Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 177 trang )

Header Page 1 of 89.

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến tiềm năng khởi sự của sinh viên đại học” là công
trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Ngoài những thông tin
thứ cấp có liên quan đến nghiên cứu đã được trích nguồn, toàn
bộ kết quả trình bày trong luận án được phân tích từ nguồn dữ
liệu điều tra do cá nhân tôi thực hiện. Tất cả các dữ liệu đều
trung thực và nội dung luận án chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Tác giả

Nguyễn Thu Thủy

Footer Page 1 of 89.


Header Page 2 of 89.

ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ........................ Error! Bookmark not defined.
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TIỀM NĂNG KHỞI SỰ
KINH DOANH, MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .......................11
1.1. Cơ sở lý luận về khởi sự kinh doanh và tiềm năng khởi sự kinh doanh .........11
1.1.1. Khởi sự kinh doanh ............................................................................................... 11
1.1.2. Cơ sở lý luận về tiềm năng khởi sự kinh doanh .................................................... 20

1.2. Tổng quan nghiên cứu, mô hình và giả thuyết nghiên cứu ..........................32
1.2.1. Các nghiên cứu về nhân tố tác động tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh
viên đại học ..................................................................................................................... 32
1.2.2. Tổng quan, mô hình và giả thuyết nghiên cứu ...................................................... 36

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................54
2.1. Thiết kếnghiên cứu ...........................................................................................54
2.2. Nghiên cứu định lượng ....................................................................................57
2.3.1. Xây dựng phiếu điều tra ........................................................................................ 57
2.3.2. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu ............................................................................... 69
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................................. 72

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................80
3.1. Thống kê mô tả mẫu ........................................................................................80
3.2.Kết quả mô tả về tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên ....................83
3.2.1.Tự tin khởi sự kinh doanh ...................................................................................... 83
3.2.2. Mong muốn khởi sự kinh doanh ........................................................................... 87

3.3. Kết quả kiểm định thang đo ............................................................................88
3.3.1. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo ................................................................. 88
3.3.2. Kết quả phân tích EFA .......................................................................................... 92

3.4. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ...............................................97
3.4.1.Kiểm định dạng phân phối của dữ liệu .................................................................. 97


Footer Page 2 of 89.


Header Page 3 of 89.

iii

3.4.2. Kiểm định mối tương quan giữa các biến ............................................................. 98
3.4.3. Kết quả kiểm định giả thuyết .............................................................................. 101
3.4.4. Kiểm tra các giả định cần thiết của hồi quy tuyến tính ....................................... 109

CHƯƠNG 4: BÌNH LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................112
4.1. Thảo luận kết quả...........................................................................................112
4.2. Một số hàm ý từ kết quả nghiên cứu ............................................................120
4.2.1. Đối với các trường đại học .................................................................................. 120
4.2.2. Đề xuất với cơ quan quản lý vĩ mô ..................................................................... 128

4.3. Đóng góp của luận án .....................................................................................131
4.4. Hạn chế của nghiên cứu và các định hướng nghiên cứu tiếp theo ..................134
KẾT LUẬN ............................................................................................................139
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..141
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................142
PHỤ LỤC

Footer Page 3 of 89.


Header Page 4 of 89.


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Footer Page 4 of 89.

ĐHQG

: Đại Học Quốc Gia

EFA

: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)

GEM

: Global Entrepreneurhip Monitor

HMDN

: Hình mẫu chủ doanh nghiệp

KSKD

: Khởi sự kinh doanh

TPB

: Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of planned behavior)


SEE

: Lý thuyết sự kiện khởi sự (The entrepreneurial event)

SPSS

: Phần mềm Statistic Packages for Social Sciences


Header Page 5 of 89.

v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tóm tắt một số nghiên cứu trước có liên quan .........................................35
Bảng 2.1: Thông tin về đối tượng tham gia phỏng vấn ............................................56
Bảng 2.2: Thang đo cảm nhận về mong muốn KSKD..............................................60
Bảng 2.3: Thang đo cảm nhận về tự tin KSKD .............................................................61
Bảng 2.4. Thang đo ý kiến người xung quanh ..........................................................63
Bảng 2.5. Thang đo vị trí xã hội của chủ doanh nghiệp ...........................................63
Bảng 2.6: Thang đo kinh nghiệm kinh doanh thương mại .......................................64
Bảng 2.7: Thang đo kinh nghiệm lãnh đạo ...............................................................65
Bảng 2.8: Thang đo truyền cảm hứng KSKD trong nhà trường ...............................66
Bảng 2.9: Thang đo phương thức học qua thực tế ....................................................67
Bảng 2.10: Thang đo tham gia hoạt động ngoại khóa ..............................................68
Bảng 3.1: Thông tin về đối tượng điều tra ................................................................81
Bảng 3.2: Kết quả điều tra về mức độ tự tin và mong muốn KSKD của sinh viên ..84
Bảng 3.3: Thang đo “ Phương thức học qua thực tế” với 5 biến quan sát ................89
Bảng 3.4: Cronbach’s Alpha của các thang đo trong nghiên cứu .............................90
Bảng 3.5: kiểm định KMO and Bartlett's Test ..........................................................92

Bảng 3.6: Ma trận nhân tố xoay cho tất cả các biến .................................................94
Bảng 3.7: Cronbach alpha cho biến “Năng lực KSKD của cá nhân” .......................95
Bảng 3.8: Thống kê mô tả biến trong dữ liệu điều tra ..............................................99
Bảng 3.9: Kết quả ma trận hệ số tương quan ..........................................................100
Bảng 3.10: Kết quả hồi quy nhân tố ảnh hưởng tới mong muốn KSKD ................102
Bảng 3.11: Hệ số hồi quy nhân tố ảnh hưởng tới mong muốn khởi sự ..................103
Bảng 3.12: Kết quả hồi quy nhân tố ảnh hưởng tới tự tin về khả năng khởi sự .....105
Bảng 3.13: Hệ số hồi quy mô hình nhân tố ảnh hưởng tới tự tin khởi sự ...............107
Bảng 3.14: Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết ...................................................108

Footer Page 5 of 89.


Header Page 6 of 89.

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1: Quá trình KSKD........................................................................................ 21
Hình 1.2 : Lý thuyết nhận thức xã hội ...................................................................... 24
Hình 1.3: Mô hình sự kiện khởi sự kinh doanh - SEE của Shapero và Sokol (1982) ...... 26
Hình 1.4: Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen, 1991 ....................................... 27
Hình 1.5: Mô hình tiềm năng KSKD của Krueger và Brazeal (1994) ...................... 29
Hình 1.6: Lý thuyết về hành vi có kế hoạch của Shapero- Krueger ......................... 30
Hình 1.7: Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 52
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu của luận án ............................................................. 54
Hình 2.2: Thiết kế quy trình xây dựng phiếu điều tra ............................................... 58
Hình 3.1. Thống kê nghề nghiệp của bố trong mẫu điều tra ..................................... 82
Hình 3.2: Thống kê nghề nghiệp của mẹ trong mẫu điều tra .................................... 83

Hình 3.3: Mức độ tự tin KSKD của sinh viên trong mẫu điều tra ............................ 85
Hình 3.4 : Mong muốn KSKD của sinh viên trong mẫu điều tra ............................. 87
Hình 3.5: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ................................................................ 96

Footer Page 6 of 89.


Header Page 7 of 89.

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu tóm tắt công trình nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết về dự định khởi sự kinh doanh, nghiên cứu này
kiểm định tác động của các yếu tố trải nghiệm cá nhân (trong đó có các trải nghiệm
trong quá trình học tập tại trường đại học) và một số yếu tố môi trường tới tiềm
năng khởi sự kinh doanh thể hiện bằng 2 chỉ báo cảm nhận về mong muốn khởi sự
kinh doanh và tự tin khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học ở Việt Nam.
Sử dụng số liệu điều tra bằng bảng hỏi trên 693 sinh viên đại học ở 11 trường
đại học trên khu vực Hà Nội, luận án kiểm định 16 giả thuyết nghiên cứu. Kết quả
cho thấy chỉ có một giả thuyết không được ủng hộ, còn lại 15 giả thuyết được ủng
hộ bởi bộ dữ liệu nghiên cứu.Ý kiến người xung quanh có mức độ tác động mạnh
nhất tới cảm nhận về mong muốn khởi sự kinh doanh, trong khiyếu tố kinh nghiệm
cá nhân có mức độ tác động mạnh hơn tới tự tin khởi sự kinh doanh.
Từ kết quả này tác giả gợi ý một số gợi ý khuyến nghị cho các trường đại
học và các cơ quan quản lý vĩ mô để thúc đẩy tiềm năng khởi sự kinh doanh của
sinh viên đại học ở Việt Nam.

2. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn

Khởi sự kinh doanh qua việc tạo lập các doanh nghiệp mới là động lực cho
phát triển kinh tế.Một nền kinh tế phát triển được là nhờ sự phát triển về cả số lượng
và chất lượng của các doanh nghiệp.Các nghiên cứu trên thế giới của Malecki
(1997), Reynolds (1994), Audretsch (2004)(trích dẫn trong Carree and
Thurik(2003) [36]) chỉ ra rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa việc khởi sự kinh
doanhvới tăng trưởng kinh tế vùng và địa phương.Những nơi có tỷ lệ thành lập
doanh nghiệp cao thường có tốc độ phát triển kinh tế cao.Các doanh nghiệp mới
thành lập ngoài việc đóng góp vào GDP của nền kinh tế còn tạo ra nhiều việc làm
cho xã hội, và làm giàu cho bản thân chủ doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó chính phủ
các nước phát triển cũng như đang phát triển đều dành nhiều chính sách hỗ trợ và

Footer Page 7 of 89.


Header Page 8 of 89.

2

nỗ lực để thúc đẩy việc khởi sự kinh doanhtrong giới trẻ, đặc biệt trong giới sinh
viên khuyến khích họ không đi làm thuê mà hãy tự tạo việc làm, gia tăng số lượng
doanh nghiệp cho phát triển kinh tế [45]. Lý do có sự quan tâm đặc biệt đến thúc
đẩy tinh thần doanh nhân trong giới sinh viên bởi vì các nhà nghiên cứu hy vọng
rằng những doanh nhân được đào tạo tốt sẽ tạo ra các doanh nghiệp tăng trưởng
nhanh và mạnh hơn doanh nghiệp của những người có trình độ thấp [37].
Ở Châu Âu và Mỹ, thúc đẩy tinh thần doanh nhân được coi là hạt nhân cho
tăng trưởng kinh tế. Các trường đại học ở Mỹ luôn tiên phong trong thúc đẩy đào
tạo khởi sự kinh doanhtrong nhà trường.Kết quả là các trường đại học ở Mỹ như Học
viện Công nghệ MIT hàng năm có khoảng 150 công ty mới được thành lập, hiện nay

MIT có tổng số 5000doanh nghiệp đã được thành lập tuyển dụng 1,1 triệu nhân viên và
có doanh thu trung bình năm lên tới 230 tỷ USD. Theo điều tra năm 2008 cho thấy
17,8% sinh viên MIT sau khi ra trường đã thành lập ít nhất 1 doanh nghiệp, trong đó
23% thành lập doanh nghiệp khi chưa đầy 30 tuổi. Trường Stanford hiện có 1200 công
ty do sinh viên trường sáng lập trong ngành công nghệ cao [85]. Các quốc gia trên thế
giới như Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ… đều có kế hoạch quốc gia và các hỗ trợ
chính sách thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp nhỏ [91].
Ở Việt Nam, vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng được xã hội
công nhận bằng việc đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của đất nước, với GDP
chiếm khoảng 45% tổng GDP của cả nước, hàng năm thu hút hơn 90% lao động
mới vào làm việc [10]. Chính phủ Việt Nam cũng đã nhận thức được tầm quan
trọng của định hướng tinh thần doanh nhân cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam nhân tố chính trong công cuộc xây dựng nền kinh tế Việt Nam năng động và bền
vững. Hàng loạt các chương trình hỗ trợ và khuyến khích người dân, thanh niên và
sinh viên khởi nghiệp đã được tổ chức như chương trình khởi nghiệp của VCCI
(qua 8 năm huy động được 15.000 thanh niên tham gia), Hội doanh nghiệp trẻ Việt
Nam, cuộc thi “Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ”, chương trình truyền hình làm
giàu không khó, Câu lạc bộ Khởi Nghiệp Trẻ hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh
cùng với sự ra mắt của Chương trình Đào tạo Khởi nghiệp VYE 2011 “Thắp Sáng”,

Footer Page 8 of 89.


Header Page 9 of 89.

3

“Khởi nghiệp cùng Kawai" của đại học Ngoại thương Hà Nội… Chính phủ cũng đã
có chính sách khuyến khích và thúc đẩy thành lập doanh nghiệp và trợ giúp phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như sự tích cực triển khai các hoạt động trợ
giúp doanh nghiệp như việc thành lập các quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ tín dụng nhân

dân...ở một số địa phương nhằm tạo điều kiện cho các doanh nhân vay vốn để khởi
sự kinh doanhvà phát triển[3][4]. Ngoài ra, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi
chính phủ, Hiệp hội… cũng có các chương trình tư vấn hỗ trợ, đào tạo quản trị
doanh nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm thúc đẩy và khuyến khích thành lập doanh
nghiệp.Việt Nam sở hữu một môi trường kinh doanh thuận lợi cho khởi sự kinh
doanhnhư nền kinh tế tăng trưởng nhanh, dân số đông[29].Tuy nhiên khởi sự kinh
doanhở sinh viên Việt Nam còn thấp, phần lớn sinh viên ra trường đều có xu hướng
đi đăng ký tuyển dụng ở các doanh nghiệp đang hoạt động, rất ít người muốn khởi
sự kinh doanh [12].
Lý giải cho tình trạng chỉ thích làm thuê, không thích làm chủ của sinh viên,
có ý kiến cho rằng, chương trình giáo dục phổ thông và đại học hiện nay chưa đáp
ứng được nhu cầu kiến thức về khởi nghiệp tại Việt Nam; giáo trình chú trọng vào
lý thuyết, chưa đề cao thực hành và kiến thức thực tiễn. Trên thị trường cũng vắng
bóng những đơn vị đào tạo về khởi nghiệp dành cho sinh viên đại học và các dịch
vụ công cụ hỗ trợ khởi nghiệp [13]. Chính vì những lý do đó, sinh viên Việt Nam
thiếu kiến thức, thiếu tự tin và tầm nhìn cần thiết để khởi nghiệp.
Vậy thì câu hỏi quản lý được đặt ra là các trường đại học, gia đình và xã hội
cần làm gìđể sinh viên Việt Nam có niềm đam mê và tự tin khởi nghiệp.Xuất phát
từ câu hỏi này thì nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới tiềm năng khởi sự kinh
doanh của sinh viên là rất cần thiết.
Xuất phát từ khoảng trống lý thuyết

Khởi sự kinh doanh là kết quả của dự định, hành động của các cá nhân dũng
cảm được các nhà nghiên cứu mô tả là những anh hùng thời hiện đại [19]. Quyết
định thành lập doanh nghiệp mới ẩn chứa nguy cơ nhiều điều không chắc chắn về
tương lai và đòi hỏi doanh nhân phải có một mức nhất định kỹ năng, kiến thức và

Footer Page 9 of 89.



Header Page 10 of 89.

4

động cơ.Khởi sự kinh doanh là một phạm trù phức tạp liên quan tới nhiều hoạt động
như nhận biết và đánh giá cơ hội, động cơ, tìm kiếm và phân bổnguồn lực, chấp
nhận rủi ro, sángtạo giải quyết vấn đề, quản trị doanh nghiệp. Chính sự phức tạp
của quá trình và các hoạt động khởi sự kinh doanhlàm hạn chếhiểu biết của chúng
ta về lý do cá nhân mở công ty trong khi những người khác thì không [78].
Lowell(2003) [66]trong nghiên cứu của ông đã cho rằng “chúng ta biết rất ít về lý
do tại sao người ta lại khởi sự kinh doanh, các nhân tố ủng hộ, ngăn cản việc khởi
sự kinh doanh”. Lĩnh vực nghiên cứu về khởi sự kinh doanh là đề tài đang nổi trong
thập kỷ vừa qua với số lượng bài viết ngày càng gia tăng. Các nghiên cứu về khởi
sự kinh doanh rất đa dạng có thể chia thành 4 lĩnh vực khác nhau: (a) nghiên cứu về
quá trình phát hiện khai thác cơ hội kinh doanh, (b) nghiên cứu về đặc điểm cá nhân
và nhóm, quá trình hình thành vốn tri thức và vốn con người cho khởi sự, (c) lĩnh
vực nghiên cứu về các phương thức khởi sự kinh doanhvà (d) lĩnh vực nghiên cứu
về các nhân tố văn hóa, thể chế và môi trường tạo thuận lợi và cản trở khởi sự kinh
doanh[66]. Trong số đó, một lĩnh vực được các học giả đặc biệt quan tâm là nghiên
cứu vềlý do,nhân tố tác động tới và dẫn đến việc một cá nhân tiến hành các hoạt
động để khởi sự kinh doanh và tạo lập một doanh nghiệp mới. Đây là lĩnh vực
nghiên cứu rất có ý nghĩa thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản
lý giáo dục khi mà nhu cầu tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế dẫn tới việc khởi sự kinh
doanh để từ đó có các giải pháp chính sách tác động phù hợp để phát triển hệ thống
doanh nghiệp cho phát triển kinh tế là yêu cầu của nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong nghiên cứu về tâm lý học hành vi, thì dự định là chỉ báo chính xác
nhất các hành vi có kế hoạch (planned behavior) đặc biệt khi những hành vi đó khó
quan sát, diễn ra trong khoảng thời gian không dự kiến trước. Nhiều nhà nghiên cứu
đã cho rằng khởi sự kinh doanh là một loại hànhvi có kế hoạch
([20][34][59]).Kruerger và Brazeal(1994)[58]trên cơ sở này cho rằng một cá nhân

trước khi đi tới hành vi khởi sự kinh doanh cần phải có tiềm năng khởi sự, tức là
phải có thái độ tích cực và sự tự tin về khả năng khởi sự kinh doanh của mình; tiềm
năng sẽ dẫn tới dự định và hành vi khởi sự kinh doanh tương lai. Sinh viên là những

Footer Page 10 of 89.


Header Page 11 of 89.

5

người đang ở thời kỳ quyết định lựa chọn định hướng nghề nghiệp tương lai, cho nên
muốn khuyến khích họ khởi sự kinh doanh khi sau này ra trường, thì cần tác động vào
tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên ngay từ khi họ đang ngồi trên ghế nhà
trường.
Thập kỷ qua có thể nói là thập kỷ nở rộ các nghiên cứutheo lý thuyết dự
định khởi sự kinh doanhvới nhiều góc nhìn khác nhau.Tuy nhiên các nghiên cứu
này(a) chủ yếu tập trung tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, các hệ
thống của kinh tế thị trường được hình thành đồng bộ và vận hành hiệu quả, môi
trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh doanh; (b) thiếu nghiên cứu kết hợp
tác động của các yếu tố môi trường với trải nghiệm cá nhân vàtrải nghiệm qua hoạt
động học tập tại các trường đại học tác động tới tiềm năngkhởi sự kinh doanhcủa
sinh viên(c) tác động của các hoạt động đào tạo khởi sự trong trường đại học tới
tiềm năng KSKD của sinh viên còn có nhiều tranh cãi và (d) chưa có nghiên cứu
định lượng nào kiểm định tác động của các hoạt động ngoại khóa kinh doanh tới
tiềm năng KSKD của sinh viên đại học mặc dù đây là nhân tố được nhiều nghiên
cứu định tính đề cập tới[15].
Bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam là nền kinh tế mới chuyển đổi sang cơ chế
kinh tế thị trường, các nguồn hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp mới không phong
phú rất khó tiếp cận, các điều kiện về văn hóa và xã hội cũng khác biệt so với các

nước phát triển và các nước khác trong khu vực. Môi trường kinh doanh và thể chế
cũng như nhận thức có đặc trưng của nước đang phát triển và đang chuyển đổi từ tư
duy bao cấp sang cơ chế thị trường. Các nghiên cứu về khởi sự kinh doanh và tiềm
năng khởi sự kinh doanh được thực hiện ở các nền kinh tế chuyển đổi nói chung và
Việt Nam nói riêng rất ít trong khi rõ ràng có sự khác biệt rất lớn về môi trường,
hoàn cảnh khởi sự kinh doanhở nền kinh tế chuyển đổi [45]. TheoLinan và Chen
(2009)[65],sinh viên ở các nền kinh tế đang nổi/ đang phát triển thường mong muốn
tạo dựng sự nghiệp tương lai của mình thành doanh nhân cháy bỏng hơn sinh viên ở
các nền kinh tế đã phát triển mặc dù động cơ khởi sự kinh doanh là như nhau.Giá trị
xã hội của doanh nhân ở các nước phương Tây không được nhìn nhận giống như ở

Footer Page 11 of 89.


Header Page 12 of 89.

6

các nước phương Đông.Do vậy nhân tố tác động thúc đẩy tiềm năng khởi sự kinh
doanh ở sinh viên Việt Nam có thể có điểm khác biệt so với các nước phát triển
khác.
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu theo lý thuyết dự định khởi sự kinh
doanhnhưng mới chỉ nghiên cứu về tác động của tính cách cá nhân tới dự định khởi
sự kinh doanhhoặc nghiên cứu trên các đối tượng không phải sinh viên như phụ nữ,
thanh niên như các nghiên cứu của Nguyễn(2011)[14], Lý(2010)[9], Hoàng và Bùi
(2013)[1].Một số nghiên cứu về môi trường kinh doanh Việt Nam và tìm hiểu các
yếu tố cản trở với khởi sự kinh doanh như nghiên cứu của VCCI [18], Lê (2003),
(2007)[6][8].Gần đây nghiên cứu của Lê (2013) [6] về tinh thần doanh nhân của
sinh viên chương trình tiên tiến chất lượng cao của Đại học Kinh tế Quốc dân
nhưng không tiếp cận theo lý thuyết dự định. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về

các tác động của các nhân tố tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học
được thực hiện tại Việt Nam.
Để có được một lực lượng doanh nhân mới không phải thực hiện trong một
thời gian ngắn là có được, mà cần phải có khoảng thời gian đầu tư cho công việc
đó.Bên cạnh các những chính sách hỗ trợ tạo môi trường kinh doanh tốt để kích
thích thế hệ trẻ đưa ra những ý tưởng, sáng kiến của mình vào cuộc sống thìcác
trường đại học,cơ sở đào tạo có trách nhiệm lớn trong việc hình thành những doanh
nhân tài năng tương lai, có khả năng quản trị doanh nghiệp và cũng là nơi lý tưởng
để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp ở cộng đồng sinh viên. Để có được cách thức hỗ
trợ phù hợp, tổ chức hoạt động đào tạo có hiệu quả thì đề tài nghiên cứu “Cácnhân
tố tác động tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học”(trong đó tập
trung nghiên cứu tác động kết hợp của các yếu tố môi trường xã hội và các trải
nghiệm cá nhân trong đó có trải nghiệm trong quá trình học đại học) là cần thiết.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ các lý do trên, đề tài tập trung vào mục tiêu nghiên cứu: Kiểm định
nhân tốảnh hưởng tới tiềm năng khởi sự kinh doanh ở sinh viên đại học chính quy
trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi như ở Việt Nam. Các nhiệm vụ cụ thể gồm:

Footer Page 12 of 89.


Header Page 13 of 89.

7

- Luận giải về cơ sở lý luận củakhởi sự kinh doanh và tiềm năng khởi sự kinh
doanh.
- Xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết về mối quan hệ
giữa các yếu tố môi trường vàtrải nghiệm cá nhânvới tiềm năng khởi sự kinh doanh

của sinh viên đại học.
- Từ kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra một số gợi ý giải pháp cho trường
đại học và các cơ quan quản lý vĩ môtrong việcthúc đẩy tiềm năng khởi sự kinh
doanh của sinh viên đại học ở Việt Nam.
3. Đối tượng phạm vi, phương pháp nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu của luận án: các nhân tố tác động tới tiềm năng khởi
sự kinh doanh của sinh viên đại học.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt nội dung:
Có nhiều quan niệm và cách tiếp cận khởi sự kinh doanh, trong nghiên cứu
này sử dụng quan niệm khởi sự kinh doanh theo nghĩa tinh thần doanh nhân, các cá
nhân chấp nhận rủi ro tận dụng cơ hội thị trường để tạo dựng một công việc kinh
doanh mới.
Luận án giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tốmôi trường cảm
xúc kết hợp với các yếu tố thuộc trải nghiệm cá nhân tới tiềm năng khởi sự kinh
doanh. Sự kết hợp này đã được gợi ý qua các nghiên cứu của Obschonka và cộng sự
(2010) [76], Krueger (2009) [60] và chưa có nghiên cứu nào trước đây thực
hiện.Luận án không nghiên cứu các yếu tố khác như yếu tố môi trường kinh doanh
thực tế, văn hóa, thể chế, rào cản hỗ trợ của môi trường, điều kiện tài chính gia đình
hay tính cách cá nhân, đặc điểm nhân khẩu… để đảm báo thiết kế nghiên cứu thích
hợp nhằm thực hiện mục tiêukhám phá tác động của nhân tố môi trường xúc cảm và
kinh nghiệm cá nhân đặc biệt là các trải nghiệm có được trong thời gian học đại học
của sinh viên tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên.
+ Khách thể nghiên cứu: sinh viên đại học chính quy năm cuối vì sinh viên

Footer Page 13 of 89.


Header Page 14 of 89.


8

hệ chính quy năm cuốichưa tốt nghiệp là nhóm người đang trong giai đoạn lựa chọn
nghề nghiệp [91]. Luận án chỉ quan tâm tới sinh viên thuộc hai ngành học là ngành
kinh tế và quản trị kinh doanh và ngành kỹ thuật bởi vì theoHynes (1996) [51],sinh
viên học hai ngành này là hai ngành có tiềm năng khởi sự kinh doanh cao nhất. Đề
tài không nghiên cứu sinh viên hệ văn bằng 2, sinh viên vừa làm vừa học, học viên
cao họclà những đối tượng đã có công ăn việc làm và mối quan hệ xã hội nhất định.
+ Không gian nghiên cứu:Sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Vì văn hóa vùng miền và điều kiện môi trường kinh doanh của các vùng miền khác
nhau cũng có ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh nên luận án chỉ giới hạn
nghiên cứu trong phạm vi các trường đại học khu vực Hà Nội.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng phương pháp phân tích so sánh và tổng hợp thông tin thứ
cấp từ các tài liệu sẵn có trên hệ thống cơ sở dữ liệu để hình thành khung lý thuyết,
mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.
Luận ánsử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kiểm định mô hình và
các giả thuyết nghiên cứu. Mặc dù luận ánđặt trọng tâm là sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng để kiểm định giả thuyết, nhưng trước khi thực hiện nghiên
cứu định lượng chính thức tác giả thực hiện nghiên cứu định tính sơ bộ và một điều
tra định lượng mẫu nhỏ để kiểm tra chuẩn hóa thang đo và bảng hỏi.
+Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện qua phỏng vấn sâu 10 sinh
viên năm cuối và 1 thảo luận nhóm 6 thành viên. Nghiên cứu này nhằm xác định lại
các biến và mối quan hệ giữa các biến trong mô hình lý thuyết, chuẩn hóa thuật ngữ,
điều chỉnh và bổ sung thang đo cho phù hợp bối cảnh và điều kiện Việt Nam.
+Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiệnqua điều tra khảo sát.
Nghiên cứu định lượng sơ bộ thực hiện bằng phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng
hỏi chi tiết với một mẫu nghiên cứu nhỏ thuận tiện (154 sinh viên). Dữ liệu này
nhằm đánh giá sơ bộ, cũng như chuẩn hóa thuật ngữ và bổ sung thang đo cho phù
hợp bối cảnh và điều kiện Việt Nam.Điều tra định lượng chính thức được thực hiện


Footer Page 14 of 89.


Header Page 15 of 89.

9

bằng bảng hỏi chi tiết trên mẫu 693 sinh viên, thu thập thông tin cần thiết cho
nghiên cứu, các dữ liệu thu thập được dùng để đánh giá thang đo, kiểm định mô
hình và các giả thuyết nghiên cứu.
Tác giả xử lý số liệu qua sử dụng phần mềm SPSS 16 để đánh giá giá trị, độ
tin cậy của thang đo và sử dụng hồi quy đa biến tuyến tính để kiểm định mô hình
nghiên cứu và các giả thuyết.

4. Những đóng góp mới của đề tài
- Luận ánnghiên cứu tác động củatrải nghiệm cá nhân trong quá trình đào tạo
trong trường đại học và các trải nghiệm khác trong cuộc sống kết hợp với các yếu tố
môi trườngtới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học.Sự kết hợp các
nhân tố nêu trên chưa được nghiên cứu nào trước đây thực hiện.
- Luận án cung cấp bằng chứng khẳng định các trải nghiệm cá nhân trong đó
có các trải nghiệm được tiếp nhận trong quá trình học đại học có tác động tới tiềm
năng khởi sự kinh doanh của sinh viên trong bối cảnh các nhà nghiên cứu trên thế
giới đang có tranh cãi trái chiều về vai trò của đào tạo đại học với tiềm năng khởi sự
kinh doanh. Các hoạt động định hướng khởi sự kinh doanh trong và ngoài chương
trình đào tạo của nhà trường đại học như hoạt động truyền cảm hứng, học môn học
về khởi sự kinh doanh và tham gia ngoại khóa về kinh doanh đều tác động tích cực
tới hai khía cạnh của tiềm năng khởi sự kinh doanh là tự tin và mong muốn khởi sự
kinh doanh của sinh viên đại học ở Việt Nam.
- Luận án xác định thêm yếu tố tác động tới tiềm năng khởi sự kinh doanh

của sinh viên đại học trên 2 khía cạnh mong muốn khởi sự kinh doanh và tự tin khởi
sự kinh doanh của sinh viên là: “mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa”trong đó
thước đo cho “mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa” được phát triển mới trong
bối cảnh Việt Nam.
- Luận án nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam là một nước đang phát triển,
có nền kinh tế chuyển đổi và có các đặc điểm môi trường riêng biệt. Các nghiên cứu
về tiềm năng khởi sự kinh doanh và tác động của môi trường đào tạo đại học trước
đây chủ yếu thực hiện ở các nước Phương Tây với nền kinh tế thị trường phát

Footer Page 15 of 89.


Header Page 16 of 89.

10

triển.Nghiên cứu trước đây về tác động của hoạt động truyền cảm hứng KSKD được
thực hiện trên trong bối cảnh nghiên cứu tác động của chương trình giáo dục KSKD
tới sinh viên, đối tượng nghiên cứu là các sinh viên đang học chương trình đào tạo
khởi sự. Nghiên cứu này có đối tượng là các sinh viên thuộc 2 chuyên ngành kỹ
thuật và ngành kinh tế và quản trị kinh doanh.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng gợi ý cho các cơ quan quản lý vĩ mô,
các trường đại học một số đề xuất để tạo điều kiện cho sinh viên nuôi dưỡngthúc
đẩy tinh thần doanh nhân,gia tăng tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại
học ở Việt Nam.

5.Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận,tài liệu tham khảo, phụ lục, các nội dung chủ
yếu của luận án được trình bày ở 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu vềtiềm năng khởi sự kinh doanh, mô hình

và giả thuyết nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Bình luận, kiến nghị

Footer Page 16 of 89.


Header Page 17 of 89.

11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TIỀM NĂNG
KHỞISỰKINH DOANH, MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về khởi sự kinh doanhvà tiềm năng khởi sự kinh
doanh

1.1.1.Khởi sự kinh doanh
1.1.1.1. Khái niệm
Khởi sự kinh doanh
Khởi sựtheo từ điển tiếng Việt là bắt đầu một cái gì mới. Khởi sự kinh
doanh(KSKD)theo nghĩa tiếng Việt là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh
doanh mới.Trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật đó là một khái niệm đa chiều.Khởi
sự kinh doanhlà(a) việc mở một doanh nghiệp mới (có thể là “start a new
business”[58]; hay là “new venture creation” [66], “tinh thần doanh nhânentrepreneurship” [68]), (b) hay là tự làm chủ, tự kinh doanh (selfemployment[63]).Trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, thì KSKD được gắn với
các thuật ngữ và lĩnh vực nghiên cứu rất khác nhau.KSKDđược gắn chủ yếu với 2
nghĩa và 2 hướng nghiên cứu chính sau:
-Các học giả trong lĩnh vực kinh tế lao động thì cho rằng khởi sự kinh doanh
là một sự lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân giữa việc đi làm thuê hoặc tự tạo việc
làm cho mình nên gắn khởi sự kinh doanhvới thuật ngữ“tự tạo việc làm - self

employment”[55]và các nghiên cứu về lựa chọn nghề nghiệp. Theo hướng nghiên
cứu này KSKD là lựa chọn nghề nghiệp của những người không sợ rủi ro tự làm
chủ công việc kinh doanh của chính mình và thuê người khác làm công cho họ
[64].Làm thuê được hiểu là cá nhân sẽ làm việc cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức
do người khác làm chủ. Như vậy, KSKDđược hiểu là tự tạo việc làm theo nghĩa trái
với đi làm thuê, là tự làm chủ- tự mở doanh nghiệp và thuê người khác làm việc cho
mình.
- Trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh, KSKD gắn với thuật ngữ
“tinh thần doanh nhân- entrepreneurship” và các nghiên cứu trong lĩnh vực

Footer Page 17 of 89.


Header Page 18 of 89.

12

này[49].“Entrepreneurship- tinh thần doanh nhân” cũng được hiểu và định nghĩa
khác nhau.Nếu hiểu theo nghĩa hẹp “tinh thần doanh nhân”là việc một cá nhân bắt
đầu khởi sự công việc kinh doanh của riêng mình[32], haylà việc một cá nhân chấp
nhận rủi ro để tạo lập một doanh nghiệp mới và tự làm chủ nhằm mục đích làm
giàu,hoặc là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới bằng đầu tư vốn
kinh doanh, hay mở cửa hàng kinh doanh[70]. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì tinh
thần doanh nhân lại là một thái độ làm việc đề cao tính tự chủ, sáng tạo, đổi mới và
chấp nhận rủi ro tạo ra các giá trị mới trong các doanh nghiệp hiện tại [34]; là sự đổi
mới; là một phong cách nhận thức và suy nghĩ [70]; là dự định phát triển nhanh[66].
Hiện nay các nhà nghiên cứu lý thuyết lẫn thực tiễn rất đa dạng trong khái niệm và
khuôn khổ nghiên cứu về tinh thần doanh nhân.Tinh thần doanh nhân với nghĩa
rộng hơn thường được các học giả nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh và
quản trị chiến lược.

Giữa KSKDtheo nghĩa tự tạo việc làm và theo khái niệm tinh thần doanh
nhân có sự khác biệt đôi chút. Tự tạo việc làm nhấn mạnh tới khía cạnhtự làm chủ
chính mình, không đi làm thuê cho ai cả trong khi KSKDtheo nghĩa tinh thần doanh
nhân còn có thể bao gồm cả những người thành lập doanh nghiệp mới để tận dụng
cơ hội thị trường nhưng lại không trực tiếp quản trịdoanh nghiệp mà thuê người
khác nên vẫn có thể đi làm thuê cho doanh nghiệp khác[9].
KSKD trong nghiên cứu này sẽ được hiểu theo nghĩa hẹp của từtinh thần
doanh nhân.Theo đó,khởi sự kinh doanhlà việc một cá nhân (một mình hoặc cùng
người khác)tận dụng cơ hội thị trường tạo dựng một công việc kinh doanh mới.
Người khởi sự kinh doanh(Entrepreneur)
Trong từ điển Webster Dictionary, người KSKDđược định nghĩa là người tổ
chức hoặc quản trị các doanh nghiệp, đặc biệt các công việc kinh doanh có nhiều rủi
ro và sự không chắc chắn.Bird (1988) [34] định nghĩa người KSKD là người bắt
đầu (hoặc tạo dựng) một công việc kinh doanh mới. MacMillan và Katz (1992)[69]
cho rằng người KSKD là người kiếm tiền bằng cách bắt đầu hoặc quản trị công việc
kinh doanh có tính rủi ro. Người KSKDlà người tạo dựng doanh nghiệp mới và phát

Footer Page 18 of 89.


Header Page 19 of 89.

13

triển kinh doanh, họ năng động trong các hoạt động kinh tế, quản trị các thay đổi về
kỹ thuật và tổ chức trong doanh nghiệp, tạo dựng văn hóa đổi mới và học tập trong
doanh nghiệp. Như vậy trong luận án này, người khởi sự kinh doanh là cá nhân tạo
dựng công việc kinh doanh mới.
Cácloại hình khởi sự kinh doanh
KSKD có thể phân loại thành nhiều dạng tùy theotiêu chí sử dụng để phân loại:

- Theo động cơ:
+KSKDđể nắm bắt cơ hội (opportunities driven entrepreneurship): nhiều học
giả cho rằng KSKD là quá trình khám phá và khai thác cơ hội để kiếm lợi nhuận
[59]. Với ý nghĩa này KSKD là một chu trình gồm 3 bước: tìm kiếm cơ hội, khám
phá cơ hội và khai thác cơ hội.Cùng quan điểm, Austin (2006), Mitch (2002)
[83]cho rằngKSKD là việc tận dụng các cơ hội kinh doanh để làm giàu bằng cách
khởi xướng các phương thức họat động sáng tạo trong điều kiện môi trường ràng
buộc bởi nguồn lực có hạn; Shane và Venkatraman (1997)[81]quan niệm KSKD là
lĩnh vực học thuật nghiên cứu cách thức, con người và kết quả của việc phát hiện,
tạo ra và khai thác các cơ hội kinh doanh chuyển chúng thành các hàng hóa và dịch
vụ tương lai.
+KSKDvì cần thiết (necessity driven entrepreneurship): cá nhân bị bắt phải
KSKDdo những nhân tố đẩy như không có việc làm, thất nghiệp, bị đuổi việc, hoàn
cảnh gia đình xô đẩy. KSKDở đây không phải là phát hiện, tận dụng một cơ hội do
thị trường đem lại mà là phương thức duy trì sự sống, thoát nghèo.Những người
KSKDvì bắt buộc này thường cung cấp cho khách hàng những sản phẩm hoặc dịch
vụ thông thường, đơn giản, đã có trên thị trường mà không có sự cải tiến nào. Trong
khi những người KSKDkhi phát hiện cơ hội thường phát triển hoạt động kinh doanh
mới đưa ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ mới, tạo ra giá trị mới và mang
giá trị đó đến đông đảo người tiêu dùng bằng cách sáng tạo và tận dụng những
nguồn lực sẵn có [81].
- Theo đặc điểm:

Footer Page 19 of 89.


Header Page 20 of 89.

14


+ KSKDbằng cách thành lập doanh nghiệp độc lập: Doanh nghiệp mới được
tạo dựng bởi một hoặc nhiều cá nhân độc lập không bị kiểm soát hoặc tài trợ bởi các
doanh nghiệp đang hoạt động khác. Như vậy doanh nghiệp độc lập là sở hữu của cá
nhân các sáng lập viên và các nhà đầu tư.
+ KSKDtrong công ty (intrapreneurship):tạo dựng một doanh nghiệp mới từ
việc khai thác các cơ hội phát sinh từ công ty hiện đang hoạt động: có thể do ý
tưởng mới được hình thành hoặc do công ty hiện tại không khai thác hiệu quả một
nguồn lực nào đó. Hoạt động KSKDtrong công ty này lại được hỗ trợ và sở hữu
(một phần) bởi các công ty hiện đang hoạt động.
- Theo số người tham gia:
+ KSKD có thể bằng cách thành lập doanh nghiệp của một cá nhân
+ KSKDdo một nhóm người cùng tiến hành.
- Theo mục đích:
+ Khởi sự có thể vì mục tiêu lợi nhuận (KSKD)
+ Khởi sự không vì mục tiêu lợi nhuận (thành lập doanh nghiệp công ích,
doanh nghiệp xã hội).
Tổng kết lại, KSKD gắn liền với phát triển kinh tế và tạo của cải, giới thiệu
các sản phẩm chu trình giải pháp và dịch vụ mới cho người tiêu dùng và các nhà sản
xuất, là công việc có ý nghĩa cho những người thích quyền lực, thách thức và là cơ
hội để phát huy tính sáng tạo.Trong giới hạn của nghiên cứu này,KSKDlà quá
trình tạo ra một tổ chức kinh doanh mới độc lập, hoạt động vì lợi nhuận để tận
dụng cơ hội thị trường bởi vì loại hình KSKDnày phù hợp với bối cảnh nghiên cứu
ở sinh viên đại học, những đối tượng đang ở thời kỳ lựa chọn nghề nghiệp và định
hướng tương lai.
KSKD là một quá trình vì KSKDliên quan tới nhiều hoạt động (hình thành ý
tưởng, lập kế hoạch, chuẩn bị nguồn lực…) diễn ra trong khoảng thời gian dài, chứ
không chỉ đơn thuần là quyết định của một thời điểm hoặc một sự kiện.

Footer Page 20 of 89.



Header Page 21 of 89.

15

Mới: là để nhấn mạnh tới việc bắt đầu tạo dựng ra một cơ sở- công việc
kinh doanh.
Độc lập: là hình thành doanh nghiệp mới thuộc sở hữu của người khởi sự,
không phải loại hình KSKDở các doanh nghiệp đang hoạt động.
Vì lợi nhuận:KSKD trong nghiên cứu này không hướng tới việc đáp ứng các
yêu cầu hoặc mục đích xã hội mà KSKDtiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh
doanh hướng tới mục tiêu lợi nhuận.

1.1.1.2. Vai trò của khởi sự kinh doanh đối với tăng trưởng kinh tế
Tầm quan trọng của KSKD trong tăng trưởng kinh tế và thay đổi công nghệ
được tranh cãi qua nhiều thế kỷ trên các diễn đàn học thuật.Sau chiến tranh thế giới
thứ 2, các học giả cho rằng phát triển các doanh nghiệp quy mô lớn mới có lợi cho
nền kinh tế quốc dân. Lý do là các doanh nghiệp lớn có lợi thế hơn so với doanh
nghiệp nhỏ vì các doanh nghiệp lớn mới có được tính kinh tế do quy mô, có năng
lực cạnh tranh quốc tế và khả năng tồn tại trong cạnh tranh tốt hơn, các doanh
nghiệp nhỏ mới thành lập không có được khả năng đó nên vai trò bị lu mờ [24].
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng các doanh nghiệp
nhỏ đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế và hoạt động KSKD mới
trong nền kinh tế tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội của nhiều nền kinh tế
trên thế giới [90]. KSKDđược coi như là biến thứ tư trong “lý thuyết mới về phát
triển” được gọi là biến “vốn khởi sự- entrepreneurship capital” bên cạnh 3 biến
truyền thống là vốn vật chất, nhân lực và tri thức.Vốn KSKDlà khả năng của một
nền kinh tế trong tạo ra các hoạt động KSKDbao gồm nhiều nhân tố từ luật pháp,
thể chế tới xã hội [24].Vốn KSKDgia tăng thúc đẩytăng trưởng kinh tế. Theo Carree
và Thurik (2003) [36],hoạt động KSKD trong nền kinh tế tạo động lực cho phát

triển kinh tế xã hội, những nơi có tỷ lệ thành lập doanh nghiệp cao thường có tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao.KSKDgóp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trên
3 phương diện: tăng cường đổi mới và chuyển giao tri thức, tăng cạnh tranh và tăng
cường mức độ đa dạng hóa trong ngành và trong doanh nghiệp.

Footer Page 21 of 89.


Header Page 22 of 89.

16

Thứ nhất, KSKD thúc đẩy quá trình truyền bá, khai thác, phát triển các tri
thức mới đặc biệt ở loại hình KSKDtận dụng cơ hội.Nghiên cứu của Audretsch
(2004)[24]khẳng định rằng tri thức mới có mối quan hệ dương với phát triển kinh tế
vùng và tri thức mới có tác động gián tiếp tới phát triển kinh tế vùng thông qua các
hoạt động tạo lập doanh nghiệp mới. Thành lập doanh nghiệp mới là cơ sở cho gia
tăng việc khai thác, vận dụng các tri thức mới một cách hiệu quả hơn.Lý thuyết về
truyền bá tri thức qua KSKDcũng cho rằng, tri thức mới là kết quả của các hoạt
động đầu tư đổi mới của một tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động.Tri thức mới ra
đời sẽ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp mới gia nhập vào thị trường để khai thác
các vùng thị trường mới hình thành mà cầu chưa được đáp ứng hoặc đáp ứng chưa
tốt.Đặc biệt việc một nguồn tri thức mới có được thương mại hóa, khai thác hiệu quả
hay không phụ thuộc vào khả năng khai thác của các doanh nghiệp mới gia nhập thị
trường chứ không phải phụ thuộc vào doanh nghiệp hiện đang hoạt động.Các doanh
nghiệp mới thành lập có thể gia tăng việc khai thác, vận dụng các tri thức mới một
cách hiệu quả hơn khi các công ty hiện tại có khả năng sáng tạo ra tri thức nhưng
không khai thác hiệu quả tri thức đó [36]. Sự gia tăng sự chia sẻ và trao đổi tri thức
giữa các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh lại là cơ sở cho các hoạt động đổi
mới và phát triển công nghệ, đó chính là nhân tố hỗ trợ cho phát triển kinh tế [24].

Thứ hai, việc gia nhập mới của các doanh nghiệp trong ngành làm gia tăng
sự cạnh tranh. Cạnh tranh gia tăng sẽ đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn do các
doanh nghiệp mới chịu sức ép phải tạo ra các ý tưởng, sản phẩm mới đáp ứng nhu
cầu riêng biệt của một nhóm khách hàng hoặc thị trường ngách. Các thị trường mới
mang tính chuyên biệt được hình thành lạitiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp
mới gia nhập. Do vậy có tác động cải thiện sự phát triển của vùng và thúc đẩy tự do
thương mại [33].
Thứ ba, KSKD tạo ra doanh nghiệp mới có tác động tích cực tới năng suất.
Những ngành nào có nhiều doanh nghiệp mới gia nhập thường có sự tăng lên trong
năng suất lao động và đổi mới trong dài hạn, đặc biệt đúng trong ngành dịch vụ.
Doanh nghiệp mới gia nhập không nhất thiết là doanh nghiệp dẫn đầu hoạt động đổi

Footer Page 22 of 89.


Header Page 23 of 89.

17

mới và có năng suất lao động cao hơn, mà việc gia nhập của các doanh nghiệp mới
là có tác động tới kết quả hoạt động của ngành nói chung. Tăng số lượng doanh
nghiệp mới thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường và tính chất đào thải của cạnh tranh
sẽ làm gia tăng năng suất, hiệu quả của chính các doanh nghiệp trong nỗ lực cải
thiện vị thế thị trường; thúc đẩy đổi mới đặc biệt tạo ra những thị trường mới với đa
dạng hóa hàng hóa và dịch vụ.Theo Ghulam và Liñán (2011)[72],KSKDqua tạo ra
doanh nghiệp mới tạo ra cơ chế làm giảm tính không hiệu quả nền kinh tế.
Thứ tư, thành lập nhiều doanh nghiệp mới tạo ra nhiều việc làm.Các doanh
nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra hàng triệu việc làm trên thế giới [53]. Ở Việt Nam, vai
trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng được xã hội công nhận bằng việc
đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của đất nước, với GDP chiếm khoảng 45% tổng

GDP của cả nước, hàng năm thu hút hơn 90% lao động mới vào làm việc [16].Đặc
biệt, ở các nước đang phát triển KSKD góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ
cấu kinh tế, giảm nghèo đói [32].Doanh nghiệp nhỏ là xương sống của khu vực kinh
tếtư nhân, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp thuế cho chính phủ, cải thiện cơ sở hạ
tầng.Đó là lý do hiện nay chính phủ các nước đều chú trọng quan tâm tới đào tạo
định hướng tinh thần doanh nhân và tăng cường hỗ trợ hoạt động KSKDvà nghiên
cứu về KSKD có ý nghĩa lớn và là một hướng nghiên cứu được nhiều sự quan tâm
thời gian gần đây.

1.1.1.3. Sự khác biệt KSKDở nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển
với KSKDở các nước phát triển
KSKD ở các nước đang phát triển nói chung và ở các nước có nền kinh tế
chuyển đổi như Việt Nam nói riêng đều gặp các thách thức, cơ hội và bối cảnh riêng
biệt so với bối cảnh ở các nước đã phát triển.
Thứ nhất, ở các nước đang phát triển và chuyển đổi, các doanh nghiệp mới
thường đượchưởng lợi thế từ các quy định chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp mới về
thuế hoặc hỗ trợ trong tiếp cận được các thị trường xuất khẩu, cùng nhiều hỗ trợ
khác.Các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường có các điều kiện kinh tế xã

Footer Page 23 of 89.


Header Page 24 of 89.

18

hội thay đổi nhanh chóng, và có nhiều cơ hội kinh doanh từ việc cổ phần hóa các
doanh nghiệp nhà nước [43].Việc tự do hóa thị trường sau cơ chế kế hoạch cũng tạo
ra cơ hội lợi nhuận cao cho chủ doanh nghiệp [83].
Thứ hai, động cơ KSKD ở nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi có thể

dưới 2 dạng: KSKD do cần thiết và KSKDtận dụng cơ hội trong khi ở nền kinh tế
đã phát triển thường dưới dạng tận dụng cơ hội.Ở các nước đang phát triển, nhiều
người dân không kiếm được việc làm do nạn thất nghiệp, do bị lấy mất đất đai canh
tác trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương, hoặc những người đang làm
cho các công ty nhà nước sau cổ phần hóa phải về hưu sớm bắt buộc [7]. Những
người này không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tự kinh doanh để kiếm
sốngnên kinh doanh của họ mang tính nhỏ lẻ, kỹ năng kinh doanh kém, kinh doanh
theo phong trào, theo bản năng và thiếu tầm nhìn dài hạn. Trình độ chủ doanh
nghiệp thấp và thiếu kinh nghiệm kinh doanh nên năng suất lao động không cao,
hiệu qủa hoạt động và năng lực cạnh tranh kém.KSKDdo tận dụng cơ hội kinh
doanh thường có quy mô lớn hơn.Trong nền kinh tế đang phát triển dạng KSKD do
bắt buộc chiếm nửa số doanh nhân trẻ, còn ở các nước đã phát triển chủ yếu
KSKDđể tìm kiếm cơ hội do những người KSKD ở các nước kinh tế phát triển
thường là những người được đào tạo, có trình độ cao [52].
Thứ ba, trong nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển, môi trường vĩ mô
thường có nhiều cản trở cho hoạt động kinh doanh và KSKD. Các cản trở gồm có
sự thiếu phát triển của hệ thống tài chính cũng như luật pháp và điều hành chính
phủ;môi trường vĩ mô còn hay thay đổi như chính sách thuế, lạm phát cao, tỷ lệ thất
nghiệp cao, cạnh tranh không công bằng từ các doanh nghiệp lớn, nạn hàng giả,
hàng nhái của khu vực phi chính thức [45].Sự phát triển nhanh của các doanh
nghiệp tư nhân mới thành lập, cùng với sự tự do hóa kinh doanh dẫn tới sự thiếu các
dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Chính phủ các nước có nền kinh tế chuyển đổi cũng
thường can thiệp vào hoạt động kinh doanh, ưu ái hơn cho các doanh nghiệp có
phần vốn nhà nước, và phân bổ cho họ nhiều nguồn lực làm cản trở phát triển của
khu vực kinh tế tư nhân.Thái độ tiêu cực với kinhtế tư nhân còn tồn tại từ thời kinh

Footer Page 24 of 89.


Header Page 25 of 89.


19

tế kế hoạch hóa tập trung vẫn còn ảnh hưởng và các thể chế kinh tế thị trường mới
đang được hình thành.Tốc độ và quy mô lộ trình của cổ phần hóa các doanh nghiệp
nhà nước hay thay đổi, không rõ ràng cũng tác động tới môi trường thành lập mới
doanh nghiệp. Do vậy dù có nhiều cơ hội KSKD hơn và cạnh tranh cũng đơn giản
hơn nhưng hạn chế về nguồn vốn KSKD là nhân tố hạn chế hình thành doanh
nghiệp mới ở các nước đang chuyển đổi [43].
Thứ tư, mối quan hệ xã hội phi chính thức thường đóng vai trò quan trọng
trong môi trường kinh doanh thiếu ổn định và còn nhiều thiếu sót ở một nền kinh tế
chuyển đổi và đang phát triển để giúp chủ doanh nghiệp huy động, sử dụng các
nguồn lực, xử lý các vấn đề do cơ chế và nhân viên hành chính quan liêu gây ra.
Mạng lưới gia đình đặc biệt có vai trò quan trọng, những người có bố mẹ người thân
là chủ doanh nghiệp thường có xu hướng trở thành chủ doanh nghiệp hơn những
người khác [88].Mối quan hệ xã hội giúp chủ doanh nghiệp đàm phán tốt hơn với
nhà cung ứng, huy động nguồn tài chính và sử dụng các nguồn lực khác.McMillan
và cộng sự khi nghiên cứu ở Việt Nam đã phát hiện, trong nền kinh tế chuyển đổi,
do thể chế chính thống của kinh tế thị trường mới đang được hình thành, do sai lệch
thông tin, kém trong thực thi hợp đồng, chi phí đàm phán cao và nhiều ảnh hưởng
tiêu cực nên các doanh nghiệp chỉ có thể hoặc rời bỏ thị trường hoặc tìm tới mối
quan hệ xã hội để đảm bảo. Họ thiết lập các mối quan hệ kinh doanh và dựa vào
mối quan hệ đó để đảm bảo rằng các đối tác kinh doanh thực thi cam kết [85].
Thứ năm, chủ doanh nghiệp ở nền kinh tế chuyển đổi rất đa dạng. Do sự
chưa phát triển của khu vực kinhtế tư nhân, nhiều chủ doanh nghiệp kinh doanh sử
dụng phương thức kinh doanh rất tồi nhưng lại vẫn có thể kiếm được lợi
nhuậncao[45].Việc KSKD dường như không có liên quan gì tới trình độ học vấn.
Tuy nhiên, những người có trình độ học vấn thấp thường KSKD do cần thiết, trong
khi những người đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng thường KSKD khi phát hiện
được cơ hội kinh doanh tiềm năng và chính những người có học vấn cao này mới

tạo ra các doanh nghiệp tầm cỡ trên thị trường với khả năng thành công cao.

Footer Page 25 of 89.


×