
bêtông đáy đập mới bắt đầu ninh kết phải tiến hành tạo nhám bề mặt để tăng

khả năng tiếp xúc giữa lớp CVC đáy đập với RCC. Việc tạo nhám bề mặt được
thực hiện theo các phương pháp qui định trong Chương 0430 “Bê tông thường
(CVC)” về công tác bêtông thông thường (CVC).
3. Bê tông ở nền đập phải có độ bằng phẳng tương đối trong từng khu vực, tránh
những thay đổi đột ngột về cao độ hay mái dôc. Về tổng thể, bề mặt bê tông ở
nền đập phải là nằm ngang hoặc hơi dốc về phía thượng lưu.
4. Công tác khoan phun xi măng dưới nền đập (khoan phun gia cố và khoan phun
chống thấm) thực hiện theo các qui định trong Chương 0430 “Bê tông thường
(CVC)” về công tác khoan phụt chỉ được tiến hành sau khi bê tông nền đạt được
70% cường độ thiết kế. Tại mỗi khu vực thi công cụ thể, công tác khoan phụt
phải kết thúc (với khoan phun gia cố) hoặc tạm dừng (với khoan phun chống
thấm) trước khi thi công RCC.

V.I.6. CÔNG TÁC ĐỔ RCC
TỔNG QUAN
1. Việc thi công RCC phải tiến hành liên tục đến mức có thể được. Tốc độ đổ được
nêu chi tiết trong Mục 9.4.
2. Trong điều kiện nhiệt độ không khí trên 32 0C, Tư vấn có thể yêu cầu tạm dừng
việc đổ RCC.
3. Trong khả năng có thể được, một lớp đổ phải được hoàn tất tới đủ phạm vi của
lớp đổ mà không bị gián đoạn để hạn chế tới mức tối đa việc phải xử lý các khe
thi công dọc theo chiều dòng chảy.
4. Nhiệt độ của hỗn hợp RCC tại khối đổ là nhiệt độ được đo ở độ sâu 10cm dưới
bề mặt hỗn hợp RCC sau khi san và ngay trước khi đầm.
5. Nhiệt độ đổ tối đa cho phép để hạn chế các ứng suất nhiệt được xác định bằng
phuơng pháp phân tích nhiệt, sử dụng kết quả thử nghiệm cấp phối ban đầu
được mô tả trong Mục 1.5.
Trình tự và thời gian đổ RCC được sử dụng quyết định nhiệt độ đổ tối đa như
trong bảng dưới đây.
Tháng/Năm


Tốc độ đổ TB
(m/tháng)

Cao trình đổ
RCC (m)

01/4/2013÷31/5/2013

5,00

78,9÷89,0

Học viên: Lưu Tuấn Anh - Lớp 23QLXD21

Vị trí khối đổ
Lòng sông

Mùa


MHV: 1582850302001


Tiểu luận: Quản lý công nghệ trong xây dựng

GVHD: PGS. TS Đinh Tuấn Hải

01/6/2013÷31/10/2013


4,60

89,0÷112,0

Vai trái, vai
phải



01/11/2013÷31/01/2014

7,67

89,0÷112,0

Lòng sông

Đông

01/2/2014÷31/5/2014

4,80

112,0÷136,0

Toàn tuyến



01/6/2014÷31/10/2014


5,36

136,0÷162,8

Toàn tuyến



Nhà thầu có thể thay đổi trình tự và thời gian đổ RCC như được nêu trên phụ thuộc vào
sự phê duyệt của Tư vấn. Nếu những thay đổi này làm thay đổi ứng suất nhiệt dự tính,
thì Tư vấn sẽ phát hành cho nhà thầu bản hiệu chỉnh những nhiệt độ đổ tối đa cho phép
dựa vào một phân tích mới về nhiệt
6. Nhà thầu chỉ được tiến hành công tác đổ RCC của mỗi lớp sau khi có sự thoả
thuận của Tư vấn.

CHUẨN BỊ BỀ MẶT CHO CÔNG TÁC ĐỔ RCC
1. Trước khi bắt đầu đổ 1 lớp RCC ở đập, bề mặt sẽ đổ RCC vào phải hoàn thành
đầy đủ các nội dung công việc sau:
- Xử lý bề mặt bê tông đáy đập, bề mặt lớp RCC đã đổ trước đó.
- Làm khô nước trên bề mặt. Trong mọi trường hợp không cho phép tồn tại trên
bề mặt các vị trí có nước đọng với bất kỳ lúc nào.
- Xử lý các hành lang trong khối đắp.
- Khoan phun gia cố.
- Các công tác khác theo yêu cầu của Tư vấn đối với mỗi lớp đổ cụ thể.
2. Để làm sạch bề mặt lớp RCC cũ trước khi đổ lớp hỗn hợp RCC mới lên, Nhà
thầu phải có một số loại xe máy chuyên dùng, bao gồm nhưng không hạn chế
với các loại xe máy sau:
- Xe tải có gắn hệ thống quét chân không: xe tải được dùng để dọn các vật liệu
bong ra từ các phần công trình. Xe tải phải có công suất thùng phù hợp với qui

mô công việc. Xe tải có lắp thiết bị có chổi quay được gắn trên một trục
ngang. Vật liệu dọn đi phải bao gồm nhưng không hạn chế các loại như bụi,
cát, sỏi, đá, bêtông đã nhiễm bẩn, nước, bùn, và thực vật. Xe này phải luôn
luôn có sẵn để sử dụng khi tiến hành chuẩn bị bề mặt cho công tác đổ RCC.
- Tia nước hoặc nước - khí áp lực cao: Dụng cụ tia nước hoặc nước - khí áp lực
cao dùng để làm sạch bề mặt lớp RCC đã đổ và các bề mặt bêtông khác. Công
suất của dụng cụ này phải đảm bảo ở mức sao cho bề mặt lớp đổ có thể được
làm sạch nhanh chóng, không ảnh hưởng tới tiến độ đổ RCC. Dụng cụ này
phải bao gồm cả thiết bị vận hành bằng tay và thiết bị đặt trên xe ôtô.
- Các loại máy làm sạch bề mặt khác nếu cần.
- Các dụng cụ cơ khí cầm tay phù hợp.
3. Các loại xe máy, thiết bị nêu trên phải đảm bảo khả năng thu dọn sạch toàn bộ
váng vữa, lớp áo vữa trên bề mặt, bụi bẩn, dầu, các loại vật liệu long ra hoặc vật
Học viên: Lưu Tuấn Anh - Lớp 23QLXD21

MHV: 1582850302001


×