Tải bản đầy đủ (.doc) (187 trang)

GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG _ www.bit.ly/taiho123

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.5 KB, 187 trang )

GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
GIÁO TRÌNH
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Tác giả:
ThS. LÊ KIM DUNG - ThS. LÊ NGỌC ĐỨC
ThS. LÊ HỌC LÂM - Lg. LÊ THỊ QUỲNH
LỜI DẪN NHẬP
Nói đến Pháp luật đại cương, nhiều người liên tưởng đến một môn học
khô khan và khi học Luật phải học thuộc từng điều khoản. Chắc chắn không phải
vậy. Trong thần thoại Hy Lạp có nói về pháp luật như sau: Thuở trời đất mới
hình thành chỉ có các thần linh, chưa có con người, chính Prometheus (có nghĩa
là nhà tiên tri) đã dùng đất sét trộn với nước và dựa vào vóc dáng đẹp đẽ của
thần linh nặn ra con người, trong khi người anh em là Epimetheus, vụng về và
kém sáng tạo hơn đã nặn ra các con vật. Cuộc sống của các thần đầy ánh sáng
và hoan lạc thì cuộc sống của con người tối tăm buồn thảm vì thần mặt trời chỉ
chiếu sáng trên đỉnh Olympus nơi cư ngụ của các vị thần. Thương cho thân
phận của tác phẩm do chính mình tạo ra, thần Prometheus đánh cắp lửa từ thần
Helios để ban tặng cho con người. Trần gian trở nên tươi đẹp hơn và từ đó,
những con người vốn sinh ra từ bùn đất và nước lã đã có thể làm được những
việc ganh đua với thần tiên trên đỉnh Olympus. Việc làm của thần Prometheus
khiến chúa thần Zeus nổi trận lôi đình, Ngài triệu tập một hội nghị khẩn cấp giữa
các thần bàn biện pháp trừng phạt kẻ đánh cắp lửa cho con người dùng. Chiểu
theo Nghị quyết của hội đồng, các thần xúm tay vào sáng tạo ra một tạo vật
hoàn mỹ nhất là nàng Pandora đem ban cho hai anh em Prometheus. Do khôn
ngoan nên Prometheus từ chối đặc ân nhưng Epimetheus đón nhận người đẹp
cùng với món quà mà thần Zeus trao cho, đó là một chiếc hộp với lời dặn tuyệt
đối không được mở ra. Nàng Pandora không chỉ đẹp mà rất tò mò bèn mở hộp


ra xem bên trong hộp có gì. Hành động đó đã làm cho tất cả những hạt giống
xấu xa mà các thần muốn gieo rắc xuống trần gian bay ra: Hạt giống của Tội ác,


Ghen tỵ, Thù hằn, Chiến tranh, Đói rách, Bệnh tật, Cái chết... Thế giới trần gian
trở thành một cõi thị phi, lẫn lộn giữa điều tốt đẹp và cái xấu xa, giữa những
hành vi lương thiện và tội ác, giữa cái đáng làm và cái không nên làm... Tuy
nhiên vẫn còn một điều may mắn, trong số những hạt giống kia có hạt giống Hy
vọng, nhờ đó mà con người có được niềm tin để sống giữa bao điều trái ngược.
Để cai quản loài người, Zeus đã tạo ra hệ thống phân chia quyền lực khá
rõ ràng. Zeus cai quản đất và trời, thần Hades là vua dưới âm phủ, còn
Poseidon ngự trị trên biển cả. Trong số nhiều vị thần khác nắm giữ quyền lực ở
những vị trí khác nhau thì nữ thần Themis là người làm ra luật định, thiết lập trật
tự và ổn định trên thế gian để đảm bảo Công Lý. Sự chính trực và nghiêm minh
của bà đã khiến người Hy Lạp cổ xưa tạc tượng bà tay cầm gươm, tay cầm cân,
mắt bịt một dải băng để chứng tỏ sự vô tư, không thiên vị.
Nữ thần Themis có với thần Zeus một người con gái tên là Dike, đó là nữ
thần của Lẽ phải, Chân lý và Sự thật. Nàng chuyên theo dõi việc tuân thủ quy
định của Zeus dưới trần gian và báo lại cho cha mình biết những trường hợp vi
phạm để Chúa trần giáng sấm sét trừng trị. Nhưng cuộc sống nơi trần thế mỗi
lúc một thêm hỗn loạn, những hạt giống xấu từ chiếc hộp Pandora đâm chồi, nảy
lộc và lớn nhanh đến nỗi Dike cai quản không xuể đành đổi tên thành Astreae
(có nghĩa là tinh cầu) rồi bay về trời. Nữ thần Dike, nữ thần của Lẽ phải, Chân lý
và Sự thật đã bay về trời xa tắp, mà không ở lại với con người nơi trần gian.(1)
Mặc dù câu chuyện này đứng trên quan điểm duy tâm nhưng câu chuyện
thần thoại này vẫn còn mang giá trị rất riêng của nó, có lẽ mỗi người đều có suy
nghĩ và cảm nhận riêng về lẽ công bằng của pháp luật.
Khi chúng ta biết nữ thần của Sự thật, Chân lý và Lẽ phải đã bay về trời,
dân chúng trần gian lúc này biết dựa vào ai để đảm bảo quyền của mình có
trong xã hội? Khi con người sống trong cùng một xã hội có pháp luật và nhân


dân lúc này cũng chỉ biết dựa vào pháp luật mà thôi. Khi chúng ta đã thừa nhận
Pháp luật là một định hướng và có các cơ quan báo vệ xã hội khi thực thi pháp

luật như Tòa án, kiểm sát, công an. Không những thế, đại diện cho quyền lực
Nhà nước là bên buộc tội là cơ quan công tố các cấp, bên xét xử là Tòa án các
cấp, cơ quan điều tra các cấp, với những con người bằng xương bằng thịt như
chúng ta và khi những cá nhân con người thực thể trong các cơ quan đó làm
việc thực thi pháp luật, nên đôi khi ta sai, ta vi phạm họ có quyền được xét xử
chúng ta. Nhưng chúng ta sai như thế nào? Ta sai đến đâu? Đôi khi họ lại không
hiểu cho chúng ta, những người dân bình thường không có quyền lực gì để bảo
vệ. Vậy bên cạnh đội ngũ xét xử ấy phải có một người đứng cạnh bênh vực
chúng ta chứ? Người đó phải nói cho Tòa án hiểu ta sai như thế nào, bên Viện
Kiểm sát (hoặc Viện Công tố) truy tố ta sai như thế nào? Vì sao ta sai? Sai đã
đến mức phải áp dụng chế tài nghiêm khắc hay chưa? Và có thể lắm chứ, do họ
cũng chỉ là những người đôi khi nhận thức như chúng ta nên có thể họ sẽ nhầm
lẫn và làm chưa đúng. Vậy là trong đội ngũ những người áp dụng pháp luật bảo
vệ cho xã hội phát triển có đội ngũ Luật sư xuất hiện. Đội ngũ này xuất hiện bởi
quyền lực Nhà nước thừa nhận việc cho một cơ quan đại diện cho quyền lực
Nhà nước đó là Tòa án xét xử chưa hẳn đã chính xác đúng người, đúng tội, và
nếu chỉ có một bên là xét xử và một bị xét xử thì không thể đảm bảo sự công
bằng, vậy đội ngũ Luật sư ra đời là một tất yếu khách quan.
Cùng với quan tòa, công tố và điều tra, có các Luật sư chính là góp phần
đảm bảo cho lẽ công bằng được thực thi một cách hiệu quả. Thần thoại Hy Lạp
chỉ ra Công Lý tuyệt đối đã bay về nơi chân trời xa tít tắp, Lẽ Công Bằng lúc này
chỉ là ước mơ của người trần gian mà thôi. Nhưng với sự ra đời của Nhà nước
và pháp luật, cùng với sự thừa nhận của Nhà nước về vai trò của Luật sư thì
hình ảnh người Luật sư lúc này cũng như vị thần kia vậy, mà vị thần này sẽ mãi
mãi không bay về trời, họ sẽ ở lại với những người dân nghèo khổ nhất, bình


thường nhất, bất hạnh nhất và kém may mắn nhất để trao cho họ những niềm hy
vọng.
Ở Việt Nam chúng ta trong giai đoạn đầu của thế kỷ 21, mỗi năm, Quốc

hội thông qua trung bình 30 Luật và sửa nhiều luật khác. Còn Chính phủ ban
hành khoảng 200 Nghị định, các Bộ lại ban hành hàng nghìn Thông tư, và 64
tỉnh thành sẽ có nhiều Quyết định... Vì vậy nếu các bạn quan niệm học Luật chỉ
để thuộc Luật thì có lẽ chỉ cần một cái máy ghi âm sẽ làm việc tốt hơn bộ não
của chúng ta và chính quan niệm này đã làm khổ cho cả những người dạy luật
và người học Luật khi thầy và trò cùng nhau ra sức chuyến đổi một bộ não
người thành một cái máy photo hoặc máy ghi âm. Điều này trái với lẽ tự nhiên,
trái quy luật về hoạt động nhận thức.
Chúng tôi cùng quan điểm với Phó Giáo sư Phạm Duy Nghĩa rằng học
Luật là học cảm nhận về công lý và kiến tạo công lý theo nghĩa học Luật để bảo
vệ các quyền, bảo vệ sự công bằng, bình đẳng, giúp các bên xác định luật chơi
và tương tác làm sao để đảm bảo xã hội tiến triển một cách hòa bình. Từ câu
chuyện thần thoại Hy Lạp, ta liên tưởng đến học Luật chính là để giữ nàng tiên
Dike, nữ thần của Lẽ phải, Chân lý và Sự thật, ở lại với trần gian, để hạt giống
Hy vọng nảy mầm phát triển đơm hoa kết trái trao mật ngọt cho đời, nhờ đó con
người có được niềm tin để kéo dài cuộc sống giữa bao điều trái ngược.
Việc học Luật tất liên quan đến việc dạy học. Các giảng viên muốn dạy
cho sinh viên sáng tạo, có trách nhiệm với xã hội và kiến tạo được công lý thì
ngoài truyền đạt kiến thức còn phải truyền đạt cảm xúc, đó cũng là vấn đề rất
quan trọng. Tuy nhiên, kiến thức là phần không thể thiếu và kiến thức pháp luật,
không chỉ thuộc Luật mà cơ bản là nguyên lý của pháp lý, triết lý của pháp luật;
nghĩa là đạo lý, mục đích của chính sách cũng như cách thức mà các Luật tác
động vào hành vi của con người và những người đó sẽ có trách nhiệm với xã
hội, có thái độ và dám xả thân vì công bằng xã hội.


Luật pháp, theo Montesquieu là “Phải có cái gì đó trong sáng. Làm ra Luật
để trừng phạt cái ác. Luật phải có tâm hồn vô tư, cao cả” và tất cả chúng ta đều
muốn xây dựng một xã hội bình đẳng, bác ái, tất cả vì hạnh phúc con người.
Nhà nước pháp quyền trong một xã hội công dân trong công cuộc đổi mới trên

đất nước ta đang có những bước phát triển ngoạn mục thì việc hiểu biết pháp
luật để sống, làm việc theo pháp luật là nhu cầu thiết yếu, phù hợp với tiến bộ xã
hội. Có rất nhiều người cho rằng trong xã hội hiện đại, không ai thoát ra khỏi
những quy định của pháp luật, bởi vì con người luôn phải tuân theo những quy
luật tự nhiên và pháp luật tồn tại là theo luật tự nhiên. Có thể người ta đôi khi
cảm thấy bị gò bó bởi những quy định của luật pháp nhưng chắc ai cũng hình
dung được tình trạng hỗn loạn nếu trong xã hội không tồn tại một hệ thống pháp
luật hữu hiệu. Do đó, hiểu biết những quy định của pháp luật là hết sức cần thiết
và hữu ích. Biết được pháp luật, người ta sẽ tránh được những hành vi vi phạm
pháp luật, không bị những chế tài của pháp luật, người ta sẽ hiểu được những gì
mình làm, có thể thực hiện nhằm bảo vệ hữu hiệu quyền lợi của mình. Hơn nữa,
học pháp luật chính là cảm nhận công lý và kiến tạo công lý. Do vậy, học Luật
chính là rèn luyện đạo đức và lòng dũng cảm khi người học phải biết xác định sự
thật trong thực tế và luôn trung thành với sự thật. Mặt khác, khi áp dụng pháp
luật phải diễn giải cho “tâm phục khẩu phục” nên kỹ năng giao tiếp cũng như kỹ
năng thuyết phục, diễn giải vấn đề một cách khúc chiết luôn là những kỹ năng
quan trọng. Học Luật là rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp, phán đoán, tư duy
logic vì cần phân tích các hành vi xảy ra trong vụ kiện, sau đó sâu chuỗi tất cả
những hành vi này thành một hệ thống, thấy đâu là nguyên nhân, là điều cốt lõi
của vụ kiện hay là một cánh cửa mở để đi theo nó mà thu thập thông tin tiếp. Tất
cả những sự tư duy này luôn phải đảm bảo nguyên tắc logic chứ không thể đem
cách suy nghĩ cảm tính vào được. Và cuối cùng, học Luật là học về tâm lý con
người nói chung và tâm lý tội phạm nói riêng sẽ giúp cho chúng ta dễ dàng tìm
ra nguyên nhân của những hành vi phạm tội. Như vậy, học Luật là một nhu cầu
cần thiết và không nên học theo kiểu thuộc lòng từng điều luật.


Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng là nhiệm vụ của mọi Nhà nước
nhằm nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân. Vì thế, việc học tập, tìm hiểu
cũng như tăng cường công tác phổ biến pháp luật là một yêu cầu cấp thiết có ý

nghĩa thiết thực đối với mọi công dân trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn xây
dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.
Với yêu cầu nội tại của quá trình phát triển kinh tế xã hội và quan hệ quốc
tế với các quốc gia khác khi chúng ta đang sống trong “thế giới phẳng” thì việc
nâng cao trình độ nhận thức về pháp luật lại càng cần thiết. Do đó, chúng tôi
trình bày những kiến thức pháp lý qua cuốn “Giáo trình pháp luật đại cương”
nhằm cung cấp cho sinh viên và những người muốn tìm hiếu thêm về pháp luật
những kiến thức pháp lý cơ bản về Nhà nước và pháp luật nói chung và những
nội dung pháp lý cần thiết khác thuộc các lĩnh vực dân sự, hình sự, kinh tế, hành
chính, hôn nhân gia đình... trong sự phân chia các ngành Luật ở Việt Nam chúng
ta.
Các trường đại học đã bắt đầu áp dụng chế độ học tập theo tín chỉ nên
các tác giả cố gắng cập nhật những kiến thức mới để cuốn sách này hy vọng sẽ
hữu ích cho các bạn sinh viên tìm hiểu thêm về Bộ môn Pháp luật đại cương.
Rất mong bạn đọc góp nhiều ý kiến quý báu để chúng tôi bổ sung nhằm ngày
càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu học tập về pháp luật của sinh viên trong các
trường cao đẳng và đại học khi chúng ta đã hội nhập với thế giới.
Nhóm tóc giả

Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Bài 1. NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
I. NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC


Về sự xuất hiện của Nhà nước, từ trước tới nay có nhiều quan niệm khác
nhau vì Nhà nước là một hiện tượng xã hội đa dạng và phức tạp, liên quan đến
lợi ích của mọi tầng lớp, các dân tộc và trật tự ổn định xã hội. Cho nên, để nhận
thức về Nhà nước, phải lý giải hàng loạt vấn đề và trước hết là nguồn gốc của
Nhà nước. Trong quá khứ và cho đến hiện nay, trên thế giới vẫn tồn tại nhiều
quan niệm qua các học thuyết khác nhau về nguồn gốc Nhà nước.

1. Quan điểm của Thuyết Thần học
Thuyết thần học là thuyết cổ điển nhất về sự xuất hiện Nhà nước. Từ thời
Trung cổ, đại diện cho thuyết này là nhà triết học F. Arvin, thế kỷ 16 có Thomas
Munzer và đến thế kỷ 19, các nhà lý luận theo thuyết này như Masiten, Koct
Flore, Luthez v.v... Thuyết này cho rằng Thượng đế là người sáng lập và sắp đặt
mọi trật tự trên trái đất, trong đó có Nhà nước. Nhà nước do Thượng đế sáng
tạo, thể hiện ý chí của Thượng đế thông qua người đại diện của mình là nhà
vua. Vua là “Thiên tử” thay Thượng đế “hành đạo” trên trái đất. Do đó, việc tuân
theo quyền lực của nhà vua là tuân theo ý trời, và Nhà nước tồn tại vĩnh cửu.
Thuyết Thần học vẫn tồn tại trong thế kỷ 21 và Thượng đế thông qua các biểu
đạt của từng tôn giáo (Alah của Hồi giáo, Đấng Chúa Cha của Thiên chúa
giáo...) là đấng tối cao có quyền lực toàn năng sắp đặt những quy luật của tự
nhiên như đặt ra các định luật vật lý thiên văn làm cho trái đất xoay quanh mặt
trời, các thiên thể không va chạm vào nhau...; các nhà tư tưởng theo thuyết này
còn cho rằng vụ nổ Big Bang sinh ra vũ trụ cũng là do đấng tối cao sắp đặt; sự
xuất hiện Nhà nước trong xã hội cũng không nằm ngoài sự sắp đặt ấy.
2. Quan điểm của Thuyết gia trưởng
Đại diện cho thuyết gia trưởng là những nhà triết học và những nhà tư
tưởng từ thời cổ đại cho đến thời hiện đại như thời cổ có triết gia Aristote, thời
cận đại có Philmer và cho đến thế kỷ 20 có các học giả như Mikhailov (người
Nga) và Merdooc (nhà dân tộc học người Mỹ), Jean Bodin... Những nhà tư
tưởng theo thuyết gia trưởng thì cho rằng Nhà nước là kết quả sự phát triển của


gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người. Gia đình phát
triển dần thành các bộ tộc và trong bộ tộc có các tộc trưởng. Xã hội phát triển và
các bộ tộc dần thôn tính và dung nạp lẫn nhau thì những tộc trưởng, tù trưởng
cũng dần nâng cấp thành Nhà nước với những quyền lực nhất định. Vì vậy,
cũng như gia đình, Nhà nước tồn tại trong mọi xã hội và quyền lực Nhà nước, về
bản chất giống như quyền gia trưởng của người chủ trong gia đình bởi vì quyền

lực Nhà nước là sự kế tiếp quyền lực gia trưởng và được nâng lên ở mức cao
hơn trong xã hội đa dạng hơn.
3. Quan điểm thuyết bạo lực ra đời Nhà nước
Thế kỷ 18, một số nhà tư tưởng đưa ra học thuyết khác về nguồn gốc Nhà
nước. Xuất phát từ sự cạnh tranh sinh tồn thời cổ nên các bộ tộc, thị tộc chiếm
đánh lẫn nhau nhằm giành những mảnh đất màu mỡ, những nguồn nước và
những tài sản do chăn nuôi và trồng trọt mà có. Bộ tộc, thị tộc nào chiến thắng
sẽ lập ra bộ máy đặc biệt (Nhà nước) để quản lý nô dịch những kẻ chiến bại.
Những người đại diện học thuyết này đa phần là người Đức như E. Duyrinh,
Kausky và Gumplovic v.v...
4. Quan điểm của các nhà tâm lý học
Một số nhà tâm lý học như L.Petraziski, Freud... lại cho rằng vì nhu cầu
tâm lý của bầy đàn nguyên thủy luôn luôn muốn phụ thuộc nên tuân thủ theo
mệnh lệnh của các thủ lĩnh. Họ cho rằng các loài vật sống theo bầy đàn như bò,
khỉ... luôn có các con đầu đàn là thủ lĩnh và và các con vật khác trong bầy có bản
năng phụ thuộc vào con đầu đàn. Bản năng này xuất phát từ chọn lọc tự nhiên
để sinh tồn và khi phát triển trong xã hội bầy người nguyên thủy thành nhu cầu
tâm lý đế chống lại những nguy hiểm trong cuộc sống du canh du cư. Họ cho thí
dụ rằng, khi một đoàn người trên tàu lạc vào hoang đảo đầy thú dữ nguy hiểm,
điều kiện sinh tồn khắc nghiệt, tất yếu sẽ có những thủ lĩnh được tập thể chấp
nhận vai trò lãnh đạo, quản lý đám đông ấy để tồn tại. Do vậy Nhà nước là tổ
chức của những người có sứ mạng lãnh đạo xã hội.


5. Quan điểm của thuyết huyết thống
Nhà xã hội học Mox (1872 - 1950) và nhà dân tộc học Lési Sonox (1908)
đều là người Pháp lại cho rằng Nhà nước ra đời do nhu cầu tái sản xuất ra con
người. Trong tác phẩm “Nhà nước và sự giải thích hôm qua và hôm nay”, Mox
cho rằng, trong cuộc sống xã hội cổ điển, loài người sống theo bầy đàn và sự
giao phối cận huyết chỉ trong bầy đàn với nhau dẫn đến sự suy tàn nòi giống;

nên áp lực sinh tồn buộc họ nhận ra cần sự thay đổi. Mong muốn thay đổi này
thể hiện qua các tục lệ cúng phồn thực ở nhiều dân tộc hiện nay. Muốn phát
triển, con người phải tồn tại nên họ lập ra thiết chế cấm loạn luân. Đã có điều
cấm thì khi thi hành phải có bộ phận cưỡng chế nên hình thành một tổ chức có
chức năng này. Sự giao phối khác bộ tộc được thực hiện qua các cuộc hẹn hò
tập thể còn tàn dư ở một số dân tộc như các phiên “chợ tình”, (chợ tình Sa Pa ở
Việt Nam cũng là một minh chứng), vợ chồng cho tách nhau đi tìm người khác
nhưng chứa đựng những kỷ luật, quy định chặt chẽ. Tổ chức sơ khai ấy là tiền
thân của Nhà nước hiện đại có những nét tương đồng về chức năng duy trì sự
tồn tại của xã hội, bảo đảm trật tự bằng sự cưỡng chế.
6. Quan điểm mácxit về sự ra đời của Nhà nước
Từ quan điểm thuyết tiến hóa của Darwin, loài người bắt nguồn từ loài
vượn cổ sống theo bầy đàn bộ lạc. Đàn ông săn bắn, đàn bà hái lượm theo sự
phân công của tự nhiên. Trên cơ sở thuyết tiến hóa, Marx và Engels đã phát
triển theo quan điểm của hai ông về nguồn gốc Nhà nước. Theo đó, tương ứng
với hình thức tổ chức bầy người nguyên thủy, hai ông cho rằng cơ sở kinh tế xã hội của chế độ Cộng sản nguyên thủy là chế độ sở hữu công cộng về tư liệu
sản xuất ở mức độ rất sơ khai. Trước tiên là sự xuất hiện những nhóm nhỏ gồm
những người du mục cùng nhau kiếm ăn và tự bảo vệ, do một thủ lĩnh cầm đầu,
dần dần xã hội loài người tiến lên một hình thức tương đối bền vững hơn, đó là
thị tộc.
a) Thị tộc:


Thị tộc là hình thức tổ chức xã hội đầu tiên, là nét đặc thù của chế độ cộng
sản nguyên thủy đã phát triển là sản xuất tập thể và phân phối tập thể và thiết
lập chế độ sở hữu công cộng của công xã về ruộng đất, gia súc, nhà cửa... Thị
tộc là tế bào cơ sở của xã hội cộng sản nguyên thủy. Nó được hình thành trên
cơ sở huyết thống và lao động tập thể cùng với những tài sản chung. Chính
quan hệ huyết thống là khả năng duy nhất để tập hợp các thành viên vào một
tập thể sản xuất có sự đoàn kết chặt chẽ và kỷ luật tự giác cao. Đứng đầu thị tộc

là tù trưởng. Đặc điểm của hình thức tổ chức xã hội thị tộc là:
+ Không có quyền lực tách riêng ra khỏi xã hội mà việc quản lý phục vụ lợi
ích cả cộng đồng.
+ Không có bộ máy cưỡng chế đặc biệt được tổ chức một cách có hệ
thống.
Thị tộc tổ chức theo huyết thống ở giai đoạn đầu do những điều kiện về
kinh tế và hôn nhân, đặc biệt do phụ thuộc vào địa vị chủ đạo của người phụ nữ
trong thị tộc nên nó được tổ chức theo chế độ mẫu hệ. Quá trình phát triển của
kinh tế xã hội, của chiến tranh đã làm thay đổi quan hệ trong hôn nhân, địa vị
của người phụ nữ trong thị tộc cũng thay đổi. Người đàn, ông đã dần dần giữ vai
trò chủ đạo trong đời sống thị tộc và chế độ mẫu hệ đã chuyển dần sang chế độ
phụ hệ.
Trong quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại như liên kết chống xâm lược,
trao đổi sản phẩm, các quan hệ hôn nhân ngoại tộc (chế độ ngoại tộc hôn) xuất
hiện v.v... nó đòi hỏi các thị tộc phải mở rộng quan hệ với các thị tộc khác, dẫn
đến sự xuất hiện các bào tộc và bộ lạc.
b) Bào tộc:
Gồm nhiều thị tộc hợp lại. Việc tổ chức, quản lý bào tộc dựa trên cơ sở
những nguyên tắc tổ chức quyền lực như trong thị tộc, nhưng thể hiện mức độ
tập trung quyền lực cao hơn.


c) Bộ lạc:
Bộ lạc bao gồm nhiều bào tộc liên minh lại. Tổ chức quyền lực trong bộ lạc
cũng tương tự như thị tộc và bào tộc nhưng mức độ tập trung quyền lực cao
hơn.
Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội
đã làm biến đổi tổ chức thị tộc. Nghề chăn nuôi và trồng trọt không bắt buộc phải
lao động tập thể, những công cụ lao động đã được cải tiến dần dần và những
kinh nghiệm sản xuất được tích lũy tạo ra khả năng cho mỗi gia đình có thể tự

chăn nuôi, trồng trọt một cách độc lập. Do đó nhà cửa, gia súc, sản phẩm từ cây
trồng, công cụ lao động đã trở thành vật thuộc quyên tư hữu của những người
đứng đầu gia đình.
Trong thị tộc xuất hiện gia đình theo chế độ gia trưởng, chính nó đã làm
rạn nứt chế độ thị tộc. Dần dần gia đình riêng lẻ đã trở thành lực lượng đối lập
với thị tộc. Mặt khác, do năng suất lao động nâng cao đã thúc đẩy sự phân công
lao động xã hội, dần dần thay thế sự phân công lao động tự nhiên. Trong lịch sử
đã trải qua ba lần phân công lao động xã hội lớn. Sau mỗi lần, xã hội lại có
những bước tiến mới, sâu sắc hơn, thúc đẩy nhanh quá trình tan rã của chế độ
cộng sản nguyên thủy.
Sự phân công lao động lần thứ nhất dẫn đến kết quả là ngành chăn nuôi
tách khỏi trồng trọt. Do quá trình con người biết thuần dưỡng được động vật đã
mở ra kỷ nguyên mới trong sự phát triển sản xuất của loài người, tạo điều kiện
cho lao động sản xuất chủ động và tự giác hơn, biết tích lũy tài sản dự trữ để
đảm bảo nhu cầu cho những ngày không thể ra ngoài kiếm ăn được. Đây là
mầm mống sinh ra chế độ tư hữu. Bởi ngành chăn nuôi phát triển mạnh dẫn đến
sự xuất hiện ngày càng nhiều gia đình chuyên làm nghề chăn nuôi và dần dần
chăn nuôi trở thành một ngành kinh tế độc lập, tách ra khỏi trồng trọt.


Con người đã tạo ra nhiều của cải hơn mức nhu cầu duy trì cuộc sống của
chính bản thân họ, vì vậy đã xuất hiện những sản phẩm lao động dư thừa và
phát sinh khả năng chiếm đoạt những sản phẩm dư thừa đó. Tất cả các gia đình
đều chăm lo cho kinh tế của riêng mình, nhu cầu về sức lao động ngày càng
tăng, do đó tù binh chiến tranh dần dần không bị giết chết mà được giữ làm nô lệ
để bóc lột sức lao động. Các tù trưởng và thủ lĩnh quân sự lợi dụng địa vị xã hội
của mình chiếm đoạt nhiều gia súc, đất đai, chiến lợi phẩm và tù binh sau các
cuộc chiến tranh thắng lợi. Quyền lực được thị tộc trao cho họ trước đây họ đem
sử dụng vào việc bảo vệ lợi ích riêng của mình. Họ bắt nô lệ và những người
nghèo khổ phải phục tùng họ. Quyền lực ấy được duy trì theo kiểu cha truyền

con nối. Các tổ chức hội đồng thị tộc, bào tộc, bộ lạc dần dần tách ra khỏi dân
cư, biến thành các cơ quan thống trị, bạo lực, phục vụ cho lợi ích của những
người giàu có. Một nhóm người thân cận được hình thành bên cạnh người cầm
đầu thị tộc, bào tộc, bộ lạc. Lúc đầu họ chỉ là những vệ binh, sau đó được hưởng
những đặc quyền, đặc lợi. Đây là mầm mống của đội quân thường trực sau này.
Sau lần phân công lao động xã hội đầu tiên, chế độ tư hữu đã xuất hiện,
xã hội đã phân chia thành người giàu, người nghèo. Chế độ tư hữu xuất hiện
cũng làm thay đổi quan hệ hôn nhân, từ quần hôn biến thành chế độ một vợ một
chồng.
Cùng với sự phát triển của chăn nuôi và trồng trọt thì thủ công nghiệp
cũng phát triển để đảm bảo cung ứng các nhu cầu về công cụ lao động và đồ
dùng sinh hoạt trong các gia đình, đặc biệt là sau khi loài người tìm ra kim loại
như đồng, sắt v.v... đã tạo ra khả năng có thể trồng trọt trên những diện tích rộng
lớn hơn, khai hoang được những miền rừng rú.
Nghề gốm, nghề dệt v.v... cũng ra đời. Từ đó, xuất hiện những người
chuyên làm nghề thủ công nghiệp tách ra khỏi hoạt động sản xuất trong nông
nghiệp. Như vậy, kết quả của lần phân công lao động xã hội thứ hai là thủ công
nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp.


Do có sự phân công lao động xã hội nên giữa các khu vực sản xuất, giữa
các vùng dân cư xuất hiện nhu cầu trao đổi sản phẩm. Do đó thương nghiệp
phát triển dẫn đến sự phân công lao động lần thứ ba những người buôn bán trao
đổi chuyên nghiệp đã tách ra khỏi hoạt động sản xuất.
Đây là lần phân công lao động có ý nghĩa quan trọng, chính nó làm nảy
sinh ra một giai cấp không tham gia vào quá trình sản xuất nữa, mà chỉ làm công
việc trao đổi sản phẩm, nhưng lại là người nắm giữ quyền điều hành sản phẩm,
bắt người sản xuất phụ thuộc vào mình về mặt kinh tế, họ bóc lột cả người sản
xuất lẫn người tiêu dùng.
Chính sự phát triển của thương mại buôn bán đã làm xuất hiện đồng tiền

với chức năng là vật ngang giá chung. Đồng tiền trở thành “hàng hóa của mọi
hàng hóa”, kéo theo nó sự xuất hiện nạn cho vay nặng lãi, hoạt động cầm cố tài
sản. Các yếu tố này đã thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung của cải vào
tay một số ít người giàu, đồng thời cũng thúc đẩy sự bần cùng hóa và làm tăng
nhanh số lượng dân nghèo, đã làm cho cuộc sống thuần nhất ở thị tộc bị đảo
lộn.
Những hoạt động buôn bán, trao đổi, chế độ nhường quyền sở hữu đất
đai, sự thay đổi chỗ ở và nghề nghiệp đã phá vỡ cuộc sống định cư của thị tộc.
Trong thị tộc không còn khả năng phân chia dân cư theo huyết thống. Nó đòi hỏi
phải có một tổ chức quản lý dân cư theo lãnh thổ hành chính. Việc sử dụng
những tập quán và tín điều tôn giáo không thể bảo đảm cho mọi người tự giác
chấp hành. Để bảo vệ quyền lợi chung, đặc biệt là quyền sở hữu tài sản của lớp
người giàu có đã thúc đẩy họ liên kết với nhau để thành lập nên một hình thức
cơ quan quản lý mới, và phải là một tổ chức có đông đảo những người được vũ
trang để bảo đảm sức mạnh cưỡng chế, để dập tắt mọi sự phản kháng, tổ chức
đó phải khác hẳn với tổ chức thị tộc đã bất lực và đang tàn lụn dần – tổ chức đó
chính là Nhà nước.


Như vậy, F. Engels cho rằng “Nhà nước đã xuất hiện một cách khách
quan, nó là sản phẩm của xã hội pliát triển đến một giai đoạn nhất định. Nhà
nước không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội, mà là một lực
lượng nảy sinh từ trong lòng xã hội, nhưng lại tựa hồ như đứng trên xã hội, có
nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng trật
tự.”
So với tổ chức thị tộc trước kia thì Nhà nước có hai đặc trưng cơ bản là:
Phân chia dân cư theo lãnh thổ, và thiết lập quyền lực công cộng. Quyền lực
công cộng đặc biệt này không còn hòa nhập với dân cư nữa, quyền lực đó
không thuộc về tất cả mọi thành viên của xã hội nữa, mà chỉ thuộc về giai cấp
thống trị và phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị.

Tóm lại, quan điểm của Marx - Lênin về sự ra đời của Nhà nước, xen lẫn
vào thuyết tiến hóa của Darwin, là quan điểm cho rằng do trong xã hội có sự xác
lập chế độ tư hữu dẫn đến sự phân hóa giai cấp trong xã hội, xung đột về quyền
và lợi ích giai cấp dẫn đến sự đấu tranh giai cấp. Mâu thuẫn giai cấp không thể
điều hòa được nên cần một thiết chế. Giai cấp chiếm ưu thế, chiếm nhiều của
cải trong xã hội phải tạo lập ra thiết chế để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp mình,
giữ cho các xung đột này ở trong vòng trật tự. Bộ máy này phải thể hiện lợi ích
giai cấp nên đấu tranh bảo vệ lợi ích giai cấp và luôn có ưu thế tạo lợi ích cho
giai cấp thống trị nên bộ máy Nhà nước được gọi là công cụ giai cấp, đồng thời
vẫn giữ cho các giai cấp khác tồn tại nên phải quan tâm đến sự tồn tại của các
giai cấp này thông qua việc thực hiện các chức năng xã hội. Tuy nhiên, đứng
trên quan điểm giai cấp, chính Marx cũng thừa nhận rằng quá trình phát triển
của xã hội loài người là quá trình đấu tranh giai cấp nhưng một số xã hội lại phát
triển không xuất phát từ đấu tranh giai cấp gọi là phương thức sản xuất Châu Á
mà ở các quốc gia phương đông có sự liên kết với nhau do các thể chế về xã
hội.
7. Quan điểm về nguồn gốc Nhà nước theo Thuyết Thủy lợi


Vào những năm 1956 - 1960, ở Trung Quốc và Việt Nam có một số nhà trí
thức đưa ra một luận điểm khác về sự hình thành Nhà nước. Theo họ, Nhà
nước ở các quốc gia châu Á hình thành do sự liên minh, liên kết các tổ chức
làng bản thành một bộ máy dưới áp lực sinh tồn của thiên nhiên mưa bão và lũ
lụt. Đại diện cho trường phái này là các học giả như Đào Duy Anh, Trần Văn
Giàu, Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn...
Ở Châu Á, xuất phát từ nhu cầu tồn tại qua việc buộc phải chinh phục
thiên nhiên, đắp đê chống lũ lụt nên cần đến số lượng người đông đảo thực hiện
công việc dưới sự chỉ huy tập trung của một tổ chức nào đó. Các làng xã liên kết
lại lập ra một tổ chức. Tổ chức này điều phối công việc thủy lợi và cưỡng chế
những hành vi vi phạm và phát triển thành bộ máy Nhà nước, điển hình là Nhà

nước Văn Lang và các Nhà nước bên Trung Hoa cổ đại.
8. Quan điểm của Thuyết Khế ước xã hội
Trong thời kỳ Phục hưng xuất hiện các quan niệm mới về sự xuất hiện của
Nhà nước. Đại diện cho quan điểm này có khá nhiều các học giả, đầu tiên là
Thomas Hobbes (1588 - 1679) - một lý thuyết gia người Anh, sau đó là các triết
gia như John Loke (1632 - 1704), Charles Louis Montesquieu (1689 - 1775),
Jean Jacques Roussau (1712 - 1778), Denis Diderot (1713 - 1784),... và khá
nhiều các giáo sư, học giả giảng dạy trong các trường Đại học Haward, Oxford
hiện nay như Grosi, Spizora, Gov, Lore. Những người theo quan niệm này cho
rằng sự xuất hiện của Nhà nước là kết quả của một khế ước (hợp đồng) được
ký kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên, không có Nhà nước.
Con người sinh ra có các quyền tự nhiên theo luật của tự nhiên.(2) Do việc ký
kết hợp đồng thành lập Nhà nước nên các cá nhân chuyển một số quyền tự
nhiên của mình cho Nhà nước, do đó, Nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ sở hữu, an
toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản cho công dân và được nhân dân trả công bằng
việc đóng thuế nuôi sống bộ máy Nhà nước. Trường hợp Nhà nước không làm
tốt nhiệm vụ phục vụ nhân dân, để các quyền tự nhiên như quyền sống, quyền


tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của nhân dân bị vi phạm thì Nhà nước đã vi
phạm hợp đồng ký kết với nhân dân và nhân dân có quyền thay thế Nhà nước
khác và ký kết khế ước mới. Thuyết khế ước xã hội ra đời từ thế kỷ 15, là cơ sở
lý luận cho các cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, phủ nhận thuyết thần
học về nguồn gốc Nhà nước và coi quyền lực Nhà nước là sản phẩm của hoạt
động con người. Chính từ luận điểm của thuyết khế ước xã hội, các khái niệm
“Nhà nước của dân, do dân và vì dân” đã được một tổng thống Mỹ là Abraham
Lincol đưa ra rằng Nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội,
chủ quyền Nhà nước thuộc về nhân dân và các thành viên có quyền yêu cầu
Nhà nước phục vụ họ bởi họ đã đóng thuế cho Nhà nước, trả tiền cho Nhà nước
thực hiện chức năng phục vụ nhân dân. Khái niệm về Nhà nước pháp quyền

cũng ra đời từ Luận thuyết khế ước xã hội và là cơ sở lý luận cho Hiến chương
Liên Hiệp Quốc và các công ước quốc tế về quyền con người. Như vậy, quan
điểm của những nguời theo thuyết này cho rằng Nhà nước là một tổ chức do
nhân dân lập nên bằng nhiều hình thức và tồn tại với nhiều mô hình khác nhau
trong từng giai đoạn lịch sử qua bản hợp đồng xã hội, theo sự phát triển văn
minh của nhân loại thì bản hợp đồng ấy càng ngày càng hoàn thiện và Nhà
nước càng dân chủ để phục vụ nhân dân.
II. NGUỒN GỐC CỦA PHÁP LUẬT
Có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc pháp luật:
1. Theo quan điểm duy tâm tôn giáo
Pháp luật là sản phẩm có ý chí của Đấng tối cao. Trong các quốc gia Hồi
giáo, Thượng đế quyền năng đã thần khải cho Mohamed thánh kinh Koral, quan
điểm của kinh Koral cao hơn Hiến pháp, là nguồn gốc pháp luật. Có thể nói,
pháp luật của các quốc gia Hồi giáo là pháp điển hóa kinh Koral, căn cứ vào
những điều trong kinh này để Nhà nước ban hành pháp luật. Ở các quốc gia
theo Phật giáo quan niệm về Nhà nước do trời định nên Vua là thiên tử và pháp


luật có nguồn gốc từ ý Trời và được ghi nhận ở các sắc lệnh: “Phụng Thiên thừa
vận, Hoàng đế chiếu viết...” nghĩ rằng phải tuân theo mệnh Trời.
2. Quan điểm Marx - Lênin về nguồn gốc pháp luật
Engels cho rằng “Pháp luật là ý chí giai cấp đề lên thành luật”. Để xã hội
trật tự cần có sự điều chỉnh nhất định đối với các quan hệ của con người. Việc
điều chỉnh các quan hệ xã hội trong bất kỳ xã hội nào cũng được thực hiện bằng
một hệ thống các quy phạm xã hội. Các quy phạm xã hội là những quy tắc về
hành vi của con người. Khi chưa có Nhà nước, các quy tắc xã hội gồm: các quy
tắc, tập quán, đạo đức, các tín điều tôn giáo... Bắt nguồn từ tư hữu về tư liệu sản
xuất và hình thành nên giai cấp; giai cấp chiếm nhiều của cải trong xã hội muốn
bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình nên đã lập ra Nhà nước. Sự hình
thành giai cấp và đấu tranh giai cấp tới mức không thể điều hòa được dẫn tới sự

ra đời của Nhà nước, cùng lúc với sự ra đời của Nhà nước đã xuất hiện một loại
quy tắc của Nhà nước, đó là quy tắc pháp luật. Pháp luật được hình thành bằng
hai con đường:
Thứ nhất, giai cấp thống trị thông qua bộ máy Nhà nước cải tạo, sửa chữa
các quy tắc phong tục, tập quán đạo đức sẵn có cho phù hợp với lợi ích của giai
cấp thống trị và các quy tắc đó trở thành pháp luật.
Thứ hai, bằng bộ máy Nhà nước của mình, giai cấp thống trị đặt ra thêm
các quy phạm mới, dùng quyền lực buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuân
theo nhằm duy trì một trật tự xã hội trong vòng trật tự của giai cấp thống trị, đồng
thời bảo vệ chế độ tư hữu là nền tảng của sự tồn tại của giai cấp mình, củng cố
sự thống trị của giai cấp thống trị đối với xã hội.
3. Quan điểm của các nhà luật học Âu - Mỹ hiện đại
Khởi nguyên quan điểm từ tư tưởng luật tự nhiên của Montesquieu và
Rousseau, ngay trong thời kỳ loài người sống theo bầy đàn, người nguyên thủy
sinh sống cũng có những quy tắc nhất định và những quy tắc ấy xuất phát từ


những quy luật tự nhiên, hầu hết các bậc thức giả hiện đại đều thừa nhận. Con
người hợp thành một quần thể, cộng đồng để chung sống. Quan hệ giữa người
và người, là quan hệ xã hội được hình thành và tuân thủ theo luật tự nhiên và từ
đó hình thành những quy tắc cư xử, quy tắc chi phối các quan hệ xã hội nhằm
duy trì trật tự chung cho xã hội tồn tại và phát triển, ở giai đoạn phôi thai của
cộng đồng nhân loại, các quy tắc chi phối các mối quan hệ được hình thành
dưới dạng tập quán hay tục lệ; về mặt lịch sử, là giai đoạn tục lệ pháp (droit
coutumier). Những quy tắc cư xử trong xã hội có hai dạng: Loại quy tắc có tính
bắt buộc là nguồn gốc của các quy phạm pháp luật; loại quy tắc mang tính chất
tự nguyện dần dần trở thành các quy phạm đạo đức. Có thể thí dụ hành động
bắt tay trong giao tiếp là quy phạm đạo đức hình thành từ “luật tự nhiên là hòa
bình”(1) biểu lộ sự không mang vũ khí; luật Giao thông ở các nước thuộc khối
Liên hiệp Anh và từng là thuộc địa của Anh quy định khi lưu thông trên đường,

phương tiện phải lưu thông phía bên lề trái đường, xuât phát từ quy tắc mà
người nguyên thủy đi trong đường rừng sát bên lề trái.
Xã hội loài người càng phát triển và có ngôn ngữ, tiếng nói, sau đó là chữ
viết, thì những quy tắc, tục lệ được ghi nhận bằng văn bản. Cho đến khi bộ máy
Nhà nước được hình thành, có bộ máy cưỡng chế thì những quy tắc ấy tồn tại
dạng văn bản được gọi là pháp luật.
Rousseau viết trong cuốn “Khế ước xã hội” cho rằng pháp luật là sự thỏa
thuận giữa các thành viên trong xã hội và để phục vụ xã hội. Pháp luật là sản
phẩm của mọi xã hội, ở bất cứ nơi nào cần có sự điều chỉnh vì lợi ích chung. Khi
Nhà nước hình thành, pháp luật được bổ sung thêm các quy tắc xử sự mới tùy
thuộc vào sự tương quan lực lượng giữa các giai tầng trong xã hội. Lực lượng
có thế lực mạnh trong xã hội sẽ tìm cách thêm vào những quy phạm pháp luật
có lợi cho họ để bảo vệ quyền lợi cho giai tầng của mình. Cho nên, bản hợp
đồng xã hội giữa Nhà nước và nhân dân không phải bao giờ cũng hoàn hảo mà
thể hiện rõ sự tương quan mâu thuẫn quyền lợi giữa lực lượng cầm quyền và


nhân dân. Quan điểm này thừa nhận tính giai cấp của pháp luật như quan điểm
mácxít nhưng mâu thuẫn chỉ xuất hiện sau khi có Nhà nước và pháp luật có
trước Nhà nước. Tuy nhiên, các nhà tư tưởng hiện đại cho rằng mâu thuẫn này
là mâu thuẫn biện chứng, vừa mâu thuẫn vừa nương tựa thúc đẩy lẫn nhau, bởi
vì pháp luật là bản hợp đồng xã hội, quyền của chủ thể này luôn là nghĩa vụ của
chủ thể kia và ngược lại; cho nên, nếu như Nhà nước không thực hiện đúng
nhiệm vụ mà nhân dân giao phó, nhân dân sẽ bãi bỏ Nhà nước ấy qua bầu cử
minh bạch để thay bằng Nhà nước mới, để phục vụ nhân dân tốt hơn nên pháp
luật chỉ có tính xã hội. Chính vì quan điểm như vậy, thể hiện ở Hiến pháp của rất
nhiều quốc gia trên thế giới đều khẳng định “Nhà nước của dân, do dân và vì
dân”.
Câu hỏi ôn tập:
1. Tìm hiểu nguồn gốc Nhà nước là đi vào giải thích nguồn gốc của vấn đề

(hiện tượng) gì?
2. Nội dung cơ bản của Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc
Nhà nước? Chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin
và các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc Nhà nước?

Bài 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
I. VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC
1. Bản chất của Nhà nước
Quyền lực chính trị, như C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ, về thực chất là
“bạo lực có tổ chức của một giai cấp để đàn áp giai cấp khác”.(1) Trong xã hội
có giai cấp, quyền lực chính trị thuộc về một giai cấp hoặc liên minh các giai cấp
thống trị. Các giai cấp nắm quyền tổ chức ra một bộ máy đặc biệt để duy trì sự


thống trị đối với xã hội, buộc các lực lượng xã hội khác phục tùng ý chí của
mình. Bộ máy đó là tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt.
Như vậy, xét về mặt bản chất theo quan điểm marxit, Nhà nước là tổ chức
quyền lực chính trị, có tính giai cấp và chỉ có duy nhất tính giai cấp. Thông qua
Nhà nước, ý chí của giai cấp thống trị được hợp pháp hóa thành ý chí Nhà
nước. Thông qua Nhà nước, giai cấp (hoặc liên minh giai cấp) thực hiện sự
thống trị xã hội trên các mặt: kinh tế, chính trị, tư tưởng. Bản chất giai cấp của
Nhà nước cũng được thể hiện thông qua các quan hệ đối ngoại.
Trong giai đoạn đổi mới, quan niệm tính giai cấp là bản chất của Nhà
nước đã phát triển thêm, đó là Nhà nước còn có tính xã hội. Trong xã hội có vô
vàn các quan hệ xã hội với các tính chất và các loại chủ thể với nhiều giác độ
khác nhau tạo nên một xã hội đa dạng, cho nên, để quản lý và thích ứng, Nhà
nước phải có bản chất là tính xã hội. Với tư cách là tổ chức công quyền, đại diện
cho xã hội, trong khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, Nhà nước
còn tính đến lợi ích xã hội. Nhà nước phải giải quyết những vấn đề nảy sinh
trong xã hội, bảo đảm duy trì các giá trị xã hội đã đạt được; duy trì trật tự, ổn

định xã hội để phát triển, bảo đảm lợi ích tối thiểu của các lực lượng đối lập.
Từ những phân tích trên, có thể định nghĩa Nhà nước là một tổ chức đặc
biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và
thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt, nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo vệ
địa vị thống trị của giai cấp cầm quyền.
2. Đặc trưng của Nhà nước
Nhà nước có một số đặc điểm cơ bản khác biệt so với các tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, cụ thể:
- Nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội, toàn thể nhân dân sinh
sống trên đất nước;


- Chỉ duy nhất Nhà nước mới có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật áp dụng đối với tất cả mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân, qua đó, xác
lập quyền lực công cộng bao trùm toàn lãnh thổ và sử dụng các biện pháp
cưỡng chế để thi hành khi cần thiết; có quyền áp đặt và triển khai quyền lực theo
lãnh thổ đến dân cư và xác lập đơn vị hành chính, phân chia quyền lực, xóa bỏ
các loại tự quản, tự trị vốn có.
- Nhà nước có một bộ máy được tổ chức chặt chẽ để thực hiện chức năng
quản lý trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội;
- Nhà nước có lực lượng quân đội, cảnh sát; có nhà tù, trại giam, Tòa án...
làm nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ chế độ xã hội;
- Chỉ duy nhất Nhà nước mới có thẩm quyền thu thuế;
- Nhà nước có quyền duy nhất về phát hành tiền.
- Nhà nước là đại diện chính thức của quốc gia trong quan hệ đối ngoại
với các quốc gia khác trên thế giới.
3. Chức năng của Nhà nước
Theo quan điểm Mácxít, Nhà nước là tổ chức của giai cấp thống trị nên tổ
chức ấy có nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý xã hội. Do đó, bản chất, vai trò xã hội
của Nhà nước thể hiện trực tiếp ở chức năng của Nhà nước:

Nhiệm vụ của Nhà nước là mục tiêu do lực lượng lãnh đạo xã hội, Nhà
nước đặt ra cho Nhà nước cần đạt tới, những vấn đề Nhà nước cần giải quyết
trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Trong đó có những nhiệm vụ chung, cơ
bản, nhiệm vụ chiến lược lâu dài, những nhiệm vụ trước mắt.
Để thực hiện những mục tiêu đó, Nhà nước triển khai hoạt động của mình
trên các phương diện khác nhau, nhưng đều hướng tới là hoàn thành nhiệm vụ
chung. Những hướng hoạt động đó được gọi là chức năng của Nhà nước.


Như vậy, chức năng của Nhà nước là những phương diện, những mặt
hoạt động cơ bản của Nhà nước, nhằm thực hiện những nhiệm vụ trọng yếu
nhất do lực lượng cầm quyền trong xã hội đặt ra cho Nhà nước cần giải quyết.
Căn cứ vào phạm vi hoạt động của Nhà nước, có thể chia chức năng Nhà
nước thành chức năng đối nội, và chức năng đối ngoại.
- Chức năng đối nội của Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề về chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước.
- Chức năng đối ngoại của Nhà nước nhằm giải quyết các quan hệ của
Nhà nước với các dân tộc, các quốc gia khác trên trường quốc tế.
Chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác
định và thực hiện chức năng đối ngoại luôn luôn phải xuất phát từ tình hình thực
hiện chức năng đối nội. Ngược lại, kết quả của việc thực hiện chức năng đối
ngoại sẽ tác động mạnh mẽ tới việc tiến hành các chức năng đối nội.
Theo quan điểm của các nhà luật học Âu Mỹ hiện nay kế thừa thuyết Khế
ước xã hội, Nhà nước là tổ chức do nhân dân lập ra để phục vụ nhân dân,
không có nhiệm vụ lãnh đạo hay cải tạo nhân dân mà phải theo ý nguyện của
người dân, là chủ nhân của quốc gia; đó là thực hiện những cam kết trong hợp
đồng với dân (khế ước xã hội), là bảo đảm sự phát triển của người dân một cách
tốt nhất trên lĩnh vực đối nội và đối ngoại. Trong đối nội, nhiệm vụ của Nhà nước
là bảo đảm quyền con người của dân chúng, thỏa mãn quyền tự do về văn hóa
tư tưởng, bảo đảm quyền tự do kinh doanh để kinh tế tăng trưởng bền vững,

bao vệ môi trường và an sinh xã hội, chống bạo loạn để xã hội phát triển. Trong
đối ngoại, Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ khỏi sự xâm lăng và giải quyết các
xung đột bằng phương pháp hòa bình, thúc đẩy quan hệ giao lưu văn hóa, khoa
học và thương mại quốc tế nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân trong nước.
Lưu ý, không có sự đồng nhất giữa chức năng Nhà nước và chức năng
của cơ quan Nhà nước. Chức năng của Nhà nước là phương diện hoạt động cơ


bản của cả bộ máy Nhà nước, mỗi cơ quan Nhà nước phải tham gia thực hiện ở
mức độ khác nhau. Chức năng của cơ quan Nhà nước là phương diện hoạt
động chủ yếu của nó để góp phần thực hiện chức năng chung của Nhà nước. Vì
vậy, một chức năng của Nhà nước do nhiều cơ quan Nhà nước thực hiện bằng
những hình thức hoạt động đặc trưng khác nhau.
Để thực hiện các chức năng của Nhà nước, nhiều hình thức, phương
pháp Hoạt động khác nhau được áp dụng. Hình thức, phương pháp bắt nguồn
từ Bản chất Nhà nước, thể hiện bản chất Nhà nước.
- Hình thức pháp lý: Lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Phương pháp: Thuyết phục, giáo dục, cưỡng chế.
4. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay (2009 - 2010)
4.1. Khái niệm bộ máy Nhà nước
Bộ máy Nhà nước là hệ thống các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến
địa phương được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống
nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
Nhà nước.
Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam có đặc điểm:
- Cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước bảo đảm tính thống
nhất của quyền lực Nhà nước. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân;
nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua các cơ quan đại diện do
nhân dân bầu ra. Các cơ quan khác của Nhà nước đều bắt nguồn từ cơ quan

đại diện dân cử, chịu trách nhiệm và báo cáo trước cơ quan dân cử.
- Bộ máy Nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, là tập
trung quyền lực Nhà nước, là thống nhất, nhưng trong bộ máy Nhà nước có sự
phân công, phối hợp giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, và


tư pháp nhằm tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn, nhầm lẫn chức năng giữa
chúng.
4.2. Hệ thống tổ chức bộ máy chính quyền ở Việt Nam bao gồm bốn
cấp
- Cấp Trung ương.
- Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
- Cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
- Cấp xã (xã, phường, thị trấn).
Hiện nay, nhiều địa phương còn phân chia xã ra nhiều ấp (hoặc thôn, khu
vực). Có bầu trưởng ấp, trưởng thôn để giúp Ủy ban nhân dân xã quản lý địa
bàn được sâu sát. Tuy nhiên, không được coi đây là cấp chính quyền cơ sở thứ
5. Cấp chính quyền nhỏ nhất trong Nhà nước là cấp xã.
4.3. Bộ máy Nhà nước Việt Nam phân công theo chức năng hiện nay
Hệ thống cơ quan trong bộ máy Nhà nước ta bao gồm: Hệ thống cơ quan
quyền lực Nhà nước, hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước, hệ thống cơ quan
kiểm sát và hệ thống cơ quan xét xử. Bên cạnh đó, còn có chế định Chủ tịch
Nước - đây là chế định độc lập không thuộc hệ thống cơ quan nào trong bộ máy
Nhà nước.
Năm 2008, vấn đề cải cách bộ máy Nhà nước trong tình thế hội nhập với
thế giới và Đảng, Nhà nước ta đang tiến hành, bước đầu thí điểm là:
- Thí điểm việc bãi bỏ Hội đồng nhân dân phường và Hội đồng nhân dân
quận.
- Thành lập Tòa án khu vực để tạo điều kiện thoát ly khỏi tác động của các
cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính để Tòa án độc lập và chỉ tuân theo pháp

luật trong hoạt động của mình. Theo đó, tổ chức lại hệ thống Tòa án theo bốn
cấp gồm Tòa án khu vực, Tòa phúc thẩm, Tòa thượng thẩm và Tòa án tối cao.


5. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam
5.1. Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền trên thế giới
Từ khi xuất hiện Nhà nước trong lịch sử nhân loại, Nhà nước luôn lợi dụng
uy thế của mình để hoạt động một cách tùy tiện, đứng trên tất cả và được hưởng
những ưu đãi miễn trừ. Những con người trong bộ máy Nhà nước đó được
những đặc quyền đặc lợi. Do vậy, các đặc quyền dành cho vua quan đã xâm lấn
đến quyền của công dân, là quyền con người và tất yếu dẫn đến xuất hiện
những tư tưởng đấu tranh chống lại sự chuyên quyền, độc đoán ấy.
Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền hình thành rất sớm, ngay thời kỳ cổ
đại các nhà tư tưởng như Platon, Aristote,... đã đề cao vai trò của pháp luật
trong đời sống của Nhà nước và xã hội. Người đầu tiên là nhà thông thái Hy Lạp
cổ Salon vào thế kỷ 1 TCN cho rằng: “Nhà nước phải được tổ chức theo các
nguyên tắc dân chủ, kết hợp sức mạnh với pháp luật”. Platon cho rằng: “Pháp
luật cứu rỗi Nhà nước”. Còn Aristote cho rằng: “Pháp luật phải thống trị lên tất
cả”. Sisiron lại viết: “Cần đặt Nhà nước trong khuôn khổ pháp luật”. Các tư tưởng
cổ đại này đều khẳng định tính tối cao của pháp luật.
Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền thời cổ đại được các học giả thế kỷ 17
- 18 nâng lên ở trình độ mới thành lý thuyết Nhà nước pháp quyền mà nội dung
cơ bản của nó là sự lệ thuộc của Nhà nước vào pháp luật, pháp luật phải phục
vụ con người. Các học giả đã nâng thành hệ thống lý luận về Nhà nước pháp
quyền, khẳng định tính hợp lý của Nhà nước pháp quyền và yêu cầu của nó,
đưa ra mô hình, cách thức thực hiện Nhà nước đó đảm bảo Nhà nước bị kiểm
soát như dân bầu lên các nhà cầm quyền theo cơ chế bầu cử dân chủ, xây dựng
cơ chế phân quyền trong bộ máy để tránh sự lạm quyền v.v...
Jonh Loke đưa ra quan điểm từ thế kỷ 17: “Dân được làm những gì pháp
luật không cấm; Nhà nước được làm những gì pháp luật cho phép”.

Montesquieu đưa ra cơ chế tam quyền phân lập và dẫn đến chế độ đại nghị.


×