Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bai 1: Trang tri quat giay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 3 trang )

Giáo án mỹ thuật 8
Ngày soạn: 23/08/2008 Ngày dạy: 25/08/2008
Bài 1:
I. Mục tiêu bài học :
- HS hiểu về ý nghĩa và các hình thức trong trang trí quạt giấy
- HS biết cách trang trí phù hợp với hình dạng của mỗi loại quạt giấy
- HS trang trí được quạt giấy bằng các hoạ tiết đã học và vẽ màu tự do theo cảm nhận
của các em.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng dạy học
a. Giáo viên
- Một vài quạt giấy và một số loại quạt khác có hình dáng và kiểu trang trí khác nhau.
- Hình vẽ gợi ý các bước tiến hành trang trí quạt giấy, bài vẽ của học sinh năm trước
(nếu có)
b. Học sinh:
- Sưu tầm hình ảnh các loại quạt để tham khảo
- Giấy vẽ, giấy màu, bút chì, kéo, compa, màu vẽ …
2. Phương pháp dạy học
- Phương pháp vấn đáp - Phương pháp thảo luận
- Phương pháp nêu vấn đề - Phương pháp luyện tập
III. Tiến trình dạy - học
1. Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu bài mới
2. Nội dung
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (Hướng dẫn học sinh quan sát,
nhận xét)
Giáo viên cho học sinh xem một số mẫu
quạt giấy
Giáo viên gợi ý để học sinh thấy được cơng
dụng của quạt giấy:
+ Được dùng ở đâu?


+ Có nhiều loại quạt khơng? (Phân loại theo
cơng dụng)
+ Hình dáng của quạt như thế nào?
+ Quạt được trang trí như thế nào?
Giáo viên tóm tắt lại câu trả lời của học sinh
I. Quan sát, nhận xét

- HS lắng nghe và trả lời
- Trong đời sống, trong trang trí….
- Quạt giấy, quạt nan, (quạt treo tường)…
- Dạng nửa hình tròn
- Bồi giấy ở hai mặt và được trang trí đẹp
mắt
GV Đinh Đức Quang
Vẽ trang trí
TRANG TRÍ QUẠT GIẤY
Tuần 1
Giáo án mỹ thuật 8
đồng thời mở rộng cho HS thấy sự phong phú
của màu sắc và cách trang trí quạt giấy.
Hoạt động 2: (Hướng dẫn học sinh tạo dáng
và trang trí quạt)
Giáo viên cho học sinh xem một số bộ phận
của chiếc quạt
Giáo viên giới thiệu cách tạo dáng cơ bản qua
câu hỏi gợi mở
- Quạt gồm mấy phần?
- Quạt có hình dáng như thế nào?
Giáo viên giới thiệu cách trang trí quạt giấy
Giáo viên cho học sinh xem một số mẫu

quạt giấy đã được trang trí và đặt câu
hỏi cho học sinh phát hiện – trả lời
(trang trí thường có bố cục như thế nào?)
Các thể thức bố cục? (Phác mảng)
- Các hoạ tiết nào thường hay dùng để trang trí
?(hoa văn trang trí phải phù hợp với nội dung)
- Màu sắc được sử dụng như thế nào? (để quạt
mát hay treo tường, trong biểu diễn nghệ
thuật)
Giáo viên củng cố lại cho HS các bước tạo
dáng và trang trí cho HS nắm rõ hơn.
Hoạt động 3: (Hướng dẫn học sinh làm bài)
- Giáo viên cho 1 HS nêu ý tưởng, nội dung từ
đó hướng dẫn mẫu từ đó định hướng cho HS
khác.
- Giáo viên tuỳ vào từng bài, ý tưởng của từng
học sinh mà có cách hướng dẫn cụ thể
 Giáo viên cho HS khoảng thời gian nhất
định (khoảng 10 – 20 phút) để HS tập trung
vào bài vẽ của mình
HS lắng nghe và ghi chép những điều
chính
II. Tạo dáng và trang trí quạt giấy
HS quan sát và thảo luận cách tạo dáng
1.Tạo dáng:

- 2 phần (giấy, thân và nan quạt)
- Thường là ½ hình tròn và có thể biến
dạng tuỳ theo ý định của người thiết kế
2. Trang trí



- Bố cục chắc, khoẻ, cân đối, hài hồ, với
các thể thức đối xứng, phá cách, hoặc trang
trí bằng đường diềm
- Hoạ tiết hoa lá, chim thú, hình mảng …
Màu sắc phải phù hợp với mục đích sử
dụng quạt
HS thảo luận và ghi các ý chính theo nội
dung câu hỏi
III. Luyện tập
-HS lấy giấy, bút … đồ dùng cần thiết để
tiến hành bài làm theo ý tưởng của mình
- HS tiến hành làm bài theo thời gian quy
định
GV Đinh Đức Quang
Thân quạt
Nan quạt
Giáo án mỹ thuật 8
- HS dán bài theo từng tổ sau khi đã hết giờ
làm bài
- HS tiến hành nhận xét bài vẽ theo ý mình
Hoạt động 4: (Đánh giá kết quả học tập)
GV cho HS treo bài: tuỳ từng mức độ hồn thành mà cho HS nhận xét về cách trang trí
dựa trên tiêu chí về: bố cục, hình vẽ và cách vẽ màu sắc.
GV cho học sinh nhận xét, xếp loại động viên, khuyến khích lệ những bài khá, những bài
chưa tốt cần cố gắng hơn
* Dặn dò:
- HS hồn thành nốt bài vẽ ở nhà (nếu chưa xong) và nộp lại vào đầu tuần sau
- HS xem trước bài và chuẩn bị cho bài học sau.

* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ........................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
GV Đinh Đức Quang

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×