Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

MẪU THƯ CHÀO HÀNG 12 bước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.75 KB, 12 trang )


-------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MCC chuyên viết: THƯ CHÀO HÀNG, NỘI DUNG WEBSITE, PROFILE DOANH NGHIỆP,
NEWSLETTER, DIỄN VĂN. Xem thêm chi tiết tại website: www.mccopywriting.com
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1


-------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MCC chuyên viết: THƯ CHÀO HÀNG, NỘI DUNG WEBSITE, PROFILE DOANH NGHIỆP,
NEWSLETTER, DIỄN VĂN. Xem thêm chi tiết tại website: www.mccopywriting.com
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2
MẪU THƯ CHÀO HÀNG 12 BƯỚC

Bạn không cần phải là một Copywriter đạt được thành tích này, lãnh được giải thưởng
kia, thì mới có thể viết nên được những bức thư chào hàng hiệu quả. Vì thực ra, việc
viết thư chào hàng mang tính khoa học nhiều hơn là nghệ thuật.

Nói đến khoa học tức là nói đến những gì mang tính “khuôn mẫu.” Và nói đến chuyện
viết thư chào hàng mang tính khoa học nhiều hơn, tức muốn nói đến việc bạn có thể
dùng một số khuôn mẫu, cấu trúc mang tính khoa học đã qua kiểm chứng để tạo ra
các bức thư chào hàng mang đến những hiệu quả như ý.


Mở đầu: Vượt chướng ngại vật


Ai cũng có các lý do thế này thế kia để rồi quyết định bỏ lơ lời rao hàng của bạn. Mục
tiêu đầu tiên bạn cần nhắm đến qua thư chào hàng là làm cách nào đó để phá vỡ các
thứ lý do tạo cản trở khiến người ta không mua hàng. Việc viết thư chào hàng cũng
giống như một cuộc chạy đua vượt rào vậy. Người đầu tiên nhảy qua hết mọi hàng rào
cản để đạt đến đích là người chiến thắng, và trong trường hợp này, là người có được
khách hàng mới.

Dù bạn trực tiếp gặp gỡ khách tiềm năng để chào hàng, hay gián tiếp chào hàng qua
thư, thì tiến trình vượt chướng ngại vật kia cũng giống như nhau. Các chướng ngại vật
này thể hiện qua nhiều lời phản ứng khác nhau khách hàng trực tiếp nói ra hay bóng
gió ám chỉ, chẳng hạn:

“Anh không hiểu vấn đề của tôi.”
“Làm sao tôi biết anh có đủ chuyên môn.”
“Tôi không tin anh.”
“Bây giờ tôi chưa cần đến thứ anh bán.”
“Thứ anh bán không hiệu quả lắm với tôi.”
“Tôi không đủ tiền mua thứ anh bán.”

Và còn nhiều kiểu phản ứng tương tự như thế. Tất cả là để người ta từ chối mua sản
phẩm của bạn. Nhưng bạn hoàn toàn có thể chinh phục được họ nếu nắm vững cách
loại bỏ những rào cản ấy trong thư chào hàng của mình.

Mẫu thư chào hàng gồm 12 bước MCC sắp giới thiệu với bạn đây được thiết kế nhằm
giúp bạn vượt qua từng loại chướng ngại vật ấy bằng các mẹo viết copy có phương
pháp hẳn hoi. 12 bước đó là:

1. Làm cho người ta tập trung để ý.
2. Tìm khoét... vết thương
3. Trình ra thuốc chữa.

4. Uy tín thầy thuốc.
5. Các loại ích lợi.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MCC chuyên viết: THƯ CHÀO HÀNG, NỘI DUNG WEBSITE, PROFILE DOANH NGHIỆP,
NEWSLETTER, DIỄN VĂN. Xem thêm chi tiết tại website: www.mccopywriting.com
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
3
6. Trưng ra các bằng chứng xã hội.
7. Đưa ra lời rao hàng.
8. Đưa ra chính sách bảo đảm .
9. Nhấn mạnh đến tình trạng khan hiếm.
10. Kêu gọi hành động.
11. Tiếp tục khuyến cáo.
12. Chốt thư bằng lời gợi nhắc.

Từng bước trong 12 bước trên sẽ tập trung đánh vào cảm xúc khách hàng, giúp họ
không còn sợ hay ngại mua hàng của bạn nữa.

Điều quan trọng bạn cần nhớ là người ta mua hàng của bạn dựa trên cảm xúc, và
chừng nào mua xong rồi họ mới dùng lý lẽ để củng cố những quyết định mua theo
cảm xúc của họ. Điều này có nghĩa là mỗi bước viết thư chào hàng đều phải nhắm đến
một dạng cảm xúc nào đó của người đọc để thôi thúc họ tiến đến quyết định mua
hàng.

Chỉ có hai điều thực sự thúc giục người ta phải hành động ngay: cái được và cái mất.
Trong hai điều đó, nỗi sợ bị mất thứ gì đó là yếu tố mang tính thúc giục mạnh mẽ
hơn.


Thí dụ bây giờ bạn muốn rao bán một khóa học về hôn nhân gia đình. Tên khóa học là
“Cách cải thiện đời hôn nhân” hoặc “Cách tránh tình trạng ly dị trong hôn nhân.”
Bạn nghĩ cách đặt tên nào sẽ làm người ta quan tâm và dễ đăng ký tham dự hơn? Theo
kinh nghiệm và thống kê của MCC, thì cách đặt tên thứ hai “ép-phê” hơn nhiều, vì nó
đánh vào nỗi sợ nơi người ta.

Rồi nằm bên dưới cái được và cái mất vừa nêu là các yếu tố khác rất có sức mạnh
thuyết phục. Dù đang bán sản phẩm hay dịch vụ nào, bạn cũng cần nắm được các yếu
tố này để đưa vào trong thư chào hàng nhằm tăng thêm tính thuyết phục:


1. Trở nên giàu có.
2. Trở nên đẹp đẽ.
3. Trở nên khỏe mạnh.
4. Trở nên nổi tiếng.
5. Được an toàn hơn.
6. Được bình an nội tâm.
7. Có nhiều giờ rảnh hơn.
8. Được vui sướng, hạnh phúc hơn.
v.v…



Đó là các yếu tố tạo động lực thúc giục rất lớn, là những thứ người ta “thực sự” muốn.
Còn sản phẩm hay dịch vụ của bạn cũng chỉ là phương tiện đưa họ đến với những

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MCC chuyên viết: THƯ CHÀO HÀNG, NỘI DUNG WEBSITE, PROFILE DOANH NGHIỆP,
NEWSLETTER, DIỄN VĂN. Xem thêm chi tiết tại website: www.mccopywriting.com
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
4
điều họ muốn đó mà thôi. Thành thử, bạn phải nắm vững và đưa các yếu tố này vào
thư chào hàng của mình.

Giờ ta đã biết cái gì ngăn cản một người làm cho họ không mua, và điều gì thôi thúc
một người hành động mua hàng. Bây giờ ta hãy đi vào 12 bước của một thư chào
hàng thắng lợi.

BƯỚC 1: Làm cho người ta tập trung để ý

Dòng tiêu đề mở đầu là thứ đầu tiên người đọc của bạn sẽ nhìn vào. Nếu tiêu đề đó
không “bắt mắt,” thì xem như bạn phải hôn chào tạm biệt bức thư chào hàng của mình
rồi.

Vào hộp mail, người ta có một khoảng thời gian chú ý rất ngắn, và thường thấy cái gì
không đáng quan tâm thì họ sẽ cho vào thùng rác. Nếu tiêu đề không có tính cách
khơi gợi khiến họ quan tâm, họ sẽ quẳng bức thư của bạn ngay mà không hề thương
tiếc.

Dưới đây là ba mẫu tiêu đề đã được chứng thực là làm người ta chú ý nhiều nhất:

“LÀM CÁCH/THẾ NÀO …………………………………..?”

Người ta thường muốn biết cách thức làm điều này điều kia như thế nào. Khi được kết
hợp với một ích lợi mạnh mẽ nào đó, thì tiêu đề “LÀM CÁCH NÀO…” luôn thu hút
được mối quan tâm của người ta. Thực ra, có thể nói đó là mấy chữ mạnh mẽ nhất bạn
có thể dùng trong tiêu đề của mình.


“BÍ MẬT/BÍ QUYẾT……………. NAY ĐƯỢC TIẾT LỘ!”

Người ta luôn muốn biết những gì thầm kín, bí mật bên trong. Con người thường
thích biết những thứ thuộc về bí mật của người khác. Tri thức là sức mạnh và những
người có hiểu biết thì thấy mình có sức mạnh. Ngoài ra, hầu hết chúng ta đều thích
khám phá điều gì đó có tính cách huyền bí, ẩn mật, đặc biệt là khi một “bí mật” nào
đó được tiết lộ.

“KHUYẾN CÁO: ĐỪNG BAO GIỜ NGHĨ VỀ……… CHO TỚI KHI BẠN…..”

Như MCC đã nói ở trên, rằng người ta bị kích thích mạnh mẽ nhất khi sợ mất điều gì
đó hơn là khi nhận được điều gì đó. Bởi thế, chữ “KHUYẾN CÁO” đánh thức phần
nào cảm giác sợ hãi trong lòng người ta, làm cho họ buộc phải tập trung để xem.
Dùng hai chữ này kết hợp với thứ gì đó người đọc quan tâm, bạn sẽ có một tiêu đề ‘ăn
tiền.’

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MCC chuyên viết: THƯ CHÀO HÀNG, NỘI DUNG WEBSITE, PROFILE DOANH NGHIỆP,
NEWSLETTER, DIỄN VĂN. Xem thêm chi tiết tại website: www.mccopywriting.com
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
5

BƯỚC 2: Tìm khoét… vết thương

Lúc này, bạn đã làm cho người đọc tập trung chú ý rồi. Bây giờ, bạn cần đi vào mối
quan tâm của họ bằng cách nêu rõ ra các vấn đề của họ, nêu luôn những cảm giác tệ
hại sẽ có khi gặp phải các vấn đề như thế.


Mục tiêu của bạn ở bước thứ hai này là làm cho người đọc phải tự nhủ “Đúng, đây
chính là vấn đề, là cảm giác mình đang trải qua!” Nhưng như thế cũng chưa đủ.

Bạn phải tiến hành bước này với ‘tinh thần’ là xem vấn đề người ta đang trải qua như
một vết thương đang lở loét, rất đau đớn nhức nhối, và trước khi làm các bước tiếp
theo, bạn có nhiệm vụ phải tìm cách... xát muối vô vết thương đó để họ thấm được cái
cảnh đau xót dường nào.

Kỹ thuật này gọi là “tìm khoét vết thương.” Tất nhiên, khoét ở đây không phải để
khoét, để giết chết họ, mà là để họ ý thức mạnh về cái trầm trọng của vấn đề họ đang
trải qua. Như bạn biết, con người rất khó thay đổi nếu chưa nếm đủ cái đau. Bạn phải
làm sao để họ thấy mình không thể tiếp tục chịu thêm cái đau cái khổ ấy nữa.

BƯỚC 3: Trình ra thuốc chữa

Bạn đã làm người đọc thấy ra vấn đề nhức nhối của họ. Họ bắt đầu thấy đau. Họ cần
thuốc chữa. Và đây là lúc bạn kê toa thuốc cho họ, tức trình ra giải pháp xử lý vấn đề.
Đây là một bước quan trọng trong thư chào hàng. Đây là lúc để bạn nhấn mạnh rằng
mình có thể chữa dứt bệnh cho họ, rằng mình có giải pháp hữu hiệu để giải quyết rốt
ráo vấn đề họ đang gặp phải.

Ở bước này, bạn sẽ giới thiệu vài dòng về mình, về “liều thuốc,” tức là về sản phẩm
hay dịch vụ của bạn. Ở bước 2, bạn đã làm người đọc căng thẳng rồi, thì đến đây, hãy
tìm cách xoa dịu đầu óc họ bằng cách nói rõ cho họ biết rằng kể từ bây giờ, họ sẽ
không còn phải khổ sở vật lộn với các vấn đề ấy nữa. Vì “liều thuốc chữa bệnh” đang
ở trước mắt, trong tầm tay họ. Vì sản phẩm dịch vụ bạn đang giới thiệu với họ đây sẽ
giúp giải quyết ngay vấn đề nhức nhối kia.

BƯỚC 4: Uy tín thầy thuốc


Đến đây, người đọc đã phần nào yên tâm khi thấy rằng có một phương thuốc có thể
chữa lành được “căn bệnh” của họ. Nhưng người đọc vẫn còn nghi ngờ là liệu
phương thuốc bạn đưa ra có thực sự thần kỳ hữu hiệu như bạn nói hay không, rồi
“ông thầy thuốc” là bạn có thuộc dạng lang băm hay không nữa.

Thành thử, đây là lúc quan trọng để bạn tấn công mà xua tan nỗi nghi nan nơi họ,
trưng ra các bằng chứng thuyết phục họ rằng bạn là người họ có thể tin, rằng giải pháp
bạn giới thiệu đã phát huy hiệu quả với người này kẻ khác.


-------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MCC chuyên viết: THƯ CHÀO HÀNG, NỘI DUNG WEBSITE, PROFILE DOANH NGHIỆP,
NEWSLETTER, DIỄN VĂN. Xem thêm chi tiết tại website: www.mccopywriting.com
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
6
Và ở đây, bạn nên lôi các ‘chiến tích’ của mình vào. Vài gợi ý để bạn viết:

 Các trường hợp điển hình bạn đã giúp những ai đó cụ thể vượt qua được các
vấn đề của họ.
 Các hãng (hay nhân vật) có uy tín mà bạn đã và đang cộng tác làm ăn.
 Khoảng thời gian và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn của
bạn.
 Các giải thưởng, chứng nhận quan trọng bạn đã nhận được.
 v.v…

Bước thứ 4 này là bước chứng nhận “uy tín thầy thuốc” của bạn. Phải làm sao đó để
người đọc lấy làm ấn tượng về bạn. Phải chứng minh cụ thể để họ gật gù đồng ý xác

nhận rằng những gì bạn nói là có cơ sở. Và họ sẽ tin bạn, tin vào giải pháp bạn đề ra,
và mong bạn sớm giúp họ đạt được kết quả như hứa hẹn.

BƯỚC 5: Các loại ích lợi

Qua bốn bước trên, người đọc bắt đầu cảm thấy ‘khoái’ bạn. Họ khoái, vì bạn bắt
được ‘bệnh’ của họ, trình ra ‘thuốc chữa.’ Khoái, vì họ đã tìm được ‘ông thầy’ và
‘phương thuốc’ đáng tin.

Bây giờ, họ sẽ theo dõi tiếp xem để biết các ích lợi cụ thể từ phương thuốc ấy, từ giải
pháp ấy là gì. Và đây là lúc bạn cần nói rõ với người đọc rằng cá nhân họ sẽ nhận
được ích lợi nào từ sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Có một lỗi người viết copy thiếu chuyên nghiệp thường mắc: đó là nói tất tần tật về
các thứ tính năng, công năng của sản phẩm mà không hề nói hoặc nói rất ít về các thứ
ích lợi. Trong các bài viết chia sẻ trên web, MCC thường nhắc đi nhắc lại rằng người
mua không hề quan tâm nhiều đến bạn, thậm chí đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn
như bạn nghĩ đâu. Cái số một họ quan tâm là chính ích lợi của họ, tức là những gì bạn
có thể làm được cho họ mà thôi.

Bạn thử nghĩ mà xem: Khi bạn đăng ký nhận ebook này, điều bạn quan tâm trước hết
là gì? Là dịch vụ viết quảng cáo của MCC? Là MCC? Hay là ích lợi riêng của bạn,
những gì bạn nhận được qua cuốn ebook để có thể cho ra các bức thư chào hàng hiệu
quả trong tương lai?

Để tiến hành bước này, bạn hãy lấy ra một tờ A4 trắng trẻo thơm tho, gạch một đường
thẳng theo chiều dọc chia đôi tờ giấy. Ở cột bên trái, bạn liệt kê ra hết mọi tính năng
của sản phẩm hay dịch vụ bạn đang chào bán. Ở cột bên phải, tương ứng với từng tính
năng bên trái, bạn hãy ghi ra các ích lợi song song. Bạn hãy ráng nghĩ về đủ mọi loại
ích lợi có thể có, từ những ích lợi rõ ràng nhìn thấy trước mắt, đến các ích lợi tiềm ẩn

bên trong về lâu về dài.

Chẳng hạn, như các bạn xem thấy trên tivi, có mẩu quảng cáo về thứ thuốc đông y.
Tính năng của nó là mấy thứ thảo dược này nọ từ thiên nhiên giúp làm khỏe thận, bồi

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MCC chuyên viết: THƯ CHÀO HÀNG, NỘI DUNG WEBSITE, PROFILE DOANH NGHIỆP,
NEWSLETTER, DIỄN VĂN. Xem thêm chi tiết tại website: www.mccopywriting.com
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
7
bổ sinh lực, v.v. Còn ích lợi gần của nó thì nào là chống tiểu đêm, cho giấc ngủ ngon,
làm cho nên trai tráng hơn. Rồi ích lợi xa của nó là ‘một người khỏe, hai người vui,’
làm cho đời sống vợ chồng thêm hạnh phúc, v.v.

Bạn cần lưu ý là trong thư chào hàng, bạn nên gạch đầu dòng các ích lợi để cho rõ
ràng, dễ đọc. Bạn hãy nghĩ hết về mọi thứ ích lợi xa gần người đọc có thể nhận được
từ sản phẩm hay dịch vụ của bạn, rồi ghi ra càng nhiều càng tốt. Như bạn biết, trong
nhiều trường hợp, người ta quyết định mua một sản phẩm hay dùng một dịch vụ chỉ vì
một ích lợi nào đó nằm trong danh sách các ích lợi bạn nêu ra.

BƯỚC 6: Trưng các bằng chứng xã hội

Đến đây, dù bạn đã làm kỹ lưỡng các bước trên, và dù từ sâu trong lòng, người đọc đã
cảm thấy rằng những gì bạn viết ra rất đúng, rất hợp lý hợp tình, nhưng họ vẫn chưa
hoàn toàn hết nghi ngờ. Nhiệm vụ của bạn là phải tẩy sạch mọi vết nghi ngờ còn sót
lại nơi họ.

Và để làm điều đó, ở bước này, bạn cần ghi lại các lời chứng, lời khen, lời công nhận

từ các khách hàng đã dùng sản phẩm và dịch vụ của bạn, những người cảm thấy hài
lòng về những ích lợi mà sản phẩm và dịch vụ của bạn mang đến.

Các lời chứng (testimonials) là thứ công cụ trợ giúp mạnh mẽ nhằm giúp bạn chứng
thực rằng những gì bạn tuyên bố là đúng, là có thật, đã được chứng minh. Và để làm
cho lời chứng bạn ghi lại thêm thuyết phục, bạn nên thêm vào hình ảnh các khách
hàng với danh tính cụ thể, chức vụ, địa chỉ, v.v.

BƯỚC 7: Đưa ra lời chào hàng

Làm xong đâu đó các bước chuẩn bị như trên, bây giờ là lúc bạn đi vào phần trọng
tâm, bước quan trọng nhất của thư chào hàng: lời chào hàng, hay lời rao hàng.

Bạn cần biết là dù bản viết chào hàng của bạn có “bèo” cỡ nào đi nữa, nhưng một lời
chào hàng ‘ngon lành’ trong đó sẽ làm tăng giá trị bức thư bạn. Ngược lại, bản viết dù
có hay đến mấy thì cũng chẳng có giá trị gì nhiều nếu lời chào hàng của bạn coi chẳng
ra sao.

Lời chào hàng của bạn phải được viết làm sao để người ta đọc vô thì cảm thấy không
thể cưỡng lại được cái mong muốn mua hàng. Bạn phải làm sao đó để người đọc phải
tự nhủ với mình rằng, “Không chớp ngay món hàng này thì quả là ngu.”

Có nhiều cách khác nhau để viết lời rao hàng. Thường thì để có những lời rao hàng
‘béo bở,’ bạn cần đưa vào đó các yếu tố hấp dẫn về giá cả, thời hạn và quà tặng kèm
miễn phí. Thí dụ bạn đang bán xe máy, lời chào của bạn có thể là: mua lẻ cũng được
hưởng giá như mua sỉ, lãi suất trả góp rất thấp (nêu cụ thể là thấp thế nào? Nên tính ra
mỗi ngày chỉ phải trả bao nhiêu để người ta thấy nó thực sự thấp, v.v), rồi miễn phí
xăng nhớt nửa tháng, được tặng kèm thêm cái chân chống hay tấm lót chân, v.v…

-------------------------------------------------------------------------------------------------------


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MCC chuyên viết: THƯ CHÀO HÀNG, NỘI DUNG WEBSITE, PROFILE DOANH NGHIỆP,
NEWSLETTER, DIỄN VĂN. Xem thêm chi tiết tại website: www.mccopywriting.com
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
8

BƯỚC 8: Đưa ra chính sách bảo đảm

Để làm cho lời chào hàng của bạn thêm khó lòng cưỡng nổi, bạn cần phải cho người
đọc thấy là bạn sẵn sàng dám đứng ra đón lấy hết mọi rủi ro từ cuộc mua bán này.
Mua cái gì mà thấy có chính sách bảo đảm, bảo hành tốt, người ta mới thấy yên tâm
hoàn toàn. Vì con người là thế, dù có muốn có thích có cần mua món hàng ấy lắm rồi,
nhưng họ vẫn cứng lòng mang một nỗi sợ thường trực là không biết bạn có lừa tiền
hay chơi khăm họ không.

Đã bao giờ bạn mua ngay một món hàng hay dùng một dịch vụ nào đó mà không cần
bận tâm về chính sách bảo đảm của người bán? Đương nhiên, bạn không muốn mình
phải gánh hết mọi rủi ro có thể có với sản phẩm hay dịch vụ bạn mua. Bạn muốn đẩy
hết mọi rủi ro ấy về phía người bán. Và nếu người bán có chính sách đảm bảo thích
hợp, bạn mới có thể yên tâm hoàn toàn mà mua dùng sản phẩm.

Bởi đó, bạn hãy nêu ra cụ thể và rõ ràng các chính sách bảo đảm, bảo hành để xua tan
mọi lo sợ, nghi ngờ nơi người đọc, người mua.

Sao bạn không dám nói rằng bạn sẵn sàng hoàn tiền 100% cho người ta nếu sản phẩm
của bạn không làm người ta ưng ý?

Theo kinh nghiệm, MCC thấy cái chính sách đảm bảo hoàn tiền này rất có tác dụng
tăng thêm trọng lượng cho lời rao hàng của bạn, làm cho người đọc thấy được thuyết

phục mạnh mẽ để quyết định dùng ngay sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn thực sự tốt, việc gì bạn lại không dám đảm bảo điều
đó, điều mà người mua nào cũng muốn thấy, muốn nghe? Trong thực tế, giả sử bạn
không có chính sách hoàn tiền, nhưng nếu sản phẩm của bạn thực sự không làm hài
lòng người ta, người ta đùng đùng nổi giận đem sản phẩm đến và nằng nặc đòi lại
tiền, liệu bạn chỉ cần nói một câu “Không, tôi xin lỗi. Tôi sẽ không hoàn tiền cho anh”
là yên ổn sao? Trong hầu hết trường hợp, thế nào rồi bạn cũng phải hoàn tiền lại cho
người ta nếu không muốn mất uy tín.

Và một điều mà bạn cần nhớ là nếu bạn không đủ tin tưởng vào sản phẩm hay dịch vụ
của mình để đưa ra một lời đảm bảo, một chính sách bảo đảm mạnh mẽ, thì bạn nên
đóng cửa ngồi suy nghĩ lại trước khi viết lời chào hàng hay rao bán chúng ra để người
ta mua.

Lưu ý: Có lắm khi, lời chào hàng của bạn ‘béo bở’ quá, đến độ người ta đâm nghi
ngờ. Thí dụ bạn rao bán một món hàng Nhật chính hãng mà giá lại rẻ đến không ngờ.
Người ta thấy ngon, nhưng sẽ nghi. Để tránh điều này, bạn phải đưa lý do tại sao bạn
có thể đưa ra một lời đề nghị tốt như thế. Chẳng hạn, bạn có thể nói do bạn nhầm lẫn
trong khâu kiểm kê hàng hóa nên bây giờ số hàng còn tích trữ trong kho khá nhiều, đó
là lý do bạn đưa ra một cái giá rẻ như thế. Khi người ta biết lý do, họ sẽ yên tâm,
không còn nghi ngờ gì về mức giá quá tốt của bạn nữa.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MCC chuyên viết: THƯ CHÀO HÀNG, NỘI DUNG WEBSITE, PROFILE DOANH NGHIỆP,
NEWSLETTER, DIỄN VĂN. Xem thêm chi tiết tại website: www.mccopywriting.com
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
9


BƯỚC 9: Nhấn mạnh đến tình trạng khan hiếm

Hầu hết người ta đều dành thời gian để phản ứng với các lời rao hàng của bạn, cả khi
lời rao hàng đọc vô thấy khó lòng cưỡng lại. Có nhiều nguyên do tại sao người ta
lưỡng lự chưa dám bỏ tiền đầu tư cho một giải pháp nào đó. Dưới đây là vài lý do:

 Họ chưa cảm thấy vấn đề của họ ‘dày xéo’ họ đến mức họ phải thay đổi.
 Họ quá bận rộn với việc này việc kia và quên mất lời chào hàng của bạn.
 Họ không cảm thấy giá trị món hàng đó lớn lao hơn giá tiền bạn đề nghị.
 Hoặc, đơn giản là vì họ lười mua.

Để thôi thúc người ta ra tay mua hàng ngay, bạn cần phải liên tục động viên nhắc nhở
họ. Ở phần trên, bạn đã biết là người ta được thôi thúc hành động do nỗi sợ cái mất
hơn là niềm vui cái được. Đó chính xác là điều bạn đang làm ở bước này khi bạn
“tiêm” thứ thuốc gọi là khan hiếm vào bức thư chào hàng của mình.

Khi người ta thấy rằng sản phẩm họ cần chỉ có một số lượng khá ít ỏi, thì họ thường
nhanh chóng hành động ngay, lập tức đặt hàng hay đổ xô đi mua để có được thứ họ
cần, họ muốn.

Trong ngày đầu, khi MCC công bố tặng miễn phí ebook này, kèm theo lời rao nói
rằng 10 người đăng ký đầu tiên sẽ được chỉnh sửa miễn phí thư chào hàng, thì lượt
người đăng ký tăng vùn vụt, sang ba hôm sau khi MCC báo là đã có 250 người đăng
ký, thì số người đăng ký giảm lại.

Bạn có thể tạo ra một cảm giác khan hiếm bằng cách nói với người đọc rằng món
hàng hay gói dịch vụ này có số lượng hạn chế, hoặc chính sách khuyến mãi cho món
đồ kia sẽ sớm hết hạn, nếu không nhanh chân thì sẽ không còn cơ hội.


Thí dụ,

“Nếu mua sản phẩm X trước ngày Y, bạn sẽ nhận được tất cả các khoản quà tặng
miễn phí khác.”

Hoặc, “Chúng tôi chỉ chào bán 50 sản phẩm/dịch vụ, dành cho 50 khách hàng. Nếu
không nhanh chân, bạn sẽ mất cơ hội sở hữu…”

Hoặc, “Bạn sẽ mua được sản phẩm này với giá thấp trong thời gian từ ngày X đến
ngày Y; sau khoảng thời gian này, nếu muốn có sản phẩm này, bạn sẽ phải chấp nhận
mua với giá gốc.”

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MCC chuyên viết: THƯ CHÀO HÀNG, NỘI DUNG WEBSITE, PROFILE DOANH NGHIỆP,
NEWSLETTER, DIỄN VĂN. Xem thêm chi tiết tại website: www.mccopywriting.com
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
10

BƯỚC 10: Kêu gọi hành động

Bạn đã làm cho người đọc nhìn ra vấn đề của họ, thấy được giải pháp họ cần, hiểu rõ
các ích lợi họ sẽ nhận được qua sản phẩm của bạn, và trên hết, họ đã bắt đầu tin vào
bạn và muốn sở hữu thứ giải pháp bạn chào bán.

Nhưng bạn đừng giả thiết rằng họ đã biết phải làm gì để nhận được các ích lợi bạn
chào bán như kia. Bạn cần phải có lời kêu gọi, chỉ dẫn cụ thể cho họ những gì phải
làm để đặt mua món hàng họ cần. Bạn cần chỉ rõ cho họ là hãy gọi số điện thoại này,
vào trang web kia, điền vào biểu mẫu nọ, v.v.


Các lời kêu gọi hành động phải ngắn gọn, mang tính cách thôi thúc bằng một loạt các
động từ hành động, giống như mình đang ra lệnh làm cái này cái kia để thôi miên
người ta vậy. Thí dụ, “Bạn hãy nhấc điện thoại lên và gọi ngay!” hoặc “Hãy Điền vào
biểu mẫu bên dưới và Nhấp nút Gửi ngay hôm nay!”

BƯỚC 11: Tiếp tục khuyến cáo


Một thư chào hàng hiệu quả phải đánh vào cảm xúc của người đọc từ đầu đến cuối
thư. Đừng có ‘đánh’ nửa chừng rồi buông thì hỏng. Nhiều người cứ nghĩ rằng sau khi
viết lời chào hàng, kêu gọi người đọc hành động rồi thì coi như xong. Chưa đâu. Bạn
phải bám vào cảm xúc người ta đến cùng thì mới mong họ móc ví tiền ra. Và chiến
lược dùng đến ở đây vẫn là việc đánh vào “cái mất” của người đọc. Ở bước 11 này,
bạn sẽ tiếp tục nói cho người đọc biết điều tệ hại nào sẽ xảy ra nếu như họ không
nhanh chóng hưởng ứng lời chào hàng của bạn. Thí dụ, nếu không mua hàng ngay, có
thể người ta sẽ tiếp tục:

 Tiếp tục khổ sở đánh vật hàng ngày với vấn đề của họ.
 Làm việc cật lực mà chỉ kiếm được dăm ba khách hàng.
 Mất cơ hội nhận các quà tặng hết sức giá trị của bạn.
 Cứ mắc kẹt mãi trong các tình huống họ gặp phải.
 Tiếc nuối khi chứng kiến các công ty khác cuỗm mất khách hàng của mình.
 v.v…

Bạn hãy cố gắng vẽ nên một bức tranh sống động trong đầu người đọc về những gì
không hay có thể xảy đến nếu họ không nhanh chóng quyết định mua hàng ngay lúc
này. Ở đây, bạn nên nhắc một chút để họ nhớ về cảm giác khốn khổ do vấn đề họ
đang gặp gây ra, và cái khốn khổ ấy sẽ còn tệ hại hơn nếu không tìm ngay giải pháp
vào lúc này.


-------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MCC chuyên viết: THƯ CHÀO HÀNG, NỘI DUNG WEBSITE, PROFILE DOANH NGHIỆP,
NEWSLETTER, DIỄN VĂN. Xem thêm chi tiết tại website: www.mccopywriting.com
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
11

BƯỚC 12: Chốt thư bằng lời gợi nhắc

Bạn phải nhớ thêm vào thư chào hàng phần ‘tái bút’ (P.S.). Tin hay không thì tùy bạn,
phần P.S. của bạn là phần được đọc nhiều nhất – đứng thứ ba sau phần tiêu đề và các
ích lợi – trong thư chào hàng của bạn. Nhiều người viết thư chào hàng không chỉ dùng
một mà còn nhiều cái P.S. (P.P.S., P.P.P.S.) nữa.

Trong phần tái bút này, bạn hãy nhắc lại cho người đọc về lời chào hàng của bạn, về
sự khan hiếm số lượng, về thời hạn khuyến mãi ngắn ngủi, v.v. Bạn không nên bỏ qua
bước 12 này, nhưng phải tận dụng tối đa những gì quan trọng cần nhắc người đọc để
thôi thúc họ hành động cho mau.

Vậy là đến đây, bạn đã nắm được các bước cơ bản cần thiết để cho ra đời một bức thư
chào hàng hiệu quả. Công thức 12 bước này, nếu nghiên cứu kỹ lưỡng và áp dụng
triệt để, thì ai ai cũng có thể viết được các bức thư chào hàng “ăn tiền” cả.


BONUS: Vài mẹo nhỏ tặng thêm bạn

Và ở phần cuối ebook nhỏ này, MCC xin tặng thêm bạn một vài mẹo nhỏ giống như
chút gia vị mắm muối để làm cho bức thư chào hàng bạn viết nên ngon lành hơn.


 Mẹo #1: Viết ra các Tính năng/Ích lợi

Thường thì lúc ngồi vào viết một bức thư chào hàng, nhiều người không biết phải bắt
đầu từ đâu. Đó là cái trở ngại nhiều người gặp nhất. Thời gian đầu viết thư chào hàng,
MCC cũng gặp tình trạng tương tự. Nhưng có một giải pháp thế này, theo kinh
nghiệm của MCC: đầu tiên, bạn cứ lấy ra tờ giấy trắng, rồi theo như hướng dẫn ở
bước thứ 5, ghi ra tất cả các tính năng và ích lợi của sản phẩm hay dịch vụ. Đây là
những thông tin cơ bản và cần thiết trong thư chào hàng. Có chúng rồi, bạn sẽ chế
biến chúng theo 12 bước đã nêu ở trên.

 Mẹo #2: Tạm gác bản viết sang một bên

Viết xong thư chào hàng rồi, bạn cứ bỏ qua nó một bên khoảng một hai ngày gì đó.
Điều này sẽ giúp bạn nên khách quan hơn khi bạn biên tập lại. Viết xong thư chào
hàng đã mệt, mà bạn vội vàng đọc lại để sửa ngay sau khi viết, thì bạn sẽ khó thấy
được lỗi này lỗi kia.

 Mẹo #3: Tạo hồ sơ ‘danh ngôn’

Bạn nên có một bộ sưu tập các câu danh ngôn hay câu nói của những người nổi tiếng
liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ bạn đang chào bạn. Mỗi lúc đọc một bức thư
chào hàng hay, thấy có câu nào, chỗ nào tâm đắc, bạn nên ghi lại để sau này tiện
dùng.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MCC chuyên viết: THƯ CHÀO HÀNG, NỘI DUNG WEBSITE, PROFILE DOANH NGHIỆP,
NEWSLETTER, DIỄN VĂN. Xem thêm chi tiết tại website: www.mccopywriting.com

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
12

 Mẹo #4: Nắm thông tin khách hàng

Trước khi bắt đầu viết thư chào hàng, bạn cần tìm hiểu và lập hồ sơ ghi lại mọi thứ
bạn biết về khách hàng tiềm năng của mình. Nhiều chuyên gia viết copy thường đặt
một bức hình của khách hàng trước mặt mình trong lúc họ viết để giúp họ nhớ là họ
đang viết cho ai.

 Mẹo #5: Dài hay ngắn?

Nhiều người thường hỏi MCC, “Thư chào hàng nên dài chừng nào thì vừa?” và MCC
hay trả lời là, “Dài hay ngắn không quan trọng, cái quan trọng là nói được, nói hết và
nói rõ tất cả những thứ người ta cần để quyết định mua.” Có lần, MCC nhận được
bức thư chào hàng dài 24 trang.

P.S.: MCC tin là hầu như ai cũng có thể viết nên được một bức thư chào hàng hiệu
quả nếu tham khảo kỹ lưỡng và vận dụng đúng tinh thần của 12 bước đã nêu trên. Bạn
cố gắng đừng bỏ qua bước nào và cần hiểu đúng và làm theo tinh thần của bước đó.
Bởi mỗi bước là một cách độc đáo để giới thiệu sản phẩm dịch vụ của bạn và đánh
vào cảm xúc khách hàng.

P.P.S.: Nếu bạn có điều gì chưa rõ về 12 bước viết thư chào hàng này, xin cứ thoải
mái viết thư cho MCC để nêu thắc mắc. Email:

P.P.P.S.: Nếu bạn không muốn mất thì giờ để viết ra một bức thư chào hàng hiệu
quả theo tinh thần 12 bước trên, xin gọi ngay MCC: 0933.29.4567.

P.P.P.P.S.: Chúc bạn thành công với thư chào hàng của mình!



×