Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Triển Vọng Khoáng Sản Vùng Phan Rang - Nha Trang Theo Tài Liệu Địa Vật Lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.36 KB, 12 trang )

Tạp chí ĐỊA CHẤT, loạt A, số 298, 1-2/2007, tr.48-59

TRIỂN VỌNG KHOÁNG SẢN VÙNG PHAN RANG - NHA TRANG
THEO TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝ
NGUYỄN TRƯỜNG LƯU1, NGUYỄN TÀI THINH2, QUÁCH VĂN THỰC1,
HỒ HẢI1, NGÔ THANH THUỶ1, NGUYỄN ĐÌNH ĐẠT1, VÕ BÍCH NGỌC1
1
Liên đoàn Vật lý Địa chất, Km9 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
2
Hội Địa vật lý Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội

Tóm tắt: Kết quả xử lý, phân tích tổng hợp tài liệu bay đo từ, phổ gamma và trọng
lực kết hợp với các tài liệu địa chất, khoáng sản và các tài liệu khác vùng Phan Rang
- Nha Trang đã giúp khoanh định 4 đới triển vọng khoáng sản, trong đó phân chia
được 23 vùng triển vọng gồm 8 vùng loại A, 15 vùng loại B, cụ thể như sau:
- Đới Đèo Cả gồm 3 vùng triển vọng, trong đó có 1 vùng loại A, 2 vùng loại B.
Triển vọng khoáng sản chính là: vàng, molybđen, wolfram, thiếc, đồng, chì - kẽm.
- Đới Khánh Vĩnh gồm 7 vùng triển vọng, trong đó có 3 vùng loại A, 4 vùng loại
B. Triển vọng khoáng sản chính là: thiếc, wolfram, vàng.
- Đới Sông Cho gồm 4 vùng triển vọng, trong đó có 1 vùng loại A, 3 vùng loại B.
Triển vọng khoáng sản chính là: vàng, đồng, chì-kẽm, thiếc, wolfram.
- Đới núi Đá Đen gồm 8 vùng triển vọng, trong đó có 3 vùng loại A, 5 vùng loại
B. Triển vọng khoáng sản chính là: vàng, đa kim, molybđen, thiếc, wolfram.
Các kết quả này góp phần nhìn nhận khách quan và đúng đắn hơn về triển vọng
khoáng sản vùng nghiên cứu.
MỞ ĐẦU

Vùng Phan Rang - Nha Trang đã có
nhiều công trình nghiên cứu, điều tra địa
chất và khoáng sản ở các mức độ khác nhau
gồm: đo vẽ lập bản đồ địa chất và tìm kiếm


khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 trên toàn diện
tích [4]; đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng
sản tỷ lệ 1:50.000 hai nhóm tờ Nha Trang và
Phan Rang [1]; điều tra đánh giá khoáng sản
thiếc gốc vùng Ma Ty - Du Long [2].
Theo tài liệu hiện có, ở vùng này đã ghi
nhận được mỏ thiếc quy mô nhỏ Ma Ty - Du
Long và một số điểm quặng, điểm khoáng
hoá: thiếc, wolfram, molybđen, vàng, đồng,
titan, urani, than bùn, tập trung chủ yếu ở
vùng phía tây Cam Ranh.
Trong các năm 2003 đến 2006, Liên đoàn
Vật lý Địa chất đã tiến hành bay đo từ phổ
gamma tỷ lệ 1: 50.000 và đo vẽ trọng lực tỷ
lệ 1: 100.000 trên diện tích khoảng 9000
km2, với mục tiêu thành lập các bản đồ

trường địa vật lý và phân vùng triển vọng
khoáng sản theo tài liệu địa vật lý.
Bài báo này trình bày một số kết quả mới
về cấu trúc địa chất và triển vọng khoáng sản
theo các kết quả xử lý, phân tích tổng hợp tài
liệu địa vật lý - địa chất vùng nghiên cứu.
II. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ
KHOÁNG SẢN VÙNG NGHIÊN CỨU

Vùng nghiên cứu có các đặc điểm địa
chất khá phức tạp với sự có mặt của 10 phân
vị địa tầng và 5 phức hệ magma xâm nhập.
1. Các phân vị địa tầng:


Các phân vị địa tầng trong vùng có tuổi
từ Trias đến Đệ tứ gồm:
Hệ tầng Mang Yang (T2a my) gồm cuội
sạn kết, cát kết ryolit, felsit; hệ tầng Đăk
Bùng (J1 đb) gồm cuội sạn kết, cát kết hạt
thô và cuội kết; hệ tầng Đắk Krông (J 1 đk)
gồm bột kết vôi, đá phiến sét vôi, đá vôi; hệ
tầng Ea Sup (J2 es) gồm cát kết, bột kết màu
48


đỏ... phân bố trên diện tích không lớn ở phía
đông bắc vùng; hệ tầng La Ngà (J2 ln) gồm
cát kết, cát bột kết, đá phiến sét vôi; hệ tầng
Đèo Bảo Lộc (J3 đbl) gồm anđesit,
anđesitobazan, đacit, ryođacit và tuf của
chúng; hệ tầng Nha Trang (K nt) gồm ryolit,
trachyryolit, felsit, đacit và tuf của chúng; hệ
tầng Đăk Rium (K2 đr) đặc trưng bởi bột kết,
cát kết, cuội kết màu đỏ; hệ tầng Đơn Dương
(K2 đd) gồm đacit, ryođacit, ryolit, felsit,
anđesitođacit và tuf của chúng; hệ tầng Mộ
Tháp (N2 mt) gồm cát kết vôi, sạn kết vôi; hệ
tầng Xuân Lộc (βQII xl) gồm bazan olivin
kiềm phân bố rải rác ở trung tâm và phía
nam vùng. Trầm tích Đệ tứ (Q) có thành
phần cuội, sạn, sỏi, cát, bột sét và sét có
nguồn gốc tạo thành khác nhau có tuổi từ
Pleistocen đến Holocen, phân bố chủ yếu ở

ven biển và các thung lũng sông.
2. Các phức hệ magma xâm nhập

Quá trình hoạt động magma trên vùng
nghiên cứu rất mạnh mẽ, tập trung chủ yếu
trong Mesozoi, gồm: phức hệ Định Quán
gồm 2 pha: pha 1 (Di/J3 đq1) đặc trưng bởi
điorit, điorit thạch anh, gabro điorit; pha 2
(GDi/J3 đq2) đặc trưng bởi granođiorit biotithorblenđ hạt vừa; phức hệ Đèo Cả gồm 3
pha: pha 1 (GDi/K2 đc1) đặc trưng bởi
granođiorit biotit, monzođiorit thạch anh;
pha 2 (GSy/K2 đc2) đặc trưng bởi granit,
granosyenit biotit-horblenđ; pha 3 (G/K2
đc3) đặc trưng bởi granit biotit hạt nhỏ sáng
màu; phức hệ Cà Ná gồm 2 pha: pha 1
(G/K2 cn1) có thành phần là granit biotit,
granit alaskit hạt vừa đến lớn; pha 2 (G/K2
cn2) đặc trưng bởi granit alaskit, granit biotit,
granit biotit - muscovit; phức hệ Phan Rang
đặc trưng bởi granosyenit porphyr, granit
porphyr, felsit porphyr; phức hệ Cù Mông
gồm các đá mạch gabrođiabas và điabas,
diện phân bố hẹp.
3. Cấu trúc địa chất:

Theo Nguyễn Xuân Bao và nnk [8], hầu
như toàn bộ vùng nghiên cứu nằm trong phụ
đới Phan Thiết thuộc đới cấu trúc Đà Lạt,
49


đặc trưng chủ yếu bởi các thành tạo trầm
tích, trầm tích - phun trào từ Trias đến Đệ tứ.
4. Các đứt gãy

Theo các công trình nghiên cứu trước
đây, các đứt gãy trong vùng phát hiện được
không nhiều, phát triển theo bốn phương
chính:
+ Nhóm đứt gãy á vĩ tuyến: kém phát
triển, có góc cắm hầu như thẳng đứng.
+ Nhóm đứt gãy TB-ĐN: bao gồm nhiều
đứt gãy có chiều dài lớn, nhưng thường bị
các nhóm có sau cắt thành nhiều đoạn, có độ
dịch chuyển nhỏ.
+ Nhóm đứt gãy ĐB-TN: thường kéo dài
và liên tục.
+ Nhóm đứt gãy kinh tuyến: kém phát
triển, kéo khá dài.
5. Khoáng sản

Các khoáng sản đã phát hiện trong vùng
nghiên cứu gồm:
+ Than bùn nằm trong trầm tích bở rời
Đệ tứ và than nâu trong trầm tích Neogen
vùng Krông Ana.
+ Ilmenit: dạng sa khoáng ở bãi biển
Cam Ranh.
+ Đồng, chì và đa kim: gặp ở Tà Lương,
ấp Tân Mỹ. v.v…
+ Molybđen - wolfram: ở Hòn Sạn, Núi

Đất, Núi Tháp, Hòn Rồng, .v.v...
+ Vàng: đã biết các điểm Đá Bàn, đèo Rù
Rì, Krông Pha, Klang Bak, .v.v...
+ Thiếc: đã gặp các điểm quặng Ma Ty Du Long, núi Tà Lương, Mỹ Sơn, .v.v...
+ Quặng phóng xạ: gặp ở xã Diên Điền,
huyện Diên Khánh.
II. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT THEO
TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝ

Trên cơ sở phân tích tài liệu bay đo từ,
phổ gamma và đo vẽ trọng lực vùng Phan
Rang - Nha Trang, kết hợp với tài liệu có


trước, cấu trúc địa chất vùng nghiên cứu có
các đặc điểm như sau (Hình 1) :
1. Đứt gãy

Hệ thống đứt gãy trong vùng nghiên cứu
được xác định trên cơ sở kết quả phân tích
các bản đồ trường và bản đồ biến đổi của các
trường từ, trọng lực và xạ phổ gamma.
Các thông số định lượng như hướng cắm,
góc cắm, biên độ dịch chuyển của một số
đứt gãy được xác định theo hệ phương pháp
đã nêu trong [5].
Trên toàn vùng đã xác định được gần 100
đứt gãy phát triển theo các phương chính là:
á vĩ tuyến, TB-ĐN, ĐB-TN và á kinh tuyến
(Hình 1), trong đó có: 1 đứt gãy bậc 1 - ký

hiệu F1ĐB đóng vai trò phân chia các đới
cấu trúc Kon Tum và Đà Lạt, dự báo phát
triển đến độ sâu >35 km; 7 đứt gãy bậc 2 (3
đứt gãy ĐB, 4 đứt gãy TB) có chiều dài phát
triển lớn, chiều sâu theo dõi được > 25 km,
biên độ dịch chuyển đứng 2,2 ÷ 2,55 km.
Các đứt gãy bậc 3 phát triển rộng rãi theo tất
cả các phương, chiều sâu phát triển theo dõi
được nói chung > 10 km, biên độ dịch
chuyển đứng khoảng 0,77 ÷ 2,3 km.
- Hệ thống đứt gãy á vĩ tuyến: tập trung ở
các vùng Nha Trang - Khánh Vĩnh, Cam
Ranh - Đa Nhim, Ninh Hoà - Phú Thuận.
Các đứt gãy theo dõi được từng đoạn ngắn,
không liên tục và bị các đứt gãy của các
phương khác làm dịch chuyển khá phức tạp.
Hệ thống đứt gãy này có thể là cổ nhất.
- Hệ thống đứt gãy phương TB-ĐN: phát
triển mạnh (theo dõi được gần 40 đứt gãy),
kéo dài, nhiều đứt gãy tương đối sâu, điển
hình là các đứt gãy: F2TB, F2TB2, F2TB3,
F2TB4. Hệ thống đứt gãy này thường bị các
đứt gãy phương ĐB-TN và á kinh tuyến cắt
và làm dịch chuyển.
- Hệ thống đứt gãy phương ĐB-TN: theo
tài liệu địa vật lý theo dõi được hơn 40 đứt
gãy. Chúng phần lớn kéo dài, thẳng, góc

cắm gần thẳng đứng. Nhiều đứt gãy khá sâu,
đóng vai trò phân chia đới và khối cấu trúc,

điển hình là các đứt gãy F1ĐB1, F2ĐB1
F2ĐB2, F2ĐB3.
- Hệ thống đứt gãy á kinh tuyến: theo tài
liệu địa vật lý xác định được 2 đứt gãy kéo
dài hết diện tích nghiên cứu, khá thẳng,
không bị dịch chuyển bởi các đứt gãy
phương khác. Có thể hệ thống đứt gãy này là
trẻ nhất trong diện tích nghiên cứu.
2. Cấu trúc vòng:

Theo tài liệu từ và trọng lực, xác định
được 3 cấu trúc vòng.
- Cấu trúc vòng Nha Trang: dạng đẳng
thước, mở rộng ra biển. Diện tích phần đất
liền khoảng 1100 km2, đi qua Ninh Hoà Bến Khế - mũi Cầu Hin ra biển. Cấu trúc
vòng này thể hiện rõ trên trường từ, trường
trọng lực, trường từ dư, trọng lực dư 5 km,
10 km, đặc trưng bởi các dị thường từ âm,
dương tương đối đẳng thước, kích thước
lớn. Trường trọng lực phía ĐB đứt gãy
F2ĐB1 có giá trị 2,5 đến 20 mgl, phía TN
có giá trị -5 đến 2,5 mgl. Bản chất địa chất
chưa xác định rõ, nhưng có thể phản ảnh
khối nâng Nha Trang.
- Cấu trúc vòng núi Đá Đen: dạng ellip,
còn phát triển về tây nam. Diện tích trong
vùng nghiên cứu khoảng 1700 km2, đi qua
Phước Bình - Khánh Hoà - sát vịnh Cam
Ranh - Phước Khang về phía TN. Cấu trúc
thể hiện rõ trên trường từ dư 2 km, 5 km,

10 km và trường trọng lực dư 5 km, 10
km. Trường từ dạng âm dương xen kẽ
phức tạp, trường trọng lực tạo thành các
khối âm, dương tương đối đẳng thước. Bản
chất địa chất chưa xác định rõ, nhưng cấu
trúc này có ý nghĩa lớn tạo thành đới sinh
khoáng núi Đá Đen.
- Cấu trúc vòng phía đông huyện Ninh
Hải: dạng đẳng thước, kích thước nhỏ
khoảng 5 km2. Có lẽ cấu trúc này phản ánh
một khối magma ẩn.

50


chú giải

ô

Chư Bà Giam

Hin

b1

Kr

Krông

a


Ea

khối ninh hòa
2051

Ea
Kr

+
-

ông
h
Pác

Krô

30

Chư
Knia
+Chư Knia

Krông

Sôn

g Gia


ng

Hòn Ông

oo

20

Diên Linh

13 60

Sg.

H.Khánh vĩnh

g Kh
Sỏn

-+

N. Hòn ngang
Sông

-

Cái

S.
May

Đa

Hàm

Sông, suối, bờ biển

D
ầu

1260

Tô Hạp

-+

Sơn Trung

o
12

Jln

b2
f2
d

1320

Di


a Bi

-+
13 20

- +

Núi Chuân
l

1220

-+

Sg.

+

sôn

50

Phước Tiên

g

Vinh Cam Ranh
Vinh Cam Ranh

cam ranh


Phước Tiên
Phước Đại
Phước Tân
-

oo

11

Cái

+

C_

Tr à

su

3
h. ninh sơn
b4
db
f2

khối ninh hải

56 8


Núi Rài

r

sông

Cha

sông

50

M.Cà Tiên

+

ối

o

f2
tb
3

N.Tà Năng

Phước Tân

Sg.


f2
t

1300

20

00

- +

r

o

10

-+

- +

Đa

Hi

o

13 40

- +


Sg.

oo

oo

Khối cấu trúc Đơn Dương

1

Leo

-+
1
db
f2

00

11
40

20

Cau

12

2287


11

o

1360

khối đơn dương

N. Gia Rich

13 40

11
11
50
50

12

Ngựa

- +

10

S.

o


Khối cấu trúc Ninh Hải

- + Thành h. diên khánh nha trang
Khánh
-+

2062

1922

12

ác

oo

12
00

Khối cấu trúc Ninh Hoà

ối

o

12

Th

- +


e

ng


Khánh Thành

12
10

30

13 80

đầm nha phú

Ben Khe
Khanh
- + Minh

1811

-+

o
12

H. Ninh Hoà


Su

o

12

1

-+

b
+ - 2

12
12
20

-- +

365

26

-

f2
t

Đới cấu trúc Kon Tum


u

1

Tr
an
g

Đứt gãy ĐVL: a - bậc I
b - bậc II, c - bậc III
Cấu trúc vòng

26

Ea

149

13 80

c

ng

f2
Chư Noun Ngai tb

oo

b


1400

Chư Ma Bai
Ea

Ro

30

o
12 40

vạn ninh
Núi Vung

+
-

12

Sg.

d
f1

o
o
oo


12
12
40

Ea

Ea Gro

đới kon tum

Lợi Hải

13 00

Vĩnh Hải

+

Cái

686
Sg.

11 o 40

11

+

287

702

Nu
ng

Ta

Sg.

o

40

h. ninh hải

Sg.

108
108 40'

108
108 50'

0

109
109 00'

6


12

109
109 10'

18km

Hình1. Sơ đồ cấu trúc, đứt gãy theo tài liệu địa vật lý

Hỡnh
1. SRang
cu
trỳc,
t góy vựng Phan Rang - Nha Trang theo ti liu a vt lý
vùng Phan
- Nha
Trang
3. Phõn vựng cu trỳc a cht

Theo ti liu a vt lý, cú th chia vựng
Phan Rang - Nha Trang thnh 3 khi cu
trỳc chớnh:
- Khi nõng tng i Ninh Ho.

Khi ny chim 1/5 din tớch phõn b
phớa ụng bc b khng ch bi 2 t góy :
F2TB1 tõy nam, F1B1 phớa tõy bc,
tip giỏp i cu trỳc Kon Tum.
Trờn din tớch khi giỏ tr trng d
thng trng lc Bouguer dng tng i,

dao ng trong khong -27,5 ữ 2,5 mgl, cú
dng phõn b TB-N v hng v tuyn. D

51

thng t cú cu trỳc phc tp, ch yu
mang giỏ tr õm, mt s d thng t cú kớch
thc nh hn phõn b theo dng xõu chui.
Khi cu trỳc Ninh Hũa c cu thnh
bi thnh to trm tớch - phun tro h tng
Mang Yang; trm tớch lc nguyờn cỏc h
tng k Bựng, k Krụng, La Ng v
mt ớt trm tớch - phun tro h tng Nha
Trang. Phn tõy nam phỏt trin cỏc ỏ
magma xõm nhp thuc cỏc pha 1, 2 phc
h nh Quỏn; pha 1 phc h C Nỏ. ỏ
magma xõm nhp phc h ốo C phỏt
trin ch yu ụng bc.


- Khối sụt tương đối Đơn Dương

Khối này chiếm phần lớn diện tích trung
tâm vùng Phan Rang - Nha Trang, bị khống
chế bởi đứt gãy F2TB1 ở đông bắc, F2ĐB3
ở đông nam và F1ĐB1 phía tây bắc. Khối có
xu hướng trũng sâu về phía tây và nông dần
về phía đông, tương ứng giá trị trường dị
thường trọng lực tăng mạnh từ tây sang
đông. Ở phía tây, giá trị trường dị thường

trọng lực là -35 ÷ -45 mgl còn ở phía đông là
+25 mgl. Trường từ nhìn chung khá ổn định,
ở tây T-TN và ĐB trường từ cao hơn ở trung
tâm, dao động trong khoảng -1000 ÷ 200nT.
Khối cấu trúc này có thành phần gồm các
trầm tích lục nguyên hệ tầng La Ngà; hệ
tầng Đèo Bảo Lộc, các đá trầm tích - phun
trào hệ tầng Đơn Dương và hệ tầng Nha
Trang. Các thành tạo magma xâm nhập phát
triển khá rộng rãi gồm: pha 2 phức hệ Định
Quán, các pha thuộc phức hệ Đèo Cả cùng
với một vòng cung magma xâm nhập kéo
dài suốt từ tây nam đến đông và đông bắc
khối là các thể xâm nhập thuộc phức hệ Cà
Ná.
- Khối nâng tương đối Ninh Hải

Khối này chiếm 1/5 diện tích, nằm ở NĐN vùng, bị khống chế bởi đứt gãy F2ĐB3
ở phía B-TB, phía đông nam ra đến biển.
Đặc điểm trường địa vật lý của khối như
sau: trường dị thường trọng lực Bouguer
dương tương đối và dao động trong khoảng
-2,5 mgl ÷ +2,5 mgl, các đường đẳng trị của
dị thường trọng lực kéo dài theo phương
ĐB-TN và kinh tuyến. Trường từ tương đối
bình ổn, trên đó nổi lên một vài dị thường
kích thước nhỏ nhưng biên độ lớn, như dị
thường từ Ninh Phước.
Khối cấu trúc này có thành phần gồm
các thành tạo lục nguyên hệ tầng La Ngà

và các đá trầm tích - phun trào hệ tầng Đèo
Bảo Lộc, hệ tầng Đơn Dương, trầm tích
Đệ tứ không phân chia phân bố ở phần
đông nam khối. Các đá magma có pha 2
phức hệ Định Quán, pha 2 phức hệ Đèo Cả
và các đá pha 1, 2 phức hệ Cà Ná.

III. PHÂN VÙNG TRIỂN VỌNG KHOÁNG
SẢN THEO TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝ

Triển vọng khoáng sản vùng nghiên cứu,
được xác định theo trình tự nghiên cứu phân
tích tài liệu địa vật lý (Hình 2):
- Xác định các đới dị thường và đặc trưng
thống kê của chúng, phân loại các đới dị
thường
- Xác định bản chất địa chất của đới dị
thường và khoáng sản liên quan.
- Nhận dạng các tụ khoáng, các đới
quặng trong vùng và lân cận có điều kiện địa
chất và tài liệu địa vật lý tương tự.
Tổng hợp các tài liệu địa vật lý, các tài
liệu địa chất và khoáng sản như: các điểm
quặng, các vành phân tán trọng sa, địa hoá…
xác định triển vọng khoáng sản theo các tiêu
chuẩn sau:
Xác định đối tượng khoáng sản triển
vọng

Việc xác định các đối tượng khoáng sản

có triển vọng dựa vào các yếu tố sau:
- Bản chất xạ địa hoá của các đới dị
thường.
- Đặc trưng địa chất của các đới biến đổi
theo tài liệu địa vật lý đã xác định.
- Đối tượng khoáng sản theo kết quả nhận
dạng các mẫu chuẩn.
- Các vành phân tán trọng sa, địa hoá.
- Các thành tạo địa chất và cấu trúc địa
chất thuận lợi cho việc tạo khoáng.
- Các đới biến đổi địa chất, các mỏ và
điểm quặng đã biết nằm trong diện tích đới
dị thường.
Phân loại triển vọng khoáng sản

Triển vọng khoáng sản được phân thành
2 loại tương ứng với các tiêu chuẩn sau:
+ Loại A: thoả mãn các tiêu chuẩn sau:
- Các đới dị thường, dị thường tổ hợp
tập trung.
52


- Các đới biến đổi địa vật lý đã được xác
định phù hợp với loại hình khoáng sản dự báo.
- Điều kiện địa chất thuận lợi cho hình
thành khoáng sản tương ứng.
- Kết quả nhận dạng có độ tin cậy cao
(>80%), phù hợp với bối cảnh và điều kiện
địa chất của mẫu chuẩn.

- Các vành phân tán trọng sa, địa hoá tập
trung, phản ánh phù hợp với triển vọng
khoáng sản dự báo, có thể có các điểm
quặng, khoáng hoá đã biết nhưng chưa điều
tra, đánh giá.
Như vậy các đới triển vọng loại A là các
vùng có các tiền đề, dấu hiệu địa vật lý - địa
chất rõ, cần được đầu tư điều tra, đánh giá.
+ Loại B: có một hoặc một vài điều kiện
không thoả mãn như loại A. Các diện tích
này cần được tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn.
Kết quả trên toàn vùng Phan Rang - Nha
Trang đã khoanh được 4 đới triển vọng
khoáng sản, trong đó phân chia 23 vùng triển
vọng, gồm 8 vùng loại A, 15 vùng loại B, và
một số vùng triển vọng sa khoáng ven biển.
Sau đây, các tác giả chỉ nêu những nét chính
về đặc điểm địa vật lý - địa chất và khoáng
sản của các đới triển vọng và các vùng triển
vọng loại A trong các đới.
1. Đới Đèo Cả

Đới Đèo Cả nằm ở phía bắc vùng nghiên
cứu, thuộc khối cấu trúc Ninh Hoà. Trong
phạm vi đới Đèo Cả khoanh định được 3
vùng triển vọng: Chư Ninh, Chư Ma Bai và
Núi Vung, trong đó vùng Núi Vung có triển
vọng loại A.
Đặc điểm chung của các vùng triển vọng
thuộc đới Đèo Cả:


Đặc trưng trường địa vật lý: trường xạ
phổ gamma thường là vùng tiếp giáp giữa
miền trường thấp đến trung bình thấp với
miền trường tương đối cao hoặc cao, trường
từ thay đổi phức tạp với giá trị thay đổi từ 600 nT đến +750 nT. Dị thường đơn phổ
gamma có bản chất chủ yếu là U-K, Th-K,
53

hỗn hợp, các dị thường biến đổi có giá trị
cao và tập trung là: dư U, Ju, Jth, Jk, tỷ số
Th/U, đominal U, dị thường F > 1, nhưng
phân bố không có quy luật, hàm tương quan
giữa các nguyên tố phóng xạ < 0,1.
Các thành tạo địa chất chủ yếu gồm các
hệ tầng Đăk Bùng, Đăk Krông và La Ngà,
tiếp xúc với các đá magma phức hệ Cà Ná,
phức hệ Đèo Cả, đôi chỗ có pha 2 phức hệ
Định Quán.
Hệ thống đứt gãy phát triển theo các
hướng TB-ĐN, ĐB-TN, á vĩ tuyến và á
kinh tuyến.
Trong phạm vi đới Đèo Cả có một số vành
phân tán trọng sa Au trùng diện tích vùng Chư
Ninh, vành phân tán địa hóa Pb ở phía nam
vùng Chư Ma Bai, điểm quặng: Au Đá Bàn
nằm trong diện tích vùng Núi Vung.
Khoáng sản chính của đới dự báo là:
vàng, molybđen, wolfram, thiếc, đa kim.
- Vùng Núi Vung

Vùng Núi Vung nằm phía đông đới Đèo
Cả, thuộc xã Khánh Trung, diện tích khoảng
37 km2. Vùng có đặc điểm địa chất đa dạng
bao gồm các trầm tích lục nguyên các hệ tầng
Đăk Bùng, Đăk Krông và các đá magma xâm
nhập của các phức hệ Định Quán và Cà Ná.
Hệ thống đứt gãy trong vùng phát triển theo
hai phương ĐB-TN và TB-ĐN.
Các dị thường đơn xạ phổ gamma trên
vùng có bản chất urani, kali và hỗn hợp. Các
dị thường Ju, Quth, dị thường tổ hợp, dị
thường chỉ số F cao khá tập trung, dị thường
tỷ số Th/U, Ju, Jth , Jk, U phân bố rải rác ở
ven rìa. Trường dị thường từ ∆T trên vùng
khá phức tạp, các dị thường tồn tại dạng
đẳng thước, giá trị ∆Τ thay đổi khoảng
-600÷ +750 nT.
Kết quả nhận dạng cho thấy vùng
tương đồng với mẫu vàng Đá Bàn và mẫu
thiếc Ma Ty - Du Long có độ tin cậy cao.
Theo tài liệu địa chất tỷ lệ 1:200.000 đã
phát hiện điểm quặng vàng Đá Bàn nằm ở


phía đông.
Khoáng sản chính của vùng là: vàng,
molybđen, thiếc, wolfram.
2. Đới Khánh Vĩnh

Đới Khánh Vĩnh nằm ở phía tây khối

cấu trúc Đơn Dương, phân bố từ phía tây
huyện Ninh Hoà tới phía đông bắc tỉnh Lâm
Đồng. Có thể xem đây là phần kéo dài của
đới sinh khoáng Đa Chay - Bắc Đà Lạt [6,
8]. Trong diện tích đới Khánh Vĩnh khoanh
định được 7 vùng triển vọng là: Chư Knia,
Chư Nuôn Ngai, Diên Linh, Khánh Thành,
Gia Rích, Tiêu Quan và Man Han, trong đó
có 3 vùng loại A là Chư Nuôn Ngai, Khánh
Thành, Gia Rích.

- Vùng Chư Nuôn Ngai :
Vùng này nằm ở phía bắc đới Khánh
Vĩnh, kéo dài theo hướng TB-ĐN dọc theo
đứt gãy F2TB1, bao gồm 4 diện tích triển
vọng.
Các thành tạo địa chất chính gồm đá
phun trào hệ tầng Đơn Dương và trầm tích
hệ tầng La Ngà tiếp xúc với các đá granit hai
mica phức hệ Cà Ná, granosyenit phức hệ
Đèo Cả. Ngoài ra trong vùng còn một diện
tích nhỏ đá granođiorit phức hệ Định Quán.
Đứt gãy F2TB2 nằm ở phía đông bắc,
các hệ thống đứt gãy ĐB-TN phát triển ở
tây bắc vùng.

Đặc điểm chung của các vùng triển vọng
là chúng nằm trong các vùng có trường xạ
và phổ gamma rất thấp đến thấp, trường từ
tương đối bình ổn, giá trị thay đổi ít, trừ

vùng Gia Rích có trường từ thay đổi phức
tạp, biên độ lớn. Dị thường đơn phổ gamma
có bản chất chủ yếu Th-U, U-K, dị thường F
có giá trị thấp < 1; các dị thường biến đổi Ju,
Jth, U/K, Th/U,Quk, Quth có giá trị lớn và
tập trung, hàm tương quan các nguyên tố
phóng xạ < 0,2.

Đặc trưng cơ bản trường địa vật lý là tồn
tại các dị thường từ địa phương ∆Ta có giá
trị -400 ÷ +125 nT, tạo thành chuỗi dị
thường có phương kéo dài chủ yếu TB-ĐN.
Các dị thường đơn xạ phổ có bản chất thoriurani, urani-kali, có mật độ phân bố dày dọc
theo dứt gãy F2TB2. Dải dị thường chỉ số F
phân bố khá trùng hợp với dải dị thường từ.
Các dị thường dư K, dư U, Ju, Jth, U/K,
Th/U, Qkth, Quth, Quk, dị thường tổ hợp
khá tập trung ở các diện tích triển vọng
khoanh định.

Các thành tạo địa chất chủ yếu là các đá
trầm tích hệ tầng La Ngà, đá phun trào hệ tầng
Đơn Dương, các đá magma xâm nhập của
phức hệ Định Quán và đôi chỗ là Đèo Cả.

Kết quả nhận dạng trong vùng có sự
tương đồng với các mỏ thiếc Đa Thiện tập
trung ở ba diện tích phía bắc và đông.

Hệ thống đứt gãy phát triển mạnh theo

các phương TB-ĐN, ĐB-TN, á kinh tuyến
và á vĩ tuyến.
Trên diện tích của đới có các vành phân
tán địa hóa Sn ở vùng Chư Nuôn Ngai, Sn,
W ở vùng Khánh Thành và các vành phân
tán trọng sa cassiterit ở Khánh Thành,
cassiterit và vàng ở các vùng Chư Knia,
Diên Linh. Do điều kiện địa hình cao, phức
tạp, điều kiện giao thông khó khăn nên mức
độ điều tra khoáng sản trong đới này còn rất
hạn chế, hầu như chưa phát hiện điểm quặng
nào. Dự báo khoáng sản chính là: thiếc,
wolfram và vàng.

Tài liệu địa chất hiện có [4] cho thấy có
vành phân tán địa hóa thiếc bậc 1 bao trùm
hai diện tích phía tây bắc. Kết quả kiểm tra
sơ bộ ở các cụm 39, 40 và cụm 42 đã phát
hiện các đới biến đổi nhiệt dịch có biểu hiện
khoáng hóa wolfram, molybđen, vàng, bạc,
đa kim với hàm lượng khá cao.
- Vùng Khánh Thành và vùng Gia Rích
Phân bố kế tiếp nhau kéo dài theo hướng
ĐB-TN dọc theo đứt gãy F2ĐB1.
Các thành tạo địa chất chủ yếu là các
đá trầm tích hệ tầng La Ngà, đá phun trào
hệ tầng Đơn Dương, các đá magma xâm
nhập của các phức hệ Định Quán, Cà Ná
54



v ốo C.
Chư Ninh.B

chú giải

Au,Sulfur

12

Đới Đèo Cả

1
db
f1

o

40

a

b

Au,Mo (Cu, Pb - Zn, Sn -W )

Đứt gẫy ĐVL: a- bậcI
b- bậc II, c- bậc III

c


VạN NINH

Au
Au
Au

Chư Ma Bai.B
Au,Mo,Sn,W

Cấu trúc vòng

Núi Vung.A
Au,Mo,Sn,W

Đới triển vọng khoáng sản

Pb
Pb

Sn
Sn
Sn
Sn

12

Chư Knia.B

o

o

Chư Nuon Ngai.A

Sn,W,Au

30

Sn,W, Au

Au,Sulfur

Diên Linh.B
Sn,W, Au

Au,Sulfur

Diên Tân.B

NuiGo.B
Pb
Pb
Pb

Sulfur,Au,Sn

Sn
Sn
Sn


Pb
Pb
Pb
Pb

Sn
Sn
Sn

Sn,Au,Sulfur

Sơn Trung.A

Hòn Rồng.B
TR
TR
TR
TR
TR
TR

Au,Sulfur

Jln

f2
d
b2

Au,Sulfur

Mo

Au
Au
Au

Sn
Sn

Au,Sulfur

Au,Sulfur

Sn
Sn

Sn
Sn
Sn
Sn
Sn
Sn

Sn
Sn

oo

Phước Đại.A


Hg
Hg

đới núi đá đen

,

Sn,Au,Sulfur

Sn
Sn
Sn
Sn
Sn
Sn

f2
tb
3

Núi Đỏ.B

NINH HảI

Au,Sulfur

f2
tb

108

108 40'

M.Cà Tiên.B

3
db
f2

Au,Sulfur

Pb
Pb
Pb
Pb
Pb
Pb

CAM RANH

Sn,Au,Sulfur

Au,Mo,Cu,Pb-Zn,SnW
Pb
Pb
Pb
Cu
Cu
Cu ---- Pb
Cu
Cu

Cu

Phước Tân.A

.B
.B

Tà Lương.B

Phước Tiến.B

oo

Điểm quặng

.B
.B

Sn,Au,Sulfur

11
40
40

Au

Tiêu Quang.B
Sn,W, AU Man Hán.B

Núi Chuân.B


Mo
Mo
Mo

Diện tích triển vọng: Au, sulfur, Sn, W
a: cấp A, b: cấp B
Diện tích triển vọng sa khoáng:In, Zr, Mz

nha trang
Pb
Pb
Pb
Pb

Sn,W, AU

11
50

b

Au,Sulfur

Au,Sulfur

oo

Diện tích triển vọng Sn, W, Au
a: cấp A, b: cấp B


Sn
Sn
Sn
Sn

Sn,W, Au

Gia Rich.A
12
00
00

b

Đới sông cho

Khánh Thành.A

1
db
f2

Tên vùng.cấp triển vọng
Đối tượng khoáng sản

Au,Cu,Pb-Zn

Sn,W, Au, Bi,As


o

a

Hòn Ngang.B

Khánh Minh.A

đới khánh vĩnh

12
10

a

f2
tb
1

f2
tb
2

oo

Au,Sulfur

Hòn Khí.B

Sn


12
20

Khánh minh.A

NINH HOà

108
108 50'

0

4

109
109 00'

6

12

109
109 10'

18km

Hình 2. Sơ đồ phân vùng triển vọng khoáng sản theo tài liệu địa vật lý
Hỡnh 2. S phõn vựng trin vng khoỏng sn
vùng Phan Rangvựng

- Nha
Trang
Phan Rang - Nha Trang theo ti liu a vt lý
Cỏc h thng t góy trong vựng phỏt
trin rt a dng theo nhiu phng khỏc
nhau: B-TN, v tuyn, kinh tuyn v
TB-N.
c trng c bn trng i vt lý l tn
ti cỏc di d thng t Tcú giỏ tr -550 ữ
350 nT vựng Khỏnh Thnh v d thng
t T khỏ phc tp, bin i mnh giỏ tr:
-850 ữ 225 nT vựng Gia Rớch. Cỏc d
55

thng n x ph cú bn cht thori-urani,
urani-kali, phõn b khỏ tp trung theo
phng ụng bc, cỏc d thng ch s F,
d U, Jk, Ju, Jth, U/K, Th/U, Qkth, Du phõn
b tp trung.
Kt qu nhn dng trong vựng cú s tng
ng vi m thic Nỳi Cao v a Chay.
Theo ti liu ca Nguyn c Thng [4]


có các vành phân tán trọng sa casiterit,
sheelit, vành phân tán địa hoá thiếc bao trùm
diện tích Khánh Thành.
Kết quả kiểm tra sơ bộ ở cụm dị thường
47 đã phát hiện các biểu hiện khoáng thiếc,
sulfur trong các mạch thạch anh nằm trong

hệ tầng La Ngà.
3. Đới Sông Cho

Đới Sông Cho nằm ở phía đông vùng
nghiên cứu, có dạng gần đẳng thước, thuộc
miền địa hình núi cao, phân cắt mạnh, thuộc
địa phận hai huyện Khánh Vĩnh và Ninh
Hoà. Tại đây, khoanh định được 4 vùng triển
vọng là: Khánh Minh, Hòn Khí, Hòn Ngang
và Diên Tân, trong đó vùng Khánh Minh
thuộc triển vọng loại A.
Đặc điểm chung của các vùng triển vọng
là có trường xạ phổ khá cao, dị thường đơn
phổ gamma có bản chất kali, urani và uranikali là chính, các chỉ số F, Jk, Ju, dư U, dư
K, Qkth, Quth khá cao và tập trung. Kết quả
nhận dạng theo các mẫu vàng Đá Bàn, Trà
Năng, mẫu C54-55, C57 tập trung ở nhiều
diện tích. Trường dị thường từ biến đổi
mạnh với giá trị ∆Τ từ -550 đến 160 nT.
Các thành tạo địa chất chủ yếu là các đá
trầm tích lục nguyên hệ tầng La Ngà, đá
phun trào các hệ tầng Đơn Dương, Nha
Trang, đá magma của các pha khác nhau
thuộc các phức hệ Cà Ná, Đèo Cả, Định
Quán. Hệ thống đứt gãy có phương ĐB-TN,
TB-ĐN, kinh tuyến và vĩ tuyến.
Một số vành phân tán trọng sa của thiếc ở
vùng Khánh Minh và đông bắc vùng Hòn
Khí, vành phân tán Pb, Hg, Cu-Pb ở phía
đông vùng Hòn Ngang. Trong diện tích đới

chưa có điểm quặng nào được phát hiện. Dự
báo triển vọng khoáng sản: vàng, thiếc, đa
kim, wolfram.
- Vùng Khánh Minh:
Nằm ở phía tây đới Sông Cho, thuộc xã
Khánh Trung, diện tích khoảng 110 km2,
bao gồm 2 diện tích triển vọng.

Các thành tạo địa chất chính là các đá lục
nguyên hệ tầng La Ngà, đá magma xâm
nhập của các phức hệ Đèo Cả, Định Quán và
Cà Ná.
Các hệ thống phá huỷ đứt gãy trong vùng
phát triển rất đa dạng, theo các phương khác
nhau: ĐB-TN, TB-ĐN và kinh tuyến.
Vùng có trường xạ phổ khá cao, dị
thường đơn có bản chất urani-kali, thoriurani. Dị thường dư U, dư K, chỉ số F, Ju,
Jth, U/K, Qkth, Quk thể hiện rõ và tập trung.
Trường từ ∆T trong vùng ổn định, biên độ ít
biến đổi.
Các kết quả nhận dạng cho thấy có hai
diện tích tương đồng với các mẫu vàng
Trà Năng, một diện tích tương đồng mẫu
Tà Lương.
Tài liệu địa chất của Nguyễn Đức Thắng
[4] cho thấy có hai vành phân tán trọng sa
cassiterit phân bố chủ yếu trên diện tích triến
vọng phía nam vùng.
Kết quả kiểm tra sơ bộ các cụm dị thường
44, 45 đã phát hiện các biểu hiện khoáng hoá

thiếc, sulfur trong các mạch thạch anh nằm
trong các đá magma phức hệ Cà Ná và trầm
tích lục nguyên hệ tầng La Ngà bị sừng hóa.
Dự báo khoáng sản chính là vàng, thiếc,
sulfur đa kim.
4. Đới núi Đá Đen

Đới núi Đá Đen nằm ở tây nam vùng
nghiên cứu, bao trùm toàn bộ cấu trúc vòng
núi Đá Đen, có dạng hình ellip kéo dài theo
hướng ĐB-TN, có thể xem là phần phía
đông của đới sinh khoáng Trà Năng [6, 8].
Đới này gồm 8 vùng triển vọng là: Phước
Tân, Sơn Trung, Núi Chuân, Phước Tiến,
Hòn Ròng, Tà Lương, Phước Đại và Núi
Đỏ, trong đó có 3 vùng loại A là: Phước
Tân, Sơn Trung và Phước Đại.
Đặc điểm chung của các vùng triển vọng
là có trường xạ phổ khá cao so với toàn bộ
vùng. Dị thường đơn phổ gamma hàng
không phát hiện được khá nhiều và tập trung
56


phần lớn có bản chất kali, urani-kali, urani,
chỉ số F cao, thường F > 1,5, dị thường các
tham số Ju, Jk, Qkth, Quth, Du, Dk… thể
hiện rõ. Trường dị thường từ ∆T rất phức
tạp, biên độ biến đổi từ mức trung bình đến
rất cao, có nơi biên độ dao động đạt đến

hàng nghìn nT.

dọc phương ĐB - TN.

Các thành tạo địa chất chính bao gồm các
thành tạo magma thuộc các phức hệ Đèo Cả,
Định Quán, Cà Ná và các đá trầm tích hệ
tầng La Ngà, các đá phun trào hệ tầng Đơn
Dương. Hệ thống đứt gãy đa dạng gồm các
đứt gãy phương TB-ĐN, ĐB-TN, các đứt
gãy theo phương kinh tuyến, vĩ tuyến.

Theo tài liệu địa chất [4], có các vành
phân tán địa hóa Cu-Pb-Zn, Sn và vành phân
tán trọng sa Cu, Hg, Mo phân bố chủ yếu ở
vùng Phước Tân. Trong vùng đã phát hiện
các điểm quặng vàng, đa kim, molybđen ở
các vùng Ninh Sơn, Tầm Ngân và dọc đứt
gãy F2TB2.

Trong đới núi Đá Đen đã phát hiện
nhiều điểm quặng và khoáng hoá vàng,
molybđen, wolfram, thiếc, phân bố hầu hết
phần trung tâm và phía đông đới. Hầu như
gần hết tất cả các điểm quặng đã phát hiện
trong vùng nghiên cứu đều tập trung trong
đới này. Trong đới đã khoanh định được
các vành phân tán trọng sa, địa hoá Au, Sn,
Cu, Pb - Zn v.v..


Công tác kiểm tra sơ bộ ở cụm 57 và 75
đã phát hiện khoáng hoá vàng, molybđen,
wolfram, bạc, arsen ở các cụm 54, 55 và các
đới khoáng hóa có quy mô khá lớn, gồm các
đối tượng khoáng sản: vàng, bạc, đa kim,
arsen… với hàm lượng khá cao, cụm 66 gặp
biểu hiện khoáng hoá sulfur.

Dự báo các khoáng sản chính là vàng,
sulfur đa kim, molybđen, thiếc, wolfram.
- Vùng Phước Tân và vùng Sơn Trung:
Có hình dạng khá phức tạp, phân bố kế
tiếp nhau dọc theo đứt gãy F2ĐB2. Vùng
Phước Tân bao gồm 6 diện tích và vùng Sơn
Trung gồm 3 diện tích triển vọng.
Cấu trúc địa chất phức tạp, với sự đa dạng
các thành tạo địa chất bao gồm: các đá lục
nguyên hệ tầng La Ngà, đá phun trào hệ tầng
Đơn Dương, đá magma xâm nhập của các
phức hệ Định Quán, Cà Ná và Đèo Cả. Các hệ
thống phá huỷ đứt gãy có nhiều phương: ĐBTN, TB-ĐN, vĩ tuyến và kinh tuyến.
Các trường địa vật lý trên vùng này khá
phức tạp: các dị thường từ ∆Tcó giá trị thay
đổi từ -300 đến 1000 nT, các dị thường chủ
yếu có tính địa phương. Các dị thường đơn
xạ phổ gamma chủ yếu có bản chất kali, kali
- urani; dư U, F, Ju, Jk, Qkth, Dk phân bố
tập trung, dị thường tổ hợp phân bố rải rác
57


Kết quả nhận dạng trong vùng có các
điểm tương đồng với mỏ vàng Trà Năng,
phân bố dọc theo đứt gãy F2ĐB2, 3 điểm
tương đồng thiếc Đa Chay và mẫu vàng sulfur đa kim cụm dị thường kiểm tra sơ bộ
số 57, 54, 55 phân bố tập trung.

Khoáng sản trọng tâm của vùng là vàng,
sulfur đa kim, wolfram, molybđen.
- Vùng Phước Đại
Vùng Phước Đại nằm trên địa bàn huyện
Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận, thuộc rìa đông cấu
trúc vòng núi Đá Đen, gồm 5 diện tích triển
vọng.
Trên vùng Phước Đại có các đá magma
phức hệ Cà Ná phân bố rộng rãi theo hình
vành khăn, bao quanh đá phun trào các hệ
tầng Đơn Dương và Đèo Bảo Lộc. Ngoài ra
trong vùng còn một diện tích nhỏ trầm tích
lục nguyên hệ tầng La Ngà ở phía bắc và đá
magma phức hệ Đèo Cả ở phía nam.
Đứt gãy F2ĐB2 chia vùng Phước Đại
làm hai diện tích gần bằng nhau. Các đứt
gãy khác phát triển chủ yếu theo các
phương vĩ tuyến.
Trường địa vật lý trên vùng này khá đa
dạng: các dị thường từ địa phương có biên
độ không lớn (-500 ÷ 50 nT). Trường phóng
xạ, phổ gamma nói chung khá cao, đặc biệt



trường hàm lượng urani và thori. Các dị
thường đơn xạ phổ chủ yếu có bản chất kali,
kali- urani và urani phân bố tập trung ở rìa
phía đông và phần diện tích phía nam vùng.
Các dị thường dư U, dư Th, Ju, Jth, U/K,
Qkth, Quth, Quk, Du phân bố rất tập trung
vào các diện tích triển vọng.
Kết quả nhận dạng trong vùng có sự
tương đồng với điểm quặng thiếc Ma Ty Du Long ở nhiều vị trí, 1 diểm phù hợp với
mỏ thiếc Đa Chay.
Tài liệu địa chất hiện có trên vùng cho
thấy có vành phân tán địa hoá W bậc 2 ở
phía đông vùng, vành Sn bậc 1, vành phân
tán trọng sa cassiterit bậc 1 bao trùm toàn
diện tích, có 11 điểm quặng thiếc, đa kim,
wolfram, vàng, trong đó có mỏ thiếc Ma Ty
- Du Long đã được điều tra đánh giá [2].
Đối tượng khoáng sản trọng tâm là thiếc,
vàng, sulfur đa kim.
Ngoài ra theo tài liệu địa vật lý đã khoanh
định một số diện tích triển vọng sa khoáng
ilmenit, zircon, monazit ở các vùng Phan
Rang - Tháp Chàm, bắc vịnh Cam Ranh,
Nha Trang, Ninh Hoà và Vạn Ninh.
KẾT LUẬN

- Kết quả phân tích tài liệu địa vật lý, kết
hợp với các tài liệu địa chất, khoáng sản đã
có cho thấy triển vọng khoáng sản vùng
Phan Rang - Nha Trang tập trung chủ yếu

trong khối cấu trúc Đơn Dương, bao gồm
các đới Khánh Vĩnh, đới Sông Cho và đới
núi Đá Đen. Công tác điều tra, đánh giá
khoáng sản nhiều diện tích trong số này còn
rất hạn chế. Ở đới Khánh Vĩnh, triển vọng
khoáng sản chủ yếu là thiếc, wolfram, vàng;
ở các đới Núi Đá Đen và Sông Cho triển
vọng chính là vàng, sulfur đa kim, thiếc,
molybđen, wolfram.
- Các diện tích có triển vọng loại A là các
vùng cần được đầu tư điều tra, đánh giá sớm,
trong số đó đặc biệt chú ý các vùng Phước
Tân, Sơn Trung thuộc đới núi Đá Đen với
triển vọng khoáng sản chính là vàng, sulfur

đa kim, wolfram, molybđen và các vùng
Chư Nuôn Ngai, Khánh Thành, Gia Rích
thuộc đới Khánh Vĩnh có triển vọng khoáng
sản chính là thiếc, wolfram, vàng.
Lời cảm ơn

Tác giả chân thành cảm ơn các đồng
nghiệp trong nhóm xử lý tài liệu bay đo từ
phổ gamma hàng không thuộc Liên đoàn
Vật lý Địa chất đã nhiệt tình cung cấp các
thông tin và tài liệu. Những vấn đề công bố
trong bài báo này có sự hỗ trợ của đề tài
NCCB mã số: 7 200 06 thuộc Bộ Khoa học
và Công nghệ.
VĂN LIỆU


1. Đoàn Địa chất Việt - Tiệp, 1990. Báo
cáo Địa chất và khoáng sản các nhóm tờ
Nha Trang và Phan Rang tỷ lệ 1 :50.000.
Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
2. Đỗ Hữu Trợ, 2005. Báo cáo Kết quả
đánh giá thiếc gốc vùng Ma Ty - Du Long,
Ninh Thuận. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
3. Hoàng Phương (Chủ biên), 1998.
Báo cáo Địa chất và khoáng sản nhóm tờ
Phan Thiết tỷ lệ 1: 50.000. Lưu trữ Địa chất,
Hà Nội.
4. Nguyễn Đức Thắng (Chủ biên),
1999. Địa chất và khoáng sản nhóm tờ Bến
Khế - Đồng Nai. Cục Địa chất và Khoáng
sản Việt Nam, Hà Nội.
5. Nguyễn Tài Thinh, Nguyễn Thế
Hùng, Nguyễn Trường Lưu, Đỗ Tử Chung.
2005. Một hệ phương pháp xử lý, phân tích tài
liệu bay đo từ phổ gamma và trọng lực với
mục đích dự báo và tìm kiếm khoáng sản.
Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHKT Địa vật lý
Việt Nam: 551 -561. Hà Nội.
6. Nguyễn Tiến Tuý (Chủ biên), 1994.
Báo cáo Tìm kiếm thiếc và khoáng sản khác
vùng Đa Chay, Lộc Lâm. Lưu trữ Địa chất,
Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Cường. 1995. Báo cáo
Địa chất và khoáng sản nhóm tờ Đà Lạt tỷ lệ
1: 50.000. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.

58


8. Nguyễn Xuân Bao (Chủ biên), 2000.
Báo cáo Kiến tạo và sinh khoáng Nam Việt
Nam. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.

9. Phạm Tiến Thuận (Chủ biên), 1995.
Báo cáo Kết quả bay đo từ - phổ gamma tỷ
lệ 1: 50.000 vùng Đà Lạt. Lưu trữ Địa chất,
Hà Nội.

SUMMARY
Mineral potential of the Phan Rang - Nha Trang area based on geophysical data

Nguyễn Trường Lưu, Nguyễn Tài Thinh, Quách Văn Thực,
Hồ Hải, Ngô Thanh Thuỷ, Nguyễn Đình Đạt, Võ Bích Ngọc
Results of processing and interpretation of integrated airborne geophysical (magnetic,
gamma-ray spectrometry) and gravitational data combined with geological and mineral
resource data have been delineating in the Phan Rang - Nha Trang area 4 perspective zones of
mineral resources, consisting of 23 areas, among them, 8 are of class A and 15 of class B.
Most of them are distributed on the Đơn Dương structure.
- Đèo Cả zone: including 3 areas perspective for Au, Mo, W, Sn, Cu, Pb-Zn, among
them, 1 area is defined as of class A.
- Khánh Vĩnh zone: with 7 areas perspective for Sn, W, Au, among them, 3 areas are
defined as of class A.
- Sông Cho zone: including 4 areas perspective for Au, Cu, Pb, Zn, Sn, W, among them, 1
area is defined as of class A.
- Núi Đá Đen zone: with 8 areas perspective for Au, sulfur Cu-Pb-Zn, Mo, Sn, W, among
them, 3 areas are defined as of class A.

These results may contribute a new objective information to the evaluation of mineral
potentiality of the Phan Rang - Nha Trang area.
Ngày nhận bài: 15-11-2006
Người biên tập: Nguyễn Tuấn Phong

59



×