Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

phân tích vội vàng và lưu biệt khi xuất dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.8 KB, 14 trang )

Họ và tên SV: Đặng Thị Yến
Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn lớp 11
Phần nghị luận văn học:
I.

Tác phẩm : Vội vàng

Đề bài: Anh/ chị hãy phân tích (cảm nhận) về khổ thơ sau:
“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi!”

Bài làm
Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu và lòng yêu đời tha thiết. Cái “say đắm
đuối” và “non xanh” mơn mởn để hòa vào nhau thành những bản tình ca réo rắt.
Đó không chỉ đơn giản là tình ca của tình yêu mà còn là khúc hát giao hòa của
con người và thiên nhiên, cuộc sống. “Vội vàng”, mà đặc biệt là những câu cuối
bài, bằng bút pháp sôi nổi và đầy biến họa đã thể hiện rõ cái chất mãnh liệt,
nồng nàn rất riêng của Xuân Diệu:
“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,




Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi!”
Mở đầu khúc thơ cuối là câu thơ ba chữ được tách riêng ra đặt giữa
khổ thơ. Sau khi đã chứng minh được “vội vàng” là quan niệm sống đúng
đắn, tích cực. “Ta muốn ôm” chỉ có ba chữ đúng ở giữa khổ thơ đã phát
huy hiệu quả nghệ thuật độc đáo. Tác giả đưa ra một hình ảnh một cái tôi
đầy ham hố đang đứng giữa trần gian dang rộng vòng tay để ôm cho hết
những vẻ đẹp quyến rũ của trần thế vào trong lòng ham sống vô biên của
mình. Dòng thơ này cũng chấm dứt những dòng kẻ đầy vị chia phôi buồn
điệp điệp để bắt đầu cháy lên ngọn lửa ham muốn của nhân vật trữ tình.
Câu thơ làm nổi bật lên hình ảnh một cái tôi ham hố đang dang rộng cánh
tay ôm hết, ôm khắp, ôm trọn tất cả sự sống mơn mởn non tơ đang bày ra
trước mắt.Ở đây Xuân Diệu đã đột ngột chuyển đổi đại từ nhân xưng một
cách tinh tế và vô cùng khéo léo. Đại từ nhân xưng “tôi” bất ngờ chuyển
hóa thành “ta”. Cách xưng hô phần đầu của tác phẩm là “tôi” ở đây là
“ta” thi sĩ xưng “ta” hướng tới đồng cảm đồng tình của mọi người hướng
tới tiếng nói chung. Trước sự sống rộng lớn bao la của vũ trụ, thi sĩ cần
xưng “ta” chăng? Hay ở đây thi sĩ đang nói lên khát vọng của bao người,
hối thúc, lay tỉnh bao người hãy sống mãnh liệt, hãy sống tận độ trong
từng phút giây cho nên phải xưng “ta”?. Điệp ngữ “Ta muốn” còn lặp đi
lặp lại với mật độ dày đặc ở những câu tiếp theo. Khát khao tận hưởng
cuộc sống non tơ đang trào dâng mãnh liệt ngày càng nồng nàn và cháy
bỏng hơn trong trái tim yêu đời đến tham lam của Xuân Diệu. Tác giả sử
dụng hiệu quả nghệ thuật điệp cấu trúc, điệp câu, điệp ngữ, điệp từ tạo
nên một dòng cảm xúc đầy mãnh liệt, những động thái và cảm xúc theo
chiều tăng tiến động thái yêu đương càng lúc càng mãnh liệt.
Không chỉ dừng lại ở đó Xuân Diệu tiếp tục sử dụng hàng loạt

động từ mạnh theo trình tự tăng tiến lần lượt xuất hiện trong các dòng
thơ: “ôm”, “ riết”, “say”, “thâu”, “cắn” là biểu hiện của tình yêu ngày
càng say đắm mãnh liệt. “Ôm” trọn khắp, “riết” thật chặt, “say” sưa mê
đắm và đỉnh điểm là “cắn”. Xuân Diệu đã tận hưởng thiên nhiên như tận
hưởng ái tính. Vì mới bắt đầu nên cái gì cũng non xanh, tất cả đều mang
một dáng vẻ hồn nhiên, ngây thơ và trữ tình: “ mây đưa, gió lượn”, “cánh
bướm với tình yêu”…Cảnh vật không quá đạm những cũng không hề
trầm tĩnh, “mây đưa, bướm lượn” những chuyển động nhẹ nhàng. Xuân
Diệu luôn sợ cái bình yên tẻ nhạt bởi nó gợi nỗi cô đơn ẩn náu trong nhà
thơ. Ông cũng sợ cái gì quá mạnh mẽ sẽ phá vỡ “thiên đường trần thế”
của ông. Đúng như người ta nói “ thơ Xuân Diệu mà không có tình yêu
thì không phải thơ của Xuân Diệu” và như thế “cánh bướm tình yêu” khẽ


khàng xuât hiện và se duyên cho Xuân Diệu với cuộc sống. Hình ảnh
“thâu trong một cái hôn nhiều” rất Tây. Đi liền đó là câu thơ thừa thãi
liên từ “và”: “Và non nước, và cây, và cỏ rạng”. Chính sự lặp lại có vẻ
như thừa thãi ấy lại là một sáng tạo rất hiện đại của Xuân Diệu. Sự lặp lại
liên tiếp liên từ “và” trong một dòng thơ đã truyền đến người đọc một
cảm xúc hăm hở cuồng nhiệt của một gã si tình trước tình nhân đắm đuối.
Nếu đặt câu này vào văn học trung đại thì không chấp nhận được, nhưng
nó thể hiện một cách sống tích cực hãy sống vội vàng để tận hưởng cuộc
sống tươi đẹp, để biết quý trọng khoảnh khắc quý giá của cuộc đời tuổi
trẻ mà tận hưởng cũng có nghĩa là cống hiến cho cuộc đời. Đồng thời mọi
người sẽ biết trân trọng hạnh phúc mình đang có, cuộc sống mình đang
sống và biết nhân lên hạnh phúc trong đời.
Luôn là như thế , vẫn luôn là một Xuân Diệu tận hưởng sự sống
mơn mởn như tận hưởng ái tình và phải đạt đến độ “no nê”, “đã đầy”,
“chếnh choáng”. Nghĩa là phải thỏa thuê, ngây ngất, mê đi, lịm đi:
“Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;”
Xuân Diệu hiện ra đúng là một gã si tình chếnh choáng men say. Hàng
loạt điệp từ “cho” liên tiếp lặp lại dồn đầy cảm xúc yêu đương cuồng
nhiệt, mãnh liệt đến vô biên. Lời yêu cháy bỏng không thể kìm nén trong
lòng, thì thầm trong trái tim mà vang lên thành lời đối thoại dõng dạc,
trực tiếp: “ - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”. Đọc câu thơ, ta
tưởng như thi sĩ đang muốn hét to lên để cả đất trời, vũ trụ hiểu được
niềm yêu cuồng nhiệt của mình. “Ôm, riết, say, thâu” chưa đủ “no nê, đã
đầy, chếnh choáng” vẫn chưa thỏa mà phải “cắn” vào “xuân hồng”, phải
tận hưởng bằng cả tâm hồn, bằng cả trái tim đắp đuối, ham hố mới thỏa
niềm khát khao. Chỉ bằng một từ “cắn” Xuân Diệu đã in đậm dấu ấn
riêng của mình ở bài thơ. Say đắm thiên nhiên, cảnh trời, Xuân Diệu
muốn tận hưởng thiên nhiên và sự sống. Dĩ nhiên, với một trái tim xanh
non biếc rờn, thiên nhiên và sự sống mà Xuân Diệu khát khao phải là
thiên nhiên giữa thời tươi, phải là sự sống mới bắt đầu mơn mởn, phải là
“xuân hồng” căng mọng, quyến rũ. Điều ấy có nghĩa là Xuân Diệu tham
lam, ham hố tận hưởng tất cả những gì ngon nhất, đẹp nhất của sự sống.
Nàng xuân mà Xuân Diệu đắm đuối hết sức thanh tân quyến rũ, rạo rực
xuân sắc, đắm đuối xuân tình. Đến với thiên nhiên, đến với mùa xuân như
đến với người tình tuyệt vời của mình, thi sĩ tình tự với thiên nhiên, ái ân
cùng sự sống. Ở đây, dường như có để biều đạt niềm yêu đời cuồng nhiệt
vô biên của mình, Xuân Diệu đã dùng đến yếu tố phi lí, phi hiện thực.
Cũng chính vì thế mà câu thơ: “ - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào
ngươi!” trở thành một trong những vần thơ độc đáo, táo bạo nhất trong
thơ hiện đại. Cùng với “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”, Xuân


Diệu đã làm cả một cuộc cách mạng lớn trong thi ca để trở thành nhà thơ
mới nhất trong các nhà thơ mới.
“Với những nguồn cảm hứng mới, yêu đương và tuổi xuân, dù lúc

vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời,
thấm thía”. Và khúc thơ cuối trong “Vội vàng” là một trong những khúc
thơ tiêu biểu trong giọng thơ yêu đời nhất. Đọc đoạn thơ, ta như nghe
thấy giọng nói, hơi thở, nhịp đập sôi nổi bồng bột trong trái tim thi sĩ.
Qua bài thơ “Vội vàng”, ta thấy được phần nào cái nhịp sống vội vàng,
niềm say mê cuộc đời mãnh liệt của Xuân Diệu. Đồng thời, ta còn thấy
được một thông điệp vô cùng ý nghĩa, sâu sắc của Xuân Diệu: Hãy sống
vội vàng, sống hết mình trong những khoảnh khắc tuyệt đẹp nhưng lại
mong manh của tuổi thanh xuân bởi thời gian trôi đi sẽ kéo theo mùa
xuân và tuổi trẻ, cả những ước mơ, khát vọng.
ĐỀ BÀI: HÃY PHÂN TÍCH KHỔ THƠ SAU:
“ Xuân đương tới…
……ngả chiều hôm”
(Vội Vàng – Xuân Diệu)

MỞ BÀI
Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu và tuổi trẻ. Ông được mệnh danh là “ông
hoàng của thi ca tình yêu”. Trước cách mạng, với hai tập “Thơ Thơ” và “Gửi
hương cho gió”, Xuân Diệu đã chính thức trờ thành “nhà thơ mới nhất trong các
nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Bài thơ “Vội Vàng” nằm trong tập “Thơ Thơ” là
bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ tình yêu của Xuân Diệu viết về mùa
xuân, tuổi trẻ. Đoạn thơ ta sắp phân tích sau đây là đoạn thơ thể hiện quan niệm
nhân sinh của Xuân Diệu về thời gian và tuổi trẻ và niềm khao khát được sống
mãnh liệt, sống có ý nghĩa, sống hết mình với mùa xuân tuổi trẻ, thời gian cuộc
đời:
“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua

Mau đi thôi ! mùa chưa ngả chiều hôm”
II. THÂN BÀI
1. Khái quát:

Bài thơ “Vội Vàng” nằm trong tập “Thơ Thơ”, xuất bản năm 1938 là bài thơ
tiêu biểu của tập thơ nói riêng, của hồn thơ Xuân Diệu nói chung. “Vội vàng” là
một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu. Bài thơ thể hiện tập trung sở


trường của Xuân Diệu trong việc bộc lộ cái tôi và cách cảm nhận thiên nhiên, sự
sống. Cả bài thơ thể hiện một nhân sinh quan mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc.
Đoạn thơ nằm ở phần giữa của bài thơ “Vội vàng”. Ở đoạn này thi sĩ tập trung
thể hiện quan niệm về thời gian. Thời gian trong thi ca trung đại là “thời gian
tuần hoàn”, nghĩa là thời gian được hình dung như một vòng tròn liên tục tái
diễn, hết một vòng lại quay về điểm xuất phát, cứ trở đi rồi trở lại mãi mãi. Mà
đã là vòng tuần hoàn thì thời khắc, thời đoạn có ra đi thì cũng quay trở về. Quan
niệm “thời gian tuần hoàn” xuất phát từ cái nhìn tĩnh có phần siêu hình, lấy sinh
mệnh vũ trụ để làm thước đo thời gian. Cách thức trình bày của Xuân Diệu là
“chống đối”, “tranh cãi” lại quan niệm xưa; đồng thời bộc bạch quan niệm của
mình bằng một cảm xúc sôi nổi cuồng nhiệt, nghĩa là một dạng ý thức triết học
đã thấm nhuần cảm xúc. Đoạn thơ với giọng tranh luận, biện bác, nhịp điệu sôi
nổi, khẩn trương và những câu thơ đầy mĩ cảm về cảnh sắc thiên nhiên đã chứa
đựng cảm nhận về thời gian của thi sĩ. Xuân Diệu đã phủ định trực tiếp quan
niệm “thời gian tuần hoàn” bằng một câu thật dứt khoát: “Nói làm chi rằng xuân
vẫn tuần hoàn”.
Như vậy, Xuân Diệu lựa chọn cho mình một quan niệm khác “thời gian tuyến
tính”. Nghĩa là thời gian được hình dung như một dòng chảy xuôi chiều, một đi
không trở lại. Vì thế mỗi khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Cho nên tâm
trạng nhân vật trữ tình mới có thoáng nỗi buồn và nỗi hoài nghi.
2. Nội dung cần phân tích, cảm nhận:
a. Xuân Diệu quan niệm “thời gian tuyến tính” xuất phát từ cái nhìn động:
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”
Con người thời trung đại hình như yên trí với quan niệm thời gian tuần hoàn với

cái chu kỳ bốn mùa, cũng như cái chu kì ba vạn sáu ngàn ngày của kiếp người.
Xuân Diệu nhìn cuộc đời bằng con mắt xanh non biếc rờn nhưng cũng không
tránh khỏi những hoài nghi, mất mát. Điều thi sĩ sợ nhất là tuổi trẻ qua đi, tuổi
già mau tới bởi thời gian là tuyến tính nên thời gian như một dòng chảy mà mỗi
một khoảnh khắc qua là mất đi vĩnh viễn. Cách dùng cặp từ đối lập trong hai
câu thơ “Tới – qua”, “non – già” đã cho người đọc thấy được sự cảm nhận rất
đỗi tinh tế của thi nhân về bước đi của thời gian. Thời gian như dòng chảy
không ngừng nghỉ. Cái ta đang có cũng là cái ta đang mất, trong hiện tại đã có
quá khứ và hé mở tương lai.
b. Xuân Diệu lấy sinh mệnh cá thể của mình làm thước đo thời gian. Tức là lấy
quỹ thời gian hữu hạn của cuộc đời mình ( sinh mệnh cá thể ) ra để đo đếm thời
gian trong vũ trụ. Thậm chí thi sĩ lấy quãng ngắn nhất, giàu ý nghĩa nhất trong
sinh mệnh của con người là tuổi trẻ để làm thước đo:


“Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời ”
Chữ “Xuân” được điệp đi điệp lại cả năm đến sáu lần (trong ba câu đầu đã có
tới năm lần). “Xuân” ấy vừa là xuân của đất trời vừa là “xuân” của cuộc đời,
của tuổi trẻ. Mỗi lần nhắc lại là mỗi lần ta bắt gặp cái ngậm ngùi của thi nhân.
Xuân của thiên nhiên thì còn mãi mà “xuân” của đời người đã “hết” thì “tôi
cũng mất”. Dù lòng yêu có “rộng” đến bao nhiêu thì “lượng trời” vẫn cứ chật.
Nên “tuổi trẻ nhân gian” không thể “dài” thêm mãi. Ở đây, hệ thống từ ngữ,
hình ảnh được đặt trong thế tương phản đối lập cao độ (tới – qua, non –già, rộng
– chật, xuân tuần hoàn, - tuổi trẻ chẳng hai lần, còn – chẳng còn) để làm nổi bật

tâm trạng nuối tiếc thời gian, cuộc đời. Vũ trụ có thể vĩnh viễn, mùa xuân rồi
cũng tuần hoàn nhưng tuổi xuân của con người chỉ có một lần, đã qua là qua
mãi. Cho nên Xuân Diệu đã nồng nhiệt phủ định:
“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại !”
Thước đo thời gian của thi sĩ là tuổi trẻ. Tuổi trẻ một đi không trở lại “chẳng hai
lần thắm lại” thì làm chi có sự tuần hoàn ! Trong cái mênh mông của đất trời,
cái vô tận của thời gian, sự có mặt của con người thật là ngắn ngủi, hữu hạn.
Nghĩ về tính hạn chế của kiếp người, Xuân Diệu đã đem đến một nỗi ngậm ngùi
thật mới mẻ:
“Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”
Đọc hai câu thơ, ta cảm nghe rất rõ tiếng thở dài bất lực của thi nhân. Ta nghe
rõ cả cái bâng khuâng, nuối tiếc của nhà thơ phả vào đất trời. Dường như trước
mắt người đọc là cả một trời tiếc nuối. Tâm trạng ấy của Xuân Diệu ta cũng bắt
gặp trong bài thơ “Giục giã”:
“Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn
Vừa xịch gối chăn mộng vàng tan biến
Dung nhan xê động sắc đẹp tan tành
Vàng son đang lộng lẫy buổi chiều xanh
Vừa ngoảnh lại cả lầu chiều đã vỡ”


Phải chăng vì quá yêu mến tuổi trẻ mà từ sự nuối tiếc ấy, thi nhân đã “thức nhọn
giác quan” để sống “toàn tâm, toàn ý, sống toàn hồn” mà “say”, “thâu”, “hôn”,
“cắn” cho kỳ hết những hương nồng của tuổi trẻ ?
c. Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát. Mỗi
khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát lớn lao. Sự tàn phai không chỉ đến
“khắp sông núi” mà còn ở từng cá thể. Và thời gian trôi đi sẽ khiến cho cái nhan
sắc thiên nhiên diệu kỳ này bước vào độ tàn phai. Một sự tàn phai không thể

nào tránh khỏi:
“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”
Đây là hai câu thơ thể hiển rất rõ cách cảm nhận tinh vi về thời gian của Xuân
Diệu. Cảm nhận ấy không chỉ bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng cả khứu giác
“mùi tháng năm”, cả vị giác “vị chia phôi”. Mỗi khoảnh khắc đang rời bỏ hiện
tại để trở thành quá khứ được hình dung như một cuộc chia lìa. Khoảnh khắc
nào cũng là một chia lìa, một mất mát. Và dòng thời gian được nhìn như một
chuỗi vô tận của những mất mát, chia phôi. Cho nên, thời gian thẫm đẫm hương
vị của sự chia lìa. Dậy lên đó đây khắp không gian là lời than thở tiễn biệt “khắp
sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”. Nó là lời thở than của vạn vật, là không gian
đang tiễn biệt thời gian, mà sâu xa hơn là mỗi sự vật thời gian đang ngậm ngùi
tiễn biệt một phần đời của chính nó. Những phần đời của sinh mệnh cá thể đang
ra đi không thể nào cưỡng lại, nó tạo nên sự trôi chảy không ngừng, tạo nên sự
phôi pha, phai tàn của từng cá thể:
“Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”
Gió đùa trong lá không phải là những âm thanh của thiên nhiên tươi vui của
mùa xuân, mà là lời “thì thào” về nỗi hờn giận, buồn thương. Gió phải chia tay
với cây lá mà bay đi; chim chóc trên cây đang ca hát rộn ràng chào xuân bỗng
ngừng bặt, chẳng phải có sự đe dọa nguy hiểm nào, mà chỉ vì chúng buồn tiếc
cho mùa xuân sắp trôi qua. Thế là chẳng riêng gì Xuân Diệu mà cả vạn vật
trong thiên nhiên cũng thức nhận về cái quy luật nghiệt ngã, cái một đi không
bao giờ trở lại của thời gian ấy. Có phải vậy mà Xuân Diệu đưa ra một quyết
định hợp lí cho mình và cho tất cả mọi người “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài
xuân”.
d. Kết thúc đoạn thơ là một tiếng thốt:



“Chẳng bao giờ ôi! chẳng bao giờ nữa
Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm”
Thi sĩ bỗng thốt lên lời than. Tiếc nuối, lo lắng và chợt tỉnh vì "mùa chưa ngả
chiều hôm", nghĩa là vẫn còn trẻ trung, chưa già. Lên đường! Phải vội vàng,
phải hối hả “Mau đi thôi”. Câu cảm thán với cách ngắt nhịp biến hóa làm nổi
bật nỗi lòng vừa lo lắng băn khoăn vừa luống cuống tiếc rẻ, bâng khuâng. Thế
đấy, không thể “buộc gió”, không thể “tắt nắng”, cũng không thể cầm giữ được
thời gian, thì chỉ có cách thực tế nhất là chạy đua với thời gian, là phải tranh thủ
sống . Xưa kia, Nguyễn Trãi viết trong chùm "Thơ tiếc cảnh":
"Xuân xanh chưa dễ hai phen lại
Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên".
Những vần thơ của Nguyễn Trãi giúp ta cảm nhận sắc điệu trữ tình trong "Vội
vàng" về màu thời gian, về sắc thời gian, về tuổi trẻ. Cũng qua đó để hiểu thêm
về lòng ham sống đến nhiệt cuồng của nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ
mới”.
e. Đánh giá chung về quan niệm thời gian:
Cách cảm nhận về thời gian như vậy xét đến cùng là xuất phát từ ý thức sâu xa
về giá trị của sự sống cá thể. Mỗi khoảnh khắc trong đời mỗi người đều vô cùng
quý giá, chính vì một khi đã mất đi là vĩnh viễn mất đi! Quan niệm ấy khiến cho
con người biết quý từng giây phút của đời mình. Và người ta biết làm cho mỗi
khoảnh khắc của đời mình cần phải tràn đầy ý nghĩa. Có như thế mới là biết
sống. Đây là cơ sở sâu xa của thái độ sống “Vội Vàng”.
Rõ ràng toàn bộ quan niệm, thái độ về “thời gian tuyến tính” phải sống “Vội
Vàng” cho cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng tràn đầy ý nghĩa, đã thể hiện rất tích
cực, rất đáng trân trọng của tư tưởng Xuân Diệu.
3. Tổng kết nghệ thuật: Sử dụng phép điệp ngữ, điệp cấu trúc; giọng điệu thơ
sôi nổi nhưng không tạo được niềm vui vì không che giấu sự nuối tiếc, xót xa,
hờn dỗi (nói làm chi, nếu, tiếc…); Hệ thống từ ngữ, hình ảnh được đặt trong thế
tương phản đối lập cao độ. Tất cả đã tạo nên một đoạn thơ hay và giàu ý nghĩa

mang đậm dấu ấn Xuân Diệu.
III. KẾT BÀI:
Tóm lại, đoạn thơ thể hiện tâm trạng nuối tiếc thời gian và cuộc đời của một nhà
thơ vốn khao khát sống, sống mãnh liệt hết mình. Qua đoạn thơ, người đọc
thêm trân trọng quan niệm nhân sinh mới mẻ, tích cực, cảm xúc chân thành của
một tâm hồn nghệ sĩ luôn cháy bỏng niềm yêu cuộc sống. Nói như Giáo Sư
Nguyễn Đăng Mạnh: "Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến


cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan niệm nhân sinh
mới mẻ chưa thấy trong thơ ca truyền thống".

Tác phẩm: Lưu biệt khi xuất dương

II.
1.
-

-

2.

Tác giả
Phan Bội Châu (1867- 1940) là lãnh tụ của các phong trào yêu nước và
cách mạnh của nước ta đầu thế kỉ XX (Duy Tân, Đông Du, Việt Nam
Quang phục hội)
Sinh ra và lớn lên ở huyện Nam Đàn, Nghệ An, một quê hương có truyền
thống hiếu học và có truyền thống yêu nước.
Sự nghiệp cứu nước của ông không thành những tấm lòng yêu nước thiết
tha, nồng cháy của ông thì còn mãi với non sông, đất nước.

Dù không xem văn chương là mục đích của cuộc đời nhưng nhiệm vụ của
người chiến sĩ lại buộc ông cầm bút sáng tác để phục vụ cho công cuộc
cách mạng.
Bài thơ
2.1 Hoàn cảnh ra đời
Năm 1904, Phan Bội Châu cùng Tiểu La Thành thành lập Hội Duy Tân.
Năm 1905, theo chủ trương của Hội, Phan Bội Châu lãnh đạo phong trào
Đông du và xuất dương sang Nhật Bản. Trước lúc lên đường ông viết bài
thơ Xuất dương lưu biệt để giã từ bạn bè và đồng chí.
2.2

-

-

Bối cảnh lịch sử đất nước khi bài thơ ra đời

Vào những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, đất nước đắm chìm
trong màn đêm đen tối: chủ quyền đã hoàn toàn mất vào tay giặc, phong
trào Cần Vương thất bại, hệ tư tưởng phong kiến đã già cỗi, bất lực,…
Tình hình đó đặt ra cho các nhà yêu nước một câu hỏi lớn: phải cứu nước
bằng đường nào?
Trong khi đó ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài tràn
vào Việt Nam ngày càng mạnh. Người ta có thể tìm thấy ở đó những gợi
ý hấp dẫn về con đường cứu nước mới…Vì thế các nhà nho yêu nước của
thời đại như Phan Bội Châu say sưa dấn bước bất chấp nguy hiểm.


Đề bài: Phân tích bài thơ “ Xuất dương lưu biệt” của Phan
Bội Châu.

Phiên âm:
“Sinh vi nam tử yếu hi kì,
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.
Ư bách niên trung tu hữu ngã,
Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy.
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si!
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.”
Dịch thơ:
“ Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời.
Trong khoảng trăm năm còn có tớ,
Sau này muôn thuở há không ai?
Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.”

Bài làm
Trong tâm khảm của nhiều người dân Việt Nam, Phan Bội Châu là một
nhà yêu nước nồng nàn thiết tha, một nhân vật lịch sử kiết xuất, tiêu biểu cho
phong trào đấu tranh giành độc lập của dân tộc mấy chục năm đầu thế kỷ XX.
Tuy không lấy văn chương làm lẽ sống, nhưng do yêu cầu của cuộc vận động
cách mạng, trong hơn nửa thế kỉ cầm bút, ông đã trở thành một nghệ sĩ lớn có
năng lực biểu hiện phong phú, với tấm lòng sục sôi nhiệt huyết. Chính tấm lòng
này đã làm cho thơ văn tuyên truyền cách mạng của Phan Bội Châu có giá trị
độc đáo, chinh phục tình cảm của người đọc, khó lẫn với bất kì một áng thơ văn
nào khác.Văn chương tuyên truyền mà chỉ đưa đến cho người đọc cái hiểu mà
không kèm theo cái cảm thì không gia nhập được vào vương quốc của văn

chương. Thứ đó chỉ là văn chính trị đơn thuần. Văn chương tuyên truyền cách
mạng của Phan Bội Châu đã đạt được tiêu chuẩn thẩm mĩ như trên một cách


xuất sắc, nhất là ở phương diện gây cảm xúc; vì trước hết, nó là tiếng nói tâm
huyết nhất, cao cả nhất, sôi trào nhất của thời đại. Câu thơ của Tố Hữu nói rất
đúng bản sắc giá trị văn chương Phan Bội Châu: “Phan Bội Châu câu thơ dậy
sóng.”. “Dậy sóng” đây là dậy sóng cảm xúc, sóng huyết tâm. Và ở đây chúng
ta có không chỉ là “một câu thơ dậy sóng” mà là cả một bài thơ dậy sóng – “
Xuất dương lưu biệt” thể hiện rõ ràng tư thế hào hùng, quyết tâm hăm hở và
những ý nghĩ cao cả, mới mẻ của nhà cách mạng Phan Bội Châu trong buổi đầu
xuất ngoại tìm đường cứu nước.
Mở đầu bài thơ không phải là những lời chia tay, nhớ thương bịn rịn của
người đi kẻ ở lại, mà đó là những câu thơ mang lí tưởng hoài bão của con người
đang sục sôi ý chí muốn làm chủ vũ trụ, muốn xoay chuyển càn khôn đất trời:
“Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời”
( Sinh vi nam tử yếu hi kì
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển đi )
"Làm trai" là khẳng định chí khí của thanh niên, sống là phải “lạ” - một chữ
“lạ” không tải hết ý của phiên âm “kì”, “kì” ở đây là điều kì lạ, kiệt xuất, phi
thường, làm nên sự nghiệp lớn để lại tiếng thơm muôn đời, đem lại cho đất
nước cuộc sống ấm no, không thể sống tầm thường ích kỉ, chỉ cảm thụ cuộc
sống riêng mình. “Càn khôn” ở đây chỉ trời đất, vũ trụ, là khoảng không gian kì
vĩ, lớn lao.
Hai câu đề vừa như một câu hỏi tu từ khẳng định chí làm trai giữa trời đất
vừa là lời đối thoại rằng không lẽ đấng nam nhi lại để mặc cho trời đất tự
chuyển dời, “chúng ta” chỉ là kẻ đứng ngoài không phận sự sao? Chỉ hai câu đề
ta cũng thấy được một lối sống cao đẹp tiến bộ đầy bản lĩnh, sẵn sàng thách
thức “càn khôn” vũ trụ mang vẻ đẹp của khí phách hào hùng người chí sĩ Phan

Bội Châu. Đấng nam nhi phải là người chủ động thay đổi trời đất, thay đổi vũ
trụ, phải nhập thế bằng cái chí nam nhi dọc ngang trời đất, chọc trời khuấy nước
mới xứng với một đời nam nhi. Quan niệm con người của Phan Bội Châu ở đây
là quan niệm con người vũ trụ quen thuộc của văn chương Nho giáo trung đại.
Quan niệm làm trai ở bài thơ không phải của riêng Phan Bội Châu. Nó là
quan niệm chung về chí làm trai của các nhà Nho thuở trước. Chúng ta đã từng
thấy nó vang len một cách mãnh liệt trong thơ của Nguyễn Công Trứ và của
Phạm Ngũ Lão. Là chí làm trai nhiệt thành cháy bỏng của Phạm Ngũ Lão:
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thỉnh nhân gian thuyết Vũ hầu”
(Phạm Ngũ Lão )


Đó còn là chí làm trai đầy hoài bão, khát vọng của Nguyễn Công Trứ:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
(Đi thi tự vịnh – Nguyễn Công Trứ)
Quan niệm này thể hiện thái độ sống chủ động, tích cực, thể hiện tư thế và tầm
vóc của con người trước vũ trụ và cuộc đời.
Nếu như hai câu đề gợi ra hình ảnh nam tử trong không gian kì vĩ,thì hai
câu thực khắc họa : chí làm trai gắn với “cái tôi”:
“Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở há không ai ?”
( Ư bách niên trung tu hữu ngã,
Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy.)
Nhân vật trữ tình ý thức được trách nhiệm, vai trò lịch sử của mình, trước đất
trời bao la một cách đầy kiêu hùng. “Trong khoảng trăm năm” này cần có một
người sẵn lòng phục vụ cách mạng, phục vụ những lí tưởng cao đẹp mang lại
yên bình cho đồng loại . “Trăm năm” ẩn dụ cho một đời người, một cuộc sống
mà “tớ” có trách nhiệm gánh vác . Chữ “tớ” là cách dịch thoát của chữ “ngã”

(tôi) , vẫn là ý thức mãnh liệt của ý thức cá nhân nhưng với chữ “tớ” mang ở đó
cả nét thân thuộc, bình dị, mang cả nét gần gũi của cụ, cụ đâu có nói cho riêng
cho bạn của mình, đâu chỉ là riêng bản thân cụ mà ở đó là cả lời nhắn nhủ với cả
thế hệ trẻ đi sau.Cái tôi của tác giả mang đầy trách nhiệm và chính trách nhiệm
ấy lại cho ta thấy được lịch sử là một dòng chảy liên tục, có sự chung tay góp
sức của nhiều thế hệ. “Sau này muôn thuở há không ai?” - câu thơ vừa đặt ra
cho ông cũng như cho những người thanh niên yêu nước của dân tộc trước cảnh
nước nhà . Đó cũng là lúc cụ đặt một niềm tin về thế hệ mai sau của dân tộc sẽ
làm nên chuyện lạ, sẽ làm nên non sông này ngàn đời tươi đẹp. Giọng thơ đĩnh
đạc hào hùng mang niềm tin của nhân vật trữ tình, đồng thời khẳng định vai trò
của cá nhân ông , thúc giục những chí sĩ yêu nước lên đường.
Giữa cuộc sống tối tăm của đất nước lúc bấy giờ mà tác giả có ý thức cái
“tôi” cá nhân tích cực như thế quả là cứng cỏi và cao đẹp vô cùng.
Phan Bội Châu tiếp tục khắc họa chí làm trai gắn với thái độ và quan
niệm của kẻ sĩ trước tình hình của đất nước thể hiện qua hai câu luận:


“Non sông đã chết sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài!”
(Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si!)
“ Non sông đã chết” ấy là khi chủ quyền đất nước đã rơi vào tay giặc, thì non
sông ấy coi như đã chết. Sống mà không có quyền làm chủ thì ấy là sống nhục,
lẽ nhục vinh gắn với sự tồn vong của đất nước. “ Giang sơn tử hĩ” bốn chữ đầy
đau đớn, phẫn uất. “Hiền thánh còn đâu học cũng hoài!” – việc đọc sách thánh
hiền là cách học đã cũ kĩ, lạc hậu không giuos được cho người quân tử trong
hoàn cảnh đất nước bấy giờ. Hai câu thơ mang nỗi đau đớn ,xót xa của tác giả.
Lúc này, khi dân tộc đã mất tự do, chủ quyền đất nước bị xâm hại, thì việc đầu
tiên cần thiết nhất không phải học văn chương cử tử nữa. Cụ không có ý chê bai
hay bài xích chuyện học đạo thánh hiền mà chỉ có ý khuyên con người ta phải

sống với thời cuộc. Nước mất thì nhà tan, dân chúng lầm than, đói khổ, đạo đức
xã hội suy đồi khiến những con người có trách nhiệm với dân tộc phải suy nghĩ
mà đau lòng .Với nghệ thuật đối lập được ông sử dụng một cách tài tình - gắn
sự sống chết, công danh của bản thân với sự mất còn, vinh nhục của đất nước .
Hình ảnh này vừa mang vẻ đẹp lãng mạn, sự nhận thức sâu sắc về thời cuộc lại
mang khí phách hào hùng của đấng nam nhi khi lòng nhiệt huyết đưa dân tộc ra
khổi kiếp sống lầm than đang len lỏi khắp da thịt ông .
Quả là tư tưởng mới mẻ, táo bạo có ý nghĩa tiên phong đối với thời đại
của một con người từng gắn bó với của Khổng sân Trình.
Tất cả bao nhiêu khát vọng , hành động và tư thế của người chí sĩ cách
mạng trong buổi lên đường đều được thể hiện qua hai câu kết:
“Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.”
(Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.)
Những “cánh gió”, “sóng bạc” mang vẻ đẹp lãng mạn về những sóng gió, thăng
trầm phía trước. Nhưng những hình ảnh này lại được ông khắc họa bằng giọng
thơ hào hùng ,bay bổng. Hai câu thơ gợi tư thế của con chim lớn trong bài thơ
Quận He:
“Bay thẳng cánh muôn trùn Tiêu Hán


Phá vòng vây bạn với Kim ô”
Tâm thế của nhân vật trữ tình lúc này là muốn lao ngay vào một con đường hoạt
động mới, bay lên quẫy sóng đại dương, bay lên cùng những đợt sóng trào
thoáng hiện trong tâm trí ông. Ông không xem đó là những cách trở, những vật
cản trên con đường sự nghiệp cách mạng của mình, mà trái lại ông xem chúng
như bạn đường, là đối tượng để mình đua sức đua tài . Nhiệt huyết cứu nước
cứu đồng loại đã lấn át nỗi lo âu trong ông. Khí thế ra đi thật hùng dũng và đầy
quyết tâm, tràn trề sức mạnh. Hình ảnh kết thúc bài thơ hào hùng, lãng mạn thể

hiện được tư thế ra đi đầy khí phách của con người trong thời đại mới. Người ra
đi đã gửi gắm bao nhiêu hi vọng vào con đường mình đã chọn.
Bài thơ là cuộc chia tay từ biệt nhưng cũng là tiếng hô gọi, là bàn tay vẫy
gọi những lý tưởng cách mạng mới những con người yêu nước của thế hệ thanh
niên tràn đầy nhựa sống và phía xa xa kia là cánh cửa cuộc sống ấm no hạnh
phúc của muôn dân. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là hình tượng đẹp về một
nhà nho tiến bộ đầu thế kỉ XX với lí tưởng cứu nước, khát vọng sống, chiến đấu
vì dân tộc, lòng tin và ước mơ về một tương lai tươi sáng. Những hình ảnh kì vĩ
về vũ trụ bao la càng làm rõ vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của người lên đường chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.



×