Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Nhân sinh quan phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội việt nam thời lý – trần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.13 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------- o0o -------------

NGUYỄN LAN ANH

NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI
LÝ - TRẦN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 12/2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------- o0o -------------

NGUYỄN LAN ANH

NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI
LÝ - TRẦN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60 22 80

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Lan


HÀ NỘI - 12/2008


LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ nhiệt tình của
các thày cô giáo trong khoa Triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội trong suốt thời gian em học tập và nghiên cứu tại khoa, tại trường.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn TS. Đặng Thị Lan đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và chu đáo
trong quá trình em thực hiện và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót.
Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thày, các cô, cùng toàn thể các bạn để luận
văn này được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2008
Tác giả

Nguyễn Lan Anh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa từng có ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Lan Anh



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới hiện có ba tôn giáo lớn đó là Phật giáo, Thiên chúa giáo và Hồi
giáo. Mặt tiêu cực của tôn giáo là làm cho con người hoàn toàn thụ động và chịu
khuất phục trước sức mạnh siêu nhiên, dẫn đến tâm lý bị động trước hoàn cảnh và
không thực sự tin tưởng vào nội lực bản thân. Nhưng bên cạnh đó, tôn giáo cũng
có nhân tố tích cực đó là tinh thần nhân đạo và sự hướng thiện, trong đó Phật giáo
thể hiện rõ hơn cả những nhân tố tích cực ấy.
Phật giáo xuất hiện trong một xã hội tồn tại nhiều bất công và phân chia
đẳng cấp rất nghiệt ngã, vì vậy mà triết thuyết của nó thể hiện tinh thần bình đẳng,
từ bi, hỷ xả rõ nét. Cũng bởi vậy mà, giáo lý của Phật giáo ngày càng gần gũi hơn
với mọi người, không phân biệt địa vị, giai – tầng khác nhau trong xã hội, mà chỉ
cần có thiện tâm. Trong các tôn giáo du nhập vào Việt Nam như Đạo giáo, Nho
giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin lành, Hồi giáo… thì Phật giáo là tôn giáo bám rễ
bền chắc hơn cả. Phật giáo đã góp phần xây dựng nên truyền thống yêu nước, đoàn
kết gắn bó của dân tộc Việt. Phật giáo có vai trò quan trọng trong việc hình thành
tâm lý, lối sống, đạo đức của con người Việt Nam. Đặc biệt ở Việt Nam, thời Lý –
Trần là giai đoạn Phật giáo phát triển rực rỡ nhất, ảnh hưởng nhất và có vai trò nổi
bật nhất đối với lịch sử dân tộc.
Phật giáo dưới thời Lý – Trần (kéo dài hơn 4 thế kỷ, từ thế kỷ XI đến cuối
thế kỷ XIV) thực sự có tiếng nói trên vũ đài tư tưởng và có ảnh hưởng lớn trong sự
phát triển của đời sống văn hoá tinh thần người Việt. Nó góp phần giải đáp những
vấn đề có ý nghĩa vô cùng thiết thực trong buổi đầu dựng nước và giữ nước của
ông cha. Đặc biệt là triết lý nhân sinh từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn của Phật giáo
đã góp phần đoàn kết dân tộc, cố kết cộng đồng, khơi dậy và động viên được tinh
thần yêu nước của nhân dân. Phật giáo góp phần không nhỏ trong việc thống nhất


dân tộc và trong công cuộc dựng nước và giữ nước thời kỳ Lý – Trần. Ngoài ra, sự

ảnh hưởng qua lại giữa Phật giáo với tư tưởng, chính trị, đạo đức, văn học nghệ thuật
là một trong những yếu tố tạo nên sắc thái văn hoá riêng có thời Lý – Trần. Giai cấp
thống trị của cả hai triều đại phong kiến này đã dùng Phật giáo như một phương tiện
để liên kết nhân tâm, củng cố vương triều, chống lại nhiều thế lực ngoại xâm hùng
mạnh.
Thời Lý - Trần có những ông vua, bà hoàng và các vị quan đầu triều nhân từ,
phúc huệ: hoà đồng với người dưới, xót thương những kẻ bị cầm tù, khoan hoà với
địch, lo lắng cho dân như con… Chính ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đã
mang lại cho họ những nhân cách như vậy. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin đã mang đến nhiều nguy cơ: sự căng thẳng
trong nhịp sống xã hội, tính vô định của số phận cá nhân, sự cô đơn của con người
bên cạnh khối lượng của cải đồ sộ do con người tạo ra… Vậy, tinh thần bình đẳng,
bác ái, thái độ từ bi hỉ xả và sự tu dưỡng thập thiện, ngũ giới của đạo Phật còn có
vai trò trong thời đại ngày nay hay không?
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam đang bước vào công
cuộc đổi mới trên nhiều lĩnh vực. Quá trình đổi mới này cũng mang lại nhiều
chuyển biến cả tích cực, cả tiêu cực trong đời sống xã hội và đến số phận của từng
người. Bên cạnh những thành tựu trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội như:
chúng ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, tình hình chính trị ngày
càng ổn định; địa vị và uy tín của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng
cao; Việt Nam cũng là điểm đến của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới
về hợp tác kinh tế và du lịch. Nhưng mặt khác, chúng ta đang gặp phải những khó
khăn: Việt Nam chưa thoát khỏi danh sách những nước nghèo trên thế giới, người
dân chưa thực sự được hưởng cuộc sống sung túc, ấm no, hạnh phúc; tâm lý người
dân chưa hoàn toàn thích nghi với sự thay đổi của cơ chế mới; tệ nạn xã hội ngày


càng gia tăng... Chính vì thế, con người Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều áp
lực về tinh thần. Kinh tế phát triển nhanh chóng, đời sống vật chất và tinh thần của
con người thay đổi, xuất hiện nhiều cám dỗ dẫn đến sự biến thái về đạo đức. Trước

tình hình đó, Phật giáo với tư cách tôn giáo dân tộc của Việt Nam mà đỉnh cao là
Phật giáo Lý – Trần đã có những đóng góp vĩ đại cho dân tộc Đại Việt trong những
thời điểm đầy biến cố về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá…vậy, nhân sinh quan
Phật giáo có vai trò, ảnh hưởng và tác dụng như thế nào trong thời kỳ đó, và ngày
nay chúng ta phải tiếp tục phát huy cũng như khắc phục những điểm gì của nhân
sinh quan Phật giáo trong điều kiện, hoàn cảnh hiện nay.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, với mong muốn tìm hiểu về Phật giáo nói
chung và nhân sinh quan Phật giáo nói riêng, cùng với ảnh hưởng của Phật giáo
trong thời Lý – Trần, chúng tôi đã chọn đề tài: “Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh
hưởng của nó tới đời sống xã hội thời Lý - Trần” cho luận văn thạc sĩ triết học
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật giáo nói riêng,
trong những năm gần đây, đã trở thành một đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứu
khoa học xã hội, nhiều công trình nghiên cứu đã trở thành tài liệu có giá trị trong
việc nhìn nhận, đánh giá lịch sử phát triển của dân tộc. Trong đó có thể kể đến một
số tác phẩm sau: Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang; tác phẩm Thiền
học của Nguyễn Đăng Thục; Các tác phẩm Lịch sử Phật giáo Việt Nam và Ảnh
hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay do tác
giả Nguyễn Tài Thư chủ biên; Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, Tập 1: Từ
khởi nguyên đến thế kỷ XIV của Nguyễn Hùng Hậu; Phật giáo với văn hoá Việt
Nam của Nguyễn Đăng Duy; Triết học Phật giáo của Nguyễn Duy Hinh… Trong
đó, dù nó không được trình bày thành các mục riêng, nhưng các tác giả cũng đã đề


cập đến ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến xã hội Việt Nam thời Lý –
Trần.
Và trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc
sĩ đã công bố và bảo vệ thì nhân sinh quan Phật giáo cũng là đề tài được nhiều tác
giả quan tâm. Trong đó, tác giả tiếp thu, kế thừa khá nhiều từ các công trình nghiên

cứu sau:
Luận án tiến sĩ Triết học của tác giả Đặng Thị Lan: Đạo đức Phật giáo và
ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người Việt Nam. Trong đó, nội dung về đạo
đức Phật giáo; các quan niệm khác nhau về đạo đức Phật giáo; sự ảnh hưởng của
đạo đức Phật giáo và cả giải pháp đối với vấn đề đạo đức con người Việt Nam hiện
nay, trên cơ sở tác động của đạo đức Phật giáo được tác giả trình bày một cách khá
toàn diện. Kết cấu đề tài rất chặt chẽ, khiến cho việc trình bày vấn đề khá rõ ràng.
Tuy nhiên, đề tài chỉ đưa ra một số luận điểm cơ bản về đạo đức Phật giáo (từ bi,
ngũ giới, thuyết nhân quả, nghiệp báo luân hồi...), từ đó đưa ra những nhận định
khách quan về sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức của con người
Việt Nam hiện đại. Trong khi, đạo đức chỉ là một nội dung trong nhân sinh quan
của Phật giáo và ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đời sống xã hội dưới thời
Lý – Trần dù có được nhắc đến trong luận án, nhưng tác giả chỉ dừng ở mức khái
quát.
Luận án Tiến sĩ Triết học của tác giả Nguyễn Thị Toan: Quan niệm về giải
thoát trong Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người Việt Nam hiện
nay. Đề tài đã phân tích khá sâu sắc về quan niệm về giải thoát. Tác giả đã tìm hiểu
quá trình hình thành và phát triển của quan niệm về giải thoát của Phật giáo
nguyên thuỷ, Phật giáo Đại thừa, Phật giáo Tiểu thừa qua khảo sát một số bộ kinh
của Phật giáo. Tiếp theo, tác giả trình bày về quan niệm giải thoát trong Phật giáo
Việt nam, trên cơ sở đó tác giả phân tích sự ảnh hưởng của quan niệm giải thoát


đối với đời sống người Việt trong lịch sử và đời sống người Việt Nam hiện nay.
Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về một nội dung quan trọng của nhân
sinh quan Phật giáo: vấn đề giải thoát. Công trình nghiên cứu này đã mang lại một
cái nhìn toàn diện về quá trình hình thành và phát triển của quan niệm giải thoát
trong Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên cũng giống
như đề tài của tác giả Đặng Thị Lan, đề tài cũng chỉ tập trung trình bày một nội
dung của nhân sinh quan Phật giáo, và dù có giành một vài trang đi vào phân tích

ảnh hưởng của tư tưởng giải thoát dưới thời Lý – Trần nhưng chỉ giới hạn ở nội
dung về ảnh hưởng của triết lý giải thoát ở lĩnh vực chính trị.
Đề tài về Phật giáo thời Lý – Trần cũng được nghiên cứu khá nhiều như
Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Văn Sinh: Về vai trò Phật giáo ở Việt Nam (qua
triều đại Lý). Trong đề tài của tác giả Phạm Văn Sinh, tác giả có cách tiếp cận
riêng khi xem xét tôn giáo với tư cách là một hiện tượng xã hội - một tiểu hệ thống
kiến trúc thượng tầng của xã hội. Cách tiếp cận như vậy, có ưu điểm là không chỉ
nhận thấy những hạn chế, sai lầm của tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng mà
còn có khả năng tìm ra những yếu tố hợp lý và tích cực của tôn giáo trong đời sống
xã hội. Tuy nhiên, tác giả Phạm Văn Sinh chỉ tập trung vào đặc trưng của Phật giáo
Việt Nam thời Lý qua việc phân biệt rõ ràng vai trò của phái Thiền tông so với
phái Tịnh độ tông và phái Mật tông. Theo đó, tác giả khẳng định rằng, Thiền tông
thì ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực lịch sử tư tưởng Việt Nam, vì Thiền tông nặng về
phương diện tư tưởng, triết lý nhân sinh. Còn hai phái Tịnh độ tông và Mật tông lại có
vai trò chủ yếu trên lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, bởi nó có khuynh hướng thiên về
tín ngưỡng. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của triết lý nhận sinh của phái Thiền tông, tác
giả Phạm Văn Sinh chỉ dừng lại ở lĩnh vực tư tưởng như: xây dựng một nền tư tưởng
quốc gia dân tộc độc lập, tự chủ và thống nhất; thiết lập khối đại đoàn kết dân tộc và
nhân ái trong lòng dân tộc Việt Nam. Trong khi ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật


giáo không chỉ dừng lại ở lĩnh vực tinh thần, tư tưởng mà nó còn tác động ở nhiều lĩnh
vực khác nhau như: đời sống chính trị, đạo đức, văn hóa của quốc gia Đại Việt.
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Đặng Ánh Tuyết: Góp phần tìm hiểu nhân sinh
quan Phật giáo đời Trần. Với đề tài này, khi trình bày về nhân sinh quan Phật giáo
đời Trần, tác giả chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu về sự ảnh hưởng của nhân sinh quan
Phật giáo đối với triết lý nhân sinh của Phật giáo thời Trần (quan niệm về con người,
đời người và quan niệm về giải thoát) mà chưa đưa ra nhận định rằng, những ảnh
hưởng đó có tác động ra sao đến đời sống xã hội lúc bấy giờ.
Với luận án Tiến sĩ ngữ văn của tác giả Nguyễn Công Lý: Văn học Phật

giáo thời Lý – Trần, diện mạo và đặc điểm. Đề tài đã đi vào nghiên cứu, tìm hiểu
về văn học Lý – Trần, diện mạo và đặc điểm của văn học Phật giáo Lý – Trần. Đây
không phải đề tài nghiên cứu dưới góc độ triết học, nhưng qua việc trình bày về sự
phát triển của văn học Phật giáo Lý – Trần, đề tài đã đưa đến nhận định về mối
tương quan chặt chẽ và sự ảnh hưởng của Phật giáo với văn học ở thời kỳ này. Từ
đó, có thể đưa ra những khẳng định về vai trò của Phật giáo nói chung và nhân sinh
quan Phật giáo nói riêng đối với một lĩnh vực khá quan trọng của đời sống văn hoá
tinh thần thời Lý – Trần, lĩnh vực văn học.
Qua việc tham khảo các đề tài trên tác giả nhận thấy, nhân sinh quan Phật giáo Lý
– Trần mặc dù là một nội dung khá hấp dẫn và được đề cập đến ở hầu hết các đề tài
nghiên cứu về Phật giáo, tuy nhiên nó lại chỉ được đề cập đến ở một khía cạnh nhất
định (quan niệm về đạo đức, giải thoát) và ảnh hưởng của nhân sinh quan đến các
lĩnh vực của đời sống xã hội cũng chưa có công trình nghiên cứu nghiên cứu
chuyên biệt. Tuy nhiên, qua việc khảo sát,


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2004), Việt Nam văn hoá sử cương, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Bảy (1997), Văn hoá phập giáo và lối sống của người Việt ở
Hà Nội và Châu thổ Bắc Bộ, NXB Thông tin, Hà Nội.
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Giáo trình Triết học Mác- Lênin, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Thanh Bình (2007), “Triết lý nhân sinh của Phật giáo với việc hoàn
thiện đạo đức con người Việt Nam”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Số 02, tr. 37-39.
5. Nguyễn Thanh Bình (2007), Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo
và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam (từ đầu thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX), NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Minh Chi, Con đường tiếp cận phật giáo của người Việt Nam hiện đại,
Trang web Buddhismtoday.

7. Minh Chi (2003), Truyền thống văn hoá và phật giáo Việt Nam, NXB
Tôn giáo, Hà Nội.
8. Doãn Chính (1997), Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Doãn Chính (1997), Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
10.Trương Văn Chung (1998), Tư tưởng triết học của thiền phái Trúc Lâm
đời Trần, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Lê Quý Đôn toàn tập (tập 2, 1977), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Lê Anh Dũng, Con đường tam giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ
XIX, trang web thienlybuutoa.
16. Trần Văn Giàu (2000), Đạo đức phật giáo thời hiện đại, NXB Tp Hồ
Chí Minh.
17. Bùi Biên Hào (1998), Phật giáo và thế gian, NXB Hà Nội
18. Nhất Hạnh, Đạo phật đi vào cuộc đời và các tiểu luận khác, Trang web
Buddhismtoday.
19. Nguyễn Hùng Hậu (1990), “Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt
Nam thời Lý – Trần”, Phật giáo và văn hoá dân tộc, Phân viện Nghiên cứu tôn
giáo, Hà Nội.
20. Nguyễn Hùng Hậu (1996), Góp phần tìm hiểu hiểu tư tưởng triết học
Phật giáo Trần Thái Tông, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
21. Nguyễn Hùng Hậu (1997), Lược khảo tư tưởng thiền Trúc Lâm Việt

Nam thời Lý – Trần, Viện nghiên cứu tôn giáo Hà Nội.
22. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam
thời Lý- Trần, Viện nghiên cứu tôn giáo Hà Nội.
23. Nguyễn Thị Hảo (2006), Ảnh hưởng của những tư tưởng Triết học Phật
giáo trong đời sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam, Niên luận triết học, Hà Nội.
24. Nguyễn Thị Hải (2000), Nhân sinh quan Phật giáo và sự thể hiện của
nó ở một số tín đồ Phật giáo hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Hà Nội.
25. Hoàng Văn Hồng (2001), Vấn đề con người trong triết học Phật giáo
qua kinh Pháp Hoa, Khoá luận tốt nghiệp, Hà Nội.


26. Nguyễn Đăng Huy (1999), Phật giáo với văn hoá Việt Nam, NXB Hà
Nội.
27. Đỗ Minh Hợp (chủ biên, 2005), Tôn giáo lý luận xưa và nay, NXB Tổng
hợp Tp Hồ Chí Minh.
28. Thích Thiện Hoa (1994), Phật học Lý – Trần, Giáo hội Phật giáo Việt
Nam.
29. Nguyễn Mạnh Hùng (1993), Văn học Lý – Trần, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
30. Phan Tấn Hùng, Một cái nhìn khác cho vấn đề phát triển Phật giáo ở
Việt Nam, trang web thienlybuutoa.
31. Nguyễn Duy Hinh (1999), Tuệ Trung, nhân sĩ, thượng sĩ, thi sĩ, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
32. Nguyễn Duy Hinh (2005), Triết học Phật giáo Việt Nam, NXB Văn hoá
thông tin, Hà Nội.
33. Trí Không (1994), Phập pháp căn bản, Sách Phật học Lý – Trần.
34. Nguyễn Khương (tập hợp, 1993), Tuệ Trung Thượng sĩ với thiền tông
Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trung tâm nghiên cứu Hán nôm, Tp Hồ Chí
Minh.
35. Huệ Minh, Phật giáo với văn hoá Việt Nam, trang web thienlybuutoa.

36. Mathieu Ricard (Hồ Hữu Hưng dịch), Đối thoại giữa khoa học và Phật
giáo, trang web thienlybuutoa.
37. Nguyễn Công Lý (2000), Văn học Phật giáo thời Lý – Trần, diện mạo và
đặc điểm, Luận án tiến sĩ ngữ văn, Hà Nội.
38. Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận (Tập 1), NXB Văn
học Hà Nội.
39. Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận (Tập 2), NXB Văn
học Hà Nội.


40. Đặng Thị Lan (2003), Đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đạo
đức con người Việt Nam, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội.
41. Đặng Thị Lan (2003), Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt
nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
42. Ngô Sĩ Liên (1976), Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Sử học, Hà Nội.
43. Ngô Thì Nhậm (1978), Trúc Lâm tông chỉ Nguyên Thanh, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội.
44. Nguyễn Thị Như (2005), Đặc trưng của Phật giáo Việt Nam thời Lý –
Trần, Báo cáo khoa học, Hà Nội.
45. Khuất Thị Nga (2008), Vai trò của Phật giáo thời Lý – Trần đối với đời
sống văn hoá người Việt, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội.
46. Bùi Thanh Phương (2000), Về mối quan hệ tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt
Nam từ thời Bắc thuộc đến thời Lý – Trần, Luận văn thạc sĩ Triết học, Hà Nội.
47. Phân viện nghiên cứu Phật học (1990), Thiền uyển tập anh, NXB Văn
học, Hà Nội.
48. Phạm Văn Sinh (1995), Về vai trò Phật giáo ở Việt Nam (qua triều đại
Lý), Luấn án tiến sĩ Triết học, Hà Nội.
49. Trần Lê Sáng (chủ biên, 1994), Tổng tập văn học Việt Nam, tập 1, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
50. Trần Lê Sáng (chủ biên, 1994), Tổng tập văn học Việt Nam, tập 2, NXB

Khoa học xã hội, Hà Nội.
51. S. Suzuki (2008), Tâm thiền nhập môn, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh.
52. Chu Sở (1999), Thế giới tái sinh, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
53. Trần Thái Tông (1974), Khóa hư lục, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
54. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở Văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục.


55. Nguyễn Tài Thư (tập hợp, 1986), Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư
tưởng Việt Nam, Viện triết học, Hà Nội.
56. Nguyễn Tài Thư (chủ biên, 1992), Lịch sử tư tưởng Việt nam (tập 1),
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
57. Nguyễn Tài Thư (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối
với con người Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
58. Hà Văn Tấn (1988), Phật giáo đời Trần - Lịch sử Phật giáo Việt Nam,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
59. Thích Tâm Thiện (1998), Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo, NXB Tp
Hồ Chí Minh.
60. Nguyễn Văn Trung (1993), Một số hiểu biết về tôn giáo ở Việt Nam,
NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
61. Nguyễn Khắc Thuần (2002), Nước Đại Việt thời kỳ Lý – Trần, NXB Hà
Nội.
62. Hoàng Thị Thơ (2004), Sự hình thành tư tưởng Thiền Phật giáo, Luận
án tiến sĩ Triết học, Hà Nội.
63. Lê Thị Thuỷ (1997), Tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo của Trần
Nhân Tông, Luận văn thạc sĩ Triết học, Hà Nội.
64. Đặng Ánh Tuyết (1998), Góp phần tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo
đời Trần, Luận văn thạc sĩ Triết học, Hà Nội.
65. Lại Văn Toàn (chủ biên, 1997), Tôn giáo và đời sống hiện đại (tập 1),
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia.
66. Thích Nguyên Tạng, Phật giáo tại Việt Nam, trang web thienlybuutoa.

67. Chu Thị Mai Thu (1999), Tìm hiểu tư tưởng nhân văn trong triết học
Phật giáo, Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội.


68. Nguyễn Thị Toan (2006), Quan niệm về giải thoát trong Phật giáo va
ảnh hưởng của nó đối với đời sống con người Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ
Triết học, Hà Nội.
69. Lê Hữu Tấn (1999), Ảnh hưởng của những tư tưởng triết học Phật giáo
trong đời sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội.
70. Nguyễn Đăng Thục (1996), Thiền học Việt Nam, NXB Thuận hoá, Huế.
71. Thích Thanh Từ (1997), Phật giáo trong lòng dân tộc, NXB Văn hoá
Thông tin, Tp Hồ Chí Minh.
72. Thích Thanh Từ (2001), Tại sao tôi lại chủ trương khôi phục Phật giáo
đời Trần, NXB Tôn giáo, Hà Nội.
73. Trung tâm thông tin tư liệu – Học viện Chính trị Quốc gia – Viện Thông
tin khoa học xã hội (1997), Tôn giáo và đời sống hiện đại (tập 1), NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội.
74. Trung tâm thông tin tư liệu – Học viện Chính trị Quốc gia – Viện Thông
tin khoa học xã hội (1997), Tôn giáo và đời sống hiện đại (tập 2), NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội.
75. Trung tâm thông tin tư liệu – Học viện Chính trị Quốc gia – Viện Thông
tin khoa học xã hội (1998), Tôn giáo và đời sống hiện đại (tập 3), NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội.
76. Tinh Vân (1994), Cách nhìn của Phật giáo đối với vấn đề luân hồi,
Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh.
77. Trần Quốc Vượng (1996), Phật giáo và văn hoá dân tộc, Phân viện
Nghiên cứu Phật học.
78. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên, 2002), Lịch sử triết học, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.



79. Nguyễn Hữu Vui và Trương Hải Cường (chủ biên, 2003), Tôn giáo học,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
80. Viện Văn học (1977 – 1989), Thơ văn Lý – Trần (tập 1), NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội.
81. Viện Văn học (1977 – 1989), Thơ văn Lý – Trần (tập 2), NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội.
82. Viện triết học (1991), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội.




×